MỤC LỤC
Trang bìa phụ . . . i
Lời cam đoan. . . ii
Lời cảm ơn . . . iii
Mục lục . . . . iv
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt . . xi
Danh mục các bảng biểu . . . xii
MỞ ĐẦU . . . . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. . . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. . . 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . . 3
4. Đóng góp mới của luận văn . . . 3
5. Bố cục của luận văn . . . 3
Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ P HưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U . 4
1.1. Cơ sở khoa học. . . 4
1.1.1. Cơ sở lý luận . . . 4
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển, phát triển bền vững . 4
1.1.1.2. Khái niệm về làng nghề . . 8
1.1.1.3. Du lịch, du lịch sinh thái . . 15
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề và phát triển du
lịch trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương . 17
1.1.2. Cơ sở thực tiễn . . . 18
1.1.2.1. Một số kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững . 18
1.1.2.2. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở Việt Nam . 22
1.1.2.3. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở tỉnh Thái Nguyên . 24
1.2. Phương pháp nghiên cứu . . . 26
1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu . . 26
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu . . 27
1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . . 27
1.2.2.2. Phương pháp phân tích . . 28
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . . 29
Chương II. HIỆN TRẠNG LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH VÀ XÂY
DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN
ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN . 30
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển KT - XH huyện Đại Từ . 30
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên . . 30
2.1.1.1. Vị trí địa lý . . . 30
2.1.1.2. Địa hình . . . 30
2.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn . . 31
2.1.1.4. Tài nguyên đất đai, khoáng sản . . 32
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội . . 32
2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế năm 2005 . . 35
2.1.2.2. Nguồn nhân lực . . . 38
2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng của huyện . . 39
2.1.2.4. Tình hình đầu tư phát triển . . 41
2.2. Đ ặc điểm của c ác xã vùng đệm VQG tam đảo có ảnh hưởng tới sự
hình thành và phát triển làng nghề . . 43
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý . . 43
2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế . . 44
2.2.3. Điều kiện văn hoá xã hội . . 47
2.3. Thực trạng ngành nghề và làng nghề của huyện đại từ . 48
2.3.1. Phân bố và phát triển ngành nghề, làng nghề . 48
2.3.2. Tình hình vốn sản xuất . . 49
2.3.3. Thị trường đầu vào và đầu ra . . 50
2.3.4. Tình hình lao động trong các cơ sở sản xuất, hộ ngành nghề . 52
2.4. Tình hình sản xuất một số nghề trên địa bàn huyện đại từ . 52
2.4.1. Nghề và chế biến chè . . 52
2.4.1.1. Về tình hình đầu tư cho sản xuất . . 52
2.4.1.2. Tình hình đầu tư cho chế biến chè . . 56
2.4.1.3. Thị trường tiêu thụ chè . . 57
2.4.1.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển cây chè. 58
2.4.1.5. Các loại hình kinh tế tham gia SX, chế biến và tiêu thụ chè . 59
2.4.1.6. Đánh giá hiệu quả sản xuất và chế biến chè . 59
2.4.1.7. Những hạn chế và nguyên nhân trong sản xuất, chế biến
và tiêu thụ chè huyện Đại Từ . . 66
2.4.2. Nghề trồng nấm thực phẩm và nấm dược liệu . 68
2.4.2.1. Tình hình cơ bản của hộ điều tra . . 68
2.4.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm . 69
2.4.2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
nấm trên địa bàn huyện . . . 72
2.4.2.5. Thuận lợi và khó khăn . . 78
2.5. Hiện trạng về du lịch . . . 81
2.5.1. Tiềm năng du lịch của huyện Đại Từ . . 81
2.5.2. Hoạt động du lịch tại huyện Đại Từ . . 81
2.5.2.1. Hoạt động du lịch . . 81
2.5.2.2. Các dịch vụ phục vụ du lịch . . 82
2.5.3. Những vấn đề còn tồn tại và thách thức . . 83
Chương III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH
THÁI NGUYÊN. 84
3.1. Những định hướng, quan điểm, phương hướng phát triển làng nghề, du lịch . . . . 84
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam . 84
3.1.2. Quan điểm phát triển làng nghề, du lịch . . 85
3.1.2.1. Quan điểm của nhà nước phát triển làng nghề, du lịch . 85
3.1.2.2. Quan điểm của huyện Đại Từ về phát triển làng nghề, du lịch. 86
3.1.3. Phương hướng, mục tiêu xây dựng làng nghề, du lịch . 86
3.1.3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch của chính phủ . . . 86
3.1.3.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch, du
lịch sinh thái của Đảng bộ, chính quyền huyện Đại Từ . 89
3.2. Các giải pháp chủ yếu xây dựng làng nghề khu du lịch sinh thái các xã
vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên . 91
3.2.1. Các giải pháp phát triển làng nghề . . 91
3.2.1.1. Giải pháp về đào tạo kỹ thuật . . 91
3.2.1.2. Giải pháp về thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm . 91
3.2.1.3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư . . 94
3.2.1.4. Giải pháp phát triển đồng bộ và rộng khắp các thành phần kinh tế . . . 94
3.2.2. Các giải pháp phát triển du lịch . . 96
3.2.2.1. Đầu tư các cơ sở hạ tầng khu du lịch . . 96
3.2.2.2. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch . 96
3.2.3. Các giải pháp phát triển làng nghề, khu du lịch. 96
3.2.3.1. Quy hoạch các khu du lịch, khu vui chơi giải trí gắn với các làng nghề . . . 96
3.2.4. Các giải pháp ở tầm vĩ mô . . 103
3.2.4.1. Về tổ chức quản lý . . 103
3.2.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách . . 103
3.2.4.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng . . 104
3.2.4.4. Giải pháp về môi trường . . 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .109
I. Kết luận . . . 109
II. Kiến nghị . . . 110
1. Đối với nhà nước . . . 110
2. Đối với tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ . . 110
3. Đối với các hộ sản xuất, tổ sản xuất, HTX, doanh nghiệp, công ty . 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .112
PHẦN PHỤ LỤC . . . 115
131 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở
Doanh
thu
(Tr.đ)
Lao
động
Số cơ
sở
Doanh
thu
(Tr.đ)
Lao
động
Sản xuất, khai thác
vật liệu xây dựng
156 7.558 468 195 9.447 583 205 9.656 612
Xay sát lương thực 206 2.472 247 276 3.490 299 290 3.958 315
Chế biến lương thực 187 8.415 281 194 8.877 292 196 9.210 295
May đo 120 4.675 163 121 5.398 171 121 5.712 171
Chế biến gỗ 208 11.648 348 223 12.665 397 225 12.886 404
Sản xuất mây tre đan - - - 12 167 16 12 180 16
Gia công cơ khí 65 5.070 130 73 5,673 150 78 6.566 156
Tổng cộng 942 39.838 1.637 1.094 45.717 1.908 1.127 48.168 1.969
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Đối với làng nghề nông thôn của huyện tuy chưa được phát triển và
định hình rõ, nhưng đã có một số cơ sở mới bước đầu hình thành và phát triển
như: Làng sản xuất gạch tại xóm Mới - xã Yên Lãng; xã Phục Linh; làng nghề
mây tre đan xã Khôi Kỳ, làng nghề trồng nấm xã Văn Yên.
Nhiều nhóm hộ ở các xã Minh Tiến, Bản Ngoại duy trì và phát triển
nghề đan phên, giỏ, thạ, phục vụ sản xuất chè, chế biến nông sản; ở xã An
Khánh, Bản Ngoại, Vạn Thọ làm nghề ươm nuôi cá giống mang lại thu nhập
cao; nghề sản xuất miến rong, mỳ, bún, đậu phụ… ở Lục Ba, Bình Thuận,
Hùng Sơn; nghề chế biến thuốc nam của dân tộc Dao ở Quân Chu, Phú
Xuyên; nghề mộc, khai thác cát sỏi; sản xuất cơ khí, nghề chế biến nông sản
thành nguyên liệu phục vụ chăn nuôi phát triển rải rác ở các xã, thị trấn.
Số hộ có nghề trong toàn huyện khoảng 5% (tương đương gần 2000
hộ). Hầu hết các hộ sản xuất ngành nghề có thu nhập chiếm 50% trở lên trong
tổng thu nhập của gia đình, nhiều hộ có thu nhập khá cao và trở nên giàu có.
2.3.2. Tình hình vốn sản xuất
Vốn là nhân tố quan trọng trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh,
lượng vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời sẽ giúp cho các công ty, các cơ sở sản
xuất kinh doanh đảm bảo nguồn nguyên liệu liên tục, quá trình sản xuất kinh
doanh không bị đứt quãng, giúp các cơ sở trang bị, đổi mới máy móc, trang
thiết bị để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đối với các cơ sở sản xuất ngành nghề trên địa bàn huyện chủ yếu sản
xuất các ngành nghề tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương, quy mô
sản xuất nhỏ nên chưa có nhu cầu về nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, do đời sống
kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, phát triển các ngành nghề để đảm
bảo đời sống thường ngày của gia đình nên nguồn vốn tích luỹ được rất ít.
Nhân dân thiếu vốn để đầu tư cho tái sản xuất, cho đầu tư trang thiết bị, công
nghệ mở rộng ngành nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Nguồn vốn vay trung và dài hạn giành cho các hộ sản xuất ngành nghề
còn ít, mặc dù mấy năm nay tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đã được nâng
lên nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu. Vì vậy, nguồn vốn cho vay chủ yếu
được sử dụng cho mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nguồn vốn này rất ít
được đầu tư cho máy móc thiết bị do tính chất nguồn vốn vay ngắn hạn. Các
nguồn vốn vay trên địa bàn được thực hiện bởi 2 ngân hàng: Ngân hàng
Chính sách Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Các loại hình HTX
tín dụng, mạng lưới tín dụng nhân dân còn chưa có.
Hoạt động vay vốn ở thị trường tín dụng không chính thức diễn ra khá
sôi nổi do dễ vay, thủ tục đơn giải. Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn vốn chỉ để
giải quyết những khó khăn trước mắt. Còn về lâu dài nguồn vốn này không
phù hợp cho quá trình tổ chức triển khai sản suất của các ngành nghề do: khối
lượng cho vay nhỏ, thời gian ngắn, lãi xuất cao.
Thiếu vốn đang làm cho hầu hết các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất
ngành nghề gặp nhiều khó khăn: không có vốn để đổi mới trang thiết bị, kỹ
thuật, công nghệ nên chất lượng sản phẩm sản xuất còn thấp, không đồng đều,
tính cạnh tranh của sản phẩm thấp do đó không chiếm lĩnh được thị trường.
2.3.3. Thị trƣờng đầu vào và đầu ra
* Thị trường đầu vào
Nguyên liệu - đầu vào của các cơ sở sản xuất ngành nghề đa dạng,
nguồn nguyên liệu khá phổ biến và sẵn có tại địa phương.
Đối với sản xuất quy mô hộ gia đình: Nguyên liệu đầu vào chính của
các hộ ngành nghề phổ biến và đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm sẵn có của
địa phương như các sản phẩm sản xuất từ nông nghiệp (gạo, đậu tương, chè
búp tươi...), tài nguyên đất, cát sỏi, nguyên liệu gỗ, mây tre từ rừng trồng...
Do phân bố ngành nghề và quy mô sản xuất nhỏ nên thị trường đầu vào cho
các hộ ngành nghề được đảm bảo nhu cầu sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Đối với các doanh nghiệp: Về cơ bản thị trường đầu vào của các doanh
nghiệp chưa được ổn định. Nguyên liệu chính của các doanh nghiệp luôn gắn
với các vùng nguyên liệu. Nhưng việc tạo lập mối liên hệ giữa các doanh nghiệp
và các các cơ sở sản xuất ở vùng nguyên liệu chưa được thiết lập, nên thị trường
đầu vào thường bất ổn. Các doanh nghiệp chỉ có đủ nguyên liệu khi giá cả xuống
thấp, còn khi giá cả thị trường tăng lên các doanh nghiệp không cạnh tranh được
thị trường đầu vào với các cơ sở sản xuất nhỏ do phải chi phí cho tài sản cố định,
chi phí quản lý nên luôn bị thiếu hụt nguyên liệu, sản xuất không hết công xuất.
Phổ biến là các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn huyện.
* Thị trường đầu ra
Tiêu thụ sản phẩm là khâu rất quan trọng và quyết định của quá trình sản
xuất kinh doanh, nó chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố chất lượng, mẫu mã,
giá cả và chủng loại. Do sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa
bàn chưa phát triển mạnh, trình độ chuyên môn hoá chưa cao nên các sản phẩm
sản xuất ra chủ yếu phục vụ hoạt động nội tiêu trong huyện, một số mặt hàng
bán ra ngoài tỉnh và qua kênh tiêu thụ của các công ty xuất khẩu ra nước ngoài.
Với các hộ sản xuất ngành nghề: Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ
hoạt động tiêu dùng trong huyện, một bộ phận nhỏ cung cấp sản phẩm cho
các doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn làm nguyên liệu. Do đặc thù sản xuất
manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến việc cung cấp các sản phẩm đầu ra còn nhiều hạn
chế, sản phẩm có chất lượng không đồng đều, sức cạnh tranh kém.
Đối với các doanh nghiệp: Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác, sản
xuất vật liệu xây dựng và chế biến chè. Tiêu thụ sản phẩm của xã doanh
nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu trong huyện.
Các doanh nghiệp chế biến chè tiêu thụ sản phẩm 1 phần qua xuất khẩu trực
tiếp ra nước ngoài, 1 phần tiêu thụ gián tiếp qua Tổng công ty Chè Việt Nam
để xuất khẩu ra nước ngoài. Các sản phẩm tiêu thụ ra thị trường đầu ra đều là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
những sản phẩm thô dùng để làm nguyên liệu cho công đoạn sản xuất khác
nên giá trị sản phẩm không cao, thị trường không được mở rộng, sức cạnh
tranh của sản phẩm yếu, dễ bị ép giá.
2.3.4. Tình hình lao động trong các cơ sở sản xuất, hộ ngành nghề
Nguồn gốc lao động của các cơ sở ngành nghề xuất phát từ sản xuất
nông nghiệp. Do thu nhập từ sản xuất ngành nghề cao hơn từ sản xuất nông
nghiệp nên ngày càng có nhiều hộ nông nghiệp tách ra tham gia sản xuất
ngành nghề, lao động từ nguồn này rất rồi rào.
Lao động trong các cơ sở sản xuất ngành nghề chủ yếu là lao động tại
gia đình và một phần nhỏ được đi thuê, chủ yếu tập trung ở nghề khai thác,
sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí...
Trình độ lao động tại các cơ sở ngành nghề còn thấp, chủ yếu là lao
động thủ công, các lao động không qua đào tạo hoặc có thì rất ít, đặc biệt số
lao động qua đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp không có. Lao động tại các
cơ sở tiếp nhận ngành nghề chủ yếu do tự học, truyền kinh nghiệm trong quá
trình sản xuất.
2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ
2.4.1. Nghề và chế biến chè
2.4.1.1. Về tình hình đầu tư cho sản xuất
Đầu tư cho trồng chè do mô hình kinh tế hộ đảm nhận, bình quân mỗi hộ
sản xuất chè có 1650 m
2
chè. Sản xuất chè ở huyện Đại Từ đã dần mang tính
chất hàng hoá.
Trong những năm gần đây Nhà nước và nhân dân huyện Đại Từ đã mạnh
dạn đầu tư vào sản xuất chè. Các lĩnh vực tập trung đầu tư: Nghiên cứu phát
triển giống chè mới, trồng mới, cải tạo chè xuống cấp, thâm canh chè cao sản,
sản xuất chè sạch, chè hữu cơ, đầu tư cho công tác khuyến nông và xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chè. Nhưng hiện nay đầu tư cho sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
giống mới quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu về giống mới của
nhân dân, cơ cấu giống mới được đầu tư tăng dần theo từng năm. Hoạt động
trồng mới, thâm canh, cải tạo chè xuống cấp... được đầu tư mạnh. Cơ sở hạ
tầng phục vụ cho sản xuất chè đã được đầu tư nhưng chưa nhiều đặc biệt là hệ
thống thuỷ lợi. Kết quả thực hiện qua các năm như sau:
- Diện tích: Diện tích chè được đầu tư mở rộng, diện tích chè kinh doanh
được tăng lên hàng năm. Kết quả qua các năm như sau:
Bảng 14: Diện tích chè qua các năm
Năm Phạm vi ĐVT Tổng số
Chia ra
Chè kinh
doanh
Chè
KTCB
2005
Toàn huyện Ha 4.969 4.570 399
Địa bàn nghiên cứu Ha 1.451 1.319 132
2006
Toàn huyện Ha 5391 4811 580
Địa bàn nghiên cứu Ha 1.571 1.346 225
2007
Toàn huyện Ha 5112 4743 369
Địa bàn nghiên cứu Ha 1.986 1.800 186
Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện
- Trồng chè mới, giống mới:
Giống chè mới đã được quan tâm đưa vào sản xuất, chủ yếu là các giống
chè nhập nội, chè lai cho năng suất và chất lượng cao như chè LDP1, TRI
777, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch. Diện tích trồng mới chè cơ
bản được chuyển đổi từ diện tích vườn đồi tạp, diện tích đất cấy lúa 1 vụ bấp
bênh, một phần là trồng lại trên đất chè cũ. Từ năm 2005 các diện tích trồng
mới, trồng lại đều được sử dụng giống chè cành cho năng xuất, chất lượng
cao thay thế các giống chè cũ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Bảng 15: Kết quả trồng chè qua các năm
Năm Phạm vi ĐVT
Tổng
số
Chia ra
Giống cũ
(Trồng bằng hạt)
Giống mới
(Trồng bằng cành)
2004
Toàn huyện Ha 150,6 7,6 143
Địa bàn nghiên cứu Ha 26 3 23
2005
Toàn huyện Ha 145,5 - 145,5
Địa bàn nghiên cứu Ha 48 - 48
2006
Toàn huyện Ha 220 - 220
Địa bàn nghiên cứu Ha 57 - 57
2007
Toàn huyện Ha 150 - 150
Địa bàn nghiên cứu Ha 54 - 54
(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện)
Năng suất, sản lượng chè búp tươi:
Do áp dụng các biện pháp kỹ thuật và thâm canh, cải tạo chè, đặc biệt tập
trung chỉ đạo thâm canh tăng năng suât chè nên năng suất bình quân toàn
huyện trong 3 năm tăng mạnh từ 73 tạ/ha (năm 2005) lên 91 tạ/ha (năm 2007).
Năm 2007 năng suất đạt 91 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 43.223 tấn.
Năng xuất chè thâm canh cao sản luôn đạt từ 100 - 125 tạ/ha.
Bước đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như tưới nước chè vụ
Đông, làm bể chứa trên đất dốc, tiến hành thực hiện và đạt kết quả chương
trình phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp giúp nhân dân nắm chắc quy
trình công nghệ sản xuất chế biến chè và đặc biệt là việc thay đổi cách sử
dụng thuốc trừ sâu. Đưa giống mới vào sản xuất: LDP1, LDP2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Bảng 16: Năng suất, sản lƣợng chè
Năm Phạm vi
Diện tích chè
kinh doanh (ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lƣợng
(Tấn)
2005
Toàn huyện 4.570 73,0 33.361
Địa bàn nghiên cứu 1.319 70 9.233
2006
Toàn huyện 4.811 75 36.083
Địa bàn nghiên cứu 1.346 73 9.826
2007
Toàn huyện 4.743 91 43.223
Địa bàn nghiên cứu 1800 89 16.020
(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện)
- Về cơ chế chính sách:
Xác định cây chè là cây xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, Uỷ
ban nhân dân huyện huy động các nguồn vốn để cho vay đầu tư sản xuất chè
như: Nguồn vốn ADB, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn vay ưu đãi..., khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tư vào diện tích đất chưa sử dụng để phát
triển kinh tế trang trại; phát triển kết cấu hạ tầng vùng chè, diện tích chè cải
tạo được miễn thuế 3 năm.
Hàng năm bố trí nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện để trợ giá giống,
hỗ trợ tập huấn kỹ thuật mới từ các ô mẫu về thâm canh, cải tạo, trồng mới và
chế biến chè cho nông dân trồng chè.
Các đơn vị như Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Trạm vật tư nông
nghiệp huyện, công ty cổ phần chè Quân Chu đã vận dụng tốt cơ chế cho các
hộ nông dân mua phân bón theo hình thức trả chậm để đầu tư phát triển sản
xuất chè, trong 3 năm (2005 - 2007) đã cung ứng trên 10.000 tấn phân bón
các loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Bảng 17: Kết quả huy động vốn cho đầu tƣ sản xuất chè
TT Nội dung 2001 - 2005 2006 2007
Tổng số 53,328 11,000 110,547
1 Nguồn vốn ADB 5.300 - 161
2 Trung hạn 43.225 10.120 101.595
3 Ngắn hạn 4.803 880 8.791
(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện)
Tóm lại: Việc đầu tư cho sản xuất chè ở huyện Đại Từ đã mang tính chất
hàng hoá. Các chỉ tiêu kế hoạch đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch đặt ra.
Tuy nhiên kết quả đầu tư chưa tương xứng so với tiềm năng của huyện.
2.4.1.2. Tình hình đầu tư cho chế biến chè
Chế biến chè ở huyện Đại Từ được thực hiện theohai phương thức: Chế
biến công nghiệp và chế biến thủ công hộ gia đình. Đầu tư cho chế biến ở ở
huyện Đại Từ trong mấy năm gần đây cũng được chú trọng quan tâm trên
cảhai phương thức là chế biến công nghiệp và chế bến hộ gia đình.
Các cơ sở chế biến công nghiệp tăng lên (đầu năm 2005 có 4 cơ sở chế
biến đến năm 2007 có 8 cơ sở). Tại các cơ sở chế biến công nghiệp đã thực
hiện đầu tư mở rộng quy mô, cải tạo máy móc thiết bị, đầu tư mới các máy
móc thiết bị hiện đại như dây truyền công nghệ hiện đại của Ấn Độ, Nhật
Bản. Chế biến công nghiệp của nhà nước và tư nhân hàng năm thực hiện chế
biến khoảng 40-60% sản lượng chè toàn huyện, chất lượng sản phẩm của các
cơ sở này được đảm bảo. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ sở chế biến công
nghiệp trên địa bàn còn nhiều hạn chế do thị trường tiêu thụ của các doanh
nghiệp chế biến trên địa bàn huyện không ổn định, việc thu mua mang tính
mùa vụ. Mặt khác, do không gắn kết được người nông dân với doanh nghiệp
trong khi giá chè trên thị trường luôn biến động, nên khi có lợi nông dân
chuyển sang tự sao chế và tiêu thụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Chế biến thủ công hộ gia đình cũng được đầu tư đẩy mạnh, nông dân đã
thực hiện đầu tư đưa các thiết bị thủ công cải tiến vào chế biến như máy sao
chè bằng thép trắng, máy vò chè VC 250, VC 300. Mặc dù vậy số máy này
đưa vào chế biến còn ít chủ yếu nhân dân sở dụng máy sao chè quay tay, thiết
bị này vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy mà chất lượng chè không cao và hiệu quả
đầu tư còn thấp. Chế biến công nghiệp chỉ mới đáp ứng khoảng từ 40-60%
sản lượng chè toàn huyện số còn sản lượng còn lại là dân tự chế biến, chế
biến chè chưa gắn với lưu thông chè vì vậy mà chưa đáp ứng được yêu cầu
của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại.
Sản phẩm sản xuất gồm 2 loại là chè đen và chè xanh. Chế biến chè của
huyện chỉ là bước sơ chế thành sản phẩm thô để xuất bán đi làm chè nguyên
liệu, các sản phẩm được tinh chế từ chè chưa có.
2.4.1.3. Thị trường tiêu thụ chè
* Tiêu thụ chè thành phẩm
Chè Đại Từ được tiêu thụ trên cảhai thị trường trong và ngoài nước.
Trong những năm qua tiêu thụ chè ở Đại Từ chủ yếu được thực hiện qua một
số kênh tiêu thụ như: Tiêu thụ qua tổng công ty chè Việt Nam hoặc trực tiếp
xuất khẩu sang một số thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, các nước
EU... Tiêu thụ trong nước chủ yếu được thực hiện bởi các thương gia hoạt
động nhỏ lẻ, manh mún không có sự liên kết. Công tác tiếp thị maketting cho
chè cũng đã bắt đầu được chú trọng quan tâm, sản phẩm chè Đại Từ đã được
mang đi quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền, tham gia hội chợ, triển lãm hàng
nông nghiệp, thực phẩm hàng tiêu dùng Việt Nam chất lượng cao. Xét về thị
phần thì thị trường tiêu thụ trong nước chiếm chủ yếu.
* Tiêu thụ chè nguyên liệu
Sản phẩm chè búp tươi được các hộ sản xuất bán cho các cơ sở chế biến
trong huyện và các hộ chế biến chè chuyên nghiệp. Trong 3 năm 2005 - 2007
giá bán chè búp tươi luôn ổn định với mức giá khá cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Việc thu mua chè búp khô cho nông dân chủ yếu là tư thương nhưng
lượng mua không nhiều. Các vùng chè ngon, chè đặc sản được phân bố
Khuôn Gà - Hùng Sơn, La Bằng, Hoàng Nông, Phú Cường... Riêng giá chè
cành giống mới (LDP1, chè bát tiên, TRI777) cao từ 80.000đ - 150.000đ/kg
chè búp khô.
Bảng 18: Giá tiêu thụ chè trên địa bàn huyện
ĐVT: Nghìn đồng /1kg
Loại
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chè
thƣờng
Chè
đặc sản
Chè
thƣờng
Chè
đặc sản
Chè
thƣờng
Chè đặc
sản
Chè búp tươi 2,6-2,8 - 3,2-3,8 12-15 4,5-5 15-20
Chè khô 20-30 50-100 20-40 60-120 25-50 80-150
(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả)
2.4.1.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển cây chè
Nhìn chung công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất chè trong 3 năm qua chưa
được đầu tư. Các công trình thuỷ lợi của huyện xây dựng trước năm 1985
không thiết kế cho tưới chè, chủ yếu phục vụ cho cây lúa. Chương trình đầu
tư cho thuỷ lợi vùng đồi đang bắt đầu được triển khai thực hiện, chưa phát
huy được hiện quả các công trình đầu tư.
Tuy nhiên từ nguồn nước các công trình thuỷ lợi hầu hết nông dân trong
vùng hưởng lợi đều tận dụng dưới nhiều hình thức để tưới chè, diện tích đạt
khoảng 500ha.
Do có điều kiện nhiều hộ nông dân chủ động đầu tư vốn xây đắp được
gần 400 ao, đập nhỏ chủ yếu phục vụ chăm sóc chè vụ đông.
Cùng với chương trình thuỷ lợi, chương trình giao thông nông thôn của
huyện trong 5 năm qua đã được chú trọng phát triển tốt. 2 tuyến đường đi vào
2 vùng chè ở các xã phía Bắc đã được nâng cấp, hàng năm 177 km đường liên
thôn được tu sửa, các tuyến đường vành đai rừng Quốc gia Tam Đảo được
nâng cấp... tạo điều kiện cho chuyển trở vật tư phục vụ sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
2.4.1.5. Các loại hình kinh tế tham gia SX, chế biến và tiêu thụ chè
100% sản xuất chè búp tươi là do kinh tế hộ gia đình, trong đó 50% số
hộ có trình độ sản xuất, thâm canh cao, còn lại 50% số hộ chủ yếu vẫn canh
tác quảng canh, ít đầu tư.
Các doanh nghiệp trên địa bàn là các công ty cổ phần, công ty TNHH
thuộc loại hình kinh tế hỗn hợp và kinh tế tư nhân chỉ tham gia vào quá trình
chế biến và lưu thông. Ngoài công ty cổ phần chè Quân Chu, còn lại đều tách
rời việc sản xuất nguyên liệu.
Một bộ phận tư nhân là những người thu gom chè búp khô đi tiêu thụ ra
ngoài huyện. Tuy vai trò của bộ phận này rất quan trọng, song là những tư
thương nên việc thu mua sản phẩm chè thất thường, không có kế hoạch nên
không tạo được động lực thúc đẩy phát triển sản xuất chè, nhất là phát triển
theo hướng bền vững.
2.4.1.6. Đánh giá hiệu quả sản xuất và chế biến chè
* Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Bảng 19: Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất và chế biến chè
(Tính bình quân /hộ)
Diễn giải ĐVT
Quy mô sản xuất Bình
quân Lớn Nhỏ
I. Lao động
- Lao động gia đình Người 3,98 2,1 3,39
- Lao động thuê theo thời vụ Công/năm 89,87 27,13 70,11
II. Tƣ liệu sản xuất
- Nhà chế biến chè m2 22,29 13,23 19,44
- Máy bơm nước Chiếc 1,19 0,97 1,12
- Tôn quay sao chè Chiếc 2 0,94 1,67
- Máy vò chè Chiếc 1 0,91 0,97
III. Vốn
- Tổng số Tr. đồng 39,34 21,95 33,86
Trong đó: + Vốn hiện vật Tr. đồng 27,48 16,95 24,16
+ Vốn tiền mặt Tr. đồng 11,86 5 9,70
- Cơ cấu nguồn vốn % 100 100 100
+ Vốn tự có % 91,89 93,03 92,12
+ Vốn đi vay % 8,11 6,97 7,88
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
+ Lao động và sử dụng lao động của các hộ điều tra
Lực lượng lao động tham gia vào sản xuất và chế biến chè tương đối lớn.
Trung bình 3,39 lao động gia đình/hộ và 70,11 công lao động không thường
xuyên/hộ. Nguồn lao động trên địa bàn huyện Đại Từ tương đối dồi dào.
Nhưng do tính chất thời vụ của sản xuất nên đã tạo ra tính thời vụ của nhu cầu
sử dụng lao động dẫn đến tình trạng khan hiếm lao động khi vào mùa thu
hoạch và thừa lao động khi hết mùa.
- Các hộ sản xuất với quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng lao động gia đình,
trung bình 1 hộ sử dụng 2,1 lao động gia đình/ 1 năm, thuê lao động ít trung
bình 1 hộ thuê 27,13 công lao động /1 năm.
- Các hộ sản xuất với quy mô lớn có nhu cầu sử dụng lao đông nhiều
hơn, trung bình 1 hộ sử dụng 3,98 lao động gia đình/1 năm. Để đáp ứng nhu
cầu sản xuất vào mùa thu hoạch, các hộ sản xuất quy mô lớn phải thuê thêm
lao động trung bình 89,87 công lao động/1 năm.
+ Tình hình trang thiết bị và công nghệ của hộ điều tra
Các hộ tham gia sản xuất chế biến chè đã đầu tư xây dựng, mua sắm các
trang thiết bị kỹ thuật nhằm phục vụ cho việc phát triển sản xuất của hộ như:
Xây dưng nhà xưởng chế biến, mua máy bơm nước, máy sao, vò chè.
Do đặc thù quy mô sản xuất hộ gia đình nên các trang thiết bị sử dụng
cho sản xuất chế biến chè ở các hộ gia đình còn mang tính chất thủ công và
đầu tư chưa đầy đủ: Sao chè bằng tôn quay do các cơ sở gia công chế biến
chưa được kiểm tra đánh giá về chất lượng, kỹ thuật, Sử dựng máy vò chè VC
250, VC 300. Chưa có các công cụ cơ giới hóa sử dụng trong canh tác chè
như: Máy làm đất giữa hàng, máy đốn chè, máy hái chè... Các khâu làm đất
và thu hái vẫn sử dụng sức lao động của con người. Mặc dù các hộ đã trang bị
máy bơm để phục vụ tưới tiêu cho chè nhưng hiệu quả sử dụng còn thấp do hệ
thống thủy lợi vùng đồi còn yếu kém, thiếu nước cho tưới tiêu nên diện tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
tưới chè đạt thấp ảnh hưởng đến diện tích và sản lượng chè vụ đông, chất
lượng sản phẩm chè không đồng đều ở các lần thu hoạch, chế biến.
+ Tình hình huy động và sử dụng vốn của hộ điều tra
Vốn trong sản xuất kinh doanh chiếm vị trí quan trọng, quyết định đến
quy mô, hiệu quả sản suất và thu nhập của các hộ. Vốn đưa vào sản xuất bao
gồm vốn hiện vật, vốn bằng tiền. Tuỳ theo điều kiện kinh tế của từng hộ sản
xuất mà nhu cầu và cách thức sử dụng vốn khác nhau. Phần lớn các hộ huy
động vốn tự có trong gia đình trung bình chiếm 92,12%, phần đi vay chiếm tỷ
trọng nhỏ trung bình 7,88%.
Nguồn vốn của các hộ gia đình chủ yếu sử dụng đầu tư nhu cầu thiết yếu
cho các hoạt động sản xuất chế biến chè như: Xây dựng nhà chế biến chè,
mua sắm máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, và thuê thêm nhân công lao
động. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, trong quỹ vốn đầu tư của các hộ gia
đình phần lớn sử dụng vào xây dựng và mua sắm trang thiết bị trung bình
24,16 triệu đồng/hộ, vốn để đầu tư cho chi phí trung gian thấp trung bình 9,7
triệu đồng/hộ nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
2.4.1.6.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất và chế biến chè
Cây chè hiện đang là cây phát triển kinh tế mũi nhọn của huyện. Để có
cơ sở khẳng định cây chè là cây xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu của
huyện chúng tôi tiến hành điều tra các hộ để xác định các khoản chi phí, thu
nhập và hiệu quả kinh tế của cây chè. Số liệu thu thập được tính bình quân
cho 0,1ha diện tích chè kinh doanh.
+ Chi phí 1 năm cho 0,1ha diện tích chè kinh doanh
Theo kết quả điều tra cho thấy chi phí cho 0,1ha diện tích chè kinh doanh
ở mỗi nhóm hộ đều có sự khác biệt nhau.
- Về số lượng: Nhóm hộ có quy mô sản xuất lớn thì chi phí cho sản xuất,
chế biến 0,1ha diện tích chè kinh doanh cho 1 năm là 5,644 triệu đồng bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
94,37% so với nhóm hộ có quy mô sản xuất nhỏ. Nhóm hộ có quy mô sản
xuất nhỏ thì tổng chi phí là 5,981 triệu đồng. Chi phí trung bình của các hộ
điều tra là 5,875 triệu đồng/năm/0,1ha diện tích chè kinh doanh.
Bảng 20: Chi phí cho sản xuất và chế biến chè của hộ điều tra
Diễn giải
Đơn
vị
tính
Nhóm hộ quy
mô lớn
Nhóm hộ
quy mô nhỏ
Bình
quân
(Tr.đ)
So sánh
Lớn/
nhỏ
(%)
SL
GT
(Tr.đ)
SL
GT
(Tr.đ)
1.Chi phí trung gian Tr. đ 4,996 5,139 5,094 97,22
Phân bón Kg 471 4,000 471 4,000 4,000 100
Thuốc trừ sâu 0,525 0,583 0,565 90
Điện Kwh 185 0,089 185 0,111 0,104 80
Củi M3 3,5 0,354 3,5 0,417 0,397 85
Chi khác 0,028 0,028 0,028 100
2. Thuê lao động Công 7,6 0,268 6,7 0,237 0,247 113,08
3. Khấuhao TSCĐ Tr. đ 0,380 0,605 0,534 62,81
Tổng chi phí Tr. đ 5,644 5,981 5,875 94,37
(Nguồn: Tính toán số liệu điều tra của tác giả)
- Về cơ cấu phân bổ chi phí: Nhóm hộ có quy mô sản xuất lớn thì chi phí
trung gian thấp hơn bằng 97,22% nhóm hộ có quy mô nhỏ do tiết kiệm được
nhiên liệu, chi phí thuê mướn lao động cao hơn bằng 113,08% nhóm hộ có
quy mô nhỏ, nhưng chi phí cho khấuhao tài sản cố định thấp hơn chỉ bằng
62,81% nhóm hộ có quy mô nhỏ.
+ Hạch toán quá trình tổ chức sản xuất và chế biến chè 1 năm trên diện
tích diện tích chè kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Qua điều tra thức tế các hộ sản xuất và chế biến chè với 0,1ha chè kinh
doanh trung bình cho sản lượng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại.pdf