Luận văn Xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

CÁCH TRÌNH BÀY SỐ LIỆU

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ

CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CHO DOANH NGHIỆP . 1

1.1.1. Quyết định tài trợ trong doanh nghiệp. 1

1.1.2. Khái niệm và thành phần của cơ cấu vốn . 3

1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn . 5

1.1.4. Cơ cấu vốn hợp lý và những lợi ích cơ bản của nó . 7

1.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CƠCẤU VỐN CHO DOANH NGHIỆP . 8

1.3. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP . 16

1.3.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (Optimal Capital Structure) . 16

1.3.2. Lý thuyết lợi nhuận hoạtđộng ròng (The Net Operating Income approach) . 17

1.3.3. Lý thuyết MM về cơ cấu vốn doanh nghiệp . 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 23

Chương 2:

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM . 24

2.1.1. Số lượng doanh nghiệp liên tục gia tăng qua các năm . 24

2.1.2. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh bình quân tính trên một doanh nghiệp cũng liên tục tăng qua cácnăm . 25

2.1.3. Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước . 26

2.2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN CỦA

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 29

2.2.1. Giới thiệu chung về cuộc khảo sát . 29

2.2.2. Những thông tin tổng quát về các doanh nghiệp được khảo sát. 30

2.2.3. Thực trạng phân tích và quản trị tài chính của các doanh nghiệp được khảo sát . 32

2.2.4. Thực trạng xây dựng cơ cấu vốn của doanh nghiệp được khảo sát . 35

2.2.4.1. Quan điểm của doanh nghiệpvề ưu tiên nguồn tài trợ . 35

2.2.4.2. Quan điểm lợi ích của doanh nghiệp về nợ và vốn chủ sở hữu . 36

2.2.4.3. Mức độ quan tâm và căncứ xây dựng cơ cấu vốn . 38

2.2.4.4. Nhân tố ảnh hưởng và mục tiêu xây dựng cơ cấu vốn . 40

2.3. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN CỦA

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 45

Chương 3:

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐỂ XÂY DỰNG CƠ

CẤU VỐN HỢP LÝ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 46

3.1.1. Định hướng chung về mô hình . 46

3.1.2. Xác định nhân tố ảnh hưởng đếncơ cấu vốn để ứng dụng mô hình kinh tế lượng . 47

3.1.3. Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa hệ số nợ trên vốn chủ

sở hữu với các nhân tố ảnh hưởng . 52

3.1.4. Trình tự thực hiện mô hình kinh tế lượng trong xây dựng cơ cấu

vốn hợp lý cho doanh nghiệp. 53

3.1.5. Điều kiện sử dụng mô hình . 54

3.1.6. Khả năng ứng dụng mô hình kinh tế lượng trong xây dựng cơ cấu

vốn hợp lý tại các doanh nghiệp Việt Nam . 55

3.1.6.1. Những thuận lợi . 55

3.1.6.2. Những khó khăn . 56

3.2. VÍ DỤ MINH HỌA ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG

TRONG XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CHO DOANH

NGHIỆP . 57

3.3. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ CẤU VỐN HỢP

LÝ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 64

3.3.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính . 64

3.3.2. Nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính và dự báo rủi ro phá sản . 65

3.3.3. Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ . 66

3.3.4. Minh bạchthông tin . 67

3.3.5. Chú trọng đầu tư công tácthu thập và lưu trữ thông tin . 68

3.3.6. Khai thác thêm kênh huy động vốn . 68

3.3.7. Các biện pháp hỗ trợ khác . 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 70

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

pdf118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8124 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp có thể chọn nhiều câu trả lời về vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ - 33 - (1) Doanh nghiệp quý vị có thực hiện phân tích báo cáo tài chính phục vụ ra quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh hay không? Nếu có, ai là người chịu trách nhiệm thực hiện? (2) Mức độ hữu ích của báo cáo tài chính và kết quả phân tích tài chính đến việc ra quyết định điều hành hoạt động kinh doanh? Phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả quản lý chi phí, hiệu quả quản lý tài sản cũng như việc duy trì một cơ cấu tài chính phù hợp nhằm cân bằng giữa hai mục tiêu là gia tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, những thông tin có được từ phân tích là một trong những cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định tài chính phù hợp, hướng đến mục tiêu gia tăng giá trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được sự cần thiết của phân tích đối với công tác quản trị tài chính, điều này thể hiện thông qua kết quả khảo sát có đến 47 doanh nghiệp trả lời có thực hiện phân tích báo cáo tài chính phục vụ ra quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh, chiếm tỷ lệ 97.92% và chỉ duy nhất 1 doanh nghiệp trả lời là không thực hiện. Công việc phân tích tài chính chủ yếu do giám đốc hoặc kế toán trưởng thực hiện tại 41 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 87.23% (xem kết quả khảo sát ở bảng 2.9), trong khi đó chỉ có 5 doanh nghiệp những người chủ sở hữu vốn quan tâm thực hiện đánh giá tình hình tài chính. Kết quả này cho thấy tiềm ẩn rủi ro lớn đối với chủ sở hữu khi những người quản lý có ý định tìm kiếm lợi ích cá nhân từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 2.9. Người chịu trách nhiệm phân tích tài chính Người phân tích Số lượng Tỷ trọng Giám đốc 20 42.55% Kế toán trưởng 21 44.68% Chủ doanh nghiệp 5 10.64% Khác 1 2.13% Tổng cộng 47 100% Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Thông tin có được từ phân tích tài chính là cơ sở rất quan trọng để doanh nghiệp ra các quyết định tài chính và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá của các doanh nghiệp được khảo sát, tính hữu ích của báo cáo tài - 34 - chính và phân tích tài chính đạt từ mức độ khá trở lên lần lượt là 68.75% và 60.41%, vẫn còn một tỷ lệ khá lớn doanh nghiệp đánh giá mức độ kém và rất kém về tính hữu ích của phân tích tài chính là 8.34% (xem bảng 2.10). Bảng 2.10. Tính hữu ích của báo cáo tài chính và phân tích tài chính Mức độ hữu ích Nguồn thông tin Rất kém Kém Trung bình Khá Tốt Báo cáo tài chính 2.08% 0.00% 29.17% 50.00% 18.75% Phân tích báo cáo tài chính 4.17% 4.17% 31.25% 43.75% 16.66% Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Tính hữu ích của thông tin tài chính và đặc biệt là kết quả phân tích tài chính chủ yếu chỉ được sử dụng bởi những người quản lý hoặc những người bên trong doanh nghiệp, còn đối với những người bên ngoài hoặc những cổ đông nhỏ thì khả năng tiếp cận kết quả phân tích tài chính ở các doanh nghiệp Việt Nam rất hạn hẹp, ngay cả những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng hạn chế cung cấp thông tin phân tích cho công chúng một cách rộng rãi và đầy đủ. Trong cuộc bình chọn báo cáo thường niên tốt nhất năm 2007 do Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Đầu tư chứng khoán tổ chức với sự tài trợ của Dragon Capital, chỉ có 33 trong tổng số 152 doanh nghiệp niêm yết tham gia, chiếm tỷ lệ 21.71%. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia hầu hết báo cáo thường niên năm 2007 chưa tuân thủ đúng quy định tại thông tư 38/2007/TT- BTC của Bộ Tài chính về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán hoặc nếu có thì thông tin còn sơ sài. Với tỷ lệ rất nhỏ doanh nghiệp tham gia cuộc bình chọn nói trên cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của thông tin cung cấp trong báo cáo thường niên. Báo cáo thường niên của các doanh nghiệp Việt Nam hiếm khi có phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh nói chung, tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài sử dụng, đa phần chỉ đơn giản là liệt kê thông tin. Và một sự kiện nổi bật xảy ra trong những tháng đầu năm 2008 đã tạo tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư về chất lượng thông tin từ báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, đó chính là những gian lận trong báo cáo tài chính và sự chậm trễ mà lại không trung thực, không rõ ràng khi công bố thông tin của công ty cổ phần bông Bạch Tuyết. Năm 2006 công ty đã công bố - 35 - lãi trước thuế gần 2.3 tỷ đồng, sau khi hồi tố lại thì bị lỗ 8.48 tỷ đồng, và tương tự công ty tiếp tục công bố lãi trước thuế năm 2007 là 3.44 tỷ đồng nhưng sau khi hồi tố thì khoản lãi đã mất đi mà thay vào đó là lỗ đến 6.8 tỷ đồng [29]. Từ những thông tin trên cho thấy vấn đề minh bạch thông tin, công bố thông tin trung thực về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung, kết quả tài chính nói riêng của các doanh nghiệp còn yếu kém và đây cũng chính là hậu quả sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý mà nó sẽ tạo những tổn thất rất lớn nếu không kiểm soát tốt. 2.2.4. Thực trạng xây dựng cơ cấu vốn của doanh nghiệp được khảo sát: Khi xem xét về cơ cấu vốn của doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu kinh tế thường tập trung vào tìm kiếm lời giải cho bài toán cơ cấu vốn tối ưu với 3 mục tiêu đặt ra: (i) tối đa hóa lợi nhuận, (ii) tối thiểu hóa rủi ro, (iii) chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Trên cơ sở lý luận đã đề cập ở chương 1 và hướng đến mục tiêu tìm ra mâu thuẫn cơ bản, từ đó kiến nghị giải pháp thích hợp trong quyết định lựa chọn cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam, đề tài tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng xây dựng cơ cấu vốn tại 48 doanh nghiệp với các nội dung đi từ nhận thức đến căn cứ và cách thức thực hiện. Các khía cạnh lần lượt được nghiên cứu như sau: 2.2.4.1. Quan điểm của doanh nghiệp về ưu tiên nguồn tài trợ: Với câu hỏi “Khi cần huy động vốn mở rộng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp ưu tiên chọn nguồn tài trợ nào trước?” thì có 25% doanh nghiệp ưu tiên cho lợi nhuận giữ lại, 37.5% doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nợ và tương tự 37.5% doanh nghiệp ưu tiên huy động vốn chủ sở hữu (xem phụ lục 3). Kết quả trên cho thấy việc quyết định thứ tự ưu tiên về nguồn tài trợ giữa các doanh nghiệp không có sự thống nhất và không tuân thủ theo các lý thuyết về cơ cấu vốn, chẳng hạn như đối với lý thuyết trật tự phân hạng (the pecking order theory) thì ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ bên trong, đó chính là lợi nhuận giữ lại, tiếp theo là nguồn tài trợ bên ngoài với sự lựa chọn thứ nhất là đi vay và lựa chọn thứ hai là huy động vốn chủ sở hữu. Nói về người ra quyết định cuối cùng lựa chọn nguồn tài trợ, theo tổng hợp từ kết quả khảo sát, có 62.50% ý kiến là chủ sở hữu, 31.25% do người điều hành quyết định và phần còn lại 6.25% là do hội đồng quản trị quyết định (xem phụ lục 3). Tuy nhiên khả năng nắm bắt đầy đủ và chính xác thông tin về hoạt động kinh doanh của người chủ sở hữu kém cũng như việc họ ít quan tâm đến phân tích tài chính trước khi ra quyết định sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sai lầm - 36 - khi xác lập nguồn tài trợ, nảy sinh sự không phù hợp giữa quyết định đầu tư và quyết định tài trợ mà qua đó sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. 2.2.4.2. Quan điểm lợi ích của doanh nghiệp về nợ và vốn chủ sở hữu: Nếu phân chia theo tính chất sở hữu thì nguồn tài trợ gồm hai loại: nợ và vốn chủ sở hữu. Kết quả khảo sát quan điểm về lợi ích đối với doanh nghiệp từ việc huy động vốn chủ sở hữu tài trợ hoạt động kinh doanh có 50% ý kiến nghiêng về sự đảm bảo tự chủ tài chính, 39.47% ý kiến cho rằng không bị áp lực thanh toán nợ gốc và 6.58% lựa chọn lợi ích “không bị áp lực thanh toán lãi”. Kết quả khảo sát được minh họa rõ hơn thông qua hình 2.2. Hình 2.2. Lợi ích cơ bản khi sử dụng vốn chủ sở hữu Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Đồ thị 2.2 trình bày kết quả khảo sát các doanh nghiệp về lý do chọn nguồn tài trợ từ nợ vay và được sắp xếp thứ tự ưu tiên. Theo đó, lý do được ưu tiên số 1 là chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu với 31.91% doanh nghiệp chọn, ưu tiên số 2 là chi phí lãi vay tạo ra lá chắn thuế thu nhập doanh nghiệp có 35.39% doanh nghiệp, 32.26% doanh nghiệp chọn ưu tiên số 3 là nợ vay sẽ có tác động gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thông qua đòn bẩy tài chính và 48.15% doanh nghiệp lựa chọn ưu tiên số 4 là vay nợ không bị chia sẻ quyền kiểm soát do chủ nợ không được tham gia vào bộ máy quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những lý do mà đề tài nghiên cứu đưa ra trong cuộc khảo sát thì có một số lý do theo quan điểm riêng được vài doanh nghiệp cân nhắc khi vay nợ, đó là nợ vay sẽ nâng cao trách nhiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp hay để cân đối với nhu cầu sản xuất kinh doanh, vốn chủ sở hữu từng thời kỳ nhất định. 39.47% 50% 6.58% 3.95% Đảm bảo tự chủ tài chính Không bị áp lực trả nợ Không bị áp lực chia lãi Khác - 37 - Như vậy, các doanh nghiệp đã nhận thức khá đầy đủ và hợp lý về nợ vay cũng như ảnh hưởng của nó đến tình hình tài chính doanh nghiệp, điều này sẽ góp phần định hướng đúng đắn cho các nhà quản trị xây dựng cơ cấu vốn phù hợp với mục tiêu kinh doanh và điều kiện thực tế của doanh nghiệp. 31.91% 17.65% 16.13% 22.22% 29.79% 35.29% 25.81% 7.41% 12.77% 17.65% 48.15% 2.94% 23.40% 26.47% 32.26% 18.52% 25.81% 0.00%2.13% 3.70% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Ưu tiên 4 Khác Không bị chia sẻ quyền kiểm soát Gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tiết kiệm thuế (giảm thuế thu nhập doanh nghiệp) Chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Đồ thị 2.2. Lý do lựa chọn sử dụng nợ vay Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát - 38 - 2.2.4.3. Mức độ quan tâm và căn cứ xây dựng cơ cấu vốn: Trên cơ sở nhận định đầy đủ lý do cũng như những am hiểu lợi ích của việc sử dụng nợ vay và vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị sẽ có thể xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý trong từng thời kỳ phát triển và lựa chọn chiến lược tài trợ phù hợp, đảm bảo cân bằng lợi nhuận và rủi ro. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao doanh nghiệp phải quan tâm đến cơ cấu vốn? Để trả lời câu hỏi này, đề tài đã tiến hành khảo sát doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán – hai mục tiêu luôn được xem xét trong các quyết định tài chính (xem phụ lục 3). Kết quả khảo sát có 42 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 87.5% cho rằng việc thiết lập các cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán, trong đó có 7 doanh nghiệp cho rằng những kết hợp khác nhau giữa nợ và vốn chủ sở hữu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn về lợi nhuận và rủi ro. Tuy nhiên vẫn còn đến 12.5% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng không có ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu vốn. Mặc dù các doanh nghiệp được khảo sát đã nhận thức có sự ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến mục tiêu quản trị tài chính nhưng kết quả khảo sát có đến 22 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 45.83% số doanh nghiệp được khảo sát không quan tâm xây dựng chiến lược tài trợ hoạt động kinh doanh; 6.25% doanh nghiệp lựa chọn chiến lược tài trợ mạo hiểm, tức trong cơ cấu tài chính doanh nghiệp không sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ tài sản lưu động, kể cả tài sản lưu động thường xuyên; 6.25% doanh nghiệp lựa chọn chiến lược tài trợ bảo thủ, tức trong cơ cấu tài chính, nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ cho tài sản lưu động, kể cả một phần tài sản lưu động thời vụ; còn lại 41.67% doanh nghiệp lựa chọn chiến lược tài trợ trung dung nhằm đảm bảo sự trung hòa giữa rủi ro thanh toán cao nhưng chi phí sử dụng vốn thấp của chiến lược mạo hiểm với rủi ro thanh toán thấp nhưng chi phí sử dụng vốn cao đối với chiến lược bảo thủ (xem phụ lục 3). Liên quan đến mức độ quan tâm và căn cứ xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu, bảng 2.11 cho thấy có 62.50% doanh nghiệp thường xuyên, trong khi đó vẫn còn 12.5% doanh nghiệp thỉnh thoảng, và có đến 25% doanh nghiệp ít khi hoặc không bao giờ quan tâm duy trì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu mục tiêu (xem bảng 2.11). - 39 - Bảng 2.11. Mức độ quan tâm và căn cứ xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu Câu hỏi Số ý kiến Tỷ trọng Mức độ quan tâm duy trì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu mục tiêu: Thường xuyên quan tâm 30 62.50% Thỉnh thoảng quan tâm 6 12.50% Ít khi quan tâm 11 22.92% Không bao giờ quan tâm 1 2.08% Tổng cộng 48 100% Căn cứ xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu: Kinh nghiệm thực tế 29 45.31% Mô hình lý thuyết về cơ cấu vốn 6 9.38% Số liệu của quá khứ 14 21.88% Cảm giác chủ quan 5 7.81% Không căn cứ cơ sở nào 5 7.81% Căn cứ khác 5 7.81% Tổng cộng 64 100% Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Như vậy, nhìn chung các nhà quản lý doanh nghiệp có khuynh hướng quan tâm hơn đến xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ cấu vốn tại đa số các doanh nghiệp lại dựa vào kinh nghiệm thực tế, cảm giác chủ quan và không có căn cứ vào cơ sở khoa học nào. Số liệu bảng 2.11 cho thấy 45.31% doanh nghiệp xây dựng cơ cấu vốn dựa trên cơ sở kinh nghiệm của người quản lý, 21.88% doanh nghiệp căn cứ vào số liệu của quá khứ và chỉ có một tỷ lệ nhỏ 9.38% doanh nghiệp ứng dụng mô hình lý thuyết về cơ cấu vốn để xây dựng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tối ưu. Điều này cho thấy rằng các lý thuyết cơ cấu vốn - 40 - chưa được biết và ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm của giám đốc hoặc chủ doanh nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng hơn, thậm chí có đến 15.62% doanh nghiệp xây dựng cơ cấu vốn dựa trên cảm nhận chủ quan của người quản lý hoặc không dựa trên bất kỳ căn cứ nào. Đề cập đến hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu mục tiêu, 25% doanh nghiệp cho biết rằng cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì họ sử dụng ít hơn 0.5 đồng nợ và 50% doanh nghiệp có tỷ lệ này từ 0.5 đến 1 (xem bảng 2.12). Kết quả này cho thấy đa số các doanh nghiệp được khảo sát tài trợ chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu mà ít sử dụng nợ. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ hiệu quả kinh doanh thấp dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn thấp, nhất là năm 2008 có những biến động theo chiều hướng gia tăng mạnh của lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại; hoặc trong những năm gần đây, sự phát triển và sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư bỏ vốn mua cổ phiếu góp phần gia tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán, đặc biệt là các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng hoặc phát hành thêm trong khoảng thời gian năm 2006 và năm 2007 đã tạo ra khoản thặng dư vốn rất lớn cho các doanh nghiệp phát hành nên họ càng gia tăng huy động vốn chủ sở hữu, từ đó giảm bớt mức độ sử dụng nợ tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.12. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu mục tiêu Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Số ý kiến Tỷ trọng Dưới 0.5 12 25.00% 0.5 – 1.0 24 50.00% 1.0 – 1.5 9 18.75% Trên 1.5 3 6.25% Tổng cộng 48 100% Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 2.2.4.4. Nhân tố ảnh hưởng và mục tiêu xây dựng cơ cấu vốn: Khi khảo sát về nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu vốn mục tiêu thì 46.38% ý kiến cho đó là đặc điểm ngành nghề (xem bảng 2.13), nghĩa là yếu tố - 41 - rủi ro kinh doanh được đánh giá là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc xác định mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có 33.33% ý kiến nghiêng về hiệu quả kinh doanh và 17.39% ý kiến là năng lực quản trị của người điều hành. Các doanh nghiệp được khảo sát ít quan tâm ảnh hưởng của chính sách thuế đến quyết định xây dựng cơ cấu vốn, chỉ chiếm tỷ lệ 2.09%, điều này không phải các doanh nghiệp không nhận thấy ý nghĩa của lá chắn thuế liên quan đến cơ cấu vốn có sử dụng nợ mà phần lớn các doanh nghiệp này đang nhận chính sách ưu đãi thuế, cụ thể có đến 50% doanh nghiệp được khảo sát chịu thuế dưới mức thông thường 28% (xem phụ lục 3). Với kết quả này cho thấy, sẽ có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý đối với doanh nghiệp trong từng thời kỳ và như thế các nhà quản trị tài chính cần có sự cân nhắc mối quan hệ, mức độ tác động cũng như tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn nhằm đảm bảo hài hòa hai mục tiêu sinh lời và mục tiêu an toàn. Bảng 2.13. Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu Nhân tố Số ý kiến Tỷ trọng Đặc điểm ngành nghề (rủi ro kinh doanh) 32 46.38% Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp 2 2.90% Hiệu quả hoạt động kinh doanh (khả năng sinh lời của tài sản) 23 33.33% Năng lực điều hành của nhà quản trị 12 17.39% Tổng cộng 69 100% Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Và câu hỏi tiếp theo phần khảo sát thực trạng xây dựng cơ cấu vốn đặt ra đối với các doanh nghiệp là: “…, cơ cấu vốn hợp lý cần đảm bảo những mục tiêu gì?”. Trả lời câu hỏi này có đến 206 ý kiến từ 48 doanh nghiệp (xem bảng 2.14), có nghĩa là họ luôn đặt ra nhiều mục tiêu khi quyết định cơ cấu vốn sao cho đảm bảo tính hợp lý đối với doanh nghiệp, trung bình mỗi doanh nghiệp có hơn 4 mục tiêu. Mục tiêu được nhiều ý kiến quan tâm là hạn chế thấp nhất rủi ro thanh toán với tỷ lệ 21.36%, sở dĩ các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến vấn đề này xuất phát từ hiệu quả kinh doanh không cao nên cần phải cân nhắc nhiều về khả năng chi trả nợ gốc và lãi khi quyết định mức độ sử dụng nợ. Ý kiến tiếp theo chiếm tỷ lệ - 42 - 20.39% là cơ cấu vốn phải góp phần làm gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tức tác động của nợ là tích cực; hoặc 19.9% ý kiến dành cho mục tiêu chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, đây là ý kiến phù hợp với lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu đã trình bày ở chương 1. Bảng 2.14. Mục tiêu của xây dựng cơ cấu vốn hợp lý Mục tiêu Số ý kiến Tỷ trọng Chi phí sử dụng vốn thấp nhất 41 19.90% Tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp 29 14.08% Gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 42 20.39% Gia tăng giá cổ phiếu trên thị trường 26 12.62% Hạn chế thấp nhất rủi ro mất khả năng thanh toán 44 21.36% Kiểm soát hành vi của những người liên quan nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh 24 11.65% Tổng cộng 206 100% Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Nếu xét theo thứ tự ưu tiên về mục tiêu của cơ cấu vốn hợp lý thì ưu tiên thứ nhất cũng tập trung rất nhiều vào vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 35% trong tổng số ý kiến ưu tiên thứ nhất (xem bảng 2.15). Mặc dù tổng số ý kiến dành cho mục tiêu gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao hơn chi phí sử dụng vốn thấp nhất, tuy nhiên chỉ hơn kém nhau 1 ý kiến nên trong ưu tiên thứ hai và cả ưu tiên thứ ba, hai mục tiêu này lại chiếm giữ tỷ lệ ý kiến đồng ý cao nhất và ngang bằng nhau. Ưu tiên thứ tư thuộc về gia tăng giá cổ phiếu, từ đó gia tăng giá trị doanh nghiệp trên thị trường; mục tiêu ưu tiên thứ năm là tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu tiên cuối cùng là vấn đề kiểm soát hành vi của những nguời liên quan, đặc biệt là người đại diện nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh và hạn chế tổn nhất do phân định quyền sở hữu và quyền quản lý. - 43 - Bảng 2.15. Thứ tự ưu tiên của các mục tiêu xây dựng cơ cấu vốn hợp lý Mức độ ưu tiên Mục tiêu 1 2 3 4 5 6 Chi phí sử dụng vốn thấp nhất 29% 34% 21% 6% 5% 0% Tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp 0% 7% 19% 26% 43% 5% Gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 23% 34% 21% 16% 10% 0% Gia tăng giá cổ phiếu trên thị trường 10% 2% 12% 29% 14% 15% Hạn chế thấp nhất rủi ro mất khả năng thanh toán 35% 20% 19% 6% 19% 20% Kiểm soát hành vi của những người liên quan 2% 2% 7% 16% 10% 60% Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 2.3. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý là đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đi đúng hướng, giúp nhà quản trị tài chính đạt được mục tiêu sinh lời và mục tiêu an toàn, xa hơn nữa đó chính là sự gia tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Qua cuộc khảo sát về thực trạng xây dựng cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam, có thể rút ra những nhận định nổi bật như sau: Thứ nhất, Các doanh nghiệp đã nhận thức khá đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thiết lập cơ cấu vốn hợp lý, đây là điều kiện tiền đề nâng cao trách nhiệm và khả năng ứng dụng các công cụ quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung, quản trị nguồn vốn nói riêng vào thực tiễn Việt Nam. Thứ hai, Chất lượng thông tin từ báo cáo tài chính và phân tích tài chính vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức, hệ quả là khả năng sử dụng thông tin này cho quá trình ra quyết định tài chính nói chung, quyết định lựa chọn nguồn tài trợ và xây dựng cơ cấu vốn hợp lý nói riêng chưa cao. Nguyên nhân của - 44 - vấn đề này có thể xuất phát từ kiến thức tài chính, nhất là những lý thuyết về cơ cấu vốn của người điều hành chưa đầy đủ và vững chắc. Thứ ba, Mặc dù các doanh nghiệp nhận thức khá hợp lý về nhân tố ảnh hưởng cũng như mục tiêu cần đạt được khi xây dựng một cơ cấu vốn nhưng chủ nghĩa kinh nghiệm và cảm giác chủ quan vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong các quyết định xây dựng cơ cấu vốn hơn là ứng dụng các công cụ quản trị tà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXay dung mo hinh co cau von hop ly cho doanh nghiep Viet Nam..pdf
Tài liệu liên quan