Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “Sóng” và “Đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản )

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CÁM ƠN . 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 3

MỤC LỤC . 4

MỞ ĐẦU. 6

1. Lí do chọn đề tài.6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.8

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.16

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .16

5. Phương pháp nghiên cứu .16

6. Đóng góp của luận văn .17

7. Cấu trúc luận văn.17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU18

1.1. Cơ sở lí luận.18

1.1.1. Khái niệm câu hỏi .18

1.1.2. Hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm văn

chương.22

1.2. Cơ sở thực tiễn.41

1.2.1. Phương thức dạy học TPVC hiện nay.41

1.2.2. Quan hệ tương tác GV-HS qua hệ thống câu hỏi.43

1.2.3. Nhận xét tình hình nêu câu hỏi qua thực tế dạy học .44

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍCH CỰC

TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM TRỮ TÌNH “ SÓNG” (XUÂN QUỲNH) VÀ

“ĐẤT NƯỚC” (NGUYỄN KHOA ĐIỀM) . 47

2.1. Những định hướng của việc dạy học tác phẩm văn chương theo quan điểm giáo

dục tích cực .47

2.1.1. Dựa vào đặc trưng của tác phẩm văn chương trong nhà trường vừa là nguồn

thông tin thẩm mĩ vừa là công cụ giáo dục .47

2.1.2. Dựa vào mô hình dạy học TPVC với vai trò học sinh là chủ thể cảm thụ sáng tạo

phù hợp với đặc trưng của quy luật tiếp nhận nghệ thuật .49

2.1.3. Dựa vào đặc điểm của quá trình tiếp nhận nghệ thuật ở bạn đọc - học sinh.51

2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong

dạy học tác phẩm “Sóng” (Xuân Quỳnh) và đoạn thơ “Đất Nước” (Nguyên Khoa

Điềm) .545

2.2.1. Những căn cứ của việc xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập54

2.2.2.Xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy tác

phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh và đoạn thơ “Đất Nước” trích chương V trường ca “

Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm .56

2.3.Hướng triển khai hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy

học tác phẩm “ Sóng” của Xuân Quỳnh và đoạn thơ “Đất Nước” trích chương V

trường ca “ Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm .78

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM . 80

3.1. Mục đích thực nghiệm.80

3.2. Đối tượng thực nghiệm.80

3.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm.80

3.2.2. Chọn bài thực nghiệm .80

3.3. Kế hoạch thực nghiệm.80

3.3.1. Thời gian thực nghiệm .80

3.3.2. Công việc thực nghiệm .80

3.3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm.81

3.3.4. Thuyết minh về giáo án thực nghiệm.100

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm.102

3.4.1. Kết quả thực nghiệm .102

3.4.2. Đánh giá kết quả.104

3.5. Bài học rút ra từ chương thực nghiệm.108

3.5.1. Những thuận lợi.108

3.5.2. Một số vấn đề khó khăn .109

PHẦN KẾT LUẬN. 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113

pdf140 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập trong việc dạy học tác phẩm trữ tình “Sóng” và “Đất nước” lớp 12 (chương trình cơ bản ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có gắn bó mật thiết với cuộc sống và con người do nhà văn gửi gắm tới bạn đọc. Điều quan trọng là GV nắm bắt được những câu hỏi, những tình huống có vấn đề từ tác phẩm và tầm đón nhận của HS để tổ chức cho HS đối thoại một cách tích cực, hiệu quả. Vì thế, cần tạo không khí thực sự dân chủ trong giờ học để mỗi HS không phải là một thực thể thụ động. Các em không chỉ phát triển khả năng nhận thức TPVH mà còn phát triển nhiều mặt như sự bộc lộ nhân cách, sự trau dồi khả năng giao tiếp. Thông qua những giờ học như vậy, HS có dịp bộc lộ sự cảm nhận của mình về TPVH và GV cũng có cơ hội đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của HS để GV kịp thời điều chỉnh và phát huy. Để tổ chức tốt giờ học đối thoại, GV phải xử lí nhiều quan hệ phức tạp. GV không chỉ vững vàng kiến thức về tác phẩm văn chương mà phải có PPDH phù hợp, biết dự đoán những tình huống nảy sinh trong sự tiếp nhận của HS. Ngoài sự dẫn dắt, giới thiệu, thuyết trình, GV biết cách tổ chức cho HS tham gia vào quá trình đối thoại sao cho trật tự, logic, có định hướng mà vẫn đảm bảo không khí cởi mở của giờ văn. Tổ chức giờ học đọc hiểu theo kiểu đối thoại là căn cứ vào đặc trưng của TPVC và LTTN. TPVC - nhất là những tác phẩm văn chương xuất sắc - bao giờ cũng là những VB nghệ thuật đa nghĩa. Tiếng nói của nhà văn qua tác phẩm là tiếng nói đa thanh, đa giọng. Hơn nữa, LTTN cũng đã đề cập đến quy luật tiếp nhận. Do đó, không thể hiểu VB-TP một cách máy móc, rập khuôn mà việc hiểu TP có độ chênh và khoảng cách không trùng nhau và mang tính sáng tạo. Hiểu được quy luật này, GV tổ chức giờ học đọc - hiểu sao cho vừa đảm bảo tính sư phạm vừa phù hợp với quy luật tiếp nhận TP-VB văn chương. Để tổ chức tốt quá trình đối thoại trong giờ văn, câu hỏi có vai trò vô cùng quan trọng. Vì câu hỏi không chỉ nêu những vấn đề cho HS suy nghĩ trả lời mà còn nối kết liên hoàn của hoạt động dạy học.Vì thế, trong giờ văn, GV cần xây dựng câu hỏi đảm bảo sự gắn kết phần trước, phần sau, logic, hệ thống và hấp dẫn đối với HS. 56 2.2.1.2.Câu hỏi then chốt và câu hỏi phụ trợ Trong mỗi giáo án đọc – hiểu, GV sử dụng nhiều dạng câu hỏi như đã nêu ở phần trên. Tuy nhiên, hai loại câu hỏi: câu hỏi then chốt và câu hỏi phụ trợ không thể thiếu được. Câu hỏi then chốt là dạng câu hỏi bao quát nội dung học tập cơ bản, không thể không hỏi, có liên quan đến ý chính của bài học. Về số lượng, trong mỗi bài học, câu hỏi chốt thường không nhiều, khoảng từ 3 đến 5 câu. Câu hỏi chốt có tác dụng hình thành khái niệm trung tâm, hướng vào nội dung chính của bài học hoặc kĩ năng. Câu hỏi phụ trợ được chuẩn bị dưới dạng các tình huống dự kiến giả định. Còn từ ngữ, câu cụ thể của chúng thì chưa xác định được, vì loại câu hỏi này chỉ thật sự nảy ra tuỳ theo tình huống cụ thể tại thời điểm đó. Tuy vậy, loại câu hỏi này vẫn có định hướng rõ ràng, vì nó có vai trò quyết định tương tác, thảo luận và duy trì tư tưởng bài học được liên tục, các tình huống được sinh động, hấp dẫn. Câu hỏi chốt và câu hỏi phụ trợ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Câu hỏi phụ trợ có vai trò dẫn dắt, gợi mở, duy trì quá trình tương tác của giờ học. Vì thế, nó là đòn bẩy để HS hiểu được yêu cầu về nội dung của câu hỏi chốt. Ngược lại, câu hỏi chốt được HS hiểu rõ nhờ các câu hỏi phụ trợ. 2.2.2.Xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh và đoạn thơ “Đất Nước” trích chương V trường ca “ Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm 2.2.2.1.Những vấn đề cơ bản của tác phẩm “ Sóng” (Xuân Quỳnh) và đoạn thơ “ Đất Nước” – trích chương V trường ca “ Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm 2.2.2.1.1.Đối với tác phẩm “ Sóng” của Xuân Quỳnh, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu * Về tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988), là gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, quê quán ở làng La Khê, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Quê hương thi sĩ có dòng sông Nhuệ hiền hoà, là vùng quê lúa, quê lụa, vùng quê thi ca. Cả cuộc đời của chị đều gắn bó với những hoạt động nghệ thuật. Năm 1955, gia nhập đoàn ca múa Trung ương, làm diễn viên múa. Sau đó làm báo, sáng tác thơ, biên tập viên nhà xuất bản, Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khoá III. 57 Xuân Quỳnh viết đều, viết khoẻ, sức sáng tạo dồi dào, sống hết mình cho thơ, cả cuộc đời trả giá cho những vần thơ bất tử “nhà thơ tài ba trong giới thơ phụ nữ”, có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học thật đáng quý. Các tác phẩm Tơ tằm – chồi biếc(1963), Hoa dọc chiến hào(1968), Gió Lào cát trắng(1974), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989) đã làm rạng rỡ tên tuổi của chị trong nền thi ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hiền hậu, nhiều lo sâu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Ngôn ngữ thơ giản dị, ý thơ sâu lắng. “Đọc những tác phẩm của Xuân Quỳnh, chúng ta gần như hình dung được chị đã sống ra sao, đã yêu thương day dứt những gì? Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo của mình, các sáng tác của Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống"( Lưu Khánh Thơ) * Về hoàn cảnh sáng tác: Trong một lần đi thực tế tại biển Diêm Điền ( Thái Bình), nhìn những đợt sóng biển vỗ vào bờ, nhà thơ lấy đó làm nguồn cảm hứng sáng tác. Bài thơ ra đời năm 1967 in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”, ra đời trong không khí ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, cần nhấn mạnh hoàn cảnh lịch sử của đất nước: Giữa những ngày sôi sục, căng thẳng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, những vần thơ tình của Xuân Quỳnh vẫn chào đời và bất tử. * Ý nghĩa hình tượng “sóng” và “em” GV tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa của hai hình tượng “sóng” và “em”, xuyên suốt bài thơ. “Sóng” có trạng thái động, là ẩn dụ cho tâm trạng của người đang yêu, là sự hoá thân của cái tôi trữ tình. Bài thơ còn có một hình tượng nữa là “em”, thể hiện cái tôi trữ tình của tác giả. Hai hình tượng trữ tình này đan cài quấn quýt với nhau như hình với bóng, tuy hai mà một, lúc đồng hiện, lúc phân đôi lúc hoà nhập vào nhau nhằm diễn tả một cách đầy đủ, sâu sắc và thấm thía những khát vọng tình yêu đang dâng trào mãnh liệt trong trái tim nhà thơ * Những cung bậc của giai điệu tình yêu là nội dung mà GV hướng dẫn HS khai thác, khám phá để từ đó, hình thành ở các em ý nghĩa và giá trị nhân văn, cao đẹp của bài thơ. “Sóng” và “em” có nhiều cung bậc: Dữ dội, dịu êm, khao khát, thao thức, trăn trở, nhớ nhung, thủy chung và trường tồn. 58 - Trạng thái không bình lặng vừa phong phú vừa phức tạp trong trái tim đang cồn cào khát vọng tình yêu của người con gái được gợi ra từ những âm điệu của sóng “Dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ”, mang hai trạng thái đối lập nhau. Lúc trời đẹp, sóng dịu êm, lặng lẽ, lúc bão giông sóng dữ dội, ồn ào. Câu thơ năm chữ nhịp điệu như nhịp sóng. Con sóng trong thơ Xuân Quỳnh có lúc dữ dội, ồn ào nhưng vẫn hằng mong sự lặng lẽ, tìm về với bến bờ của dịu êm ngọt ngào, rất nữ tính, rất phù hợp với tâm hồn của người con gái. - Tình yêu cần được giãi bày, chia sẻ, luôn trăn trở tự tìm hiểu, tự hỏi mình cũng như muốn vươn mình tìm đến đại dương mênh mông để sống với những khát vọng. “Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” Sóng khao khát khám phá, nhận thức. Ở không gian dòng sông chật hẹp, sóng không chấp nhận, nó vươn mình tới đại dương bao la, bộc lộ những cung bậc tình cảm, sống với những khát vọng to lớn. Chữ “bể” âm mở gợi không gian vô tận không có điểm dừng. Ở đây, ta thấy được quan niệm mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu đôi lứa. Xuân Quỳnh đã chủ động bày tỏ khát vọng tình yêu của mình nếu “ Sông không hiểu nổi mình” thì “ Sóng tìm ra tận bể”. Một Xuân Quỳnh rất táo báo, chân thành và mãnh liệt. Điều này khác với người phụ nữ xưa thường nhút nhát, e ngại thụ động khi nói về tình yêu. Nỗi khát vọng tình yêu rạo rực trong trái tim con người nhưng mãnh liệt nhất là tuổi trẻ, bởi tuổi trẻ chất chứa bao khát vọng tình yêu “Ôi con sóng ngày xưa Bồi hồi trong ngực trẻ” Sóng và tình yêu luôn bất biến vĩnh hằng, tình yêu là câu chuyện muôn đời và không bao giờ mất. Từ xa xưa, cha ông ta đã ca ngợi mối lương duyên kỳ ngộ giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng và chàng trai nghèo mò cua bắt tép ven dòng sông Hồng trong “ Chử Đồng Tử”. Cụ Nguyễn Du đã ca ngợi mối tình đẹp đẽ, lãng mạn, thuỷ chung, nồng nàn, một mối tình vượt thời gian không gian và làm say đắm lòng người giữa Thuý Kiều và Kim Trọng trong “ Truyện Kiều”. Như vậy, có thể nói mượn hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã cảm nhận tình yêu ở nhiều mức độ, sâu sắc và trường tồn. - Tình yêu là một điều bí ẩn không thể giải thích được bằng lí lẽ thông thường. Nhà thơ muốn tìm căn nguyên, nơi khởi đầu của tình yêu nhưng câu trả lời thật khó khăn. Thiên nhiên kì bí có thể lí giải được, ngược lại tình yêu thì không thể. “Trước muôn trùng sóng bể 59 .. Từ nơi nào sóng lên” Điệp ngữ “em nghĩ”nói lên những suy tư, thao thức, lo lắng, đặt ra nhiều câu hỏi. Nghĩ về anh rồi mới nghĩ đến em là phẩm chất tốt đẹp, giàu đức hi sinh, hồn hậu, bao dung chở che của người phụ nữ. Ta có thể tìm thấy vẻ đẹp ấy trong những vần thơ Lưu Quang Vũ viết về vợ của mình sau này: “Biết ơn em, em từ miền cát gió /Về với anh bông cúc nhỏ hoa vàng /Anh thành người có ích cũng nhờ em /Anh Biết sống vững vàng không sợ hãi/Em của anh ơi đôi vai ấm dịu dàng/ Người nhóm bếp mỗi chiều, người thức dậy lúc tinh sương ” Trở lại khổ thơ trên, Xuân Quỳnh luôn “Nghĩ về biển lớn” tìm tòi khám phá về sự phong phú của tình yêu. Hàng loạt những câu hỏi tìm về ngọn nguồn của tình yêu nhưng không thể cắt nghĩa được. Trái tim thật kỳ diệu, có những quy luật riêng mà lí trí không thể hiểu được. Không biết chính xác khi nào ta yêu nhau. Xuân Diệu – người được mệnh danh là ông hoàng của thơ tình cũng cảm thấy bất lực khi định nghĩa về tình yêu “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”, Tagor – nhà thơ thiên tài của Ấn Độ đã viết về điều bí ẩn của trái tim “Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy. Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”, nữ sĩ Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng có những cảm nhận tương đồng về sự tinh tế của trái tim tình yêu “Tấm lưới tình yêu nhẹ nhàng như gió thổi/ Con mắt thường chẳng nhìn thấy được đâu”. Như vậy, tình yêu là một điều bí ẩn, là cánh cửa khép mở đối với tâm hồn mỗi người. - Tình yêu đồng hành với nỗi nhớ, một nỗi nhớ cồn cào, da diết không thể nào yên. Con sóng tình yêu nổi lên dạt dào, triền miên, mãnh liệt trong mọi thời gian và bao trùm cả không gian rộng lớn, hiện diện ở tầng sâu, bề rộng vì nhớ thương da diết, nhớ cả trong giấc mơ, khi thức nên không bao giờ chịu yên. “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Cả trong mơ còn thức” “Lòng sâu – mặt nước ” gợi lên nỗi nhớ tràn ngập không gian cả tầng sâu, bề rộng, một nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp. Em nhớ anh như sóng nhớ bờ. Nỗi nhớ được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc từ đáy lòng “lòng em”. Nỗi nhớ trải dài theo thời gian triền miên, bồi hồi từ ngày sang đêm. Nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, lúc nào cũng nhớ trong giấc mơ lẫn khi thức, một nỗi nhớ lên đến tận cùng, sâu thẳm. Tình yêu đã phá vỡ mọi giới hạn của thời gian. 60 Với Xuân Quỳnh, tình yêu luôn gắn với lòng thuỷ chung. “Xuôi”, “ngược” diễn tả những bất trắc bôn ba, xa cách ngàn trùng trong cuộc đời nhưng tấm lòng em thì bất biến, thuỷ chung son sắt. Dẫu xuôi về phương bắc dễ dàng hay ngược ra phương nam đầy thử thách, hiểm nguy, em cũng không chùn bước. Tình yêu cho em sức mạnh để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn. “Yêu nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” ( Ca dao). Trái tim trong trắng thuỷ chung, vị tha gắn liền với trách nhiệm “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương”. Từ “một phương” khẳng định niềm tin tuyệt đối của nhà thơ vào tình yêu. Dù cuộc đời có xoay vần bốn phương tám hướng em vẫn hướng về phương anh, phương của lòng thủy chung. Xuân Quỳnh tin vào tình yêu, khẳng định sức mạnh của tình yêu. “Dẫu xuôi về phương bắc Hướng về anh một phương” - Phần cuối của bài thơ tác giả thể hiện khát vọng tình yêu vĩnh hằng. Tình yêu chân chính mãnh liệt sẽ vượt qua muôn trùng của sự xa cách để được sống trọn vẹn hết mình và vươn tới cái vĩnh hằng. Sóng trở về với bờ, em cũng vượt qua khó khăn để đến với anh. “ Ở ngoài kia đại dương Dù muôn vời cách trở”. Mượn quy luật của thiên nhiên, tác giả Xuân Quỳnh nói lên quy luật của tình yêu. Nhà thơ nhận ra sự hữu hạn của kiếp người. Hạnh phúc của tình yêu mỏng manh và hữu hạn mà thời gian thì vô cùng vô tận “ Cuộc đời tuy dài thế đi qua” Bằng sự hiểu biết sâu sắc về tình yêu, Xuân Quỳnh tin tưởng tình yêu sẽ vượt qua mọi trở ngại, thử thách để đến với nhau “Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa”. Nhà thơ lo âu và khao khát một tình yêu bất tử. “Làm sao được tan ra .. Để ngàn năm còn vỗ” Nhà thơ khát vọng hoá thân vào sóng biển để vỗ tới ngàn đời bài ca bất tử về tình yêu. Từ “ngàn năm” gợi lên sự vô tận vĩnh hằng của thời gian. Các từ “qua”,“xa”,“ra”,“nhỏ”,“ vỗ” kết thúc dòng thơ ngân vang gợi lên tình yêu bất tử, vĩnh hằng, mãnh liệt. Đó là niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, chân chính, đích thực. Tình yêu ấy giúp con người vượt qua bao sóng gió để con thuyền yêu cập bến bờ hạnh phúc 61 Từ niềm tin vào tình yêu, coi tình yêu là hạnh phúc, là lẽ sống, nhà thơ mong muốn tình yêu trở thành vô biên, vĩnh viễn được sống hết mình cho tình yêu. “Tình ta như hàng cây/ Đã qua mùa bão gió/ Tình ta như dòng sông/ Đã yên ngày thác lũ” (Thơ tình cuối mùa thu). “Em trở về đúng nghĩa trái tim em/ Là máu thịt đời thường ai chẳng có/ Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa/ Biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát ) * Sự phong phú của trái tim tình yêu được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật phù hợp - Thi sĩ đã chọn thể thơ 5 chữ góp phần diễn tả tình cảm dâng trào. Nhịp thơ như nhịp sóng khi dồn dập gấp gáp, lúc nhẹ nhàng, trầm lắng diễn tả tấm lòng của nhà thơ cồn cào, khao khát tình yêu. - Giọng thơ Xuân Quỳnh tha thiết, chân thành, đằm thắm có sức lay động lòng người. - Ẩn dụ, tượng trưng kết hợp với nhân hoá, điệp ngữ, nghệ thuật đối lậpgóp phần thể hiện những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ. - Tứ thơ có sự phát triển. Mở đầu sóng còn khoảng cách xa với người, giữa bài, sóng đồng hành với người, cuối tác phẩm, người nhập vào sóng để ngân vang mãi giai điệu của tình yêu bất tử. * Đánh giá chung: Có thể nói bằng thể thơ 5 chữ, giọng thơ thủ thỉ, tâm tình và các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, điệp ngữ, “Sóng” là bài thơ tình tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh, diễn tả một trái tim hồn hậu, dịu dàng mãnh liệt, một tình yêu muốn hiến dâng trọn vẹn, sâu lắng, thuỷ chung tuyệt đối của Xuân Quỳnh. “Sóng” còn “tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt, cái cao quý của con người, tượng trưng cho niềm khát khao được sự hoàn thiện mình” (Lưu Khánh Thơ ). “Sóng” như một truyền thuyết về tình yêu đôi lứa. Cùng với “Tự hát”, “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”,Xuân Quỳnh đã tạo nên một giọng điệu độc đáo, một giai điệu ngọt ngào, du dương về tình yêu đôi lứa trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam 1945-1975. 2.2.2.1.2.Đối với đoạn thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu * Về tác giả 62 - Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng, quê ở Phong Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Ông học tập và trưởng thành trên quê hương miền Bắc những năm xây dựng cuộc sống mới, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam. Sau 1975, tiếp tục hoạt động cách mạng và công tác chính trị tại thành phố Huế. Từng là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, Bộ Trưởng Bộ văn hoá thông tin, Uỷ viên Bộ Chính trị - Thơ của Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén cảm xúc, mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của người trí thức cách mạng tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Tác phẩm chính : Đất ngoại ô (1972) – Mặt đường khát vọng (1974) – Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Cõi lặng (2007. Có thể nói rằng Nguyễn Khoa Điềm “là một nhà thơ giàu bản lĩnh, chung thủy với lí tưởng đã chọn và luôn biết đối diện với chính mình trên cơ sở ý thức tính công dân sâu sắc. Đất nước – Nhân dân và Cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ anh. Đây cũng là nguồn cảm hứng chủ đạo của thế hệ thơ chống Mĩ, nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ta thấy anh chú trọng khai thác chủ đề này ở bề sâu của bản chất, anh tìm cái nhân trong quả, tìm cội rễ của cây, tìm những mạch nguồn “rỉ rách” của sông suối” (Nguyễn Trọng Tạo). Nhờ thế mà cái được của thơ Nguyễn Khoa Điềm là có sự bền vững qua thời gian. Một phần tư thế kỉ đã qua đi, những tứ thơ độc đáo và riêng biệt của anh vẫn còn tươi rói cảm xúc về đất nước, nhân dân trong chiến đấu. * Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác - “Đất Nước” trích trong phần đầu chương V của bản trường ca “Mặt đường khát vọng”, được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên 1971, in lần đầu 1974. - Tác phẩm sáng tác trong thời kì cả nước đang sôi động phong trào chống Mĩ cứu nước. Cả chương thơ là sự cảm nhận khám phá một cách tổng hợp về đất nước mà tư tưởng cốt lõi là “Đất Nước của Nhân dân”. * Về chủ đề Qua đoạn trích từ những định nghĩa về đất nước, đất nước gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hoá, gắn bó với quá khứ, hiện tại, tương lai, nhà thơ ca ngợi truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước đánh giặc và những hình ảnh đẹp đã làm nên dáng hình đất nước đồng thời nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với đất nước. Đoạn thơ còn lài lời 63 khẳng định quan điểm “Đất Nước là của Nhân dân”. * Đất nước là ngôi nhà chung của cộng đồng người Việt - Đất nước ra đời từ xa xưa: “Khi ta Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” Câu thơ mở đầu dài như câu văn xuôi như những lời kể chuyện cổ tích trầm lắng thiết tha, ngọt ngào của bà, của mẹ. Điệp ngữ “Đất Nước ” viết hoa thể hiện thái độ ca ngợi trân trọng, tự hào của tác giả về đất nước. Đất nước có từ lâu đời “đã có rồi, ngày xửa ngày xưa ” hình thành từ xa xưa trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đất nước gần gũi, thân thương, bởi vì đất nước có trong lời mẹ kể “Ngày xửa ngày xưa”. Hình ảnh “Miếng trầu bà ăn” gợi nhớ sự tích “Trầu cau” với tình người nồng hậu, thuỷ chung ( tình anh em bền vững, tình vợ chồng thủy chung). Đất nước là tình nghĩa bà cháu, mẹ con giản dị, hồn nhiên mà vẫn mới mẻ, lạ lùng. - Từ tình yêu người thân ( tình mẹ con, tình bà cháu), đất nước được mở rộng trong tình yêu dân mình, cộng đồng. Hình ảnh “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến người anh hùng dân tộc - Thánh Gióng, kết tinh lòng yêu nước, ý chí kiên cường, sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. - Đất nước hiện hữu trong phong tục tập quán của dân tộc với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống. Hình ảnh mái tóc bới sau đầu gợi vẻ đẹp gọn gàng, chịu thương, chịu khó của những người mẹ Việt Nam:“Tóc mẹ thì bới sau đầu”. Đó còn là thuần phong mỹ tục của người Việt. - Đất nước có trong câu ca dao tình nghĩa sâu đậm, đằm thắm của cha mẹ, vợ chồng: “Cha mẹ thương nhau gừng cay muối mặn”. Vị cay của gừng, vị mặn của muối đã làm nên nghĩa tình bền vững của vợ chồng. Vận dụng chất liệu ca dao tình nghĩa “Tay nâng chén muối dĩa gững/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”, nhà thơ muốn đề cập đến giá trị nhân văn sâu sắc, đó là lòng thủy chung của dân tộc trong lối sống. - Đất nước thể hiện trong quá trình hình thành ngôn ngữ và nền văn minh của dân tộc. Để gọi tên sự vật: cái kèo, cái cột, cha ông ta đã lao động vất vả hàng ngày. Thời gian với bao mồ hôi nước mắt cha ông đã kết thành bản sắc văn hóa, cái hồn cốt dân tộc mà trước hết là ngôn ngữ. Bên cạnh đó, đất nước gắn liền với quá trình xây dựng nền văn minh vật chất, tạo dựng nên ngôi nhà, tổ ấm gia đình của người Việt bên dòng châu thổ. - Đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước, nền văn minh của những cánh đồng 64 và dòng sông “Hạt gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, dần, sàng”. Nghệ thuật liệt kê kết hợp với thành ngữ “ một nắng hai sương” diễn tả quá trình làm ra hạt gạo thấm đẫm mồ hôi, nhọc nhằn của cha ông. Từ xa xưa, cha ông ta đã sáng tạo ra nghề trồng lúa nước. Người mẹ tổ của dân tộc – Âu Cơ không chỉ dạy động bào ta biết ca hát, nhảy múa mà còn biết trồng lúa. Qua thời gian, nền văn minh đó đã phát triển tới đỉnh cao và trở thành niềm tự hào của bao người Việt Nam. Nguyễn Đình Thi cũng đã có những vần thơ ca ngợi đất nước với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, hương lúa bốn mùa “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa đất nước một cách bất ngờ, cụ thể, đưa đất nước hoá thân vào ca dao cổ tích, vào đời sống hàng ngày, vào bầu khí quyển của cuộc sống con người. Nhà thơ nói về đất nước bằng những lời thủ thỉ, tâm tình như những hồi ức về bà, về mẹ. - Đất nước hóa thân vào tình yêu đôi lứa. “ Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm/ Đất Nước là nơi ta hò hẹn/ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Đất nước gắn liền với những kỉ niệm của lứa đôi, của anh và của em. Đất là con đường rợp bóng hàng cây, là ngôi trường anh đến học, là bài học về quê hương “Quê hương là gì hở mẹ/ Mà cô giáo dạy phải yêu”. Nước là bến sông em đợi chờ và giặt áo, là dòng sông tuổi thơ ăm ắm kỷ niệm một thời. Nhà thơ Tế Hanh cũng đã ghi lại tình cảm ấy đối với quê hương “Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước gương trong soi tóc những hàng tre/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống lòng sông lấp lánh”. Khi “Đất Nước” kết hợp với nhau thì trở thành không gian để đôi lứa hò hẹn, không gian của tình yêu. “Đất” gắn với anh, “Nước” gắn với em. “Đất Nước” là biểu hiện hòa hợp của hai thái cực âm dương. Hình ảnh “chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” bộc lộ tình yêu kín đáo, tế nhị, trong sáng. Câu thơ gợi ta nhớ tới bài ca dao diễn tả nỗi thương nhớ da diết của người con gái trong tình yêu: “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn vắt lên vai”. Đất nước không phải là hình ảnh trừu tượng mà là những gì rất thân thiết, cụ thể gắn bó với chúng ta. Sự tách ghép hai yếu hai yếu tố đất nước gợi lên chiều sâu trong suy tưởng, triết lý của nhà thơ. Ở đây, đất nước chính là sự gặp gỡ, thống nhất giữa tình cảm, trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng dân tộc. - Đất nước còn được cảm nhận qua chiều dài của thời gian và chiều rộng của không gian, giàu bản sắc dân tộc: “Thời gian đằng đẵng/ Không gian mênh mông”. Nhà thơ đề cập đến không gian địa lí của đất nước. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo hai câu ca dao của 65 Huế, nhà thơ khẳng định đất nước là giang sơn, là rừng biển, không gian mênh mông, thời gian đằng đẵng. Từ láy “đằng đẵng” diễn tả thời gian dài triên miên, thấm đẫm tính cội nguồn, lòng hướng về nguồn gốc dân tộc, về lịch sử hình thành đất nước. Từ “mênh mông” gợi tả không gian rộng lớn, bao la. Như vậy, đất nước trường tồn với thời gian, không gian. - Đất nước hội tụ trong hiện thực và huyền thoại: “Đoàn tụ, Chim về, Rồng ở, bọc trứng” gắn liền với tích truyện huyền thoại, kì vĩ nhưng rất chân thực của dân tộc. Đất nước không chỉ là không gian sinh sống mà còn là không gian văn hóa, đoàn kết, tụ hội của người Việt. Từ “Chim”, “Rồng” viết hoa thể hiện lòng tự hào của tác giả về người cha, người mẹ tổ của dân tộc. Hình ảnh “bọc trứng” gợi ấn tượng về tình cảm đồng bào đoàn kết, gắn bó keo sơn. Như vậy, đất nước gắn liền với mọi người trong cùng một cội nguồn, trong tình dân tộc, tình nghĩa đồng bào ruột thịt, trong dòng máu Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đất nước không chỉ là đất lành mà còn là đất thiêng, là nơi đồng bào sinh sống, yêu thương và phát triển. Ở đây có sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng động và cá nhân, hiện thực và huyền thoại. Đất nước có từ lâu đời và của nhân dân. - Lời nhắn nhủ thế hệ hôm nay và mai sau có trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà chung của dân tộc: + Đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ máu thịt giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai “Những ai đã khuất/ Những ai bây giờ”. Vì vậy, thế hệ tương lai có trách nhiệm bảo vệ dòng máu cha ông “Yêu nhau và sinh con đẻ cái/ Gánh vác phần người đi trước để lại”. + Tiếp nối truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc, thế hệ con cháu mai sau có ý thức trân trọng, biết ơn nguồn gốc tổ tiên, cội nguồn, đạo lý dân tộc :“Hàng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_12_3005199640_4208_1871555.pdf
Tài liệu liên quan