Luận văn Xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu châu âu tại công ty chứng khoán

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.6 

CHƯƠNG 1: CÁC LÝ THUYẾT VỀQUYỀN CHỌN.11 

1.1  Một sốkhái niệm cơbản vềquyền chọn:.11 

1.1.1  Quyền chọn:.11 

1.1.2  Hợp đồng quyền chọn cổphiếu:.11 

1.1.3  Phân loại quyền chọn:.11 

1.1.3.1  Quyền chọn kiểu Mỹ:.11 

1.1.3.2  Quyền chọn kiểu Châu Âu:.11 

1.2  Vai trò của các công cụquyền chọn tham gia vào TTCK:.12 

1.2.1  Phòng ngừa rủi ro:.12 

1.2.2  Vai trò đầu cơ:.12 

1.2.3  Vai trò định giá:.13 

1.2.4  Thúc đẩy thịtrường chứng khoán phát triển:.13 

1.3  Bảo hộvịthếtrên quyền chọn và các chiến lược bảo hộ:.14 

1.3.1  Bảo hộvịthếtrên quyền chọn :.14 

1.3.2  Vịthếkhống và vịthếcó đảm bảo:.14 

1.3.2.1  Vịthếkhống:.15 

1.3.2.2  Vịthếcó đảm bảo:.15 

1.3.3  Chiến lược chấm dứt lỗ:.15 

1.3.4  Bảo hộDELTA:.17 

1.3.4.1  DELTA:.17 

1.3.4.2  Delta của danh mục đầu tư:.19 

1.3.4.3  THETA :.20 

1.3.4.4  GAMMA :.21 

1.3.4.5  Mối liên hệgiữa DELTA,THELTA VA GAMMA.23 

1.3.4.6  VEGA :.23 

1.3.4.7  RHO :.25 

Kết luận chương 1.27 

CHƯƠNG 2 : KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG QUYỀN CHỌN

CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾGIỚI.29 

2.1  Thịtrường giao dịch quyền chọn cổphiếu tại Mỹ:.29 

2.1.1  Sơlược vềsựhình thành và phát triển thịtrường quyền chọn tại Mỹ:.29 

2.1.2  Những quy định trong giao dịch đối với quyền chọn cổphiếu ởMỹ:.30 

2.1.3  Cách thức giao dịch quyền chọn cổphiếu:.31 

2.2  Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tếLondon (“LIFFE”).32 

2.2.1  Lịch sửhình thành và phát triển :.32 

2.2.2  Nguyên tắc giao dịch:.33 

2.2.3  Quy trình giao dịch :.34 

2.3  Thịtrường giao dịch quyền chọn cổphiếu tại Úc:.35 

2.4  Thịtrường giao dịch quyền chọn cổphiếu tại Hàn Quốc:.36 

2.5  Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (“TSE”):.39 

2.5.1  Lịch sửhình thành và phát triển:.39 

2.5.2  Cơchếgiao dịch:.41 

2.5.3  Cơchếgiám sát:.42 

2.6  Thịtrường chứng khoán Trung Quốc - Những bước đầu thực hiện quyền chọn :.42 

2.7  Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:.44 

2.8  Thực trạng thịtrường chứng khoán Việt Nam và đềxuất chọn mô hình

phát hành và bảo hộvịthếtrên quyền chọn kiểu Châu Âu ởViệt Nam :.46 

2.8.1  Thực trạng thịtrường chứng khoán Việt Nam:.46 

2.8.1.1  Những biến động bất thường của t hịtrường chứng khoán Việt

Nam trong thời gian qua:.46 

2.8.1.2  Những rủi ro tiềm ẩn của thịtr ường chứng khoán Việt Nam :.46 

2.8.2  Đềxuất chọn mô hình phát hành và bảo hộvịthếtrên quyền chọn kiểu

Châu Âu ởViệt Nam:.49 

Kết luận chương 2.50 

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT HÀNH VÀ BẢO HỘVỊTHẾ

TRÊN QUYỀN CHỌN KIỂU CHÂU ÂU TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM.51 

3.1  Sựcần thiết áp dụng sản phẩm quyền chọn tại công ty chứng khoán:.51 

3.1.1  Góp phần thúc đẩy thịtrường quyền chọn phát triển với vai trò là những

nhà tạo lập thịtrường:.51 

3.1.2  Bảo vệkhách hàng-nhà đầu tưtrước những rủi ro biến động lớn của thịtrường:52 

3.1.3  Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đa dạng hoá sản phẩm cung cấp cho khách hàng:.52 

3.1.4  Công ty chứng khoán có điều kiện đểphát triển sản phẩm quyền chọn.53 

3.1.1.1  Năng lực vềtài chính :.53 

3.1.1.2  Nguồn nhân lực:.53 

3.1.1.3  Nguồn thông tin :.54 

3.1.1.4  Nguồn khách hàng :.54 

3.1.1.5  Công nghệ:.54 

3.2  Xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộvịthếtrên quyền chọn

kiểu Châu Âu tại công ty chứng khoán:.55 

3.2.1  Sơ đồhoạt động :.55 

3.2.1.1  Mô tảhoạt động phát hành và bảo hộvịthếtrên quyền chọn :.56 

3.2.1.2  Đặc điểm của mô hình :.57 

3.2.2  Mô tảhoạt động cung cấp sản phẩm quyền chọn:.57 

3.2.2.1  Môi giới :.57 

3.2.2.2  Bảo hộ:.57 

3.2.3  Xây dựng sốquy định trong giao dịch quyền chọn trên TTCK Việt Nam:

3.2.3.1  Chứng khoán cơsở đểphát hành quyền chọn phải đạt tiêu chuẩn “chất lượng”:.58 

3.2.3.2  Hợp đồng quyền chọn:.58 

3.2.3.3  Cách thức giao dịch:.58 

3.2.4  Ví dụvềviệc phát hành và bảo hộvịthếtrên quyền chọn tại công ty chứng khoán :.59 

3.2.4.1  Ví dụ1: cổphiếu VNM - ngành sản xuất và chếbiến thực phẩm :.59 

3.2.4.2  Ví dụ2: cổphiếu STB - ngành tài chính ngân hàng :.62 

3.2.4.3  Nhận xét chung:.64 

3.3  Những giải pháp hỗtrợcho việc đưa ra áp dụng mô hình quản lý phát

hành và bảo hộvịthếtrên quyền chọn kiểu Châu Âu tại các công ty chứng

khoán Việt Nam:.65 

3.3.1  Tuyên truyền thông tin, tưvấn công cụquyền chọn đến nhà đầu tư:.65 

3.3.2  Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.65 

3.3.3  Xây dựng cơsởpháp lý cho hoạt động giao dịch quyền chọn chứng khoán:66 

3.3.4  Xây dựng việc tổchức và quản lý sàn giao dịch quyền chọn tập trung:68 

3.3.5  Phát triển các nhà tạo lập thịtrường:.68 

3.3.6  Triển khai nghiệp vụbán khống:.70 

3.3.6.1  Mặt tích cực của bán khống:.70 

3.3.6.2  Mặt tiêu cực của bán khống:.71 

3.3.6.3  Một sốquy định nhằm giảm thiểu mặt tiêu cực của nghiệp vụbán khống:71 

Kết luận chương 3.72 

PHẦN KẾT LUẬN.74 

TÀI LIỆU THAM KHẢO.76 

PHỤLỤC.78 

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình quản lý phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu châu âu tại công ty chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành một trong những sàn giao dịch các sản phẩm chứng khoán phái sinh xuyên biên giới tinh vi nhất thế giới. Nguồn: 2.2.2 Nguyên tắc giao dịch: • Ngày giao dịch: LIFFE mở cửa giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6, đóng cửa vào thứ 7, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ của Vương quốc liên hiệp Anh và vào bất kỳ ngày nào mà các giao dịch bị đình chỉ theo đạo luật năm 1971 về quan hệ tài chính và ngân hàng. Tuy nhiên, Ủy ban giám sát có thể quyết định việc mở hay đóng cửa Sàn giao dịch trong từng thời điểm và quyết định này phải được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. • Những hành vi bị cấm: Những người có liên quan đến bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào của LIFFE sẽ không được tham gia vào những giao dịch được cho là có hại cho thị trường hoặc dẫn đến sự bất công cho các khách hàng hay những người tham gia trên thị trường. • Tranh chấp: Nếu một hợp đồng đã được ký hay coi như đã được ký thì nó có thể là đối tượng của việc tranh chấp. Nếu một bên bất đồng ý kiến thì bên đó sẽ phải thông báo sự bất đồng ý kiến của mình đến nhân viên của Sàn giao dịch. Khi đó nhân viên của Sàn giao dịch sẽ yêu cầu hai bên tham gia hợp đồng thực hiện những công việc cần thiết để hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. 34 • Tư cách pháp lý để tạo nên một hợp đồng: Tất cả các hợp đồng phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mẫu của Sàn giao dịch. Một hợp đồng sẽ không có hiệu lực trong trường hợp một bên tham gia hợp đồng không có giấy phép giao dịch hợp lệ. 2.2.3 Quy trình giao dịch : Quy trình giao dịch của LIFFE có thể được khái quát như sau: - Lệnh giao dịch: các lệnh giao dịch có thể gửi đến Sàn giao dịch từ khi bắt đầu mở cửa đến lúc đóng cửa giao dịch. Trên LIFFE CONNECT®: + Bỏ giá sẽ được xem là một lệnh mua; + Chào giá sẽ được xem là một lệnh bán; + Chấp thuận được định nghĩa là việc khớp lệnh mua và bán tại hệ thống đặt lệnh trung tâm. Các lệnh giao dịch bao gồm lệnh giới hạn, lệnh giao dịch, lệnh giao dịch mở. - Thực hiện giao dịch: + Các tiêu chuẩn về lệnh giao dịch sau sẽ được xác định ưu tiên giao dịch: ưu tiên về giá, ưu tiên về thời gian đặt lệnh, ưu tiên về tỷ lệ giao dịch và lệnh giao dịch mở được ưu tiên hơn lệnh giới hạn. lệnh Hệ thống thanh toán Phòng quản lý hành chính Những giao dịch khác SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN Giá thỏa thuận chỉ định cho nhà môi giới Người môi giới của nhà giao dịch Nhà giao dịch 35 + Chi tiết các giao dịch trên Sàn giao dịch sẽ được chuyển đến nơi đăng ký giao dịch và đến tất cả những người tham gia đã đăng nhập vào thị trường. Tất cả chi tiết của các giao dịch sẽ được công bố dạng vô danh. + Riêng Hợp đồng giao sau và Hợp đồng quyền chọn, trong suốt thời gian trước khi hoàn tất việc giao dịch, chi tiết về giá và khối lượng mở sẽ được công bố đến tất cả thành viên đã đăng nhập vào thị trường. - Mất hiệu lực giao dịch: + Sàn giao dịch có thể xóa các đơn lệnh ra khỏi sổ khớp lệnh trung tâm theo yêu cầu của nhà giao dịch. + Khi Sàn giao dịch xác định là một giao dịch được thực hiện với giá không phù hợp thì Sàn giao dịch có thể tuyên bố mất hiệu lực giao dịch. Khi một giao dịch bị tuyên bố mất hiệu lực các bên có liên quan sẽ được thông báo bằng điện thoại hoặc tin nhắn từ Sàn giao dịch. - Hiệu chính sai sót: + Nếu có một sai sót trong việc thi hành hợp đồng, Sàn giao dịch sẽ đề nghị biện pháp khắc phục đến các bên có liên quan nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên. + Để có giấy chứng nhận hiệu chỉnh sai sót, các bên phải cung cấp cho Sàn giao dịch: • Các bằng chứng về giao dịch; • Các hợp đồng có liên quan; • Các thủ tục khai báo hiệu chỉnh sai sót được ký bởi hai bên. + Sàn giao dịch cũng có thể yêu cầu các bên cung cấp thêm các thông tin khác trong trường hợp cần thiết. 2.3 Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Úc: Úc cũng là nơi quyền chọn rất phát triển với sàn giao dịch lớn nhất là Australian Securities exchange (ASX), hình thành từ năm 1861 và thuộc nhà nước quản lý. • Cách thức giao dịch: 36 Để giao dịch nhà đầu tư phải có tài khoản giao dịch chứng khoán. Khi nhà đầu tư đến công ty chứng khoán yêu cầu mở tài khoản giao dịch quyền chọn sẽ được cung cấp: - Phiếu đăng ký giao dịch quyền chọn. Trên phiếu này nhà đầu tư phải điền những thông tin về cá nhân và những thông tin cần thiết khác. - Phiếu đồng ý chấp nhận quyền chọn (Quyền chọn Agreement and Approval form) đảm bảo nhà đầu tư tuân thủ những quy định trong giao dịch. • Quy trình giao dịch quyền chọn cổ phiếu kiểu Úc cũng tương tự như ở Mỹ. Tất cả mọi giao dịch của nhà đầu tư đều phải thông qua nhà môi giới. Định kỳ nhà đầu tư cũng nhận được những tài liệu cung cấp thông tin về tài khoản bao gồm: - Bảng xác nhận hợp đồng ( Confirmation Contract Note ). - Bảng kê vị thế mở ( Open Position Statement ). - Bảng kê giao dịch hàng tháng ( Monthly Transaction Stat ement ). 2.4 Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Hàn Quốc: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) là SGDCK lớn hàng thứ tư Châu Á có mức vốn hoá trên 950 tỉ USD với trên 1896 cổ phiếu được niêm yết, bao gồm 4 thị trường tương đương 4 sàn giao dịch là: sàn giao dịch chứng khoán chính ( Stock Market Division ), sàn giao dịch chứng khoán KOSDAQ ( KOSDAQ Market Division ), sàn giao dịch trái phiếu ( Bond Market) và sàn giao dịch tương lai ( Futures Market Division ). KRX thiết lập sàn giao dịch tương lai song song với các sàn giao dịch khác và trực tiếp có ban chuyên vụ quản lý giao dịch các sản phẩm phái sinh. Sàn giao dịch này có nguồn gốc từ Sở giao dịch hợp đồng tương lai Hàn Quốc ( KOFEX ) thành lập năm 1999 trên cơ sở hợp nhất 2 bộ phận là sàn hợp đồng tương lai (thành lập năm 1996) và sàn giao dịch quyền chọn (thành lập năm 1997). Sản phẩm hợp đồng quyền chọn cổ phiếu được niêm yết đầu tiên vào ngày 28/01/2002 với tài sản cơ sở là 7 cổ phiếu và cho đến 26/09/2005 đã tăng lên 30 cổ 37 phiếu. Tất cả những cổ phiếu này đều được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chính. • Mô hình thanh toán bù trừ: KRX thành lập một công ty con làm Trung tâm thanh toán bù trừ (KSD). KRX có một hệ thống các công ty thành viên thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho khách hàng. Muốn trở thành thành viên thanh toán phải được sự chấp thuận của KRX và được KRX cấp giấy phép hoạt động thanh toán bù trừ. - Một công ty có thể vừa là thanh viên giao dịch vừa là thành viên thanh toán của KRX. Thành viên giao dịch nếu không đồng thời là thành viên thanh toán thì phải ký hợp đồng thanh toán với ít nhất một thành viên thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán. - Quy trình giao dịch: + Mở tài khoản: Nhà đầu tư đến các thành viên của KRX để mở tài khoản giao dịch. + Đặt lệnh: Khi đặt lệnh mua bán, nhà đầu tư phải ký quỹ theo quy định. Các thành viên thực hiện kiểm tra ký quỹ và thực hiện phong toả khoản ký quỹ trước khi thực hiện lệnh cho nhà đầu tư, sau đó chuyển lệnh mua / bán vào hệ thống giao dịch tại sàn giao dịch tương lai KRX. + Thông báo kết quả giao dịch: Theo phương thức và thời gian giao dịch đã quy định sẵn, KRX sẽ thông báo kết quả giao dịch về từng thành viên để thông báo cho nhà đầu tư. Bên cạnh hệ thống giao dịch , có nhiều hệ thống khác hỗ trợ và mỗi hệ thống đều có chức năng riêng đảm bảo cho quá trình giao dịch được an toàn và thông suốt. Cụ thể như: (1) Hệ thống giám sát: giám sát giao dịch công bằng, minh bạch; (2) Hệ thống lưu ký: đảm bảo quá trình đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ diễn ra an toàn, không gián đoạn; tính toán tỷ lệ ký quỹ và thông báo sau mỗi ngày giao dịch, đảm bảo đủ số dư tài khoản cho ngày giao dịch kế tiếp; ký quỹ và giải toả tài sản (chứng khoán) của nhà đầu tư; (3) Ngân 38 hàng thanh toán: ký quỹ và giải toả thanh toán và dự trữ tiền; (4) Hệ thống công bố thông tin ra thị trường (5) Hệ thống thông tin chứng khoán; (6) Hệ thống an toàn: kiểm soát các vấn đề trong quá trình giao dịch, đảm bảo các hoạt động diễn ra an toàn (7) Hệ thống sự cố: luôn luôn sẵn sàng giải quyết bất cứ sự cố nào phát sinh ra. • Quy trình thanh toán bù trừ đối với việc thực hiện quyền chọn : Vào ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn, các hợp đồng không thực hiện sẽ bị huỷ bỏ còn các hợp đồng có giá trị thực được nhà đầu tư thực hiện quyền: - Nhà đầu tư thông báo cho công ty nơi mình mở tài khoản về việc thực hiện quyền chọn của mình. - Công ty này có trách nhiệm tổng hợp và gửi thông báo cho KSD. KSD chọn ngẫu nhiên thành viên có nhà đầu tư phát hành quyền chọn này để thực hiện thanh toán bù trừ theo nguyên tắc đã được quy định trước. Nếu thành viên có nhiều hơn một nhà đầu tư đủ tư cách thực hiện nghĩa vụ, người phát hành được chọn theo quy định first in – first out. - Người phát hành quyền chọn được chỉ định phải giao hoặc nhận cổ phiếu cơ sở hoặc tiền tuỳ vào loại hợp đồng quyền chọn được thực hiện. Trên cơ sở này, KSD và ngân hàng thanh toán sẽ chuyển giao tiền và cổ phiếu từ tài khoản thanh toán giữa các thành viên. Sau đó, thành viên có trách nhiệm chuyển giao tiền v à cổ phiếu về tài khoản của nhà đầu tư. • Hệ thống giao dịch: - Phương thức giao dịch: KRX tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh theo phương thức giao dịch khớp lệnh, bao gồm: khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Phương thức này giống như phương thức giao dịch hiện đang áp dụng tại TTCK Việt Nam. 39 - Ký quỹ giao dịch: Mức ký quỹ bắt buộc đối với quyền chọn chỉ số và cổ phiếu là 15% và nhà đầu tư phải ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch ( có thể ký quỹ bằng ngoại tệ ). - Quy mô hợp đồng: Đối với quyền chọn cổ phiếu thì một hợp đồng tương đương 10 cổ phiếu. - Thời hạn hợp đồng: KRX chỉ áp dụng tháng đáo hạn theo vòng quay 1 chu kỳ là tháng đáo hạn vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12. - Kiểu thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu nghĩa là quyền chọn chỉ được phép thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng. - Ngày giao dịch cuối cùng: cả quyền chọn cổ phiếu và chỉ số chứng khoán được quy định là vào ngày thứ năm thứ hai của tháng đáo hạn. - Ngày thanh toán: T+2 kể từ ngày hợp đồng đáo hạn. - Giới hạn vị thế: đối với quyền chọn cổ phiếu phụ thuộc vào khối lượng cổ phiếu cơ sở đang lưu hành KRX đưa ra các mức mở khác nhau . Mỗi loại quyền chọn chỉ số cổ phiếu có mức mở khác nhau, ví dụ như KOSPI 200 có mức mở vị thế là 7.500 hợp đồng. - Thay đổi giá thực hiện và khối lượng quyền chọn: KRX điều chỉnh giá thực hiện, khối lượng hợp đồng khi công ty niêm yết có cổ phiếu là tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu, chia tách cổ phiếu, gộp cổ phiếu…nhưng không điều chỉnh khi công ty niêm yết trả cổ tức bằng tiền mặt. 2.5 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (“TSE”): 2.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển: Lịch sử hình thành và phát triển của Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo được tóm tắt như sau: Thời gian Sự kiện 15/05/1878 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo được thành lập. 40 30/06/1943 TSE hợp nhất với 11 sàn giao dịch của các thành phố lớn khác ở Nhật Bản tạo thành Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản. 16/04/1947 Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản đã giải tán. Tháng 3/1947 Luật giao dịch chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán được ban hành, và chính thức sửa lại vào tháng 4/1948 01/04/1949 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo được khôi phục lại (hoạt động ngày 16/05/1949) 1983-1990 Đây là thời kỳ phát triển được gọi là thần kỳ trong lịch sử của TSE. 03/09/1988 TSE bắt đầu tiến hành giao dịch các hợp đồng tương lai. 20/10/1989 TSE bắt đầu giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán. 1990 Lượng tiền tệ giao dịch qua TSE chiếm hơn 60% lượng tiền tệ giao dịch trên TTCK toàn thế giới. 18/07/1997 TSE đưa vào giao dịch các hợp đồng quyền chọn chứng khoán. 01/06/1999 TSE chuyển sang hệ thống giao dịch điện tử. 09/05/2000 Hệ thống giao dịch điện tử mới được đưa vào sử dụng được gọi là TSE Arrows. 2001 Ngày 09/04/2001, TSE phối hợp với Công ty Standard & Poor, chọn ra 150 chứng khoán cơ sở có độ thanh khoản cao nhất thời bấy giờ làm danh mục đầu tư chuẩn và tiến hành giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán S&P và TOPIX 150 2003 Trung tâm thanh toán bù trừ Nhật Bản bắt đầu hoạt động 2007 Tập đoàn TSE được thành lập. 41 Quy định về giao dịch chứng khoán TSE được áp dụng. Nguồn: 2.5.2 Cơ chế giao dịch: Hợp đồng quyền chọn được thực hiện trên sàn giao dịch TSE thông qua các thành viên giao dịch tổng hợp (General Trading Participant). Tất cả các lệnh và tiến trình giao dịch đều được thực hiện trên hệ thống tự động (Computerized Order Routing and Execution System for Futures and Options - CORES-FOP), tất cả các lệnh giao dịch sẽ được nhập vào hệ thống từ các cổng giao dịch của thành viên thông qua hệ thống vi tính nối mạng với Sở giao dịch. Hợp đồng quyền chọn trên TSE là dạng hợp đồng quyền chọn theo kiểu Châu Âu. Nó chỉ cho phép người nắm giữ thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đến hạn. Khách hàng muốn mua (bán) một quyền chọn phải báo cho nhân viên môi giới trước 12 giờ sáng hoặc 4 giờ chiều của ngày giao dịch. Nhân viên môi giới sẽ phải gửi thông báo giao dịch đến TSE thông qua hệ thống CORES-FOP trước 12 giờ 45’ sáng hoặc 4 giờ 45’ chiều. Khách hàng muốn giao dịch các hợp đồng quyền chọn (chứng chỉ hay chỉ số chứng khoán) trên TSE phải mở một tài khoản tại các thành viên trên sàn để thực hiện việc thanh toán. Trược khi đặt lệnh, khách hàng phải ký quỹ vào tài khoản và ủy quyền cho các thành viên giao dịch thông qua các tài khoản này. Trong trường hợp số tiền ký quỹ không đáp ứng được giá trị giao dịch hoặc nghĩa vụ thanh toán, khách hàng phải ký quỹ bổ sung ngay ngày hôm sau. Sau khi nhân viên môi giới gửi thông báo giao dịch, TSE sẽ chỉ định một nhân viên môi giới một cách ngẫu nhiên để thực hiện giao dịch quyền chọn. Nhân viên môi giới được chỉ định này sẽ tìm kiếm các khách hàng muốn mua (bán) quyền chọn đó để thực hiện việc giao dịch. Nếu không có khách hàng nào muốn mua (bán) quyền chọn đó thì TSE sẽ phải thực hiện nhiệm vụ giao dịch đó. Tất cả các vị thế cao giá quyền chọn (ITM) đều được tự động thực hiện vào ngày đáo hạn trừ những trường hợp khác được chỉ định. Tất cả các quyền chọn không được thực hiện đều tự động hết hiệu lực vào ngày tiếp theo của ngày đáo hạn. 42 Đến thời điểm đáo hạn, nếu khách hàng muốn thực hiện hợp đồng thì phải chỉ thị cho các thành viên giao dịch trên sàn trước 16 giờ của ngày giao dịch, các thành viên có trách nhiệm thông báo việc thực hiện cho TSE thông qua hệ thống CORES- FOP trước 16 giờ 15’. Khi đó, TSE sẽ chỉ định các thành viên có liên quan trên sàn giao dịch thực hiện chuyển giao thông qua hệ thống thanh toán vào ngay ngày hôm sau với lượng tiền hay chứng khoán tương ứng được thể hiện trong các hợp đồng. 2.5.3 Cơ chế giám sát: Năm 1992, Ủy ban giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán (Exchange Surveillance Commission-ESC) được thành lập. Năm 1998, ESC đổi tên là Financial Supervision Agency (FSA) với chức năng cơ bản là tiến hành điều tra và xử lý các giao dịch gian lận trên thị trường chứng khoán. Các chức năng quản lý thị trường chứng khoán chung do bộ tài chính Nhật Bản đảm nhiệm. 2.6 Thị trường chứng khoán Trung Quốc - Những bước đầu thực hiện quyền chọn : TTCK Trung Quốc được thành lập cuối những năm 1980. Vào đầu thập niên sau đó, CP lên giá rất nhanh nhưng rồi chững lại và đi xuống từ năm 2001. Trong những năm gần đây, giới chức Trung Quốc đã có nhiều biện pháp mạnh để lấy lại niềm tin vào thị trường. Điều này khiến thị trường trở nên hấp dẫn hơn. Tháng 4/2007, TTCK Trung Quốc ghi nhận con số NĐT mở tài khoản ở mức kỷ lục 4,79 triệu người. Người dân đổ xô vào CK đã khiến TTCK Trung Quốc nóng lên và trong tình trạng bong bóng. Trong năm 2006, chỉ số SSE 180 Index tại Thượng Hải đã tăng 110% lên 4.847 điểm và từ đầu năm 2007 đến nay tiếp tục tăng thêm 17% lên 5.673 điểm. Mặc dù có nhiều cảnh báo về sự tăng trưởng quá nóng của TTCK Trung Quốc nhưng NĐT vẫn quyết tâm bỏ tiền thêm vào thị trường bởi họ tin rằng xu thế 43 thị trường mới là quyết định quan trọng nhất chứ không phải những lời nhận định từ bên ngoài và cả cảnh báo từ bên trong. Nhằm mục đích đảm bảo TTCK phát triển bền vững, các cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK ở Trung Quốc đã tỏ ra thận trọng. Chính phủ Trung Quốc thông báo thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp trên TTCK. Hơn thế nữa, nhằm phòng chống rủi ro cho thị trường chứng khoán của mình, tháng 4/2007, chính quyền Trung Quốc đã có một loạt động thái và những quy định mới áp dụng cho thị trường chứng khoán Trung Quốc. Đầu tiên có thể kể đến việc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trung Quốc vừa cho phép các hoạt động mua bán chứng khoán quyền chọn được diễn ra tại thị trường chứng khoán nước này. Theo quy định mới này, các tổ chức tài chính sẽ không bị ngăn cấm giao dịch chứng khoán quyền chọn cũng như không bị hạn chế huy động vốn cho công tác giao dịch kiểu này. Quy định mới sẽ cho phép thực hiện các giao dịch quyền chọn đối với các loại cổ phiếu, ngoại hối và chứng khoán phái sinh. Song song với những động thái cởi mở thì chính quyền Trung Quốc cũng không quên mối lo về sự tăng trưởng nóng tại nước này. Do vậy, những quy định có vẻ thắt chặt cũng đã được ban hành trong tháng 4/2007 này.Chẳng hạn như việc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Trung Quốc ngày 11/4 đã ra quy định mới nhằm hạn chế việc lãnh đạo các công ty niêm yết bán cổ phiếu ra ngoài để trục lợi và làm lũng đoạn thị trường. Theo quy định mới này, lãnh đạo các công ty đại chúng không được phép bán cổ phiếu của mình trước thời hạn 1 năm kể từ ngày công ty niêm yết trên sàn, và 6 tháng kể từ ngày nghỉ việc tại công ty niêm yết. Cùng lúc đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trung Quốc cũng yêu cầu các nhà môi giới chứng khoán nước này phải tra danh tính khách hàng để tránh hiện tượng lợi dụng các sàn chứng khoán để rửa tiền và các hành vi phạm pháp khác. Bên cạnh đó, Ủy ban Giám quản chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã công bố rộng rãi các quy chế về tiết lộ thông tin trong đó yêu cầu các công ty dự định phát hành cổ phiếu phải công bố trên các tờ báo địa phương trước khi tiến hành 44 niêm yết. Với các quy chế này, mục đích của CSRC là nhằm tăng cường việc giám sát của công chúng đối với các công ty niêm yết, giúp giải quyết các vấn đề tranh chấp trước khi các công ty này nộp các hồ sơ chính thức lên ủy ban để xin niêm yết, đồng thời CSRC buộc các ngân hàng trong nước, các công ty bảo hiểm và các công ty chứng khoán phải tiết lộ các thông tin về chất lượng tài sản, các tài sản không hoạt động và các thông lệ kế toán trong các bản cáo bạch của các công ty này. Hơn nữa, các công ty niêm yết sẽ phải lập các báo cáo tài chính và các báo cáo này phải được các công ty kiểm toán quốc tế cũng như các công ty kiểm toán trong nước kiểm toán trong ngành chứng khoán cho biết thì các quy chế mới này được ban hành để tạo một "bức tường lửa" phòng tránh rủi ro có hiệu quả. Có thể dễ dàng nhận thấy, những động thái, những quy định mới của Nhà nước Trung Quốc, trong đó việc triển khai giao dịch quyền chọn chứng khoán, nhằm mục tiêu kiên định là tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán để TTCK trở thành một kênh huy động vốn chủ lực cho nền kinh tế Trung Quốc. 2.7 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Thị trường quyền chọn là một thị trường cao cấp và nó được triển khai giao dịch trên TTCK tập trung một khi TTCK đã phát triển ổn định. Lịch sử phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán trên thế giới, Châu Âu và Mỹ, gần đây là Trung Quốc, đã cho thấy quyền chọn chứng khoán là một trong những giải pháp không thể thiếu để phát triển thị trường chứng khoán. Trong quá trình phát triển, thị trường quyền chọn được tổ chức giao dịch qua các định chế tài chính, đến một giai đoạn thích hợp, cần thiết hình thành thị trường giao dịch quuyền chọn tập trung, khi đó, các định chế này tham gia vào thị trường quyền chọn với vai trò những nhà tạo lập thị trường. Từ đó, ta thấy được việc phát triển thị trường quyền chọn đầu tiên là việc phát triển những nhà tạo lập thị trường, để tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho việc hình thành và phát triển thị trường quyền chọn trong tương lai. Theo tác giả, từ thực tế ở thị trường Việt Nam, các công ty chứng khoán đóng vai trò tiên phong trong việc phát triển thị trường này. 45 Bên cạnh đó, từ việc tham khảo giao dịch quyền chọn trên thị trường thế giới, chúng ta rút ra những quy định, cách thức trong giao dịch mà những thị trường này phải mất một thời gian dài mới xây dựng được, để từ đó, học tập kinh nghiệm, tạo cơ sở tổ chức cách thức thực hiện, quy định cần thiết để áp dụng trong quá trình xây dựng và phát triển quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam nói chung và xuất phát từ công ty chứng khoán nói riêng. Những quy định, cách thức giao dịch đáng chú ý bao gồm: o Công khai, minh bạch thông tin về giao dịch quyền chọn. o Ngăn cấm các hành vi giao dịch có thể lủng đoạn thị trường : giao dịch của người có liên quan. o Danh mục hàng hoá cổ phiếu cơ sở được đưa vào giao dịch phải thỏa những điều kiện đảm bảo rủi ro thấp : tính thanh khoản, biến động giá… o Chuẩn hoá hợp đồng giao dịch về số lượng cổ phiếu cơ sở trên mỗi hợp đồng, ngày tháng đáo hạn trong đó có ngày giờ giao dịch cuối cùng và giá thực hiện . o Giao dịch hợp đồng theo kiểu Mỹ hay Châu Âu để quy định cho ngày thực hiện quyền phù hợp với thực tế thị trường Việt Nam còn non trẻ, không gây ra hiệu ứng phụ làm rối loạn thị trường trong từng giai đoạn phát triển. o Trong giao dịch quyền chọn, tỷ lệ ký quỹ phải hợp lý : đảm bảo thanh toán và đảm bảo tính hấp dẫn. o Giá thực hiện trên cơ sở thị giá cổ phiếu, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch, các loại lệnh giao dịch sao cho phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam. o Vị thế và số lượng hợp đồng được phát hành tối đa cho cả hai đối tượng là nhà đầu tư, mục đích làm cho thị trường giao dịch bình ổn; đề phòng các mục đích đầu cơ, lũng đoạn và phá hoại làm suy sụp thị trường. 46 o Các trường hợp thay đổi giá thực hiện và khối lượng hợp đồng quyền chọn khi có sự chia tách, sát nhập cổ phiếu hay chia cổ tức bằng tiền mặt giống như thông lệ của các nước có thị trường quyền chọn phát triển. 2.8 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và đề xuất chọn mô hình phát hành và bảo hộ vị thế trên quyền chọn kiểu Châu Âu ở Việt Nam : 2.8.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam: 2.8.1.1 Những biến động bất thường của t hị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua: Thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập tháng 20/7/ 2000 tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, và kể từ ngày 08/03/2005 trung tâm giao dịch chứng khoán H à Nội chính thức đi vào hoạt động; với quy mô ban đầu bao gồm hai công ty niêm yết có vốn điều lệ tổng cộng 270 tỷ đồng, đến cuối tháng 9/2006 thị trường niêm yết chứng khoán Việt Nam đã bao gồm 63 loại cổ phiếu, một chứng chỉ quỹ với tổng giá trị vốn hoá thị trường gần 55 ngàn tỷ bằng 6,5% GDP cả nước (Nguồn: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước). Tháng 03/2007 chỉ số VN -index vượt quá 1.170 điểm, đến cuối năm 2007 chỉ còn 27,02 điểm và tiếp tục giảm sang những tháng đầu năm 2008. Hiện tại chỉ số Vnindex đang giao động quanh vùng 480-520. Nhìn chung TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định sau 10 năm hoạt động, tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng đó của TTCK còn chứa đựng những khó khăn và rủi ro tiềm ẩn cần phải khắc phục, hoàn thiện hơn. 2.8.1.2 Những rủi ro tiềm ẩn của thị tr ường chứng khoán Việt Nam : Sự sụt giảm liên tục từng ngày của chỉ số VN-Index từ cuối 2007 kéo dài sang đầu 2008 phần nào thể hiện tính non trẻ của TTCK Việt Nam, và nó chứa đựng những yếu tố rủi ro tiềm ẩn từ bên trong của nó. Bao gồm: o Tâm lý đầu tư theo phong trào, “bầy đàn” và “lướt sóng”: 47 Các đợt sốt giá đầu năm 2001 cho thấy phần nào tính hấp dẫn của một thị trường non trẻ tạo ra các làn sóng đầu tư đón đầu vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Những nhà đầu tư tiên phong có công làm bật lên thị trường trong giai đoạn đầu hầu như là giới thạo nghề gồm những người và tổ chức trong và ngoài nước có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính và nhạy bén, có mục tiêu và chiến lược đầu tư rõ ràng và chủ động. Tuy nhiên, trong quá trình sưu tập danh mục cổ phiếu cho mình họ mặc nhiên tạo ra tình trạng cạnh tranh mua làm cho thị trường bắt đầu nóng lên… Như là một quy luật, thị trường sôi động và giá tăng liên tục đã nhanh chóng cuốn hút một làn sóng nhà đầu tư mới khác muốn thử thời vận tr ên thị trường tài chính có mức sinh lợi hấp dẫn, tham gia dễ dàng. Nhóm đầu tư này không có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_phat_hanh_va_bao_ho_vi_the_tren_quyen_chon_kieu_chau_au.pdf
Tài liệu liên quan