Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG NÚI CỦA NƯỚC LÀO HIỆN NAY 5

1.1. Quan niệm chung về văn hóa 5

1.2. Vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi Lào ngày nay 10

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở Ở VÙNG NÚI XAY SỔM BUN 28

2.1. Một số đặc điểm của văn hóa vùng miền núi Trung Bộ Lào 28

2.2. Khái quát về vùng núi Xay Sổm Bun 33

2.3. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở khu Xay Sổm Bun những năm 1990 - 2004 42

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở VÙNG NÚI XAY SỔM BUN 65

3.1. Một số định hướng lớn cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi khu Xay Sổm Bun 65

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa ở vùng miền núi khu Xay Sổm Bun 74

3.3. Một số kiến nghị 83

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 91

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó nhiều thay đổi song các bản làng khu Xay Sổm Bun ngày nay về mặt hành chính vẫn không thay đổi. Chúng vẫn năm trong 3 huyện của 3 tỉnh trước đây, nay thuộc khu Xay Sổm Bun. 2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu Xay Sổm Bun từ 1996 - 2003 Cơ sở kinh tế của khu Xay Sổm Bun nhìn chung trong những năm qua đã có sự chuyển biến quan trọng. Những thay đổi này không chỉ là sự tăng trưởng đơn thuần về số lượng giá trị vật chất mà còn có cả sự thay đổi quan trọng về quan hệ sản xuất ở vùng. Đây là cơ sở thúc đẩy sự chuyển biến về văn hóa của khu. Hiện nay cơ sở kinh tế của khu Xay Sổm Bun là nền sản xuất nông - lâm nghiệp. Nhân dân các bộ tộc ở vùng cao khu Xay Sổm Bun dựa vào tài nguyên thiên nhiên sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp và chăn nuôi. Sản xuất lương thực ổn định. Người nông dân bắt đầu quan tâm sử dụng giống mới, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc canh tác. Mặc dù mức độ, quy mô áp dụng khoa học, kỹ thuật chưa nhiều nhưng điều này cũng đã góp phần làm tăng năng suất, sản lượng và đáp ứng phần nào nhu cầu lương thực của địa phương. Cơ cấu cây trồng chủ yếu của khu là lúa, chiếm tỷ trọng lớn, chiếm hơn 3,22898 héc ta. So với hai năm trước đây tăng lên 545 héc ta, vượt kế hoạch 88,12% tính cả 2 vụ lúa được 1023852 tấn thóc. Do giá cả tiêu thụ không ổn định và đường giao thông khó khăn làm cho người nông dân không dám đầu tư phát triển những cây công nghiệp ngắn ngày như: Ngô, đậu phộng, mía, dừa… Ngành chăn nuôi ở đây có thế mạnh để phát triển đồng đều. Từ năm 1997 cho đến năm 2000 mỗi năm đàn trâu, đàn bò đều tăng lên. Năm 1997 khu Xay Sổm Bun có đàn trâu bò là 164.347 con. Số lượng lợn cũng tăng nhanh. Nhưng nhìn chung chăn nuôi ở khu vẫn theo lỗi cũ. Con giống chưa được lai tạo và thay đổi nên đã thoái hóa, năng suất chưa cao, chất lượng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đầu năm 2003 chuyên gia của Việt Nam về chăn nuôi đã có mặt thử nghiệm nuôi bò sữa và một số giống lợn mới ở một số vùng thành công. Đây là một hy vọng lớn của nông nghiệp vùng miền núi khu Xay Sổm Bun nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Hiện nay có 79 bản sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Trong đó có 2.175 hộ chuyên làm lúa nước, còn 1437 hộ làm vườn trồng các loại rau, cây ngắn ngày và dài ngày; có 738 hộ sống bằng chăn nuôi bò, trâu, dê v.v… Về lâm nghiệp khu Xay Sổm Bun có thế mạnh về khai thác rừng. Năm 2002 - 2003 riêng khu Xay Sổm Bun được Chính phủ ưu tiên cấp phép để khai thác rừng, số lượng lên tới 34538.539m3. Hiện nay đã khai thác được 16.050.667m3. Nhờ có sự cố gắng của các ngành và sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài như: Việt Nam, Trung Quốc trong 3 năm qua khuyến nông đã đạt được một số kết quả bước đầu như: Tổ chức được các điểm trình diễn kỹ thuật mới,đưa giống lúa nước kháng rày, giống bắp lai, lúa cạn vào cơ cấu cây trồng, hướng dẫn sử dụng phân bón cho phù hợp với các loại cây trồng như: lúa, đậu phộng, ngô v.v… Thực hiện quyết định số 010 ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo ở vùng miền núi, khu Xay Sổm Bun (3 huyện, 88 bản làng) có 3.133 hộ nghèo vào diện được giúp đỡ của Ngân hàng phát triển nông nghiệp. Ban lãnh đạo của khu đã giao cấp giấy phép sử dụng đất vĩnh viễn cho nông dân, đồng thời ngân hàng cho vay với lãi suất thấp, giúp họ mua máy móc khai thác ruộng đất. Cho đến nay nhiều gia đình đã ổn định đời sống, không còn hộ dân nào, bản làng nào sống du canh du cư như trước đây. Nhìn chung việc thực hiện chính sách cho hộ nông dân vay vốn là tốt song vẫn còn một số hạn chế. Còn nhiều hộ nghèo không được vay vốn, mạng lưới tín dụng ở nông thôn chưa có, việc mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với hộ nghèo còn ít. Xay Sổm Bun là khu núi cao đường hẹp, giao thông đi lại khó khăn nên chính quyền khu chú trọng phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị của hàng nông sản lâm sản vừa tạo nguồn hàng hóa kích thích nông nghiệp phát triển và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên khâu chế biến còn yếu kém và thiếu nên phần lớn nông sản được tiêu dùng và tiêu thụ ở dạng thô hoặc chỉ qua chế biến bằng thủ công. Tình trạng này làm cho sản phẩm hàng hóa chưa đạt yêu cầu về chất lượng, khi vào vụ thu hoạch nhiều sản phẩm bị ứ đọng, cung vượt cầu giá cả thấp, nhiều lúc nông dân phải bán dưới mức giá thành. Tình hình kinh tế ở khu Xay Sổm Bun trong 3 năm qua có bước phát triển đã góp phần nâng cao mức sống người dân vùng núi, tạo đà cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên sự phát triển của công nghiệp ở miền núi khu Xay Sổm Bun trong những năm qua chủ yếu là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp các ngành nghề truyền thống. Cơ sở hạ tầng ở vùng núi khu Xay Sổm Bun được Trung ương Đảng đặc biệt quan tâm, coi đây là tiền đề quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi bộ mặt của vùng núi. Nhà nước đã đầu tư 30 tỉ kíp để đưa điện lưới quốc gia về hơn 85% số làng bản ở vùng núi. Hệ thống giao thông cũng đã được làm mới và sửa chữa, nâng cấp như: Thông đường mới 656 km. Sửa chữa nâng cấp đường cũ 936 km và xây dựng 35 chiếc cầu. Điều đó đã tạo cho giao thông vùng núi này thuận lợi hơn, sản phẩm hàng hóa được lưu thông dễ dàng hơn trước, hạn chế sự chia cắt thị trường giữa các vùng trong khu vực. Có thể nói, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đời sống của nhân dân miền núi Xay Sổm Bun đã có nhiều chuyển biến tích cực; Kinh tế nhiều thành phần phát triển. Việc thừa nhận hộ là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ trong kinh tế miền núi. Nhờ đó nông dân gắn bó với ruộng vườn, mạnh dạn đầu tư vốn, lao động để thâm canh, tăng vụ, bố trí sản xuất phù hợp với đặc điểm từng vùng và nhu cầu thị trường. Cơ cấu kinh tế nông lâm có sự chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, sản xuất nông nghiệp, lương thực hàng năm đều tăng và ổn định. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao trong nông nghiệp. Ngày nay nông dân đã biết tính toán lựa chọn cây trồng, vật nuôi gì cho phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. Sự thành công trên lĩnh vực kinh tế trong những năm qua đã tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt ở miền núi. Mạng lưới điện, sóng phát thanh truyền hình, báo chí đã về các vùng gần xa. Hoạt động buôn bán đầu tư xây nhà cửa ở các làng bản đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong vùng miền núi phát triển. Đời sống vật chất của dân cư từng bước được cải thiện như ăn, mặc, đi lại mua sắm tư liệu sản xuất tiêu dùng mức hưởng thụ văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao ở khu Xay Sổm Bun. 2.3. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở khu Xay-sổm-bun những năm 1990 - 2004 2.3.1. Giai đoạn 1990 - 1994 Trong những năm trước 1994 khi khu Xay Sổm Bun còn thuộc các tỉnh thì các thiết chế văn hóa không được quan tâm đúng mức, hoạt động không có hiệu quả, các hoạt động của nó mang tính hình thức, không thực sự đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân. Công tác văn nghệ quần chúng không có người tham gia vì diễn viên bận phải làm ăn, các thư viện, phòng đọc thiếu thốn vì thiếu kinh phí. Thủ thư không có chế độ chính sách đủ sống thông tin lưu động ở vùng cũng không còn người làm; nhà văn hóa cũng không có người chuyên trách, nội dung sinh hoạt nghèo nàn… Nói tóm lại giai đoạn này các thiết chế văn hóa gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động. Nội dung hoạt động cũng không đủ sức hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân ở đây. Những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc chưa được chú ý giữ gìn và phát huy. Nhiều cơ sở văn hóa như: đình, chùa, xa la của bản làng bị hư hại trong chiến tranh không được tu sửa, số còn lại cũng không được thừa nhận như những điểm văn hóa, nên cũng bị xuống cấp nghiêm trọng. Đời sống tín ngưỡng của cộng đồng gần như không được thừa nhận và hình thức lễ hội bị lãng quên dần. Là các tỉnh có vị trí chiến lược của Trung Bắc Lào, nơi diễn ra nhiều chiến dịch lớn như: Long Cheng, chiến dịch Phả Thi, chiến dịch Cánh Đồng Chum… ở đây Mỹ - ngụy đã tập trung nhiều lực lượng, nhiều phương tiện quân sự hiện đại hòng tiêu diệt phong trào nổi dậy của nhân dân. Vì vậy, trong chiến tranh khu Xay Sổm Bun không chỉ dồn sức người, sức của cho cuộc chiến mà còn bị địch đánh phá rất ác liệt làm cho các cơ sở văn hóa truyền thống địa phương bị mai một. Nhiều công trình văn hóa như đình chùa, nhà sàn cổ, xa là làng… bị hư hỏng hoặc bị phá hủy. Những lần gom dân, lập ấp để tiện việc kiểm soát của địch, người dân phải lìa bỏ xóm làng để lánh nạn, nhất là những gia đình có người thân tham gia kháng chiến… đã làm cho họ tha hương, tìm nơi khác sinh sống nên tính cố kết cộng đồng không được chặt chẽ như trước. Cũng trong giai đoạn này, một số quan điểm, chủ trương chỉ đạo công tác văn hóa ở địa phương có nhiều sai sót, khuyết điểm như cấm tổ chức lễ hội truyền thống, coi đó là hoạt động cần phải bài trừ. Các sinh hoạt văn hóa dân gian khác như: Ca nhạc, vũ hội, các lễ tín ngưỡng của các vùng… cũng không được hoạt động, không được chú trọng sưu tầm, khôi phục nên bị mai một. Trong giai đoạn này, các thiết chế văn hóa ở cơ sở vận hành theo chế độ bao cấp, nội dung nghèo nàn, mang tính minh họa, đưa từ trên xuống cho nên đã không phát huy được khả năng sáng tạo của quần chúng. Truyền thống văn hóa lâu đời và phong phú của các dân tộc, bộ tộc ở địa phương không được khai thác và tận dụng để phục vụ ngay tại địa phương của mình. Đất nước đã thống nhất, nhân dân các bộ tộc vùng núi hướng vào công việc phục hồi sản xuất nhưng đời sống kinh tế chẳng những chậm phát triển mà có phần sa sút hơn trước. Sản xuất tăng trưởng thấp, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn nhất là ở vùng cao xa xôi, vùng căn cứ kháng chiến cũ. Các giá trị văn hóa mới ít được sáng tạo, các giá trị văn hóa truyền thống cũng không giữ gìn được. Tình trạng biến động dân cư tại vùng miền núi Xay Sổm Bun trong giai đoạn này cũng là một trở ngại lớn cho sự phát triển các hoạt động văn hóa - xã hội: Nhiều người dân do chiến tranh và đói nghèo đã ly hương. Tính cộng đồng trong quan hệ của cư dân vùng miền núi xa xôi bị lỏng dần. Các phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới chưa định hình. Vì vậy, sự dao động về tâm lý văn hóa diễn ra phức tạp. Bên cạnh đó, với cơ chế quản lý tập trung quan liêu cộng với trình độ của một số cán bộ lãnh đạo ở miền núi còn hạn chế nhất là khả năng hiểu biết về lĩnh vực văn hóa và khả năng tập hợp quần chúng chưa cao, khiến cho hoạt động văn hóa càng thêm tẻ nhạt, kém hiệu quả. Trong một thời gian khá dài người dân trong khu sống và làm theo khẩu hiệu được cổ động "Mỗi gia đình phải có gạo ăn trong năm, có tiền tiêu, có của để". Đó là khẩu hiệu "3 có" của khu Xay Sổm Bun. Điều này hoàn toàn đúng đắn và rất cần thiết trong việc xây dựng đất nước giàu có và đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thế nhưng mỗi vùng mỗi làng lại có đặc điểm truyền thống văn hóa khác nhau, tập quán sinh hoạt khác nhau nhất là trong quan hệ ứng xử, cho nên bên cạnh nếp sống và làm việc theo pháp luật chúng ta vẫn cần xây dựng phong tục, nếp sống cho phù hợp với hoàn cảnh sinh hoạt của những cộng đồng xã hội của từng vùng từng dân tộc và điều kiện thực tế. 2.3.2. Giai đoạn 1995 - 2004 Sự phát triển kinh tế- xã hội ở Xây Sổm Bun những năm 1995 đến nay đã tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa của vùng miền núi đặc biệt này. Có thể nói công tác xây dựng đời sống văn hóa ở đây đã có sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt: 2.3.2.1. Công tác thông tin lưu động Những năm đầu thành lập khu Xay Sổm Bun, công tác thông tin lưu động ở khu gặp nhiều khó khăn do không có cán bộ và phương tiện hoạt động. Thỉnh thoảng mới có đội thông tin lưu động của Trung ương đến vùng miền núi hoạt động theo kế hoạch chung và theo chỉ tiêu được giao. Nội dung của chương trình mang nặng về đề tài chính trị, phổ biến kỹ thuật nông nghiệp, chăn nuôi, phòng chống bệnh, phổ biến các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là tuyên truyền cổ động vào các dịp lễ hội lớn của dân tộc... Phương thức hoạt động bao gồm sự kết hợp giữa tuyên truyền miệng, văn nghệ cổ động và cổ động trực quan (kịch nói và chiếu phim). Do hoạt động không được thường xuyên, nên tác dụng của công tác thông tin còn nhiều hạn chế đối với việc nâng cao nhận thức, hưởng thụ các giá trị văn hóa. Năm 1999 Trung ương đầu tư cho khu Xay Sổm Bun 1928 triệu kíp để mua xe và các thiết bị chuyên dùng khác cho công tác thông tin lưu động trong 3 huyện. Đội thông tin lưu động của khu và huyện trong những năm này đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp, vận động thực hiện các phong trào xã hội ở vùng núi. Trên địa bàn vùng núi Xay Sổm Bun hiện nay còn có các tổ thông tin lưu động ở các huyện các bản làng lớn. Các tổ này không cố định về mặt tổ chức mà khi có nhu cầu tuyên truyền thì tập hợp lại, tổ được trang bị phương tiện âm thanh nhạc cụ với nhiệm vụ chính là phổ biến chính sách pháp luật vận động thực hiện các phong trào ở địa phương. Hiện nay ở huyện Mương phun có hai tổ, huyện Tha Thôm óc hai tổ hoạt động thường xuyên ở các làng xã. 2.3.2.2. Hoạt động chiếu phim Bước vào thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý, các đội chiếu phim Trung ương và khu hầu như không thể tiếp tục hoạt động như cũ, thay vào đó là đội chiếu video lưu động phục vụ miễn phí cho đồng bào theo kế hoạch của Trung ương đa số tổ chức theo ngày hội hoặc ngày lễ mừng mang tính quốc gia như: Bun pi may; ngày giải phóng; ngày Quốc khánh v.v... kinh phí để chi cấp cho hoạt động này là từ ngân sách nhà nước cấp cho ngành văn hóa thông tin hoặc được sự tài trợ của các công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra ở trung tâm huyện Xay Sổm Bun còn có các hoạt động dịch vụ chiếu Video bán vé kèm theo bán nước giải khát cho khách hàng. Nhưng hiện nay điểm bán giải khát muốn thu hút khách hàng thường có trang bị thêm phương tiện chiếu video và gần như hoạt động từ sáng đến 22 giờ đêm. ở các huyện khu Xay Sổm Bun đã xuất hiện các các điểm cho thuê phim, ca nhạc của tư nhân. Toàn khu có 120 điểm cho thuê đặt dưới sự quản lý của ngành văn hóa. Đó là hình thức hoạt động phim ảnh phổ biến ở khu Xay Sổm Bun. Tuy nhiên, các hoạt động trên đây chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu văn hóa ở bản làng lớn mà thôi, còn ở các bản làng xa xôi hẻo lánh đang khao khát thông tin vẫn chưa được đáp ứng, nhất là khi nhu cầu sinh hoạt và giải trí đa dạng của người dân miền núi xa xôi vùng núi đang ngày càng tăng. Phần lớn các gia đình nông dân hiện nay do điều kiện kinh tế phát triển, đời sống khá hơn nên họ mua sắm phương tiện nghe nhìn tại nhà phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa của gia đình. Số liệu thống kê cho biết khu Xay Sổm Bun hiện có khoảng 2000 hộ nông nghiệp; thì 20% số hộ đã có Video, 60% hộ có Radiô. Có thể nói đây là phương tiện chủ yếu để đáp ứng nhu cầu hiểu biết, giải trí của người dân ở vùng cao. Về mặt Nhà nước, khu đã quan tâm đầu tư xây dựng đài phát thanh truyền hình của khu. Hiện nay Đài phát thanh đã phủ sóng trên toàn khu. Còn Đài truyền hình theo kế hoạch sẽ được phủ sóng đầu năm 2005. Mỗi ngày đài phát thanh của khu phát từ 5 giờ đến 22 giờ, với nhiều chương trình khác nhau giới thiệu các thành tựu văn hóa ở trong và ngoài nước. Trong đó có nửa giờ tiếp sóng của Đài phát thanh Trung ương. 2.3.2.3. Phong trào đọc sách ở khu Khu Xay Sổm Bun thành lập được hai năm mới có phòng đọc sách. Phòng đọc đặt ở trung tâm huyện, phòng đọc này do Nhật Bản giúp đỡ xây dựng. Sách phần lớn là sách chính trị - xã hội, văn học; hoạt hình cho trẻ em, sách liên quan đến văn hóa Nhật Bản và sách khoa học kỹ thuật nông nghiệp... Đối tượng đọc sách chủ yếu là cán bộ chính quyền, những người muốn nâng cao kiến thức để phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, còn lại là các cháu thanh thiếu nhi. Ngoài ra, ở hầu hết các trường phổ thông cơ sở cũng có phòng đọc sách đặt trong khuôn viên của nhà trường. Đối với loại phòng đọc này, phần lớn là sách giáo khoa, phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của nhà trường. Hiện nay đã xuất hiện một hình thức mới ở vùng miền núi đó là: Các hiệu bán sách do cá nhân quản lý, đa số là do các thầy cô giáo giảng dạy trong các trường phổ thông có điều kiện vào thành phố mua sắm rồi bán lại cho học sinh. Đa số sách là sách giáo khoa của học sinh phổ thông, sách kỹ thuật hướng dẫn trồng trọt và chăn nuôi. Theo báo cáo của ngành giáo dục thì các bản làng đã có trường phổ thông cơ sở hoặc trường phổ thông trung học khu vực liên xã đều có tủ sách. Như vậy các đơn vị trường học đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến sách báo góp phần nâng cao dân trí ở vùng miền núi. Tuy nhiên, những tủ sách, thư viện và hiệu bán sách đã có ở Xay Sổm Bun chủ yếu là sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của nhà trường, vì vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhân dân trong khu vực. 2.3.2.4. Nhà văn hóa - Câu lạc bộ Khu miền núi Xay Sổm Bun mới thành lập được mấy năm nay cho nên còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí, phương tiện hoạt động, hình thức hoạt động văn hóa... Sinh hoạt văn hóa mới được tổ chức ở ngoài trời chưa có kinh phí xây nhà văn hóa ở các bản làng. Các hoạt động chưa thu hút được nhân dân đến tham gia. Tuy vậy, trong mấy năm gần đây mặc dù chưa có nhà văn hóa nhưng các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật lành mạnh đã được tổ chức với nội dung khá phong phú và bước đầu đã có sự tham gia của nhân dân các phâu, nhất là thanh thiếu niên. Các loại hình sinh hoạt phổ biến là: Nhóm văn nghệ truyền thống tức là nhóm người có năng khiếu hát hay, múa giỏi, đánh trống và biết chơi các loại nhạc cụ truyền thống, tập trung để biểu diễn trong thời gian rỗi sau thời gian lao động vất vả. Các cơ quan văn hóa đã tổ chức nhiều cuộc thi văn nghệ truyền thống của các bộ tộc. Nhiều nhóm nhạc này đã tham gia tích cực. Có nhóm được giải nhất ở cấp Trung ương như nhóm nhạc Khơmú và nhóm nhạc H'mông. Ngoài ra ở khu này còn có câu lạc bộ văn nghệ, từng nhóm bạn hát (hoặc lăm) với nhau tại một địa điểm trong trung tâm huyện hoặc các bản làng. Lực lượng nòng cốt cho dạng hoạt động này thường do một số người thích đàn hát rồi họ tự trang bị phương tiện, tập hợp "diễn viên", hàng tuần theo lịch thống nhất sinh hoạt ca hát với nhau, (thường vào tối thứ bảy, chủ nhật hoặc các đêm trăng sáng). Những câu lạc bộ dân gian này dần dần được xây dựng thành đội văn nghệ, tham gia các kỳ liên hoan hội diễn do huyện tổ chức. Ngành văn hóa khu đã cấp giấy phép cho các nhóm nhạc để tổ chức hoạt động phục vụ cho các gia đình và địa phương khi có đám cưới, lễ hội v.v... Nội dung sinh hoạt chủ yếu của câu lạc bộ là "lăm kháp và hát nhạc trẻ, kể chuyện hài, truyện cổ tích...". Kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ này thường do những nhà hảo tâm giúp đỡ, hoặc khi tổ chức phục vụ cho các sinh hoạt đám cưới, lễ hội tại gia đình thì gia đình đài thọ. Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp cũng được khu và Trung ương chú ý đầu tư. Các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp tổ chức biểu diễn luân phiên phục vụ miễn phí cho các vùng núi xa xôi, theo kế hoạch của khu và Trung ương. Sở văn hóa thông tin tổ chức cho Đoàn văn công khu, phối hợp với đoàn văn công Trung ương mỗi năm phục vụ 2 đêm ở huyện vào ngày Quốc khánh và ngày hội Bun Pi May. Bên cạnh đó còn phải kể đến hoạt động văn nghệ trong các trường học. Đây cũng là một hoạt động quan trọng ở miền núi vì hầu như ở các trường Mẫu giáo đến phổ thông đều có giờ học văn nghệ. Theo quy định chung các em phải thuộc một số bài hát. Hàng năm hệ thống giáo dục ở nhà trường đều có tổ chức hội thi "ca múa dân tộc và giọng hát dân tộc của mình" do phòng giáo dục của khu tổ chức. Hoạt động văn nghệ của nhà trường không chỉ có ý nghĩa đối với giáo viên và học sinh mà còn góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ở miền núi, hình thành môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh trong thanh thiếu niên. ở vùng núi Xay Sổm Bun hiện nay còn tổ chức các hình thức sinh hoạt mang tính chất câu lạc bộ như: Hội những người cao tuổi, Hội người thầy, Hội đóng thuyền, Hội đua thuyền... Các tổ chức và hình thức sinh hoạt trên đây đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến thời sự, chính trị, văn hóa, thể thao, đồng thời còn giúp đỡ nhau giải quyết phần nào khó khăn trong đời sống văn hóa xã hội và kinh tế ở miền núi, tạo ra mối quan hệ mật thiết trong cộng đồng và xã hội. 2.3.2.5. Công tác giáo dục truyền thống Trong lịch sử, Xay Sổm Bun là khu có vị trí quân sự quan trọng. Trong các cuộc kháng chiến chống phong kiến Xiêm, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu Xay Sổm Bun là địa bàn giằng co giữa ta và địch để khẳng định vị trí trên toàn chiến trường Lào. Nhiều trận đánh chiến lược và oanh liệt đã diễn ra tại đây; trận của châu ANUVÔNG chống quyết chiến phong kiến Xiêm năm 1828. Cuộc khởi nghĩa của chậu Pha Pất Chay chống thực dân Pháp năm 1922 và các chiến dịch Phả Thi, Long Chẹng, Xa La Phu trong kháng chiến chống Mỹ... Hầu như bản làng nào cũng có sự kiện lịch sử. Khu Xay Sổm Bun cũng như các vùng khác của đất nước Lào nhân dân các phâu nhiều lần nổi dậy chống kẻ xâm lược, thể hiện truyền thống yêu nước và đấu tranh anh hùng của dân tộc. Để tiến hành giáo dục truyền thống yêu nước của cha ông cho thế hệ hôm nay và mai sau, nhân dịp những ngày lễ quốc khánh, các đơn vị cơ quan và các trường học, các đoàn thể của địa phương đã tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, nhằm ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc. ở khu Xay Sổm Bun từ trước đến nay người dân hiền hòa, thanh bình, thường xuyên giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, trao đổi với nhau những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất. Điều đó làm cho tinh thần đoàn kết cộng đồng, giữa người với người giữa gia đình với gia đình, giữa các bản làng và các phâu ngày thêm chặt chẽ. Hiện nay, việc giữ gìn và phát huy tinh thần cần cù lao động sản xuất, những kinh nghiệm sản xuất quý báu và tinh thần đoàn kết cộng đồng, là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đời sống văn hóa. Mỗi một gia đình ông bố, bà mẹ cần dạy cho con cái phải biết yêu lao động, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau từ nhỏ. Trong các buổi nói chuyện hoặc các ngày lễ hội cần phải tranh thủ cơ hội để giáo dục truyền thống yêu lao động ý thức cộng đồng cho thế hệ trẻ. Trong trường học quan tâm giáo dục đạo đức, giáo dục chủ nghĩa yêu nước... nhằm giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa cao đẹp của dân tộc. 2.3.2.6. Giữ gìn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của các dân tộc Khu Xay Sổm Bun là một vùng đa dân tộc. ở đây có 3 nhóm tộc người là Lào Thơng, Lào Xủng, Lào Lùm, thuộc ba nhóm ngôn ngữ: Môn-Khơme, H'mông - Dao và Tạng - Miến. Trong đó, người Lào Lùm đóng vai trò chủ thể. Do trong sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên, nên đời sống của người Lào Thơng còn thấp. Người Lào Thơng là người chủ đầu tiên trên lãnh thổ Xay Sổm Bun. Nhiều công trình văn hóa thuộc thời đại đồ đá, đồ đồng mà chúng ta tìm thấy ở các hang đá vùng Xiêng Ngân, Xiêng Thong (Luông Pha Băng) là do người Lào Thơng xây dựng. Cánh Đồng Chum nổi tiếng gắn liền với sự ra đời của truyện cổ tích Khủm lo và Khủm trương ở Xiêng Khoảng. Người Lào Thơng còn xây dựng lên các Mường cổ như: Mường Xoa, Mường Pa Căn, Mường Xi Khột v.v... Tất cả các đồ đá, đồ đồng và các mường cổ nói trên, là những bằng chứng cho chúng ta tham khảo nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của xã hội Lào cổ. Người Lào Thơng có một nền văn hóa dân gian phong phú và được bảo tồn cho đến ngày nay, như khắp Tơm, lăm lave, lăm laven, múa chung quanh lò lửa múa chung quanh đống thóc, múa bặng nặm v.v... Trong vườn hoa nhiều hương sắc của vùng đất miền núi Xay Sổm Bun văn hóa dân gian truyền thống của phâu Lào Thơng có một vị trí to lớn. Lào Xủng là tên gọi chung của tất cả các phâu nói ngôn ngữ H'Mông - Dao. Người Lào Xủng trước đây cư trú ở phía nam của Trung Quốc và mới nhập cư vào các bộ tộc Lào trong thế kỷ XVIII, do đó trong đời sống, sinh hoạt của họ từ trước đến nay có nhiều yếu tố gần giống người Trung Quốc. Chẳng hạn văn hóa ẩm thực như: ăn cơm sử dụng đũa, ăn tết nguyên đán, tính ngày theo âm lịch v.v... Trước đây một số tộc trưởng còn dùng chữ Hán. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Ông Lo Khủng (người phâu H'mông) nhà hoạt động cách mạng kiên cường của Lào, đã soạn được chữ H'mông. Đây là một bước tiến bộ đột xuất trong đời sống văn hóa của người Lào Xủng nói chung và của phâu Lào Xủng vùng Xay Sổm Bun nói riêng. Chữ H'mông đã góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân các phâu Lào Xủng và phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Văn hóa văn nghệ dân gian của người Lào Xủng ở Xay Sổm Bun cũng khá đa dạng, các trò chơi giải trí diễn ra trong các lễ hội hàng năm như lễ hội Bun kim chiêng (hội tết), có múa hát, thổi kèn, kéo co, ném còn, chọi trâu, chọi gà... Tín ngưỡng - tôn giáo và lễ hội là những thành tố quan trọng nhất của văn hóa tinh thần, người Lào Xủng có nhiều nét tương đồng với các tín ngưỡng - tôn giáo và lễ hội của các tộc người khác. Sự khác biệt thường bộc lộ ở sự phát triển một số loại hình tôn giáo của Lào Thơng và Lào Lùm. Trong các hình thức tôn giáo truyền thống của người Lào Xủng việc thờ cúng tổ tiên đặc biệt là các loại ma thuật... vẫn tồn tại và đóng vai trò quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan