Luận văn Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân Hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 CƠSỞLÝ LUẬN VỀKẾTOÁN QUẢN TRỊVÀ BÁO CÁO

KẾTOÁN QUẢN TRỊ---------------------------------------------------------------------------- 1

1.1 Kếtoán quản trịvới chức năng quản lý ----------------------------------------------------- 1

1.1.1 Khái niệm vềkếtoán quản trị---------------------------------------------------------- 1

1.1.2 Kếtoán quản trịcung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp -------------- 2

1.1.3 Đặc điểm của thông tin kếtoán quản trịtrên các báo cáo kếtoán

quản trị------------------------------------------------------------------------------------------- 3

1.2 Phân loại chi phí trên các báo cáo ------------------------------------------------------------ 4

1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động trong doanh nghiệp thương mại --- 4

1.2.1.1 Chi phímua hàng ---------------------------------------------------------------- 4

1.2.1.2 Chi phí bán hàng ----------------------------------------------------------------- 5

1.2.1.3 Chi phí quản lý hành chánh ---------------------------------------------------- 5

1.2.2 Phân loại theo dòng vận động của chi phí trong một kỳhoạt động kinh doanh 5

1.2.2.1 Chi phí sản phẩm ----------------------------------------------------------------- 5

1.2.2.2 Chi phí thời kỳ-------------------------------------------------------------------- 5

1.2.3 Phân loại theo cách ứng xửcủa chi phí ----------------------------------------------- 6

1.2.3.1 Biến phí --------------------------------------------------------------------------- 6

1.2.3.2 Định phí --------------------------------------------------------------------------- 6

1.2.3.3 Chi phí hỗn hợp ------------------------------------------------------------------ 7

1.2.4 Một sốcách phân loại khác ------------------------------------------------------------ 7

1.2.4.1 Căn cứvào mối quan hệtrực tiếp hay gián tiếp

đối với đối tượng tập hợp chi phí--------------------------------------------------- 7

1.2.4.2 Căn cứvào khảnăng kiểm sóat chi phí ------------------------------------ 7

1.3 Phân bổchi phí cho các bộphận ------------------------------------------------------------- 8

1.3.1 Khái niệm vềbáo cáo bộphận --------------------------------------------------------8

1.3.2 Phân bổchi phí cho các báo cáo bộphận --------------------------------------------9

1.3.2.1 Các bộphận trong doanh nghiệp ---------------------------------------------9

1.3.2.2 Phân bổchi phí của các bộphận phục vụcho các bộphận

chức năng --------------------------------------------------------------------------------9

a) Yêu cầu vềcác tiêu thức phân bổ------------------------------------------------ 10

b) Các hình thức phân bổ------------------------------------------------------------- 10

c) Phân bổchi phí của bộphận phục vụtheo cách ứng xửcủa chi phí -------- 11

1.4 Hệthống báo cáo kếtoán quản trịtrong doanh nghiệp thương mại ------------------ 12

1.4.1 Hệthống các báo cáo dựtoán ------------------------------------------------------- 12

1.4.1.1 Khái niệm của dựtoán ------------------------------------------------------- 12

1.4.1.2 Tác dụng của dựtoán -------------------------------------------------------- 12

1.4.1.3 Hệthống dựtoán hàng năm của một doanh nghiệp

thương mại -------------------------------------------------------------------- 13

1.4.2 Hệthống báo cáo trách nhiệm ------------------------------------------------------- 16

1.4.2.1 Các trung tâm trách nhiệm -------------------------------------------------- 17

1.4.2.2 Các báo cáo trách nhiệm của doanh nghiệp thương mại --------------- 18

a) Báo cáo chi phí ------------------------------------------------------------ 18

b) Báo cáo doanh thu -------------------------------------------------------- 18

c) Báo cáo lợi nhuận --------------------------------------------------------- 19

d) Báo cáo đầu tư------------------------------------------------------------- 20

1.5 Giới thiệu sơlược vềsiêu thị-------------------------------------------------------------- 21

1.5.1 Khái niệm vềsiêu thị----------------------------------------------------------------- 21

1.5.2 Phân loại siêu thị---------------------------------------------------------------------- 22

1.5.2.1 Phân loại theo quy mô ------------------------------------------------------- 22

1.5.2.2 Phân loại theo chiến lược và chính sách kinh doanh -------------------- 23

1.5.2.3 Phân loại siêu thị ởViệt Nam ----------------------------------------------- 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ---------------------------------------------------------------------24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀKẾTOÁN VÀ CÁC BÁO CÁO KẾTOÁN

QUẢN TRỊTẠI HỆTHỐNG SIÊU THỊMEDICARE--------------------------------- 25

2.1 Giới thiệu vềcông ty MEDICARE ------------------------------------------------------- 25

2.1.1 Giới thiệu vềhọat động của Công ty ----------------------------------------------- 25

2.1.1.1 Giới thiệu vềhọat động kinh doanh của Công ty ------------------------- 25

2.1.1.2 Phân loại siêu thị ởViệt Nam ----------------------------------------------- 27

2.1.1.3 Một sốnét khái quát vềthịtrường bán lẻtại Việt nam ----------------- 27

2.1.2 Cơcấu tổchức của Công ty Medicare --------------------------------------------- 29

2.1.2.1 Cơcấu tổchức quản trịcủa Công ty --------------------------------------- 29

2.1.2.2 Sơ đồtổchức phòng tài chính kếtoán công ty --------------------------- 31

2.2 Thực trạng vềhệthống kếtoán của Công ty -------------------------------------------- 32

2.2.1 Hệthống kếtoán tài chính ----------------------------------------------------------- 32

2.2.1.1 Chế độkếtoán áp dụng tại Công ty ---------------------------------------- 32

2.2.1.2 Hệthống tài khoản kếtoán -------------------------------------------------- 33

2.2.1.3 Chứng từkếtoán ------------------------------------------------------------- 33

2.2.1.4 Sổsách kếtoán --------------------------------------------------------------- 34

2.2.1.5 Báo cáo kếtoán --------------------------------------------------------------- 34

2.2.2 Hệthống báo cáo kếtoán quản trị-------------------------------------------------- 34

2.2.2.1 Đánh giá vềhệthống báo cáo kếtoán quản trị--------------------------- 35

2.2.2.2 Vềtình hình xây dựng dựtoán ngân sách của Cty ----------------------- 36

2.2.2.3 Ứng dụng tin học trong công tác kếtoán tại Công ty ------------------- 36

2.2.2.4 Đánh giá khảnăng có thểxây dựng hệthống

báo cáo kếtoán quản trịtrách nhiệm của Công ty --------------------------------- 37

a) Ưu điểm --------------------------------------------------------------------- 38

b) Nhược điểm ----------------------------------------------------------------- 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ------------------------------------------------------------------------------40

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CÁC BÁO CÁO KẾTOÁN QUẢN TRỊ

CHO HỆTHỐNG SIÊU THỊMEDICARE ----------------------------------------------41

3.1. Quan điểm xây dựng hệthống báo cáo kếtoán quản trịcủa Công ty --------------- 41

3.1.1 Công tác tổchức bộmáy kếtoán -------------------------------------------------- 41

3.1.2 Xây dựng hệthống báo cáo kếtoán quản trị-------------------------------------- 41

3.1.3 Xây dựng hệthống sổsách kếtoán quản trị-------------------------------------- 44

3.1.4 Xây dựng hệthống chứng từkếtoán quản trị ------------------------------------ 44

3.1.5 Xây dựng hệthống chi phí kếtoán quản trị--------------------------------------- 45

3.2 Các nội dung xây dựng hệthống báo cáo kếtoán quản trịcủa Công ty ------------- 46

3.2.1 Xây dựng quy trình cụthểcho việc lập dựtoán ngân sách cho Công ty------ 46

3.2.1.1 Lập dựtoán cho Công ty ---------------------------------------------------- 46

a) Kỳdựtoán ----------------------------------------------------------------- 46

b) Đơn vịlập dựtoán -------------------------------------------------------- 46

c) Các dựtoán ngân sách ---------------------------------------------------- 47

3.2.1.2 Ngân sách gối đầu ------------------------------------------------------------ 52

3.2.2 Xây dựng hệthống báo cáo trách nhiệm tại Công ty --------------------------- 53

3.2.2.1 Xây dựng các trung tâm trách nhiệm tại Công ty----------------------- 54

a) Trung tâm chi phí --------------------------------------------------------- 54

b) Trung tâm lợi nhuận ----------------------------------------------------- 54

c) Trung tâm đầu tư---------------------------------------------------------- 54

3.2.2.2 Nguyên tắc đặt mã cho các trung tâm trách nhiệm tại Công ty ------- 55

3.2.2.3 Hệthống các báo cáo trách nhiệm ----------------------------------------- 56

a) Báo cáo chi phí ------------------------------------------------------------ 56

b) Báo cáo doanh thu -------------------------------------------------------- 57

c) Báo cáo lợi nhuận --------------------------------------------------------- 58

d) Báo cáo đầu tư------------------------------------------------------------- 58

3.2.3 Xây dựng hệthống báo cáo chi tiết của Công ty -------------------------------- 59

3.2.3.1 Báo cáo thu chi tiền mặt hàng ngày --------------------------------------- 59

3.2.3.2 Báo cáo chi tiết nợphải trảnhà cung cấp -------------------------------- 59

3.2.3.3 Báo cáo chi tiết phân tích tuổi nợphải trả-------------------------------- 60

3.2.3.4 Báo cáo chi tiết các khoản phải thu --------------------------------------- 60

3.2.3.5 Báo cáo chi tiết phân tích tuổi nợphải thu ------------------------------- 61

3.2.3.6 Báo cáo chi tiết nhập xuất tồn hàng hoá ---------------------------------- 62

3.2.3.7 Báo cáo chi tiết vềhàng tồn kho sắp hết hạn sửdụng ------------------ 62

3.2.3.8 Báo cáo chi tiết vềhàng bịhưhỏng --------------------------------------- 63

3.2.3.9 Báo cáo chi tiết vềkiểm kê hàng hóa ------------------------------------- 63

3.2.3.10 Báo cáo chi tiết vềhàng hóa bịmất mát --------------------------------- 64

3.2.3.11 Báo cáo chi tiết vềtăng giảm tài sản cố định --------------------------- 64

3.2.4 Xây dựng hệthống báo cáo phân tích đánh giá của Công ty ------------------ 64

3.2.4.1 Báo cáo ph ân tích “Top 500” ---------------------------------------------- 64

3.2.4.2 Báo cáo phân tích tình hình dựtrữhàng hoá ---------------------------- 65

3.2.4.3 Báo cáo chi tiết phân tích tình hình doanh thu, giá vốn và lãi gộp --- 65

3.2.4.4 Báo cáo phân tích doanh thu hòa vốn ------------------------------------- 66

3.2.4.5 Báo cáo chi tiết phân tích tình hình biến động các chi phí

giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp----------- 66

3.3 Các giải pháp nhằm xây dựng hệthống báo cáo kếtoán quản trịcho Công ty ------ 67

3.3.1 Đối với các cơquan nhà nước ------------------------------------------------------ 67

3.3.2 Đối với công ty ----------------------------------------------------------------------- 68

3.3.2.1 Phân công lại chức năng của các phòng ban bộphận trong công ty -- 68

3.3.2.2 Tổchức công tác kếtoán phục vụcho việc xây dựng

hệthống báo cáo kếtoán quản trị -------------------------------------------------- 69

a) Phân công lại cho hợp lý các phần hành kếtoán ------------------------- 69

b) Tổchức bộphận kếtoán quản trị------------------------------------------ 70

c) Hoàn thiện hệthống tài khoản kếtoán tài chính áp dụng

trong Công ty --------------------------------------------------------------------- 71

d) Xây dựng hệthống tài khoản kếtoán quản trị---------------------------- 72

3.3.2.3 Phân loại các chi phí trong Công ty---------------------------------------- 75

a) Phân loại chi phí theo cách ứng xửcủa chi phí --------------------------- 75

b) Phân loại chi phí theo khảnăng kiểm soát -------------------------------- 78

c) Phân bổchi phí --------------------------------------------------------------- 79

3.3.2.4 Hoàn thiện hệthống tin học phục vụcho việc lập hệthống

báo cáo kếtoán quản trị------------------------------------------------------------- 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ----------------------------------------------------------------------81

PHẦN KẾT LUẬN CHUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân Hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thường xuyên được đưa đi đào tạo tại trung tâm đào tạo ACB. www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 28 Các nhân viên ACB Cần Thơ phần lớn là các cán bộ trẻ năng động, ham học hỏi, tận tâm trong công việc. - Ngân hàng Á Châu Cần Thơ là một trong ba NHTM CP lớn trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hiện nay, từ đó tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, do đó lượng khách hàng của Ngân hàng rất đông đảo. - Ngân hàng có các phòng giao dịch đặt ở những vị trí thuận lợi nên có lợi thế trong việc huy động vốn và mở rộng các dịch vụ kinh doanh. 3.2.6.2 Khó khăn - Hiện nay trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có trên 30 Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoạt động do đó sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Ngân hàng phải nỗ lực phấn đấu không ngừng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực huy động vốn và cho vay. - Do áp lực cạnh tranh đòi hỏi lãi suất cho vay phải giảm điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Do người dân vẫn còn thói quen giữ tiền ở nhà, đồng thời họ chưa có thói quen sử dụng các tiện ích của Ngân hàng nên gây không ít khó khăn trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. - Đặc biệt gần đây do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát qua việc tăng dự trữ bắt buộc, bắt buộc các Ngân hàng mua tín phiếu nên đã xảy ra tình trạng “khát vốn” trong hệ thống các Ngân hàng, dẫn đến việc chạy đua tăng lãi suất giữa các Ngân hàng, việc này đã gây khó khăn cho Ngân hàng Á Châu Cần Thơ trong công tác huy động vốn và cho vay. - Hiện nay do sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nên xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” trong đội ngũ nhân lực của Ngân hàng Á Châu Cần Thơ, gây khó khăn trong việc ổn định nhân sự, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 29 3.2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu Cần Thơ qua 3 năm (2005-2007) Ngân hàng Á Châu Cần Thơ với phương châm hoạt động là “Ngân hàng của mọi nhà” đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, mang lại những tiện ích và giá trị gia tăng cao. Chính vì thế trong thời gian qua Ngân hàng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng, số lượng khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng ngày một đông. Bên cạnh đó, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của ban lãnh đạo Ngân hàng cộng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, chính những điều này đã giúp cho Ngân hàng hoạt động kinh doanh khá tốt trong thời gian qua, cụ thể như sau: Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2005 – 2007 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 17.017 26.128 49.552 9.111 53.54 23.424 89.65 Chi phí 11.553 19.361 40.127 7.808 67.58 20.766 107.26 Lợi nhuận 5.464 6.767 9.425 1.303 23.85 2.658 39.28 (Nguồn : phòng kế toán NH Á Châu) a) Về thu nhập Đánh giá kết quả thu nhập của Ngân hàng Á Châu Cần Thơ ta thấy rằng tình hình thu nhập của Ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 26.128 triệu đồng tăng 9.111 triệu đồng, tức tăng 53,54% so với năm 2005. Năm 2006 là năm nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đặt biệt là việc Việt www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 30 Nam gia nhập sân chơi WTO. Hòa cùng dòng chảy đó, nền kinh tế Cần Thơ có những sự chuyển biến mạnh mẽ, nhu cầu về vốn đầu tư, tiêu dùng của người dân tăng, kéo theo sự tăng lên về doanh thu cho Ngân hàng. Kế thừa những thành quả đạt được từ những năm trước, bước sang năm 2007, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà Nước và chính quyền địa phương, nền kinh tế Cần Thơ có 1 năm tăng trưởng khá tốt với mức tăng trưởng kinh tế là 16,18%, nhu cầu vốn cho nền kinh tế tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những thành quả kinh tế của Thành phố đạt được qua các năm 2006, 2007 làm cho đời sống của người dân được tốt hơn, nhu cầu tiêu dùng, du học tăng cao, đặc biệt là khi thị trường bất động sản tan băng và thị trường chứng khoán năm 2007 phát triển cực nóng làm cho nhu cầu về vốn tăng cao, khách hàng đến giao dịch vay vốn tại Ngân hàng tăng mạnh. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới những khách hàng tiềm năng được Ngân hàng chú trọng đẩy mạnh, đã thu hút 1 lượng lớn khách hàng đến vay vốn, làm cho thu nhập của Ngân hàng tăng nhanh vào 2007 đạt mức 49.552 triệu đồng tăng 23.424 triệu đồng, tức tăng 89,65 % so với năm 2006. Đây là mức tăng trưởng doanh thu khá ấn tượng của Ngân hàng, góp phần đưa ACB Cần Thơ vào top những Ngân Hàng hàng đầu tại Cần Thơ. b) Về chi phí Như đã phân tích ở phần trên, năm 2006 và năm 2007 là năm mà nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế Cần Thơ nói riêng bắt đầu “khát vốn”, nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh tăng mạnh đó là chưa kể đến nhu cầu chi tiêu dùng, đầu tư vào bất động sản và chứng khoán của người dân ngày càng tăng cao. Các Ngân hàng trên địa bàn Thành phố bắt đầu chạy đua tăng lãi suất. Bên cạnh những cách huy động truyền thống, nhiều Ngân hàng còn áp dụng những biện pháp thu hút vốn khác với lãi suất cao như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Để cạnh tranh trong việc huy động vốn, Ngân hàng Á Châu đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động, chính điều này đã làm cho chi phí của NH Á Châu Cần Thơ tăng cao, cụ thể chi phí năm 2006 tăng 7.808 triệu đồng, tức tăng 67,58 % so với 2005 và con số này tương ứng là 20.766 triệu đồng và 107,26% ở năm 2007 khi so sánh với năm 2006. www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 31 Bên cạnh những yếu tố về lãi suất kể trên, còn phải kể đến những chi phí phi lãi khác như: quà tặng cho khách hàng trúng thưởng, tiền đầu tư thêm trang thiết bị, đặt biệt là chi phí tiền lương cho nhân viên, làm cho chi phí phi lãi tăng. Với mức lương như hiện nay tại ACB đã ngang bằng với các Ngân hàng khác trong khu vực. Tuy việc tăng lương này làm chi phí phi lãi tăng nhưng đây là điều cần thiết, vì nó tạo nên động lực cho nhân viên, kích thích họ trung thành và cống hiến nhiều hơn cho đơn vị. c) Về lợi nhuận Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Về số tuyệt đối, lợi nhuận năm 2006 là 6.767 triệu đồng, tăng 1.303 triệu đồng khi so với năm 2005 và năm 2007 lợi nhuận là 9.425 triệu đồng, tăng 2.658 triệu đồng so với năm 2006. Như đã phân tích ở trên, do việc cạnh tranh gay gắt trong hệ thống các Ngân Hàng Việt Nam đã làm cho chi phí của ACB Cần Thơ tăng cao, tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, điều này làm cho tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập có xu hướng giảm qua các năm. Nếu như tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập năm 2005 là 32,11% thì con số này đã giảm xuống ở năm 2006 là 25,9% và 19,02% ở năm 2007. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thì các Ngân hàng khác đều chịu chung hoàn cảnh như vậy và việc Ngân hàng ACB Cần Thơ vẫn giữ được mức lợi nhuận tương đối cao như vậy đã là một điều đáng ghi nhận. Đó là thành quả chung của 1 quá trình nỗ lực. www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 32 17017 26128 49552 11553 19361 40127 5464 6767 9425 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2005 2006 2007 Năm S ố t iề n ( T ri ệu đ ồ n g ) Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH Á CHÂU CẦN THƠ (Nguồn : phòng kế toán NH Á Châu) 3.2.8 Định hướng phát triển của ACB Cần Thơ trong tương lai Với định hướng từ khi mới thành lập là trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam”, thời gian qua tập thể cán bộ nhân viên ACB Cần Thơ đã không ngừng phấn đấu để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, đem lại những tiện ích cho khách hàng. Trong tương lai Ngân hàng phấn đấu để tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong số các NH TMCP ở Cần Thơ, đồng thời rút ngắn khoảng cách với các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Bên cạnh đó, việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hoá hệ thống sản phẩm và kênh phân phối luôn được ACB Cần Thơ chú trọng thực hiện. Cũng trong tương lai, Ngân hàng sẽ chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng bình quân ngành. Đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, trong năm 2008 Ngân hàng sẽ hướng sản phẩm đến những khách hàng có thu nhập ổn định với mức thu nhập từ trung bình, khá trở lên, đặc biệt là chú trọng phát triển loại hình cho vay lẻ trong các loại hình của sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp. www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 33 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP 4.1 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ 4.1.1 Tiện ích của sản phẩm Các ưu điểm của nhóm sản phẩm tiêu dùng tín chấp: - Không cần tài sản đảm bảo, không cần bão lãnh của công ty, không cam kết của người thân. - Thủ tục rất đơn giản. - Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng từ 1h – 48h. - Trị giá khoản vay lên đến 250 triệu đồng, tùy theo thu nhập của khách hàng. - Thời gian trả góp linh hoạt từ 12 đến 60 tháng. - Phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. - Trả góp hàng tháng phù hợp với thu nhập. - Trả lãi và vốn tại bất cứ chi nhánh nào của ACB. 4.1.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp 4.1.2.1 Cho vay hỗ trợ tiêu dùng Hỗ trợ tiêu dùng là sản phẩm cho vay trả góp không cần tài sản đảm bảo, không cần bảo lãnh trả thay của công ty và không cần cam kết của người thân, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân đang công tác tại các công ty (có thu nhập ổn định từ lương) trong việc mua, sửa chữa, trang trí nhà; mua vật dụng gia đình; du lịch; học tập.... với số tiền vay có thể lên đến 250 triệu đồng. Đồng thời, khách hàng còn có cơ hội được tặng bảo hiểm người vay từ ACB. Sản phẩm này gồm có: a) Cho vay lẻ  Đối tượng khách hàng: Là những người có thu nhập ổn định, đang công tác tại các đơn vị thuộc 1 trong các loại hình sau: www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 34 • Công ty Nhà nước • Công ty nước ngoài • Công ty liên doanh • Văn phòng đại diện công ty nước ngoài • Cơ quan hành chánh sự nghiệp • Các tổ chức hiệp hội nước ngoài • Công ty cổ phần, TNHH (*) (*) Công ty có thanh toán lương qua các ngân hàng hoặc có giao dịch với ACB.  Điều kiện vay vốn: - Có Hộ khẩu thường trú/KT3 tại nơi ACB có chi nhánh. - Tuổi từ 22 và tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam. - Thu nhập hàng tháng từ 3 triệu đồng trở lên. - Thời gian công tác tại đơn vị từ 12 tháng trở lên. - Có điện thoại cố định tại nơi cư trú.  Đặc tính sản phẩm: - Số tiền vay: từ 8 - 10 lần thu nhập hàng tháng, có thể lên đến 250 triệu đồng, tùy theo nhu cầu và thu nhập của khách hàng. - Thời hạn vay: từ 12 đến 60 tháng. - Lãi suất và phí: theo quy định của ACB tại từng thời điểm. - Phương thức trả nợ: trả góp (vốn + lãi) cố định. Hàng tháng ACB tự động trừ tài khoản tiền gửi thanh toán của người vay tại ACB để thu nợ.  Thủ tục vay vốn: - Giấy đề nghị kiêm phương án vay tiêu dùng tín chấp theo mẫu của ACB. - Giấy đăng ký mở tài khoản (đối với khách hàng chưa có tài khoản tại ACB) - Bản sao CMND (không quá 15 năm kể từ ngày cấp). - Bản sao HKTT/ KT3 hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn (có xác nhận của công an địa phương đã tạm trú từ 1 năm trở lên) và bản sao HKTT. - Bản sao HĐLĐ/ Quyết định biên chế/ Quyết định tăng ngạch lương gần nhất. www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 35 - Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất hoặc giấy xác nhận lương theo mẫu của ACB và Phiếu Lương/ Bản sao bảng lương 3 tháng gần nhất. - Bản sao Hóa đơn/ Giấy báo cước điện thoại tại nhà đang ở tháng gần nhất. - Bản sao chứng từ chứng minh thu nhập khác (nếu có). b) Cho vay sỉ  Đối tượng khách hàng: Cá nhân có thu nhập ổn định, đang công tác tại các công ty nằm trong danh sách công ty có ký hợp đồng hợp tác với ACB về việc cho vay nhân viên công ty.  Điều kiện vay vốn: - Có Hộ khẩu thường trú/KT3 tại nơi ACB có chi nhánh. - Tuổi từ 22 và tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam. - Thu nhập hàng tháng từ 3 triệu đồng trở lên. - Thời gian công tác tại đơn vị từ 12 tháng trở lên. - Có điện thoại cố định tại nơi cư trú.  Đặc tính sản phẩm: - Số tiền vay: từ 8 - 12 lần thu nhập hàng tháng, tùy theo mức độ hỗ trợ của công ty. - Thời hạn vay: từ 12 đến 60 tháng. - Lãi suất và phí: theo quy định của ACB tại từng thời điểm. Lãi suất có thể giảm tùy theo mức độ hợp tác của công ty. - Phương thức trả nợ: trả góp (vốn + lãi) cố định. Hàng tháng ACB tự động trừ tài khoản tiền gửi thanh toán của người vay tại ACB để thu nợ hoặc công ty trích lương thu hộ Ngân hàng.  Thủ tục vay vốn: - Giấy đề nghị kiêm phương án vay tiêu dùng tín chấp theo mẫu của ACB. - Giấy đăng ký mở tài khoản (đối với khách hàng chưa có tài khoản tại ACB) - Bản sao CMND (không quá 15 năm kể từ ngày cấp). www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 36 - Bản sao HKTT/ KT3 hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn (có xác nhận của công an địa phương đã tạm trú từ 1 năm trở lên) và bản sao HKTT. - Bản sao HĐLĐ/ Quyết định biên chế/ Quyết định tăng ngạch lương gần nhất. - Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất hoặc giấy xác nhận lương theo mẫu của ACB và Phiếu Lương/ Bản sao bảng lương 3 tháng gần nhất. - Bản sao Hóa đơn/ Giấy báo cước điện thoại tại nhà đang ở tháng gần nhất. - Bản sao chứng từ chứng minh thu nhập khác (nếu có). c) Cho vay chủ Doanh nghiệp  Đối tượng khách hàng: - Chủ doanh nghiệp tư nhân  Điều kiện vay vốn: - Có HKTT/KT3 tại địa bàn hoạt động của ACB. - Là chủ DNTN. - Tuổi từ 22 và tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam. - Thu nhập hàng tháng từ 5 triệu đồng trở lên. - Cá nhân và doanh nghiệp chưa từng có nợ xấu tại ACB và các tổ chức tín dụng khác. - Doanh nghiệp đã hoạt động tối thiểu 5 năm với vốn chủ sở hữu trên 3 tỷ đồng và có các chỉ số tài chính phù hợp với điều kiện của ACB.  Đặc tính sản phẩm: - Số tiền vay: tối đa 10 lần thu nhập hàng tháng, có thể lên đến 250 triệu, tùy theo nhu cầu và thu nhập của khách hàng. - Thời hạn vay: 12 – 60 tháng. - Lãi suất và phí: theo quy định của ACB tại từng thời điểm. - Phương thức trả nợ: trả góp (vốn + lãi) cố định. Hàng tháng ACB tự động trừ tài khoản tiền gửi thanh toán của người vay tại ACB.  Thủ tục vay vốn: - Giấy đề nghị kiêm phương án vay tiêu dùng tín chấp theo mẫu của ACB. www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 37 - Giấy đăng ký mở tài khoản (đối với khách hàng chưa có tài khoản tại ACB). - Bản sao CMND (không quá 15 năm kể từ ngày cấp). - Bản sao HKTT/ KT3 hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn (có xác nhận của công an địa phương đã tạm trú từ 1 năm trở lên) và bản sao HKTT. - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Bản sao giấy chứng nhận mã số thuế. - Tờ khai thuế GTGT 6 tháng gần nhất (trang tổng hợp). - Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm gần nhất bao gồm + Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN. + Bảng kê khai tổng hợp nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.+ Bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. + Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của quý gần nhất. + Mười hai tờ khai thuế giá trị gia tăng của năm gần nhất. + Bản sao một số hợp đồng kinh tế đã và đang thực hiện (tối thiểu 3 hợp đồng). + Bản sao Hóa đơn/Giấy báo cước điện thoại tại nhà đang ở tháng gần nhất. + Bản sao chứng từ chứng minh thu nhập khác (nếu có). 4.1.2.2 Cho vay cán bộ công nhân viên Vay cán bộ công nhân viên (CBCNV) là sản phẩm cho vay trả góp với lãi suất ưu đãi và số tiền vay có thể lên đến 100 triệu đồng dành cho cán bộ công nhân viên cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc công ty nhà nước tham gia hoạt động công ích, vay tập thể từ 5 người trở lên.  Đối tượng khách hàng: - Nhân viên các đơn vị hành chính sự nghiệp, công ty Nhà nước có tham gia hoạt động công ích, tổng công ty.  Điều kiện vay vốn: - Cá nhân người Việt Nam có HKTT/ KT3 tại địa bàn hoạt động của ACB. www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 38 - Tuổi từ 22 và tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam. - Thu nhập hàng tháng từ 1,5 triệu đồng trở lên. - Thời gian công tác tại đơn vị từ 12 tháng trở lên. - Có điện thoại cố định tại nơi cư trú.  Đặc tính sản phẩm: - Số tiền vay: tối đa 10 lần thu nhập hàng tháng, có thể lên đến 100 triệu đồng, tùy theo nhu cầu và thu nhập của khách hàng. - Thời hạn vay: từ 12 đến 60 tháng. - Lãi suất và phí: theo quy định của ACB tại từng thời điểm. - Phương thức trả nợ: trả góp (vốn + lãi) cố định. - Hàng tháng ACB tự động trừ tài khoản tiền gửi thanh toán của người vay tại ACB hoặc công ty trích lương thu hộ Ngân hàng.  Thủ tục vay vốn: - Người vay: + Giấy đề nghị kiêm phương án vay tiêu dùng tín chấp theo mẫu của ACB. + Bản sao CMND (không quá 15 năm kể từ ngày cấp). + Giấy đăng ký mở tài khoản (đối với khách hàng chưa có tài khoản tại ACB) + Bản sao HKTT/ KT3 hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn (có xác nhận của công an địa phương đã tạm trú từ 1 năm trở lên) và bản sao HKTT. + Bản sao HĐLĐ/ Quyết định biên chế/ Quyết định tăng ngạch lương gần nhất. + Bản sao Hóa đơn/Giấy báo cước điện thoại tại nhà đang ở tháng gần nhất. - Hỗ trợ từ đơn vị: + Danh sách CBCNV vay vốn. + Biên bản thỏa thuận và thư cam kết của đơn vị. + Bản sao bảng lương nhân viên 3 tháng gần nhất (có đóng dấu của đơn vị). www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 39 4.1.2.3 Thấu chi tài khoản (ACB Plus 50) Thấu chi tài khoản (ACB Plus 50) là khoản vay linh hoạt dành cho khách hàng có nhu cầu chi tiêu vượt số tiền trên tài khoản cá nhân mở tại ACB. Khách hàng chỉ trả lãi trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng.  Đối tượng khách hàng: Là những người có thu nhập ổn định, đang công tác tại các đơn vị thuộc 1 trong các loại hình sau: • Công ty Nhà nước • Công ty nước ngoài • Công ty liên doanh • Văn phòng đại diện công ty nước ngoài • Cơ quan hành chánh sự nghiệp • Các tổ chức hiệp hội nước ngoài • Công ty cổ phần, TNHH (*) (*) Công ty có thanh toán lương qua các ngân hàng hoặc có giao dịch với ACB.  Điều kiện vay vốn: - Có HKTT/KT3 tại địa bàn hoạt động của ACB. - Tuổi từ 22 và tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam. - Thu nhập hàng tháng từ 3 triệu đồng trở lên. - Thời gian công tác tại đơn vị từ 12 tháng trở lên. - Có điện thoại cố định tại nơi cư trú.  Đặc tính sản phẩm: - Số tiền thấu chi: tối đa 3 lần thu nhập hàng tháng, có thể lên đến 50 triệu đồng, tùy theo nhu cầu và thu nhập của khách hàng. - Thời hạn thấu chi: 12 tháng. - Lãi suất và phí: theo quy định của ACB tại từng thời điểm. - Phương thức trả nợ: Hàng tháng ACB sẽ tự động thu lãi và vốn theo hình thức sau: + Thu lãi: vào ngày 15 hàng tháng, ACB tự động thu lãi từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 40 + Thu vốn: vào cuối mỗi ngày làm việc, chương trình tự động kiểm tra tài khoản tiền gửi thanh toán (TGTT) khách hàng, nếu trên tài khoản TGTT có số dư có, hệ thống sẽ tự động thu nợ số tiền đã thấu chi cho đến khi số dư trên tài khoản TGTT bằng 0.  Thủ tục vay vốn: - Giấy đề nghị kiêm phương án vay tiêu dùng tín chấp theo mẫu của ACB. - Giấy đăng ký mở tài khoản (đối với khách hàng chưa có tài khoản tại ACB). - Bản sao CMND (không quá 15 năm kể từ ngày cấp). - Bản sao HKTT/KT3 hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn (có xác nhận của công an địa phương đã tạm trú từ 1 năm trở lên) và bản sao HKTT. - Bản sao HĐLĐ/ Quyết định biên chế/ Quyết định tăng ngạch lương gần nhất. - Giấy xác nhận lương theo mẫu của ACB. - Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng/ Phiếu Lương/ Bản sao bảng lương 3 tháng gần nhất. - Bản sao Hóa đơn/Giấy báo cước điện thoại tại nhà đang ở tháng gần nhất. 4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ Trên thực tế, trước khi cho ra đời sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp, Ngân hàng Á Châu Cần Thơ đã triển khai sản phẩm Cho vay cán bộ công nhân viên vào năm 2000. Nhằm mục đích đa dạng hóa sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng so với các Ngân hàng khác, vào tháng 10/2007 ACB Cần Thơ đã cho ra đời sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp với những cải tiến mới của sản phẩm cho vay Cán bộ công nhân viên gồm 3 gói sản phẩm: Cho vay hỗ trợ tiêu dùng, Cho vay cán bộ công nhân viên, Thấu chi tài khoản. www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 41 Bảng 3: KẾT QUẢ KINH DOANH LOẠI HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TỪ 10/2007 – 2/2008 ĐVT: triệu đồng Thời gian Số tiền vay Lợi nhuận 10/2007 723 2,82 11/2007 775 5,92 12/2007 857 9,348 01/2008 907.5 13,069 02/2008 956 18,805 Tổng 4.218,5 49,962 (Nguồn : phòng kinh doanh NH Á Châu) Qua 5 tháng triển khai sản phẩm, Ngân hàng Á Châu Cần Thơ đã cho vay với tổng số tiền lên đến 4.218,5 triệu đồng, đem lại một khoản lợi nhuận từ việc cho vay tại thời điểm đó là 49,962 triệu đồng. Đây là con số tương đối thấp nhưng nếu được Ngân hàng đầu tư phát triển đúng mức thì sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp này hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn nữa cho Ngân hàng trong tương lai. Một vấn đề đặt ra là hiện tại có ít người hiểu và biết đến sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp này, các hợp đồng cho vay của Ngân hàng trong thời gian vừa qua chủ yếu là do các nhân viên tư vấn tiêu dùng (PFC) tìm kiếm đem về, vì thế việc có một kế hoạch phát triển loại hình sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp trong thời điểm hiện nay là điều hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp cho Ngân hàng đưa sản phẩm này đến gần hơn với người dân và đem lại một mức lợi nhuận khả quan cho Ngân hàng. 4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP 4.3.1 Tình hình kinh tế xã hội Thành phố Cần Thơ 4.3.1.1 Đặc điểm tự nhiên – Dân số - Lao động Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, phía tây sông Hậu, phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp với diện tích tự nhiên: 138.959,99 ha, trong đó, quận Ninh Kiều 2.922,04 ha; quận Cái Răng 6.253,43 www.kinhtehoc.net Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Á Châu Cần Thơ SVTH: Lê Xuân Hùng GVHD: Huỳnh Việt Khải 42 ha; quận Ô Môn 12.557,26 ha; huyện Phong Điền 11.948,24 ha; huyện Cờ Đỏ 40.256,41 ha; huyện Thốt Nốt 17.110,08 ha; huyện Vĩnh Thạnh 41.034,84 ha. Đến cuối năm 2007 dân số Cần Thơ ước khoảng 1.159.000 người, số lao động khoảng 696.003 người, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ước khoảng 484.872 người; lao động dự trữ: 211.176 ngườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng kế hoạch phát triển loại hình Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân Hàng Á Châu Cần Thơ.pdf
Tài liệu liên quan