Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Long An những năm gần đây
phát triển rất nhanh và góp phần lớn vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tăng
trưởng tỉnh nhà ngày càng đi lên. Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm so với GDP
thỉ tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP đã tăng từ mức 28,0% năm 2000 và năm 2005
đã tăng lên đến 37,44%, nhưng đến năm 2007 chỉ tăng 34,51%.
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đặc biệt là ngân sách tập trung, chủ
yếu dành cho các ngành kết cấu hạ tầng kinh tế: giao thông vận tải, thủy lợi,
bưu chính viễn thông, cấp nước, cấp điện và kết cấu hạ tầng xã hội: bệnh
viện, trường học
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp bố trí đều cho các ngành công
nghiệp, nông lâm thủy sản, kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ khác. Đây là
nguồn vốn cótốc độ tăng trưởng nhanh nhất những năm gần đây và vì vậy
ngày càng chiếm một tỷ trọng quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển
của tỉnh.
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình quỹ đầu tư phát triển của tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất những năm gần đây và vì vậy
ngày càng chiếm một tỷ trọng quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển
của tỉnh.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu
vốn đầu tư phát triển. Kể từ năm 2003, với đà phục hồi, dù chưa được như
mong đợi, của kinh tế thế giới cũng như sự hồi phục khá mạnh của các nền
kinh tế Đông và Đông Nam Á, cộng với nổ lực cải cách hành chánh, việc thực
thi các chính sách và biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài của
tỉnh Long An, dòng vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào tỉnh nhà đã có xu
hướng gia tăng trở lại và theo đó tỷ trọng trong cơ cấu đầu tư phát triển cũng
có xu hướng tăng dần. Tuy vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
tỉnh vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp
thực phẩm (chủ yếu là chế biến nông sản thực phẩm) như trong thời kỳ trước.
Nhìn chung, công tác đầu tư của tỉnh trong những năm qua đã đi vào nề
nếp, cơ bản đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Nhu cầu đầu tư bức xúc đã
được đáp ứng. Việc điều hành nguồn vốn khá linh hoạt, cơ cấu đầu tư khá hợp
lý, hạn chế tối đa đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo tinh thần chỉ đạo của
Chính phủ. Song công tác đầu tư vẫn còn một số tồn tại như việc chuẩn bị đầu
tư các công trình huyện thị, xã phường còn lúng túng, danh mục công trình bố
trí chưa được tập trung. Các công trình huy động vốn nhân dân có sự hỗ trợ
của Nhà nước thủ tục còn phức tạp nên tiến độ thực hiện còn chậm.
Hiệu quả đầu tư qua hệ số ICOR
Hệ số ICOR trên địa bàn Tỉnh thời gian qua thể hiện như sau:
34
Biểu số 2.7: Hệ số ICOR của kinh tế tỉnh Long An
Nội dung 2001-2007 Dự báo 2008-
2010
Toàn nền kinh tế 3,37 3,9
Nguồn: Tính từ Niên giám Thống kê tỉnh Long An, nhiều năm.
Hệ số ICOR giai đoạn 2008-2010 dự báo 3,9 cao hơn giai đoạn 2001-
2007 trong điều kiện nền kinh tế tỉnh Long An chuyển dần từ các ngành thâm
dụng lao động sang các ngành thâm dụng vốn hơn và các khoản đầu tư lớn vào
kết cấu hạ tầng như đường xá, thủy lợi...
2.3.Dự báo về khả năng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long an đến năm 2020:
2.3.1. Quan điểm phát triển Long an đến năm 2020:
2.3.1.1.Tăng về qui mô và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Long An đang
trên đà phát triển, Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng với tốc độ cao, tăng
nhanh về số lượng và quy mô công nghiệp. Khai thác tối đa các nguồn lực, rút
ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần thể hiện được yêu
cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh theo hướng thúc đẩy sự tăng trưởng
của khu vực công nghiệp – xây dựng, nâng cao năng suất, chất lượng và hiện
đại hoá hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, phát triển đúng mức, với tỷ
trọng hợp lý cho khu vực thương mại - dịch vụ. Động lực chính thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế cao trong giai đoạn tới của tỉnh là phát triển công nghiệp và
công nghiệp hóa.
2.3.1.2.Phát triển cần có ưu tiên, không dàn trải: Vì nguồn lực có hạn
nên đầu tư của tình cần tập trung, ưu tiên cho các vùng phát triển công nghiệp
trước. Khi các vùng công nghiệp phát triển tốt đóng góp trở lại ngân sách và
tỉnh sẽ ưu tiên tái phân bổ đầu tư vào các vùng khó khăn. Để thực hiện được
mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, trong thời gian tới, nhu cầu vốn đầu tư là
35
rất lớn, trong khi nguồn ngân sách Tỉnh có hạn. Do đó, các giải pháp cần tập
trung khơi dậy mọi nguồn lực đầu tư từ xã hội.
2.3.1.3.Phát triển trong hội nhập và gắn với thị trường: Hiện Việt Nam
đã chính thức gia nhập vào WTO. Kinh tế cả nước sẽ hội nhập hơn nữa vào
nền kinh tế khu vực và thế giới. Phát triển tỉnh cần đặt trong bối cảnh đẩy
mạnh hội nhập và gắn với thị trường. Quan điểm cạnh tranh, hội nhập là lấy
hiệu quả làm thước đo. Chỉ làm những gì chúng ta làm hiệu quả, gắn chặt với
nhu cầu thị trường và phân công lao động vùng, trong nước và quốc tế. Vấn
đề nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là của doanh nghiệp cần xem là một
trong những ưu tiên hàng đầu.
2.3.1.4. Gắn với phát triển vùng: Định hướng phát triển của tỉnh gắn
với phát triển vùng, nhất là với TP.HCM và Vùng KTTĐPN. Khai thác tối đa
lợi thế của tỉnh trong phát triển vùng. Phối hợp, liên kết với các tỉnh trong
vùng để thực hiện nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Định hướng
phát triển đô thị Long An nằm trong định hướng chung về phát triển đô thị
vùng TP.HCM. Ngoài ra, trong nội bộ tỉnh Long An, phát triển kinh tế cần hài
hòa giữa các tiểu vùng.
2.3.1.5. Phát triển kinh tế phải đi đôi với nâng cao đời sống văn hóa
tinh thần, thực hiện công bằng xã hội: Bên cạnh việc chú trọng tăng nhanh
quy mô kinh tế về mặt số lượng, vấn đề chất lượng phát triển cần được quan
tâm đúng mức. Phát triển phải lấy con người là trung tâm và vì con người trên
cơ sở của phát triển bền vững.
2.3.1.6. Gắn phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ quốc
phòng – an ninh trên địa bàn: Đây là 2 nhiệm vụ chiến lược có tính nguyên
tắc, xuyên suốt, do đó gắn các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với
việc củng cố quốc phòng - an ninh. Đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an
36
toàn xã hội trên địa bàn Tỉnh trong mọi tình huống, tạo ý thức thường trực
trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn..
2.3.2. Các mục tiêu định hướng phát triển tỉnh Long an đến năm 2020:
2.3.2.1.Mục tiêu chung:
Đến năm 2020, Long An trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển (khu
vực công nghiệp-xây dựng chiếm trên 50% GDP của tỉnh). Từ nay đến 2020,
Tỉnh đặt mục tiêu tăng nhanh quy mô công nghiệp lên hàng đầu. Tập trung
mọi nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển với các tỉnh của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, của cả nước trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Phát triển giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội
bức xúc nhất là giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, từng bước tăng
cường cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và tạo các tiền đề cần thiết khác để đi
vào giai đoạn phát triển cao hơn. Phát triển kinh tế đi đôi với xử lý, cải tạo và
bảo vệ môi trường.
Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh vững mạnh, xây dựng biên giới láng giềng hữu nhị với nước bạn Cam-
Pu-Chia.
Các mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế đến năm 2020
- Tăng trưởng kinh tế: phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình
quân hàng năm khoảng 15% cho cả giai đoạn 2006-2020. Trong đó: Khu vực
I tăng trưởng 5,5%; Khu vực II tăng 20,3% và Khu vực III là 15,2%.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: dự kiến cộng thêm yếu tố trượt giá trong
từng khu vực kinh tế, đến năm 2010, Khu vực I chiếm 25-26%; Khu vực II
chiếm 42-43%; Khu vực III chiếm 30-31%. Đến năm 2020, khu vực I chiếm
10-11%, khu vực II chiếm 54-55%, khu vực III chiếm 35-36%.
37
- Đầu tư: để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 15%/năm giai
đoạn 2006-2020, tỉ lệ đầu tư/GDP phấn đấu đạt từ 47-49%.
- Thu chi ngân sách: đảm bảo tốc độ tăng thu và chi ngân sách cao hơn
tốc độ tăng trưởng GDP, đạt ít nhất là 15%/năm (đã trừ đi lạm phát) cho cả
giai đoạn 2006-2020.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng bình quân kim
ngạch xuất khẩu đạt bình quân 25%/năm cho cả giai đoạn 2006-2020.
2.3.2.2. Phương án tăng trưởng kinh tế:
*Phương án tăng trưởng
Các mục tiêu tăng trưởng GDP các ngành theo phương án này dự kiến
như sau:
- Bình quân cho cả giai đoạn 2006-2020 GDP trên địa bàn tỉnh Long
An tăng là 15%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006-2010 là 14,0%; giai đoạn
2011-2015 tăng bình quân 15,5%; bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng
15,0%/năm.
- GDP nông lâm thủy sản bình quân cho cả giai đoạn 2006-2020 là
5,5%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006-2010 là 5,5%; giai đoạn 2011-2015 tăng
bình quân 6,0%; bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 5,0%/năm.
- GDP công nghiệp – xây dựng cho cả giai đoạn 2006-2020 là
20,5%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 23%/năm; giai
đoạn 2011-2015 tăng bình quân 20,5%/năm; bình quân giai đoạn 2016-2020
tăng 17,5%/năm.
- GDP thương mại - dịch vụ cho cả giai đoạn 2006-2020 là 15,2%/năm.
Trong đó, giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 14,2%/năm; giai đoạn 2011-
2015 tăng bình quân 15,6%/năm; bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng
15,8%/năm.
38
Biểu số 2.8. Dự kiến tốc độ tăng trưởng (giá so sánh 1994)
Phương án BQ 2001-2005 (%) 2006-2010 2011-2015 2016-2020 2006-2020
Tổng GDP 9,4 14,0 15,5 15,0 15
Khu vực I 6,0 5,5 6,0 5,0 5,5
Khu vực II 17,0 23,0 20,5 17,5 20,5
Khu vực III 8,6 14,2 15,6 15,8 15,2
Nguồn: Tính toán của Sở Kế hoạch&Đầu tư tỉnh Long an
Từ dự kiến mức tăng trưởng trên, khả năng đạt qui mô GDP trên địa
bàn Tỉnh như biểu sau:
Biểu 2.9. Dự kiến qui mô GDP (giá so sánh 1994) và cơ cấu GDP
(tỉ đồng, giá hiện hành)
2005
Cơ cấu
(%)
2010
Cơ cấu
(%)
2015
Cơ cấu
(%)
2020
Cơ cấu
(%)
Phương án
Tổng GDP 7.465 100 14.373 100 29.544 100 59.423 100
Khu vực I 3.224 43 4.214 26 5.639 16 7.197 10
Khu vực II 2.189 28 6.163 43 15.657 51 35.067 55
Khu vực III 2.052 29 3.997 31 8.248 33 17.159 35
Nguồn: Tính toán của Sở Kế hoạch&Đầu tư
*Định hướng các giải pháp lớn nhằm thực hiện mục tiêu
- Thu hút đầu tư đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Theo đó, cần
tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng thu hút các nguồn lực, thu hút công
nghệ bên ngoài, đẩy nhanh công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nâng cao khả
năng cạnh tranh sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
- Tập trung đầu tư hạ tầng, nhất là hoàn thiện hạ tầng phát triển công
nghiệp và giao thông. Ngoài vốn ngân sách, huy động các nguồn lực của xã
hội dưới các hình thức khác nhau, để tăng cường đầu tư cho hạ tầng.
- Tập trung phát triển và lắp đầy diện tích các khu công nghiệp từ đây
đến năm 2020. Theo đó, tỉnh ưu tiên công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư
hoàn thiện ngoài hàng rào khu công nghiệp để giúp các khu công nghiệp
nhanh chóng phát triển.
39
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài mục tiêu đẩy mạnh phổ cập
giáo dục các cấp, tỉnh tập trung đầu tư phát triển đào tạo nghề, tạo ra đội ngũ
lao động có chất lượng, có cơ cấu hợp lý, có trình độ tiếp thu những công
nghệ hiện đại và những ngành nghề mới, có đủ năng lực sáng tạo thực hiện
nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sẽ xây dựng các trung tâm đào tạo
nghề ở các huyện và một số trường cao đẳng, đại học trên địa bàn.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; Trong
công nghiệp: từng bước đầu tư thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến
vào công nghiệp chế biến nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng chất lượng
sản phẩm nhằm nâng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; Trong
nông nghiệp: tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến từ khâu
gieo trồng đến thu hoạch, bảo quản và sản xuất, nhất là tập trung cho việc ứng
dụng công nghệ tiên tiến đối với giống cây trồng, vật nuôi.
- Giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc về xã hội, tạo thêm
nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông
thôn. Phát triển văn hóa thông tin, chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân,
nâng cao mức sống dân cư. Thực hiện tốt hơn chương trình xoá đói giảm
nghèo, thực hiện tốt quy chế công khai hóa, dân chủ hóa cấp cơ sở. Đấu tranh
có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Gắn kết được mục tiêu phát triển kinh tế với
chiến lược xoá đói giảm nghèo.
- Đẩy mạnh công cuộc cải cánh hành chính, nâng cao năng lực và trình
độ cán bộ. Đẩy lùi tình trạng tham nhũng, quan liêu, suy thoái đạo đức và lối
sống trong cán bộ, công chức. Tập trung xây dựng chính phủ điện tử.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật
tự kỷ cương trong các hoạt động kinh tế và xã hội, thường xuyên giáo dục
người dân ý thức trách nhiệm về quốc phòng và chủ động gìn giữ an ninh
trên địa bàn.
40
2.3.2.3. Phương án phát triển tài chính:
a. Quan điểm định hướng:
- Chú trọng mở rộng đối tượng thu ngân sách.
- Kết hợp sử dụng ngân sách và chính sách công tốt làm đòn bẩy thúc
đẩy phát triển kinh tế theo từng giai đoạn cụ thể.
- Phát huy mọi nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh tế, tranh thủ
nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, từ các chương trình dự án cộng đồng của các
tổ chức quốc tế.
- Ưu tiên phát triển theo giai đoạn: giai đoạn 2006-2010 tập trung phần
lớn nguồn lực ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là liên kết hạ
tầng giữa các khu công nghiệp và các trục giao thông chính. Ưu tiên đầu tư
cho khu vực dọc quốc lộ, khu vực tiếp giáp TP.HCM, nơi có tiềm năng phát
triển công nghiệp. Tạo nền tảng phát triển công nghiệp, mở rộng qui mô hoạt
động kinh tế của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân trong
nước. Giai đoạn 2011-2015 thu ngân sách tăng nhờ kết quả của các chính
sách giai đoạn trước vì thế có điều kiện tái cơ cấu một phần ngân sách cho các
lĩnh vực hạ tầng xã hội, tạo sự phát triển cân bằng và bền vững. Giai đoạn
2016-2020 qui mô GDP cao, thặng dư ngân sách lớn hơn giai đoạn 2011-
2015. Có khả năng đầu tư phát triển khu vực Đồng Tháp Mười.
b. Mục tiêu:
- Đảm bảo tốc độ tăng thu và chi ngân sách cao hơn tốc độ tăng trưởng
GDP, đạt ít nhất là 15%/năm cho cả giai đoạn 2006-2020.
- Đến năm 2015 thặng dư ngân sách. Kế thừa chính sách tài chính giai
đoạn 2006-2010, giai đoạn 2010-2015 Tỉnh Long An hoàn toàn có thể tự chủ
về ngân sách, bắt đầu có thặng dự vào những năm cuối của giai đoạn 2010-
2015. Tiếp tục bồi dưỡng nguồn thu, mở rộng hơn nữa đối tượng thu, tránh
lạm thu vẫn cần được chú trọng.
- Năm 2020 huy động ngân sách đạt 12%-15% GDP.
41
Biểu số 2.10. Qui mô và tốc độ tăng thu ngân sách cho từng giai đoạn
Qui mô ngân sách Tỉnh Tốc độ tăng NS Tỉnh
Đơn vị tính: Tỷ
đồng giá 2005
Năm
2005
Năm
2010
Năm
2015
Năm
2020
Giai đoạn
2006-2010
Giai đoạn
2011-2015
Giai đoạn
2016-2020
Thu ngân sách
trên địa bàn 1.228 2.310 4.646 9.143 13,5% 15,0% 14,5%
Chi ngân sách
trên địa bàn 1.504 2.310 4.414 8.229 9,0% 13,8% 13,3%
Tỉ lệ chi đầu tư
phát triển (%) 35,7% 40% 45% 50% 11,5% 16,5% 15,7%
Tỉ lệ chi thường
xuyên (%)
64,3% 60% 55% 50% 7,5% 11,9% 11,1%
Nguồn: Sở Tài chính Long an
*Thu ngân sách nhà nước:
- Tổ chức thực hiện tốt những cơ chế, chính sách thu ngân sách nhà
nước do Quốc hội, Chính phủ ban hành;
- Thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách, trong đó chú ý các
nguồn thu lớn, đảm bảo thu đúng, kịp thời, tập trung xử lý dứt điểm, không để
nợ tồn đọng, khắc phục tình trạng thất thu ngân sách nhà nước;
- Duy trì và bồi dưỡng nguồn thu nhất là các khoảng thu lớn từ các
doanh nghiệp. Thường xuyên đối thoại với các doanh nghiệp, đơn vị kinh
doanh, hoạt động xuất nhập khẩu để tăng cường công tác thông tin, truyền
thông đầy đủ kịp thời về các chính sách thuế, hải quan đến các đối tượng
nộp thuế, cung cấp dịch vụ hỗ trợ để giúp các tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu
biết chính sách thuế, giảm thiểu tình trạng đối tượng nộp thuế vi phạm chính
sách thuế;
*Chi ngân sách:
- Tăng cường các biện pháp nhằm huy động có hiệu quả các nguồn
lực tài chính trên địa bàn đáp ứng các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế xã hội
địa phương:
+ Thực hiện các cơ chế chính sách tài chính khuyến khích phát triển
sản xuất-kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần
42
tăng thu ngân sách nhà nước tạo nguồn lực ngân sách ngày càng lớn đáp ứng
các nhiệm vụ chi ngân sách địa phương;
+ Thực hiện có hiệu quả huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát
triển kinh tế-xã hội; tăng cường công tác quản lý sử dụng đất, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch. Thực hiện cơ chế sử dụng quỹ đất tạo
vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các dự án chỉnh trang đô thị, khu dân cư;
đồng thời tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo đời sống, việc
làm ổn định cho người dân có đất được chuyển đổi mục đích sử dụng;
+ Mở rộng phương thức đấu giá giao quyền tổ chức thu phí có thời hạn
một số công trình hạ tầng để tạo vốn phát triển hạ tầng. Tăng cường thu hút
đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên cơ sở đổi mới quy định đăng ký cấp phép
đầu tư theo lộ trình cam kết quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư;
+ Đẩy mạnh xã hội hóa trên cơ sở xác định rõ các nội dung nhiệm vụ
chi thuộc trách nhiệm Nhà nước; chuyển đổi nội dung không thuộc chức năng
nhiệm vụ của Nhà nước sang các thành phần kinh tế khác và xã hội đảm
nhiệm; thực hiện đấu thầu cung cấp dịch vụ do Nhà nước đặt hàng;
- Đổi mới cơ bản phương thức bố trí, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản; khắc phục có hiệu quả tình trạng đầu tư xây dựng không đúng quy
hoạch, phân tán, lãng phí, thất thoát, dàn trải, công nợ...nhằm nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư;
- Tăng cường kiểm soát chi ngân sách từ khâu bố trí dự toán trong tổ
chức thực hiện và quyết toán các khoản chi từ ngân sách nhà nước;
*Sắp xếp doanh nghiệp:
- Tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước; quản lý của chủ sở hữu với
chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế chủ quản;
đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa. Đổi mới phương thức quản lý phù hợp với
cơ chế thị trường đối với nhiệm vụ đầu tư, xây dựng cơ bản trong khu vực
43
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn tham gia của Nhà nước thông
qua Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;
- Tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước,
khuyến khích, tạo điều kiện, thúc đẩy doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái
phiếu, tham gia thị trường chứng khoán; cơ cấu lại vốn tài sản, giảm các
khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng; bỏ tình trạng bao cấp từ ngân sách với các
doanh nghiệp nhà nước;
- Triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa; tăng cường hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông
tin thị trường, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật; tăng khả năng tiếp cận
nguồn tài chính (phát hành cổ phiếu, trái phiếu, cho vay, cho thuê...); phát
triển và nâng cao hiệu quả quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa;
*Phát triển thị trường tài chính huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển:
- Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng nhằm khuyến
khích mọi thành phần kinh tế, mọi người dân tiết kiệm tăng tích lũy cho đầu
tư phát triển: thực hiện cơ chế tài chính doanh nghiệp thống nhất đối với các
thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong huy động vốn, sản xuất kinh
doanh, cạnh tranh, xóa bỏ phân biệt trong chính sách thuế, chính sách giá;
phí; lệ phí; tiền thuê đất...nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài bao gồm
cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế;
- Đa dạng hoá phương thức huy động các nguồn lực để đầu tư phát
triển những dự án hạ tầng kinh tế-xã hội trọng yếu; tổ chức phát hành trái
phiếu chính quyền địa phương theo quy định của cấp có thẩm quyền; tổ chức
thực hiện bán hoặc nhượng quyền khai thác có thời hạn cơ sở hạ tầng quan
trọng trên cơ sở quy định của trung ương: cầu, đường, cảng biển, cơ sở hạ
tầng xã hội...để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng và nâng cao hiệu quả
44
sử dụng tài sản. Xây dựng các biện pháp để khuyến khích và tạo cơ sở pháp lý
phát triển, quản lý và mở rộng các hình thức BOT, BT;
- Thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách khuyến khích phát triển phù
hợp đối với từng vùng nhằm phát huy tối đa các thế mạnh và tiềm năng của
từng vùng cho phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng và phát triển Quỹ đầu tư
phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ; giải quyết tình
trạng ô nhiễm môi trường; tăng cường sự liên kết hỗ trợ bổ sung cho nhau
giữa các vùng trong địa phương và giữa địa phương với các địa phương khác;
- Chú trọng phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường bất
động sản, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường nhà ở đô thị nhằm giải
phóng và phát huy các nguồn lực cho đầu tư phát triển;
- Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao
chất lượng hoạt động dịch vụ tài chính, bao gồm: dịch vụ ngân hàng; dịch vụ
bảo hiểm; dịch vụ chứng khoán; dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài
chính, dịch vụ thẩm định giá;
2.4. Xác định vị trí chiến lược của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
2.4.1.Vị trí chiến lược của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương:
Việc xác định vị trí chiến lược của Quỹ ĐTPT trong tổng thể phát triển
kinh tế xã hội của địa phương là điều hết sức cần thiết nhằm xây dựng các
định hướng đúng đắn thúc đẩy hoạt động của Quỹ trong hiện tại và tương lai.
Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đến năm 2010
GDP sẽ tăng gấp đôi so với năm 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân
7,5%/năm. Để đảm bảo mục tiêu trên, từ nay đến năm 2010 mỗi năm nền kinh
tế cần khoảng 250 - 300 nghìn tỷ đồng vốn cho đầu tư phát triển. Do đó, áp
lực về cân đối vốn cho đầu tư phát triển trong thời gian tới là rất lớn.
Về mặt cơ chế, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để
động viên mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển. Định hướng phát
45
triển tài chính Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg ngày 14/12/2004 đã chỉ rõ phải xây dựng
được cơ chế chính sách động viên, phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính
có hiệu quả, khai thông các nguồn nội lực, thu hút ngoại lực. Trong đó, nhấn
mạnh giải pháp tái tạo nguồn vốn đầu tư cho ngân sách, nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản nhà nước thông qua đẩy mạnh việc bán, cho thuê tài sản nhà
nước (kể cả bán, cho thuê quyền khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng) và động
viên, thu hút rộng rãi các nguồn vốn trong xã hội để đẩy mạnh thực hiện xã
hội hoá các dịch vụ công.
Chính phủ cũng đã có chủ trương khuyến khích đa dạng hóa các nguồn
vốn cho đầu tư thông qua việc phát triển các loại hàng hóa là các công cụ nợ
và công cụ vốn trên thị trường vốn nhằm xây dựng một thị trường tài chính
hiện đại. Chủ trương này cũng đã tính đến yếu tố nền kinh tế nước ta đang
từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, khi đó các biện pháp tài
trợ tài chính trực tiếp mang tính hành chính sẽ bị loại bỏ dần, thay vào đó là
các phương thức huy động vốn minh bạch, công khai thông qua các công cụ
của thị trường.
Phân cấp quản lý ngân sách, phân cấp quản lý tài chính giữa chính
quyền trung ương và địa phương ngày càng được đẩy mạnh hơn đã nâng cao
tính chủ động trong quản lý ngân sách và sử dụng nguồn vốn của nhà nước
cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các quy định mới về
quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước cũng cho phép nâng cao sự
tự chủ của địa phương trong việc quản lý các nguồn vốn của ngân sách đầu tư
vào các doanh nghiệp.
Về cơ bản, cho đến nay, Nhà nước đã cho phép các địa phương nhiều
quyền tự chủ và nhiều sự lựa chọn trong việc huy động và phân phối các
nguồn lực tài chính, tạo hành lang cho việc đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá
46
các nguồn vốn đầu tư tại các địa bàn phù hợp với xu thế phát triển chung của
nền kinh tế.
2.4.2. Đặc điểm, vai trò của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
2.4.2.1 Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn phù hợp với nhu
cầu về đầu tư phát triển của địa phương
Quỹ đầu tư phát triển địa phương là công cụ tài chính của chính quyền
địa phương, do vậy hoạt động của Quỹ nói chung và hoạt động huy động vốn
nói riêng gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
Hoạt động huy động vốn đa dạng của Quỹ thực hiện thông qua nhiều
hình thức như: Hợp vốn đầu tư; tham gia góp vốn sáng lập công ty cổ phần,
tham gia mua cổ phần tại các doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đầu tư
của Quỹ. Với uy tín của Quỹ sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư,
các tổ chức tín dụng, ngân hàng tham gia đầu tư vào các dự án đầu tư có tỷ
suất sinh lời ở mức vừa phải nhưng lại cấp thiết cho phát triển kinh tế xã hội.
Những hoạt động như vậy sẽ góp phần xã hội hoá hoạt động đầu tư của địa
phương, thu hút nhiều nguồn vốn của dân cư, tổ chức tham gia đầu tư các
mục tiêu phát triển của địa bàn. Đây chính là đặc điểm nổi bật của Quỹ ĐTPT
so với các kênh huy động khác.
Khi hội đủ các điều kiện cần thiết, việc phát hành trái phiếu để huy động
vốn sẽ là được coi là kênh quan trọng để huy động vốn của các Quỹ ĐTPT.
2.4.2.2. Hạn chế yếu tố rủi ro về mất cân đối nguồn vốn tài trợ cho các
dự án
Trên thực tế, nguồn vốn phục vụ cho các dự án phát triển hạ tầng kinh
tế kỹ thuật chủ yếu là các dự án trung và dài hạn. Vì vậy các Quỹ cần mở
rộng việc huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư trung và
dài hạn. Hoạt động này sẽ đảm bảo tính chủ động trong triển khai dự án, an
47
toàn trong hoạt động và hạn chế được các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt
động (rủi ro kỳ hạn).
2.4.2.3. Bổ sung vào kênh tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khi
kênh này dần thu hẹp cho phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế
Trong thời gian tới, kênh tín dụng ĐTPT của Nhà nước thực hiện thông
qua hệ thống Quỹ hỗ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_Noi_dung_luan_van.pdf