MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU . . . . . . . . . . . . .1
1.1 ĐẶTVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU . . . . . . . . . . . 1
1.1.1Sựcần thiếtcủa đề tài: . . . . . . . . . . . . 1
1.1.2CănCứ KhoaHọc Và Thực Tiễn . . . . . . . . . . 2
1.2MỤC TIÊU NGHIÊNCỨU . . . . . . . . . . . . 3
1.2.1Mục tiêu chung . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2.2Mục tiêucụ thể: . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3 CÁC GIẢ THUYẾTCẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂUHỎINGHIÊN CỨU . 4
1.3.1Các Giả ThuyếtCầnKiểm Định . . . . . . . . . . 4
1.3.2 CâuHỏiNghiênCứu . . . . . . . . . . . . 4
1.4 PHẠM VINGHIÊN CÚU: . . . . . . . . . . . . 5
1.4.1Về không gian:tỉnhHậuGiang . . . . . . . . . . 5
1.4.2Về thời gian: . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.4.3 Đốitượng nghiêncứu: . . . . . . . . . . . . 5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU. . 6
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . . . . . . . . . . . . 6
2.1.1. Mô HìnhNghiênCứu . . . . . . . . . . . . 6
2.1.2 Các KháiNiệm . . . . . . . . . . . . . . 6
2.2. PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU. . . . . . . . . . 11
2.2.1. Phương Pháp Thu ThậpSố Liệu . . . . . . . . . . 11
2.2.2. Phương Pháp Phân TíchSố Liệu . . . . . . . . . . 12
CHƯƠNG 3: DULỊCHHẬU GIANG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH TRONGNHỮNGNĂMGẦN ĐÂY . . . . . . . . . 15
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN VÀ TÀINGUYÊN DULỊCH . . . . . 15
3.1.1. Điều kiệntự nhiên. . . . . . . . . . . . . 15
3.1.3Hệ thốngdịchvụ xãhội . . . . . . . . . . . . 21
3.2. ĐIỀU KIỆN KINHTẾ - XÃHỘI . . . . . . . . . . 22
3.2.1. Điều kiện kinhtế xãhội . . . . . . . . . . . . 22
3.2.2 Nguồn nhânlực . . . . . . . . . . . . . . 25
3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂMGẦN
ĐÂY (2004 - 2007) . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.3.1 Khách dulịch . . . . . . . . . . . . . . 26
3.3.2 Doanh thu và GDP dulịch . . . . . . . . . . . 27
3.3.2.4.Cơsởvật chấtkỹ thuật dulịch . . . . . . . . . . 33
3.4. TÀINGUYÊN DULỊCH. . . . . . . . . . . . 37
3.4.1.Dulịch sinh thái, miệtvườn . . . . . . . . . . . 37
3.4.2. Các di tíchlịchsửvăn hoá . . . . . . . . . . . 41
3.4.3.Nghề thủ công truy ền thống . . . . . . . . . . . 45
3.4.4.Lễhội . . . . . . . . . . . . . . . . 46
CHƠNG 4 : XÂYDỰNG MÔ HÌNH DULỊCH HOMESTAY ỞHẬU
GIANG . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
4.1. CÁCCƠSỞCĂN CỨ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở
TỈNHHẬU GIANG. . . . . . . . . . . . . . . . 47
4.1.1 Nhucầu đi dulịchcủa du khách . . . . . . . . . . 47
4.1.2 Tình hình đi dulịchcủa du khách. . . . . . . . . . 52
4.2 ĐÁNH GIÁMỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ DU LỊCH
HẬUGIANG. . . . . . . . . . . . . . . . . 54
4.2.1 Đánh giá chungvề dulịchHậu Giang . . . . . . . . 54
4.2.2 Cácy ếutố đánh giávề dulịch HâuGiang. . . . . . . . 56
4.3 MÔ HÌNH DU LỊCHHOMESTAY ỞHẬU GIANG . . . . . . 59
4.3.1Vềvận chuyển: . . . . . . . . . . . . . . 59
4.3.2 Điều kiệnvề tài nguy ên dulịch: . . . . . . . . . . 61
4.3.3Cơsởvật chất-kỹ thuật phụcvụ cholưu trú: . . . . . . . 64
4.3.4Cơsởvật chấtkỹ thuật phụcvụ ănuống: . . . . . . . . 64
4.3.5Cơsở phụcvụ vui chơi, giải trí: . . . . . . . . . . 66
4.3.6 Cácdịchvụ phụcvụ du khách: . . . . . . . . . . 66
CHƠNG 5: GIẢI PHÁP XÂYDỰNG MÔHÌNH DULỊCH HOMESTAY
ỞTỈNHHẬU GIANG. . . . . . . . . . . . . . . 68
5.1 ĐỊNHHƯỚNG VÀ CĂNCỨ PHÁT TRIỂN DU LỊCHHẬU GIANG. . 68
5.2 CÁC GIẢI PHÁPXÂY DỰNG MÔ HÌNH HOMESTAY ỞHẬU GIANG
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
5.2.1 Các giải pháp góp phần xây dựng mô hình homestay của các chủ nhà
vườn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
5.2.2 Các giải pháp xây dựng mô hình homestay của ngành dulịch. . . . 72
CHƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. . . . . . . . . 75
6.1KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . 75
6.2KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . 76
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7938 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí, công tác maketing, phát
triển sản phẩm ... bởi tỷ trọng nguồn thu từ các lĩnh vực này càng lớn, thì càng
thể hiện một ngành du lịch phát triển phù hợp với xu hướng của du lịch hiện đại.
Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư được phân bố chưa theo kế hoạch phát triển trọng
tâm mà tỉnh đề ra như tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí;
xây dựng thị trấn Phương Bình thành khu du lịch sinh thái hay như tổ chức lại
hoạt động du lịch tại chợ Nổi Ngã Bảy...
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 32 SVTH: Nguyễn Văn Công
Bảng 7: Tình hình đầu tư và phát triển du lịch qua 3 năm 2005 – 2007
Đvt : triệu đồng
Lĩnh vực đầu tư Tổng số
Dịch vụ ăn
uống,
nhà trọ,
khách sạn
Vui
chơi
giải
trí
KDL
sinh thái
Cơ sở
hạ
tầng
Địa điểm đầu tư
Năm 2005 3.350
Xã TânBình-Phụng Hiệp 1.000 1.000
Thị trấn Ngã Châu Thành 1.000 1.000
Thị trấn nàng Mau 1.350 1.350
Năm 2006 11.558,779
KDL ST Rừng tràm Vị Thuỷ 11.000 11.000
Làng DLST vườn Tầm Vu 312,065 312,065
Phường 4, Thị xã Vị Thanh 246,714 246,714
Năm 2007 10.070
Dự án khu du lịch sinh thái
rừng Tràm Vị Thuỷ
Làng du lịch sinh thái Tầm Vu
Dự án giao thông khu du lịch
sinh thái rừng Tràm Vị Thuỷ
Tổng cộng 24.978,779 1.000 1.000 1.908,779 11.000
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
2005 2006 2007
Tổng vốn đầu tư
Biểu đồ 3 : Nguồn vốn đầu tư cho du lịch qua 3 năm 2005 - 2007
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 33 SVTH: Nguyễn Văn Công
Theo kế hoạch đầu tư năm 2007, tổng lượng vốn ngân sách đầu tư vào du
lịch giảm so với năm 2006 chỉ đạt tương ứng là 10.070 triệu VNĐ so với
11.558,779 triệu VNĐ, không đảm bảo được nhu cầu về vốn để phát triển ngành.
Song vốn đã được phân bổ đều khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng phục vụ
phát triển du lịch và đã được thực hiện theo kế hoạch phát triển ngành của tỉnh.
Một vấn đề tiếp theo mà du lịch Hậu Giang cần tập trung thực hiện đó là việc huy
động nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư, hiện tại hầu
như các dự án có nguồn vốn đều ngân sách nhà nước, vốn tư nhân có nhưng còn
rất nhỏ bé và đầu tư tự phát, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nhà hàng, nhà trọ.
3.3.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
3.3.2.4.1. Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là tiện nghi quan trọng không thể thiếu của mỗi điểm du lịch
và thường chiếm tỷ trọng lớn vốn đầu tư. Cơ sở lưu trú rất đa dạng và phong phú
về loại hình, quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách du lịch
khác nhau. Việc phát triển các loại hình cơ sở lưu trú không những tạo nét độc
đáo của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Sau
đây là bảng tổng hợp các loại hình lưu trú, qui mô trên địa bàn tỉnh
Bảng 8: Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2003 đến 2007
Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004(*) 2005(*) 2006 2007
1. Tổng số cơ sở 71 7 10
2. Tổng số phòng phòng 1.767 93 162
3. Số lượng giường giường 3.219 170 290
3. Loại hình CSLT cơ sở
- Khách sạn Nt 66 01 02
- Nhà khách, nhà nghỉ Nt 2 04 05
- Biệt thự Nt - -
- Làng du lịch Nt 1 -
- Khu du lịch Nt 2 02 03
4. Theo sở hữu cơ sở
- Nhà nước Nt 18 - 01
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 34 SVTH: Nguyễn Văn Công
- Tư nhân Nt 52 07 09
- LD trong nước Nt 1 - -
- LD nước ngoài Nt 1 - -
- Cổ phần Nt - - -
5. Theo quy mô cơ sở - -
- Dưới 10 phòng Nt - 03 03
- Từ 10-19 phòng Nt 35 03 04
- Từ 20-99 phòng Nt 36 01 03
- Từ 100-299 phòng Nt 1 - -
- Trên 300 phòng Nt - - -
6. Phân theo hạng cơ sở
- Chưa xếp hạng Nt 20 - 08
- KS đạt tiêu chuẩn Nt 38 01 02
- 01 sao Nt 2 - -
- 02 sao Nt 5 - -
- 03 sao nt 4 - -
- 04 sao nt 2 - -
- 05 sao nt - - -
Ghi chú:(*): là năm mà tỉnh Hậu Giang đã chia tách )
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
Sau khi chia tách tỉnh, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chỉ có 01 khách sạn,
02 khu du lịch, với 93 phòng và 170 giường phục vụ khách du lịch. Với cơ sở
như hiện có, vừa thiếu lại vừa yếu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến việc thu
hút khách du lịch đến Hậu Giang rất hạn chế, từ đó sẽ làm giảm nguồn doanh thu
từ du lịch do không giữ chân được khách du lịch. Việc sớm có kế hoạch xây
dựng các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn để phục vụ phát triển du lịch Hậu Giang
trong thời gian tới là cần thiết.
3.3.2.4.2. Phương tiện vận chuyển
Khách đến Hậu Giang bằng nhiều đường, tuy nhiên tập trung chủ yếu là
bằng đường bộ và đường thuỷ. Chuyên chở hàng hoá và hành khách bằng đường
bộ chủ yếu tập trung trên Quốc lộ 61 và Quốc lộ 1A; về đường thuỷ chủ yếu trên
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 35 SVTH: Nguyễn Văn Công
các kênh Xà No, kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Nàng Mau, kênh Lái Hiếu và
kênh KH 9. Hiện tại, Hậu Giang có khoảng 208 xe vận tải với năng lực tổng cộng
là 415 tấn và có khoảng 4.248 xe khách có 12.421 ghế chở khách và khoảng
1.031 ghe vận tải có năng lực 21.648 tấn và 1.248 ghe thuyền có 13.676 ghế chở
khách. Tuy nhiên số đầu xe chuyên phục vụ cho du lịch còn ít, không đa dạng và
còn thô sơ chỉ vào khoảng 200 đầu xe, chất lượng vận chuyển còn kém, không
đáp ứng yêu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Về vận chuyển khách
cần có sự thống nhất quản lý và tổ chức thành các công ty hay hợp tác xã để quản
lý chung về giá cả, chất lượng và độ an toàn tạo cảm giác yên tâm, thoải mái cho
du khách khi sử dụng các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển trên
sông nước.
Mạng lưới đường bộ: Hiện nay tuyến QL từ Thị Xã Vị Thanh (tỉnh Hậu
Giang) đi TP.Cần Thơ và các tỉnh lân cận như: Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà
Mau…đã được nâng cấp và mở rộng. Hệ thống các tuyến đường liên huyện và
đường đô thị dài 3.253 km phần lớn đã được rải nhựa, còn một số đang xây dựng
mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm. Đặc biệt tuyến đường bộ
nối thị xã Vị Thanh đi Kiên Giang đã được thông và cầu Cái Tư đã được thông
cầu vào năm 2006.
Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang nối liền
các mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra khả năng
giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh vùng Nam sông Hậu
nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Mạng lưới đường thuỷ: Tỉnh Hậu Giang là tỉnh có rất nhiều sông, kênh
rạch với tổng chiều dài khoảng 860 km sông, kênh, rạch cấp I đến cấp IV, trong
đó các cấp quản lý bao gồm:
Trung ương quản lý các tuyến như; sông Hậu, Cái Nhúc, Cái Tư, kênh
Xà No, Cái Côn, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng 100 km.
Tỉnh quản lý gồm 5 tuyến cấp IV, tổng chiều dài gần 300 km. Hệ thống
kênh, rạch do huyện quản lý 470 km đã hình thành mạng lưới đường thuỷ chằng
chịt trải đều trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận chuyển đường thuỷ thuận lợi.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 36 SVTH: Nguyễn Văn Công
Với những khó khăn trong hệ thống đường bộ, hiện tại Hậu Giang đang
từng bước hoàn thiện để có thể đưa vào hoạt động tạo điều kiện cho việc hình
thành thêm các tour tuyến mới, mở rộng và kết hợp với các loại hình dịch vụ
khác, tạo đà cho việc phát triển du lịch.
3.3.2.4.3. Các cơ sở ăn uống
Hiện tại Hậu Giang có khoảng 282 điểm ăn uống nằm cả trong và ngoài
khách sạn, thực đơn của các nhà hàng không đa dạng, chủ yếu là các món ăn của
Việt Nam, chưa có nhà hàng phục vụ được đa nhu cầu của các thị trường khách
du lịch. Nhìn chung các nhà hàng ăn uống còn thiếu về chủng loại và số lượng,
nhiều cơ sở kinh doanh có chất lượng kém. Trong tương lai, Hậu Giang cần phát
triển thêm các loại hình tiện nghi ăn uống cho phong phú hơn, đa dạng hơn với
các món ăn, đồ uống và phù hợp hơn với nhu cầu của các thị trường khách du
lịch. Các tiện nghi ăn uống cần chú ý đến bài trí, trang hoàng, chất lượng vệ sinh
và cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên để tạo cảm giác nghỉ ngơi thư giãn sau một
ngày đi lại mệt mỏi, được hít thở không khí trong lành của miền sông nước.
3.3.2.4.4. Các cơ sở vui chơi giải trí
Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của du khách khi đến Hậu Giang chủ
yếu dựa vào thiên nhiên, đi thuyền trên các dòng kênh và tham quan chợ nổi Ngã
Bảy, tham quan các di tích lịch sử, và vui chơi giải trí ở các khu du lịch như Tây
Đô, Ngã Sáu, Lan Hà... Quy mô của các cơ sở còn nhỏ bé, chất lượng chưa đồng
đều, đa số các khu du lịch đều bị trùng lắp về các loại hình vui chơi, vì vậy chưa
có tính hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Nhìn chung, Hậu Giang còn thiếu các
điểm tham quan, các loại hình vui chơi giải trí và các hoạt động tiêu khiển độc
đáo, hấp dẫn có sức cạnh tranh với các khu du lịch của các tỉnh trong vùng. Vì
vậy, phát triển các tiện nghi vui chơi giải trí là hết sức cần thiết vì nó làm tăng sự
hấp dẫn đối với du khách, tăng mức chi tiêu của khách và giúp kéo dài thời gian
lưu trú của khách tại các khu du lịch.
3.3.2.4.5. Hệ thống các cửa hàng
Hoạt động mua bán hàng hoá và quà lưu niệm là một thú vui của du
khách, đặc biệt là khách du lịch nữ. Với một ngành du lịch phát triển có đủ sự
hấp dẫn thì hoạt động mua bán thường chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 37 SVTH: Nguyễn Văn Công
tiêu của khách. Hoạt động mua bán sẽ khuyến khích phát triển sản xuất và tạo
công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân của
tỉnh. Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống sẽ góp phần tạo
nên sự hấp dẫn đối với du khách. Trong thời gian qua, du lịch Hậu Giang chưa
tạo được nét riêng có kể cả trong các sản phẩm hàng hoá, đồ lưu niệm. Việc du
khách đến Hậu Giang du lịch thường ra về với những túi quà hoa quả đã chứng
minh thực tế đó. Sự nghèo nàn và không có tính độc đáo và phong phú của sản
phẩm du lịch sẽ góp phần làm giảm lượng khách du lịch đến Hậu Giang, không
khuyến khích khả năng chi tiêu của du khách. Xây dựng hệ thống các chợ và siêu
thị cũng sẽ góp phần thoả mãn các nhu cầu mua bán phong phú đa dạng của
khách du lịch, song tạo được sự độc đáo của sản phẩm hàng hoá phục vụ du lịch
là cấp thiết. Hiện nay, hệ thống siêu thị Coopmart đang được xây dựng trên địa
bàn tỉnh góp phần thúc đẩy việc mua sắm của du khách ngày càng tăng.
3.4. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
3.4.1. Du lịch sinh thái, miệt vườn
Du lịch sinh thái là một trong những hình thức du lịch phổ biến ở Miền Tây
(tức là Đồng Bằng Sông Cửu Long) có thể do nơi đây được ưu đãi về điều kiện
tự nhiên phù hợp với hình thức du lịch này, Hậu Giang cũng không nằm ngoài
khu vực, tuy nhiên hiện tại du lịch sinh thái của Hậu Giang đã được đầu tư và thu
hoạch như thế nào những năm qua?
Theo tiêu chí đánh giá tuyến điểm du lịch chúng ta có thể đánh giá thông
qua bốn tiêu chí sau: Điểm thu hút khách du lịch, phương tiện tiếp cận, sự tiện
nghi và các dịch vụ phụ thuộc
- Điểm thu hút khách du lịch
Nhìn chung cảnh quang thiên nhiên ở những điểm du lịch sinh thái miệt
vườn của Hậu Giang vẫn còn nguyên sơ, chưa được đầu tư nhiều, một số nơi còn
tồn tại hoạt động tự phát du lịch sinh thái, tuy nhiên môi trường và không khí nơi
đây rất trong lành và còn vẫn còn giữ được sự tự nhiên vốn có. Với những vườn
trái cây, du khách được khám phá được nhìn thấy tận mắt cách thức trồng, chăm
sóc và thu hoạch một số loại trái cây đặc trưng vùng sông nước. Cuộc sống của
người dân nơi đây vẫn giữ được nét bình dị, chất phát, hiếu khách.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 38 SVTH: Nguyễn Văn Công
- Phương tiện tiếp cận:
Đa phần các điểm du lịch này đều nằm ở vùng nông thôn sâu, hệ thống
đường bộ chưa thuận tiện cho lưu thông nhất là đối với phương tiện xe lớn. Tuy
nhiên nơi đây có hệ thống sông ngòi nhiều, các con sông đan xen và có sự liên kết
nhau tạo thành mạng lưới đường thuỷ vừa thuận tiện vừa đẹp mắt, điều đó thật sự
tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông bằng đường thủy nếu Hậu Giang chú
trọng khai thác nét đặc thù này để kết hợp phát triển du lịch sông nước thật sự. Một
số nhánh sông có lòng sông rộng chảy đến tận điểm du lịch, tuy nhiên một số khác
lại bị hạn chế bởi lòng sông hẹp chưa thuận tiện trong lưu thông.
- Sự tiện nghi:
Đối với yếu tố tiện nghi chúng ta có thể thấy rõ ràng hầu hết các điểm du
lịch ở Hậu Giang không đảm bảo được yếu tố này. Minh chứng cho điều khẳng
định trên là các điểm du lịch sinh thái miệt vườn có rất ít các dịch vụ kèm theo
như cung cấp thực phẩm, thức uống, chưa có các dịch vụ viễn thông ngân hàng,
các loại hình vui chơi giải trí tại điểm kém.
- Các dịch vụ phụ thuộc:
Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa rộng khắp, sự liên kết giữa các
ban ngành để thúc đẩy sự phát triển của du lịch còn chưa được thực hiện triệt để.
Sự lên kết giữa các tuyến điểm du lịch chưa rõ ràng, thuận tiện và tạo nên sự độc
đáo vho du lịch Hậu Giang.
® Khu vui chơi sinh thái Tây Đô (xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng
Hiệp,Hậu Giang)
Khu vui chơi sinh thái Tây Đô thuộc địa bàn xã Tân Bình huyện Phụng
Hiệp, quy mô diện tích 20 ha, đang có kế hoạch mở rộng lên 50ha. Khu du lịch
được xây dựng với nhiều nhóm như; đảo Khỉ, Nai, Voi và nhiều loài chim quý
hiếm cùng với vườn cây ăn trái, nhiệt đới được tuyển chọn. câu cá, tham quan
vườn ươm... Tuy nhiên các hạng mục trên lại được đầu tư quá rời rạc và nhàm
chán không đủ để kéo chân du khách từ xa đến.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 39 SVTH: Nguyễn Văn Công
® Vườn Bưởi Năm Roi (Ấp Phú Lễ A, xã Phú Hữu, Châu Thành, An Giang)
Hiện nay, xung quanh khu vực ẤP Phú Lễ có rất nhiều hộ trồng bưởi Năm
Roi với diện tích tương đối lớn nhưng chưa được huy hoạch thành điểm du lịch
hoàn chỉnh.
® Làng du lịch sinh thái Tầm Vu (Ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân huyện
Châu Thành A, Hậu Giang)
Có rất nhiều nhà vườn đầu tư phát triển thành vườn cây ăn trái phục vụ
khách du lịch, nhưng đều nhỏ lẻ, kinh doanh tự phát, chưa tạo được nét đặc sắc
thu hút du khách.
® Làng khóm Cầu Đúc (Xã Hoả Tiến, Thị xã Vị Thanh, Hậu Giang)
Nơi đây tập trung một số động người dân chuyên trồng khóm, thêm vào
đó sự thích hợp của đất làm cho khóm có vị ngon ngọt riêng mà những nơi khác
không có.
® Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang):
Lung Ngọc Hoàng là tên gọi của một vùng trũng ngập nước nổi tiếng
thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây vốn là vùng đồng bằng ngập
nước rộng lớn trải dài từ phía Tây của Sông Hậu tới tận U Minh và được đánh
giá là một trong những điểm quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt Nam.
Tổng diện tích của khu bảo tồn là 280.535ha và được quy hoạch thành 4 phân
khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 976,28ha; Phân khu phục hồi sinh thái tự
nhiên 963,45ha; Phân khu hành chính dịch vụ du lịch là 404,72ha; Phân khu thực
nghiệm nghiên cứu khoa học 461,03ha. Khu bảo tồn còn là nơi quy tụ các loài
sinh vật quý hiếm, phong phú, nhiều chủng loại gồm:
330 loài thực vật và 206 loài động vật quý, ngoài ra
còn có 77 loài thuỷ sản.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung
Ngọc Hoàng thật sự là nơi phát triển du lịch sinh thái,
bảo vệ các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài
động vật quý hiếm, tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối
cùng còn sót lại của vùng đồng bằng ngập nước Tây Sông Hậu. Cung cấp nguồn
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 40 SVTH: Nguyễn Văn Công
giống sinh vật tự nhiên cho các tỉnh phụ cận… Trong tương lai khu bảo tồn thiên
nhiên Lung Ngọc Hoàng sẽ là nơi nghỉ ngơi, giải trí… cho du khách tham quan
trọng trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng du lịch phải gắn
liền với công tác bảo tồn nghiêm ngặt.
® Lâm Trường Mùa Xuân (Xã Tân Phước Hưng, Huyện Phụng HIệp,
Hậu Giang)
Trước đây đã được đầu tư thành điểm du lịch sinh thái, nhưng hiện nay đã
đóng cửa không hoạt động nữa. Qua khảo sát thực tế cảnh quang hiện tại không
tạo ấn tượng, thiếu sự chăm sóc.
® Khu du lịch sinh thái vườn Tràm huyện Vị Thuỷ
Khu du lịch sinh thái rừng Tràm huyện Vị Thuỷ nằm trên địa bàn huyện
Vị Thuỷ, có diện tích khoảng 140 ha.
® Vườn Cò Long Mỹ (Xã Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu Giang)
Vườn cò được hình thành từ năm 1986 tại xã Xà Phiên, với hàng chục
ngàn con cò các loại cùng 30 loài chim đặc trưng của sông nước miền Nam.
® Viên Lang Bãi Bồi (Xã Lương Tâm và xã Vĩnh Viễn, huyện Long
Mỹ, Hậu Giang)
Khu viên lang có diện tích trên 1.000 ha nằm trên địa phận của 2 xã
Lương Tâm, Vĩnh Viễn. Đây là vùng đất hoang hóa chủ yếu là tràm nhưng vẫn bị
ngập mặn hàng năm. Gần đây, Sở NN&PTNT đã có dự án nuôi cá đồng dưới tán
rừng tràm mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, đang có chiều hướng nhân rộng
trong thời gian tới
® Hồ Đại Hàn (Phường 4, Thị xã Vị Thanh, Hậu Giang)
Nơi đây chỉ là quy hoạch cho tương lai, hiện tại Hồ này chưa hình thành và chưa
thể phát triển du lịch tại đây.
® Chợ nổi Ngã Bảy (Ấp Đông An A1, xã
Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang)
Đây là chợ nổi lớn nhất của vùng đồng bằng
sông Cửu Long và họp tại nơi hội tụ của 7 dòng
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 41 SVTH: Nguyễn Văn Công
sông. Tại chợ nổi trên sông, hàng hoá rất đa dạng. Chợ ở trên mặt đất có những
thứ gì, thì chợ Ngã Bảy cũng đủ những thứ mà du khách cũng như người dân ở
đây cần. Tại Chợ, việc mua bán nông sản hàng hóa diễn ra tấp nập, sầm uất trên
ghe xuồng nên gọi là chợ nổi và cách tiếp thị rất mộc mạc độc đáo là treo các
hàng hóa muốn bán lên cây sào cắm mũi.
3.4.2. Các di tích lịch sử văn hoá
- Điểm thu hút khách du lịch
Hầu hết các điểm di tích lịch sử văn hoá tại Hậu Giang đều mang một ý
nghĩa lịch sử to lớn đối với địa phương và với đất nước. Có thể thấy được sự đầu
tư của tỉnh đến các điểm du lịch này còn không đồng đều, một số điểm được đầu
tư rất tốt, có cả hướng dẫn viên kể chuyện cho du khách nghe về ý nghĩa lịch sự
và xuất xứ của điểm du lịch, tạo được cho du khách sự thích thú và tăng thêm sự
hiểu biết về những di tích lịch sử của Hậu Giang nói riêng và của đất nước nói
chung. Tuy nhiên, một số di tích khác chưa được đầu tư và chưa tạo được nét thu
hút du khách, địa chỉ không rõ ràng trong bản đồ hướng dẫn du lịch; một số nơi
khác thì rất khó khăn để du khách có thể tìm thấy, thậm chí hỏi người dân địa
phương cũng không biết đến.
- Phương tiện tiếp cận:
Hệ thống đường bộ dẫn đến các điểm du lịch này tương đối tốt, tuy nhiên
các điểm này nằm rãi rác khắp địa bàn tỉnh Hậu Giang gây khó khăn và tốn nhiều
thời gian cho du khách trong quá trình tham quan và bất lợi trong công tác thiết
kế tour, liên kết tour. Hệ thống đường thuỷ nơi đây cũng thuận tiện, dù một số
tuyến điểm nằm gần thị xã nhưng đường thuỷ vẫn thuận tiện cho lưu thông.
- Sự tiện nghi:
Chúng ta có thể thấy hầu hết các điểm du lịch ở Hậu Giang chưa đảm bảo
được yếu tố này. Các dịch vụ cung cấp thực phẩm, thức uống, chưa có các viễn
thông ngân hàng, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm di tích lịch
sử, và như vậy sẽ khó để đáp ứng được nhu cầu khi có khách tham quan.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 42 SVTH: Nguyễn Văn Công
- Các dịch vụ phụ thuộc:
Tương tự đối với hình thức du lịch sinh thái thì các dịch vụ phụ thuộc của
Hậu Giang đối với các điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa.cũng chưa được đầu
tư tương thích để hỗ trợ du lịch theo hình thức này phát triển.
® Căn cứ Tỉnh Uỷ Cần Thơ (Ấp Phương Quới B, Xã Phương Bình, Phụng Hiệp)
Khu căn cứ Tỉnh uỷ còn gọi là căn cứ Bà Bái,
nằm ở địa phận ấp Phương Quới, xã Phương Bình,
huyện Phụng Hiệp. Toàn bộ khu di tích được xây dựng
trên khu đất rộng 6 ha, được bao bọc bởi bốn chiến hào:
kênh Xáng, Lái Hiếu, kênh Cả Cường, kênh Cũ và kênh
Bà Bái. Khu di tích bao gồm hội trường và nhiều lán
trại, hầm tránh pháo. Ở đây đã diễn ra các hội nghị
quan trọng của Tỉnh uỷ Hậu Giang thời kháng chiến, là
điểm du lịch “Trở về chiến trường xưa” hấp dẫn.
Khu di tích bao gồm: hội trường, nơi diễn ra các cuộc hội nghị quan trọng
của tỉnh ủy Cần Thơ, rộng 151m2, được làm từ các vật liệu chính là: tràm, đước, sắn
và mù u... Bên trong hội trường là văn phòng làm việc của ban thường vụ và đồng
chí Bí thư. Từ năm 1980, nhà này được sử dụng để trưng bày các hiện vật về di tích.
Ngoài ra còn hàng chục các lán trại của các cơ quan trực thuộc, nhưng hiện nay
không giữ được do vật liệu xây dựng mang tính dã chiến, nhanh bị phá hỏng.
Năm 1986, tỉnh Cần Thơ (cũ) đã trùng tu khu di tích. Toàn bộ cột của hội
trường và hai hầm tránh pháo được đúc bằng bê tông cốt sắt, nhưng hình dáng,
màu sắc và qui cách giống hệt như xưa.
® Địa điểm chiến thắng Chày Đạp (Ấp 4, xã Thạnh Hoà, Phụng Hiệp, Hậu Giang)
® Địa điểm thành lập Tiểu đoàn Tây Đô (Ấp Phương An, xã Phương Bình,
Phụng Hiệp, Hậu Giang)
“Địa điểm thành lập tiểu đoàn Tây Đô”, đơn vị 2 lần được phong tặng
danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, tại ấp Phương An - nơi tiểu đoàn Tây Đô
ra mắt vào ngày 24-6-1964. Trong những năm kháng Mỹ, tiểu đoàn đã làm nòng
cốt cho LLVT địa phương tấn công bao vây đồn bót, phá ấp chiến lược, giải
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 43 SVTH: Nguyễn Văn Công
phóng nông thôn..., lập nên những chiến công vang dội. Toàn khu di tích có diện
tích 3.000 m2, xung quanh có trường học, vườn cây ăn trái, phía trước là tượng
đài biểu tượng chiến thắng của tiểu đoàn. Đây cũng là nơi nhân dân và thanh
thiếu niên quanh vùng đến sinh hoạt, vui chơi giải trí và nghe nói chuyện truyền
thống vào các ngày lễ lớn trong năm.
® Cơ quan Liên tỉnh uỷ Cần Thơ (1938-1940) (Xã Phú Hữu Châu Thành, Hậu Giang)
® Địa điểm Lưu Niệm Khởi Nghĩa Nam Kỳ (Làng Phú Hữu, xã Phú Hữu A,
Châu Thành, Hậu Giang
® Di tích chiến thắng Tầm Vu (Ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành
A, Hậu Giang)
Từ Thị xã Vị Thanh đi về hướng TP.Cần Thơ theo QL 61 khoảng 40km,
hay từ QL1 đi khoảng 03km sẽ đến di tích lịch sử - văn hoá chiến thắng Tầm Vu
thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A. Sau ngày 23-9-1945 khi quân
dân Sài Gòn - Gia Định nổ súng chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cho
cuộc kháng chiến Nam Bộ, thì ngày 30-10-1945 quân dân Hậu Giang anh dũng
kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm Hậu Giang. Di tích lịch sử văn hoá
Tầm Vu đã tô điểm vào trang sổ vàng truyền thống cách mạng chống quân xâm
lược của dân tộc ta càng thêm chói lọi. Do đó, Bộ Văn hóa - Thông tin có quyết
định số 154VH/QĐ ngày 25-10-1991 công nhận địa điểm chiến thắng Tầm Vu,
là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Hiện tại khu di tích đang lập quy hoạch
để kêu gọi đầu tư với quy mô diện tích khoảng 106 ha. Tại đây sẽ được xây dựng
theo mô hình du lịch sinh thái với nhiều nhóm động vật quy hiếm và hệ sinh thái
cây ăn trái nhiệt đới được tuyển chọn cùng với những nét văn hoá, truyền thống
độc đáo của địa phương gắn liền với chiến thắng lịch sử Tầm Vu .
® Địa điểm thành lập Uỷ ban mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam
tỉnh Cần Thơ (Ấp So Đũa Lớn, xã Thạnh Xuân, Châu
Thành A, Hậu Giang)
® Đền Thờ Bác Hồ (Xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ)
Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm do Đảng bộ
và quân dân Long Mỹ lập nên từ năm 1969 khi Bác
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 44 SVTH: Nguyễn Văn Công
mất. Đền được trùng tu khang trang trên một khu đất rộng 1ha. Hàng năm vào
các ngày 19/5 hay 2/9 đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan,
tưởng niệm
® Khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch (Ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long
Mỹ, Hậu Giang)
Long Mỹ còn có khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch tại xã Vĩnh Viễn
được xây dựng trên diện tích khoảng 2 ha, bao gồm nhiều công trình phục vụ du
khách tham quan tìm hiểu về quá khứ oanh liệt của ông cha ta ngày trước. Bên cạnh
khu di tích này hiện nay cũng đang có dự án xây dựng một khu dịch vụ ăn uống, giải
trí nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách khi đến đây tham quan.
® Bảo tàng Hậu Giang (Đường Hồ Xuân Hương, Phường 1, thị xã Vị Thanh,
Hậu Giang)
® Căn cứ Thị uỷ Vị Thanh (Ấp 2, xã Vị Tân, thị xã Vị Thanh, Hậu Giang)
® Căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ (Vị Thanh) (Xã Hoả Tiến, thị xã Vị Thanh, Hậu Giang)
® Chiến thắng Cái Sình (Phường 7, thị
xã Vị Thanh, Hậu Giang)
Di tích chiến thắng Cái Sình thuộc ấp
Mỹ II, xã Hoả Lựu, thị xã Vị Thanh. Từ
thị xã Vị Thanh đến Cái Sình khoảng 5
km, đi bằng đường bộ hay đường thủy
đều có thể đến di tích tại Vàm rạch giáp
với kênh Xáng Xà No đổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh hậu giang.pdf