Luận văn Xây dùng dự án phát triển nuôi tôm sú ở xã Đông Hải – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

Phần I : Mở đầu .

1.2 Tính cấp thiết của dự án

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

1.2.1 Mục tiêu chung

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu . .

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .

Phần II : Cơ sở lý luận và phát triển nuôi tôm sú ở xã Đông Hải huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình .

2.1 Nhu cầu của cộng đồng

2.2 Những khó khăn gặp phải của dự án

2.3 Những căn cứ xây dựng dự án nuôi tôm sú.

2.3.1 Điều kiện tự nhiên .

2. 3.1.1 Địa hình .

2.3.1.2 Khí hậu thời tiết .

2.3.1.3 Điều kiện thuỷ văn .

2.3.1.4 Chất lượng nguồn nước .

2.3.1.5 Tính chất đất, dinh dưỡng .

2.3.2 Điều kiện kinh tế – xã hội .

2.3.2.1 Lao động và dân số

2.3.2.2 Thu nhập và đói nghèo .

2.3.2.3 Giáo dục – văn hoá - y tế

2.3.2.4 Cơ sở hạ tầng

Phần III : Nội dung xây dựng dự án . .

3.1 Các hoạt động của dự án

3.1.1 Phương án mặt bằng .

3.1.2 Hệ thống cấp thoát nước sử lý .

3.1.3 Đào đắp đất, ngăn ngõa lũ lụt và nước bẩn .

3.1.4 Lùa chọn đối tượng nuôi và loại hình nuôi .

3.1.5 Lùa chọn công nghệ nuôi .

3.2 Các yếu tố đầu vào nuôi trồng tôm sú .

3.2.1 Đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu . .

3.2.2 Khấu hao giá trị còn lại của dự án .

3.2.3 Vay và trả nợ vay .

3.2.4 Chi phí sản xuất .

3.3 Tổ chức thực hiện dự án .

3.3.1 Chủ dự án

3.3.2 Ban quản lý dự án

3.3.3 Kế hoạch thực hiện .

3.3.4 Tổ chức giám sát dự án

3.4 Phân tích kinh tế .

3.4.1 Sản lượng và doanh thu .

3.4.2 Thu nhập .

3.4.3 Báo cáo ngân lưu .

3.4.4 Phân tích sản lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn .

3.5 Phân tích rủi ro .

3.5.1 Phân tích độ nhạy

3.5.2 Phân tích trường hợp . .

3.5.3 Phân tích rủi ro bằng mô phỏng .

3.6 Tác động và hiệu quả của dự án .

3.6.1 Tác động về xã hội .

3.6.2 Tác động về kinh tế

3.6.3 Tác động về môi trường . .

3.7 Kết quả dự kiến sau đầu tư .

3.7.1 Phương án mặt bằng .

3.7.2 Sè lao động được sử dụng

3.7.3 Thu nhập

Phần IV : Kết luận .

4.1 Kết luận

4.2 Kiến nghị .

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2960 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dùng dự án phát triển nuôi tôm sú ở xã Đông Hải – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới lọc dày, hoặc lấy nước vào ao khi nước triều lên có chắn lưới lọc ở cửa cống. Rải saponin (hạt chè xay nhá) 15ppm, hoặc rotenon (hạt mát xay nhá) 4-5ppm. Bón phân vô cơ với liều lượng:10 - 20kg/1ha (Đạm/lân = 2/1) hoạc phân NPK. Nếu muốn gây lục tảo, khuê tảo thì bón phân theo công thức: NH4)2SO4/ Ca(H2PO4)3 H2O/(NH2)2CO là 100 /15/5 với liều dùng 10-20kg/ha/lần bón. Qua một đêm sau khi rải thuốc diệt tạp và bón phân thì bơm nước đủ 0,7 m, thả tôm sau đó tăng dần (cứ 10 ngày tăng 10cm) cho đến khi đủ độ sâu. Nước cấp vào ao được xử lý bằng hoá chất (nếu thấy cần thiết). Nếu có điều kiện cấy giống một số loài tảo (Chlorella sp, Nanochloropsis và một số loài khuê tảo có lợi khác...) để gây màu nước ban đầu cho ao nuôi. Thả tôm giống sau 5-7 ngày, nếu quá 10 ngày phải tháo cạn làm lại từ đầu. d. Chọn tôm giống và thời gian thả thích hợp - - Tiêu chuẩn chọn tôm giống: Chọn tôm giống cùng lứa tuổi, có kích cỡ đồng đều nhau. Không nên chọn tôm giống sinh ra từ nhiều mẹ khác nhau, kích cỡ lệch nhau và tôm được lọc qua lưới để đồng cỡ (như thế tôm sẽ bị xây sát bầm dập). Có tối thiểu là 4 gai truỳ, cặp râu đầu tiên phải đóng mở được thành hình chữ V, đốt bụng dài thịt đầy vỏ. Khi bơi đuôi xoè ra, râu và chân không có chất bẩn bám. Tôm có màu xám tro hoặc màu trắng trong (không trắng đục). Thức ăn trong ruột làm thành một đường màu nâu dọc theo lưng tôm. - Tôm hoạt động mạnh: Khi tắt sục khí bể ương tôm tốt sẽ búng mạnh lên mặt nước. Múc tôm vào chậu, lấy tay khuấy nước quay chậm, tôm giống khoẻ sẽ bơi ngược dòng nước và nhanh chóng bám vào đáy chậu, khi nước ngưng quay tôm sẽ bơi men theo thành chậu. Những con tụ ở giữa chậu là tôm yếu hoặc đã chết. Chọn mua tôm ở những trại giống tin tưởng không sử dụng hoá chất và dùng nhiệt độ để kích thích tôm mau lớn. Sử dụng Formol nồng độ 10-200ppm trong vòng 30 phót để loại trừ những cá thể yếu mang mầm bệnh. - Thời gian và phương pháp thả tôm giống: Đưa tôm con vào chậu để kiểm tra xem tôm có khoẻ hay không đồng thời kiểm tra mức độ hao hụt do vận chuyển. Múc nước ở ao pha vào chậu (tói vận chuyển) từ từ và quan sát khi thấy tôm đã thích nghi thì thả vào ao nuôi. Tôm đã thích nghi và khoẻ mạnh thì thả xuống ao nuôi sẽ bơi chìm ngay, màu tôm hơi sẩm, mình không có hiện tượng cong và khi lấy tay dập xuống nước sẽ chạy trèn ngay. Nếu tôm yếu sẽ bơi trên mặt nước. Thời gian thả tôm tốt nhất là lúc 5-8h sáng hoặc lúc thời tiết mát mẻ. Không nên thả tôm vào lúc đang có cơn mưa hoặc sắp có cơn mưa. Có thể thả tôm vào giai khi chưa chuẩn bị xong ao. Làm giai với lưới có mắt nhỏ, màu xanh, ương từ 7-15 ngày thì thu và thả ra ao nuôi. e. Quản lý ao nuôi - Một số yếu tố hoá, lý học thích hợp trong nước ao nuôi tôm: Nồng độ Oxy > 5 mgO2/l Độ mặn (S%o):15 - 25 15 - 25 pH : 8,0 - 8,5 NH3-N: 0,1 ppm NO2-N : 0,25 ppm H2S: 0,02 ppm BOD, COD: < 5 mgO2/l - Một sè duy trì quản lý chế độ nước: Duy trì lượng thực vật phù du trong ao với mức vừa phải là rất quan trọng. Chúng không những làm tăng lượng Oxy trong ao mà còn làm ổn định chất nước và giảm độc tố. Duy trì màu nước có độ trong từ 30-40cm. Không nên để nước trong lâu vì các loài rong sẽ mọc nhiều. Nếu màu nước sẩm và đục có nhiều tảo chết thì nên tháo 20-30% nước, bơm cấp dần từ ao chứa sang cho đến khi màu nước tốt hơn và bón vôi (CaCO3) với lượng 50-100kg/ha/lần. - Quản lý tốt lượng thức ăn cấp hàng ngày : Dùng phương pháp đặt vó để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho thích hợp. 01 ha dùng 8-10 vó có diện tích 70x70 hoặc 80x80. Vị trí đặt vó tại lòng mương cách bờ tối thiểu là 01m gần nơi rải thức ăn. Sau khi rải thức ăn xung quanh ao thì mới cho thức ăn vào vó. Lượng thức ăn cho vào vó và thời gian kiểm tra phụ thuộc vào trọng lượng tôm theo bảng dưới đây: Bảng lượng thức ăn ăn hàng ngày, lượng thả vào vó và giê (h) kiểm tra sau khi cho ăn ( xem bảng 2) - Sử dụng thiết bị sục khí: Thiết bị sục khí có tác dụng luân chuyển nước trong ao nuôi để tăng hàm lượng Oxy và giảm các loại khí độc trong nước đồng thời loại bỏ những chất cạn bã ra ngoài (làm sạch đáy ao). Tuỳ theo hình thức, ao nuôi, độ sâu khác nhau mà sử dụng chủng loại máy khác nhau (máy đảo nước-paddle wheel; máy thổi khí venturi; máy sục khí - compressor). Thí dụ nếu dùng máy đảo nước thì cứ 1 ao có diện tích 0,5ha, thả 20 con P15/m2 cần 4 máy nổ (số 8) mỗi máy kéo 8 cánh quạt nước (cứ mỗi quạt cung cấp đủ Oxy cho 3500-4000 con tôm). - Thay nước: Hót chất cặn bã tập trung ở giữa ao hàng tuần hoặc 3-5 ngày 1 lần và cấp bù lượng nước bị hao hụt. Thoát nước đáy ao khi độ béo của nước vượt quá mức cho phép và cấp thêm nước từ ao chứa sang ao nuôi cho đủ độ sâu. Tuỳ theo mật độ nuôi mà quyết định số lần và % nước cần thay trong mét chu kỳ sản xuất. Nước ở ao chứa phải được để lắng Ýt nhất là 5-7 ngày, xử lý bằng hoá chất trước khi cấp cho ao nuôi (nếu thấy cần thiết). - Làm tăng mật độ vi sinh vật chuyển hoá có lợi trong ao nuôi: Có thể làm tăng mật độ vi sinh vật chuyển hoá có lợi trong ao nuôi bằng cách bón thêm đường cát với lượng 1kg/1000m3 nước hoặc sử dụng một số chế phẩm vi sinh (phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của các cơ quan khoa học có trách nhiệm)...Tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung thêm các loại hỗn hợp vitamin và khoáng... Sau 60-70 ngày nuôi có thể bổ sung vào ao nuôi cá rophi đơn tính kích thước 2-3cm với mật độ 1con/5m2. - Ước tính lượng nước cần cho khu nuôi: Nuôi tôm theo mô hình Ýt thay nước, lượng nước cần thiết trong mét chu kỳ nuôi là 300-500 % (còn tuỳ thuộc vào mật độ tôm nuôi, sự bốc hơi, lượng mưa và sự thẩm thấu nước). Tháng đầu trong chu kỳ nuôi hầu như không thay nước, tháng thứ hai bổ sung nước từ 50-70 cm cho đến khi đạt độ sâu 1,5 - 1,7 m. Hai tháng sau lượng thức ăn thừa, chất bài tiết của tôm nhiều nên có hoạt động loại bỏ chất thải rắn và lượng nước thay lớn, vùng dự án ở Đông Hải chịu ảnh hưởng nhiều của gió Tây Nam nên lượng bốc hơi cao làm tăng độ mặn của nước ao nuôi vì vậy nhất thiết phải có đủ lượng nước ngọt cung cấp.( xem bảng 3) f. Thức ăn và phương pháp cho ăn: Hiện có hai loại thức ăn đang được sử dụng có hiệu quả là thức ăn tươi sống và thức ăn công nghiệp. Trong ao nuôi tôm mật độ giống cao nên sử dụng thức ăn công nghiệp có hệ số chuyển hoá (FCR) thấp để hạn chế tối đa thức ăn dư thừa ở đáy ao nuôi. Nếu cho ăn thức ăn tươi sống bổ sung thì nên tiến hành vào những tháng cuối. Khi sử dụng thức ăn công nghiệp phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của từng loại thức ăn về lượng, loại và cách cho ăn (có ghi ở bao bì). g. Thu hoạch - Thu tỉa: Khi tôm đạt kích thước 25-30 gam/con nếu cỡ không đều thì có thể thu tỉa bằng cách dùng đó thưa để thu tỉa những con to. - Thu toàn bộ: Rót nước và thu toàn bộ. Nên tránh những ngày tôm mới lột xác vỏ mềm. Sau khi thu hoạch tôm được rửa sạch cho ngay vào nước đá lạnh trong thùng cách nhiệt (tỷ lệ đá/nước là 1/1) vận chuyển đến nhà máy chế biến. h. Quản lý chất thải - Nước thải: Nước thải ao nuôi tôm được định kỳ thải ra khái ao nuôi nhờ vào độ chênh của mức nước thông qua cống siphon ở đáy ao hoặc máy bơm hót, sau khi lắng lọc, xử lý (cá ăn mùn bã hữu cơ, nhuyễn thể, chế phẩm vi sinh...) nước thải được thải ra khu vực rừng ngập mặn thông với biển. Đáy ao nuôi tôm hàng năm phải thu dọn cải tạo. lượng bùn có chứa nhiều vật chất hữu cơ (thức ăn dư thừa, sản phẩm bài tiết của tôm, chất hữu cơ bên ngoài đưa vào theo nguồn nước cấp, sản phẩm tạo ra bởi bón phân và vôi...) màu đen trong ao nuôi tồn đọng với số lượng lớn sau mỗi năm nếu không được loại bỏ sẽ gây ô nhiễm và tạo điều kiện cho dịch bệnh ở những vụ nuôi sau. Hàng năm đáy ao được nạo vét líp bùn đen chuyển lên bờ ao hoặc tập kết vào khu vực sân phơi bùn sau đó được vận chuyền thành phân bón phục vụ trồng trọt hoặc tái sử dụng cho đáy ao (vì nếu năm nào cũng nạo vét ao sẽ sâu dần nếu không được tôn tạo). 3.2.Các yếu tố đầu vào nuôi trồng tôm sú 3.2.1 Đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu Đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu của dự án là 28.299 triệu đồng, trong đó vốn Ngân sách 8.573 triệu đồng chiếm 30,3 %, vốn SUMA hỗ trợ 2.083 triệu đồng chiếm 7,4 %, vốn vay của dân 11.999 triệu đồng chiếm 42,4 % và vốn tự có của dân 5.644 triệu đồng chiếm 19,9 % trong đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu. Trong đó tính cho 1 ha thực tế sản xuất với tổng mức đầu tư XDCB cho 1 ha vùng dự án là 283 triệu đồng và cho 1 ha mặt nước thực nuôi 605 triệu đồng. Theo chính sách giao mặt nước sẽ có thời hạn Ýt nhất là 20 năm (theo địa phương cho biết), chúng tôi tính tuổi đời của dự án sẽ là 20 năm Đây là dự án phát triển cộng đồng để phát huy hết tiềm năng, nâng cao mức thu nhập cho cộng đồng nên hình thức đầu tư sẽ theo phương châm đầu tư từ nhiều nguồn vốn : Nhà nước, các tổ chức (SUMA), ngân hàng, nhân dân. Hình thức đầu tư trình bày trong bảng dưới đây: (xem bảng 4 và 5) 3.2.2 Khấu hao và giá trị còn lại của dự án Khấu hao các công trình tại vùng dự án dự tính 20 năm, riêng máy bơm nước và máy quạt nước khấu hao 10 năm, giá trị khấu hao hàng năm là 1.434 triệu đồng, giá trị còn lại của dự án đến năm thứ 21 là 2.317 triệu đồng ( xem bảng 6) 3.2.3 Vay và trả nợ Vốn ngân sách Nhà nước sẽ thu hồi dưới dạng khấu hao, vốn vay XDCB được tính là 7 %/năm, vốn vay lưu động (vay trong thời gian 6 tháng) được tính 4 %/6 tháng. Vốn vay XDCB của dân vay theo trung hạn trả trong 5 năm bắt đầu từ năm thứ ba của dự án (2004), vốn lưu động vay trong năm và trả nợ cũng trong năm, hàng năm sẽ phải trả lãi vay vốn lưu động 392 triệu đồng khi dự án hoạt động với 100 % nuôi thâm canh ( xem bảng 7) 3.2.4 Chi phí sản xuất: gồm các khoản mục sau Tiền mua giống. Thức ăn. Các loại thuốc. Tiền điện và thuỷ lợi phí. Nhân công. Thu hoạch. Chi phí khác Khấu hao. Trả lãi vay. Thuế nông nghiệp. Chi phí duy tu bảo dưỡng công trình đầu mối Chi phí ban quản lý công trình Chi phí cho mét kg tôm sản phẩm (tính theo giá năm 2001) trung bình 48.800 đồng/kg - Cải tạo, tu bổ ao hàng năm. Hiện nay đất ở vùng dự án được sử dụng để nuôi tôm theo hình thức đấu thầu (thời gian 20 năm) và phần lớn trong số này đã sắp hết hạn. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng, các hộ dân đã có đầu tư nhất định tuy rằng mức đầu tư rất hạn chế, chính quyền địa phương đã có phương án đền bù giá trị các công trình xây dựng như cống, đào đắp... bằng cách các hộ dân mới được phân sử dụng đất sẽ đóng góp một mức kinh phí theo thoả thuận giữa các hộ dân đang sử dụng, các hộ mới có sự tham gia điều chỉnh của chính quyền địa phương, theo dự tính của địa phương, mỗi hộ dân tham gia mới vào nuôi trồng thuỷ sản sẽ phải đóng góp 700.000 đồng. ( xem bảng 8). 3.3 Tổ chức thực hiện dự án 3.3.1 Chủ dự án Chủ dù án là chính quyền xã Đông Hải – Tiền Hải - Thái Bình các bên liên đới có liên quan: Ngân hàng, người nông dân, các tổ chức khác như tổ chức SUMA, tổ chức tín dụng, hội phụ nữ.. Ban quản lý dự án Thành lập một Ban Quản lý dự án để điều phối chung việc đấu thầu xây dựng những công trình chính do ngân sách Nhà nước và các tổ chức tài trợ, đấu thầu việc xây dựng các kênh cấp, thoát nội đồng và giám sát việc xây dựng ao nuôi theo đúng thiết kế quy hoạch và sau khi hoàn thành phần xây dựng Ban Quản lý dự án sẽ là tổ chức đầu mối để giải quyết những công việc hàng ngày như cấp thoát nước, tư vấn trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, giải quyết các vướng mắc phát sinh, cũng như là đầu mối để mở các líp tập huấn kỹ thuật, duy tu bảo dưỡng các công trình... chi phí cho Ban Quản lý dự án sẽ được tính vào chi phí sản xuất và do các hộ dân đóng góp. Dự án sẽ sử dụng lao động tại chỗ, tuy nhiên có thể thuê một số chuyên gia kỹ thuật từ nơi khác. Vốn được huy động từ nhiều nguồn như đã trình bày trên, trong đó nhất thiết dân phải có một phần đóng góp nhất định để người dân gắn bó với dự án dự kiến vốn do dân tự bỏ ra là 20,7 %, vốn của Nhà nước 22,4 % (thu hồi thông qua khấu hao), vốn vay XDCB của dân 48,5 % (thu hồi thông qua các khế ước vay vốn giữa người dân với ngân hàng, thế chấp bằng chính mảnh đất mà họ đang sử dụng), vốn SUMA hỗ trợ 8,5 %. Việc quản lý và thu hồi vốn dùa vào pháp luật thông qua Ban Quản lý dự án. Kế hoạch thực hiện dự án Dự tính việc xây dựng sẽ được tiến hành trong hai năm 2005-2006. Quý I-2005 sẽ tiến hành đền bù, giao lại đất và tiến hành cấp GCNQSDĐ, quý II, III, IV-2005 sẽ thực hiện việc đấu thầu và thi công các công trình đầu mối theo ngân sách nhà nước và các tổ chức tài trợ, trong năm này việc tổ chức nuôi trồng thuỷ sản vẫn tiến hành bình thường nhưng khuyến cáo bà con không nên đầu tư quá nhiều vào ao nuôi đề phòng những phát sinh tiêu cực xảy ra như việc cấp, thoát nước chưa hoàn chỉnh... Năm 2006 sẽ tiến hành đào đắp kênh cấp, thoát nội đồng, xây dựng ao nuôi, mua sắm thiết bị như máy bơm, hệ thống điện... và đến năm 2007 dự án sẽ đi vào hoạt động chính thức.( xem bảng 9) Tuy dự án được thiết kế quy hoạch để nuôi thâm canh, công nghiệp, nhưng do tình hình kinh tế và kiến thức kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản của nhân dân địa phương do đó với năng suất dự kiến 2.000 kg/ha, 50 % diện tích còn lại nuôi quảng canh cải tiến với năng suất 1.000 kg/ha, 2 năm tiếp theo toàn bộ diện tích sẽ nuôi bán thâm canh với năng suất 2.000 kg/ha, đến năm thứ năm từ khi đi vào sản xuất toàn bộ diện tích sẽ nuôi thâm canh với năng suất dự kiến 4.000 kg/ha, và ở vùng này chỉ nên nuôi một vụ thời gian vào sau tết âm lịch (từ tháng 2 đến tháng 7) Vùng dự án hiện đang có 54 hộ dân nuôi trồng thuỷ sản, địa phương dự tính sẽ giao cho 150 hộ dân sử dụng diện tích vùng dự án như vậy sẽ có 96 hộ dân mới sẽ tham gia sản xuất thuỷ sản với thời hạn sử dụng 20 năm. Việc đền bù và giao đất sẽ do địa phương đảm nhận. Tổ chức thực hiện Ban Quản lý dự án sẽ điều hành việc thực hiện dự án, tiến hành việc giải ngân theo đúng tiến độ thực hiện. Các cơ quan Nhà nước sẽ rót vốn theo đúng kế hoạch và mức vốn đã được duyệt, Ngân hàng sẽ cho dân vay theo thoả thuận, chính quyền địa phương thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân và các hộ dân sẽ phải thực hiện theo đúng thiết kế quy hoạch đã được duyệt. Ban Qu¶n lý dù ¸n sÏ ®iÒu hµnh viÖc thùc hiÖn dù ¸n, tiÕn hµnh viÖc gi¶i ng©n theo ®óng tiÕn ®é thùc hiÖn. C¸c c¬ quan Nhµ n­íc sÏ rãt vèn theo ®óng kÕ ho¹ch vµ møc vèn ®· ®­îc duyÖt, Ng©n hµng sÏ cho d©n vay theo tho¶ thuËn, chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng thùc hiÖn viÖc cÊp giÊy chøng nhËn quyÒn sö dông ®Êt cho d©n vµ c¸c hé d©n sÏ ph¶i thùc hiÖn theo ®óng thiÕt kÕ quy ho¹ch ®· ®­îc duyÖt. 3.4 Phân tích kinh tế Theo số liệu lạm phát một số năm gần đây, giả định mức lạm phát trong thời gian dự án là 3 %/năm. ở đây chỉ phân tích kinh tế cho vụ nuôi chính, còn vụ phụ thì thu hoạch nhờ vào tự nhiên chỉ có tính chất tận dụng nên không tính trong phần phân tích kinh tế này. Sản lượng và doanh thu Sản lượng khi đi vào sản xuất ổn định năm thứ năm sẽ đạt 187,2 tấn với giá cả tính bình quân 90.000 đồng/kg sẽ đạt giá trị sản lượng 20.721 triệu đồng (có tính yếu tố lạm phát). Tuy vậy do nuôi tôm là một nghề có tính rủi ro rất cao, nên chúng tôi giả định rằng khi dự án đi vào sản xuất ổn định thì trong 4 năm sản xuất sẽ có một năm mất trắng không thu được sản phẩm (xem bảng 10). Thu nhập Thu nhập trung bình trên 1 ha vùng dự án là 25 triệu đồng/vụ và trên 1 ha diện tích thực nuôi là 54 triệu/vụ (xem bảng 11). Nếu như bố trí 150 hé trong vùng dự án thì mỗi hộ sẽ có thu nhập 16,6 triệu đồng/năm, với kích cỡ mẫu trung bình 5 người/hộ thì thu nhập bình quân đầu người là 3,33 triệu đồng/năm tương đương 277.000 đồng/người/tháng. vµ trªn 1 ha diÖn tÝch thùc nu«i lµ 54 triÖu/vô (xem b¶ng 11). NÕu nh­ bè trÝ 150 hé trong vïng dù ¸n th× mçi hé sÏ cã thu nhËp 16,6 triÖu ®ång/n¨m, víi kÝch cì mÉu trung b×nh 5 ng­êi/hé th× thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ng­êi lµ 3,33 triÖu ®ång/n¨m t­¬ng ®­¬ng 277.000 ®ång/ng­êi/th¸ng. Báo cáo ngân lưu Với suất chiết khấu trên thị trường hiện nay (có so sánh với lãi suất ngân hàng thương mại) là 10 %, ta tính được (xem bảng 12): NPV (giá trị hiện tại ròng) của dự án: 10.136 triệu đồng. IRR (hệ số nội hoàn) của dự án: 15 % Tỷ số lợi Ých/chi phí B/C: 1,11 Thời gian hoàn vốn: 10 năm kể từ khi đi vào hoạt động. Phân tích sản lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn Sản lượng hoà vốn của toàn vùng dự án là 69,73 tấn sản phẩm nếu tính cho 1 ha thực nuôi là 1,49 tấn sản phẩm, doanh thu hoà vốn của toàn vùng dự án là 6.276 triệu đồng và của 1 ha thực nuôi là 134 triệu đồng, mức hoạt động hoà vốn của vùng dự án là 30 % (xem bảng 13). 3.5 Phân tích rủi ro Phân tích rủi ro theo ba phương pháp là phân tích độ nhạy hai chiều, phân tích trường hợp (kịch bản) và phân tích mô phỏng. Phân tích độ nhạy hai chiều chỉ có thể biết được riêng biệt từng hai yếu tố đầu vào tác động đến dự án, phân tích trường hợp có thể biết được một số yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến kết quả của dự án nhưng không tính được tác động giữa các yếu tố đầu vào với nhau và phân tích rủi ro theo mô phỏng sẽ biết được tác động giữa nhiều yếu tố đầu vào đối với kết quả của dự án và tác động giữa các yếu tố đầu vào với nhau. Trước khi phân tích rủi ro phải xem xét các biến đầu vào ảnh hưởng đến kết quả của dự án (ở đây lấy tiêu chí NPV làm tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá kết quả của dự án). Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của dự án, xếp theo thứ tự giảm dần được tính toán trên phần mềm Crystal Ball, kết quả cho thấy trong rất nhiều yếu tố đầu vào thì có 4 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả của dự án (NPV): Giá bán sản phẩm. Năng suất nuôi thâm canh. Suất chiết khấu. Giá thức ăn. 3.5.1 Phân tích độ nhạy Với giá bán sản phẩm và năng suất nuôi thâm canh: khi năng suất nuôi thâm canh đạt 3.500 kg/ha và giá bán sản phẩm là 80.000 đồng/kg thì dự án bị lỗ, nhưng nếu giá bán sản phẩm là 90.000 đồng/kg thì với năng suất nuôi thâm canh là 3.250 kg/ha thì dự án bắt đầu có lãi (NPV > 0). Giá bán sản phẩm bình quân và suất chiết khấu: với mức chiết khấu là 9 % và giá bán sản phẩm là 80.000 đồng/kg thì dự án vẫn có lãi, với mức chiết khấu là 10 % và giá bán là 80.000 đồng/kg thì dự án lỗ. Giá bán sản phẩm và giá thức ăn: khi giá bán sản phẩm là 80.000 đồng/kg và giá thức ăn 17.000 đồng/kg thì dự án bị lỗ, còn khi giá thức ăn vẫn như cũ còn sản phẩm bán với giá 90.000 đồng/kg thì dự án lãi. 3.5.2 Phân tích trường hợp Phân tích trường hợp ở đây chọn 3 kịch bản: Tốt: giữ nguyên những giá của các yếu tố đầu vào. Trung bình: giữ nguyên giá các yếu tố đầu vào chỉ thay đổi giá bán của sản phẩm. Xấu: giá của các yếu tố đầu vào thay đổi theo chiều hướng tiêu cực cho dù án.(xem bảng 14) 3.5.3 Phân tích rủi ro bằng mô phỏng Sử dụng chương trình phân tích rủi ro Crystal Ball (Mỹ) với những yếu tố đầu vào là giá đào đắp đất (tác động chínhđến việc xây dựng kênh mương), giá tôm giống, giá thức ăn, chi phí thuốc và hoá chất, chi phí điện-nước, năng suất nuôi thâm canh, giá bán sản phẩm, suất chiết khấu và lạm phát, riêng giá bán sản phẩm chúng tôi chọn biên dao động 20 % do yếu tố thị trường quyết định rất lớn, còn các yếu tố khác chọn biên dao động là 10 %, và chạy mô phỏng 10.000 lần. Sau quá trình mô phỏng thấy với những thay đổi của các yếu tố đầu vào và sự tác động giữa các yếu tố đó với nhau xác định được NPV trung bình của dự án là 10.348 triệu đồng với biên dao động của NPV từ -71.523 - 111.737triệu đồng. Dự án có khả năng bị lỗ với xác suất lỗ (hay còn gọi là hệ số rủi ro) là 33,25% với mức lỗ trung bình -14.557 triệu đồng, tuy nhiên có thể thấy rằng hệ số rủi ro này đối với các ngành sản xuất khác thì khó có thể chấp nhận nhưng với nghề nuôi tôm thì hệ số rủi ro này có thể chấp nhận được. Qua phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích rủi ro cho dù án nuôi tôm xã Quỳnh léc huyện Quỳnh lưu tỉnh Nghệ an có thể nhận định rằng nếu chỉ xét trên khía cạnh kinh tế thì đây là một dự án cần đầu tư. 3.6 Tác dộng và hiệu quả dự án 3.6.1 Tác động về xã hội của dự án Đảm bảo sự công bằng xã hội Trước hết là sự bình đẳng trong đóng góp tham gia xây dựng dự án: Bằng phương pháp PRA, nhóm chuyên gia xây dựng dự án tiền khả thi đã công khai tranh thủ ý kiến của 240 chủ hộ, trong đó có 104 người là phụ nữ. Ngoài ra còn có sự tham gia trực tiếp của đại diện các tổ chức xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống của nông hộ như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, ... và đại diện lãnh đạo địa phương. Dự án xây dựng trên cơ sở kết hợp ý nguyện cũng như khả năng của người dân địa phương với trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật của các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Do vậy, dự án rất được nhân dân đồng tình trông đợi và không có bất cứ một sự phản ứng, công kích nào. Ngoài ra, dự án còn giúp cho những con người tại chỗ có một cách nhìn nhận khoa học về giá trị nguồn lực tài nguyên môi trường nơi đang sống để tự lập vươn lên, khắc phục tư tưởng trông ngãng từ nơi khác và cũng không cam chịu nghèo khó, biết cách tỉnh toán và xác lập sinh kế hợp lý và gắn bó lâu dài với quê hương. Tạo việc làm Mục tiêu này của dự án được thực hiện một cách chắc chắn do nhu cầu sử dụng lao động trong giai đoạn đầu là cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong vùng dự án (đào, đắp, xây dùng ...) và lao động cần trong việc chăn nuôi, chế biến và cung ứng thức ăn, cung cấp nguồn nước sạch, chống ô nhiễm môi trường, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Với 100 ha nuôi tôm, cua sẽ tạo việc làm trong năm cho 400 lao động. Các hoạt động dịch vụ và ngành nghề bổ trợ sẽ thu hót 200 lao động, mà chủ yếu là lao động nữ. Như vậy về cơ bản xã Đông Hải sẽ không còn tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm. Trong những năm tới cũng có một vấn đề về nhân lực mà quá trình thực thi dự án cần xem xét, đó là sự hình thành và phát triển của khu công nghiệp địa phương ở Đông Cơ. Khu công nghiệp này khi định hình cũng là một thị trường việc làm cho người dân các xã xung quanh, nhưng nã cũng có động lực kinh tế (mức lương trong công nghiệp cao và ổn định hơn. cần có chính sách ưu đãi hơn. Ban quản lý dự án phối hợp với cơ quan khuyến ngư mở các khóa đào tạo tay nghề cho lao động chuyên nuôi thuỷ sản nhằm nâng cao chất lượng và năng suất lao động, tăng mức thu nhập, lao động sẽ gắn bó với nghề hơn. Cơ cấu lao động tại địa phương sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Hiện tại lao động làm kiêm nghề thuỷ sản chỉ chiếm 3 %. Năm 2007 thì số lao động chuyên nghề thuỷ sản chiếm khoảng 10 % tổng số lao động ở dịa phương và có mức thu nhập đạt trung bình cao so với nông thôn (1.000.000 đ/tháng/LĐ). Chất lượng cuộc sống và sức khoẻ, giáo dục và giới Cải thiện điều kiện dinh dưỡng, tăng cường sức khoẻ của mọi thành viên. Điều kiện dinh dưỡng được cải thiện ở nhiều khía cạnh. Trước hết là khi mức thu nhập tăng lên, các hộ nông dân dành phần tiền nhiều hơn cho việc mua các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, lương thực và hoa quả rau tươi. Với mức thu nhập 90.000 - 100.000 đ/tháng/khẩu, họ đã dành từ 54.000 - 60.000 đ (60%) để chi cho lương thực & thực phẩm thì cũng chỉ đủ mua 13 kg gạo loại thường + 0,5 kg thịt lợn + 1 kg đậu phụ và lượng rau tươi tối thiểu. Nếu thu nhập bình quân 200.00 đ/tháng thì nếu dành cho ăn uống 50 % còng có thể mua lượng thịt, cá từ 2,0 - 2,5 kg/tháng/người) Các sản phẩm thuỷ sản (tôm, cua và các thuỷ sinh khác) sản xuất ra ở địa phương với khối lượng khá lớn sẽ có một phần được để tiêu dùng trong gia đình có trang trại và tiêu thụ tại thị trường địa phương, do vậy đã tăng nguồn cung thực phẩm, tác động giảm giá thực phẩm, mức cầu về thực phẩm của người dân sẽ tăng. 4. Cải thiện vấn đề về giới mà đặc biệt là giảm nhẹ lao động năng nhọc và thiếu dinh dưỡng cho phụ nữ nói chung và bà mẹ, trẻ sơ sinh nói riêng Mức sống được cải thiện, trước hết giảm nhẹ lo toan và công việc nội trợ vất vả của người phụ nữ trong mỗi gia đình. Trong giải quyết công ăn việc làm có rất nhiều công việc phụ nữ có thể đảm nhận được như chăm nuôi cá, tôm, thu gom và chế biến, đưa đi tiêu thụ sản phảm. Khi lao động nữ có khả năng đóng góp phần đáng kể trong thu nhập thì vị thế của người phụ nữ được khẳng định hơn và càng đảm bảo sự bình đẳng vợ chồng trong quyết sách về hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hoá xã hội trong gia đình. ( xem bảng 15) 5. Nâng cao dân trí, tăng cường kiến thức khai thác tận dụng điều kiện tự nhiên để thích ứng và không ngừng cải thiện mức sống Phát triển giáo dục trên cơ sở mức thu nhập tăng, công ăn việc làm ổn định và đòi hỏi ngày càng cao và khoa học kỹ thuật và quản lý hạch toán kinh tế. Bằng thực tế mô hình sản xuất kinh doanh của dự án là bài học thực tiễn rất dễ tiếp thu với mọi người lao động ở các mức trình độ khác nhau. Đa số các gia đình đều có mong muốn học tập, làm theo để nâng cao mức sống, họ sẽ tích cực tham gia các líp học khuyến nông và khuyến ngư có giáo viên hướng dẫn. Khi thu nhập cao thì họ có khả năng mua sắm được các phương tiện thông tin nghe nhìn như máy thu hình, máy thu thanh, đầu vedio và sách báo, do vậy họ càng có điều kiện để tiếp cận và học tập tham khảo các thức làm ăn mới. Cải thiện môi trường xã hội Góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh tiến bộ. Điều này dễ thấy là khi kinh tế phát triển tốt, vốn đầu tư lớn và cũng cho thu nhập cao thì mọi người sẽ đua chen, mải mê tính toán làm ăn nên hạn chế được các hiện tượng tiêu cực xã hội nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 20.doc
Tài liệu liên quan