Luận văn Xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Lăk

MỤC LỤC ix

MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục đích 3

3. Yêu cầu 4

4. Giới hạn đề tài 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm di truyền của cà phê vối 5

1.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cà phê vối 9

1.3. Tình hình sản xuất cà phê vối trên thế giới và Việt Nam 12

1.4. Các nguồn gen phục vụ chọn tạo và các tiêu chuẩn chọn lọc đối với cà phê 15

1.5. Kết quả chọn tạo giống cà phê vối trên thế giới và ở Việt Nam 20

1.6. Ghép cà phê - một giải pháp tiến bộ ứng dụng thành tựu của chọn tạo giống trên thế giới và Việt Nam 26

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 30

2.2. Nội dung nghiên cứu 31

2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 31

2.4. Phương pháp phân tích đất

2.5. Phương pháp xử lý số liệu 35

35

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36

3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đăk Mil 36

3.1.1. Vị trí địa lý 36

3.1.2. Địa hình, đất đai 36

3.1.3. Khí hậu thời tiết 37

3.2. Kết quả điều tra tình hình sản xuất cà phê tại huyện Đăk Mil 41

3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê toàn huyện 41

3.2.2. Kết quả điều tra các xã trồng cà phê trọng điểm thuộc huyện Đăk Mil 42

3.3. Kết quả xây dựng mô hình ghép cải tạo 45

3.3.1. Đặc điểm của các vườn cà phê vối xây dựng mô hình 46

3.3.2. Thời vụ cưa và ghép ở các vườn xây dựng mô hình 48

3.3.3. Các tinh dòng cà phê vối và cây thực sinh trồng thay thế trong mô hình nghiên cứu 51

3.3.4. Tỷ lệ gốc ghép sống sau 30, 60 ngày 52

3.3.5. Tỷ lệ gốc ghép sống có lá biểu hiện bất thường và biện pháp khắc phục 56

3.3.6. Sinh trưởng của các tinh dòng cà phê vối ghép cải tạo qua các giai đoạn 58

3.3.7. Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng 72

3.3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép cải tạo sau 18 tháng 76

3.3.9. Thời kỳ chín của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép trên địa bàn huyện Đăk Mil 78

3.3.10. Bệnh gỉ sắt 80

3.3.11. Phẩm cấp hạt của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc sau ghép 18 tháng tại Đăk Mil 81

3.3.12. Hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo 84

3.3.13. Hiệu quả nhân rộng của mô hình 87

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

 

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gốc. Chẻ dọc giữa thân, vết chẻ dài 2-3 cm. + Xử lý chồi ghép : cắt bỏ bớt 2/3 diện tích lá. Vát 2 mặt chồi ghép tạo thành hình nêm có độ dài tương đương với vết chẻ trên gốc ghép. Đặt chồi ghép vào gốc ghép sao cho tiếp xúc tốt với nhau, rồi dùng dây nilon buộc kín vết ghép. Dùng túi P.E chụp kín phần ghép. Cắm cọc cao (50-60cm) sát gốc ghép, rồi chụp lên cọc làm giá đỡ và thân vừa ghép 1 túi giấy xi măng để tránh nắng trực tiếp làm chết chồi ghép. - Chăm sóc sau ghép: sau 15-20 ngày tháo túi chụp, sau 40-45 cắt dây buộc vết ghép. Thường xuyên đánh bỏ các chồi vượt khác mọc từ gốc ghép, mỗi gốc nuôi 1-2 chồi ghép (tốt nhất 2 chồi). Xử lý bằng Nucafe nồng độ 0,4% hai lần, cách nhau 30 ngày để điều trị các triệu chứng cây cà phê bị xoăn lá, bạc lá sau ghép. Hãm ngọn ở độ cao 1,2 - 1,3 m. - Đếm và tính tỷ lệ gốc ghép sống sau 30 ngày, 60 ngày so với tổng số gốc được ghép. - Đếm và tính tỷ lệ cây ghép có biệu hiện bất thường (đốm mắt cua; xoăn, bạc lá) sau ghép 2 - 3 tháng. - Các chỉ tiêu sinh trưởng và phương pháp theo dõi: Theo dõi 10 cây/ô cơ sở (10 cây/tinh dòng/điểm), thời gian 3 tháng một lần gồm các chỉ tiêu sau: + Đường kính gốc (mm): dùng thước kẹp đo hai lần vuông góc nhau, rồi tính trị số trung bình. Đo trên vết ghép 1-2 cm (cây ghép), đo cách mặt đất 10 cm (cây thực sinh). + Chiều cao cây cm): dùng thước dây đo từ vết ghép (cây ghép), đo từ mặt đất (cây thực sinh) đến đỉnh sinh trưởng của cây. + Số cặp cành cơ bản (cành cấp 1): đếm toàn bộ số cặp cành mọc trên thân chính. + Chiều dài cành cấp 1 (cm): dùng thước dây đo 4 cành ở phần giữa thân cây và phân bố theo 4 hướng : Đông, Tây, Nam, Bắc, sau đó lấy trị số trung bình của 4 cành. Đo từ gốc cành đến đỉnh sinh trưởng của cành. + Số đốt trên cành: đếm số đốt trên 4 cành đã đo chiều dài, rồi lấy trị số trung bình số đốt của 4 cành. - Thời kỳ chín : là khoảng thời gian cho một ký hiệu giống nào đó có khoảng 50% số quả chín trên cây, trong đó phân ra làm 3 nhóm : nhóm chín sớm (vào khoảng 15 tháng 10), nhóm chín trung bình (vào khoảng đầu tháng 11), nhóm chín muộn (vào khoảng tháng 12). - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất sau ghép 18 tháng. + Số cành mang quả/cây, số đốt mang quả/cành, số quả /đốt : quan trắc trên những cây theo dõi sinh trưởng, bằng cách đếm vào thời điểm sắp thu hoạch (sau ghép 16 -17 tháng). + Năng suất : thực thu theo hố (kg nhân /hố). - Bệnh rỉ sắt: khảo sát bệnh vào tháng 12 hoặc tháng 1 của năm 2001 và 2002 (thời điểm bệnh nặng nhất), theo phương pháp điều tra, đánh giá tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của Phan Quốc Sủng (1987) (xem phụ lục 2). - Các chỉ tiêu về chất lượng cà phê nhân sống (phẩm cấp hạt) + Tỷ lệ quả tươi/nhân : được tính từ 1,5 kg quả tươi để có tỷ lệ nhân tương ứng ở độ ẩm 13%. + Trọng lượng 100 nhân (g) ở độ ẩm 13%. + Kích cỡ hạt : được tính bằng tỷ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm), theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193 - 93. ** Cách lấy mẫu : lấy mẫu từng dòng vô tính, mỗi dòng lấy 1 mẫu/lần nhắc, rồi tính trung bình cho từng chỉ tiêu của mỗi dòng vô tính. - Phân tích hiệu quả kinh tế theo công thức : LR = DT - CP (LR : lãi ròng; DT : doanh thu; CP : chi phí) - Hiệu quả nhân rộng mô hình : ghi nhận và theo dõi số hộ trên địa bàn huyện tham gia ghép cải tạo theo mô hình thông qua việc cung cấp chồi ghép và điều tra nhanh. 2.4. Phương pháp phân tích đất + pHKCl : đo bằng phương pháp Meter + Hữu cơ (%) : Theo phương pháp Tiurin + N tổng số (%) : Theo phương pháp Kendan + Lân dễ tiêu (mg/100gđất) : Theo phương pháp Oniani + Kali dễ tiêu (mg/100gđất) : Trích ly bằng H2SO4 0,1N, sau đó đốt trên quang kế ngọn lửa. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu nghiên cứu được tính theo phương pháp thống kê sinh học của Gomer (1983), các phần mềm như Excel 7.0 và MSTATC phiên bản 1.2 của trường Đại học Michigan, Hoa Kỳ. Số liệu về % (30 - 70%) được chuyển đổi theo công thức a = 1/ sinệx/100 để xử lý (x = %). So sánh các công thức theo trắc nghiệm F, Duncan ... Chương 3 Kết quả và thảo luận 3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đăk Mil 3.1.1. Vị trí địa lý Đăk Mil nằm về phía Tây Nam và cách trung tâm Tỉnh Đăk Lăk 60 km, theo quốc lộ 14. Phía bắc giáp huyện Cư Jút - tỉnh Đăk Lăk. Phía Tây giáp nước bạn Cămpuchia. Phía Đông giáp huyện Krông Nô - tỉnh Đăk Lăk. Phía Nam giáp huyện Đăk Song - tỉnh Đăk Lăk. Với khoảng cách giữa huyện và trung tâm Tỉnh khá xa nên việc tiếp cận với các thông tin, cũng như các công nghệ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều trở ngại không nhỏ. 3.1.2. Địa hình, đất đai Địa hình [37] phía Tây Nam của huyện có độ cao trung bình từ 700 - 900 m, phía Bắc 400 - 600 m so với mực nước biển. Phần lớn địa hình có dạng đồi lượn sóng, bát úp nối liền nhau với nhiều suối nhỏ và các hợp thủy, xen kẽ là những thung lũng nhỏ bằng thấp. Có 2 dạng địa hình chính sau: Dạng địa hình dốc lượn sóng nhẹ: dạng địa hình này có độ dốc từ 0 - 150, diện tích 51.018 ha, chiếm 74,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Đông và khu vực trung tâm của huyện. Dạng địa hình dốc chia cắt mạnh: độ dốc > 150, diện tích 17.388 ha, chiếm 25,4 diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Tây Bắc và phía Tây Nam của huyện. ở Đăk Mil tính từ năm 2000 trở về trước (1993) có tổng diện tích tự nhiên 108.960 ha, phân ra 11 đơn vị hành chính. Đến năm 2001 thực hiện nghị định số 30/2001/NĐ-CP, ngày 21/6/2001 của chính phủ, cắt 3 đơn vị hành chính là xã Đăk Mol, Thuận Hạnh và Đăk Song để thành lập huyện Đăk Song, nay huyện Đăk Mil có diện tích tự nhiên 68.352 ha, chiếm 3,49% diện tích của Tỉnh, phân ra 8 đơn vị hành chính : Thị Trấn Đăk Mil, Xã Đức Mạnh, xã Đăk Lao, xã Đức Minh, xã Thuận An, xã Đăk Săk, xã Đăk Gằn, xã Đăk Rla [37]. Theo tài liệu điều tra đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 1978 tỷ lệ 1/100.000, cho thấy đất đai trên địa bàn huyện Đăk Mil được chia làm các nhóm đất: nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất đen. Trong đó nhóm đất đỏ vàng là nhóm đất chính của huyện, diện tích 58.968 ha, chiếm 86,27% tổng diện tích tự nhiên, được hình thành trên 2 loại đá mẹ bazan và phiến sét, thích hợp cho trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, cây ăn quả,... Nhóm đất này gồm nhiều loại đất, nhưng loại đất chủ yếu và chiếm đa số trên địa bàn huyện là đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan (Fk, Fu), với diện tích 42.747 ha chiếm 72,74% diện tích trong nhóm và 63,67% diện tích tự nhiên của huyện, loại đất này phân bố thành khối tập trung rộng lớn và ở hầu hết ở các xã trong huyện, về tính chất đất, nhìn chung có thành phần cơ giới nặng; đất thường chua; giàu mùn, đạm, lân và nghèo kali [37]. 3.1.3. Khí hậu thời tiết Huyện Đăk Mil là một khu vực chuyển tiếp giữa 2 vùng khí hậu Tây Nam và trung tâm tỉnh Đăk Lăk. Hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của hai hệ thống khí đoàn: Khí đoàn Đông - Bắc có nguồn gốc cực đới lục địa hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khí đoàn Tây - Nam có nguồn gốc xích đạo Đại Dương hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10. Chế độ khí hậu của khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Đăk Lăk, thực hiện tháng 3/2002, các chế độ về khí hậu như bảng 1 và biểu đồ 1. Chế độ nhiệt: tổng nhiệt trong năm < 8.000 0C, được đánh giá là vùng có chế độ nhiệt hạn chế so với các vùng khác của Tỉnh. Do đó nền nhiệt ở khu vực này tương đối điều hòa hơn. Nhiệt độ không khí bình quân trong năm là 22,30C, nhiệt độ tối đa 34,9 0C, tối thấp 19,3 0C. Lượng mưa: trung bình của khu vực 1.700 - 1.800 mm, là một trong tiểu vùng có lượng mưa khá của Tỉnh, phân bố theo thời gian: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, sớm hơn khu vực khác của tỉnh 1 tháng, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 (297,2mm), thấp nhất là tháng 1 (0,0mm). Số ngày mưa trung bình năm là 170 ngày. ẩm độ không khí: bình quân năm là 85%, sáng thường có sương mù. Mùa mưa có chỉ số độ ẩm K = 1,0 - 1,5; mùa khô K < 0,5. Gió: theo 2 hướng gió chính, gió Tây Nam xuất hiện vào các tháng mùa mưa, tốc độ gió trung bình 1,97m/s; gió Đông Bắc xuất hiện vào các tháng mùa khô, tốc độ gió trung bình 2,24 m/s. Nắng: số giờ nắng cả năm khá cao khoảng 2.414 giờ/năm, số giờ chiếu sáng trung bình 6 giờ/ngày; tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 3 (270 giờ), thấp nhất là tháng 9 (130 giờ). Tóm lại: khí hậu huyện Đăk Mil mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu Cao Nguyên, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng và phong phú, đặc biệt phù hợp với yêu cầu sinh thái cà phê vối. Tuy nhiên phân bố mưa tập trung từ tháng 4 - 12 với lượng chiếm khoảng 80% so với cả năm là một trở ngại cho quá trình chăm sóc vườn cây, đặc biệt là nơi đất dốc, quá trình xói mòn đất xảy ra mạnh mẽ là nguyên nhân làm cho đất đai ngày càng bị suy giảm độ phì, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cà phê. Mùa khô thì khắc nghiệt kéo dài từ tháng 12 - 4 nên chi phí tưới cho vườn cây cao là nguyên nhân tăng chi phí giá thành sản xuất. Như vậy với điều kiện khí hậu tại vùng Đăk Mil thì giải pháp nâng cao năng suất cà phê là vấn đề cần quan tâm để làm giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh và tăng thu nhập cho nông dân. 3.2. Kết quả điều tra tình hình sản xuất cà phê tại huyện Đăk Mil 3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê toàn huyện Bảng 3.2. Diện tích cà phê phân theo các xã trên địa bàn huyện Đăk Mil tại thời điểm điều tra năm 2000 Tên xã,TT Diện tích (ha) NS (tấn/ha) Sản lượng (tấn) KTCB KD Tổng 1 Thị trấn Đăk Mil 10,4 255,6 266 2,1 531 2 Đức Mạnh 438,3 2.697,7 3.136 1,4 3.713 3 Đức Minh 40,0 1.539,0 1.579 1,8 2.826 4 Đăk Lao 22,3 3.025,7 3.048 1,6 4.889 5 Đăk Săk 231,0 3.183,0 3.414 1,5 4.691 6 Đăk Mol 98,5 4.993,6 5.092 1,1 5.304 7 Thuận An 175,3 3.127,7 3.303 1,4 4.347 8 Thuận Hạnh 155,3 2.813,7 2.969 1,0 2.761 9 Đăk Song 178,5 2.728,5 2.907 1,1 2.932 10 Đăk Rla 126,7 1.958,3 2.085 1,0 1.965 11 Đăk Gằn 51,2 1.194,8 1.246 2,0 2.370 Tổng/TB 1.527,4 27.517,6 29.045 1,4 36.329 Là một huyện miền núi có diện tích đất nông nghiệp chiếm 45% diên tích đất tự nhiên. Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị, trong đó thế mạnh hàng đầu là cây cà phê, so với các cây lâu năm khác nó luôn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Tại thời điểm điều tra năm 2000 thì diện tích cà phê của huyện chiếm 29.045 ha trong tổng diện tích cây lâu năm là 30.052 ha [26]. Số liệu bảng 3.2 cho thấy: đa số diện tích cà phê của huyện đã vào kinh doanh chiếm trên 27.500 ha, tập trung nhiều ở các xã Đăk Mol, Thuận An, Đăk Lao, Đức Mạnh, Đăk Săk. Với diện tích 29.045 ha, Đăk Mil là huyện đứng thứ 3 trong 17 huyện và thành phố có sản suất cà phê của tỉnh. Nhưng sản lượng đạt được chưa cao (36.329 tấn), năng suất bình quân đạt 1,4 tấn/ha - đứng vị trí thứ 6 trong tỉnh. Hầu hết các xã, đặc biệt xã Đăk Mol, Thuận Hạnh, Đăk Song, Đăk Rla có năng suất bình quân thấp 1,0 - 1,1 tấn nhân/ha. Chính vì vậy việc chuyển giao các tiến bộ mới giúp tăng năng suất trên địa bàn huyện là điều nên làm. Tuy giá cả 2 năm trở lại đây phần nào giảm mạnh, nhưng trong tương lai với diện tích cà phê hiện tại trên 18.000 ha (do đã tách 3 xã: Đăk Mol, Thuận Hạnh, Đăk Song về huyện mới vào 6/2001), huyện cũng đã xác định cây cà phê vẫn là cây trồng chủ lực, vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức, tập quán của người dân, nhất là dân tộc thiểu số, nên con đường cải tạo vườn cà phê hiện có để tăng năng suất, chất lượng, từ đó tăng hiệu quả kinh tế là việc làm thiết thực. 3.2.2. Kết quả điều tra các xã trồng cà phê trọng điểm thuộc huyện Đăk Mil Để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được sát thực và có hiệu quả, vào thời điểm trước khi triển khai xây dựng mô hình (tháng 9, 10 năm 2000) chúng tôi tiến hành điều tra 230 hộ có sản xuất cà phê ở 5 xã trọng điểm, kết quả thể hiện ở bảng 3.3. Khi điều tra ở 5 xã trọng điểm Đức Mạnh; Đăk lao; Đức Minh; Thuận An; Đăk Săk cho thấy khoảng cách trồng kinh điển ở Tây Nguyên là 3x3 m, với giống cà phê vối và trồng bằng hạt tự chọn (trên 90%), tạo hình 2 thân, hãm ngọn cao trung bình 2,0- 2,2 m. Bảng 3.3. Kết quả của một số chỉ tiêu điều tra ở 5 xã trồng cà phê trọng điểm trên địa bàn huyện Chỉ tiêu Đức Mạnh Đăk Lao Đức Minh Đăk Săk Thuận An 1. Số hộ điều tra (n) 50 50 30 50 50 2. Tổng DT cà phê KD điều tra (ha) 118,6 120,2 70,0 122,8 114,6 3. Năng suất điều tra - Trung bình 3 năm (tấn/ha) 2,15 2,20 2,16 2,39 2,46 CV(%) 20,9 21,7 23,3 26,6 23,5 4. Tỷ lệ DT có NS< 2tấn/ha (%) 29,4 36,0 26,4 16,8 20,9 5. Tỷ lệ DT có NS>= 2tấn/ha (%) 70,6 64,0 73,6 83,2 79,1 6. Tỷ lệ DT cà phê KD trồng bằng hạt tự chọn (%) 93,8 90,8 92,0 93,2 93,5 7. Tỷ lệ DT cà phê KD trồng bằng hạt mua ở cơ sở sản xuất giống (%) 6,2 9,2 8,0 6,8 6,5 8. Tỷ lệ DT cà phê trồng bằng cây ghép của cơ sở sản xuất giống (%) 0 0 0 0 0 9. Tỷ lệ hộ đã áp dụng ghép cải tạo 0/50 1/50 1/30 0/50 0/50 10. Mức đầu tư phân bón TB 3 năm - N (kg/ha) 266,3 302,1 305,6 305,2 310,2 CV(%) 19,1 28,1 30,1 26,1 26,2 - P2O5 (kg/ha) 171,0 172,2 162,7 179,8 188,3 CV(%) 25,6 26,4 24,7 28,2 27,7 - K2O (kg/ha) 256,0 300,4 300,6 282,4 295,2 CV(%) 17,0 24,5 29,6 24,5 21,7 11. Tỷ lệ cây xấu cần ghép cải tạo (%) 31,1 29,5 33,3 31,6 31,9 - Cây quả nhỏ, ít quả (%) 14,9 14,2 14,4 13,0 13,7 CV(%) 26,2 21,8 18,3 19,2 22,6 - Cây bị rỉ sắt nặng (%) 17,2 17,6 19,6 20,3 21,2 CV(%) 27,3 25,3 19,1 18,3 17,2 Năng suất bình quân 3 năm đối với cà phê vối kinh doanh ở các xã dao động 2,15 - 2,46 tấn/ha, hệ số biến thiên cũng khá cao từ 20,9 - 26,6 %, điều này rất dễ hiểu bởi các vườn cà phê vối chủ yếu trồng bằng hạt, mà cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc. Năng suất cà phê ở các điểm điều tra so với năng suất bình quân của thế giới (0,6 -0,7 tấn/ha) [3] đạt tương đối khá, nhưng ở Việt Nam thì thực sự còn thấp. Trong thực tế bằng việc sử dụng các tinh dòng chọn lọc và biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, ở nước ta có thể nâng cao năng suất lên bình quân >= 3 tấn/ha [20]. Điều quan tâm hơn cả ở đây là tỷ lệ diện tích cho năng suất < 2 tấn/ha ở các xã chiếm tỷ lệ hơi cao từ 16,8 - 36%. ở các điểm điều tra phân hữu cơ chưa được sử dụng nhiều (chỉ khoảng 4-5% số hộ dùng với mức 10 tấn/ha/3 năm), nhưng mức đầu tư phân bón khoáng trung bình trong 3 năm ở cả 5 xã thì cao so với khuyến cáo của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy ở mức cao (N: 266,3 - 310,2 kg/ha; P2O5: 162,7 - 188,3 kg/ha; K2O: 256 - 300,6 kg/ha). Với mức phân bón đã đầu tư thì trong điều kiện bình thường (giống trồng bằng hạt, chọn lọc tốt) cũng có thể đạt năng suất từ 3 - 3,5 tấn nhân/ha, điều này chứng tỏ rằng năng suất ở các xã thấp không phải do phân bón gây lên mà do các biện pháp kỹ thuật khác. Khi tìm hiểu tỷ lệ cây xấu trên vườn, bảng 3.3 cho thấy ở hầu hết các xã có tỷ lệ cây xấu trên 31%, thấp nhất ở Đăk Lao cũng chiếm 29,5 %, cao nhất ở xã Đức Minh 33,3 %. Trong đó tỷ lệ cây cho quả nhỏ, ít quả chiếm 13,0-14,9 %, bị gỉ sắt nặng chiếm 17,2 - 21,2 %. Từ các kết quả điều tra ở trên ta có thể nhận đoán hàng rào cản chủ yếu ở đây là vấn đề về giống, bởi ta biết rằng cây cà phê vối là cây giao phấn bắt buộc, với việc sử dụng giống bằng hạt chọn lọc tốt vẫn tồn tại một tỷ lệ 10 - 15% số cây không có hiệu quả [16], nhưng với việc tăng nhanh diện tích trồng cà phê trong những năm của thập niên 90, giống cà phê được trồng chủ yếu là cây thực sinh do các chủ lô mua hoặc tự chọn từ các vuờn gia đình, nên thực tế tỷ lệ cây xấu mắc phải như nói trên là không tránh khỏi và với tỷ lệ cây xấu này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất vườn cây. Với những tiến bộ kỹ thuật đã đạt được trong ngành cà phê, nhất là trong công tác giống - ghép cải tạo thay thế cây xấu, ta có thể dễ dàng khắc phục được những nhược điểm nêu trên, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Kết quả thực nghiệm và ứng dụng sơ bộ tiến bộ kỹ thuật này trong những năm qua của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy: nếu các vuờn cà phê kinh doanh trồng bằng hạt được cải tạo thay thế khoảng 30% số cây bằng những tinh dòng chọn lọc thì sau 2 -3 năm năng suất của các vườn cây này có khả năng tăng lên từ 20 - 30% (từ 0,5 - 1 tấn nhân/ha) và khẳng định đây là một trong những giải pháp hết sức hữu hiệu để nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây sẵn có [34]. Qua điều tra cho thấy trên địa bàn việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh hầu như chưa có, chỉ có 2 hộ trong 230 hộ điều tra. Vậy việc xây dựng mô hình để nhân rộng tiến bộ kỹ thuật nói trên cho địa bàn huyện là điều cần thiết. 3.3. Kết quả xây dựng mô hình ghép cải tạo Với kết quả đạt được trong nhân giống vô tính đã khẳng định ghép là một trong những biện pháp khả thi không chỉ nhằm đưa dòng vô tính chọn lọc vào sản xuất mà còn là giải pháp sinh học hấp dẫn nếu chọn được những gốc ghép có tính thích nghi cao với đất đai và kháng được loại ký sinh rễ nguy hiểm [19]. Kỹ thuật ghép non nối ngọn không những chỉ được sử dụng trong vườn ương để tạo cây con tốt phục vụ trồng mới, trồng vườn nhân chồi, mà nó còn có ý nghĩa hết sức quan trọng là cải tạo những cây xấu trong vườn cà phê vối kinh doanh. Sau đây là trình tự và kết quả xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh trên địa bàn huyện Đăk Mil. 3.3.1. Đặc điểm của các vườn cà phê vối xây dựng mô hình Bảng 3.4. Một số đặc điểm của các vườn cà phê vối trước khi ghép cải tạo Đặc điểm Đức Mạnh Đăk Lao Đức Minh Đăk Săk - Diện tích (ha) 1 1 1 1 - Khoảng cách trồng (m) 3x3 3x3 3x3 3x3 - Chiều cao hãm ngọn 2,1 2,3 2,2 2,1 - Tuổi cây 10 12 11 12 - Giống cà phê vối sử dụng Hạt, tự chọn Hạt, tự chọn Hạt, tự chọn Hạt, tự chọn - Số cây cà phê hiện có 1097 1094 1099 1098 - Số gốc đào bỏ trồng lại 28 27 27 29 - NS bình quân 3 năm 2,4 2,5 2,3 2,3 - Tỷ lệ cây quả nhỏ, ít quả (%) 12,4 11,3 11,6 13,7 - Tỷ lệ cây bị bệnh gỉ sắt nặng (%) 19,4 21,2 18,7 17,6 - Tỷ lệ cây cần ghép cải tạo 26,2 26,4 23,2 25,7 - Tỷ lệ hạt trên sàng 16 (%) 41,2 38,7 44,3 45,3 - Trọng lượng 100 nhân (g) 12,6 12,2 13,4 13,9 Mô hình được xây dựng ở 4 xã trồng cà phê trọng điểm trên địa bàn huyện là xã Đức Mạnh, xã Đăk Lao, xã Đăk Săk, xã Đức Minh. Các đặc điểm mô hình thể hiện ở bảng 3.4 cho thấy: diện tích xây dựng mô hình ở mỗi điểm là 0,1 ha, các vườn mô hình đều sử dụng giống cà phê vối, trồng bằng hạt tự chọn với khoảng cách 3x3 m, độ cao hãm ngọn trung bình của vườn từ 2,1 - 2,3 m. Tuổi cây chênh lệch nhau không nhiều, đều đang ở thời kỳ kinh doanh độ tuổi 10 - 12 tuổi. Các vườn đều có địa hình bằng phẳng, loại đất đỏ bazal. Tỷ lệ cây ít quả, quả nhỏ trung bình ở các vườn giao động 11,3 - 13,7%; cây bị gỉ sắt nặng khá cao 17,6 - 21,2%. Tổng cộng tỷ lệ cây xấu cần cải tạo ở mỗi vườn chiếm từ 23,2 - 26,4%. Ngoài ra khi xem xét phẩm cấp hạt trên những vườn sản xuất đại trà trước khi xây dựng mô hình kết quả cho thấy: tỷ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm) rất thấp giao động 38,7 - 45,3%, trọng lượng 100 nhân nhỏ, giao động 12,2 - 13,9%. Đây là lý do chính mà ta cần quan tâm ghép cải tạo. Đồng thời cả 4 vườn xây dựng mô hình đều có khuyết một số cây cần thay thế đã đào bỏ (27 - 29 cây), do nhiều nguyên nhân như chết cành; bị gỉ sắt nặng, thối rễ, do cơ giới, ... và đây là thuận lợi để ta có thể trồng cây thực sinh thay thế làm đối chứng. Bảng 3.5. Mức đầu tư phân bón trung bình 3 năm ở các vườn xây dựng mô hình Loại phân (nguyên chất) Đức Mạnh Đăk Lao Đức Minh Đăk Săk + N (kg/ha) 340 310 350 320 + P2O5 (kg/ha) 160 160 180 160 + K2O (kg/ha) 320 308 300 320 + Phân hữu cơ (tấn/ha/3năm) 10 7 10 5 Bảng 3.5 cho thấy mặc dù các vườn đều đầu tư phân bón khoáng ở mức khá cao so với mức khuyến cáo của viện (xem phụ lục 1): N: 310 - 350 kg/ha; P2O5: 169 - 180 kg/ha; K2O: 300 - 320 kg/ha, nhưng năng suất bình quân 3 năm ở các vườn chỉ đạt được 2,3 - 2,5 tấn/ha. Chứng tỏ các biện pháp kỹ thuật khác, trong đó yếu tố cơ bản là giống đã có ảnh hưởng đến năng suất. Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu hóa tính đất của các vườn xây dựng mô hình Địa điểm pHKCl Hữu cơ (%) Nts (%) P2O5dt (mg/100g đất) K2Odt (mg/100g đất) 1. Đức Mạnh 3,92 3,35 0,17 6,30 16,2 2. Đăk Lao 3,69 3,50 0,18 6,70 16,8 3. Đức Minh 3,97 3,66 0,14 8,00 26,0 4. Đăc Sắc 4,08 3,40 0,18 7,42 21,2 Bảng 3.6 cho thấy đất ở các vườn xây dựng mô hình rất chua (pH = 3,92 - 4,08), còn thành phần dinh dưỡng khác như: mùn (3,35 - 3,66 %) và lân dễ tiêu (6,3 - 8,00 mg/100g đất) đạt mức giàu, hàm lượng đạm tổng số ở các vườn dao động từ 0,14 - 0,18% ở mức trung bình. Riêng kali dễ tiêu ở vườn Đức Minh đạt mức giàu (26,0 mg/100g đất), còn lại ở mức trung bình (xem phụ lục 3). Như vậy đất của vườn cây tương đối thỏa mãn với điều kiện đặt ra trong xây dựng mô hình, góp phần phản ánh đánh giá đúng hiệu quả của mô hình sau này. 3.3.2. Thời vụ cưa và ghép ở các vườn xây dựng mô hình (Bảng 3.7 và 3.8) Kỹ thuật ghép non nối ngọn để sản xuất cây ghép trong vườn ương có thể triển khai quanh năm với tỷ lệ thành công cao, trừ tháng1 và 2 là các tháng lạnh trong mùa khô [19]. Khi ghép cải tạo ngoài đồng ruộng, muốn đạt tỷ lệ sống cao thì phải chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thích hợp. Điều kiện thời tiết ở Tây Nguyên nói chung, Đăk Mil nói riêng chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô thường khắc nghiệt, khô hạn; mùa mưa thì tương đối mát mẻ thuận lợi cho cây trồng phát triển. Để việc ghép cải tạo ngoài đồng đảm bảo tỷ lệ sống cao, hạn chế tối đa sự lãng phí công sức, của cải, việc xác định thời điểm cưa để có thời điểm ghép thuận lợi, thích hợp là cần thiết ở mỗi địa phương. Bảng 3.7. Thời vụ cưa và tỷ lệ(%) gốc cà phê mọc chồi sau cưa 30 ngày tại các điểm xây dựng mô hình Địa điểm Thời vụ cưa Số gốc cưa/ha Mọc chồi sau 30 ngày Số gốc/ha % 1. Đức Mạnh 20-25/3/2001 250 235 94,0 2. Đăk Lao 20-25/3/2001 250 231 92,4 3. Đức Minh 20-25/3/2001 250 229 91,6 4. Đăk Săk 20-25/3/2001 250 227 90,8 TB 250 230,5 92,2 Bảng 3.7 cho thấy các địa điểm xây dựng mô hình cưa vào thời gian từ 20 - 25/3/2001, số gốc cưa/ha là 250 gốc. Sau 30 ngày số gốc mọc chồi/ha biến động từ 227 - 235 gốc (90,8 - 94%). Tỷ lệ mọc chồi giữa các địa điểm không có sự khác biệt rõ. Có khoảng 7,8% số gốc chưa mọc chồi vào thời điểm này chủ yếu tập trung ở các gốc nhẵn, không có các mấu lồi (cục u) trên thân gốc. Các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã kết luận rằng đối với các gốc cà phê nhẵn không có mấu lồi (chỗ để chồi vượt phát triển) thì nên cưa ở độ cao cao hơn thông thường 10 - 15 cm. Như vậy trong thực tế cần hướng dẫn cho nông dân khi xử lý cưa gốc cà phê để ghép cải tạo phải đặc biệt chú ý đến các cây có gốc thân nhẵn, làm thế nào tạo điều kiện cho chồi gốc mọc được thuận lợi. Bảng 3.8. Thời vụ ghép và tỷ lệ(%) gốc cà phê đạt tiêu chuẩn ghép sau cưa 60 ngày tại các điểm xây dựng mô hình Địa điểm Thời vụ ghép Số gốc đạt tiêu chuẩn ghép/ha Tỷ lệ (%) so với gốc cưa 1. Đức Mạnh 25-05-01 194 77,6 77,6 78,8 78,0 2. Đăk Lao 25-05-01 194 3. Đức Minh 26-05-01 197 4. Đăk Săk 26-05-01 195 TB 195 78,0 Bảng 3.8 cho thấy mặc dù tỷ lệ mọc chồi sau 30 ngày đạt trung bình 92,2%, song tỷ lệ chồi gốc ghép đạt tiêu chuẩn ghép sau 60 ngày chỉ đạt trung bình 78% so với gốc cưa, giữa các xã tỷ lệ này biến động trong phạm vi hẹp từ 77,6 - 78,8%, như vậy số gốc có thể ghép được sau 2 tháng ở mỗi mô hình là 194 - 197 gốc. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đặc điểm sinh lý, sinh hóa của các cây cà phê là không giống nhau do đặc điểm di truyền khác nhau. Ngoài ra tình trạng sức khỏe của các cây cà phê trên vườn là không đồng nhất, cây khỏe sẽ có tốc độ tăng trưởng chồi gốc ghép nhanh hơn so với gốc yếu. Tình trạng hệ rễ của một số cây cà phê không tốt cũng là nguyên nhân làm cho chồi gốc ghép mọc chậm hơn và thời gian để nó đủ tiêu chuẩn ghép sẽ lâu hơn. Chính vì vậy trong quá trình ghép cải tạo trên đồng ruộng thường phải tiến hành ghép 2 đợt mới hoàn tất, đơt 2 thường kết hợp ghép lại những gốc ghép đợt 1 bị chết. Bảng 3.8 cho thấy thời gian ghép đợt 1 cụ thể ở xã Đức Mạnh, Đăk Lao vào ngày 25/05/2001, xã Đức Minh, Đăk Săk vào ngày 26/5/2001. Vậy trong thực tế cần nắm được khoảng thời gian này để chuẩn bị nhân lực, cũng như vật liệu ghép kịp thời, tranh thủ thời gian làm cho cây ghép có thời gian sinh trưởng ngoài đồng sớm và lâu hơn, tạo bộ khung vững chắc khỏe mạnh, có thể cho năng suất ngay từ những năm đầu. Trong nghiên cứu chúng tôi chỉ lấy những cây ghép sống đợt 1 để theo dõi các chỉ tiêu. 3.3.3. Các tinh dòng cà phê vối và cây thực sinh trồng thay thế trong mô hình nghiên cứu Bảng 3.9. Số tinh dòng cà phê vối chọn lọc và cây thực sinh trồng tha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33885.doc
Tài liệu liên quan