MỤC LỤC
MỤC LỤC . . 2
LỜI CÁM ƠN .3
MỞ ĐẦU . 3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ NHÂN SỰ . . .4
1. Những khái niệm cơ bản . . . 4
2. Một số công việc quan trọng của quản lý nguồn nhân lực .5
2.1. Tuyển dụng nhân viên .5
2.2. Trả công lao động: 10
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC .11
1. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc trường đại học : .11
1.1. Mô hình tổ chức của trường đại học: . .16
2. Qui trình nghiệp vụ đang được sử dụng ở cácTrường đại học: .16
2.1. Qui trình tuyển dụng cán bộ . 17
2.2. Qui trình tiếp nhận cán bộ . 17
2.3 Quá trình chuyển công tác, nghỉ chế độ của cán bộ . 17
2.4. Chế độ tiền lương đang thực hiện trong trường 17
3. Phần mềm quản lý cán bộ thường sử dụng ở phòng tổ chức cán bộ . 18
3.1. Chức năng chính . . .18
3.2. Ưu nhược điểm của những hệ thống đó .18
3.2.1. Ưu điểm 16
3.2.2. Nhược điểm .16
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ . 17
1. Phân tích hệ thống quản lý nhân sự . 18
1.1. Sơ đồ ngữ cảnh .18
2. Sơ đồ luồng dữ liệu các mức 18
2.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 . .18
2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 . .20
3. Phân tích hệ thống về dữ liệu . 24
3.1. Mô hình quan hệ thực thể (E-R). .24
3.2. Mô hình quan hệ . 32
4. Thiết kế chức năng . 33
4.1. Sơ đồ phân cấp chức năng mức đỉnh 33
4.2. Sơ đồ phân rã chức năng mức dưới đỉnh . 34
4.3. Thiết kế dữ liệu . 41
CHƯƠNG 4. CÔNG CỤ CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM .49
1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và SQL SERVER 2000 .49
1.1. Khái niệm về các loại cơ sở dữ liệu .49
1.2. Giới thiệu chung về SQL SERVER 2000 .49
1.3. Một số ưu điểm của SQL SERVER 2000 .51
2. Một vài nét về Ngôn ngữ lập trình ứng dụng C#.52
2.1. Một số ưu điểm của ngôn ngữ C #: .52
3. Một số giao diện tiêu biểu: .55
KẾT LUẬN .61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .63
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4646 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống quản lý nhân sự tại trường đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên đã đạt kết quả tốt qua kì thi tuyển công chức.
Trong thời gian thử việc nếu đáp ứng được yêu cầu của công việc thì kí tiếp hợp đồng ngắn hạn ba năm.
Nếu làm việc có hiệu quả thì kí hợp đồng dài hạn chính thức.
2.3. Quá trình chuyển công tác, nghỉ chế độ của cán bộ
Hàng năm khi có cán bộ đủ tuổi nghỉ hưu theo qui định được giải quyết theo qui định của luật lao động.
Dựa vào báo cáo của các phòng, khoa ban mà Ban giám hiệu có quyết định chuyển công tác phù hợp với yêu cầu.
2.4. Chế độ tiền lương đang được thực hiện tại các trường
Hiện tại vẫn sử dụng các quản lý ngạch công chức, bậc lương và hệ số lương của công chức. Ngoài ra còn quản lý các khoản phụ cấp của công chức.
Mỗi ngạch công chức có những bậc lương ứng với hệ số lương tương ứng khác nhau:
Ví dụ: ngạch chuyên viên cao cấp có 7 bậc lương tương ứng với những hệ số lương như sau:
Bậc lương
1
2
3
4
5
6
7
Hệ số lương
4,92
5,23
5,54
5,85
6,26
6,67
7,10
Ngạch chuyên viên chính có 8 bậc lương với hệ số lương tương ứng như sau:
Bậc lương
1
2
3
4
5
6
7
8
Hệ số lương
3,35
3,63
3,91
4,19
4,47
4,75
5,03
5,31
Mỗi công chức đều có mức lương cơ bản như nhau. Tiền lương công chức được tính dựa trên ngạch của công chức cùng với bậc lương và hệ số lương công chức được hưởng, cộng với các khoản phụ cấp (nếu có).
Lương công chức được tính theo công thức:
Tổng lương = 350.000*(Hệ số lương + tổng hệ số phụ cấp)
Trong đó:
- 350.000 là mức lương tối thiểu mà mỗi công chức hiện nay được hưởng
- Tổng hệ số phụ cấp là tổng tất cả các hệ số phụ cấp mà công chức được hưởng cộng lại.
Việc nâng lương của công chức được xét như sau:
- Tuỳ thuộc ngạch công chức mà thời hạn thời hạn nâng lương có thể là ba năm được nâng một bậc lương hoặc hai năm được nâng một bậc lương
Ví dụ: Ngạch 15.109 là ngạch Giáo sư, giảng viên cao cấp cứ sau 3 năm thì được nâng một bậc lương.
Ngạch 17.171 là ngạch thư viện viên trung cấp cứ sau 2 năm thì được nâng một bậc lương.
- Nếu trong thời gian công tác đã nâng hết bậc lương mà không có quá trình thay đổi ngạch công chức thì những năm tiếp theo sẽ được hưởng hệ số vượt cấp tuỳ theo mỗi ngạch công chức.
- Những công chức bị kỉ luật thì thời gian nâng lương sẽ tăng lên 1 năm.
Trong một số trường hợp đặc biệt như: có thành tích đặc biệt trong công tác, khen thưởng… mà công chức có thể được nâng lương trước thời hạn.
3. Phần mềm quản lý sử dụng ở phòng tổ chức cán bộ tại các trường
3.1. Chức năng chính
- Quản lý thông tin về cán bộ theo dõi tình hình biến động về nhân sự, đưa ra các số liệu thống kê phục vụ cho quá trình quản lý.
- Tìm kiếm thông tin về cán bộ trong cơ quan.
- Thêm nhân viên mới
- Sửa thông tin về cán bộ đã và đang làm việc tại cơ quan
- Xoá thông tin về cán bộ nếu không cần quản lý nữa
- Đưa ra các báo cáo về nhân sự.
3.2. Ưu nhược điểm của những hệ thống đó
3.2.1. Ưu điểm
Quá trình nhập liệu tương đối thuận tiện và cập nhật vào hệ thống nhanh.
Hệ thống trợ giúp tương đối hoàn chỉnh giúp đỡ người dùng thao tác với các chức năng của hệ thống.
3.2.2. Nhược điểm
Hệ thống các báo cáo của phần mềm không nhất quán với thông tin khi nhập liệu.
Chức năng báo cáo về lương không tự động cập nhật danh sách nâng lương theo định kì.
Không có khả năng cho người sử dụng tuỳ chọn các thông tin cần xuất, chỉnh sửa các báo cáo.
Khi muốn in báo cáo cần phải thông qua một phần mềm trung gian (Microsoft Word, Microsoft Excel…).
Giao diện không tương tác với người sử dụng gây khó khăn cho người dùng thao tác.
Chương 3. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Trong chương này sẽ thực hiện việc phân tích và thiết kế hệ thống quản lý nhân sự bao gồm quá trình phân tích các chức năng nghiệp vụ của hệ thống, thiết kế dữ liệu và chức năng mà hệ thống sẽ đáp ứng.
Như đã trình bày ở chương hai, một trường Đại học có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Phòng tổ chức cán bộ là phòng có chức năng quản lý chung của toàn hệ thống. Hàng năm theo thời gian qui định phòng tổ chức cán bộ sẽ lấy thông tin từ hồ sơ cán bộ thống kê và lập danh sách cán bộ đã đến niên hạn nâng lương.
Với những cán bộ trong các phòng khoa ban đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc những cán bộ chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng có đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn thì phòng tổ chức cán bộ sẽ lập danh sách đề xuất lên ban giám hiệu. Ban giám hiệu sẽ duyệt danh sách và gửi cho phòng tổ chức cán bộ. Từ đây phòng tổ chức cán bộ sẽ in quyết định nghỉ hưu và lên lương cho từng cán bộ đã được duyệt và lưu vào kho hồ sơ cán bộ và hồ sơ lưu.
Trong quá trình công tác của mỗi cán bộ, khi có thay đổi thông tin về cán bộ như thay đổi học hàm, học vị, nơi ở, trình độ lý luận…phòng tổ chức cán bộ dựa vào những thông tin tổng hợp từ các phòng khoa ban mà cập nhật các thông tin vào hồ sơ của cán bộ.
Dựa vào các thông tin về ngạch, bậc lương, chức vụ…mà phòng tổ chức cán bộ tính toán và đưa ra bảng lương hàng tháng đối với mỗi cán bộ.
Khi có yêu cầu báo cáo về nhân sự phục vụ cho quá trình quản lý và tổ chức thì phòng tổ chức cán bộ thống kê, báo cáo về tình hình nhân sự như tổng biên chế, chất lượng cán bộ…
1. Phân tích hệ thống quản lý nhân sự
Sơ đồ ngữ cảnh
Mục đích của sơ đồ ngữ cảnh cho chúng ta cái nhìn tổng quát về hệ thống ở trong môi trường của nó.
Một sơ đồ ngữ cảnh gồm ba thành phần sau:
- Một tiến trình duy nhất để mô tả toàn bộ hệ thống được xét.
- Các tác nhân có mối quan hệ thông tin với hệ thống.
- Các luồng dữ liệu đi từ các tác nhân vào hệ thống hay từ hệ thống đến các tác nhân.
Hình 3.1. Sơ đồ ngữ cảnh
Giải thích sơ bộ:
Tác nhân ngoài cán bộ sẽ đưa thông tin của bản thân để hệ thống cập nhật và lưu trữ thông tin. Luồng thông tin bao gồm hồ sơ cán bộ, các quyết định, bằng cấp….
Tác nhân ngoài người quản trị đưa ra các yêu cầu cho hệ thống và nhận các báo cáo và kết quả từ hệ thống.
2. Sơ đồ luồng dữ liệu các mức
2.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0
Hình 3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0
Chú thích về hình vẽ:
1. Tài khoản người quản trị; Yêu cầu xem thông tin cá nhân của các thành
2. Thông tin về người dùng, đáp ứng yêu cầu về hệ thống
3. Yêu cầu báo cáo
4. Các báo cáo đáp ứng yêu cầu
5. Yêu cầu thay đổi các thông tin về ngạch, bậc, phụ cấp cán bộ
6. Đáp ứng yêu cầu thay đổi
7. Yêu cầu xem, sửa, thêm mới hồ sơ cán bộ
8. Yêu cầu về lương
9. Thông tin về lương
10. Các thông tin về cán bộ
Sơ đồ gồm 3 kho dữ liệu:
Dữ liệu hồ sơ bao gồm các thông tin về cán bộ, các quyết định, hợp đồng…
Dữ liệu Bảng lương bao gồm thông tin về lương trong từng tháng của mỗi cán bộ
Dữ liệu Báo cáo bao gồm các loại báo cáo thống kê
2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1
a. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 1 “Quản trị hệ thống”:
Hình 3.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 1
Chú thích hình vẽ:
1. Thông tin tài khoản, thông tin chung của cán bộ
2. Yêu cầu thay đổi, thêm mới hệ thống chức vụ
3. Đáp ứng yêu cầu thay đổi, thông báo của hệ thống
4. Yêu cầu thay đổi, thêm mới hệ thống ngạch công chức, bậc lương
5. Đáp ứng yêu cầu thay đổi, thông báo từ hệ thống
6. Yêu cầu thay đổi, thêm mới hệ thống phòng khoa ban, bộ môn
7. Đáp ứng yêu cầu thay đổi, thông báo của hệ thống
b. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 2 “Quản lý hồ sơ”:
Hình 3.4. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 2
Chú thích sơ đồ:
Hồ sơ lý lịch của cán bộ
Thông tin về quá trình học tập
Quá trình chuyển đổi công tác
Yêu cầu cập nhật, thêm hồ sơ lý lịch
Đáp ứng yêu cầu thay đổi, thông báo của hệ thống
Yêu cầu cập nhật, thêm mới quá trình học tập
Đáp ứng yêu cầu thay đổi, thông báo của hệ thống
Yêu cầu cập nhật, thêm mới quá trình công tác
Đáp ứng yêu cầu thay đổi
Sơ đồ gồm một kho dữ liệu:
Dữ liệu hồ sơ bao gồm các thông tin về cán bộ, hợp đồng, quyết định…
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 3 “Quản lý lương”:
Hình 3.5. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 3
Chú thích sơ đồ:
1. Thông tin ngạch, bậc, yêu cầu về lương
2. Lương hàng tháng
3. Yêu cầu về diễn biến lương
4. Thông tin về diễn biến lương
5. Lương từng tháng
6. Yêu cầu cập nhật ngạch, bậc lương, lương cơ bản…
7. Đáp ứng yêu cầu cập nhật, thông báo của hệ thống
8. Yêu cầu thay đổi diễn biến tiền lương
9. Đáp ứng yêu cầu cập nhật diễn biến tiền lương
Sơ đồ gồm một kho dữ liệu:
Dữ liệu bao gồm lương tháng, quá trình diễn biến lương của từng cán bộ
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 4 “Báo cáo”:
Hình 3.6. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 4
Chú thích sơ đồ:
1. Yêu cầu thống kê, báo cáo
2. Đáp ứng yêu cầu, danh sách nâng lương, file dữ liệu các loại
3. Yêu cầu thống kê, báo cáo
4. Đáp ứng yêu cầu, danh sách cán bộ theo trình độ
5. Yêu cầu báo cáo thống kê
6. Đáp ứng kết quả báo cáo giới tính
7. Yêu cầu báo cáo thống kê
8. Kết quả báo cáo về biên chế
Sơ đồ gồm một kho dữ liệu:
Dữ liệu bao gồm các loại báo cáo của hệ thống.
3. Phân tích hệ thống về dữ liệu
3.1 Mô hình quan hệ thực thể (E-R)
Các thực thể trong hệ thống:
Từ phần mô tả chức năng của hệ thống và các thông tin liên quan đến cán bộ ta xác định được một số thực thể sau: Cán bộ, Phòng Khoa Ban, Bộ môn, Ngạch công chức, Bậc lương, Trình độ, Bằng cấp, Chức vụ, Trạng thái, Dân tộc, Tôn giáo, Ngoạingữ
Các thực thể được thể hiện trong bảng sau:
Tên thực thể
Thuộc tính
Cán bộ
Mã CB, tên CB, tên thường gọi, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, số điện thoại, nghề nghiệp trước khi tuyển, cấp uỷ hiện tại, cấp uỷ kiêm, ngày vào CQ, chuyên môn chính, ngày vào đảng, ngày chính thức, nơi kết nạp, ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ, công việc làm lâu nhất, sở trường CT
Phòng Khoa Ban
Mã PKB, tên PKB, địa chỉ, điện thoại
Bộ môn
Mã BM, tên BM, địa chỉ, điện thoại
Chức vụ
Mã CV, tên CV
Ngạch công chức
Mã NG, tên ngạch, mô tả, thời hạn nâng lương
Bậc lương
Mã BL, tên bậc, hệ số
Trình độ
Mã TD, tên trình độ, mô tả
Bằng cấp
Mã BC, tên BC
Chức vụ
Mã CV, tên CV, hệ số phụ cấp chức vụ
Trạng thái
Mã TT, tên TT, mô tả
Dân tộc
Mã DT, tên DT
Tôn giáo
Mã TG, tên TG
Ngoạingữ
Mã NN, Tên NN, mô tả
Công tác
Mã CT, thông tin cá nhân, ngày Bắt đầu, ngày kết thúc
Mối quan hệ giữa các thực thể:
Các mối quan hệ được thể hiện dưới bảng dưới đây:
Các quan hệ m-n:
Quan hệ
Thuộc tính
Cán bộ - Ngoại ngữ
Trình độ
Cán bộ - Trạng thái
Ngày bắt đầu, ngày kết thúc
Cán bộ - Chức vụ
Hệ số phụ cấp chức vụ, ngày hưởng, ngày kết thúc
Cán bộ - Bằng cấp
Chuyên ngành đào tạo, hình thức đào tạo, xếp loại
Cán bộ - Trình độ
loại
Cán bộ - Bậc lương
Ngày bắt đâu hưởng, ngày kết thúc, hệ số
Cán bộ - Ngạch CC
Ngày bắt đầu hưởng, ngày kết thúc
Các quan hệ 1-n:
Quan hệ
Thuộc tính
Cán bộ - Dân tộc
Cán bộ - Tôn giáo
Cán bộ - Bộ môn
Cán bộ - Công tác
Từ các thực thể và mối quan hệ đã xác định ở trên, ta xây dựng được mô hình quan hệ thực thể sau:
Hình 3.7. Mô hình quan hệ E-R
Chú thích trong mô hình:
Quan hệ m-n Quan hệ 1-n
Các quan hệ ràng buộc trong hệ thống:
Nhiều cán bộ có chung một dân tộc, tôn giáo nhưng một cán bộ chỉ thuộc một dân tộc, theo một tôn giáo nhất định
Mỗi cán bộ có thể có nhiều quá trình công tác
Một cán bộ có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ, một chức vụ có thể do nhiều cán bộ đảm nhiệm
Mỗi cán bộ có thể có nhiều trạng thái khác nhau, nhiều cán bộ có thể có chung một trạng thái
Một cán bộ có nhiều bằng cấp, nhiều cán bộ có thể có chung một loại bằng cấp
Một cán bộ có thể có nhiều trình độ khác nhau và nhiều cán bộ có thể có chung một trình độ
Mỗi cán bộ thuộc về một bộ môn, một bộ môn có nhiều cán bộ
Một phòng khoa ban không có hoặc có nhiều bộ môn
Một cán bộ có thể biết nhiều ngoại ngữ, một loại ngoại ngữ có thể có nhiều cán bộ cùng biết
Mỗi cán bộ trong thời gian công tác có thể hưởng nhiều bậc lương nhiều cán bộ có thể có cùng bậc lương
Một ngạch công chức có thể có nhiều bậc lương, một bậc lương thuộc về môt ngạch xác định
Mô hình quan hệ
Chuyển từ mô hình thực thể sang mô hình quan hệ:
Theo qui trình của công nghệ phần mềm, có thể chuyển các thực thể và các mối quan hệ thành các bảng quan hệ trong mô hình quan hệ của hệ thống. Các bước chuyển các thực thể thành quan hệ:
Mỗi thực thể sẽ tương ứng với một quan hệ
Các quan hệ Cán bộ - Dân tộc, Cán bộ - Tôn giáo, Cán bộ - Bộ môn, Phòng khoa ban - Bộ môn, Cán bộ - Công tác là các quan hệ 1-n không có thuộc tính cho nên đưa khoá chính từ thực thể bên 1 sang làm khoá ngoại của thực thể bên n. tức là:
Đưa Mã dân tộc làm khoá ngoài của Cán bộ
Đưa Mã tôn giáo làm khoá ngoài của Cán bộ
Đưa Mã bộ môn làm khoá ngoài của Cán bộ
Đưa Mã phòng khoa ban làm khoá ngoài của Bộ môn
Đưa mã Cán bộ làm khoá ngoài của Công tác
Với quan hệ nhiều nhiều (m - n) sẽ sinh thêm quan hệ mới: tên là tên viết tắt của hai quan hệ, khoá chính là khoá chính của cả hai quan hệ, thuộc tính là thuộc tính của mối quan hệ.
Các quan hệ được tạo ra từ thực thể và các mối quan hệ:
Các thực thể
Các quan hệ được tạo lập
Cán bộ
Cán bộ ( Mã CB, tên CB, tên thường gọi, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, số điện thoại, nghề nghiệp trước khi tuyển, cấp uỷ hiện tại, cấp uỷ kiêm, ngày vào CQ, chuyên môn chính, ngày vào đảng, ngày chính thức, nơi kết nạp, ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ, công việc làm lâu nhất, sở trường CT, Mã tôn giáo, Mã dân tộc, Mã bộ môn )
Phòng khoa ban
Phòng khoa ban ( Mã PKB, tên PKB, địa chỉ, điện thoại )
Bộ môn
Bộ môn ( Mã BM, tên BM, địa chỉ, điện thoại, Mã PKB )
Chức vụ
chức vụ ( Mã CV, tên CV )
Ngạch công chức
Ngạch CC ( Mã NG, tên ngạch, mô tả, thời hạn nâng lương )
Bậc lương
Bậc lương ( Mã BL, tên bậc, hệ số )
Trình độ
Trình độ ( Mã TD, tên trình độ, mô tả )
Bằng cấp
Bằng cấp ( Mã BC, tên BC )
Chức vụ
Chức vụ ( Mã CV, tên CV, hệ số phụ cấp chức vụ )
Trạng thái
Trạng thái ( Mã TT, tên TT, mô tả )
Dân tộc
Dân tộc ( Mã DT, tên DT )
Tôn giáo
Tôn giáo ( Mã TG, tên TG )
Ngoạingữ
Ngoại ngữ ( Mã NN, Tên NN, mô tả )
Công tác
Công tác (Mã CT, thông tin cá nhân, ngày bđ, ngày kt, Mã CB )
Hưởng
Quá trình lương ( Mã CB, Mã Bậc ,ngày lên bậc )
Đảm nhiệm
Cán bộ - Chức vụ (MãCB , Mã CV, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, mô tả )
Sử dụng
Cán bộ - Ngoại ngữ ( Mã CB, Mã NN, trình độ )
Có ( trạng thái )
Cán bộ - Trạng thái ( Mã CB, Mã TT, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, mô tả )
Có ( Bằng cấp )
Cán bộ - Bằng cấp (Mã CB, Mã BC, Ngày Bắt đầu, Ngày kết thúc, chuyên ngành đào tạo, hình thức đào tạo, loại )
Có ( trình độ )
Cán bộ - Trình độ ( Mã CB, Mã TĐ, mô tả )
Mô hình quan hệ cơ sở dữ liệu
Hình 3.8. Mô hình quan hệ
Thiết kế chức năng
4.1. Sơ đồ phân cấp chức năng mức đỉnh
Hình 3.9. Sơ đồ phân cấp chức năng
Chức năng quản trị hệ thống bao gồm:
Quản trị người dùng:
Cho phép người quản trị quản lý thông tin về người sử dụng hệ thống (thêm, sửa, xoá) về tên đăng nhập, mật khẩu, quyền sử dụng trong hệ thống
Quản lý phòng ban:
Cho phép người quản trị quản lý các phòng ban, bộ môn trong trường bao gồm thêm, sửa, xoá các thông tin liên quan đến phòng khoa ban và bộ môn trong trường
Quản lý chức vụ:
Cho phép người quản trị xem và cập nhật hệ thống chức vụ hiện hành ở trường và thêm mới khi có nhu cầu
Quản lý ngạch bậc:
Cho phép cập nhật và thêm mới ngạch và bậc lương của cán bộ, thay đổi hệ số lương khi có nhu cầu
Chức năng quản lý hồ sơ gồm
Cho phép người dùng xem hồ sơ của cán bộ bao gồm các thông tin về lý lịch, quá trình công tác, quá trình học tập. Đối với người quản trị thì có thể sửa đổi các thông tin về cán bộ, thêm mới cán bộ, xoá bỏ hồ sơ cán bộ…
Chức năng quản lý lương
Quá trình lương:
Cho phép theo dõi quá trình thay đổi bậc lương, hệ số… của từng cán bộ và sửa đổi, lưu trữ, thêm mới quá trình lương của mỗi cán bộ.
Tính lương:
Đưa ra mức lương, hệ số hưởng, phụ cấp, mức lương thực lĩnh của mỗi cán bộ công nhân viên trong trường
Báo cáo:
Cho phép đưa ra các báo cáo về nhân sự như báo cáo về chất lượng cán bộ, biên chế trong trường, đưa ra danh sách nâng lương…cho phép người dùng có thể in báo cáo trực tiếp, xuất sang một kiểu định dạng dữ liệu khác như: Winword, Text, Pdf, Excell…
Sơ đồ phân rã chức năng mức dưới đỉnh
Từ sơ đồ phân cấp chức năng mức đỉnh ta có thể phân rã một số chức năng ở mức sâu hơn :
Đặc tả chức năng chi tiết:
Chức năng quản lý phòng khoa ban:
Thêm phòng khoa ban:
Nhiệm vụ: cho phép người dùng có thể đưa thêm phòng khoa ban hay bộ môn mới vào hệ thống
Đầu vào: thông tin về phòng khoa ban, bộ môn như địa chỉ, số điện thoại, tên…
Hoạt động: chương trình sẽ đưa thêm phòng khoa ban, bộ môn vào hệ thống phòng khoa ban
Đầu ra: thông tin về phòng khoa ban, bộ môn mới
Điều kiện: Người dùng có quyền quản trị hệ thống sử dụng
Xoá phòng khoa ban:
Nhiệm vụ: xoá phòng khoa ban, bộ môn ra khỏi hệ thống
Đầu vào: Thông tin về phòng khoa ban, bộ môn bị xoá
Hoạt động: chương trình sẽ xoá toàn bộ thông tin về phòng khoa ban, bộ môn và các thông tin liên quan trong hệ thống
Đầu ra: kết quả bộ môn, phòng khoa ban đã bị xoá
Điều kiện: Người quản trị sử dụng
Sửa phòng khoa ban:
Nhiệm vụ: thay đổi thông tin về phòng khoa ban, bộ môn
Đầu vào: thông tin về phòng khoa ban, bộ môn cần thay đổi và nội dung thông tin thay đổi
Hoạt động: chương trình sẽ thay đổi nội dung thông tin về phòng hoa ban theo yêu cầu
Đầu ra: thông tin phòng khoa ban, bộ môn thay đổi
Chức năng quản lý chức vụ:
Thêm chức vụ:
Nhiệm vụ: cho phép người dùng có thể đưa thêm chức vụ vào hệ thống
Đầu vào: thông tin về chức vụ như tên chức vụ, hệ số phụ cấp…
Hoạt động: chương trình sẽ đưa thêm chức vụ vào hệ thống chức vụ
Đầu ra: thông tin về chức vụ mới
Điều kiện: Người dùng có quyền quản trị hệ thống sử dụng
Xoá phòng chức vụ:
Nhiệm vụ: xoá chức vụ ra khỏi hệ thống
Đầu vào: Thông tin về chức vụ bị xoá
Hoạt động: chương trình sẽ xoá toàn bộ thông tin về chức vụ và các thông tin liên quan trong hệ thống
Đầu ra: kết chức vụ đã bị xoá
Điều kiện: Người quản trị sử dụng
Sửa chức vụ:
Nhiệm vụ: thay đổi thông tin về chức vụ
Đầu vào: thông tin về chức vụ cần thay đổi và nội dung thông tin thay đổi
Hoạt động: chương trình sẽ thay đổi nội dung thông tin về chức vụ theo yêu cầu
Đầu ra: thông tin chức vụ thay đổi
Chức năng quản lý hệ thống ngạch bậc:
Thêm phòng ngạch, bậc lương:
Nhiệm vụ: cho phép người dùng có thể đưa thêm ngạch công chức hay bậc lương vào hệ thống
Đầu vào: thông tin về ngạch bậc như tên ngạch bậc, thời hạn nâng bậc, mã ngạch, hệ số lương…
Hoạt động: chương trình sẽ đưa thêm ngạch, bậc lương vào hệ thống ngạch bậc
Đầu ra: thông tin về ngạch công chức, bậc lương mới
Điều kiện: Người dùng có quyền quản trị hệ thống sử dụng
Xoá ngạch bậc:
Nhiệm vụ: xoá ngạch bậc ra khỏi hệ thống
Đầu vào: Thông tin về ngạch công chức, bậc lương bị xoá
Hoạt động: chương trình sẽ xoá toàn bộ thông tin về ngạch, bậc lương và các thông tin liên quan trong hệ thống
Đầu ra: kết quả ngạch, bậc lương đã bị xoá
Điều kiện: Người quản trị sử dụng
Sửa ngạch bậc:
Nhiệm vụ: thay đổi thông tin về ngạch công chức, bậc lương
Đầu vào: thông tin về ngạch, bậc lương cần thay đổi và nội dung thông tin thay đổi
Hoạt động: chương trình sẽ thay đổi nội dung thông tin về ngạch công chức và bậc lương theo yêu cầu
Đầu ra: thông tin ngạch, bậc lương thay đổi
Chức năng quản lý hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, công tác, quá trình lương:
Thêm :
Nhiệm vụ: cho phép người dùng có thể đưa thêm hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, công tác, quá trình lương vào hệ thống
Đầu vào: thông tin về hồ sơ lý lịch như tên, tuổi, năm sinh…; quá trình học tập như thời gian bắt đầu kết thúc, nơi học tập…; công tác như ngày bắt đầu, kết thúc, chức vụ, đơn vị…; quá trình lương như ngày bắt đầu, kết thúc hưởng, bậc lương, hệ số…
Hoạt động: chương trình sẽ đưa thêm hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, công tác, quá trình lương vào hệ thống.
Đầu ra: thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học, công tác, quá trình lương mới
Điều kiện: Người dùng có quyền quản trị hệ thống sử dụng
Xoá :
Nhiệm vụ: xoá hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương ra khỏi hệ thống
Đầu vào: Thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, công tác, quá trình lương bị xoá
Hoạt động: chương trình sẽ xoá toàn bộ thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương và các thông tin liên quan trong hệ thống
Đầu ra: hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, công tác, lương đã bị xoá
Điều kiện: Người quản trị sử dụng
Sửa :
Nhiệm vụ: thay đổi thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương
Đầu vào: thông tin hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương cần thay đổi và nội dung thông tin thay đổi
Hoạt động: chương trình sẽ thay đổi nội dung thông tin hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương theo yêu cầu
Đầu ra: thông tin hồ sơ lý lịch, quá trình học, quá trình công tác, quá trình lương thay đổi
Chức năng lương tháng:
Sửa công thức tính lương :
Nhiệm vụ: thay đổi thông tin về công thức tính lương hàng tháng
Đầu vào: thông tin về các thành phần cần thay đổi và nội dung thông tin thay đổi trong công thức tính như mức lương cơ bản….
Hoạt động: chương trình sẽ thay đổi nội dung thông tin công thức tính lương theo yêu cầu
Đầu ra: thông tin về công thức tính lương đã thay đổi
Xem bảng lương :
Nhiệm vụ: hiển thị lương hàng tháng của các cán bộ
Đầu vào: Thông tin về cán bộ, đơn vị cần hiển thị lương
Hoạt động: chương trình sẽ tính toán và hiển thị lương của mỗi cán bộ
Đầu ra: bảng lương chi tiết
Điều kiện: Người quản trị sử dụng
In bảng lương :
Nhiệm vụ: xuất dữ liệu bảng lương ra máy in
Đầu vào: danh sách lương của cán bộ đã được tính toán
Hoạt động: chương trình sẽ in ra máy in bảng lương
Đầu ra: bảng lương hàng tháng của cán bộ
Điều kiện: Người dùng có quyền quản trị hệ thống sử dụng
Thiết kế dữ liệu
Xét về thiết kế cơ sở dữ liệu vật lí, ta thấy từ các quan hệ đã xây dựng ở trên, các bảng cơ sở dữ liệu được thiết kế như sau:
Canbo – Thông tin cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaCB*(PK)
char(6)
Mã cán bộ
TenCB
Nvarchar(64)
Tên cán bộ
Tenthuonggoi
NVarchar(64)
Tên thường gọi
Gioitinh
bit
Giới tính
Ngaysinh
Date
Ngày tháng năm sinh
Noisinh
Nvarchar(200)
Nơi sinh
Quequan
Nvarchar(200)
Quên quán
Noio
Nvarchar(200)
Nơi ở hiện tại
SoDT
Nvarchar(16)
Số điện thoại
maTG(FK_Tongiao)
Nvarchar(16)
( Mã) Tôn giáo
maDT(FK_ Dantoc)
Nvarchar(16)
( Mã) Dân tộc
MaBM(FK_Bomon)
NVarchar(16)
(Mã)Bộ môn
maCT(FK_Congtac)
Nvarchar(16)
( Mã) công tác
Nntruockhituyen
NVarchar(64)
Nghề nghiệp trước khituyển
CapuyHT
NVarchar(64)
Cấp uỷ hiện tại
Capuykiem
NVarchar(64)
Cấp uỷ kiêm
Ngayvaocq
Date
Ngày vào cơ quan
Chuyenmonchinh
NVarchar(64)
Chuyên môn chính
Ngayvaodang
Date
Ngày vào đảng
Ngaychinhthuc
Date
Ngày chính thức
Ngayvaocq
Date
Ngày vào cơ quan
Noiketnap
NVarchar(64)
Nơi kết nạp
Ngaynhapngu
Date
Ngày nhập ngũ
Ngayxuatngu
Date
Ngày xuất ngũ
Cvlamlaunhat
NVarchar(64)
Công việc làm lâu nhất
Sotruongct
NVarchar(64)
sở trường công tác
2. CB_TD – Lưu vết Thông tin trình độ của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaCB*(PK)
char(6)
(Mã) cán bộ
MaTD*(PK)
char(6)
(Mã) trình độ
Mota
NVarchar(255)
Mô tả
3. CB_NN: -Thông tin trình độ ngoại ngữ của nhân viên
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaCB*(PK)
Char(6)
( Mã) cán bộ
MaNN*(PK)
Char(6)
( Mã) Ngoại ngữ
Trình độ
NVarchar(64)
Trình độ
4. CB_C - Lưu vết quá trình đảm nhận chức vụ của nhân viên
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
NgayBD
Date
Ngày bắt đầu
NgayKT
Date
Ngày kết thúc
Mota
NVarchar(255)
Mô tả
MaCV*(PK)
char(6)
(Mã) Chức vụ
MaCB*(PK)
char(16)
(Mã) Cán bộ
5. CB_PC -Thông tin phụ cấp của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaPC*(PK_Phucap)
char(6)
(Mã) phụ cấp
MaCB*(PK_Canbo)
char(6)
( Mã) Cán bộ
hsPC
Float(3)
Hệ số phụ cấp
6. CB_TT – Lưu vết thông tin trạng thái của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
NgayBD
date
Ngày bắt đầu
NgayKT
date
Ngày kết thúc
Mota
Nvarchar(255)
Mô tả
MaCB*(PK)
char(6)
(Mã) nhân viên
MaTT*(PK)
char(6)
(Mã) Trạng thái
7. CB_BC:- Lưu thông tin bằng cấp của cán bộ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
maCB(PK)
char(6)
(Mã) cán bộ
MaBC(PK)
char(6)
Mã bằng cấp
Loai
Nvarchar(16)
loại bằng cấp
8. Dantoc – Danh mục dân tộc
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaDT*(PK)
char(6)
Mã dân tộc
TenDT
Nvarchar(64)
Tên dân tộc
9. Tongiao - Danh mục tôn giáo
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaTG*(PK)
char(6)
Mã tôn giáo
TenTG
Nvarchar(64)
Tên tôn giáo
10. Bangcap – Danh mục Bằng cấp
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaBC*(PK)
char(6)
Mã bằng cấp
TenBC
Nchar(64)
Tên bằng cấp
Truongcap
Nchar(64)
trường cấp bằng
11. Ngoaingu - Danh mục ngoại ngữ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaNN* (PK)
Char(6)
Mã ngoại ngữ
TenNN
Nvarchar(64)
Tên ngoại ngữ
12. Chucvu - Danh mục chức vụ
No
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Giải thích
MaCV* (PK)
char(6)
Mã chức vụ
TenCV
Nvarchar(64)
Tên chức vụ
Mota
Nvarchar(255)
Mô tả
Mô tả: Các chức danh của cán bộ trong trường bao gồm: Hiệu trưởn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27293.DOC