Luận văn Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm điểm nghiên cứu)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN NỢ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ chứng khoán hoá các khoản nợ

1. Khái niệm chứng khoán hoá

2. Đặc tính các loại tài sản có thể được chứng khoán hoá

3. Các thành viên liên quan

4. Điều kiện cần thiết để chứng khoán hoá các khoản nợ

5. Lợi ích và rủi ro của chứng khoán hoá các khoản nợ

II. Chứng khoán hoá các khoản nợ tại các ngân hàng thương mại

1. Vài nét về chứng khoán hoá các khoản nợ tại các NHTM

2. Nội dung chứng khoán hoá

3. Một số phương thức chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng

III. Kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động chứng khoán hóa

1. Nhậ Bản

2. Hàn Quốc

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG CỦA HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM

I. Thực trạng nợ tồn đọng của NHTM Việt Nam

1. Bối cảnh chung trong hệ thống NHNTM Việt nam

2. Nguyên nhân dẫn đến nợ tồn đọng

3. Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các NHTM

4. Thực trạng nợ tồn đọng và xử lý nợ tồn đọng tại NHNT Việt Nam

II. Xây dựng mô hình chứng khoán hoá nợ tồn đọng trong điều kiện Việt Nam

1. Nội dung của mô hình

2. Các bước thực hiện theo mô hình

3. Những lợi ích và bất cập khi áp dụng mô hình trong điều kiện Việt Nam

3.1. Những lợi ích khi áp dụng mô hình trong điều kiện Việt Nam

3.2. Những bất cập khi áp dụng mô hình trong điều kiện Việt Nam

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU VÀ LÀNH MẠNH HOÁ TÀI CHÍNH CỦA NHTM

I. Cơ sở tiền đề cho chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng trong hệ thống NHTM Việt Nam

1. Sự phát triển của nền kinh tế

2. Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam

3. Môi trường pháp lý được hoàn thiện dần

4. Cung, cầu lớn đối với việc chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của hệ thống NHTM Việt Nam

5. Năng lực nhận thức và kinh doanh của các NHTM

6. Sự hỗ trợ lớn từ NHNN và Chính phủ

7. Sự hỗ trợ từ các định chế tài chính thế giới

II. Định hướng xử lý nợ tồn đọng của NHTM trong thời gian tới

1. Chủ động, tích cực tìm kiếm các dự án khả thi, các khách hàng vay hoạt động tốt, có khả năng trả nợ không phân biệt loại hình sở hữu

2. Tiếp tục chấn chỉnh các mặt yếu kém trong hoạt động tín dụng

3. Thực hiện tốt chính sách khách hàng

4. Kiện toàn và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng

5. Củng cố và duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

6. Định hướng thu hồi nợ tồn đọng

III. Một số giải pháp nhằm đưa mô hình chứng khoán hoá vào thực tiễn

1. Chủ động thích nghi với thông lệ quốc tế

2. Phối hợp giữa các NH trong việc xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng

3. Giải pháp về thị trường

4. Mở rộng phạm vi của trung gian đặc biệt

5. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia tăng cường tín dụng

6. Mở rộng đầu tư đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng

7. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên NH

8. Hiện đại hóa hoạt động NH

IV.Một số kiến nghị

1. Kiến nghị nhà nước về chương trình tái cơ cấu và củng cố hệ thống NHTM

2 .Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và các ban ngành liên quan

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm điểm nghiên cứu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o khách hàng không thể thanh toán nợ cho ngân hàng đủ và đúng hạn. Cơ chế chính sách. Nhà nước thay đổi cơ chế chính sách về các hoạt động trong nền kinh tế: sự bất cập của các quy định, cơ chế cũ, sự chồng chéo và thường xuyên thay đổi các quy định, thể chế mới gây khó khăn cho ngân hàng. Các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng đựơc ban hành chậm, không đồng bộ, không sát với thực tế, khiến cho hoạt động cho vay không thể tránh khỏi rủi ro. Từ phía khách hàng Vốn tín dụng do ngân hàng bao cấp cho doanh nghiệp. Một thực trạng ở nước ta hiện nay là thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa phát triển, đồng thời năng lực của doanh nghiệp còn yếu, khó khăn trong khâu huy động vốn nên các doanh nghiệp có số vốn vay ngân hàng TM chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động. Khi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp không tiêu thụ được, NHTM cho vay vốn sẽ không thu hồi được nợ. Vốn ngân hàng bị đọng, phải giãn nợ, khoanh nợ, miễn giảm lãi suất.. . Năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn của khách hàng yếu kém, không nắm bắt được sự thay đổi liên tục của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường. Đồng thời do tâm lý ỷ lại nhà nước của một luợng lớn các doanh nghiệp, chậm đổi mới cơ chế quản lý cũng như phương thức làm việc. Điều này tất yếu dẫn tới tình trạng vay vốn ngân hàng nhưng sử dụng không hiệu quả và ngân hàng không thể thu hồi nợ. Đạo đức khách hàng không tốt. Nhiều khách hàng vay vốn không phải vì mục đích kinh doanh mà chỉ lợi dụng tiền vay, sử dụng sai mục đích. Cùng vói sự giúp đỡ của một số cán bộ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp làm sai trái, thậm chí lừa đảo, vi phạm pháp luật, làm thất thoát tài sản và phát sinh nợ khó đòi. Điển hình ở đây là vụ EPCO, Minh Phụng... 2.2.Nguyên nhân chủ quan Các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng. Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được thực thi nghiêm túc, đầy đủ. Trong thực tế việc kiểm tra tình hình hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng chưa được các ngân hàng coi trọng và giám sát chặt chẽ. Nhiều đối tượng đi vay có sự thoái hoá về đạo đức, cố tình lừa đảo, chiếm dụng vốn vay của ngân hàng chưa bị giám sát nên càng có cơ hội thực hiện hành vi của họ. NHTM cho vay nhận tài sản thế chấp là bất động sản. Hầu hết là các NHTM cho vay nhận tài sản thế chấp chủ yếu là bất động sản, đó là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Khi thị trường bất động sản biến động bất lợi và bị ảnh hưởng lớn bởi chủ trương của Nhà nước, việc phát mại gặp phải một loạt những vướng mắc về thủ tục pháp lý và thủ tục hành chính khiến việc thu nợ vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Khi NHTM vay cho vay, nhận tài sản thế chấp là bất động sản thường là ở thời điểm giá bất động sản cao; NHTM sẽ không thu hồi được nợ khi đến hạn, bởi vì khi đó thường là lúc giá bất động sản hạ. Nước ta chưa có Ngân hàng chính sách theo đúng nghĩa của nó. Hiện nay các NHTMQD hoạt động theo cơ chế tự hạch toán theo kết quả kinh doanh, nhưng trong nhiều trường hợp lại phải cho vay chính sách không đúng với chức năng của nó. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nợ tồn đọng của ngân hàng. 3.Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các NHTM Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN, các NHTM đã chủ động tìm mọi biện pháp thích hợp để xử lý nợ tồn đọng như: cố gắng đẩy nhanh tiến độ phát mại tài sản thế chấp, cầm cố nhằm thu hồi vốn và giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ đối với một số doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức, hộ nông dân theo quy định của pháp luật...Việc ngân hàng thực hiện các biện pháp xử lý nợ nói trên không chỉ góp phần tích cực làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của bản thân ngân hàng, mà còn từng bước thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ tồn đọng của các NHTM còn chậm và đạt hiệu quả chưa cao, đặc biệt là việc tổ chức phát mại tài sản thế chấp và tài sản được giao từ các vụ án, nên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại các NHTM vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra (dưới 5%). Đến nay các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp trực thuộc 6 NHTM đã tiếp nhận được hơn 100 tài sản và danh mục tài sản trị giá hàng ngàn tỷ đồng của hàng loạt các vụ án khác nhau, đã xử lý được gần 300 tỷ đồng...Tính chung bằng tổng hợp nhiều biện pháp tích cực và kiên quyết, đến nay 4 NHTM quốc doanh đã thu hồi được trên 730 tỷ đồng do bán và khai thác tài sản thế chấp của các vụ án. Tuy nhiên, số tiền thu được mới chỉ chiếm khoảng 15% tổng giá trị tài sản của các vụ án mà Tòa án đã tuyên giao. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do các văn bản pháp luật liên quan đến xử lý nợ tồn đọng của các NHTM còn bất cập so với thực tế và chưa đồng bộ, nhất quán. Cho nên, trong quá trình xử lý nợ quá hạn, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của các bộ, ngành có liên quan. Có hai nguyên nhân chính sau đây dẫn đến việc xử lý nợ tồn đọng của các NHTM còn chậm: Thứ nhất là công tác thi hành án còn chậm. Sự ách tắc về xử lý nợ tồn đọng của các NHTM được thể hiện rõ qua từng vụ việc cụ thể mà điển hình là việc xử lý tài sản để thu nợ trong vụ án EPCO-Minh Phụng. Chỉ riêng vụ EPCO-Minh Phụng đã có gần 4.300 tỷ đồng chưa có điều kiện thi hành án. Đến nay, số tiền thu được chi trả cho các ngân hàng thông qua việc thi hành án là khoảng 77,597 tỷ đồng và 42,6 lượng vàng. NH Công thương Việt Nam được Tòa án tuyên giao 210 tài sản với trị giá 1.739 tỉ đồng, nhưng đến nay mới nhận được 78 tài sản với trị giá 1.157 tỷ đồng. Tổng số tiền đã thu được qua sử dụng và khai thác tài sản là 150 tỷ đồng, số tài sản đã bán thu được 348 tỉ đồng, tổng cộng mới thu được gần 500 tỷ đồng.(3) Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ - Số 22 - 15/11/2002 Thực tế, mặc dù bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng (người được thi hành án), nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa tổ chức thi hành với lý do bản án, quyết định của tòa chưa rõ ràng hoặc lý do khác. Thời gian ngân hàng phải chờ đợi để nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án này thường kéo dài đến hàng tháng, thậm chí có trường hợp phải chờ đến nửa năm. Vì vậy, việc ngân hàng thu hồi nợ thông qua công tác thi hành bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án là rất chậm. Mặt khác, đến nay một khối lượng lớn tài sản liên quan đến các vụ án đã được tòa tuyên án giao chưa thi hành được do vẫn vướng mắc về thủ tục. Trước đây, cơ quan công chứng Nhà nước không chịu chứng nhận cho các NHTM trong việc chủ động bởi vì yêu cầu việc bán tài sản phải qua trung tâm đấu giá tỉnh, thành phố. Hiện nay vướng mắc này đã được giải tỏa không bắt buộc phải qua trung tâm do Bộ Tư pháp và NHNN có hướng dẫn cụ thể thì lại gặp rắc rối mới, đó là Sở địa chính nhà đất tỉnh, thành phố không cho chuyển tên sở hữu tài sản. Tài sản là đất đai chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý, chưa đền bù xong, bị lấn chiếm, có tranh chấp...Chẳng hạn cơ quan thi hành án mới chỉ giao cho NH Công thương Việt Nam 19% diện tích đát đai trong tổng diện tích 2,0 triệu m2 tại Vũng Tàu trong vụ án EPCO-Minh Phụng vì bị dân kiện do chưa đền bù giải tỏa xong. Khu nhà 55/5B Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh diện tích đất tòa án tuyên giao cho NH 6.264 m2, trong đó 600m2 chủ đất cũ lấn chiếm không chịu giao cho NH; đồng thời trên diện tích đất được giao lại có nhiều biệt thự không thuộc tài sản được giao cho NH.(4) Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ-Số 22-15/11/2001 Thứ hai là quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro còn bất cập. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vay đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và không còn hoạt động kinh doanh nữa, nhưng NH vẫn không được sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp đó. Bởi vì theo quy định của Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 21/11/2000 của Thống đốc NHNN, thì một trong những điều kiện để TCTD được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là khi khách hàng vay bị giải thể, phá sản. Mặt khác, nếu căn cứ vào quy định của Luật phá sản hiện hành thì các doanh nghiệp vay nói trên đã dủ các điều kiện để tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Nhưng trên thực tế thi hành Luật phá sản doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cho đến nay, có ít doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Theo số liệu không chính thức của ngành tòa án, thì kể từ khi Luật phá sản có hiệu lực cho đến nay (khoảng 8 năm), Tòa án tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - nơi có số doanh nghiệp lớn nhất trong cả nước mới chỉ tuyên bố phá sản đối với khoảng hơn 20 doanh nghiệp. Chính vì vậy, trên thực tế nhiều doanh nghiệp "chết" mà không được "chôn". Sự tồn tại "trên giấy tờ" của các doanh nghiệp này đã buộc các NH phải tiếp tục tính lãi, không được khoanh nợ, xóa nợ và không được sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro. Hậu quả là nợ quá hạn của các NH ngày càng cao, trong thực tế doanh nghiệp vay đã "chết" và không bao giờ có khả năng trả được nợ cho NH nữa. 4.Thực trạng nợ tồn đọng và xử lý nợ tồn đọng tại NHNT Việt Nam 4.1.Thực trạng nợ tồn đọng của NHNT Ngân hàng Ngoại thương Việt nam được thành lập theo quyết định 115/CP (30/10/1962) vào ngày 1/4/1963. Với vai trò là một NHTM vụ đối ngoại lâu đời nhất Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương luôn được biết đến như là một NH có uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính. Bên cạnh những thành tích hoạt động sau 10 năm đổi mới đã đuợc Đảng, Nhà nước ta công nhận, hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam còn có một số tồn tại, trong đó nổi lên là tình hình nợ tồn đọng của một số khoản vay. Đây là tình trạng chung của hệ thống các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đó cũng là một trong những lý do để các NHTM nói chung, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng cần phải thực hiện cơ cấu lại ngân hàng. Tính đến ngày 31/12/2000, tổng dư nợ tồn đọng của NHNT Việt Nam gần 5000 tỷ, bằng 23% tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế ( số nợ tồn đọng trên đây được tính theo tiêu thức phân loại tại QĐ 149/2001/ QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ; nếu tính thêm các khoản nợ xấu như: nợ khó đòi tồn đọng của chính phủ cho giãn nợ, các khoản nợ xấu tiềm ẩn và các khoản bảo lãnh thanh toán với nước ngoài đã quá hạn thì tỷ lệ này còn cao hơn nữa). Ngoài ra, những khoản Ngân sách nợ NHNT khoảng 962 tỷ VNĐ ( tương đương 67 triệu USD) đang trong quá trình đàm phán để buộc Bộ Tài chính nhận nợ. Theo tiêu thức phân loại nợ của QĐ149 thì nợ tồn đọng đuợc phân thành 3 nhóm : Nhóm 1: Nợ có tài sản bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc tài sản hình thành từ nguồn vốn vay Nhóm 2: Nợ không có tài sản bảo đảm, không còn đối tượng để thu Nhóm 3: Nợ không có tài sản bảo đảm, còn đối tượng để thu Đến ngày 31/12/2000 Ngân hàng Ngoại Thương đã thống kê và phân loại tình hình nợ cụ thể theo cách trên. Qua bảng số liệu, ta có thể thấy rằng so với tổng nợ tồn đọng trong toàn hệ thống là 23.575 tỷ VNĐ thì số nợ tồn đọng của NHNT chỉ chiếm 16,54%, về số tuyệt đối là 3900 tỷ. Đây không không phải là con số quá lớn so với toàn hệ thống. Nhóm nợ có tài sản thế chấp chỉ có 1500 tỷ chiếm 13,02 % so với toàn hệ thống và tỷ trọng so với tổng nợ là 38,46%. Trong khi tỷ trọng này ở toàn hệ thống là 48,86% thì đây quả là con số bất lợi đối với ngân hàng Ngoại Thương. Nguyên nhân là trong thực tế khả năng thu hồi nợ ở nhóm 1 sẽ là cao nhất nhưng tương đối thấp trong trường hợp của ngân hàng Ngoại thương. Bảng 6: Phân tích nợ tồn đọng của NHNT (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu NHNT Tỷ trọng Hệ thống NHTM Tỷ trọng NHNT/ Hệ Thống Nhóm 1: 1500 38,46% 11.519,8 48,86% 13,02% TS thế chấp 1051,95 26.97% 9.670,5 41,02% 10,87% TS đảm bảo hình thành từ khách vay 448,05 11,48% 1849,3 7,84% 24,22% Nhóm 2 1027,1 26,33% 6.515,2 27,63% 15,76% Nhóm 3 1372,9 35,20% 5.540 23,50% 24,78% Tổng số 3900 100% 23.575 100% 16,54% (Nguồn: Tổng hợp Đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM và đề án tái cơ cấu NHNT) Tuy nhiên một yếu tố có lợi nhưng cũng là thách thức cho NHNT là nhóm nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng thu mà ngân hàng sẽ phải dùng vốn tự có hoặc vay từ NHNN để bù đắp lại thấp hơn mức bình quân của hệ thống. Đồng thời nhóm không có tài sản bảo đảm nhưng còn đối tượng để thu là 1372,9 tỷ chiếm 35,2% trên tổng dư nợ lại cao hơn bình quân hệ thống là 23,5%. Nếu công tác quản lý, khai thác và tư vấn cho khách hàng tốt thì tỷ lệ thu hồi nợ tồn đọng sẽ cao hơn so với bình quân ngành. 4.2.Thực trạng xử lý nợ tồn đọng NHNT Việt Nam 4.2.1. Thu nợ từ Bộ Tài chính Trong năm 2001, do tích cực hoàn thiện hồ sơ để đối chiếu, chứng minh những khoản nợ phát sinh thời kỳ bao cấp mà trước đây Nhà nước chưa công nhận là nợ ngân sách, nên NHNT đã được Bộ tài chính chấp nhận nợ, đồng thời cam kết thu xếp kế hoạch ngân sách trong vòng 3 năm tới, năm 2001-2003 (Công văn số 7549/TC-TCDN ngày 9/8/2001 của Bộ tài chính để thanh toán số tiền 60 triệu USD cho ngân hàng). Theo đó tháng 12/2001 Bộ tài chính chuyển trả cho NHNT 23 triệu USD tương đương khoảng 345 tỷ VNĐ( bằng khoảng 8% nợ tồn đọng). 4.2.2.Xử lý nợ tồn đọng bằng dự phòng rủi ro( DPRR) Thực hiện quyết định số 488/2000/QĐ- NHNN và QĐ số 46/QĐ-NHNT-KTTC về xử lý nợ bằng dự phòng rủi ro trong năm 2001, NHNT đã dùng nguồn DPRR trích lập được để xử lý cho hơn 1.185 tỷ VNĐ nợ tồn tại (=26% tổng nợ tồn đọng). Đối tượng xử lý nợ là các khoản nợ có TSBĐ quá 721 ngày và không có TSBĐ có thời gian quá hạn trên 361 ngày. Chi tiết theo bảng sau: Bảng 7 : Chi tiết xử lý nợ theo chi nhánh đến tháng 03/2002 ( ĐV: triệu đồng) Chi nhánh Nợ đã xử lý bằng DPRR Chi nhánh Nợ đã xử lý bằngDPRR HCM 643.961 An Giang 2.556 SGD&TW 459.648 Hải Phòng 2.340 Tân Thuận 30.818 Nha Trang 976 Hà Nội 21.291 Kiên Giang 500 Vinh 13.741 Cần Thơ 245 Đà Nẵng 4.972 Thái Bình 179 (Nguồn: báo cáo chuyên đề xử lý nợ NHNT VN) Sau khi xử lý nợ bằng dự phòng rủi ro các chi nhánh đang xây dựng phương án thu hồi nợ từ những khoản nợ đã được xử lý nhằm tăng thu nợ. 4.2.3.Thu nợ trực tiếp từ khách hàng Thu nợ trực tiếp bằng tiền 57 tỷ VNĐ từ khách hàng chỉ chiếm 4% trong nợ tồn đọng đã xử lý. Nguyên nhân là do tình trạng tài chính khách hàng quá khó khăn, không có nguồn tiền mà ngân hàng chỉ trông chờ vào việc giải quyết tài sản thế chấp (nếu có). 4.2.4.Thu từ bán và khai thác tài sản thế chấp Việc xử lý tài sản để thu nợ diễn ra chủ yếu tại Việtcombank HCM. Trong năm qua, do tập trung cao hơn trong công tác xử lý tài sản và do thị trường bất động sản biến động theo chiều hướng có lợi nên lượng tài sản ngân hàng giải quyết được là khá lớn, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Tuy nhiên các tài sản bán được chủ yếu là các tài sản có giá trị không lớn (<2 tỷ đồng), nhiều tài sản có giá trị lớn đang chờ bán. Như vậy, tính từ thời điểm 31/12/2000 đến 28/2/2002, NHNT đã xử lý được 1.717 tỷ, chiếm 37% nợ tồn đọng. NHNT đã được NHNN đánh giá là NH xử lý nợ tồn đọng đạt hiệu quả cao nhất trong NHTMQD, đưa tổng dư nợ tồn đọng tại thời điểm 31/12/2000 từ gần 5000 tỷ xuống 2845 tỷ. Rõ ràng trong năm 2001 việc xử lý nợ tồn đọng NHNT diễn ra khá suôn sẻ và đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, qua diễn biến thị trường bất động sản ta thấy đạt được kết quả này không phải là quá khó khăn. Thực tế, NH sử dụng hình thức bán tài sản, dùng quỹ DPRR... trong quá trình xử lý nợ tồn đọng thường phải chịu tổn thất không nhỏ và có độ trễ về thời gian tương đối lớn. Chứng khoán hoá có thể khắc phục được nhược điểm này. II.XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ NỢ TỒN ĐỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM 1.Nội dung của mô hình Trong điều kiện thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường mua bán nợ của nước ta hiện nay thì việc xây dựng một mô hình đầy đủ để chứng khoán hoá các khoản nợ là hết sức khó khăn. Rất nhiều nhân tố khách quan cũng như chủ quan sẽ có những ảnh hưởng và tác động không nhỏ tới việc vận hành mô hình. Tuy nhiên, trên quan điểm hoàn thiện về mặt lý thuyết, khóa luận xin đề xuất và xây dựng một mô hình giả định. Theo như mô hình này thì tất cả các đối tượng tham gia đều có có sẵn tại Việt Nam. Cụ thể là: Tổ chức khởi tạo sẽ là một NHTM, tổ chức muốn giải quyết các khoản nợ tồn đọng của mình thông qua chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng. Trung gian đặc biệt là AMC do NHTM đó thành lập hoặc AMC do NHNN thành lập, có thời hạn hoạt động theo dự kiến là 5 năm, sau đó sẽ chuyển sang công việc khác. Đối tượng tham gia thành lập góp vốn và đồng thời sẽ là tổ chức cam kết tăng cường tín dụng là Bộ Tài chính và NHNN. Công chúng đầu tư sẽ bao gồm giới đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong trường hợp có đối tác nước ngoài cần có tổ chức nước ngoài đứng ra bảo lãnh cho phát hành chứng khoán ra nước ngoài. Theo như mô hình này, NHTM sẽ tập hợp các khoản nợ tồn đọng rồi chuyển qua AMC của mình hoặc bán lại cho AMC của NHNN. Sau đó NH có thể xoá khoản mục nợ khoanh và nợ chờ xử lý trên bảng tổng kết tài sản của mình. AMC tiếp nhận khoản nợ sẽ phân loại phát hành chứng khoán ra thị trường trên cơ sở những khoản nợ có bảo đảm. Và kết quả là chứng khoán sẽ được tung ra trị trường và giao dịch như những trái phiếu thông thường khác, đồng thời NH nhận đuợc tiền ngay từ việc phát hành chứng khoán. NHTM Nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư trong nước NHNN & BTC AMC (Vốn pháp định: 30 tỷ) Tổ chức bảo lãnh Công ty chứng khoán Ngoài ra, cũng cần phải có một số điều kiện để có thể đưa mô hình vào hoạt động. Trước tiên là một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh với luật về chứng khoán hóa, cơ chế mua bán nợ và những vấn đề có liên quan khác. Tiếp đó là sự phát triển của nền kinh tế, thị trường tài chính , sự phát triển của công nghệ... 2.Các bước thực hiện theo mô hình 2.1.Phân tích khả năng thu hồi nợ tồn đọng Trước tiên ta phải phân loại nợ tồn đọng của một NHTM bởi vì đối tượng của chứng khoán hoá không phải là tất cả các khoản nợ tồn đọng của ngân hàng. Những khoản nợ không có tài sản bảo đảm sẽ được ngân hàng xử lý theo một số cách nhưng ta không bàn tới, còn chứng khoán hoá sẽ giải quyết những khoản nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, ở đây có một điểm ta cần nhấn mạnh rằng trong xử lý nợ tồn đọng, dù bằng bất cứ phương pháp nào, dù hiệu quả cao đến đâu thì cũng không thể thu hồi toàn vẹn giá trị khoản vay và đều có những chi phí nhất định. Ngoài ra, với các phương pháp khác nhau thì sẽ có mức thu hồi nợ khác nhau. Cụ thể ở đây ta nghiên cứu nợ tồn đọng tại NHNT. Bảng 8: Phân loại nợ tồn đọng của NHNT (Đơn vị: tỷ đồng) Nợ không có tài sản bảo đảm 2400 Nợ khoanh 1100 Nợ chờ xử lý và tồn đọng khác 1300 Nợ có tài sản bảo đảm 1500 Nợ khoanh 200 Nợ chờ xử lý 1300 (Nguồn: Đề án tái cơ cấu NHNT) Qua bảng tập hợp các khoản nợ tồn đọng của ngân hàng Ngoại thương ta có nhận xét: Về thời hạn. Các khoản nợ tồn đọng được chia thành 2 loại là ngắn hạn và dài hạn. Nợ ngắn hạn có thời gian nhỏ hơn 1 năm và thường thanh toán gốc và lãi theo tháng hoặc quý. Lãi suất thường là cố định và thấp hơn lãi suất nợ dài hạn. Các khoản nợ dài hạn có thời hạn trung bình là 7-8 năm và thanh toán 6 tháng một lần với lãi suất theo lãi huy động vốn của ngân hàng. Mục đích ở đây là ta sẽ tính thời hạn trung bình cho tất cả các khoản vay. Giá trị tài sản thế chấp. Ban đầu khi vay tiền ngân hàng giá trị tài sản thế chấp của khách hàng thường lớn hơn giá trị khoản vay nhưng khi cần thanh lý tài sản giải quyết nợ quá hạn thì giá trị tài sản thường không được như mong muốn. Trong trường hợp chứng khoán hoá người ta sẽ căn cứ vào giá thị trường của tài sản cố định để định ra giá trị khoản nợ và chỉ chứng khoán hoá trên giá trị đó. Theo bảng trên, tổng giá trị tài sản thế chấp ban đầu khoảng 2000 tỷ nhưng theo hiện giá con số này chỉ còn 900 tỷ. Trong trường hợp bán cùng một lúc số lượng tài sản thế chấp này của cả hệ thống ngân hàng thương mại thì sẽ dẫn tới sự sụt giảm ghê ghớm trên thị trường bất động sản, giá trị thu hồi thực tế sẽ còn nhỏ hơn rất nhiều. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là do tài sản thế chấp thường là máy móc, hàng, vật tư dự trữ... khi thế chấp giá trị cao nhưng sự sụt giảm của thị trường làm cho giá trị tài sản sụt giảm không như ngân hàng mong muốn. Một nguyên nhân nữa là quyền nắm sở hữu tài sản thế chấp thường không rõ ràng, có sự tranh chấp cần phải giải quyết tại các ban ngành có liên quan. Về khả năng thu hồi. Giá trị của tài sản thế chấp ban đầu là: 2000 tỷ Tổng giá trị thị trường tài sản thế chấp hiện nay là: 900 tỷ Tổng giá trị nợ tồn đọng: 1500 tỷ. Căn cứ theo nhận định của cán bộ xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng Ngoại thương ta có thể chia thành 2 nhóm nợ. Nhóm 1: có thể đầu tư cho con nợ và thu hồi dần dần nợ gốc. Theo tính toán nhóm này chiếm 10% (1500x10%= 150tỷ) tổng giá trị nợ tồn đọng. Theo như tính toán nếu đầu tư 1% tổng giá trị nợ tồn đọng nghĩa là 15 tỷ thì có thể thu hồi được nhóm này trong vòng 5 năm. Dòng tiền dự kiến sẽ như sau: Bảng 9: Dòng tiền khai thác con nợ (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 1 2 3 4 5 Dòng ra 10 5 0 0 0 Dòng vào 0 10 20 50 70 (Nguồn: tác giả dự kiến) Nhóm 2: Đầu tư vào con nợ để thu hồi vốn là không khả thi. Trong trường hợp này thu hồi nợ sẽ dựa trên tài sản thế chấp, gồm 3 loại: Loại 1: những bất động sản, tài sản bán ngay chắc chắn cho giá trị cao nhất. Loại này chiếm 10 % nghĩa là ngay tại thời điểm hiện tại AMC có thể thu được 10%x900= 90 tỷ. Loại 2: những bất động sản có lợi thế kinh doanh, những máy móc có thể tiếp tục sử dụng tốt...chiếm khoảng 20%, về số tuyệt đối là 180 tỷ (20%x900=180 tỷ): ngân hàng có thể sửa chữa, đem góp vốn liên doanh hoặc cho thuê cho mức doanh lợi dự kiến là 6% năm. Sau đó khi hoạt động ổn định ngân hàng sẽ chuyển nhượng dần từ năm thứ 3 để thu lại tiền. Dòng tiền dự kiến như sau: Bảng 10: Dòng tiền bán và khai thác tài sản (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 1 2 3 4 5 Lợi tức 1,08 1,08 1,08 0,84 0,48 Gốc 180 180 140 80 0 Dòng tiền vào 1,08 1,08 41,08 60.84 80.48 (Nguồn: tác giả dự kiến) Nhóm 3: những bất động sản, tài sản khó có thể bán ngay trong thời gian ngắn, cần được AMC đánh giá phân loại và bán dần trong nhiều năm. Loại này chiếm tỷ trọng lớn nhất là 70%. Theo nhận định của cơ quan định giá tài sản Việt nam thì bán những tài sản thế chấp trong thời gian tới là không chắc chắn về giá trị thu hồi như thời điểm hiện tại. Do đó tính toán xác suất thu hồi nợ của tài sản thế chấp là cần thiết. Ta xét 3 khả năng: Bảng 11: Xác suất giá trị thu hồi Khả năng Xấu nhất Bình thường Tốt nhất Xác suất 0,2 0,6 0,2 Giá trị thu hồi 40% 80% 120% (Nguồn: tác giả dự kiến) Rõ ràng theo xác suất của 3 trường hợp trên thì giá trị thu hồi sẽ là: GTTH dự tính=0,2x40% + 0,6x80% + 0,2x120%=80% Vậy sau 5 năm giá trị thu hồi của loại 3 này sẽ là; 900x70%x80%=504 tỷ. Tiến trình thu hồi sẽ bắt đầu từ năm thứ 2 và tăng dần qua các năm. Bảng 12 Giá trị thu hồi dự kiến (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 1 2 3 4 5 GTTH 0 54 100 150 200 (Nguồn: tác giả dự kiến) Tóm lại, qua bước phân tích khả năng thu hồi nợ tồn đọng, ta có được cái nhìn tương đối khái quát về hoạt động thu hồi nợ của AMC. Trên cơ sở tiến trình thu hồi nợ như vậy người quản lý AMC sẽ đưa quyết định về tập hợp danh mục các khoản nợ tồn đọng. 2.2.Tập hợp thành danh mục các khoản nợ tồn đọng Với một loạt các khoản nợ với dòng tiền có thời hạn và độ lớn khác nhau, người quản lý AMC phải nhanh chóng tập hợp và xác định được giá trị thực của danh mục để có thể phát hành chứng khoán. Giá trị của thực của danh mục chính là giá trị hiện tại của các dòng tiền với tỷ suất chiết khấu nhất định. Tỷ suất chiết khấu ở đây sẽ căn cứ theo lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm cộng với phần bù rủi ro. Lãi suất trả cho nhà đầu tư: k=l+p= 8%+2%=10% Trong đó l: lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm P: phần bù rủi ro Đồng thời ta có dòng tiền của tập hợp tài sản như sau: Bảng 13: Giá trị hiên tại của dòng tiền (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 1 2 3 4 5 Dòng ra -10 -5 0 0 0 Dòng vào 91,08 65,08 161,08 260,84 350,48 CF 81,08 60,08 161,08 260,84 350,48 GTHT 81,08 54,62 134,5 195,97 243,4 (Nguồn: tác giả xây dựng) NPV=709,6 tức là giá trị của danh mục là 709,6 hay nói cách khác chính là giá trị thực của khoản nợ tồn đọng được điều chỉnh theo thời gian. Với giá trị của danh mục là 709,57 tỷ sẽ được chia thành: +Phát hành chứng khoán 600 tỷ +Khoản tiền 109, 57 tỷ sẽ dùng làm chi phí cho chứng khoán hoá và để trả lãi cho trái phiếu vào cuối năm thứ nhất, đồng thời duy trì mức tín dụng dự phòng. 2.3.Quyết định cấu trúc chứng khoán hoá Trong phần này người quản lý AMC sẽ phải quyết định cấu trúc của chứng khoán phát hành. Ở các nước có thị trường tài chính phát triển cơ quan xếp hạng chứng khoán sẽ tính điểm và xếp hạng chứng khoán theo mức độ rủi ro và thu nhập. Tuy nhiên, ở nước ta do điều kiện không cho phép nên sẽ không thể chia lớp chứng khoán như vậy mà sẽ có những căn cứ khác để chia lớp hợp lý hơn. Việc phân lớp trong trường hợp này là hợp lý bởi dòng tiền từ bán tài sản mặc dù tính toán n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan.doc
  • docbang15.doc
  • dochinh3.doc
  • docMUCLUC.DOC
  • doctailieutham khao.doc