MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
I. Các khái niệm 4
1. Khái niệm về doanh nghiệp 4
2. Khái niệm về kế hoạch 4
II. Phân loại kế hoạch 4
1. Phân loại 4
2. Tầm quan trọng của kế hoạch 5
III. Nội dung kế hoạch 5
1. Phân tích môi trường nội bộ 6
1.1. Nguồn nhân lực 6
1.2. Sản xuất 6
1.3. Yếu tố Marketing 6
1.4. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 7
1.5. Tài chính kế toán 7
2. Phân tích môi trường kinh doanh 8
2.1. Phân tích thị thường khách hàng 8
a. Thị trường 8
b. Khách hàng 9
c. Áp lực từ nhà cung ứng 9
2.2 . Phân tích cạnh tranh 9
a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 9
b. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 9
c. Hàng thay thế 10
2.3. Phân tích môi trường vĩ mô 10
a. Yếu tố kinh tế 10
b. Yếu tố chính trị - chính phủ 10
c. Yếu tố xã hội 11
d. Yếu tố tự nhiên 11
e. Yếu tố công nghệ 11
f. Yếu tố môi trường quốc tế 11
3. Hình thành ma trận SWOT 11
3.1. Quá trình hình thành ma trận SWOT 11
3.2. Các bước thành lập ma trận SWOT 12
VI. Phương pháp nghiên cứu 13
1. Phương pháp hồi quy tuyến tính 13
2. Phương pháp mùa vụ 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN BÁO ĐIỆN THOẠI ĐỒNG THÁP 15
I. Giới thiệu tổng quan về công ty ĐB-ĐT 15
1. Quá trình hình thành và phát triển 15
2. Nhiệm vụ chức năng của công ty 16
3. Vai trò của công ty 16
II. Mô tả sản phẩm - dịch vụ 16
1. Đặc điểm của sản phẩm 16
2. Các loại dịch vụ 17
III. Tình hình hoạt động hiện tại của công ty 18
1. Tình hình nhân sự 18
1.1. Giám đốc 21
1.2. Phó Giám Đốc: 21
1.3. Phòng kế toán thống kê tài chính 22
1.4. Phòng kế hoạch 22
1.5. Phòng kỹ thuật 23
1.6. Phòng nội hạt 23
1.7. Phòng nội đài 24
1.8. Đài 108 24
1.9. Phòng tổ chức hành chính 24
1.10. Trung tâm chăm sóc khách hàng 24
1.11. Trung tâm bảo dưỡng và ứng cứu thông tin 24
2. Sản xuất 25
3. Marketing 29
4. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 32
5. Tài chính kế toán 33
2.1. Tài sản lỏng 36
2.2. Quản trị tài sản có 36
2.3. Quản trị nợ 37
2.4. Khả năng sinh lời 37
IV. Điểm mạnh điểm yếu của công ty 37
1. Điểm mạnh 37
2. Điểm yếu 38
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 39
I. Phân tích thị trường khách hàng 39
1. Thị trường 39
2. Khách hàng 39
3. Nhà cung ứng 41
II. Phân tích môi trường cạnh tranh 41
1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 41
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 45
3. Hàng thay thế 46
III. Phân tích môi trường vĩ mô 46
1. Yếu tố kinh tế 47
1.1. Tốc độ phát triển kinh tế vùng 47
1.2. Tốc độ gia tăng GDP của vùng 49
1.3. Lãi suất ngân hàng tăng 49
1.4. Chỉ số giá tiêu dùng 50
2. Yếu tố chính trị pháp luật 50
2.1. Chính trị ổn định 50
2.2. Chính sách kinh tế 50
3. Yếu tố xã hội 51
3.1. Tốc độ tăng dân số của vùng 51
3.2. Thói quen tiêu dùng 51
4. Yếu tố công nghệ 53
5. Yếu tố tự nhiên 54
6. Yêu tố quốc tế 54
IV. Cơ hội đe dọa rút ra từ môi trường bên ngoài 55
1. Cơ hội 55
2. Đe dọa 56
V. Hình thành ma trận SWOT 57
VI. Mục tiêu trong năm 2007 57
CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH DOANH THU VÀ
CHI PHÍ NĂM 2007 58
I. Các giả định về tài chính 58
II. Kế hoạch tiêu thụ 59
III. Kế hoạch sản xuất 62
IV. Kế hoạch Marketing 62
V. Kế hoạch mua nguyên vật liệu 64
VI. Kế hoạch nhân công trực tiếp 66
VII. Kế hoạch chi phí sản xuất chung 67
VIII. Kế hoạch chi phí bán hàng và quản lý 68
IX. Kế hoạch tiền mặt 70
X. Đánh giá rủi ro của kế hoạch 71
1. Giá giảm 20% các yếu tố khác không đổi 72
2. Chi phí bất biến tăng 5% 72
3. Giá giảm 20%, chi phí bất biến tăng 5%, sản lưởng tăng 10% 73
4. Giá giảm 20%, chi phí bất biến tăng 5% 73
XI. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty trong năm 2006 73
1. Tình hình biến động tài sản của công ty 73
2. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty 75
XII. Phân tích các tỷ số tài chính 77
1. Tài sản lỏng 77
2. Quản trị tài sản có 78
3. Quản trị nợ 78
4. Khả năng sinh lời 78
XIII. Biện pháp thực hiện 79
1. Công tác Marketing 79
2. Công tác nghiên cứu và phát triển sản xuất 80
3. Công tác đầu tư trang thiết bị, nâng cấp mở rộng mạng lưới 81
4. Công tác quản lý tài chính vật tư 81
5. Công tác quản lý kỹ thuật và ứng dụng 81
6. Công tác phát triển nguồn nhân lực 82
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
1. Kết luận 83
2. Kiến nghị 83
2.1. Đối với công ty 83
2.2. Đối với tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam (VNPT) 84
2.3. Đối với nhà nước 84
Tài liệu tham khảo 85
PHỤ LỤC 86
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2006 86
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 87
DOANH THU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG QUA CÁC NĂM 88
DỰ BÁO DOANH THU ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỊCH VỤ VT NĂM 2007 88
LƯỢNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG QUA CÁC NĂM 89
LƯỢNG ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH QUA NĂM 2006 90
94 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty điện báo, điện thoại Đồng Tháp năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m mạnh điểm yếu của công ty
Điểm mạnh
Mục tiêu cung cấp dịch vụ của công ty là luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu vì đặc tính của dịch vụ là chất lượng và công ty đã hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh là một điểm mạnh mà công ty cần giữ vững.
Do tổ chức theo cơ cấu tham mưu trực tuyến, giám đốc và các phòng chức năng đều có mối thông tin với nhau tìm ra được các sai sót và cùng nhau kiểm soát các bộ phận cấp dưới từ đó đem lại hiệu quả cao hơn.
Qua các năm doanh thu của công ty tăng với tốc độ cao và lượng tiền nợ khách hàng giảm từ đó cho thấy nguồn tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo.
Do hoạt động lâu năm nên thị trường hoạt động rộng khắp là một điều mà các đối thủ cạnh tranh chưa làm được từ đó khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng luôn đảm bảo.
Nhân viên của các cấp quản lý trong công ty đều có trình độ và kinh nghiệm nên là một điểm mạnh của công ty vì nhân lực luôn là yếu tố quan trọng.
Trung tâm chăm sóc khách hàng của công ty làm việc cả trong ngày lễ nhằm giải quyết những thắc mắc và khiếu nại của khách hàng, trung tâm giải quyết trong thời gian ngắn nhất và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hậu mãi của công ty.
Hoạt động marketing của công ty tuy phụ thuộc vào tổng công ty nhưng để đối phó với đối thủ cạnh tranh, tổng công ty luôn đưa ra kịp thời các chính sách khuyến mãi để công ty áp dụng.
Điểm yếu
Hiện tại do tổng công ty đưa ra mức giá trần và giá sàn cho việc tính cước của công ty nên mức cước của công ty vẫn còn cao nhưng trong tương lai tổng công ty có chính sách đồng giá cước với đối thủ cạnh tranh.
Số máy điện thoại hiện có của công ty vẫn chưa cung cấp hết cho khách hàng từ đó cho thấy công suất của công ty chưa được sử dụng hết.
Vật liệu hầu hết phụ thuộc vào tổng công ty do đó việc tổng công ty điều khiển công ty là việc tất yếu làm công ty không có quyền thay đổi nhà cung ứng.
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
I. Phân tích thị trường khách hàng
Thị trường
Công ty ĐB-ĐT là công ty Nhà nước trực thuộc Bưu Điện tỉnh Đồng Tháp hoạt động hơn 30 năm đã chiếm được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng với thị trường hoạt động là toàn tỉnh Đồng Tháp. Công ty đã chi phối họat động của tất cả các bưu điện huyện, thị. Mọi hoạt động chỉ tiêu đều do công ty ban hành. Thông tin giữa công ty và các bưu điện được liên lạc thường xuyên và chặt chẽ từ đó công ty đã kiểm soát được tình hình hoạt động của các bưu điện huyện, thị.
Khi mới thành lập là công ty độc quyền của nhà nước mãi cho đến những năm gần đây tính độc quyền đó đã bị phá bỏ với sự xuất hiện của các đối thủ mới. Với kinh nghiệm và uy tín của công ty thị phần hiện tại của công ty chiếm hơn 89,7% so với thị phần toàn tỉnh với tốc độ tăng trưởng bình quân của công ty là 15,6% mỗi năm. Tuy thị phần của công ty bị thu hẹp nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm vẫn tăng với tốc độ cao. Với sự hấp dẫn của ngành đã khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Từ đó công ty đã đưa ra các biện pháp nhằm giữ vững thị phần hiện tại và phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ nhằm khai thác các khách hàng tiềm năng.
Khách hàng
Khách hàng của công ty ở toàn tỉnh Đồng Tháp theo đó khách hàng được phân loại như sau:
Khách hàng đặc biệt: là khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông thuộc các cơ quan thường trực, điều hành của đảng, cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ quan ngoại giao.
Khách hàng doanh nghiệp đặc biệt: là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ viễn thông, có nhu cầu mạng thông tin nội bộ rộng với mức thanh toán cước hàng tháng cao.
Khách hàng vừa và nhỏ: là các tổ chức doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông với mức thanh toán cước phí hàng tháng không cao.
Khách hàng cá nhân: cá nhân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu liên lạc của bản thân cá nhân, gia đình người sử dụng.
Bảng 6: DOANH THU CỦA NHÓM KHÁCH HÀNG ƯỚC TÍNH 2006
ĐVT: 1000.đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Tỷ lệ (%)
Khách hàng đặc biệt
Khách hàng doanh nghiệp đặc biệt
Khách hàng vừa và nhỏ
Khách hàng cá nhân
36.410.260
58.772.011
31.515.006
18.132.715
25,14
40,58
21,76
12,52
(Nguồn: phòng kế toán)
Công ty phân loại khách hàng nhằm mục tiêu đề ra những chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể.
Phần lớn doanh thu của công ty từ khách hàng đặc biệt và doanh nghiệp đặc biệt, đây là thành phần kinh tế chủ yếu của tỉnh và đem lại nguồn thu lớn cho công ty những khách hàng này hầu hết trung thành với công ty và công ty cũng có những chính sách chăm sóc, khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng vào những ngày kỷ niệm của công ty khách hàng như: ngày thành lập công ty, sinh nhật khách hàng...
Doanh thu từ khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân chiếm hơn 33% doanh thu của công ty và những khách hàng này luôn là mục tiêu của đối thủ cạnh tranh, do đó phân loại khách hàng công ty nhằm mục tiêu là đưa ra các biện pháp và giữ chân khách hàng.
Điều thuận lợi đối với công ty là đã thu hút phần lớn khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của công ty. Vì công ty thành lập lâu năm nên những khách hàng lớn của công ty cũng không muốn thay đổi nhà cung cấp, vì nếu thay đổi sẽ gây ra những khó khăn lộn xộn trong việc thay đổi số điện thoại của doanh nghiệp khách hàng và những đối tác của khách hàng sẽ khó khăn khi liên lạc làm ăn.
Nhà cung ứng
Nguyên vật liệu của công ty được lấy chủ yếu từ tổng công ty, đồng thời cũng do tổng công ty chi phối đầu vào. Do đó, khi tổng công ty có vấn đề gì thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Nhưng từ khi hoạt động cho đến nay thì hầu như không có sự cố gì xảy ra. Do tổng công ty VNPT là công ty lớn uy tín trong cả nước với đội ngũ nhân viên, cán bộ hùng mạnh với cơ cấu quản lý chặt chẽ nên đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho công ty mọi lúc.
II. Phân tích môi trường cạnh tranh
1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Thị trường viễn thông là thị trường rất hấp dẫn các nhà đầu tư lớn. Hiện nay, thị trường hoạt động của công ty đã xuất hiện 3 đối thủ cạnh tranh là công ty viễn thông quân đội (Viettel mobile), công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT), công ty viễn thông điện lực (EVN Telecom).
Đối thủ đáng lo ngại nhất của công ty là Viettel mobile, theo quyết định số 522/QĐ ngày 19/04/1996 của bộ quốc phòng, trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Ngày 24/01/1998 Tổng cục bưu điện đã cấp giấy phép số 109/1998/GB TCBĐ Công ty được phép hoạt động trên các thành phố lớn và các tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, Viettel mobile đã đưa ra cách tính cước phí block 6 giây rất hấp dẫn đối với khách hàng, với cách tính này, mạng điện thoại cố định Viettel mobile trở thành mạng điện thoại cố định đầu tiên tính cước theo block 6 giây cho các cuộc gọi từ điện thoại cố định đến thuê bao di động. Theo thống kê tổng chi phí hàng tháng của khách hàng 40-60% là chi phí gọi cho điện thoại di động thì với cách tính block 6 giây sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều chi phí.
Cước phí từ điện thoại cố định của Viettel mobile đến điện thoại di động của Viettel mobile block là 120 đồng.
Cước phí từ điện thoại cố định của Viettel mobile đến điện thoại di động khác block 6 giây là 139 đồng.
Trong khi đó Vina cước phí điện thoại di động là 3.060 đồng block 30 giây.
Vì vậy, với cách tính như trên khách hàng sẽ thích sử dụng Viettel mobile hơn vì sẽ tiết kiệm được nhiều khoản tiền đáng kể. Vì vậy, Viettel mobile là đối thủ lớn nhất mà công ty cần quan tâm.
SPT được thành lập trên cở sở văn bản số 7093/ĐMD ngày 08/12/1995 của chính phủ, ngày 25/12/1996 tổng cục bưu điện đã có quyết định số 9391/CSBD-GP chính thức cho công ty vào hoạt động. Hiện tại giá dịch vụ nội hạt của SPT 180-200 đồng/phút và phải giảm xuống 120 đồng /phút để cạnh tranh và tạo nên một khoảng lỗ cho SPT và theo bà Nguyễn Thị Kim Cúc Giám Đốc SPT cho rằng "SPT chưa có hướng đi nào dịch vụ viễn thông, đối thủ cạnh tranh của mình trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt".
Điều mà các công ty quan tâm đến là chiến lược giảm giá cước của mình có lợi cho khách hàng hay không?. Vì, nếu có lợi cho khách hàng thì họ mới sử dụng mạng của mình, trước khi thực hiện chiến lược giảm giá cước VNPT lo ngại rằng doanh thu sẽ giảm nhưng không như vậy khi kế hoạch được thực hiện doanh thu tăng đáng kể về người sử dụng cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ và đã kích thích được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Chẳng hạn, Vinaphone giảm cước thuê bao điện thoại di động từ 80.000 đồng/tháng xuống còn 60.000 đồng/tháng và điều chỉnh phương thức tính cước block 30 giây + 6 giây, giảm giá cước là mục đích mà lãnh đạo bộ bưu chính viễn thông cố gắng xây dựng trong những năm gần đây. Bộ bưu chính viễn thông đã khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh bằng hình thức giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Ngày 18/01/2006 VASC đã công bố kết quả bình chọn danh hiệu "Nhà cung cấp mạng điện thoại di động tốt nhất năm 2005". Kết quả bình chọn như sau:
Số người đang dùng điện thoại di động
>50% chọn mạng Mobifone
>28% chọn mạng Vinaphone
Số người chưa dùng điện thoại di động
>43% chọn Mobifone
38% chọn Vinaphone
25% chọn Viettel mobile
2% chọn S –phone
Theo phương án cước mới mà Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) vừa trình Bộ Bưu chính Viễn thông, cước liên lạc đối với dịch vụ trả sau được áp dụng theo khung mới 1.200-1.500 đồng/phút, thay cho mức 1.500 như hiện nay. Đối với các thuê bao hòa mạng mới, VNPT dự kiến áp dụng mức cước 100.000 đồng/lần, giảm 50% so với mức cũ.
VNPT cũng đề nghị Bộ Bưu chính Viễn thông cho phép giảm một loạt cước thuê kênh gồm thuê kênh quốc tế, thuê kênh riêng, với mức giảm trung bình 20%. Riêng cước thuê kênh quốc tế có mức giảm cao nhất khoảng 50%.
Ngoài ra, VNPT đề nghị Bộ cho phép được tự quyết định phương thức tính cước theo block 6 giây + 1 (block đầu tiên tính 6 giây, các block tiếp theo tính cước trên từng giây gọi). Cách tính này được áp dụng cho tất cả các dịch vụ điện thoại quốc tế, cố định, di động... thay cho mức 30 giây + 6 hiện nay. Riêng cước thuê bao tháng vẫn giữ nguyên mức 69.000 đồng.
Bảng 7: SO SÁNH CÔNG TY ĐB-ĐT VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Chỉ tiêu
Công ty ĐB-ĐT
Viettel mobile
SPT
1. Chất lượng thông tin
2. Giá dịch vụ
3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
4. Ý thức cạnh tranh
5. Cơ sở vật chất, tài chính
6. Nhân lực
7. Thương hiệu
4
3
3
3
4
4
4
3
4
3
3
3
3
3
2
2
3
3
2
3
2
Tổng cộng
25
22
17
Nguồn: (Trung tâm chăm sóc khách hàng)
Chú ý: 4- rất mạnh, 3-mạnh, 2-yếu, 1-rất yếu
Qua số liệu điều tra cho thấy chất lượng dịch vụ của công ty vẫn chiếm vị trí thứ nhất và đây cũng là điểm mạnh của công ty vì đa số khách hàng đặc biệt điều chú trọng đến chất lượng dịch vụ hơn.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty rất được chú trọng và đạt chất lượng cao được đánh giá bằng với Viettel và trong tương lai công ty chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng hơn nữa.
Giá là yếu tố quan trọng để khách hàng mới lựa chọn có nên sử dụng dịch vụ hay không, giá cạnh tranh của công ty vẫn còn cao hơn Viettel đây là điều đáng quan tâm vì phần lớn khách hàng mới sẽ ưa thích sử dụng dịch vụ có giá thấp. Giá dịch vụ của công ty cao do chi phí cao và tổng công ty chưa có chính sách điều chỉnh hạ giá cước dịch vụ để cạnh tranh với đối thủ vì hầu hết đối thủ mới xuất hiện điều cạnh tranh bằng chính sách giá.
Nhìn chung các công ty trên thị trường viễn thông đều cạnh tranh một cách công bằng với năng lực của chính mình các công ty không có ý định liên kết đối phó với đối thủ cạnh tranh trong ngành của mình.
Do thành lập và lâu và làm ăn có hiệu quả nên nguồn tài chính của công ty rất mạnh đủ để đầu tư và phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ giá dịch vụ. Viettel có nguồn tài chính được hỗ trợ từ công ty điện lực là công ty độc quyền của nhà nước nên có nguồn tài chính mạnh cung cấp cho Viettel để cạnh tranh còn SPT do không có hậu thuẫn mạnh nên canh tranh bị yếu đi ở thị trường Đồng Tháp.
Nhân lực của công ty có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao nên đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty gắn bó quan hệ chặt chẽ với nhau cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tổng công ty hoạt động lâu năm nên có thương hiệu lớn mạnh rộng khắp cả nước đây, để giữ vững thương hiệu đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt hơn là điều kiện thuận lợi để công ty hoạt động.
Từ đó, cho thấy đa phần khách hàng vẫn thích sử dụng dịch vụ của VNPT và Viettel mobile vẫn là đối thủ đáng ngại nhất của công ty.
Tóm lại qua 30 năm hoạt động công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu với địa bàn hoạt động rộng nên thương hiệu của công ty đều được mọi người biết đến cùng vơi tài chính ổn định và đội ngũ công nhân viên có trình độ làm cho vị trí của công ty ngày càng được giữ vững. Tuy đối thủ cạnh tranh xuất hiện đã cạnh tranh về giá nhưng điều quan tâm chủ yếu của khách hàng vẫn là chất lượng uy tín và trong tương lai tổng công ty có chiến lược điều chỉnh giá hợp lý để cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
TS. Mai Anh - Chủ tịch Hội Tin học viễn thông Hà Nội: Theo dự báo của IDG, mức tăng trưởng của thị trường Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam là 15,7%, so với mức trung bình của thế giới là 6,3%. Thị trường viễn thông tăng 15,9%, so với mức trung bình cả thế giới là 5,4%. Việt Nam sẽ lọt vào top 10 quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất về CNTT và truyền thông.
Đón trước thời cơ, giai đoạn 2001 - 2010, hướng phát triển của ngành được chuyển sang chiến lược "Hội nhập và phát triển" nhằm tiếp tục tăng tốc, đổi mới quản lý, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, hạ giá thành và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Một mốc đáng nhớ là ngày 29-4-2003, thị trường viễn thông Việt Nam đã xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp và chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ, tạo lập một thị trường viễn thông sôi động, tăng trưởng vượt bậc (tốc độ tăng trưởng đều đạt hơn 20% năm), giá cước giảm mạnh (tới cuối năm 2005, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, giá cước viễn thông Việt Nam đã giảm tương đồng với giá cước viễn thông trong khu vực). Trong môi trường cạnh tranh, người sử dụng đã thật sự trở thành "thượng đế" với nhiều sự lựa chọn.
Là một trong số những thị trường đầu tư hấp dẫn nên không ít doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Hiện tại vào tháng 4/2006 công ty đã có 3 đối thủ là EVN Telecom, Viettel mobile, SPT đang cạnh tranh rất khốc liệt và trong tương lai với xu hướng kinh tế mở cửa có những công ty viễn thông trong nước và ngoài nước đầu tư vào thị trường toàn tỉnh dẫn đến thị trường cạnh tranh gay gắt hơn. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của công ty là: SFone, công ty viễn thông hàng hải (Vishipel), Hanoi Telecom, tập đoàn Korea Telecom (hàn Quốc), Nippon Telecom (Nhật), tập đoàn viễn thông France Telecom (Pháp)… và còn nhiều hơn nữa, trong tương lai gần đây các công ty trong nước sẽ tiến hành khai thác hết thị trường trong nước. Đồng thời chính phủ còn khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông cạnh tranh, từ đó dẫn đến giá dịch vụ viễn thông giảm xuống thấp hơn đáp ứng được nhu cầu và kích thích được tiêu dùng nhiều hơn.
Khi chính phủ có sự ưu đãi đối với ngành viễn thông sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường viễn thông từ đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công ty. Buộc công ty phải tìm cách cân nhắc đến các khoản chi phí khi sử dụng để giảm giá thành sản phẩm và từ đó đòi hỏi nhân sự, kỹ thuật của công ty phải có tay nghề cao hơn để kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường công nghệ thông tin hiện nay.
Theo kế hoạch thì SFone sẽ phủ sóng toàn tỉnh trong 2 tháng nữa với chính sách mới là Forever không giới hạn thời gian gọi và nghe sẽ là một đối thủ của công ty. Chính sách Forever của SFone sẽ rất hấp dẫn đối với đa số khách hàng vì vấn đề hiện nay của đa số thuê bao khác là bị giới hạn thời gian gọi. Do đó SFone sẽ đáp ứng nhu cầu này của khách hàng.
Hàng thay thế
Hiện nay các sản phẩm của công ty gồm điện thoại, điện báo, fax, điện thoại Internet, dịch vụ 1080, dịch vụ kết nối hầu hết các sản phẩm dịch vụ của công ty đều có thể thay thế cho nhau và nhằm mục đích thông tin liên lạc cho nhau và chỉ khác nhau ở giá cước trong đó điện thoại là giá rẽ nhất. Bên cạnh đó dịch vụ bưu chính là sản phẩm thay thế đã có từ lâu đời đối với sản phẩm của công ty và công ty viễn thông là công ty trực thuộc tổng công ty trong tương lai nó sẽ tách khỏi tổng công ty và sản phẩm dịch vụ của nó sẽ thay thế cho sản phẩm dịch vụ của công ty nhưng một điều mà công ty không đáng lo ngại đó là tốc độ phát triển của dịch vụ bưu chính chậm hơn nhiều so với viễn thông. Mà hiện nay phần lớn khách hàng đều muốn đáp được nhu cầu thông tin ngay. Nên từ đó sản phẩm của công ty được yêu thích sử dụng hơn.
III. Phân tích môi trường vĩ mô
Mục đích của việc phân tích môi trường bên ngoài là để tìm ra được một danh mục các cơ hội mà môi trường bên ngoài có thể mang lại cho công ty, các cơ hội cần khai thác và các nguy cơ mà công ty nên né tránh. Bằng cách thiết lập một danh sách các yếu tố có ảnh hưởng chính đến hoạt động của công ty và cho điểm các yếu tố này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đối phó với những thay đổi của môi trường và có thể tận dụng các cơ hội bên ngoài để giảm thiểu các nguy cơ tiềm năng có thể xảy ra.
1. Yếu tố kinh tế
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá Việt Nam đang thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển điện thoại.
Đến nay, mạng lưới Bưu chính - Viễn thông đã có những bước phát triển nhanh chóng, vượt bậc. Mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ đã lên đến 16.798 điểm (trong đó có hơn 7.700 điểm Bưu điện Văn hoá xã đã đưa vào hoạt động) rộng khắp, đến mọi vùng trong cả nước với bán kính phục vụ bình quân 2,5 km/điểm, số dân phục vụ bình quân 4.860 người/điểm, đạt mức tiên tiến trong khu vực. đến nay gần 90,9% số xã trong cả nước đã có báo đọc trong ngày. Mạng viễn thông của VNPT hiện có hơn 13 triệu thuê bao, (trong đó có 6,5 triệu thuê bao di động), đưa mật độ điện thoại đạt 16 máy/100 dân, vượt chỉ tiêu mà Đại hội IX của Đảng đề ra cho năm 2005 là từ 7-8 máy/100 dân. Năm 2005, VNPT đã triển khai mục tiêu 100% số xã trong cả nước có điện thoại. Với 6.000 kênh liên lạc quốc tế, mạng viễn thông của VNPT đã đáp ứng yêu cầu lưu thoát lưu lượng và khả năng cung ứng dịch vụ viễn thông quốc tế với chất lượng cao, cũng như bảo đảm dự phòng cho phát triển trong tương lai.
Năm 2005 tốc độ tăng trưởng của VNPT đạt 9%. Lần đầu tiên doanh thu toàn Tổng công ty đạt 2,12 tỷ USD; phát triển mới 3,27 triệu thuê bao điện thoại, nâng tổng số thuê bao trên mạng vượt qua con số 13 triệu. Nộp ngân sách nhà nước trên 5.000 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch đã đăng ký. Các dịch vụ viễn thông tăng bình quân trên 17%, các dịch vụ bưu chính tăng trên 16,7%. Nhiều dịch vụ bưu chính, viễn thông mới, lần đầu tiên "trình làng" cũng đã thu hút sự quan tâm và sử dụng của khách hàng như: trả tiền trước mạng cố định, các dịch vụ sử dụng thẻ, bảo hiểm nhân thọ bưu chính, điện thoại Internet, games trực tuyến.
1.1. Tốc độ phát triển kinh tế vùng
Kinh tế phát triển là điều kiện cần thiết để ngành viễn thông phát triển, đồng thời dựa vào sự biến đổi của ngành viễn thông để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Theo thống kê tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh qua các năm điều tăng phần lớn do những người lãnh đạo tỉnh có những chính sách đúng đắn, kip thời tạo cho nền kinh tế tỉnh phát triển.
Ngày 8/2/2006 chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Trương Ngọc Hân chủ trì cuộc hợp thường kỳ tháng 1 báo cáo một số tình hình kinh tế xã hội tháng 1. Vấn đề nổi bật trong tháng là sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá mạnh ước tính giá trị đạt được 202 tỷ đồng tăng 32,5% so với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 13,802 triệu đôla tăng 151,31% so với cung kỳ năm trước.
Ngày 28/02/2006 uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra chỉ thị số 05/2006/CTUBND về việc đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi phong trào phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010. Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần VII đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2006-2010 là 14,5% đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhiệm kỳ qua, để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu ủy ban nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua tập trung là: thủ trưởng các ngành các cấp căn cứ vào nhiệm vụ chỉ tiêu của quyết định phát động phong trào thi đua trong toàn ngành với sự phấn đấu quyết tâm cao, đề nghị các giám đốc, chủ nhiệm hợp tác xã trên địa bàn tham gia hưởng ứng tích cực phong trào thi đua của tỉnh thông qua việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển doanh nghiệp lấy mức tăng trưởng của tỉnh làm mức tăng trưởng của doanh nghiệp.
Các vùng, khu vực trong tỉnh đều phát huy lợi thế để phát triển, tạo nên sức mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng cho vùng nhiều khó khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng tỉnh, tạo sự liên kết về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn lực. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng và khu vực. Gắn chặt phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và quốc phòng an ninh.
Các khu vực đô thị cần phát huy vai trò của trung tâm hành chính, kinh tế văn hoá trên từng vùng và địa phương, đi nhanh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, đi đầu trong việc phát triển kinh tế, tri thức, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh.
Các khu vực nông thôn phát triển sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, cây rau quả, chăn nuôi, thuỷ sản và ứng dụng phổ biến các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, chế biến bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành điện khí hoá và thực hiện cơ giới hóa ở những khâu cần thiết. Nâng cao nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích nông nghiệp, chuyển nhiều lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới công nghiệp, chế biến nông lâm, thuỷ sản. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ, hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ, mạng lưới giao thông thủy, mạng thông tin liên lạc.
Với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đông Tháp, Đảng và nhân dân cùng nhau vượt qua khó khăn thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế tạo niềm tin cho nhân dân. Tốc độ phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp hiện nay bình quân là 9,93%/năm vượt chỉ tiêu của nghị quyết (8,5%/năm) điều này cho thấy cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, có bước chuyển dịch theo hướng tốt đáng kể. Trong giai đoạn 2006-2010 tỉnh xác định chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là 14,5%/năm đây là chỉ tiêu mà tỉnh có thể đạt được. Với sự phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển, vì kinh tế phát triển, doanh nghiệp phát triển sẽ luôn đi đôi với nhu cầu thông tin liên lạc phát triển.
1.2. Tốc độ gia tăng GDP của vùng
Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng giai đoạn 2006-2010 đạt 14,5% Nhà nước thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và nhân dân đã phấn đấu đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP từ 2005 là 5, 807 triệu/người cố gắng phấn đấu đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 8,483 triệu/người. Sự tăng trưởng GDP góp phần nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân khi cuộc sống của con người ổn định thì nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng tăng.
1.3. Lãi suất ngân hàng tăng
Thời gian qua do nhu cầu vay vốn của nền kinh tế đang tăng mạnh mẽ với hàng loạt các dự án được triển khai. Trong khi đó sự huy động vốn của ngân hàng thấp hơn nhu cầu cho vay do đó lãi suất cũng tăng lên. Hơn nữa chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng lên đến 8,4% vào cuối năm 2005 điều đó cũng tạo sức ép làm cho lãi suất ngân hàng tăng thông qua quan hệ giữa lãi suất và lạm phát. Xu hướng lãi suất tăng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn để đầu tư và sản xuất kinh doanh của các công ty, trong đó có công ty ĐB-ĐT.
1.4. Chỉ số giá tiêu dùng
Hai tháng đầu năm thường chỉ số giá tiêu dùng tăng cao do nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết nhưng sẽ ổn định vào các tháng tiếp theo. Tốc độ tăng giá 2 tháng đầu năm 2006 thấp hơn 2005 nhưng nhìn chung tốc độ tăng giá ngày càng giảm nhưng chỉ số giá tiêu dùng của nước ta vẫn tăng cao sẽ gây ảnh hưởng làm giảm việc tiêu dùng hạn chế các dịch vụ như: Điện thoại, điện, nước, các dịch vụ của ngân hàng…
Bảng 8: CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
Năm
2 tháng đầu năm (%)
Cả năm (%)
2004
2005
2006
4,1
3,6
3,3
9,5
8,4
___
www.VNPT.com
2. Yếu tố chính trị pháp luật
2.1. Chính trị ổn định
Hiện nay, nước ta đã gia nhập vào các tổ chức thương mại khu vực như ASEAN, AFTA và chuẩn bị gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO. Và Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị ổn định, đây là một điều kiện tốt thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước và cơ hội đầu tư nước ngoài. Đây là một lợi thế không phải quốc gia nào cũng có được, khi các nhà đầu tư biết đến môi trường Việt Nam sẽ thúc đẩy th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noidung.doc
- mucluc.doc