Luận văn Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ viễn thông

Kể từ năm 1993, với chủ trương của VNPT là đi thẳng vào

công nghệ hiện đại, cập nhật với trình độ thế giới, chủ động tích

cực tìm mọi nguồn vốn cho phát triển, chỉ trong một thời gian

ngắn, mạng viễn thông Việt nam đã thay đổi căn bản từ mạng

Analogue (kỹ thuật tương tự) sang mạng Digital (kỹ thuật số)

hiện đại, từ đó chất lượng các dịch vụ viễn thông có bước thay

đổi lớn:

- Về chỉ tiêu an toàn, chính xác, trung thực của việc truyền

đưa và phục hồi tin tức đã đạt ở mức cao, hầu như số lượng

khách hàng phàn nàn về chỉ tiêu này không còn nữa.

pdf99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1997 1998 1999 2000 2001 2002 Số máy ĐT (1.000 máy) 736, 5 1.107 ,2 1.39 9,9 2.02 2,5 2.459 ,1 3.28 6,4 4.43 0,0 5.515, 93 Dân số (triệu người) 71,9 9 73,16 74,3 75,4 6 76,6 77,6 4 78,6 8 79,71 Mật độ /100dân 1,02 1,51 1,88 2,68 3,21 4,23 5,63 6,92 (Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Bưu điện 1996 – 1998 và tạp chí Thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế Bưu điện) - Về số lượng điểm bưu điện văn hoá xã: Tính đến tháng 3/2003 có 6.755 điểm được đầu tư, trong đó có 6.014 điểm đã đi vào hoạt động. * Về thời gian hoạt động của các điểm bưu cục và điểm thông tin: Trên mạng lưới viễn thông Việt nam hiện nay, giờ làm việc của các bưu cục trung tâm thành phố là từ 6 giờ đến 21 giờ. Các bưu cục ở những vùng sâu, vùng xa từ 7 giờ đến 19 giờ. Còn các tổng đài thì hoạt động 24/24 kể cả tổng đài 1080 và 1088. Để xem mức độ tiếp cận các dịch vụ viễn thông của Việt nam ở mức độ nào, ta so sánh các chỉ tiêu này của Việt nam với một số nước trên thế giới: (Xem phụ lục 2.1 và 2.2, trang 69) 2.2.2.2. Về công tác chăm sóc khách hàng của nhân viên bưu điện: Thời gian qua, các đơn vị viễn thông trực thuộc VNPT đã thực hiện một số hoạt động chăm sóc khách hàng, nhưng các hoạt động này còn mang tính tự phát, chưa thống nhất trên toàn mạng lưới, chưa đầy đủ, do đó chưa có hiệu quả thực sự nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị. Những đơn vị hoạt động có tính chất chủ yếu là chăm sóc khách hàng gồm: - Các tổng đài thuộc mạng cố định: + Đài 116: Giải đáp số điện thoại nội hạt, thủ tục lắp đặt, đăng ký máy + Đài 119: Báo sửa chữa sự cố máy điện thoại + Đài 142, 143: Hổ trợ và giải đáp đàm thoại quốc tế - Các tổng đài thuộc mạng di động: + Đài 145: Giải đáp cách tính cước, cách sử dụng máy điện thoại di động thuộc mạng Mobiphone. + Đài 151: Giải đáp cách tính cước, cách sử dụng máy điện thoại di động thuộc mạng Vinaphone. Ngoài ra tất cả các nhân viên giao dịch tại ghi sê, các điện thoại viên tại các đài 101 ( đăng ký đàm thoại trong nước), đài 108 (giải đáp thông tin kinh tế xã hội), đài 110 (đăng ký đàm thoại quốc tế). . . ngoài nhiệm vụ chính là đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ thì cũng kèm theo nhiệm vụ không kém phần quan trọng là chăm sóc khách hàng thật chu đáo khi khách hàng thắc mắc về vấn đề sử dụng dịch vụ viễn thông. Những nhận xét, đánh giá của khách hàng và các chuyên gia về lĩnh vực chăm sóc khách hàng như sau: . Về nhận thức của cán bộ quản lý với dịch vụ khách hàng: Phần lớn cán bộ quản lý chưa thực sự coi trọng việc chăm sóc khách hàng vì chưa thấy nguy cơ cạnh tranh mạnh hơn đang đến gần mà chúng ta chỉ còn rất ít thời gian để chuẩn bị, vì thế các cán bộ này chưa chú trọng đến việc chỉ đạo chăm sóc khách hàng. . Về đội ngũ nhân viên trực tiếp phục vụ khách hàng: Có thể nói chúng ta chưa có một đội ngũ nhân viên đủ tiêu chuẩn trong công tác chăm sóc khách hàng. Vẫn còn nhiều giao dịch viên, điện thoại viên giao tiếp với khách hàng đều thiếu cả kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng đắn. Kết quả là khách hàng còn kêu ca về thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, cửa quyền, ban ơn của giao dịch viên và điện thoại viên. Có thể nêu cụ thể như ở đài 116 và 119, vì khi khách hàng gọi vào các tổng đài này thì không phải trả tiền cước cho nên các điện thoại viên ở các tổng đài này còn nhiều người (chỉ có một số ít điện thoại ở tổng đài này là biết xem “khách hàng là thượng đế”) còn thiếu niềm nở, thái độ tiếp xúc là thái độ cửa quyền ban ơn. Thậm chí hầu như chỉ có đài 116 ở thành phố Hồ Chí Minh là còn “hoạt động” đúng chức năng, còn các đài 116 ở các tỉnh thì khi khách hàng gọi đến họ đều chỉ là phải gọi sang đài 108 thì mới được giải đáp. Các nhân viên này chỉ nhìn vào việc thu tiền trực tiếp, mà không nghĩ xa hơn một chút là nếu họ chăm sóc khách hàng thật chu đáo thì ngành bưu điện sẽ thu tiền được của khách hàng ở nhiều dịch vụ khác, và ngành bưu điện thì không thể hạch toán độc lập ở từng đơn vị riêng lẻ được, mà hạch toán phụ thuộc lẫn nhau, có sự phân chia cước qua lại giữa các đơn vị vì đặc điểm của ngành bưu điện là sản xuất dây chuyền, nhiều người , nhiều đơn vị cùng tham gia vào quá trình sản xuất thì mới tạo ra được sản phẩm. Tại các ghi sê cũng có ghi sê phục vụ khách hàng rất tốt, nhưng vẫn còn nhiều giao dịch viên ở một số ghisê trong giờ phục vụ khách hàng nói chuyện riêng với các bạn đồng nghiệp, khách hàng chờ lâu nhưng không được để ý, không tận tình giải đáp thắc mắc của khác hàng. Giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế. Thông tin cho khách hàng không được cung cấp đầy đủ, rõ ràng, khi khách hàng cần giải quyết một vấn đề gì thì bị đưa đẩy lòng vòng, không biết ai là người chịu trách nhiệm giải quyết. . . Hiện nay vấn đề khách hàng lớn (khách hàng thân thiết) chưa được quan tâm, trong khi về dữ liệu này ngành bưu điện thu thập còn dễ dàng hơn các hệ thống siêu thị nhiều, mà việc ưu đãi cho các khách hàng lớn chúng ta thấy rõ là bên hệ thống ngân hàng và siêu thị họ làm rất tốt Chương 7: Về thực trạng giá cước 2.2.3.1. Về cước nội hạt: Cước nội hạt của Việt nam trong mấy năm gần đây được đánh giá tốt. So sánh với cước bình quân thế giới thì cước điện thoại nội hạt tại Việt nam thấp hơn khá nhiều. Chúng ta hãy nhìn vào bảng sau: Bảng 2.14 So sánh cước nội hạt tại Việt Nam với cươc nội hạt bình quân thế giới Cước thuê bao Cước thông tinNước VNĐ Đồng/máy– tháng Tiền USD USD/máy - tháng VNĐ đồng/ph út USD USD/ph út Việt nam Mỹ Pháp … 27.000 184.800 200.200 1,75 12,00 13,00 80 0,0052 Bình quân thế giới 112.420 7,30 246,4 0,016 (Nguồn: VNPT) 2.2.2.3.1. Về cước quốc tế: Cước từ Việt Nam đi quốc tế trong thời gian qua bị kêu ca không ít, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt nam. Cước viễn thông quốc tế cao dẫn đến giá thành sản phẩm của những công ty, những doanh nghiệp thường phải sử dụng dịch vụ viễn thông rất cao. Giá thành cao làm cho họ khó cạnh tranh trên thị trường. Từ năm 2001 đến nay cước viễn thông đã hạ rất nhiều lần, thậm chí chỉ trong vòng mấy tháng: Từ tháng 01.01.2003 đến 01.04.2003 cước viễn thông quốc tế đã hạ có đến 3 lần. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2003 thì cước viễn thông bình quân từ Việt nam đi quốc tế đã thấp hơn mức cước viễn thông bình quân trong khu vực. Cụ thể: Cước đi quốc tế bình quân giữa các nước trong khu vực là 1USD/ phút, nhưng hiện nay (kể từ ngày 01.04.2003) thì cước bình quân từ Việt nam đi các trong khu vực là 0,93 USD/phút. 2.3. TỔNG HỢP VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ. 2.3.1. Ưu điểm về chất lượng Sự phát triển chung của ngành bưu điện, ngành viễn thông Việt nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể: Mạng lưới thông tin rộng khắp, ứng dụng công nghệ mới nên mở được nhiều loại hình dịch vụ mới và chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ cũng được nâng cao đáng kể. Thông tin được truyền đi nhanh chóng, sự khôi phục thông tin chính xác, thông tin có độ trung thực cao và hoàn toàn được bảo mật. Về khía cạnh này sự phàn nàn của khách hàng hầu như là không có. Giá cước gọi đi quốc tế tuy trước đây có bị phàn nàn, nhưng nay đã được hạ và cước bình quân đã thấp hơn so với khu vực. Sự tiếp cận các điểm thông tin đến khách hàng cũng phát triển nhanh chóng, Việt nam đã được xếp thứ hai về tốc độ phát triển máy điện thoại trong khu vực. Tuy vậy hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của VNPT vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục và nâng cao chất lượng hơn nữa. 2.3.2. Khuyết điểm (những phàn nàn của khách hàng) cần khắc phục -Mặc dùø Việt nam đã được xếp là nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh, nhưng so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới thì mật độ điệän thoại và mật độ mạng lưới của Việt nam vẫn còn rất thấp (Nhiều nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng không cao vì mật độ điện thoại, mật độ mạng lưới của họ đã đạt ở mức rất cao, gần như là đã bão hòa). Mật độ điện thoại và các điểm phục vụ công cộng thấp chứng tỏ việc tiếp cận các phương tiện thông tin chưa tốt, hay sự thuận tiện của khách hàng khi sử dụng dịch vụ chưa cao. - Tuy thời gian chờ đợi để nói chuyện điện thoại gần như bằng không, thì thay vào đó tỷ lệ tổn thất nối mạch lại còn rất cao. Khách hàng phàn nàn nhiều nhất về chỉ tiêu này: Nghẽn mạch không gọi được hoặc đang gọi rớt mạch. Nhất là thông tin 1080 vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về cả số lượng và chất lượng, nhất là hầu như khi gọi vào 1080 thì không thể kết nối được. Vấn đề thứ hai này chủ yếu là do dung lượng mạng, dung lượng trung kế, cáp chính không đủ đáp ứng nhu cầu trong giờ cao điểm, còn đài 1080 thì phải nói là cả số điện thoại viên và lượng tải của trung kế vào1 quá thấp so với nhu cầu bình quân (không phải là giờ cao điểm). Đặc biệt hiện nay tốc độ truy cập internet của chúng ta quá chậm, nguyên nhân chủ yếu là tắt nghẽn ở các tổng đài cửa ngõ quốc tế, như ở phần sơ đồ mạng viễn thông Việt nam đã trình bày: Cả nước ta chỉ có 3 tổng đài International gateway (Tổng đài cửa ngõ quốc tế), nên tất cả thông tin khi truy cập đi qua các tổng đài này trở nên hiện tượng thắt cổ chai, cộng với tốc độ của kênh thông tin 1 Trong mạng cáp điện thoại, theo mục đích sử dụng, trung kế được chia ra hai loại: Đường trung kế vào tổng đài và trung kế đi ra từ tổng đài. chưa cao nên có lúc khách hàng lên mạng internet gần cả giờ đồng hồ mà chưa lấy được thông tin nào còn bị “đẩy ra” khỏi mạng. - Vấn đề lớn thứ ba trong các khuyết điểm về chất lượng phục vụ đó là thái độ của nhân viên bưu điện: Chưa chú trọng cung cấp thông tin cho khách, thiếu quan tâm, thiếu niềm nở với khách hàng. Tình trạng như vậy là do cả ba khâu: tuyển chọn lao động, đào tạo - huấn luyện, tổ chức đánh giá và đãi ngộ đều chưa thực hiện đúng theo yêu cầu. Ở một vài bưu điện, việc tuyển nhân viên vẫn còn tuyển chọn theo quen biết chứ chưa tuyển theo năng lực và công việc phù hợp với người lao động. Và không chỉ có điện thoại viên mà cả chuyên viên tư vấn cũng cần phải được tuyển chọn (mời) kỹ, người chuyên viên tư vấn phải là người thật xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn thì mới được mời ký hợp đồng làm việc với Bưu điện. Chương 8: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU NGÀNH VIỄN THÔNG Ngày 18.10.2001, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã phê duyệt "Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" với những nội dung chủ yếu sau: - Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện để toàn xã hội khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc gia đã xây dựng, là nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. - Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực, đáp ứng mọi nhu cầu thông tin, phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Thực hiện phổ cập các dịch vụ bưu chính viễn thông, tin học tới tất cả các vùng, các miền trong cả nước với chất lượng ngày càng cao. - Năm 2005, tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp quang băng rộng. Mật độ điện thoại bình quân đạt 10 -12 máy/100 dân. - Đến năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác, ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng. Mật độ điện thoại bình quân đạt 15 - 18 máy/100 dân. Mức độ phục vụ bình quân dưới 7000 người dân trên một bưu cục, bán kính phục vụ dưới 3km. Chỉ tiêu về năng suất, chất lượng phục vụ bưu chính, viễn thông Việt Nam ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, ngay từ bây giờ VNPT phải xây dựng chiến lược phát triển ngành thật hoàn hảo trong nhiều lĩnh vực: Phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới; phát triển thị trường; phát triển công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học; phát triển nguồn nhân lực, nguồn vốn…. Trong phạm vi của luận văn, tác giả xin đóng góp một phần cho việc xây dựng chiến lược phát triển ngành đó là: Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông. Trước hết chúng ta cần xem xét các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động viễn thông để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất: - Năng lực (hay công suất) sản xuất của doanh nghiệp (hoặc hệ thống). - Mức độ đầy đủ của các thiết bị. - Nhu cầu dịch vụ của khách hàng. - Sự không đồng đều của tải trọng - Mức độ cơ giới hoá, tin học hoá, tự động hoá của quá trình sản xuất. - Trình độ của cán bộ quản lý. - Trình độ nghiệp vụ, nghệ thuật giao tiếp của nhân viên bưu điện. - v.v… Như vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động viễn thông, cần phải thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống các biện pháp tổ chức, kỹ thuật, kinh tế xã hội, đồng thời cần phải xem xét điều kiện sản xuất, nhu cầu sử dụng gắn liền với sự phát triển thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật và quá trình xã hội hóa thông tin. Luận văn này xin đưa ra ba nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông: giải pháp kỹ thuật; giải pháp tổ chức và quản lý; giải pháp đòn bẩy kinh tế và khuyến khích tinh thần đối với nhân viên. 3.2.1. Các giải pháp kỹ thuật. 3.2.1.1. Xây dựng, phát triển mạng lưới thông tin hợp lý. 3.2.1.1.1. Giảm phân cấp mạng lưới bằng cách lắp đặt thêm đường trung kế công nghệ SDH OFC (cáp sợi quang) Mạng viễn thông Việt Nam trước năm 1994 vẫn còn các tổng đài kỹ thuật tương tự (analogue). Từ năm 1994 toàn bộ tổng đài đều được thay bằng tổng đài điện tử kỹ thuật số (digital). Chi phí đầu tư cho mạng viễn thông chủ yếu gồm các phần truyền dẫn (đường truyền: cáp đồng, cáp quang… ) và tổng đài. Với mạng tương tự, chi phí lớn ở phần truyền dẫn. Để giảm chi phí truyền dẫn người ta dùng nhiều tổng đài hơn, chính vì vậy mà mạng viễn thông Việt Nam được phân thành 5 cấp chuyển mạch (xem sơ đồ phân cấp mạng lưới, phụ lục1.4, trang 64). Hiện nay chi phí truyền dẫn giảm nhanh chóng do cáp quang và công nghệ truyền dẫn SDH phát triển cho nên chi phí ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư không phải là chi phí truyền dẫn nữa mà lại là chi phí cho tổng đài. ITU khuyến nghị là nên giảm cấp mạng lưới, thậm chí trong tương lai sẽ là mạng không phân cấp. Với mạng truyền dẫn qua ít tổng đài chuyển tiếp, thông tin được truyền đi nhanh hơn với độ tin cậy cao hơn, giảm nghẽn mạch các cuộc gọi, sự khôi phục thông tin chính xác hơn. Mạng truyền dẫn của VNPT ngày nay hầu hết là cáp quang, vi ba số, thông tin vệ tinh… còn rất ít cáp đồng, nhưng phân cấp mạng lưới vẫn còn đến 5 cấp. Giảm cấp mạng lưới là vấn đề chiến lược, nhưng trước mắt chúng ta có thể giảm bớt tổng đài chuyển tiếp (quá giang) nội hạt như ở tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có tổng đài chuyển tiếp nội hạt. Giảm bớt tổng đài quá giang (trung chuyển) như vậy thì phải lắp đặt thêm các đường trung kế bằng cáp quang để kết nối trực tiếp giữa các tổng đài nội hạt với nhau: giống mô hình mạng lưới viễn thông Hà nội: có 4 cấp, không có cấp tổng đài chuyển tiếp nội hạt. 3.2.1.1.2. Phát triển thêm các trung tâm chuyển tiếp liên tỉnh. Hiện nay chúng ta chỉ có ba trung tâm chuyển tiếp liên tỉnh. Như vậy toàn bộ những cuộc gọi đi liên tỉnh từ các tỉnh ở khu vực I (miền Bắc) thì qua tổng đài trung chuyển của trung tâm VTNI, từ các tỉnh khu vực III (miền Trung) thì phải quá giang qua tổng đài của trung tâm VTNIII, còn các tỉnh khu vực II (miền Nam) thì qua VTNII. Dựa trên số liệu dự báo về lưu lượng trao đổi và mật độ thuê bao của các tỉnh (thành phố), thì ngoài Hà nội, Đà nẵng, thành phố phồ Chí Minh, những tỉnh sau đây cần được xây dựng mới trung tâm liên tỉnh: Nghệ An, Bình Dương, Khánh Hoà, Cần Thơ. Để các trung tâm hoạt động có hiệu quả, thì các tổng đài mới được xây dựng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải có chức năng ISDN (Mạng số liên kết đa dịch vụ) và các chức năng báo hiệu chung. - Phải đáp ứng được sự tăng trưởng nhu cầu của ít nhất là ba năm sau khi lắp đặt. - Chủng loại tổng đài đối với mỗi vùng (tỉnh/thành phố) cần phải tương đối đồng nhất theo hãng và theo loại tổng đài để thuận tiện cho công tác vận hành khai thác, bảo dưỡng cũng như nâng cấp mở rộng. Khảo sát thực tế cho thấy những lỗi ở tổng đài có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chiếm phần không nhỏ là do sự "phong phú" về chủng loại các thiết bị. Các tổng đài trên mạng viễn thông Việt Nam đang sử dụng từ rất nhiều họ tổng đài. Có thể đơn cử những trường hợp điển hình như sau: - Tổng đài Gateway của VTI là tổng đài AXE - 105 của hãng Ericsson (Thụy Điển). - Tổng đài TOLL của VTN có hai loại: TDX10B của Hàn quốc và AXE10 của Thụy Điển. - Các tổng đài HOST ở các tỉnh thường là các họ tổng đài của hãng Alcatel (Pháp), Ericsson, Lucky Golstar, Siemens (Đức), S12 của Thượng Hải - Trung Quốc…. - Các tổng đài cấp dưới thì chủng loại lại càng đa dạng hơn: từ loại sản xuất trong nước cho đến các loại sản xuất ở nước ngoài. Với một mạng viễn thông cùng tồn tại nhiều loại tổng đài, không đồng bộ, không tương thích, khi vận hành khai thác sẽ không tránh khỏi những lỗi kết nối, báo hiệu trên mạng. Vì vậy việc chọn loại tổng đài thống nhất trong một hệ thống mạng là điều rất quan trọng. 3.2.1.1.3. Phát triển hợp lý các trạm chuyển tiếp đi quốc tế. Vị trí các tổng đài nói chung và trung tâm chuyển mạch quốc tế (ITC) nói riêng cần được đặt ở vị trí phù hợp với hai yếu tố sau đây: Nhu cầu lưu lượng trao đổi thông tin giữa các vùng và phòng chống hư hỏng hệ thống chuyển mạch. - Xét về góc độ kinh tế, ITC cần được đặt ở vị trí trung tâm của vùng có lưu lượng lớn như trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội. - Xét về góc độ kỹ thuật (hay độ tin cậy), để bảo đảm thông tin trong trường hợp ITC bị sự cố cả hệ thống chuyển mạch (do thiên tai, lũ lụt), thì nên có ít nhất là hai trung tâm hoạt động trong cùng một vùng hay trong một vùng cần có ít nhất là hai trung tâm ITC nằm ở hai thành phố khác nhau. Như đã trình bày, tại Việt Nam có ba trung tâm ITC: ITC- 1(Hà Nội), ITC-2(TP Hồ Chí Minh) và ITC-3 (Đà Nẵng). Các cổng quốc tế hiện có được kết nối qua tổng đài chuyển tiếp đến mạng tổng đài công cộng trong nước để tải tất cả các cuộc đàm thoại quốc tế xuất phát từ các thuê bao được chia thành ba vùng(miền Bắc, miền Nam và miền Trung). Lưu lượng các cuộc đàm thoại quốc tế đi và đến Việt Nam tính theo tỷ lệ được thống kê trong bảng dưới đây: Bảng 3.1 Phân bổ lưu lượng của các ITC Loại đàm thoại Đơn vị tính ITC - 1 ITC - 2 ITC - 3 Tổng Tỷ lệ số phút gọi đến/ đi lần 4/1 17/1 19/1 - Tỷ lệ tổng số phút 25 71 4 100 Tỷ lệ số phút gọi đi 32 67 1 100 Tỷ lệ số phút gọi đến 24 73 3 100 Tỷ lệ số kênh quốc tế % 33 60 7 100 (Nguồn: VNPT) Số liệu thống kê trên cho thấy phần lớn lưu lượng thoại quốc tế ở Việt Nam được tải qua hai trung tâm ITC thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong khi đó tỷ số kênh được lắp đặt không tương ứng với tỷ lệ lưu lượng thực tế, thậm chí hiện tại chức năng của cổng ITC Đà Nẵng là không cần thiết. Cổng ITC - 3 này đặt tại thành phố Hồ Chí Minh thì tốt hơn. VNPT sẽ phóng vệ tinh Vinasat - 1 riêng của Việt Nam vào năm 2005, như vậy việc phát triển thêm trạm vệ tinh mặt đất tại các tổng đài cửa ngõ quốc tế cần phải được định vị hợp lý hơn. Chương 9: Ứng dụng công nghệ tiên tiến Khoa học kỹ thuật là nhân tố làm biến đổi sâu sắc tính chất của lao động, cơ cấu của nghề nghiệp, trình độ của lao động, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Trong thời đại ngày nay, lượng thông tin tăng nhanh chưa từng có. Các nhà khoa học đã ước tính và dự đoán: hai phần ba tri thức thông tin và lượng thông tin từ thời cổ đến giờ đang có ở kỷ nguyên chúng ta; trong 30 năm gần đây, lượng kiến thức của loài người thu được bằng 2.000 năm trước đây: Tính bình quân cứ 1 phút có 1 công thức hóa học ra đời, 3 phút có một công thức, định luật vật lý, 4 phút có một công trình khoa học mới về viễn thông và công nghệ thông tin, 5 phút có 1 thành tựu mới về y học…. Từ đây đến năm 2020 lượng kiến thức tăng gấp 3 đến 4 lần hiện nay. Như thế với hàng trăm, hàng ngàn công nghệ mới, lựa chọn công nghệ tiên tiến nào cho thích hợp với từng khu vực trên mạng viễn thông không phải là vấn đề đơn giản. Thực tế cho thấy đã có nhiều dự án triển khai công nghệ mới nhưng không mang lại hiệu quả cao như công nghệ trong mạng nhắn tin. Ở các nước phát triển khác như ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, dịch vụ nhắn tin rất được ưa chuộng nhưng tại Việt Nam thì đã "bão hòa" với lượng thuê bao rất nhỏ trên tổng số thuê bao dịch vụ viễn thông. Vì vậy, các công nghệ hiện đại, tiên tiến được lựa chọn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia phải mang tính đón đầu, tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ. Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực: thiết bị, mạng lưới, dịch vụ, công nghiệp, quản lý, nguồn nhân lực… Là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf381829_9216.pdf
Tài liệu liên quan