Việc xây dựng một khóa học chẳng hạn nhưtạo hoặc tải lên các nội dung và tổ
chức các hoạt động trong khóa học không đơn thuần chỉlà vấn đềcông nghệ. Công
nghệchỉlà phương tiện hỗtrợcho người GV trong quá trình đào tạo. GV cần phải
tiếp cận việc xây dựng khóa học với một kếhoạch mang tính sưphạm.Vì vậy,
trước khi xây dựng chương trình phải xác định mục tiêu, căn cứvào quy trình thiết
kếdạy học và chọn hướng xây dựng trước khi bắt đầu thêm vào các tài nguyên và
các công cụhoạt động cho một khóa học [31].
Sựtương tác có ý nghĩa của các khóa học trên web thường mang lại các kết
quảhọc tập tốt. Sựtương tác ở đây được hiểu là sựgiao tiếp giữa GV với SV, giữa
SV với SV, giữa các hoạt động của khóa học với SV Điều này cho thấy lý do các
công cụdiễn đàn đóng vai trò trung tâm trong các khóa học. Các công cụ đánh giá
cũng có thểcoi là một phương thức tương tác của khóa học với SV, đánh giá SV,
giúp SV tự đánh giá, đưa thông tin phản hồi vềcho GV và SV, từ đó điều chỉnh
phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng SV để đạt hiệu quảcao
trong học tập.
126 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5127 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng E-Learning chương liên kết hóa học và cấu tạo phân tử học phần hóa đại cương trường cao đẳng giao thông vận tải 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên…
Chọn lưu các thay đổi.
Hình 1.16. Thiết lập website
Cấu hình tài khoản cho người quản trị (Hình 1.17)
Hình 1.17. Cấu hình tài khoản người quản trị
Tên đăng nhập.
Mật khẩu (để bảo đảm an toàn không dùng mật khẩu admin).
Tên, họ của người quản trị.
Địa chỉ email và các tùy chọn cho email.
Hình ảnh: mặc định kích thước tối đa 2MB (có thể thay đổi trong file
php.ini chi tiết được đề cập ở phần sau).
Và các thông tin cá nhân khác: Số ICQ, Skype ID, Yahoo ID, MSN ID,
điện thoại…
Chúng ta đã cài đặt xong Moodle trên trình chủ Apache. Bây giờ chúng ta có
thể thiết kế một website e-learning theo ý muốn dựa trên nền là phần mềm mã
nguồn mở Moodle.
Nếu cài đặt Moodle trực tiếp trên mạng Internet, nên lựa chọn mua host mà
server có hỗ trợ Apache, PHP và MySQL. Khi đó, chúng ta chỉ phải cài đặt Moodle.
1.3.3.3. Giao diện của Moodle
Khi truy cập website Moodle lần đầu tiên sẽ hiện ra màn hình chính tương tự
Hình 1.18. Phía trên tay phải màn hình có một ComboBox (hộp kết hợp) với các tùy
chọn ngôn ngữ. Người sử dụng và người học có thể chọn ngôn ngữ phù hợp với bản
thân.
Hình 1.18. Giao diện chính của Moodle.
Tùy thuộc chế độ cài đặt của người tạo khóa học mà màn hình chính sẽ thay
đổi. Cụ thể từ phần này trở về sau chúng tôi sẽ trình bày bằng hình ảnh của trang
HĐC đã được xây dựng.
1.3.3.4. Hệ thống trợ giúp của Moodle
Xuyên suốt Moodle sẽ nhìn thấy một dấu chấm hỏi trong một vòng tròn màu
vàng . Đây là một liên kết tới hệ thống trợ giúp rất rộng lớn của Moodle. Khi
click biểu tượng dấu chấm hỏi, một cửa sổ mới bật lên với thông tin trợ giúp cho
mục đang xem.
Hình 1.19. Một màn hình trợ giúp
1.3.3.5. Đăng nhập vào website
Có thể đăng nhập, hoặc tạo tài khoản mới trực tiếp từ khung đăng nhập trên
màn hình (Hình 1.20).
Hình 1.20. Khung đăng nhập
Hoặc ở góc trên, bên phải website sẽ tìm thấy một siêu liên kết nhỏ Đăng nhập
(Login). Click vào liên kết này, Moodle sẽ đưa ra màn hình đăng nhập, trong trường
hợp chưa có tài khoản có thể tạo dễ dàng từ nút “Tạo một tài khoản mới” (Hình
1.21).
Hình 1.21. Màn hình đăng nhập
1.3.3.6. Khái quát một khóa học
Chính giữa màn hình chính là một block bao gồm một danh sách tất cả các
khóa học đang dạy hoặc đang học. Những khóa học có thể truy nhập bằng việc click
lên tên khóa học (Hình 1.22).
Hình 1.22. Màn hình chính trang HĐC
1.3.3.7. Những định dạng khóa học
Không như một số LMS bắt buộc dùng một định dạng nhất định, Moodle cung
cấp một số tùy chọn định dạng cho khóa học, có thể chọn thứ tự thời gian khóa học
định dạng theo tuần, định dạng theo chủ đề, hoặc định dạng theo xã hội.
Định dạng hàng tuần: với định dạng này cần chỉ ra một ngày bắt đầu khóa học
và số tuần khóa học diễn ra. Moodle sẽ tạo bài học cho mỗi tuần của khóa học.
Định dạng các chủ đề: khi tạo một khóa học dùng định dạng các chủ đề, bắt
đầu bởi việc đưa ra các chủ đề sẽ dùng trong khóa học. Sau đó Moodle tạo ra mục
cho mỗi chủ đề.
Định dạng xã hội: định dạng xã hội thì dựa vào một diễn đàn đơn cho toàn bộ
khóa học. Định dạng xã hội hữu ích cho các khóa học ít hình thức hơn, hoặc sử
dụng các khóa không học, như những website văn phòng.
1.3.3.8. Thêm nội dung vào khóa học
Khi đã quyết định một định dạng cho khóa học và cài đặt những thiết lập, bước
tiếp theo là thêm nội dung vào khóa học. Cần bật chế độ chỉnh sửa để được cho
phép thêm các tài nguyên và những hoạt động vào khóa học (Hình 1.23).
Hình 1.23. Thêm nội dung vào khóa học
Tại đỉnh của mỗi khối, sẽ thấy một biểu tượng của một bàn tay cầm một cây
viết . Khi click lên biểu tượng cây viết sẽ hiển thị một vùng văn bản tóm tắt, có
thể dùng nhãn này và tóm tắt mỗi khối chủ đề hoặc chương trình trong khóa học.
Tóm tắt ngắn gọn khoảng một hoặc hai câu cho mỗi khối để tránh làm trang chính
quá dài. Click vào nút “Lưu thay đổi” khi đã thêm “Tóm lược”.
Bên cạnh nhãn của mỗi khối sẽ thấy các biểu tượng trong chế độ chỉnh sửa. Ý
nghĩa của các biểu tượng được trình bày ở Bảng 1.4.
Bảng 1.4. Những biểu tượng và ý nghĩa trong chế độ chỉnh sửa
Biểu tượng Ý nghĩa
Dùng Ẩn/hiện các mục/khối. Nếu muốn giữ một mục/khối trong
khóa, nhưng không muốn các SV thấy, có thể sử dụng tùy chọn
này để che dấu.
Xóa mục hoặc khối trong khóa học.
Click lên biểu tượng này sẽ cho phép di chuyển một mục tới một
vị trí khác (lên hoặc xuống).
Có thể di chuyển các khối từ những cột bên trái sang phải hoặc
ngược lại.
Di chuyển những mục và những khối lên hoặc xuống trong
những vùng tương ứng của chúng.
Những biểu tượng này được sử dụng xuyên suốt Moodle để tùy biến giao diện
theo nhu cầu.
Để đưa nội dung vào chương trình e-learning sẽ sử dụng menu “Thêm một tài
nguyên” (Hình 1.24) và “Thêm một hoạt động” (Hình 1.25).
Hình 1.24. Menu thêm một tài nguyên
Hình 1.25. Menu thêm một hoạt động
Chức năng của một số công cụ tạo khóa học trong 2 menu trên được trình bày
tóm tắt (Bảng 1.5).
Bảng 1.5. Bảng tóm tắt một số công cụ tạo khóa học
Loại công cụ Mô tả
Bài tập lớn
(Assignment)
Đây là một tác vụ cơ bản có thể hoặc mô tả những gì muốn
SV làm và ghi lại điểm. Cũng có thể cho những SV upload
một hồi âm và đạt điểm sau đó.
Điểm danh
(Attendance)
Điểm danh thường dùng bằng tay hoặc tự động theo dõi SV
tham gia trong lớp.
Trò chuyện
(Chat)
Mọi người có thể gặp cùng một lúc và trao đổi thông tin
bằng văn bản.
Lựa chọn
(Choice)
Một thăm dò đơn giản được trình bày bên trong một khối
nội dung.
Đối thoại
(Dialogue)
Tương tự chat, nhưng cho phép giao tiếp một đối một giữa
SV và GV.
Bài tập
(Exercise)
Một dạng của công cụ Bài tập lớn (Assignment), cho SV
một bài tập và SV upload những công việc của mình và sau
đó tự đánh giá.
Diễn đàn
(Forum)
Các diễn đàn là nơi thảo luận trực tuyến. Là một công cụ
giao tiếp mạnh mẽ.
Bảng chú giải
thuật ngữ
(Glossary)
Bảng chú giải thuật ngữ tương tự từ điển, giải thích hay định
nghĩa những từ ngữ chuyên môn. Có thể cho các SV tham
gia vào việc xây dựng bảng chú giải thuật ngữ.
Nhật ký
(Journal)
Nhật ký là nơi để SV để tự do phản ánh về các tài liệu của
khóa học.
Nhãn
(Label)
Một nhãn văn bản đơn giản thường dùng bên trong một
khối.
Bài học
(Lesson)
Bài học là một tập những tài liệu được sắp đặt và sử dụng
các câu hỏi để xác định nội dung SV xem tiếp theo.
Bài thi
(Quiz)
Bài thi trên mạng với nhiều tính linh hoạt, nhiều loại câu hỏi
khác nhau.
Tài nguyên
(Resource)
Một tài nguyên là một file, trang web, liên kết, hoặc nội
dung khác cho các SV xem hoặc tải xuống.
SCORM SCORM: Sharable Content Object Reference Model (tạm
dịch Mô hình tham chiếu đối tượng nội dung chia sẻ).
SCORM là một chuẩn đóng gói cho nội dung giáo dục.
Moodle có những công cụ cho phép upload nội dung đã
đóng gói như SCORM.
Khảo sát
(Survey)
Một công cụ để tạo ra các khảo sát. Tương tự một bài thi
(Quiz), nhưng không có thang điểm.
Hội thảo
(Workshop)
Hội thảo là một công cụ rất tốt cho các SV cùng nhau đánh
giá. SV upload công việc và điểm đạt được tính theo một
điểm số tạo ra.
Kết luận chương 1: hiện nay việc ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục – đào tạo đã được các cơ sở giáo dục bậc đại học, cao
đẳng, trung cấp và nhiều trường phổ thông triển khai. Tuy nhiên, việc sử dụng các
phần mềm quản lý học tập để xây dựng chương trình e-learning dùng kết hợp với
phương thức truyền thống trong dạy học chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa được
nhiều trường thực hiện. Trên nền tảng cơ sở lý luận đã nghiên cứu, chúng tôi tiến
hành xây dựng chương trình e-learning chương LKHH&CTPT, thuộc học phần
HĐC trường CĐ GTVT3, bằng phần mềm Moodle. Quá trình xây dựng được trình
bày cụ thể ở chương 2.
Chương 2:
XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG “LIÊN
KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ” HỌC
PHẦN HĐC TRƯỜNG CĐ GTVT3
2.1. Nội dung kiến thức và mục tiêu chương
2.1.1. Mục tiêu, cấu trúc nội dung chương
Mục tiêu:
Cung cấp cho SV những kết quả định tính của việc áp dụng cơ học
lượng tử vào việc nghiên cứu liên kết hóa học: phương pháp cộng hóa trị
(phương pháp cặp electron và phương pháp Orbital phân tử).
Giúp SV hiểu được:
Nội dung cơ bản của phương pháp cặp electron và áp dụng vào việc
giải thích tính bão hòa, tính định hướng của liên kết cộng hóa trị.
Giả thiết cơ bản của phương pháp Orbital phân tử. Ưu điểm của
phương pháp này so với phương pháp cặp electron.
Mối liên quan giữa liên kết hóa học, cấu tạo phân tử và tính chất của
chúng.
Nội dung:
Nội dung và phân bố thời gian cho từng nội dung được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Phân bố thời gian cho nội dung chương
STT NỘI DUNG SỐ
TIẾT
1 Sơ lược về Kossel và Lewis. Ưu, khuyết điểm của các thuyết này. 1
2 Phương pháp cặp electron: Sự hình thành phân tử H2, điều kiện
hình thành liên kết cộng hóa trị, bản chất liên kết cộng hóa trị. Các
định đề của phương pháp cặp electron, áp dụng giải thích tính bão
hòa, tính định hướng của liên kết cộng hóa trị.
2
3 Phương pháp orbital phân tử. Những giả thuyết cơ bản của phương
pháp orbital phân tử. Phân tử H2 theo phương pháp MO-LCAO.
Giới thiệu giản đồ năng lượng và cách viết công thức electron của
các phân tử có hai hạt nhân.
2
4 Cấu tạo phân tử: phân tử có cực và phân tử không có cực, momen
lưỡng cực của phân tử, sự phân cực của phân tử. Lực tương tác
giữa các phân tử, lực định hướng, lực cảm ứng, lực khuếch tán.
Liên quan giữa nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của hợp chất,
phân tử với lực tương tác giữa các phân tử.
2
5 Liên kết hiđro và ảnh hưởng của nó đến nhiệt độ sôi, nhiệt độ
nóng chảy và tính axit của các chất.
1
6 Bài tập 0.5
Bài kiểm tra 0.5
2.1.2. Bài giảng lý thuyết
Cấu trúc nội dung bài giảng lý thuyết theo đề cương chi tiết môn HĐC của
trường CĐ GTVT3 như sau:
1. Những khái niệm cơ bản về liên kết hóa học
2. Sơ lược về thuyết Kossel và Lewis
2.1. Liên kết ion theo Kossel
2.2. Liên kết cộng hóa trị theo Lewis
2.3. Ưu khuyết điểm của thuyết Kossel và Lewis
3. Phương pháp liên kết hoá trị
3.1. Sự hình thành phân tử Hiđro
3.2. Các định đề của phương pháp VB
3.3. Thuyết lai hóa và ưu khuyết điểm của phương pháp cặp electron
4. Phương pháp orbital phân tử (MO)
4.1. Xét ion phân tử H2+ theo phương pháp MO-LCAO
4.2. Những giả thuyết cơ bản của phương pháp orbital phân tử
4.3. Giản đồ năng lượng
5. Cấu tạo phân tử
5.1. Độ phân cực của phân tử
5.1.1. Phân tử phân cực và phân tử không phân cực
5.1.2. Momen lưỡng cực
5.2. Lực tương tác giữa các phân tử (lực Vander-Waals)
6. Liên kết Hiđro và ảnh hưởng của nó đến nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy
và tính axit của các chất
2.1.3. Hệ thống câu hỏi - bài tập
2.1.3.1. Bài tập trắc nghiệm
Chúng tôi xây dựng 10 câu hỏi trắc nghiệm nội dung kiến thức chương
LKHH&CTPT [4], [18]
1) Bản chất của liên kết ion là
A. sự dùng chung cặp electron hóa trị.
B. lực tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
C. sự xen phủ các obitan nguyên tử hóa trị.
D. sự chuyển hóa electron từ nguyên tử này đến nguyên tử khác.
Đáp án: B
2) Mỗi liên kết cộng hóa trị được tạo thành (theo phương pháp VB)
A. bằng 2 electron có các giá trị số lượng tử ms cùng dấu.
B. bằng sự chuyển electron từ nguyên tử này đến nguyên tử khác.
C. bằng 2 electron có các giá trị số lượng tử ms khác dấu.
D. bằng lực tĩnh điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết.
Đáp án: C
3) Theo phương pháp MO-LCAO, độ bội liên kết trong cấu tử nào lớn nhất?
A. O2 B. O2+
C. O2- D. O22-
Đáp án: B
4) Trong số bốn cấu tử sau, liên kết trong phân tử nào kém bền nhất?
A. O2 B. O2+
C. O2- D. O22-
Đáp án: C
5) Độ dài liên kết nào ngắn nhất trong số bốn cấu tử sau:
A. O2 B. O2+
C. O2- D. O22-
Đáp án: B
6) Cấu hình electron nào đúng cho phân tử O2
A. (KK)σs2 σs*2πx2 = πy2 σz2πx*1= πy*1
B. (KK)σs2 σs*2 σx2πx2 = πy2πx*1= πy*1
C. (KK)σs2 σs*2 σz2πx2 = πy2πx*2
D. (KK)σs2 σs*2πx2 = πy2 σz2πx*2
Đáp án: B
7) Chọn đáp án đúng:
A. Phân tử BN bền hơn ion BN¯.
B. Ion F2+ nghịch từ.
C. Không tồn tại ion He2+.
D. Tồn tại phân tử LiB.
Đáp án: A
8) Số electron độc thân trên ion BN¯ là:
A. 0 B. 1
C. 2 D. 3
Đáp án: B
9) Sắp xếp theo chiều tăng dần chiều dài liên kết:
A. CO < BN¯ < BeO B. BeO < BN¯ < CO
C. BN¯ < CO < BeO D. CO < BeO < BN¯
Đáp án: A
10) Ion phân tử nào sau đây là thuận từ:
A. BeN¯ B. CO
C. NO¯ D. F2
Đáp án: A
2.1.3.2. Bài tập tự luận
Chúng tôi xây dựng 10 câu hỏi tự luận [4], [5], [13], [18].
1) Nêu các đặc trưng cơ bản của liên kết hoá học.
2) Cho mỗi loại 2 ví dụ về liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết cộng
hóa trị phân cực và liên kết ion.
3) Sự định hướng của các orbital lai hóa sp, sp2, sp3 trong không gian như thế
nào? Điều kiện để có sự lai hóa bền.
4) B2 và O2 đều có tính thuận từ, hãy giải thích tại sao?
5) Giải thích tại sao khi F2 mất 1 electron thành F2+ thì độ bền liên kết tăng lên,
còn N2 chuyển thành N2+ thì độ bền liên kết lại giảm xuống?
6) So sánh độ dài liên kết của N2 và N2+.
7) So sánh độ bền và độ dài liên kết của O2, O2+, O2-, O22-.
8) Viết cấu hình e của các phân tử LiF, BeF, BF. So sánh độ bền và xác định từ
tính của các phân tử này.
9) Hãy so sánh độ bền và độ dài liên kết trong các phân tử NO, NO+, NO-.
10) Giải thích từ tính của O2, NO, BN, B2.
2.2. Xây dựng e-learning HĐC [21], [29], [40], [42], [51]
Việc xây dựng một khóa học chẳng hạn như tạo hoặc tải lên các nội dung và tổ
chức các hoạt động trong khóa học không đơn thuần chỉ là vấn đề công nghệ. Công
nghệ chỉ là phương tiện hỗ trợ cho người GV trong quá trình đào tạo. GV cần phải
tiếp cận việc xây dựng khóa học với một kế hoạch mang tính sư phạm. Vì vậy,
trước khi xây dựng chương trình phải xác định mục tiêu, căn cứ vào quy trình thiết
kế dạy học và chọn hướng xây dựng trước khi bắt đầu thêm vào các tài nguyên và
các công cụ hoạt động cho một khóa học [31].
Sự tương tác có ý nghĩa của các khóa học trên web thường mang lại các kết
quả học tập tốt. Sự tương tác ở đây được hiểu là sự giao tiếp giữa GV với SV, giữa
SV với SV, giữa các hoạt động của khóa học với SV… Điều này cho thấy lý do các
công cụ diễn đàn đóng vai trò trung tâm trong các khóa học. Các công cụ đánh giá
cũng có thể coi là một phương thức tương tác của khóa học với SV, đánh giá SV,
giúp SV tự đánh giá, đưa thông tin phản hồi về cho GV và SV, từ đó điều chỉnh
phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng SV để đạt hiệu quả cao
trong học tập.
Như vậy, việc xây dựng một khóa học không chỉ là cung cấp nội dung cho SV,
cần phải xây dựng một kịch bản khóa học. Đồng thời cần phải biết khai thác các
công cụ phục vụ tốt nhất cho việc dạy học.
2.2.1. Xây dựng cấu trúc website HĐC
Website HĐC được xây dựng bằng Moodle, vì vậy những thiết lập mặc định
trong lúc cài đặt Moodle sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của website. Tổng
quan về cách cài đặt và các thiết lập trong quá trình cài đặt đã được đề cập ở chương
1. Có rất nhiều tùy chọn để xây dựng website. Trong quá trình xây dựng website
chúng ta có thể chỉnh sửa các thiết lập để phù hợp với yêu cầu.
Chúng tôi đã xây dựng website HĐC với trang chủ như Hình 2.1.
Hình 2.1. Trang chủ website HĐC
Trang chủ gồm 3 cột:
Cột bên trái có 3 khối:
Khối menu chính: chứa tin tức website.
Lịch: hiển thị lịch có đánh dấu những ngày có sự kiện của website.
Danh sách các thành viên online.
Cột chính giữa có 2 khối:
Khối hướng dẫn đăng nhập và tham gia khóa học.
Khối các khóa học hiện có.
Cột bên phải có 3 khối:
Khối mô tả khóa học.
Khối những việc dự kiến.
Ô đăng nhập.
Để đưa ra cấu trúc khóa học chương LKHH&CTPT, chúng tôi căn cứ vào hai
giai đoạn đầu của các bước thiết kế dạy học là giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn
phát triển.
Ở giai đoạn lập kế hoạch, khi phân tích điều kiện ban đầu của khóa học, nhận
thấy điều kiện ban đầu tương đối khó khăn.
Yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật để SV có thể sử dụng website HĐC hiệu
quả tối thiểu phải là:
Bộ xử lý: Pentium III 800 MHz hay cao hơn.
Kết nối Internet: ADSL (kết nối băng thông rộng rất cần thiết khi hỗ trợ
âm thanh và hình ảnh).
Hệ điều hành: Windows 98 SE hay cao hơn, Macintosh, Linux.
Trình duyệt: Internet Explorer 6.0 hay cao hơn, Mozilla Firefox.
Đối với các file MS Office (Word, Excel, PowerPoint): các chương
trình MS Office.
Với những yêu cầu như trên, cơ sở vật chất hiện nay khó có khả năng đáp ứng
được. Số lượng máy tính có kết nối Internet nhà trường trang bị để phục vụ nhu cầu
học tập cho SV là quá ít. Phần lớn SV phải đến các dịch vụ internet công cộng, điều
kiện cũng như môi trường không phù hợp cho việc học tập.
Về đặc trưng người học: qua khảo sát tình hình thực tiễn tại trường, chúng tôi
phát ra 100 phiếu điều tra, thu được 98 phiếu hợp lệ, kết quả thống kê như sau:
Về kỹ năng sử dụng Internet:
4.08% hoàn toàn không biết sử dụng Internet.
33.67% chỉ sử dụng Internet cho việc chat và chơi game.
34.69% dùng cho việc chat, chơi game và mail.
27.56% sử dụng khá thành thạo.
Về thời gian truy cập Internet:
15.31% rất thường xuyên.
34.65% thường xuyên.
45.92% thỉnh thoảng
4.08% không bao giờ.
Về việc sử dụng Internet cho mục đích học tập:
6.12% rất thường xuyên.
13.27% thường xuyên.
70.41% thỉnh thoảng.
10.20% không bao giờ.
Về các phương pháp học tập điện tử:
11.22% từng học qua băng cassette, CD, VCD, DVD.
20.41% học thông qua các chương trình trên ti vi.
6.12% học thông qua các phần mềm dạy học.
8.16% học từ các chương trình đào tạo trên mạng Internet.
54.08% chỉ học theo phương pháp truyền thống, chưa từng học
thông qua bất kì hình thức nào khác.
Về phương pháp học tập SV sẽ lựa chọn:
21.43% lựa chọn phương pháp truyền thống.
12.24% lựa chọn học qua mạng Internet.
59.18% lựa chọn kết hợp học thông qua mạng Internet và đến lớp.
7.14% chọn một phương pháp khác tất cả các phương pháp trên.
Về khái niệm e-learning:
55.10% chưa nghe khái niệm e-learning bao giờ.
11.22% có biết nhưng không hiểu.
31.63% có biết nhưng hiểu không rõ lắm.
2.04% biết và hiểu rất rõ.
Qua khảo sát và thống kê, có thể thấy kỹ năng sử dụng internet của SV trường
CĐ GTVT3 là khá yếu. Đa phần SV xuất thân từ nông thôn, điều kiện tiếp xúc với
Internet không nhiều. Có đến 49.52% SV thỉnh thoảng mới truy cập Inetnet, thậm
chí có SV chưa bao giờ sử dụng Internet (4 SV, chiếm 4.08% tổng số SV được khảo
sát). SV chủ yếu sử dụng Internet để chat, mail và chơi game (68.36%), có đến
70.41% tổng số SV khảo sát thỉnh thoảng mới truy cập Internet vì mục đích học tập.
Số SV chỉ học theo phương pháp truyền thống, chưa học qua bất kì hình thức nào
khác là rất cao, chiếm 54.08%. Về khái niệm học tập điện tử e-learning có 55.1%
SV chưa nghe khái niệm này bao giờ. Với đặc trưng người học đã khảo sát, để giúp
SV tiếp cận với phương thức học tập e-learning cần phải từng bước, cần bắt đầu từ
rất đơn giản.
Về mục tiêu và nội dung: chương LKHH&CTPT thuộc dạng bài lý thuyết trừu
tượng, tương đối khó để giúp SV đạt được mục tiêu hiểu được nội dung cơ bản của
các lý thuyết, vận dụng để giải thích một số tính chất của liên kết và tính chất vật lý
của phân tử.
Chính vì những điều kiện ban đầu như vậy, trong bước phát triển chúng tôi
đưa ra một cấu trúc website đơn giản, ít chức năng, các hoạt động trên website
không phức tạp. Nhằm tránh việc vì kỹ năng sử dụng Internet của SV yếu mà SV
cảm thấy trang web khó sử dụng, việc học với e-learning quá rối rắm, từ đó sẽ phản
ứng không tốt với phương thức e-learning. Thêm vào đó, GV sẽ thường xuyên trao
đổi trực tuyến, hỗ trợ SV về mặt kỹ thuật cũng như phương pháp học tập.
Để tạo khóa học tên “CHƯƠNG LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO
PHÂN TỬ” trong danh mục “HÓA ĐẠI CƯƠNG” tiến hành các bước:
Vào menu Quản trị website (Site Adminitration).
Chọn “Các khóa học”.
Chọn “Thêm/soạn các khóa học”. Ta sẽ thấy giao diện như Hình 2.2.
Điền tên danh mục khóa học và chọn “Thêm danh mục mới” để tạo danh
mục khóa học.
Hình 2.2. Giao diện thêm danh mục khóa học
Tiếp theo chọn danh mục khóa học “HÓA ĐẠI CƯƠNG” vừa tạo, chọn
“Thêm một khóa học mới”, ở cuối trang sẽ xuất hiện trang soạn thảo khóa
học như Hình 2.3. Tiến hành thiết lập khóa học.
Hình 2.3. Giao diện soạn thảo các thiết lập khóa học
E-learning chương LKHH&CTPT được soạn thảo theo định dạng hàng tuần.
Với bốn tuần cho bốn nội dung kiến thức phân chia cho các nhóm SV và tuần thứ
năm để tổng kết.
Để đưa nội dung vào khóa học, mở chức năng “Bật chế độ chỉnh sửa” (xem
Hình 2.4) để thấy hai menu “Thêm một tài nguyên” và “Thêm một hoạt động” trong
khối nội dung của khóa học.
Hình 2.4. Bật chế độ chỉnh sửa
Chức năng của từng công cụ trong 2 menu “Thêm một tài nguyên” và “Thêm
một hoạt động” để đưa nội dung vào chương trình e-learning đã được trình bày ở
chương 1 (Bảng 1.5). Phần tiếp theo chúng tôi xin trình bày quá trình xây dựng
những module trong chương trình HĐC.
2.2.2. Xây dựng module bài giảng
Module bài giảng được xây dựng bằng Word, Powerpoint và đưa vào chương
trình e-learning bởi công cụ “Hiển thị một thư mục” trong menu “Thêm một tài
nguyên”.
Các bước tạo module bài giảng:
Bước 1: tạo thư mục bài giảng:
Vào mục “Các tài liệu” trong khối điều hành. Một cửa sổ mới sẽ mở ra
với cấu trúc thư mục của vùng các tập tin (Hình 2.5).
Chọn “Tạo một danh mục”, gõ tên danh mục “BAI_GIANG”, chọn
“Tạo” để tạo thư mục mang tên BAI_GIANG.
Chọn thư mục BAI_GIANG, cửa sổ vùng tập tin sẽ hiển thị, chọn “Tải
lên một file” để đưa vào thư mục những file muốn tải lên.
Hình 2.5. Tạo danh mục và tải một file lên khóa học
Bước 2: đưa thư mục bài giảng vào khóa học
Vào menu “Thêm một tài nguyên”, chọn “Hiển thị một thư mục”.
Trong trang soạn thảo, chọn thư mục muốn hiển thị (Hình 2.6).
Chọn lưu những thay đổi để hoàn thành thêm thư mục “Bài Giảng” vào
khóa học.
Hình 2.6. Hiển thị một thư mục
Các thư mục bài tập, hóa học và đời sống, giai thoại hoá học và tài liệu tham
khảo được đưa vào khóa học hoàn toàn tương tự đưa thư mục bài giảng.
Chú ý: nếu muốn hiển thị 1 file trong khóa học chứ không phải một thư mục,
có thể tiến hành như sau:
Vào mục “Các tài liệu” trong khối điều hành.
Bên tay phải của danh sách tập tin, sẽ thấy một liên kết in đậm “Lựa
chọn” (xem Hình 2.7). Click vào liên kết đó, cửa sổ các tập tin sẽ đóng và
đường dẫn tới các tập tin sẽ được đưa vào trong tên tập tin.
Hình 2.7. Chọn file liên kết
Tên của tài nguyên bây giờ sẽ là một liên kết kích hoạt trong block nội dung.
2.2.3. Xây dựng module kiểm tra – đánh giá
Để xây dựng module kiểm tra đánh giá tiến hành như sau:
Vào menu “Thêm một hoạt động”, chọn “Đề thi”.
Đặt tiêu đề là “ĐỀ KIỂM TRA”, lựa chọn các thiết lập cho module,
click vào nút lưu những thay đổi.
Tiếp theo chọn soạn thảo, soạn thảo danh mục để tạo tên danh mục cho
đề kiểm tra.
Để đưa câu hỏi vào để kiểm tra, chọn danh mục muốn đưa câu hỏi vào,
click vào nút xổ xuống của ô tạo câu hỏi mới để lựa chọn hình thức câu hỏi
(ví dụ như câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi so khớp...) xem
Hình 2.8.
Hình 2.8. Tạo đề kiểm tra
Đưa nội dung vào câu hỏi, thiết lập các lựa chọn về điểm số, phản hồi
cho SV...
Chọn lưu thay đổi để kết thúc việc soạn thảo câu hỏi.
2.2.4. Xây dựng module diễn đàn trao đổi
Diễn đàn (Forum) là một công cụ mạnh để giao tiếp bên trong một khóa học.
Diễn đàn như một bảng thông báo trực tuyến nơi SV có thể gửi những thông điệp
tới lẫn nhau và dễ dàng theo dõi những cuộc nói chuyện. Diễn đàn là công cụ chính
để có một thảo luận trực tuyến.
Diễn đàn cho phép GV và SV giao tiếp với nhau vào bất kỳ thời gian nào, từ
bất kỳ đâu với một máy có kết nối Internet.
Moodle có ba kiểu diễn đàn cơ bản:
Một cuộc thảo luận đơn giản: mỗi người chỉ tạo ra một thảo luận trong
diễn đàn này.
Mỗi người gửi lên một thảo luận: mọi người trên lớp đều có thể bắt đầu
một thảo luận và tham gia các thảo luận.
Diễn đàn dành cho việc sử dụng thông thường: có thể có một hay nhiều
thảo luận trong diễn đàn này, và bất cứ ai với sự cho phép đều có thể gửi
nhiều thảo luận.
Để thêm một diễn đàn vào chương trình:
Chọn “Diễn đàn” (Forum) từ menu “Thêm một hoạt động”. Giao diện
hiển thị như Hình 2.9.
Điền tên diễn đàn, chọn kiểu diễn đàn muốn sử dụng, viết giới thiệu về
diễn đàn.
Chọn các tùy chọn muốn dùng cho diễn đàn.
Chọn “Lưu những thay đổi” ở cuối trang để hoàn thành việc tạo một
diễn đàn.
Hình 2.9. Thêm một diễn đàn mới
2.2.5. Trao đổi trực tuyến (Chat)
Công cụ chat trong Moodle là một công cụ truyền thông đồng bộ đơn giản, cho
phép GV và SV giao tiếp trong thời gian thực. Trong chat, mọi người cần đăng nhập
vào cùng một th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90250-LVHH-PPDH014.pdf