Mục . Trang
CHƯƠNG 1 . 1
1.5. SỰCẦN THIẾTCỦA ĐỀ TÀI .1
1.6. MỤC TIÊU NGHIÊNCỨU .2
1.6.1. Mục tiêu chung . 2
1.6.2. Mục tiêucụ thể .2
1.6.3. Các giả thuyếtcần kiểm định .2
1.7. PHẠM VI NGHIÊNCỨU .3
1.7.1. Địa bàn nghiêncứu .3
1.7.2. Thời gian thực hiện .3
1.7.3. Đốitượng nghiêncứu .3
1.7.4. Loại hình dulịch được nghiêncứu . 4
1.8. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊNCỨU .4
CHƯƠNG 2 . 5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .5
2.2.3. Tổng quanvề dulịch sinh thái .5
2.2.4. Tài nguyên dulịch sinh thái và những yêucầu
cơbản để phát triển dulịch sinh thái . 8
2.2.5. Nhucầu dulịchcủa con người . 12
2.2.6. Các hình thức dulịch phổ biến . 19
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU . 22
2.3.1. Phương pháp thu thậpsố liệu . 22
2.3.2. Phương pháp phân tíchsố liệu . 22
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀTHỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN DULỊCH ỞHẬU GIANG . 25
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀMNĂNG PHÁT TRIỂN. 25
DULỊCHHẬU GIANG
4.1.1. Vị trí và đặc điểmcủa dulịchHậu Giang . 25
4.1.2. Đánh giá điều kiện và tiềmnăng phát triển dulịchHậu Giang 26
4.1.3. Thực trạng phát triểncơsởhạtầng . 37
4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DULỊCHHẬU GIANG . 40
4.2.1. Khách dulịch . 42
4.2.2. Thu nhập và GDP dulịch . 43
4.2.3. Đầutư phát triển dulịch. 46
4.2.4. Cơsởvật chấtkỹ thuật . 48
4.2.5. Lao động và việc làm . 51
4.2.6. Phát triểncơsởhạtầng dulịch . 51
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH NHUCẦU VÀ CÁCYẾUTỐ ẢNHHƯỞNG
ĐẾN NHUCẦU DULỊCHCỦA DU KHÁCH . 52
5.1. PHÂN TÍCH KHUYNHHƯỚNG
ĐI DULỊCHCỦA DU KHÁCH . 52
5.1.1. Những loại hình dulịch được yêu thích . 52
5.1.2. Những tiêu chí đượclựa chọn để đi dulịch . 55
5.1.3. Mức độ mong muốn tham giacủa du khách
đốivớimộtsố hoạt động dulịch ở ĐBSCL . 63
5.1.4. Mục đích đi dulịchcủa du khách. 67
5.1.5. Thời điểm đi dulịch . 68
5.2. PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TIẾPCẬN ĐIỂM DULỊCH
ỞHẬU GIANGCỦA DU KHÁCH . 69
5.3. NHẬN ĐỊNH CHUNGVỀ NHUCẦU DULỊCHCỦA DU KHÁCH
TRONGTƯƠNG LAI . 70
CHƯƠNG 5
MỘTSỐ MÔ HÌNH DULỊCH SINH THÁI –VĂN HÓA
LIÊNKẾT VÙNG ĐƯỢC XÂYDỰNG
VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN. 71
6.1. MÔ HÌNH DLST MIỆTVƯỜN . 71
6.1.1. Mục đíchcủa mô hình . 72
6.1.2. Đốitượng tham gia . 72
6.1.3. Mùavụ . 73
6.1.4. Các hoạt động chính trong mô hình . 73
6.1.5. Phương tiệnvận chuyển . 73
6.1.6. Cơsởlưu trú . 74
6.1.7. Ẩm thực . 74
6.1.8. Cácdịchvụbổ sung khác . 74
6.1.9. Địa bàn ápdụng . 75
5.1.10.Giải pháp đemlạisựbềnvững cho mô hình . 75
6.2. MÔ HÌNH DLST LÀNG NGHỀ . 75
6.2.1. Mục đíchcủa mô hình . 76
6.2.2. Đốitượng tham gia . 76
6.2.3. Mùavụ . 76
6.2.4. Các hoạt động chính trong mô hình . 76
6.2.5. Phương tiệnvận chuyển . 77
6.2.6. Cơsởlưu trú . 77
6.2.7. Ẩm thực . 77
6.2.8. Cácdịchvụbổ sung khác . 77
6.2.9. Địa bàn ápdụng . 77
6.2.10. Mộtsố giải pháp đemlạisựbềnvững cho mô hình . 78
6.3. MÔ HÌNH DLSTLỊCHSỬ -VĂN HÓA . 79
6.3.1. Mục đíchcủa mô hình . 79
6.3.2. Đốitượng tham gia . 79
6.3.3. Mùavụ . 79
6.3.4. Các hoạt động chính trong mô hình . 80
6.3.5. Phương tiệnvận chuyển . 80
6.3.6. Cơsởlưu trú . 80
6.3.7. Ẩm thực . 80
6.3.8. Cácdịchvụbổ sung khác . 80
6.3.9. Địa bàn ápdụng . 80
6.3.10. Mộtsố giải pháp đemlạisựbềnvững cho mô hình . 81
6.4. Hình thức liênkết dulịch ởHậu Giangvới cáctỉnh . 81
6.4.1. Nghiêncứu, thiếtkế tour . 81
6.4.2. Quảng bá hình ảnh dulịch . 82
6.5. MỘTSỐ GIẢI PHÁP CHUNG CHO VIỆC PHÁT TRIỂN
DULỊCHHẬU GIANG THEOHƯỚNG LIÊNKẾT VÙNG . 82
6.5.1. Đầutư phát triểnsản phẩm vàdịchvụcủa địa phương . 82
6.5.2. Tăngcườngsự hiểu biếtcủa du khách đốivới các điểm
dulịch ởHậu Giang . 84
CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
6.3. KẾT LUẬN. 85
6.4. KIẾN NGHỊ . 85
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2100 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa theo hướng liên kết vùng ở Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể từng bước hình thành tỉnh Hậu Giang
là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật mới ở tiểu vùng Tây Sông Hậu, đòi
hỏi tỉnh phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất là 10%/năm và có bước chuyển
biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, để tăng hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc
tế, nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư trong tỉnh.
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em
Luận văn tốt nghiệp F Trang 31
BẢNG 1: CHỈ TIÊU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA
STT Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá
Năm
chia
tách
Năm
đầu sau
khi chia
tách
Năm
2006
1 Số lớp mẫu giáo 40 45 49
2 Số trường phổ thông (các loại) 219 224 235
3 Số lớp học phổ thông (các loại) 4,510 4,402 4,337
4 Số học sinh phổ thông (các loại) 137,791 130,707 127,585
5 Số lượng trẻ em được đi học các trường phổ
thông
- 117,388 127,585
6 Số xã, phường có trường tiểu học 60 63 67
7 Số xã, phường có trường trung học cơ sở 46 46 48
8 Số cơ sở khám chữa bệnh 67 69 77
9 Số giường bệnh 675 815 1,030
10 Số bác sĩ và trình độ cao hơn 221 244 258
11 Số xã, phường có trạm y tế 52 52 60
12 Số xã, phường có điện 60 63 67
13 Số xã, phường có trạm truyền thanh 60 63 67
14 Số xã, phường có trung tâm sinh hoạt cộng
đồng, thư viện
7 8 8
15 Số máy điện thoại/100 dân 3,24 5,68 7,43
16 Số xã, phường có đường ô tô đến trung tâm 50 53 57
17 Số trụ sở xã, phường được xây dựng mới - 3 4
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
BẢNG 2: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ CỦA TỈNH HẬU GIANG
STT Chỉ tiêu về kinh tế Năm chia tách
Năm đầu
sau
khi chia
tách
Năm
2006
1 GDP hàng năm (triệu đồng) 3,174,000 3,524,001 3,945,281
2 GDP trong các ngành công
nghiệp(triệu đồng)
980,000 1,134,000 1,222,975
3 GDP trong các ngành nông
nghiệp(triệu đồng)
1,479,000 1,549,001 1,756,660
4 GDP trong các ngành thương mại,
dịch vụ (triệu đồng)
715,000 841,000 965,646
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em
Luận văn tốt nghiệp F Trang 32
5 Sản lượng lương thực có hạt bình
quân đầu người (kg)
1,391 1,412 1,348
6 Tổng đầu tư toàn tỉnh (triệu đồng) 1,833,000 2,230,000 2,460,000
7 Đầu tư Trung ương cơ bản 60,000 110,000 150,000
8 Đầu tư địa phương 508,059 647,893 700,000
9 Đầu tư nước ngoài - - -
10 Đầu tư khu vực tư nhân (triệu
đồng)
1,264,941 1,472,107 1,610,000
11 Tổng thu ngân sách hàng năm
(triệu đồng)
1,374,294 1,358,569 1,531,107
12 Tổng chi ngân sách hàng năm
(triệu đồng)
1,301,679 1,219,399 1,479,497
13 Thu nhập bình quân đầu
người/tháng (ngàn đồng)
449 526 612
14 Tổng số doanh nghiệp tại địa
phương
174 150 169
15 Số người kinh doanh thương
nghiệp và dịch vụ cá thể
1308 1836 2027
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
BẢNG 3: CÁC CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI CỦA TỈNH HẬU GIANG
STT Chỉ tiêu về xã hội Năm chia tách
Năm đầu
sau
khi chia
tách
Năm
2006
1 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 4,97 4,84 4,69
2
Tỷ lệ nghèo theo chuẩn Quốc gia
(%)
6,6 4,77 23,55
3
Hộ gia đình có nước sạch quanh
năm
7,691 9,412 11,040
4
Tỷ lệ hộ gia đình sống trong nhà ổ
chuột, nhà tạm
- - -
5
Tỷ lệ trẻ em sau 5 tuổi (< 5 tuổi) bị
suy dinh dưỡng
25% 22,20% 20,60%
6 Tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi 0,72% 0,36% 0,32%
7 Tỷ lệ mù chữ 2,15% 1,94% 2,25%
8
Tỷ lệ trẻ em độ tuổi 3-5 đi nhà trẻ,
mẫu giáo
43,45% 46,69% 47,92%
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em
Luận văn tốt nghiệp F Trang 33
v Nguồn nhân lực
· Dân số
Tổng số: 772,239 người, trong đó: Nam: 379,069 người; nữ: 393,170 người;
Người kinh: chiếm 96,44%; Người Hoa: chiếm 1,14%; Người Khơ-me: 2,38%; Các
dân tộc khác chiếm 0,04%. Khu vực thành thị: 115,851 người; nông thôn; 656,388
người.
· Thành phần dân tộc
Về thành phần dân tộc tỉnh Hậu Giang, người kinh chiếm đa số cới tỷ lệ
96,4%, người Hoa 1,1%, người Khmer 2,4%
· Lao động và cơ cấu nguồn nhân lực
Năm 2005, trên toàn tỉnh Hậu Giang có 406,860 lao động tham gia các ngành
kinh tế quốc dân.
Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có trường Đại học, Cao đẳng, trường trung học
chuyên nghiệp, do đó còn thiếu nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và
nghiệp vụ, nhất là trong các ngành công nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội,
Mặt khác tỷ lệ trong độ tuổi còn đi họ hiện rất thấp (4,7% lao động trong độ tuổi) là
điều kiện trở ngại cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tương lai.
v Tài nguyên du lịch nhân văn
Các tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nổi bật của Hậu Giang có
thể kể đến như sau:
· Chợ nổi Ngã Bảy: (Ấp Đông An A1, xã Đại Thành, thị xã
Ngã Bảy, Hậu Giang)
Đây là chợ nổi lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và họp tại nơi hội
tụ của 7 dòng sông. Tại chợ nổi trên sông, hàng hoá rất đa dạng. Chợ ở trên mặt đất
có những thứ gì, thì chợ Ngã Bảy cũng đủ những thứ mà du khách cũng như người
dân ở đây cần. Tại Chợ, việc mua bán nông sản hàng hóa diễn ra tấp nập, sầm uất
trên ghe xuồng nên gọi là chợ nổi và cách tiếp thị rất mộc mạc độc đáo là treo các
hàng hóa muốn bán lên cây sào cắm mũi. Qua chợ nổi là đến làng đóng ghe xuồng
có lịch sử hình thành từ lâu đời. “Xuồng Hậu Giang” năm lá mà người dân miền Tây
quen thuộc có xuất xứ từ chính làng nghề này.
· Di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch và di tích lịch sử văn
hóa đền thờ Bác Hồ thuộc huyện Long Mỹ
Long Mỹ là vùng đất ởgiữa vùng đất U Minh và vùng sông Nước Hậu Giang.
Cách đây khoảng 200 năm, đây là vùng rừng Tràm. Đến năm 1920 Long Mỹ mới
bắt đầu được khai thác để ngày nay trở thành vùng quê trù phú, đồng lúa bạt ngàn,
cây trai trĩu quả. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Long Mỹ là
vùng chiến địa giành nhau từng tấc đất giữa ta và địch. Từ trung tâm thị trấn Long
Mỹ theo đường liên xã qua Thuận Hưng, Xà Phiên sẽ đến xã Lương Tâm là đến nơi
di tích đền thờ Bác Hồ. Di tích tọa lạc ở Ấp III, Xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, Di
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em
Luận văn tốt nghiệp F Trang 34
tích được xây dựng trên vùng đất phía Bắc nơi hai con Kênh Long Mỹ II và Năm
Căn giao nhau; cách thị trấn Long Mỹ 21km.
Với nhân dân Miền Nam nói chung, nhân dân Hậu Giang, Long Mỹ nói riêng,
hình ảnh của Bác Hồ kính yêu ở trong trái tim, khối óc của mỗi người dân. Tuy xa
thủ đô Hà Nội hàng nghìn cây số nhưng người dân luôn hướng về Bác Hồ và thủ đô
kính yêu với niềm tin vững chắc để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Khi
nghe tin Bác qua đời ngày 03/9/1969, trong nỗi đau chung và sự tổn thất lớn lao đối
với cả dân tộc Việt Nam, nhất là nhân dân miền Nam chưa kịp rước Bác vào thăm;
để đền đáp công ơn trời biển của Bác và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân xã
Lương Tâm, Đảng bộ xã đã quyết định lập đền thờ Bác ngay tại văn phòng Đảng ủy.
Sau ngày hòa bình lập lại từ nguyện vọng tha thiết của Đảng bộ và nhân dân xã
Lương Tâm mong muốn xây dựng lại đền thờ Bác Hồ ở vị trí đã dự kiến trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ, tại ngã tư lộ xe, ấp 3, xã Lương Tâm, được Huyện ủy,
UBND huyện Long Mỹ. Sở văn hóa thông tin tỉnh Hậu Giang chấp nhận báo cáo lên
tỉnh và đến năm 1990 Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang cho phép xây dựng
mở rộng khu đền thờ Bác, kết hợp với sinh hoạt văn hóa, thể thao hình thành một
trung tâm giáo dục truyền thống và sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong vùng. Quy
hoạch tổng thể khu đền thờ mới gần 2 hecta, gồm 7 hạng mục công trình.
Từ năm 1990 đến 2000, bình quân mỗi năm có từ 35,000 đến 40,000 lượt
người đến viếng tưởng niệm công đức của Người. Nhân các ngày lễ hội đều tổ chức
nhiều hình thức hoạt động văn hóa – thể thao vui chơi giải trí cho nhân dân địa
phương và các xã lân cận tỉnh bạn. Đây trở thành một công trình tưởng niệm Bác;
đồng thời là trung tâm văn hóa – thể thao của nhân dân trong vùng.
Long Mỹ còn có khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch tại xã Vĩnh Viễn
được xây dựng trên diện tích khoảng 2 hecta, bao gồm nhiều công trình phục vụ du
khách tham quan tìm hiểu về quá khứ oanh liệt củ ông cha ta ngày trước. Nơi đồng
chí Võ Văn Kiệt, Bí thư khu ủy và đồng chí Lê Đức Anh (Sáu Nam) tư lệnh quân
khu 9 cùng bộ chỉ huy tiền phương đứng chân lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng của khu
và các tỉnh chiến đấu và chiến thắng 75 tiểu đoàn địch sau Hiệp định Paris.
Chiến thắng 75 tiểu đoàn địch tại Chương Thiện năm 1973 đã chứng minh chủ
trương đúng đắn, táo bạo, kịp yhời của khu ủy, Bộ tư lệnh Quân khu, tỉnh ủy Hậu
Giang và các tỉnh bạn; đặc biệt là sự chịu đựng gian khổ hy sinh, tinh thần chiến đấu
kiên cường dũng cảm của quân dân miền Nam xông lên làm cuộc tổng tiến công và
nổi dậy ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Với
thành tích chiến thắng vẻ vang 75 tiểu đoàn địch tại Chương Thiện, nên Bộ văn hóa
– thông tin ra quyết định số 921-QĐ/BT ngày 20/7/1994 công nhận địa điểm “chiến
thắng 75 tiểu đoàn địch năm 1973” tại xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang là di tích lịch sử cấp quốc gia.
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em
Luận văn tốt nghiệp F Trang 35
Bên cạnh khu di tích này hiện nay cũng đang có dự án xây dựng một khu dịch
vụ ăn uống, giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách khi đến đây tham
quan.
· Di tích căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ
Khu căn cứ tỉnh ủy còn gọi là căn cứ Bà Bái, nằm ở địa phận ấp Phương Quới,
Xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Toàn bộ khu di tích được xây dựng trên khu
đất rộng 6 ha, được bao bọc bởi bốn chiến hào: kênh Xáng, Lái Hiếu, kênh Cả
Cường, kênh Cũ và kênh Bà Bái, Khu di tích bao gồm hội trường và nhiều lán trại,
hầm tránh pháo, ở đây đã diễn ra các hội nghị quan trọng của Tỉnh ủy Hậu Giang
thời kháng chiến, là điểm du lịch “Trở về chiến trường xưa” hấp dẫn.
· Di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Cái Sình
Di tích chiến thắng Cái Sình thuộc ấp Mỹ II, xã Hoả Lựu, thị xã Vị Thanh,
Từ thị xã Vị Thanh đến Cái Sình khoảng 5 km, đi bằng đường bộ hay đường thủy
đều có thể đến di tích tại Vàm rạch giáp với kênh Xáng Xà No đổ ra sông Cầu Đúc
(Cái Tư). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trên chiến trường Hậu Giang
nhân dân đã lập hai chiến công hiển hách diệt nhiều địch nhất, đó là trận đánh xe cơ
giới ở 4 trận tại Tầm Vu, lấy khẩu đại bác 105 ly ở trận Tầm Vu IV và trận đánh tàu
tại Vàm Rạch Cái Sình đã tiêu diệt sinh lực địch phối hợp với mật trận chính ở chiến
dịch Biên giới Việt Bắc năm 1951 – 1952 và cùng với các chiến trường khác trong
cả nước đẩy địch vào thế bị động, thất bại, tạo ra thế và lực mới thúc đẩy kháng
chiến phát triển mạnh mẽ dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ý nghĩa và giá trị
lịch sử quan trọng của chiến thắng Cái Sình, sau ngày giải phóng miền Nam khu di
tích Cái Sình đã được UBND tỉnh Hậu Giang (cũ ) công nhận là di tích lịch sử văn
hóa cấp Tỉnh tại Quyết định số 4048/QĐ,CT,UB ngày 30/12/2001.
· Di tích lịch sử văn hóa Tầm Vu
Từ Thị xã Vị Thanh đi về hướng TP.Cần Thơ theo QL 61 khoảng 40km, hay
từ QL1 đi khoảng 3 km về đến di tích lịch sử - văn hóa chiến thắng Tầm Vu thuộc
xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A. Sau ngày 23/9/1945 khi quân dân Sài Gòn
– Gia Định nổ súng chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cho cuộc kháng chiến
Nam Bộ, thì ngày 30/10/1945 quân dân Hậu Giang anh dũng kháng chiến chống
thực dân pháp tái chiếm Hậu Giang. Di tích lịch sử văn hóa Tầm Vu đã tô điểm vào
trang sổ vàng truyền thống cách mạng chống quân xâm lược của dân tộc ta càng
thêm chói lọi. Do đó, Bộ văn hóa- thông tin có quyết định số 154VH/QĐ ngày
25/10/1991 công nhận chiến thắng Tầm Vu, là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Hiện tại khu di tích đang lập quy hoạch để kêu gọi đầu tư với quy mô diện tích
khoảng 106 ha. Tại đây sẽ được xây dựng theo mô hình DLST với nhiều nhóm động
vật quý hiếm và hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới được tuyển chọn cùng với những
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em
Luận văn tốt nghiệp F Trang 36
nét văn hóa, truyền thống độc đáo của địa phương gắn liền với chiến thắng lịch sử
Tầm Vu.
· Di tích khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu
Ngày 12/9/1959 Mỹ - Diệm khởi công xây dựng khu trù mật, chúng huy động
hơn 1 triệu ngày công để lấy 2,600,000 m2 đất sang lấp mặt bằng và đắp mở rộng
con đường từ Vị Thanh – Hỏa Lựu, theo sơ đồ thiết kế, khu trù mật có chiều dài
khoảng 7km, chiều ngang lấy Kênh Xà No làm trung tâm, mỗi bên rộng 2km, có
diện tích chung 28 km2, chia làm 4 khu chính: khu Vị Thanh, khu Hỏa Lựu, khu
Giữa, khu Bắc Xà No. Mỗi khu chia thành 4 tiểu khu; tiểu khu Hành chính, tiểu khu
công thương, tiểu khu xã hội, tiểu khu Gia Cư. Trong tiểu khu chúng chia ra nhiều
lô, từ lô chia ra nhiều ô, từ ô chia ra nhiều khoảnh nhỏ, mỗi khoảnh dài 90m, rộng
45m cho mỗi gia đình, ngăn cách nhau bằng một con mương rộng, sâu 1,5m, Các lô
cách nhau bằng một con kênh rộng từ 3 – 4m, sâu 2m, ngoài ra còn có hàng rào, dây
thép gai bao bọc. Địch kiểm soát rất chặt, cứ 5 gia đình tổ chức thành “ngũ gia liên
bảo”, chỉ một cửa ra vào, đi phải thưa, về phải trình với liên gia trưởng, trưởng ấp,
Ngoài cùng toàn khu trù mật còn bao bọc một con kênh rộng 6m, sâu 3m. Để ghi
nhớ những sự kiện lịch sử gắn liền với những năm tháng đâu tranh của nhân dân
Hậu Giang. Bộ văn hóa thông tin ra quyết định số 2327/QĐ/VĂN HÓA, ngày
02/8/1997 công nhận “khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu – di tích tội ác Mỹ Diệm tàn
sát đồng bào” là di tích quốc gia.
3.1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch
Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ (cũ), cóvị trí địa lý giáp với TP.Cần
Thơ – trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của toàn bộ vùng ĐBSCL nên có
nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Ngoài ra
có thể đến Hậu Giang theo nhiều phương thức: đường bộ, đường thủy và các hệ
thống giao thông này hiện nay cũng khá phát triển nên việc phát triển du lịch Hậu
Giang có nhiều thuận lợi.
Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Hậu Giang có lợi thế trong việc thu hút khách
du lịch là có hệ thống sông ngòi chằng chịt với các vườn cây ăn trái, nhiều sản vật
hấp dẫn, không khí trong lành,… ở vị trí trung tâm của vùng Tây sông Hậu, do đó
rất thuận lợi cho phát triển DLST, nghỉ dưỡng và phát huy tốt vai trò trung chuyển
khách đi các tỉnh đối với các tour liên kết. Đặc biệt tại Hậu Giang có khu bảo tồn
thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, một khu vực được xem là tập trung các tài nguyên
thiên nhiên đặc sắc có cự ly gần nhất đối với Cần Thơ – trung tâm của cả khu vực
ĐBSCL nên có nhiều diều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn liền
với thiên nhiên trong chương trình du lịch tổng hợp như tham quan, giáo dục bảo vệ
môi trường, vui chơi giải trí trên sông, nghỉ dân dã…
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em
Luận văn tốt nghiệp F Trang 37
Về tài nguyên du lịch nhân văn, tại Hậu Giang còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di
tích lịch sử - cách mạng mang đậm nét đặc trưng cho truyền thống đấu tranh cách
mạng của nhân dân ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng nên có nhiều điều
kiện thuận để phát triển các loại hình du lịch tham quan, giáo dục truyền thống, đặc
biệt là với thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên.
3.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.1.3.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
v Giao thông
Mạng lưới đường bộ: hiện nay tuyến quốc lộ (QL) từ thị xã Vị Thanh (tỉnh
Hậu Giang) đi TP.Cần Thơ và các tỉnh lân cận như: Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà
Mau…đã được nâng cấp và mở rộng thêm. Đặc biệt tuyến đường bộ nối thị xã Vị
Thanh đi Kiên Giang đã được thông và cầu Cái Tư đang được xây dựng dự kiến đến
tháng 12 năm 2006 sẽ thông cầu.
Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang nối
liền các mạch giao thông giữa các tỉnh ĐBSCL, tạo ra khả năng giao lưu và thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh vùng Nam sông Hậu nói riêng và cả ĐBSCL
nói chung.
Mạng lưới đường thủy: tỉnh Hậu Giang là tỉnh có rất nhiều sông, kênh rạch với
tổng chiều dài khoảng 860km sông, kênh, rạch cấp I đến cấp IV, trong đó các cấp
quản lý bao gồm:
- Trung ương quản lý các tuyến như: sông Hậu, Cái Nhúc, Cái Tư, Kênh
Xà No, Cái Côn, kênh quản Lộ - Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng
100km.
- Tỉnh quản lý gồm 5 tuyến cấp IV, tổng chiều dài gần 300km.
- Hệ thống kênh, rạch do huyện quản lý 470 km đã hình thành mạng lưới
đường thủy chằng chịt trải đều trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận
chuyển đường thủy thuận lợi.
v Cấp điện
Nguồn cung cấp điện từ hệ thống điện lưới quốc gia miền Nam và đường dây
500KV Bắc – Nam. Lưới 230 KV, đường dây 230 KV Phú Lâm – Trà Nóc – Kiên
Giang – Hậu Giang. Lưới phân phối điện có cấp điện áp 110 KV/22KV. Mạng lưới
trung thế đã kéo đến trung tâm các vùng sâu, vùng xa, nhiều xã đã được điện khí
hóa. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện toàn tỉnh trên 90%, khu vực nông thôn 86%. Hệ
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em
Luận văn tốt nghiệp F Trang 38
thống điện lưới được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm đầu tư mở rộng theo hướng
xã hội hóa
v Cấp thoát nước
- Cấp thoát nước thành thị: tại thị xã, các thị trấn, cụm kinh tế - xã hội đều
có trạm cấp nước như: thị xã Vị Thanh công suất 5,000m3/ngày đêm. Long Mỹ
1,000m3/ngày đêm, Phụng Hiệp 1,000 m3/ngày đêm, Cây Dương 480m3/ngày đêm,
Tân Bình 480m3/ngày đêm, Hòa Mỹ 240m3/ngày đêm và một số nhà máy nước khác
ở trung tâm đô thị mới thành lập, đang được mở rộng và xây dựng mới.
- Cấp thoát nước nông thôn: hệ thống cấp nước tập trung tại các cụm kinh
tế - xã hội đang phát triển, công suất trung bình 20m3/h, tại các cụm dân cư đều có
hệ thống nhỏ cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho bà con nông
dân. Hiện tại toàn tỉnh tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch chiếm 75% tổng số hộ, trong
đó khu vực nông thôn là 64%. Tỉnh Hậu Giang đang có chủ trương đầu tư các công
trình cấp nước nhằm nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch.
v Bưu chính viễn thông
So với các tỉnh trong khu vực, ngành Bưu chính viễn thông của tỉnh Hậu
Giang đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầ kinh tế xã hội của
toàn tỉnh. Hiện tại các huyện, thị trong tỉnh đều được trang bị tông đài tự động liên
lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh có một bưu
cục nằm ở trung tâm thị xã và 6 bưu cục cấp huyện, 48 bưu cục khu vực và 14 đại lý
bưu điện phục vụ bưu điện phục vụ tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh, trong đó có
30 bưu cục văn hóa. Tổng số máy điện thoại là 34,118 máy, mật độ bình quân 4,32
máy/100 người, số lao động trong ngành là 336 người. Chất lượng và sản lượng
ngày càng được nâng cao, các bưu cục được bố trí rộng khắp trên địa bàn nên công
việc phát triển các dịch vụ như thư báo và việc phục vụ thông tin liên lạc cho nhân
dân ngày càng được đảm bảo.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành bưu điện rất nhanh, hàng năm tăng
30%. Tuy nhiên ngành vẫn tồn tại nhiều khó khăn do địa bàn rộng mạng lưới bưu
cục chưa được bố trí hợp lý, bán kính bình quân phục vụ còn cao, mật độ bình quân
máy trên dân còn thấp, nên việc phục vụ và khai thác còn nhiều hạn chế
3.1.3.2. Hệ thống dịch vụ xã hội
v Y tế
Hệ thống y tế của Hậu Giang tuy chưa được hình thành rộng khắp 3 tuyến,
riêng tuyến tỉnh mới được nâng cấp lên từ tuyến huyện sau khi Hậu Giang được tách
tỉnh.
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em
Luận văn tốt nghiệp F Trang 39
Toàn tỉnh hiện có 6 bệnh viện đa khoa, 9 phòng khám đa khoa khu vực, 2
nhà bảo sanh khu vực và 54/60 trạm y tế phường, xã. Ngoài ra ở các trung tâm
huyện thị còn có các phòng mạch tư, hiệu thuốc và các đại lý thuốc tân dược và y
học dân tộc, phòng trồng răng,… góp phần đáng kể vàơ việc chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân.
Toàn hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh có 785 giường, số ngày phục vụ của 01
giường tại trạm y tế chỉ vào khoảng 14ngày/tháng trong khi tại các trung tâm y tế là
32 ngày/tháng do tình hình trang thiết bị và các y bác sĩ còn thiếu. Một số bệnh nhân
ở xã chuyển lên tuyến thị xã, nhất là bệnh viện Hậu Giang, tạo ra tình trạng mất cân
đối trong hoạt động ngành y.
Nhìn chung ngành y tế của tỉnh Hậu Giang đã phủ kín nhưng đa số cơ sở y y
tế đều nhỏ bé, không đạt tiêu chuẩn, nhiều nơi quá tải như Phụng Hiệp, Long Mỹ,…
còn thiếu nhiều chuyên khoa, trang thiết bị cũ kỹ, thiếu thốn, chắp vá, về nhân sự
còn thiếu hoặc chưa đủ tiêu chuẩn, chức năng chủ yếu là khám bệnh bán thuốc và
thực hiện các chương trình mục tiêu do Nhà nước đề ra.
v Các cơ sở văn hóa thông tin, phát thanh, truyền hình, thể thao
Văn hoá, thông tin: Mặc dù mới tách tỉnh nhưng hoạt động văn hoá trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang khá nhộn nhịp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Hiện
nay trung tâm văn hoá của tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động và loại hình văn hoá cho
nhiều đối tượng khác nhau. Toàn tỉnh cớ 4 đội tuyên truyền, xe văn hoá xã, các đội
đờn ca tài tử ở các huyện như: Châu Thành, Châu Thành a, Long Mỹ,.. tổ chức phục
vụ cho nhân dân vào các dịp lễ Tết và các chương trình mục tiêu do Nhà nước đề ra.
Toàn tỉnh có 1 thư viện tỉnh và 5 thư viện huyện, thị với tổng số sách là 22,963
quyển; ngoài ra các trường còn có thư viện riêng, chủ yếu là trưng bày sách giáo
khoa phục vụ cho giáo viên, học sinh; mỗi xã cũng có tủ sách pháp luật, nhưng cơ
sở nhỏ hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn, số bản sách chưa phong phú về thể loại.
- Phát thanh, truyền hình: Đài phát thanh - truyền hình Hậu Giang chưa có
trụ sở chính đặt tại thị xã Vị Thanh, mặc dù còn gặp những khó khăn về mọi mặt
nhưng đài đã cố gắng khắc phục và dần dần đưa ra những chương trình hay, hấp dẫn
đáp ứng được nhu cầu giải trí của khán giả xem đài.
Nhìn chung hiện nay các huyện thị đều có đài phát thanh và đi đến tận xã, phường
và được bố trí một cán bộ có trình độ chuyên môn thông qua đào tạo ngắn hạn hoạt
động thống nhất về nghiệp vụ. Các trạm truyền thanh xã, phường còn tạm bợ nằm
chung trong các nơi làm việc của xã phường.
- Thể dục thể thao: các hoạt động từng bước hình thành thu hút đông đảo
đối tượng tham gia, điển hình là các môn bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng, dưỡng
sinh, võ cổ truyền…không khí thể thao rèn luyện thân thể, thi đấu thể dục thể thao
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em
Luận văn tốt nghiệp F Trang 40
của mọi người dân ngày càng nâng cao, 100% các trường học dạy tốt môn thể dục
thể thao nội khóa.
3.1.3.3. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ (cũ), do đó việc phát triển về cơ
sở vật chất của ngành du lịch còn dựa vào cơ sở cũ đã được đầu tư từ trước. Trước
đây thị xã Vị Thanh là đơn vị hành chính thuộc cấp huyện tỉnh Cần Thơ (cũ) do đó
cơ sở vật chất du lịch chưa được đầu tư nhiều. Sau khi tách tỉnh năm 2004, trên địa
bàn tỉnh chỉ có một khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Cùng với việc phát triển
chung của ngành du lịch, du lịch tư nhân bắt đầu xây dựng một số nhà hàng phục vụ
khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Nhìn chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho
ngành du lịch của tỉnh Hậu Giang còn yếu, chủ yếu là ăn uống, chất lượng phục vụ
chưa cao. Trong tương lai về cơ sở vật chất Hậu Giang cần phải đầu tư nhiều về giao
thông đường bộ từ trung tâm đến các điểm du lịch.
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG
Khách du lịch là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng phát
triển cùng với chuyển biến của nền kinh tế nói chung, du lịch Hậu Giang cũng đã có
sự chuyển mình, lượng khách du lịch có xu hướng ngày một tăng lên. Năm 2004,
tổng luợng khách du lịch nội địa đến tỉnh là 90,563 lượt khách, trong đó khách tham
quan là 84,334 lượt, chiếm 93% tổng lượng khách trong nước. Năm 2005, tổng số
khách du lịch đến Hậu Giang chỉ đạt là 73,051 lượt người, giảm 19,33% so với năm
2004. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ảnh hưởng của tuyến QL 61 đang thi
công trong thời gian này đã làm ảnh hưởng cho việc đi lại của du khách. Năm 2006
tổng số du khách đến Hậu Giang là 65,325 lượt khách, giảm 10,67% so với năm
2005. Nguyên nhân cũng là do tuyến quốc lộ 61 đang thi công đang trong tình trạng
dang dở.
Khách du lịch đến Hậu Giang chủ yếu là khách du lịch nội địa với mục đích
chính là tham quan các di tích lịch sử như: căn cứ tỉnh uỷ tại huyện Phụng Hiệp.
Khu trù mật Vị Thanh Hoả Lựu tại thị xã Vị Thanh. Tuy nhiên, hiện tại các di tích
lịch sử của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức nên hầu hết chưa thành sản phẩm du
lịch hấp dẫn, do đó khách đi tham quan các di tích còn khiêm tốn. Ngoài ra, còn một
lượng lớn khách đến Hậu Giang thông qua việc buôn bán tại chợ Nổi Ngã Bảy.
GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em
Luận văn tốt nghiệp F Trang 41
BẢNG 4: SỐ LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG TỪ 2001 ĐẾN 2007
ĐVT: Lượt người
Năm 2001 2002 2003 2004(*) 2005(*) 2006(*) 2007(*)
Tổng lượng
khách
263,080 300,145 367,972 90,563 73,051 65,325 62000
Khách quốc
tế 72,704 90,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa theo hướng liên kết vùng ở hậu giang.pdf