Luận văn Xây dựng mô hình định lượng và kiểm định thang đo tính minh bạch thông tin doanh nghiệp

MỤC LỤC

Lời cám ơn .i

Lời cam đoan.ii

Danh mục các hình. viii

Danh mục các bảng .ix

Tóm tắt .x

CHƯƠNG I. TỒNG QUAN VỀTHÔNG TIN VÀ MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN

TTCK.4

1.1. Khái niệm Minh bạch thông tin.4

1.2 Đặc điểm của minh bạch thông tin.4

1.2.1 SựTiếp cận:.4

1.2.2. Tính liên quan :.5

1.2.3. Chất Lượng và Tính tin cậy của thông tin.5

1.3. Đo lường tính minh bạch thông tin. .6

1.4. Những hạn chế đối với tính minh bạch. .7

1.5 Lợi ích của tính minh bạch thông tin trên thịtrường chứng khoán.8

1.5.1 Minh bạch thông tin làm gia tăng sựbảo vệnhà đầu tư.8

1.5.2. Minh bạch thông tin khuyến khích nhà đầu tưtham gia vào thịtrường, thúc đẩy

tính thanh khoản của thịtrường.10

1.5.3. Minh bạch góp phần phát triển tính hiệu quảcủa thịtrường chứng khoán.10

1.6. Minh bạch thông tin doanh nghiệp.13

1.6.1 Khái niệm.13

1.6.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công bốthông tin và minh bạch doanh nghiệp .13

1.6.2.1.Các đặc điểm vềtài chính .14

1.6.2.2 Những đặc điểm vềquản trịdoanh nghiệp .15

1.7. Lợi ích của minh bạch thông tin doanh nghiệp. .18

1.7.1. Minh bạch thông tin DN giảm thiểu chi phí sửdụng vốn .19

1.7.2. Minh bạch thông tin DN tạo lập lòng tin đối với nhà đầu tư.19

1.7.3. Minh bạch thông tin DN gia tăng tính hiệu quảcủa thịtrường.19

1.7.4. Minh bạch thông tin DN gia tăng sựbào vệnhà đầu tư.19

1.8. Kinh nghiệm minh bạch của các nước trên thếgiới.19

1.8.1. Kinh nghiệm của Pháp.19

1.8.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc .21

1.8.3. Kinh nghiệm của Mỹ.21

1.8.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. .22

1.9.Kết luận chương I.23

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG BỐTHÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NIÊM YẾT TẠI SỞGIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM.24

2.1. Giới thiệu khái quát vềSởGiao Dịch Chứng Khoán TP.HCM.24

2.1.1 Quá trình hình thành SởGiao Dịch Chứng Khoán TP.HCM.24

2.1.2. Quyền hạn và nghĩa vụcủa SởGiao Dịch Chứng Khoán TP.HCM.25

2.1.2.1. Quyền hạn .26

2.1.2.2. Nghĩa vụ.26

2.2. Doanh nghiệp Niêm yết.27

2.2.1. Giới thiệu khái quát công ty niêm yết tại SGDCK TP.HCM.27

2.2.2. Phân tích ma trận SWOT các doanh nghiệp niêm yết.27

2.2.3.Yêu cầu pháp lý vê công bốthông tin .28

2.2.3.1. Công bốthông tin trên thịtrường sơcấp .29

2.2.3.2. Công bốthông tin trên thịtrường thứcấp.30

2.2.3.3. Phương tiện và hình thức công bốthông tin .33

2.2.4. Tình hình công bốthông tin của các doanh nghiệp niêm yết.34

2.2.5. Đánh giá tình hình công bốthông tin của các doanh nghiệp niêm yết.35

2.3. Kết luận chương II.36

CHƯƠNG III. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÍNH MINH BẠCH THÔNG

TIN TRÊN SGDCK TP.HCM.39

3.1. Phát triển mô hình và thiết kếthang đo.39

3.1.1 Phát triển mô hình.39

3.1.2. Mô hình đềnghị.40

3.1.3. Thiết kếnghiên cứu và xây dựng thang đo.41

3.1.3.1. Định nghĩa các biến trong mô hình và cách đo lường. .41

3.1.3.2. Xây dựng thang đo.42

3.1.3.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin .43

3.1.3.4. Phương pháp đo lường và tính toán.44

3.2. Phân tích và kiểm định thang đo. .45

3.2.1. Thông tin chung vềmẫu nghiên cứu .45

3.2.2. Kiểm định thang đo .45

3.2.3. Phân tích mô tả.49

3.2.4. Phân tích hồi quy. .49

3.3. Thảo luận kết quảnghiên cứu. .52

3.4. Kết luận chương III .65

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ ĐỀXUẤT NHẰM GIA TĂNG MỨC ĐỘMINH BẠCH

THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT.66

4.1. Giới hạn của đềtài.66

4.1.1 Mẫu nghiên cứu. .66

4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch. .66

4.1.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo. .66

4.2. Một số đềxuất đối với doanh nghiệp nhằm gia tăng mức độminh bạch và thu hút vốn

đầu tư.67

4.2.1.Doanh nghiệp nên đưa thêm chỉsốQ vào báo cáo tài chính.67

4.2.2.Doanh nghiệp cần chú trọng vềcông tác quan hệvới nhà đầu tưvà công chúng.67

4.2.3. Phân tích và đánh giá những rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.68

4.2.4. Công bốnhững giao dịch liên quan đến cổphiếu của doanh nghiệp. .68

4.2.5. Thiết lập kếhoạch tài chính trong tương lai.68

4.2.6. Áp dụng các chuẩn mực kếtoán khác nhau. .69

4.2.7. Xây dựng hội đồng kiểm toán nội bộ độc lập và đầy đủquyền hạn. .69

4.3. Các gợi ý chính sách nhằm gia tăng minh bạch thông tin trên TTCK.69

4.3.1. Phát triển các hình thức và nội dung công bốthông tin .69

4.3.2. Thực hiện khiêm khắc biện pháp chếtài và phát huy biện pháp thịtrường.70

4.3.3. Bổsung bảng báo cáo vốn cổphần của cổ đông. .71

KẾT LUẬN.73

TÀI LIỆU THAM KHẢO .75

pdf106 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình định lượng và kiểm định thang đo tính minh bạch thông tin doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; + Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó. - Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu thông qua các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại chúng, qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc phương tiện công bố thông tin của UBCKNN. Nội dung công bố thông tin phải nêu rõ sự kiện được UBCKNN yêu cầu công bố; nguyên nhân; mức độ xác thực của sự kiện đó. 2.2.3.3. Phương tiện và hình thức công bố thông tin Việc công bố thông tin của các đối tượng công bố thông tin (tổ chức niêm yết chứng khoán) phải thực hiện theo quy định tại khoản 4, mục I của thông tư số 38/2007/TT-BTC. Phương tiện và hình thức thông tin công bố của các tổ chức niêm yết đến SGDCK TP.HCM. Các tài liệu công bố thông tin của các tổ chức niêm yết phải được chuyển đến SGDCK TP.HCM dưới hinh thức văn bản và dữ liệu điện tử bao gồm: (i) Các thông tin dưới hình thức văn bản : 01 bản chính có đầy đủ dấu và chữ ký của người có thẩm quyền công bố thông tin. Các tổ chức niêm yết sẽ chuyển văn bản qua đường fax hoặc qua đường bưu điện cho SGDCK TP.HCM. Thời điểm tiếp nhận thông tin được xác định theo thời gian vào Sổ công văn đến SGDCK TP.HCM. Trường hợp gửi qua fax thì bản chính phải gửi ngay qua đường bưu điện trong vong 24 giờ kể từ thời gian chuyển fax. 34 (ii) Các thông tin bằng dữ liệu điện tử của các tổ chức niêm yết được chuyển SGDCK TP.HCM thông qua địa chi e-mail hoặc phương tiện khác do Sở quy định. Các thông tin dữ liệu điện tử dạng văn bản phải sử dụng bản mã Unicode trên phần mềm Word, đối với dữ liệu điện tử dạng số liệu dùng phần mềm Excel. Các tổ chức niêm yết phải thông báo số fax, địa chỉ e-mail dùng để chuyển văn bản hoặc/và dữ liệu điện tử cho SGDCK TP.HCM trong hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc thành viên. Các tổ chức niêm yết đã có chứng khoán niêm yết chưa đăng ký số fax, địa chỉ e-mail thi phải thực hiện việc này trong vòng 30 ngày kể từ ngày Quy chế 09/SGDHCM ngày 20/03/2008 có hiệu lực. Trong trường hợp thay đổi số fax, địa chỉ e-mail, các tổ chức niêm yết phải gửi thông báo bằng văn bản ít nhất 5 ngày trước ngày thay đổi cho SGDCK TP.HCM. 2.2.4. Tình hình công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết (i)Tình hình công bố thông tin định kỳ. Trong sáu tháng đầu năm 2008 tình hình công bố thông tin định kỳ của các tổ chức niêm yết tương đối tốt, một số công ty chậm công bố thông tin do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan, nhưng cũng có văn bản gửi SGDCKTP.HCM xin gia hạn ngày công bố. Tính đến ngày 12/05/2008 số lượng công ty niêm yết chưa công bố báo cáo tài chính quý I/2008 là 18 công ty trên tổng số 151 công ty niêm yết6. Bên cạnh đó cũng có trường hợp đặc biệt không có văn bản xin gia hạn cũng như giải trình về chậm trễ công bố thông tin, như trường hợp ngày 05/05/2008,Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã có công văn số 949/SGDHCM-NY nghiêm khắc nhắc nhở Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu (BTC) về việc chậm công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007 và báo cáo tài chính quý 01/2008 so với thời gian được quy định tại Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 04 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và đã yêu cầu công ty thực hiện khẩn trương việc công bố thông tin này trong vòng 24h kể từ ngày nhận được công văn trên. (ii) Tình hình công bố thông tin bất thường. Tình hình công bố thông tin bất thường còn vi phạm nhiều như các trường hợp điển hình sau đây : 6 Số liệu tác giả tự thống kê trên SGDCKTP.HCM 35 Ngày 23-1, Sở GDCK TP.HCM cho biết: Bà Phan Thanh Nhã là người có liên quan với ông Phan Văn Tư – Giám đốc Kế hoạch Sản xuất của Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng đã mua 2.000 cổ phiếu TPC nhưng không công bố thông tin, vi phạm công bố thông tin giao dịch nội bộ Bà Trần Thị Thu Liễu – Kiểm soát viên Công ty Cổ phần Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thiên Nam đã mua 1.880 cổ phiếu TNA từ ngày 08/04/2008 đến ngày 10/04/2008 nhưng không công bố thông tin. Ngày 20/05/2008 SGDHCM đã có công văn số 1052/SGDHCM-GS yêu cầu bà Trần Thị Thu Liễu giải trình đối với vụ việc trên UBCKNN vừa có quyết định xử phạt 70 triệu đồng đối với CTCP Xây dựng Cotec vì vi phạm quy định công bố thông tin khi thực hiện phát hành thêm CP. Công ty thực hiện 2 đợt chào bán ra công chúng để tăng vốn điều lệ và phân phối CK không đúng với quy định của pháp luật. Các công ty trên đã thực hiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhưng không thực hiện công bố thông tin bất thường về việc phát hành riêng lẻ và kết quả của đợt phát hành; chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn điều lệ, thực hiện phân phối chứng khoán và giao dịch nội bộ không đúng quy định. 2.2.5. Đánh giá tình hình công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Trong sáu tháng đầu năm 2008, tình hình vi phạm quy chế công bố thông tin vẫn còn cao, các công ty niêm yết còn chưa chủ động trong cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của công ty. Một số công ty đã có những vi phạm về nghĩa vụ CBTT gây mất lòng tin của công chúng đầu tư như chậm nộp và công bố báo cáo tài chính. Hoạt động CBTT hiện nay đang tồn tại hai mâu thuẫn mà mâu thuẫn thứ nhất là nhà đầu tư đòi hỏi và đánh giá hoạt động CBTT theo chuẩn mực quốc tế trong khi đó chính bản thân nhà đầu tư vẫn chưa có thói quen sử dụng, phân tích thông tin mà về cơ bản số đông nhà đầu tư vẫn mua bán theo tin đồn là chủ yếu, mâu thuẫn thứ hai là các công ty niêm yết phải tuân theo quy định về quản trị công ty ở mức nghiêm ngặt và cao hơn yêu cầu đối vối chính bản thân công ty đó. Điều này dẫn đến hệ quả là không thể yêu cầu quá cao các công ty niêm yết về CBTT nhưng nếu yêu cầu quá thấp thì thị trường lại không đủ tính minh bạch, không tạo được niềm tin trên thị trường, 36 Trước thực trạng như vậy, việc đo lường mức độ minh bạch thông tin doanh nghiệp trở thành vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm tạo lập lòng tin đối với nhà đầu tư và góp phần phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh. 2.3. Kết luận chương II Chương này trình bày về quá trình hình thành của SGDCKTP.HCM cũng như chức năng, nhiệm vụ của Sở trong công tác quản lý và tạo lập thị trường. Trên cơ sở đó nêu lên những thuận lợi và khó khăn của các công ty niêm yết, yêu cầu pháp lý mà các công ty niêm yết phải tuân thủ trong việc công bố thông tin về tình trình hoạt động sản xuất của công ty. Chương này đồng thời nêu ra những nỗ lực đáng kể của các công ty niêm yết nhằm vực dậy thị trường chứng khoán trong những ngày cuối tháng của quý 2 năm 2008- giai đoạn mà thị trường chứng khoán xuống dốc gần như không phanh, đồng thời đưa ra các vi phạm của các công ty trong hoạt động công bố thông tin và các mức xử phạt bằng tiền đối với những vi phạm trên. Chương tiếp theo sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu và giải thích các biến trong mô hình cũng như thiết kế, xây dựng thang đo. Trên cơ sở mô hình đề nghị và xây dựng thang đo Chương III sẽ trình bày các kết quả kiểm định, phân tích nhân tố nhằm xác định các nhân tố nào ảnh hưởng đến minh bạch thông tin doanh nghiệp. 37 Phân tích trường hợp thiếu minh bạch thông tin Sự kiện Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (Hose) tạm "treo giò" đối với cổ phiếu (CP) của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) dấy lên nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề công bố thông tin của các công ty niêm yết. Nhà đầu tư không nắm được thông tin Hầu hết các nhà đầu tư đều cảm thấy bất ngờ trước sự kiện Hose thông báo tạm ngưng giao dịch đối với CP BBT kể từ phiên giao dịch ngày 11/07/08 do hoạt động thua lỗ trong 2 năm liên tiếp (2006 - 2007), bởi họ gần như không có thông tin gì về BBT. Thậm chí, tại phiên giao dịch ngày 10/7/08, BBT vẫn tăng từ 8.600 đồng/CP lên 8.800 đồng/CP. Những phiên giao dịch trước đó, khối lượng giao dịch CP BBT cũng khá lớn. Trong phiên ngày 09/07/08 có trên 23.300 CP BBT được giao dịch; phiên ngày 08/07/08, khối lượng giao dịch CP này lên tới gần 57.000 CP BBT với giá trị giao dịch khoảng 460 triệu đồng. Một nhà đầu tư mới mua vào CP BBT bức xúc cho biết, anh không hề biết thông báo chính thức nào về tình trạng báo động của CP này nên khi thấy giá CP BBT quá rẻ đã mua vào để chờ thời. Nhưng thời chưa thấy đâu chỉ thấy số tiền đổ vào CP này đứng trước tình trạng chôn vốn dài lâu. Tâm trạng ấm ức này xảy ra ở rất nhiều nhà đầu tư sở hữu CP BBT trong thời gian qua. Một số người bực bội, tiếc rẻ vì không nắm được thông tin để "chạy" trước khi mọi việc được công bố rộng rãi. Có thể thấy, bức xúc nhất của các nhà đầu tư về vấn đề BBT không phải là việc chôn vốn hay thua lỗ. Bởi việc này không còn là ngoại lệ của BBT. Vấn đề nhà đầu tư quan tâm và bức xúc hơn cả chính là vấn đề minh bạch trong việc công bố thông tin. Nếu các công ty niêm yết tuân thủ đúng những quy định về việc công bố thông tin thì nhà đầu tư đã có kế hoạch đầu tư phù hợp hơn chứ không thể có tình trạng "hôm trước tăng giá, hôm sau treo giò" như trường hợp của BBT. Cần minh bạch và chính xác Nhận xét về chất lượng kiểm toán qua sự kiện BBT, mục “các khoản phải thu khác” rất quan trọng nhưng thường được bỏ qua trong kiểm toán các báo cáo tài chính. 38 Mục "khác" ở đây là không rõ nguyên nhân, không biết thu của ai, cứ tồn tại năm này qua năm khác trong báo cáo tài chính của hầu hết các doanh nghiệp và thường được kiểm toán bỏ qua. Nếu như các các khoản phải trả khác bỏ qua là chiếm dụng được thì các khoản phải thu khác bị bỏ qua chính là phần bị mất đi của doanh nghiệp. Kiểm toán phải giải thích được các khoản này thì mới có được một báo cáo tài chính đầy đủ, chân thực". Vai trò của ban kiểm soát của các công ty, ban này khó có thể làm hết trách nhiệm, họ được các cổ đông lớn bầu lên nên không thể làm gắt gao về những nghi vấn trong nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Thật đáng tiếc cho các cổ đông của CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT), các kiểm toán viên đã lờ đi những khoản mục nhạy cảm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận công ty đó là khoản mục “các khoản phải thu khác”. Khi BBT bị phanh phui lợi nhuận trong các năm 2006 và 2007 bổng chốc trở thành những khoản thua lỗ. Các cổ đông của công ty không hề hay biết việc này, và nếu không may trong năm 2008 này công ty vẫn tiếp tục thua lỗ thì theo luật, SGDCK thành phố HCM sẽ phải hủy tư cách niêm yết của công ty. Hậu quả vẫn chưa dừng lại ở đó, với sự thua lỗ triền miên như vậy BBT hoàn toàn có thể bị tuyên bố phá sản, thật không may cho những ai giữ cổ phiếu này Khi nào BBT được giao dịch trở lại không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với nhà đầu tư. Điều mà họ chờ đợi ở BBT và các công ty niêm yết nói chung là sự minh bạch, chính xác về thông tin. Để làm được điều này, vai trò của các cấp có thẩm quyền rất quan trọng. Đây cũng là đòi hỏi chính đáng để nhà đầu tư có thể tin tưởng và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với tiêu chí của mình. ( Nguồn: Báo thanh niên) 39 CHƯƠNG III XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN SGDCK TP.HCM Cho đến nay chưa có khái niệm rõ ràng về minh bạch thông tin của doanh nghiệp trong lý thuyết hàn lâm. Chỉ có sự đóng góp quan trọng nhất là các nguyên tắc về quản trị công ty để xem xét tính minh bạch của doanh nghiệp như đã đề cập ở Chương I Minh bạch thông tin doanh nghiệp ảnh hưởng bởi hai nhóm đặc điểm chính, đó là nhóm đặc điểm về tài chính và quản trị doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Stephen Yan-Leung Cheung (Trường Đại học HongKong), J.Thomas Connelly(Khoa thương mại và kế toán–trường đại học Chulalongkorn- Thái Lan), Piman Limpaphayom(Trường đại học Chulalongkorn-Thái Lan), Lynda Zhou (Trường Đại học HongKong) đã đưa ra mô hình nghiên cứu tại Thái Lan và HongKong gồm 9 biến để đo lường tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Trong đó bao gồm 5 biến về đặc điểm tài chính của một doanh nghiệp và 4 biến về quản trị công ty để kiểm định nhân tố nào ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp tại hai nước này. Dựa trên mô hình nghiên cứu của các tác giả trên, đề tài nghiên cứu này chỉ ứng dụng 5 biến về đặc điểm tài chính kiểm định và bảng câu hỏi để khảo sát tính minh bạch công ty đang niêm yết trên SGDCKTP.HCM tại Việt Nam 3.1. Phát triển mô hình và thiết kế thang đo. 3.1.1 Phát triển mô hình. Các đặc điểm về tài chính của một công ty đã được nghiên cứu và có nhiều ý kiến trái nguợc nhau. Những đặc điểm này như sau (i) Quy mô doanh nghiệp : Giả thiết cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn thì minh bạch hơn công ty có quy mô nhỏ,có thể giải thích rằng doanh nghiệp có quy mô lớn thì có nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích. Doanh nghiệp có quy mô lớn có nhiều nguồn thông tin công bố cho nhà đầu tư tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong một nghiên cứu xuyên quốc gia, đã phát hiện mối liên hệ thuận chiều giữa các điểm về vốn hóa thị trường và minh bạch tổng thể. Những dẫn chứng bằng tài liệu về sự liên kết không thống nhất giữa quy mô doanh nghiệp, được đo bằng tổng tài sản và tổng số điểm về công bố thông tin. 40 (ii) Đòn bẩy tài chính. Các công ty mà có đòn bẩy tài chính cao nên có mức độ minh bạch cao hơn bởi vì các chủ nợ yêu cầu công ty công bố thông tin nhiều hơn. Tuy nhiên, bằng chứng thực tiễn của họ không chứng minh được luận điểm của họ. Roberts & Gray (1995) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và công bố thông tin của các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh. Archambault (2003) cũng dẫn chứng bằng tài liệu rằng không có mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính và công bố thông tin của doanh nghiệp. (iii) Tình hình tài chính. Có thể tình hình tài chính trong quá khứ ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp (Khanna & Srinivasan 2004).Ví dụ, các doanh nghiệp có lợi nhuận có thể muốn công bố thông tin của doanh nghiệp cho nhà đầu tư bên ngoài hơn là doanh nghiệp có ít lợi nhuân. Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra tác động cả tình hình kế toán và tình hình thị trường đối với các cấp độ công bố thông tin. nghiên cứu này sử dụng cả hai loại tình hình tài chính nói trên để đo lường “sức khỏe” của doanh nghiệp. (iv)Tài sản cầm cố. Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao, cần phải công bố thông tin nhiều hơn để giúp cho người bên ngoài đưa ra được quyết định đầu tư. Điều này dẫn đến mối liên hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản cầm cố và mức độ công bố thông tin. Mặt khác, cũng có thể lặp luận rằng các công ty có nhiều tài sản bị cầm cố không có nhu cầu công bố thông tin tài chính. Jensen và Meckling (1976) cho rằng tài sản bị cầm cố có thể làm giảm đi mâu thuẫn về quyền sở hữu bởi vì người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu tài sản cố định trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Việc giảm mâu thuẫn về quyền sở hữu có thể giảm nhu cầu công bố thông tin cho nên có thể có mối liên hệ ngược chiều giữa tài sản cầm cố và mức độ công bố thông tin. (v) Hiệu quả sử dụng tài sản. Có thể các công ty với mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao thì có mức độ công bố thông tin về doanh nghiệp cao hơn so với doanh nghiệp mà có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Lý do rằng các doanh nghiệp với mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao có thể thu hút nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích hơn. Do vậy các công ty này phải công bố nhiều thông tin hơn cho nhà đầu tư bên ngoài mà đổi lại sẽ dẫn đến mức độ công bố thông tin và minh bạch cao hơn đối với công ty có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao. 3.1.2. Mô hình đề nghị 41 Quy Mô Doanh Nghiệp Nợ Phải Trả Tài Sản Cố Định Lợi nhuận Vòng Quay Tổng Tài sản Minh bạch Thông Tin Doanh Nghiệp Mô hình được xây dựng dựa trên 5 đặc điểm về tài chính của một doanh nghiệp nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin : TRANSP = βo + β1 SIZE(X)i + β2 PROFIT(X)i + β3 TURNOVERi + β4 FIXi + β5 DEBTi + εi 3.1.3. Thiết kế nghiên cứu và xây dựng thang đo. Nghiên cứu được thiết kế bằng định nghĩa các biến và xây dựng thang đo, xác định mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập thông tin. 3.1.3.1. Định nghĩa các biến trong mô hình và cách đo lường. (i) Biến 1 : Quy mô công ty - ký hiệu là SIZE. Có ba cách đo lường như sau : - Cách 1: Lấy Logarith của Tổng tài sản-ký hiệu là SIZE1. - Cách 2: Lấy Logarith của Doanh thu thuần-ký hiệu SIZE2. - Cách 3: Lấy Logarith của Giá trị thị trường của Công ty- ký hiệu SIZE37. (ii) Biến 2 : Lợi nhuận – ký hiệu là PROFIT dùng để đo lường khả năng sinh lợi hay thành quả của một doanh nghiệp thì biến PROFIT được đo lường bằng hai cách sau đây: 7 Giá trị thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành x giá thị trường của một cổ phiếu tại thời điểm cuối năm tài chính 42 - Cách 1 : Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), hệ số này có ý nghĩa là với 1 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận được tính như sau : Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản ) - Cách 2 : Q 8 phản ánh khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp được tính như sau: Lấy Giá trị thị trường cộng với nợ dài hạn đem chia cho tổng tài sản (Giá trị thị trường + Nợ dài hạn )/Tổng tài sản (iii) Biến 3 : Vòng vay tổng tài sản, chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản - ký hiệu là TUNOVER, được tính bằng cách lấy Doanh thu thuần chia cho Tổng tài sản (Doanh thu thuần / Tổng tài sản) (iv) Biến 4 : Tài sản cố định- ký hiệu là FIX, đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của một doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy Tài sản cố định trừ đi khấu hao chia cho Tổng tài sản {(Tài sản cố định - Khấu hao) /Tổng tài sản} (v) Biến 5 : Nợ phải trả - ký hiệu là DEBT, đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản, được tính bằng cách lấy Tổng nợ phải trả chia Tổng tài sản (Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản) (vi) Biến 6 : Minh bạch thông tin thông doanh nghiệp - ký hiệu TRANSP– biến này được đo lường bằng số liệu thu thập được thông qua khảo và lấy ý kiến nhà đầu tư. Trong mô hình này các biến từ biến thứ nhất cho đến biến thứ năm là biến nguyên nhân (các biến nằm ở vế phải phương trình) trong đó từ biến thứ hai đến biến thứ năm được biểu diễn dưới dạng số thập phân. Biến thứ sáu là biến kết quả (biến nằm ở vế trái phương trình), mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết, được tính toán dựa trên những thang điểm đã cho trong bản khảo sát các nhà đầu tư cá nhân. Năm biến ở vế phải phương trình được đưa vào tính toán nhằm tìm ra biến nào có ảnh hưởng quan trọng đối với biến kết quả là mức độ minh bạch thông tin. 3.1.3.2. Xây dựng thang đo. 8 Q là đại lượng thay thế gần đúng tỷ số Tobin’s Q của Tiến Sỹ James Tobin thuộc Đại học Yale (Mỹ) “Tobin’s Q”, được định nghĩa như giá thị trường của một doanh nghiệp chia cho chi phí thay thế tài sản hữu hình. Giá thị trường của doanh nghiệp được quyết định trên thị trường chứng khoán. Bởi vì thị trường chứng khoán sẽ phản ánh khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp nên chỉ số “q” cao hơn sẽ phản ánh khả năng sinh lợi lớn hơn 43 Năm biến nguyên nhân trong mô hình nghiên cứu đề nghị là các dữ liệu thứ cấp có sẵn, trích từ nguồn là các báo cáo thường niên chính thức của các doanh nghiệp niêm yết. Còn biến kết quả là mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết thì hiện nay chưa có một cơ quan quản lý nào hay một tổ chức nào đánh giá và xếp hạng tính minh bạch thông tin của các công ty niêm yết như các quốc gia khác. Vả lại đề tài nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch của công ty niêm yết dưới góc độ cảm nhận của nhà đầu tư. Cảm nhận về tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết từ phía nhà đầu tư có thể khác với đánh giá của các cơ quan quản lý hay các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp (nếu có), cho nên trọng tâm đo lường trong đề tài nghiên cứu này là đo lường mức độ minh bạch thông tin theo cảm nhận của nhà đầu tư về các công ty niêm yết. Để xây dựng thang đo lường mức độ minh bạch thông tin của công ty niêm yết, trước hết xuất phát từ nội dung lý thuyết về tính minh bạch thông tin doanh nghiệp thông qua sự đánh giá của các nhà đầu tư cá nhân, và từ cách đo lường tính minh bạch thông tin các nghiên cứu có liên quan trước đó. Nghiên cứu này trích lọc cách đo lường cũng như cách xây dựng thang đo, thiết kế cơ sở dữ liệu cho phù hợp với nghiên cứu này Một tập biến quan sát được xây dựng để đo lường biến Minh bạch thông tin doanh nghiệp. Do sự khác nhau về văn hóa và cơ sở hạ tầng kinh tế, cho nên có thể các thang đo được thiết kế ở các nước phát triển chưa phù hợp với thị trường Việt Nam. Thông qua việc hỏi ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sơ bộ với mẫu có kích thước n = 30, các biến quan sát đã được chỉnh sửa cho phù hợp với suy nghĩ và cách hành văn của đối tượng nghiên cứu. Các tập biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm, thay đổi từ 1= rất không đồng ý đến 5 = rất đồng ý. Thang đánh giá chung các biến quan sát của biến Minh bạch thông tin doanh nghiệp là thang đo khoảng có 5 mức độ, bắt đầu từ 1= rất không đồng ý đến 5 = rất đồng ý (xem bảng câu hỏi trong phần Phụ Lục ở trang 78.) 3.1.3.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin Năm biến ảnh hưởng như quy mô công ty, lợi nhuận, tài sản cố định, nợ phải trả, vòng quay tổng tài sản (biến nguyên nhân) được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp là các thông tin từ bảng báo thường niên đã được công bố và được lưu trữ tại SGDCK TP.HCM. Biến minh bạch (biến kết quả) được thu thập từ nguồn dữ liệu sơ cấp là các thông tin thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường tại TP.HCM. Kích thước mẫu của nghiên cứu chính thức gồm 30 doanh nghiệp đang niêm yết tại SGDCK TP.HCM, 44 mức độ minh bạch thông tin của từng công ty niêm yết được đánh giá bởi 20 nhà đầu tư cá nhân, như vậy tổng cộng có 600 bảng câu hỏi được dùng để thăm dò thực tế. Trước khi nghiên cứu chính thức, cuộc khảo sát thử với một mẫu nhỏ gồm 3 công ty (mỗi công ty lập thành 20 bảng câu hỏi) do 60 nhà đầu tư trả lời đã được thực hiện để nhằm phát hiện những sai sót trong thiết kế bảng câu hỏi. Sau khi khảo sát thử, bảng câu hỏi được chỉnh sửa và sẵn sàng cho cuộc khảo sát chính thức. Phương pháp phỏng vấn mặt – đối – mặt kết hợp với việc phát bảng câu hỏi cho nhà đầu tư tự trả lời được thực hiện. Thời gian tiến hành phỏng vấn diễn ra trong ba tuần đầu của tháng 7 năm 2008. 3.1.3.4. Phương pháp đo lường và tính toán. Từ nguồn dữ liệu thứ cấp là các báo cáo thường niên (báo cáo kiểm toán hợp nhất) cuối năm 2007, dựa vào số liệu sẵn có và lưu trữ trên Website của SGDCK TP.HCM tác giả thu thập số liệu 5 biến : quy mô, lợi nhuận, nợ phải trả, tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản của 30 doanh nghiệp niêm yết theo cách định nghĩa các biến đã nêu ở phần trên (mục định nghĩa các biến và cách đo lường) . Từ số liệu thu thập từ báo cáo thường niên, tác giả tính logarith của biến quy mô theo 3 cách khác nhau : Tổng doanh thu, Tổng tài sản, và giá trị thị trường; tính toán biến lợi nhuận theo 2 cách : tính chỉ số ROA và Q; chỉ số Nợ phải trả; chỉ số Tài sản cố định; chỉ số Vòng quay tổng tài sản nhằm phục vụ cho công việc đo lường các biến nguyên nhân ảnh hưởng đến biến kết quả là biến thể hiện tính minh bạch thông tin doanh nghiệp. Từ nguồn dữ liệu sơ cấp – các thông tin thu thập được qua những cuộc khảo sát từ bảng câu hỏi, dữ liệu được nhập vào chương trình thống kê SPSS. Từ các biến quan sát gốc này, tác giả sử dụng phân tích nhân tố khám phá kết hợp với Cronbach alpha để loại bỏ bớt các biến quan sát không có ý nghĩa trong việc đo lường mức độ minh bạch theo cảm nhận của nhà đầu tư. Sau khi đạt được bộ biến quan sát để đo lường biến mức độ minh bạch thông tin tốt, tác giả lại tiếp tục sử dụng phân tích nhân tố để tổng hợp các biến quan sát thành biến tổng hợp phản ảnh mức độ tin cậy của tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư cá nhân. Tiếp theo, từ tập hợp các biến quan sát đã được tổng hợp theo mức độ cảm nhận về minh bạch thông tin thông nghiệp của các nhà đầu tư, tác giả tính mức độ minh bạch của từng doanh nghiệp niêm yết được khảo sát bằng cách lấy trung bình cộng mức độ minh bạch 45 của 20 nhà đầu tư trả lời cho từng mã doanh nghiệp niêm yết, và coi mức độ trung bình này đại diện cho mức độ minh bạch của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư trên thị trường. Các mức độ trung bình này được ghép vào dữ liệu của 5 biến nguyên nhân trong mô hình để thực hiện việc kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp tương quan và hồi qui tuyến tính. 3.2. Phân tích và kiểm định thang đo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMinh bạch thông tin các công ty niêm yết.pdf
Tài liệu liên quan