Luận văn Xây dựng hệ thống bài tập gây hứng thú nhằm nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông

LỜI CẢM ƠN . 1

MỤC LỤC . 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài .6

2. Mục đích nghiên cứu .6

3. Nhiệm vụ của đề tài.7

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.7

5. Phạm vi nghiên cứu .7

6. Giả thuyết khoa học.7

7. Phương pháp nghiên cứu .7

8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 9

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.9

1.1.1. Các nghiên cứu về xây dựng hệ thống bài tập hóa học.9

1.1.2. Các nghiên cứu về gây hứng thú học tập .11

1.1.3. Các nghiên cứu về bài tập gây hứng thú .11

1.1.4. Nhận xét.12

1.2. Bài tập hóa học .13

1.2.1. Tổng quan về bài tập hóa học.13

1.2.2. Những yêu cầu cơ bản đối với bài tập hóa học .14

1.2.3. Tác dụng của bài tập hóa học [35] .14

1.2.4. Xu hướng xây dựng bài tập hóa học mới [3] .15

1.3. Bài tập gây hứng thú.16

1.3.1. Khái niệm bài tập gây hứng thú .16

1.3.2. Tác dụng của bài tập gây hứng thú.16

1.3.3. Các dạng bài tập gây hứng thú .16

1.4. Thực trạng sử dụng BTHH gây hứng thú ở trường THPT .17

1.4.1. Mục đích điều tra.17

1.4.2. Đối tượng điều tra.17

1.4.3. Mô tả phiếu điều tra.18

1.4.4. Cách xử lý kết quả điều tra.18

1.4.5. Kết quả điều tra .18

pdf143 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống bài tập gây hứng thú nhằm nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng CCl4. Chất lỏng B Khí A Khóa K 63 a) Hãy cho biết hình vẽ trên minh họa cho quá trình điều chế chất khí nào trong phòng thí nghiệm. b) b) Ống nghiệm đựng dung dịch kiềm loãng có vai trò gì? c) c) Dẫn khí thoát ra lần lượt vào các ống nghiệm đựng các dung dịch sau: Br2, KMnO4. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của các phản ứng. d) d) Đốt cháy khí thoát ra trong không khí. Viết phương trình hóa học của phản ứng. Bài 3. Hãy gọi tên thay thế các anken có công thức cấu tạo thu gọn nhất như sau: a) b) c) Bài 4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn của các chất theo dãy chuyển hóa sau (cho biết A2 và A3là các sản phẩm chính): Bài 5. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Butan-2-ol 2 4H SO ñaëc→X (anken) HCl+→ Y Mg, ete khan+→ Z Trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học của phản ứng. Bài 6. Hãy điền công thức phân tử và các số thích hợp vào bảng sau: Hiđrocacbon Công thức phân tử Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (v) Tổng số (π+v) Ankan Monoxicloankan Anken Ankađien CnH2n + 2 CmH2m + 2 xt, to HBr xt, to xt, to - H2 A1 Polibutađien C4H7Br (A2, A3) Br2 xt, to - H2 A4 poliisopren C5H8Br2 (A5, A6, A7) 64 Ankin Ankylbenzen Từ đó suy ra biểu thức tính giá trị (π+v) đối với hiđrocacbon có công thức phân tử CxHy. Biểu thức này có phụ thuộc vào nguyên tố hóa trị 2 không? Áp dụng: Vitamin A có công thức phân tử C20H30O có chứa một vòng 6 cạnh, không chứa liên kết ba. Hỏi trong phân tử có mấy liên kết đôi? 2.5.4. Bài tập phát triển tư duy Bài 1. Đun nóng một ankanol X với H2SO4 đặc, thu được chất hữu cơ Y có tỷ khối hơi so với X là 1,609. Công thức phân tử của chất Y là A. C2H6O. B. CH4O. C. C3H8O. D. C4H10O. Nhận xét: Với bài tập này ta cần tư duy là sản phẩm của phản ứng tách nước ancol có thể tạo anken hoặc ete. Mà theo đề bài: MY = 1,609MX(tức MY> MX) → Y chỉ có thể là ete Ta có phương trình: 28n + 18 = 1,609(14n + 18) ⇔ n = 2 → Y là (C2H5)2O (đáp án D). Bài 2. Dẫn 0,336 lít C2H2 (đktc) vào dung dịch KMnO4 0,2M thấy tạo thành chất rắn màu nâu đen. Thể tích dung dịch KMnO4 tối thiều cần dùng để hấp thụ hết lượng khí C2H2 ở trên là A. 20 ml. B. 40 ml. C. 400 ml. D. 200 ml. Nhận xét: Đối với phương trình phản ứng khi ankin làm mất màu thuốc tím thì chương trình SGK không đề cập đến vì vậy để giải được bài toán này học sinh phải tư duy như sau: KMnO4 là chất OXH mạnh nên nguyên tử C-1 trong C2H2 sẽ bị OXH thành nhóm COOK (tức là C+3). Ta viết quá trình oxi hóa- khử và dựa vào đó ta sẽ tìm ra đáp số của bài toán mà không cần viết PTPƯ cụ thể như sau: x3 2C-1 2C+3 + 8e x8 Mn+7 + 3e  Mn+4 Suy ra: 3C2H2 + 8KMnO4 Mol: 0,015 → 0,04 (Đáp án D). Bài 3. Dẫn 0,672 lít (đktc) hỗn hợp hai ankin đồng đẳng kế tiếp đi qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thấy khối lượng kết tủa thu được lớn hơn khối lượng hỗn hợp ankin ban đầu là 4,28 gam. Hai ankin đó là A. propin và but-1-in. B. propin và but-2-in. 65 C. axetilen và propin. D. but-1-in và pent-1-in. Nhận xét: Trong dãy đồng đẳng ankin, chỉ có C2H2 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đặc biệt hơn các ank-1-in khác (thế 2 nguyên tử Ag). Giả sử cả hai ankin trong hỗn hợp đều thế 1 nguyên tử Ag thì độ tăng khối lượng Δm = 107. 0,03 = 3,21 g. Nhưng theo đề, Δm = 4,28 g > 3,21. Vậy trong hỗn hợp nhất định có C2H2 (đáp án C). Bài 4. Hiđro hoá hoàn toàn 0,1 mol anđehit X (mạch hở), cần dùng 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, nung nóng), thu được m gam ancol Y. Đốt cháy hết m gam ancol Y, thu được 0,4 mol H2O. Anđehit X có thể là A. C2H4O hoặc C2H4O2. B. C2H2O2 hoặc C2H4O2. C. C4H4O hoặc C4H4O2. D. C3H4O hoặc C3H4O2. Nhận xét: Khi anđehit X tác dụng với H2 theo tỉ lệ 1:2 thì HS cần tư duy được anđehit đó có chứa 2 liên kết π trong phân tử (có thể 1π trong C=O + 1π trong C=C hoặc 2π trong C=O) Mặt khác, bảo toàn nguyên tố H ta có: 0,1y + 0,2.2 = 0,4.2 ⇔ y = 4 Vậy X là C3H4O (CH2=CH-CHO) hoặc C3H4O2 (OHC-CH2-CHO) (đáp án D). Bài 5. Cho 2,04 gam hỗn hợp hai anđehit (đều có công thức dạng CnH2nO) vào nước brom (dư), thu được 2,68 gam hỗn hợp hai axit và có x mol Br2 đã tham gia phản ứng. Giá trị của x là A. 0,04. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,08. Nhận xét: Hai anđehit no, đơn chức (RCHO) tác dụng với nước Br2 tạo hỗn hợp hai axit no, đơn chức (RCOOH) ta có sơ đồ : RCHO → RCOOH Đề bài cho khối lượng anđehit và khối lượng axit thay vì đặt ẩn và giải pt HS có thể tư duy nhanh để suy ra: ΔM = 16 → 2Br n = ∆m ∆M = 2,68 2,04 16 − = 0,04 mol (đáp án A). Bài 6. Hỗn hợp X có tỷ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là m gam. Giá trị của m là A. 20,40. B. 18,60. C. 18,96. D. 16,80. Nhận xét: Bài này nếu không giải bằng phương pháp trung bình thì khó có thể cho được kết quả chính xác do học sinh lúng túng tưởng như bài thiếu dữ kiện. Thông thường học sinh sẽ đặt công thức trung bình nếu như chưa biết công thức thật của chất nhưng bài này cho chất 66 cụ thể ta gọi công thức trung bình cho cách giải được gọn hơn. Công thức trung bình của hỗn hợp là C3Hy (do ba chất đều có 3C và chỉ có số H khác nhau). Ta có: M = 42,4 → 36 + y = 42,4 ⇔ y = 6,4 C3Hy → 3CO2 + 3,2H2O 0,1→ 0,3 0,32 mol m = 0,3.44 + 0,32.18 = 18,96 g (đáp án C). Bài 7. Trung hoà hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp hai axit cacboxylic cần vừa đủ 0,17 mol KOH (trong dung dịch), tạo ra 15,12 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hết 0,1 mol hỗn hợp hai axit này, thu được 5,376 lít CO2 (đktc). Hai axit đó là A. HOOC-COOH và HCOOH. B. HOOC-CH2-COOH và CH3COOH. C. HOOC-CH2-COOH và HCOOH. D. CH3COOH và C2H5COOH. Nhận xét. Để giải bài này HS cần tư duy từng bước như sau: Số nhóm chức trung bình: x = 0,17 0,1 = 1,7 → loại đáp án D Số nguyên tử C trung bình: n = 0,24 0,1 = 2,4 → loại đáp án A Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp muối: 15,12 0,1 = 151,2 g/mol Khối lượng mol trung bình của gốc hiđrocacbon: R = 151,2 – 83. 1,7 = 10,1 → chọn đáp án C. Bài 8. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là A. Vm 2a 22,4 = − . B. Vm 2a 11,2 = − . C. Vm a 5.6 = + . D. Vm a 5.6 = − . Nhận xét: Vì các ancol là no đơn chức nên từ phương trình đốt cháy ta suy ra: 2 2O(ancol) ancol H O CO a Vn n n n 18 22,4 = = − = − Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 67 ancol C H O(ancol) V a a Vm m m m m .12 .2 ( ).16 22,4 18 18 22,4 Vm a . 5.6 = = + + = + + − ⇒ = − (Đáp án D). Bài 9. Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. Thành phần % theo thể tích của hỗn hợp là: A. 18,52% ; 81,48%. B.45% ; 55%. C. 28,13% ; 71,87%. D. 25% ; 75%. Nhận xét: Với bài này nếu HS viết PTHH từng chất riêng sẽ không thể giải ra. HS cần tư duy từ việc đề bài cho đốt hỗn hợp khí thu được tổng CO2 và H2O để đặt công thức trung bình của 2 hidrocacbon đã cho. Cụ thể: Đặt CTPT trung bình của etan và propan là: n 2n 2C H + Phản ứng cháy : n 2n 2 2 2 2C H O nCO (n 1)H O+ + → + + Theo giả thiết ta có : n 1 15 n 2,75 n 11 + = ⇒ = Áp dụng sơ đồ đường chéo cho số nguyên tử cacbon trung bình của 2 chất ta có: 2 6 3 8 C H C H n 3 2,75 0,25 25% n 2,75 2 0,75 75% − = = = − (đáp án B). Bài 10. Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2và z mol H2O (với z = y - x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3(dư) thu được y mol CO2. Tên của E là A. axit oxalic. B. axit acrylic. C. axit ađipic. D. axit fomic. Bài 11. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon (tỉ lệ số mol 1 : 1) có công thức đơn giản nhất khác nhau, thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Các chất trong X là A. một ankan và một ankin. B. hai ankađien. C. hai anken. D. một anken và một ankin. Bài 12. Đun nóng một ancol no, đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc, thu được chất hữu cơ Y có tỷ khối so với X là 0,7. Công thức phân tử của X là A. C2H4O. B. C3H8O. C. CH4O. D. C4H10O. Bài 13. Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 68 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là A. CnH2n - 1CHO (n ≥ 2). B. CnH2n - 3CHO (n ≥ 2). C. CnH2n (CHO)2 (n ≥ 0). D. CnH2n + 1CHO (n ≥ 0). Bài 14. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là A. C3H4. B. C2H6. C. C3H6. D. C3H8. Bài 15. Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, t0), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là A. C2H2. B. C5H8. C. C4H6. D. C3H4. Bài 16. Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là A. C2H6 và C3H8. B. C3H6 và C4H8. C. CH4 và C2H6. D. C2H4và C3H6. Bài 17. Hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2g H2O. Hiđrocacbon Y là A. CH4. B. C2H2. C. C3H6. D. C2H4. Bài 18. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C4H6O4 + 2NaOHđ → 2Z + Y. Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau PƯ tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là A. 44 đvC. B. 58 đvC. C. 82 đvC. D. 118 đvC. Bài 19. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon (tỉ lệ số mol 1 : 1) có công thức đơn giản nhất khác nhau, thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Các chất trong X là A. một ankan và một ankin. B. hai ankađien. C. hai anken. D. một ankan và một anken. 69 Bài 20. Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là A. C4H4. B. C2H2. C. C4H6. D. C3H4. 2.5.5. Bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm 2.5.5.1. Bài tập gắn với thực tiễn • Bài tập tự luận Bài 1. Trong gan cá mập có chứa chất squalen có công thức phân tử là C30H50. Hãy tính độ không no của nó. Bài 2. Menton (mùi bạc hà) có công thức phân tử C10H18O, chỉ chứa 1 liên kết đôi. Hỏi nó có cấu tạo mạch hở hay mạch vòng? Bài 3. Vitamin A có công thức phân tử C20H30O có chứa 1 vòng 6 cạnh, không chứa liên kết ba. Hãy cho biết trong phân tử có mấy liên kết đôi. Bài 4. Thành phần chủ yếu của chất trong trong mùi thơm của dứa là một chất chứa 62,04% C và 10,41%H theo khối lượng, M=110±10. Tìm CTCT của hợp chất trên. Bài 5. Khí thoát ra từ hầm bioga (có thành phần chính là khí metan) được dùng để đun nấu thường có mùi rất khó chịu. Nguyên nhân chính gây ra mùi đó là do khí metan có lẫn khí hiđro sunfua trong quá trình lên men, phân huỷ chất hữu cơ trong phân động vật. Theo em, ta phải làm thế nào để khắc phục điều đó? Bài 6. Hãy ghép các cụm từ cho ở cột bên phải vào chỗ trống trong các câu cho ở cột bên trái: a) Trong bình gas để đun nấu có chứa các ankan A. C3-C4 b) Trong nến chứa các ankan... B. C6-C10 c) Trong xăng có chứa các ankan C. C10-C16 d) Trong dầu hỏa có chứa các ankan D. >C20 Bài 7. Để đơn giản ta xem một loại xăng là hỗn hợp pentan, hexan có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 38,8. Cần trộn hơi xăng và không khí (20% thể tích là oxi) theo tỉ lệ thể tích như thế nào để vừa đủ đốt cháy hoàn toàn xăng? Bài 8. Thành phần chính của một loại nến là hiđrocacbon có công thức phân tử C25H52. Cần bao nhiêu lít không khí ở đktc (20% thể tích là oxi) để đốt cháy hoàn toàn một cây nến nặng 35,2 gam? 70 Bài 9. Vì sao khi ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Bài 10. Trước đây phần lớn axetilen được sản xuất từ đất đèn. Phương pháp này có nhược điểm gì? Tại sao không nên xây dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân? Ngày nay axetilen được sản xuất bằng cách nào? Bài 11. Etilen được dùng để kích thích trái cây mau chín. Nó cũng là một trong các sản phẩm sinh ra khi trái cây chín. Điều gì xảy ra khi để những trái cây chín bên cạnh trái cây xanh? Bài 12. Vì sao xoong chảo đun trên bếp dầu thường bị đen hơn đun trên bếp gas? Bài 13. Những người thiếu vitamin A thường được khuyên nên ăn các quả chín, củ có màu đỏ hoặc vàng da cam như cà rốt, đu đủ, bí ngô, cà chua, gấc. Hãy giải thích vì sao. Bài 14. Tại sao khi cho etanol vào nước thì thể tích hỗn hợp thu được lại giảm so với tổng thể tích hai chất ban đầu? Bài 15. Trước kia người ta sản xuất phenol từ clobenzen. Hiện nay phương pháp chủ yếu điều chế phenol trong công nghiệp là đi từ benzen qua isopropylbenzen. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Bài 16. Vì sao khi dùng axeton để lau sơn móng tay lại cảm thấy móng tay rất mát? Bài 17. Vì sao khi bị muỗi đốt nếu bôi vào vết muỗi đốt ít nước xà phòng sẽ cảm thấy bớt ngứa, xót? Bài 18. Vì sao khi không may bị ong đốt, dùng vôi bôi vào chỗ ong đốt sẽ đỡ đau? Bài 19.a) Vì sao khi lên men rượu thì cần ủ kín còn lên men giấm lại để thoáng? b) Vì sao để sản xuất giấm ăn người ta dùng phương pháp lên men giấm mà không dùng axit axetic pha loãng? Bài 20. Quá trình lên men giấm ngoài tinh bột, đường, rượu nhạt, người ta còn cho thêm vào giấm gốc và trái cây (chuối chín, dứa, xoài). Cho biết vai trò của từng chất cho thêm vào. Chất lượng giấm sẽ thế nào nếu giấm để lâu? Bài 21. Vì sao khi ăn trái cây không được đánh răng ngay? Bài 22. Khi cơ thể thiếu vitamin A, niêm mạc bị thoái hóa, giác mạc bị hư hại, mắc bị bệnh quán gà, khô mắt, thậm chí có thể bị hỏng mắt. Nhờ tác dụng của enzim carotennaza có trong gan, một phân tử caroten (có trong cà rốt, đu đủ, bí đỏ, rau ngót) được chuyển hóa thành hai phân tử vitamin A. Caroten có công thức phân tử là C40H56, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Khi hiđro hóa hoàn toàn caroten thu được hiđrocacbon no C40H78. Xác định số nối đôi trong phân tử caroten. 71 • Bài tập trắc nghiệm Bài 1. Xung quanh các nhà ga phục vụ thường có mùi dễ nhận của xăng dầu nghĩa là có sự hiện diện của các phân tử khí xăng dầu trong không khí. Điều thú vị là mặc dù không khí chứa oxi nhưng xăng dầu dường như không phản ứng. Sự giải thích nào sau đây là tốt nhất cho sự mô tả này? A. Xăng dầu đã chứa thêm một chất nào đó ngăn cản việc nó phản ứng với oxi. B. Xăng dầu và oxi đã phản ứng với nhau và sản phẩm của nó có mùi mà chúng ta ngửi thấy. C. Tại áp suất và nhiệt độ phòng, xăng dầu ở thể lỏng vì vậy lượng ở thể khí là không đáng kể. D. Tại nhiệt độ phòng, phần lớn các phân tử xăng dầu và oxi không có đủ năng lượng động học để phản ứng. Bài 2. Điều nào sau đây không đúng khi nói về mentol và menton? A. Là dẫn xuất chứa oxi của tecpen. B. Có trong tinh dầu hoa hồng. C. Dùng để chế thuốc chữa bệnh. D. Dùng để cho vào bánh kẹo. Bài 3. Tecpen và dẫn xuất chứa oxi của tecpen tập trung ở các bộ phận nào của các loài thảo mộc? A. Lá. B. Thân cây. C. Rễ. D. Tất cả các bộ phận trên. Bài 4. Để khai thác tecpen, người ta thường dùng phương pháp nào? A. Chưng cất thường. B. Chưng cất lôi cuốn hơi nước. C. Chưng cất ở áp suất thấp. D. Chưng cất phân đoạn. Bài 5. Trong dầu mỏ, nguyên tố nào có thành phần khối lượng lớn nhất? A. Cacbon. B. Lưu huỳnh. C. Hidro. D. Oxi. Bài 6. Vitamin C có công thức phân tử là C6H8O6. Công thức đơn giản nhất của vitamin C là A. CH2O. B. C6H8O6. 72 C. C3H4O3. D. Một công thức khác. Bài 7. Trên nhãn chai cồn y tế ghi “Cồn 700 ”. Cách ghi đó có ý nghĩa nào sau đây ? A. Cồn này sôi ở 700. B. 100 ml cồn trong chai có 70 mol etanol nguyên chất. C.100 ml cồn trong chai có 70 ml etanol nguyên chất. D. Trong chai cồn có 70 ml etanol nguyên chất. 2.5.5.2. Bài tập thực nghiệm • Bài tập trắc nghiệm Bài 1. Quá trình sản xuất nhựa PVC theo sơ đồ: C2H2 + HX → A→PVC. X là A. clo. B. brom. C. iot. D. flo. Bài 2. Cho sơ đồ quá trình điều chế glixerol như sau: Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. Cl-CH2-CH(Cl)-CH3. B. Cl-CH2-CH=CH2. C. Cl-CH2-CH2-CH2-Cl. D. CH3-CH=CH-Cl. Bài 3. Cho sơ đồ sản xuất đồng thời hai chất X và Y trong công nghiệp: C6H6 3 6 + C H→ C9H12 → X + Y Chất X tác dụng với nước Br2 khi có xúc tác axit, chất Y tác dụng dễ dàng với nước Br2 không cần xúc tác. Vậy X, Y lần lượt là A. glixerol, axeton. B. phenol, axeton. C. axeton, phenol. D. axeton, styren. Bài 4. Dùng một hoá chất nào sau đây để nhận biết stiren, toluen, phenol ? A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HNO3. Bài 5. Có 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ bị mất nhãn: ancol etylic, toluen, phenol, axit fomic. Để nhận biết 4 chất đó có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây ? A. Quỳ tím, nước Br2, dung dịch NaOH. B. Dung dịch Na2CO3, nước Br2, Na. C. Quỳ tím, nước Br2, dung dịch K2CO3. Cl2 (1:1) +C3H6 Glixerin (glixerol)X Y 73 D. Na, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3 trong NH3. Bài 6. Chỉ dùng thêm một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết các chất: ancol etyli c, axit axetic, glixerol, glucozơ đựng trong 4 lọ mất nhãn ? A. Dung dịch AgNO3 trong NH3. B. Quỳ tím. C. CaCO3. D. Cu(OH)2. Bài 7. Để loại bỏ SO2 có lẫn trong C2H4 người ta cho hỗn hợp khí qua dung dịch A. KMnO4. B. Ca(OH)2. C. K2CO3. D. Br2. Bài 8. Muốn tách C2H5OH có lẫn một ít nước người ta dùng cách nào sau đây? A. Cho CaO khan vào rượu. B. Cho Na2SO4 khan vào rượu. C. Cho CaCl2 khan vào rượu. D. Cho tác dụng một ít Na rồi đem chưng cất. Bài 9. Để tách các chất trong hh gồm ancol etylic, anđehit axetic, axit axetic cần dùng các d d: A. NaHCO3, HCl và NaOH. B. NaHSO3, HCl và NaOH. C. AgNO3/NH3, NaOH và HCl. D. NaHSO4, NaOH và HCl. Bài 10. Cho hỗn hợp but-1-in và but-2-in, để tách hai hiđrocacbon này cần dùng dung dịch: A. AgNO3. B. Br2. C. AgNO3/NH3, HCl. D. KMnO4. Bài 11. Chọn nhóm thuốc thử nào trong các nhóm thuốc thử sau để tách vinyl axetilen ra kh ỏi hỗn hợp gồm vinyl axetilen và butan ? A. Dung dịch AgNO3 / NH3 ; dung dịch HCl. B. Dung dịch Br2 ; Zn. C. Dung dịch KMnO4 ; dung dịch H2SO4. D. Cả A, B đều đúng. Bài 12. Có hỗn hợp khí gồm: SO2,CO2, C2H4. Chọn nhóm thuốc thử nào sau đây để tách thu C2H4 tinh khiết ? A. Vôi sống và nước cất. B. Dung dịch brom và kẽm. C. Dung dịch thuốc tím và H2SO4 đặc. 74 D. Dung dịch bạc nitrat và HCl đặc. Bài 13. Để tách CH3CHO khỏi hỗn hợp gồm CH3CHO,CH3COOH, CH3OH, CH3OCH3 cần dùng A. dd HCl. B. dd AgNO3/NH3. C. dd NaHSO3và HCl. D. dd NaOH. Bài 14. Dùng các chất nào sau đây để tách CH3COOH khỏi hỗn hợp gồm CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO? A. NaOH, H2SO4. B. HCl, Na. C. NaHSO3, Mg. D. HNO3, K. Bài 15. Axeton được điều chế bằng cách oxi hóa cumen nhờ oxi, sau đó thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng. Để thu được 145 gam axeton thì lượng cumen cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều chế đạt 75%) là A. 300 gam. B. 600 gam. C. 500 gam. D. 400 gam. • Bài tập tự luận Bài 1. Hãy nhận biết các chất trong các dãy sau đây bằng phương pháp hóa học: a) Toluen, phenol, ancol etylic, axit axetic. b) p-crezol, ancol benzylic, benzyl clorua. c) Stiren, etylbenzen, 2-phenyl etanol, 2-etylphenol. Bài 2. Để rửa sạch ống nghiệm có dính phenol tại sao người ta không dùng nước mà dung dung dịch Na2CO3? Bài 3. Khán giả rất kinh ngạc khi nhà ảo thuật đốt cháy tờ 100USD cũ bằng hỗn hợp etanol và nước. Ngọn lửa màu xanh xuất hiện, nhưng khi được dập tắt, tờ tiền giấy vẫn còn nguyên vẹn. Giải thích hiện tượng trên. Bài 4. Xắn tay áo rồi nhúng cả bàn tay và cổ tay vào chậu nước. Sau đó nhỏ vài giọt axeton vào lòng bàn tay và châm nhanh ngọn lửa đèn cồn. Bàn tay sẽ bắt lửa và bốc cháy. Sau khi axeton cháy xong bàn tay vẫn không bị bỏng. Giải thích hiện tượng trên. Bài 5. Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ không tan trong nước tách được từ thực vật bằng cách cất lôi cuốn hơi nước. Eugenol là thành phần chính của tinh dầu hương nhu. Anetol là thành phần chính của tinh dầu hồi. Carvacrol tách từ tinh dầu cây hồi dại. OH OCH3 CH2 CH CH2 OCH3 CH CH CH3 CH3 CH(CH3)2 OH 75 Eugenol Anetol Carvacrol a) Hãy phân biệt chúng bằng phương pháp hóa học, có viết phương trình phản ứng. b) Hãy đề nghị phương pháp thuận lợi cho phép tách lấy eugenol từ tinh dầu hương nhu. Bài 6. Polistiren là một loại nhựa được dùng sản xuất các dụng cụ văn phòng như thước kẻ, vỏ bút bi, ê ke Trong công nghiệp có thể điều chế polistiren từ benzen và etilen theo sơ đồ sau: Benzen → Y → Z → polistiren (PS) a.Xác định X, Y. b. Từ 1 tấn benzen cần tối thiểu bao nhiêu m3 (đktc) khí etilen và tạo thành bao nhiêu kg polistiren, biết rằng hiệu suất mỗi giai đoạn đều bằng 80%. Bài 7. Người ta có thể điều chế polibutađien (dùng sản xuất cao su buna) từ gỗ theo sơ đồ các quá trình chuyển hoá và hiệu suất giả thiết như sau: 35% 6 12 6?G C H O→ ( ) 80% 6 12 6 2 5 2 60% 2 5 4 6 2 2 100% 4 6 4 6 n C H O 2C H OH 2CO 2C H OH C H 2H O H nC H C H → + → + + → Tính lượng gỗ cần để sản xuất 1 tấn polibutađien ? Bài 8. Thuốc chữa ghẻ ĐEP (đietyl phtalat) được điều chế từ nguồn nguyên liệu đầu là naphatalen theo sơ đồ các quá trình chuyển hoá và hiệu suất sau: O2 (kk), VO, 460-480oC H = 75% O O O + S¶n phÈm phô Tính khối lượng naphtalen, khối lượng ancol etylic để điều chế 100kg thuốc ĐEP. 2.5.6. Bài tập có chứa câu chuyện (lịch sử, hiện đại) Bài 1. Lịch sử của benzen C C O O O COOC2H5 COOC2H5 H SO2 4 2 5 2H 85% 2C H OH H O = + → + 76 Kể từ khi Berzelius đặt ra cụm từ “Hoá học hữu cơ”(1807),trong suốt lịch sử 200 năm, benzene vẫn được coi là biểu tượng của ngành hoá học hữu cơ, câu chuyện về lịch sử tìm ra cấu trúc của benzene đến nay vẫn là một câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn. Bởi khi bạn nhìn thấy hay vẽ ra hình vẽ đơn giản bên trên, hình vẽ ấy không đơn giản như bạn tưởng, nó ẩn chứa trong mình một câu chuyện lịch sử thú vị diễn ra trong buổi đầu lịch sử hoá học hữu cơ, câu chuyện đi tìm chân lý của các nhà hoá học lỗi lạc thế kỷ XIX. Lịch sử của benzene là một trong những câu chuyện kích thích sự tò mò nhất trong khoa học. Nó bắt đầu vào năm 1825, khi M.Faraday lần đầu tiên chế tách được benzen bằng cách đun nóng mỡ cá voi đặc. Cấu trúc vòng phẳng của benzene lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1861 bở nhà Vật Lý học, Hoá lý học người Áo Johann Josef Loschmidt.Năm 1865, August Kekule đã đề xuất một cấu trúc vòng phẳng khác, trong đó liên kết đôi nằm xen kẽ với liên kết đơn. Ở thời điểm đó, việc phát hiện ra cấu trúc chính xác của vòng benzene đã thể hiện được tài năng xuất chúng của Kekule và cấu trúc đó đã được sử dụng cho tới ngày nay. Câu 1. Tính chất hóa học nào sau đây của benzen là đúng? A. Làm mất màu nước brom. B. Làm mất màu thuốc tím khi đun nóng. C.Tác dụng với clo (chiếu sáng) tạo thuốc trừ sâu 666. D. A, B, C đều đúng. Câu 2.Thuốc thử duy nhất để nhận biết ba chất lỏng :benzen, stiren, toluen là A. dd KMnO4. C. dd Br2. B. dd NaOH. D. dd HNO3 đặc/ H2SO4đ. Câu 3. Khối lượng trinitrobenzen thu được khi cho 7,80 gam benzen tác dụng với dung dịch HNO3dư (xúc tác H2SO4đ) với H = 70% là: A.21,20 g. B. 14,84 g. C. 12,20 g. D. 18,40 g. 77 Bài 2. Câu chuyện về thuốc sát trùng Ngày 17/6/1865, thuốc sát trùng đã được sử dụng lần đầu tiên bởi bác sĩ phẫu thuậtngười Anh Joseph Lister (1827 - 1912). Năm 1861, Joseph Lister được bổ nhiệm làm bác sĩ phẫu thuật tại bệnh xá Hoàng giaGlasgow. Tại đây, ông nhận thấy có đến 45% – 50% bệnh nhân bị chết do nhiễm trùng vết thương. Ông đã dựa vào lý thuyết của Louis Pasteur (1822 - 1895) cho rằng nhiễm trùng là do vi sinh vật. Chính vì vậy, ông đã sử dụng axit phenolic (phenol) để khử trùng dụng cụ giải phẫu và làm sạch vết thương. Kết quả là tỷ lệ tử vong trong các ca phẫu thuật của ông đã giảm đáng kể. Lister đã giảm được 15% tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng vết thương tại bệnh xá Glasgow trong vòng bốn năm nhờ thuốc sát trùng. Ngoài ra, ông còn dùng phenol để làm trong nguồn nước trong các bể cống và rửa vết thương trong những trường hợp gãy xương hở. Những phát hiện đó của ông về phenol được sử dụng cho tới ngày nay. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai khi n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_7075820654_9848_1871476.pdf
Tài liệu liên quan