TTGDCK Hà Nội chính thức hoạt động từ 14/07/2005 là nơi đăng ký giao dịch cho các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên. Tính đến cuối năm 2007 đã có 112 doanh nghiệp đăng ký và hơn 1,396 triệu cổ phiếu với tổng giá trị cổ phiếu đăng ký giao dịch trên 13,968 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội đều là các DNNN cổ phần hóa. Tính từ năm 2005 đến ngày 31/12/2007, tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch theo phương thức thỏa thuận lên đến 89,281,242 cổ phiếu, chiếm 12.3% khối lượng giao dịch cổ phiếu của toàn thị trường và khối lượng giao dịch theo phương thức báo giá đạt 638,787,500 cổ phiếu, chiếm 87.7% khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường. Trên thực tế, do TTGDCK Hà Nội được tổ chức chung cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, nên thị trường hầu hết vẫn chỉ có doanh nghiệp lớn tham gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ cả về số lượng cũng như quy mô giao dịch trên thị trường.
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam và các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính xác, kinh doanh chứng khoán trốn thuế,… Một vấn đề được công luận báo chí đề cập nhiều, đó là thị trường sơ cấp tự do phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp cổ phần hóa hiện nay được khắc phục. Việc phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp cổ phần hóa được quản lý chặt chẽ, đảm bảo công bằng, công khai, định giá theo nguyên tắc thị trường thông qua các phiên đấu giá tại SGDCK, TTGDCK và các công ty chứng khoán làm lợi cho Ngân sách Nhà nước và công bằng cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường.
Thị trường tự do có thể được coi là bắt đầu được hình thành kể từ khi các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, và sự ra đời của Luật doanh nghiệp cho phép phát hành và chuyển nhượng chứng khoán công ty nói chung. Như vậy, nếu xét về mặt luật pháp thì thị trường này hiện nay chỉ có thể được coi là chưa được pháp luật điều chỉnh, không phải là vi phạm pháp luật. Đặc điểm của thị trường là hoàn toàn do khu vực tư nhân đứng ra tự tổ chức, vận hành thị trường, chưa có sự quản lý tổ chức của Nhà nước.
2.1.3.2. Các loại chứng khoán
Thị trường chứng khoán tự do về cổ phiếu hoạt động khá mạnh ở các Trung tâm kinh tế lớn, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các chứng khoán trên thị trường tự do được mua bán chủ yếu là cổ phiếu của những công ty làm ăn có hiệu quả, đang chuẩn bị làm thủ tục niêm yết, đăng ký niêm yết, hoặc của những DNNN được cổ phần hóa. Khi SGDCK và TTGDCK bắt đầu mở cửa, tình hình mua bán trên thị trường tự do có phần bị ảnh hưởng nếu giá cổ phiếu trên thị trường chính thức tăng thì giá trên thị trường tự do cũng có chiều hướng tăng theo.
Việc mua bán cổ phiếu thị trường tự do được tổ chức thực hiện dưới hình thức quán cà phê tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hoặc yết giá công khai trên mạng Internet, với sự tham gia của hàng trăm nhà môi giới nhưng lại không có giấy phép hành nghề. Đây là thị trường tự phát ra đời do yêu cầu của thị trường và chưa có các quy định tổ chức, hoạt động và điều chỉnh.
Việc mua bán cổ phiếu trên mạng Internet được thực hiện khi truy cập tại các trang Web. Thông qua đó, ta có thể biết được tình hình mua bán chứng khoán trên thị trường tự do như: giá mua bán chứng khoán, danh sách các công ty cổ phần có kết quả kinh doanh tốt,… Đây là hình thức kinh doanh trên mạng được hình thành tự phát theo nhu cầu mua bán trên thị trường tự do.
Trên thực tế, hàng hóa và doanh số giao dịch trên thị trường chứng khoán ở thị trường tự do phong phú, đa dạng hơn tại SGDCK và TTGDCK. Bao gồm các loại cổ phiếu của nhiều ngành nghề, ví dụ: ngân hàng, hàng hải, tiêu dùng, công nghệ thông tin,… Tổng doanh số mua bán cổ phiếu của các Ngân hàng thương mại đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng trong năm 2006.
Mối quan hệ về giá cổ phiếu giữa SGDCK, TTGDCK và thị trường tự do cũng rất phức tạp. Khi giá giao dịch trên SGDCK, TTGDCK tăng mạnh thì giá của các loại cổ phiếu trên thị trường tự do cũng trở nên tăng vọt. Khi SGDCK, TTGDCK giảm giá giao dịch thì các cổ phiếu có khả năng niêm yết cũng giảm theo. Thị trường tự do đã và đang là sân chơi cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết, các doanh nghiệp không đăng ký giao dịch, khả năng gia tăng hàng hóa tại thị trường tự do là phong phú.
2.1.3.3.Tình hình giao dịch các loại chứng khoán chưa niêm yết
Tại thị trường chứng khoán tự do thông thường vào cuối năm, thông tin về cổ tức cũng như các đợt huy động mới của các công ty chưa niêm yết, nơi giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết lại làm cho thị trường trở nên sôi động. Tại đây không chỉ mua bán cổ phiếu của các công ty có khả năng niêm yết, đăng ký giao dịch mà các nhà đầu tư cũng chẳng ngần ngại trả giá cao để có được quyền mua cổ phiếu chưa phát hành rộng rãi của các công ty có tiềm năng phát triển. Hiện tượng này là do:
Tâm lý thích cầm tiền mặt hoặc sở hữu thứ gì đó cụ thể hơn là đầu tư lâu dài vào mua cổ phiếu của công chúng đầu tư.
Do tính thanh khoản của cổ phiếu chưa niêm yết không cao nên các nhà đầu tư không nắm giữ lâu dài.
Rất đông người lao động không có đủ tiền mua cổ phiếu do công ty phát hành, vì vậy họ bán quyền mua để không phải lo công ty làm ăn thua lỗ.
Việc mua bán cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết được thực hiện do các cá nhân trong công ty mua bán với nhau, song cũng có nhiều trường hợp một người trong công ty đứng ra gom cổ phiếu của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ rồi bán ra ngoài để ăn chênh lệch. Hoạt động giao dịch trên thị trường tự do mạnh, song giá cả và mọi giao dịch mua bán lại nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý thị trường.Ví dụ:
Cổ phiếu của một công ty có thể được tung tin cao gấp nhiều lần so với mệnh giá nhưng không ai có thể trả lời chính xác là tại mức giá đó có diễn ra giao dịch thực sự hay không?
Các nhà đầu tư thường mất cảnh giác với những tin đồn về ngày lên sàn của các cổ phiếu nên không phân tích, đánh giá một cách cẩn thận vì vậy dẫn đến kết quả là bị lừa và hớ to.
Các nhà đầu tư lão luyện thường tung tin về các giao dịch với mức giá rất cao. Các giao dịch đó có thật nhưng điều quan trọng là nó được giao dịch với khối lượng rất nhỏ và vị vậy họ đã đánh lừa được các nhà đầu tư non nớt.
Tại thị trường tự do, cổ phiếu giao dịch sôi động chủ yếu là của những doanh nghiệp có chế độ công bố thông tin rõ ràng, minh bạch và rộng rãi. Đây cũng là những đơn vị có khả năng niêm yết trên thị trường chứng khoán… Với các nhà đầu tư có kinh nghiệm, những thông tin về tình hình kinh doanh, đội ngũ lãnh đạo và ngay cả tỷ lệ sở hữu Nhà nước cũng ảnh hưởng mạnh đến giá cả. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ở một số doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu Nhà nước trên 51%, ý kiến của Hội đồng quản trị không có trọng lượng khiến cho mọi quyết sách không được linh động kéo theo giá cổ phiếu xuống thấp.
Điểm qua tình hình giao dịch một số cổ phiếu trên thị trường tự do, ta thấy:
Đối với các cổ phiếu ngân hàng thương mại thì năm 2006 là năm thành công rực rỡ đối với nhiều nhà môi giới trên thị trường tự do. Việc các tổ chức đầu tư tham gia vào thị trường này khiến cho một lớp môi giới có thông tin và quan hệ tìm được cơ hội phát triển.
Đối với cổ phiếu ngành dược và hàng tiêu dùng: Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng, thị trường tự do năm 2006 ghi nhận thành công vượt bậc của các loại cổ phiếu ngành dược như dược Hậu Giang, Domesco,… và các ngành hàng tiêu dùng như: Dầu tường an, Casumina… trong khi phần lớn các cổ phiếu chưa niêm yết khác giao dịch rất chậm, thành công của hai nhóm hàng hóa nói trên thể hiện rất rõ nét ở hai tiêu chí là tăng trưởng về giá trị và đảm bảo tính thanh khoản.
Hiện nay, những hoạt động chuyển nhượng diễn ra một cách tự phát và hoàn toàn bị thả nổi, chủ yếu qua cò nên tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư. Bản thân nhà đầu tư cũng ngại mua cổ phiếu chưa niêm yết bởi khó chuyển nhượng trên thị trường. Đây cũng là tình trạng cổ phần hóa khép kín. Vì thế sắp tới đây Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam sẽ kiến nghị với các cơ quan quản lý để có những định hướng nhất định cho thị trường không chính thức. Trong một công văn gởi các bộ, ngành mới đây, VAFI cũng kiến nghị, cần xúc tiến đầu tư dưới nhiều hình thức và bằng nhiều biện pháp để thu hút đông đảo các nhà đầu tư các nhân và tổ chức tham gia, có như vậy mới nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu.
2.1.3.4. Đánh giá chung
Mặt tích cực của thị trường chứng khoán tự do: Trong giai đoạn hiện tại đã thu hút và đáp ứng nhu cầu khá lớn mua bán chứng khoán ở Việt Nam, thực hiện chức năng của một TTCK như huy động vốn cho nền kinh tế, lưu động hóa nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần. TTCK tự do đã thực sự thể hiện vai trò khá quan trọng trong việc huy động và phân bổ nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Khi thị trường chính thức chưa được tổ chức đầy đủ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, chưa tổ chức được thị trường cho tất cả các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế và đặc biệt là khi thị trường chính thức chưa được tổ chức thuận tiện, đáp ứng nhu cầu đa dạng cho những người tham gia thị trường, thì thị trường tự do thể hiện khá hữu dụng và hữu hiệu.
Mặt hạn chế của thị trường tự do: Do không được quản lý chặt chẽ nên giá chứng khoán thường biến động lớn, người mua bán dễ bị tác động tâm lý, mua bán theo phong trào, không thuận lợi mua bán cho các nhà đầu tư nói chung. Thị trường tự do hiện nay là một trong những yếu tố bất cập của hệ thống thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng không phải ở bản thân hoạt động thị trường mà trên phương diện chưa được quản lý hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Tuy thị trường có vai trò và vị trí nhất định trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng phần lớn nhu cầu phát hành và giao dịch chứng khoán cho các công ty và các nhà đầu tư, nhưng trước mắt và về lâu dài sẽ bộc lộ những mặt tiêu cực như:
Người tham gia thị trường là các nhà đầu tư và các công ty phát hành không có môi trường giao dịch thuận tiện và không được bảo vệ quyền lợi. Môi trường này bao gồm cả môi trường vật chất và phi vật chất.
Những nhà hoạt động kinh doanh trên thị trường hoạt động trong điều kiện không công bằng, trốn thuế…, gây thiệt hại và ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chính thức.
Xét về tổng thể, vĩ mô, thị trường không đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng bộ, phù hợp với các lĩnh vực và các mục tiêu kinh tế - xã hội khác khi nằm ngoài quỹ đạo quản lý và định hướng phát triển chung của Nhà nước.
Hoạt động của thị trường tự do hiện tại và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thị trường chính thức, gây bất bình đẳng trong việc mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán, hệ quả tất yếu là không đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định của tổng thể hệ thống thị trường chứng khoán nói chung.
Những mặt trái của thị trường không được kiềm chế và ngăn chặn sẽ gây ra những rủi ro lây lan đối với toàn bộ hệ thống thị trường tài chính nói chung và gây hậu quả tiêu cực không lường cho nền kinh tế - xã hội. Đặc biệt là đối với một thị trường nhạy cảm đối với nền kinh tế - xã hội và mang tính dây chuyền lớn như thị trường chứng khoán.
2.2. Những thành tựu, tồn tại và hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam qua hơn 7 năm hoạt động
2.2.1. Những thành tựu đạt được
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy mới ra đời được 7 năm, nhưng với tốc độ phát triển phi mã, nó đã trở thành một lĩnh vực kinh tế nổi bật của đất nước. Theo thống kê, hiện số vốn hóa TTCK đạt khoảng 45% GDP, nếu tính cả trái phiếu thì đạt khoảng 50% GDP. Dự kiến, từ năm 2008 trở đi, khi thực hiện quản lý thị trường chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết, vốn hóa thị trường chứng khoán sẽ đạt khoảng 60% GDP, tương đương đạt khoảng 35-40 tỷ USD. Nhìn chung, sau hơn 7 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một số thành tựu sau:
Thứ nhất, là hình thành được thị trường vốn trung và dài hạn. Trước kia, nguồn vốn cho doanh nghiệp chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng. Nhu cầu đó đè nặng lên đôi vai của các ngân hàng thương mại. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách không có nhiều nguồn vốn trung và dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng thì chủ yếu vay được vốn ngắn nhưng lại cho vay trung và dài hạn nên rủi ro rất lớn. Vì vậy, khi thị trường chứng khoán ra đời, nó tạo nên một kênh huy động vốn trực tiếp, thu hút nguồn vốn trong dân cư và công chúng đầu tư về cho doanh nghiệp. Thứ hai, rất quan trọng, là trước đây chưa có thị trường chứng khoán, hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp có hạn chế lớn là không công khai, minh bạch; quản trị doanh nghiệp hầu hết đều yếu kém. Nhưng giờ, có thị trường rồi, tham gia thị trường rồi thì phải công khai, minh bạch, có kiểm toán độc lập, có thị trường và nhà đầu tư theo dõi, phải công bố thông tin đầy đủ, từ đó gây sức ép thay đổi ở đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thay đổi ngay lề lối làm việc, lề lối quản lý. Một doanh nghiệp tốt, hai doanh nghiệp tốt và nhiều doanh nghiệp tốt thì hoạt động của nền kinh tế sẽ hiệu quả theo.
Thứ ba, là thị trường chứng khoán đã tạo một kênh hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nguồn vốn gián tiếp cũng đang ngày một tăng. Hiện theo con số thống kê chưa đầy đủ là 5–6 tỷ USD. Khả năng tạo và thu hút nguồn vốn này sẽ hỗ trợ cho việc cung vốn trong nước, tạo điều kiện tài trợ cho các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Thứ tư, là tác động tích cực tới quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Thông qua thị trường này, các công ty chứng khoán, tổ chức tư vấn cổ phần hóa đẩy mạnh tiến trình chung; nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa và bán cổ phiếu ra công chúng, lên sàn niêm yết. Giá trị này góp phần thúc đẩy mục tiêu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ năm, là sự góp phần của thị trường chứng khoán trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh hơn với thế giới.
Qua đó chúng ta thấy sự tồn tại của thị trường chứng khoán là hết sức cần thiết và có đóng góp rất to lớn đối với tăng trưởng của đất nước trong những năm qua. TTCK Việt Nam đang đi đúng hướng, cần có 1 lộ trình phát triển phù hợp, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm từ những thị trường chứng khoán ở các nước đi trước. Một định hướng mới, những bước đi mới cho TTCK chắc chắn sẽ không gặp ít khó khăn, thách thức. Nhưng việc tạo dựng và nâng tầm vai trò của TTCK là một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế đất nước đang trên đà tăng trưởng và hội nhập. Những chuyển biến về chất để tạo sự phát triển bền vững cho thị trường chắc chắn sẽ gíup sức hiệu quả hơn vào tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng với đời sống kinh tế quốc tế của Việt Nam chúng ta đang đi.
2.2.2. Những tồn tại và hạn chế
Qua thực trạng TTCK Việt Nam, có thể nói rằng, bên cạnh một số thành tựu đã đạt được, hệ thống TTCK Việt Nam còn có rất nhiều tồn tại, bất cập, cần phải được từng bước hoàn thiện. Dưới đây chỉ nêu một số điểm bất cập để thấy được sự cần thiết phải xây dựng TTCK phi tập trung ở Việt Nam như sau:
2.2.2.1. Về quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán
Quy mô của thị trường chứng khoán chính thức hiện nay còn quá nhỏ, hàng hóa trên thị trường thì ít về số lượng, yếu về chất lượng và kém đa dạng về chủng loại, chiếm tỷ trọng thấp so với lượng hàng hóa trên thị trường tự do. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị trường chứng khoán được xây dựng ở mức độ bán thủ công chỉ đáp ứng với quy mô nhỏ. Các hệ thống như hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát, hệ thống công bố thông tin, hệ thống thanh toán bù trừ - đăng ký – lưu ký chứng khoán hầu hết đều được thực hiện thủ công hay bán thủ công, rất dễ gây sai sót, nhầm lẫn, thậm chí không thể thực hiện được một số chức năng quan trọng hoặc không đáp ứng đầy đủ nhu cầu một cách rộng rãi. Các yếu tố này dẫn đến thị trường chứng khoán không thể hoạt động hiệu quả và an toàn, chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán như các công ty niêm yết, các nhà đầu tư, các tổ chức trung gian tài chính và các tổ chức phụ trợ trên thị trường,…
Cơ sở hạ tầng hiện nay mới chỉ đáp ứng được quy mô ban đầu của thị trường chứng khoán, trong tương lai khi số lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường tăng, số lượng các nhà đầu tư trên thị trường nhiều lên cần đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng để đáp ứng được quy mô phát triển của thị trường chứng khoán.
2.2.2.2. Về cơ chế định giá theo các phương thức của thị trường
Đối với SGDCK Tp. Hồ Chí Minh: Đang áp dụng cơ chế định giá theo phương thức đấu giá tập trung định kỳ ở 2 phiên 1, 2 (từ 8 giờ 30’ sáng – 9 giờ sáng, 10 giờ sáng đến 10 giờ 30’ sáng) để xác định giá mở, đóng cửa và đấu giá liên tục ở phiên 2 (từ 9 giờ sáng đến 10 giờ sáng), cơ chế này tuy rất hiệu quả để xác định giá phù hợp cung – cầu. Tuy nhiên, về lâu dài cơ chế định giá liên tục cho toàn bộ các phiên giao dịch là xu hướng và là yêu cầu tất yếu khách quan của thị trường.
Đối với TTGDCK Hà Nội: Hiện nay, được định hướng phát triển thành thị trường phi tập trung. Thị trường này có cơ chế định giá theo 2 phương thức: giao dịch thỏa thuận và giao dịch báo giá. Với các phương thức này đã bắt đầu phát triển theo hướng một thị trường OTC đơn giản.
Nhìn chung, các phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà đây lại chính là một lực lượng lớn tham gia trên thị trường chứng khoán.
2.2.2.3. Về hoạt động các công ty chứng khoán
Đối với các công ty chứng khoán ngoài những yếu tố yếu kém như trình độ, kinh nghiệm tác nghiệp, mức độ triển khai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật…, thì về mặt khách quan các công ty này còn phải chịu nhiều áp lực và thách thức do quy mô thị trường hiện nay còn hạn chế về bề rộng lẫn bề sâu. Một số nghiệp vụ chứng khoán chưa được triển khai hết hoặc chưa được triển khai có hiệu quả như tạo lập thị trường, tự doanh, tư vấn… Các nghiệp vụ này còn bị hạn chế bởi quy mô và cơ cấu thị trường hiện đại. Hiệu suất tham gia thị trường của các công ty chứng khoán còn thấp, chưa phát huy được hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, chưa phát huy được vai trò tích cực của mình trên thị trường và do vậy thu nhập còn chưa cao. Hiện nay, các công ty chứng khoán đang được hưởng nhiều ưu đãi về thuế cũng như việc được miễn đóng các loại phí liên quan đến giao dịch, phí quản lý thành viên nên hầu hết các công ty chứng khoán đều đã đủ khả năng trang trải các chi phí và phát triển các dịch vụ với quy mô và chất lượng cao hơn.
Với các hoạt động hiện nay của các công ty chứng khoán, về lâu dài cần đưa ra các giải pháp để các công ty chứng khoán có thể phát huy tất cả các nghiệp vụ chứng khoán, thực hiện đúng chức năng của một định chế tài chính trung gian. Đó là xây dựng và phát triển các nhà tạo lập thị trường cho TTCK phi tập trung. Với vai trò của các nhà tạo lập thị trường sẽ tạo ra cho hàng hóa trên thị trường chứng khoán có tính thnh khoản cao và tạo sự lưu thông giữa các nhà đầu tư.
2.2.2.4. Về hoạt động của thị trường chứng khoán tự do
Một trong những yếu tố bất cập hiện nay của hệ thống TTCK Việt Nam đó là hoạt động của thị trường chứng khoán tự do chiếm tỷ trọng cao so với tỷ trọng của hệ thống thị trường chính thức. Yếu tố này thực chất cũng chính là hệ quả của những bất cập nêu trên. Tuy nhiên đến lượt bản thân nó, cũng tác động tiêu cực ngược trở lại hệ thống, đòi hỏi phải được giải quyết. Tuy nhiên, thị trường này cũng đã có vai trò và vị trí nhất định trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát hành và giao dịch chứng khoán cho các công ty và người đầu tư, nhưng trước mắt và về lâu dài sẽ bộc lộ những mặt tiêu cực như:
Người đầu tư và người phát hành không có môi trường giao dịch thuận tiện và không được bảo vệ quyền lợi. Môi trường này bao gồm cả môi trường vật chất và phi vật chất.
Những người hoạt động kinh doanh trên thị trường hoạt động trong điều kiện không công bằng, trốn thuế… gây thiệt hại và ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chính thức.
Thị trường xét về tổng thể hay vĩ mô sẽ không đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng bộ, phù hợp với các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác một khi nó nằm ngoài quỹ đạo quản lý chung của Nhà nước.
Chính vì vậy, nếu để thị trường tự do hoạt động như hiện nay trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chính thức, gây bất bình đẳng trong việc mua bán cổ phiếu cũng như quyền lợi cuả các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán, điều đó sẽ không đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của TTCK Việt Nam.
2.3. Sự cần thiết phải tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường chứng khoán
Ở Việt Nam, việc tổ chức TTCK phi tập trung là việc làm cần thiết bởi lẽ:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đến nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có thị trường chứng khoán. Xét về phương diện pháp lý thị trường chứng khoán gồm 2 bộ phận cấu thành là: TTCK tập trung và TTCK OTC. Như vậy TTCK OTC là bộ phận cấu thành không thể thiếu được của TTCK. Hàng hoá của TTCK tập trung chủ yếu là những chứng khoán của những công ty được niêm yết, còn thị TTCK OTC là nơi dành cho các giao dịch cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có sức hấp dẫn nhà đầu tư ở tính đa dạng về chủng loại và tính thanh khoản cao của các loại hàng hoá được chào bán. Hoạt động của TTCK OTC tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán chưa niêm yết, từ đó thu hút người đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, theo kinh nghiệm của các thị trường chứng khoán lâu đời trên thế giới cho thấy sự tồn tại của TTCK OTC bên cạnh Sở giao dịch chứng khoán giúp TTCK hoạt động sôi nổi và hiệu quả hơn.
Thứ hai, ở nước ta kể từ khi xuất hiện các công ty cổ phần, giao dịch chứng khoán trao tay cũng lập tức được hình thành. Do một số đặc điểm có tính khách quan, phần lớn các loại chứng khoán giao dịch phổ biến ở nước ta hiện nay đều là cổ phiếu của các doanh nghiệp được nhà nước cổ phần hoá. Đến nay, trên cả nước có khoảng hơn 3,000 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá và khoảng hơn 1,000 công ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, con số công ty cổ phần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK tập trung khoản 400 công ty. Tính đến thời điểm cuối năm 2007 có 250 công ty niêm yết trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh và tại TTGDCK Hà Nội, con số quá ít cho một TTCK tập trung. Như vậy, số lượng công ty cổ phần chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc đủ điều kiện nhưng chưa niêm yết chiếm một tỷ trọng quá lớn và tất nhiên các công ty này cũng có nhu cầu vay vốn trên thị trường chứng khoán. Điều này cho thấy đối tượng cần có môi trường để giao dịch các loại chứng khoán chưa được niêm yết trên thị trường là một con số đáng kể.
Thứ ba, theo mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2006-2010 thì chúng ta sẽ tiến hành cổ phần hóa khoảng 1,000 DNNN, số doanh nghiệp được Nhà nước chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 1,600 doanh nghiệp và có khoảng 500 doanh nghiệp cổ phần mới thành lập có đầu tư vốn của nhà nước; 8 tập đoàn và 93 tổng công ty nhà nước.
Kết quả DNNN đã cổ phần hoá trong thời gian qua so với yêu cầu đổi mới và kế hoạch đề ra vẫn còn chậm. Việc thu hút cổ đông ngoài doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Nhà nước còn chiếm tỷ trọng vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá, đã làm hạn chế sự đổi mới trong công tác quản trị doanh nghiệp, phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như DNNN. Điều này do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là thiếu vắng sự vận hành của thị trường chứng khoán phi tập trung.
Thứ tư, theo luật doanh nghiệp (khoảng 2 điều 51) thì việc phát hành chứng khoán ra công chúng được điều chỉnh theo luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhưng Nghị định 144/2003/NĐ-CP (ngày 28/11/2003) chỉ điều chỉnh việc phát hành chứng khoán ra công chúng của những công ty sẽ đưa vào niêm yết tại SGDCK và TTGDCK. Nói khác đi phần lớn việc phát hành chứng khoán ra công chúng hiện nay của các công ty cổ phần chưa được quản lý chặt chẽ. Một vấn đề nổi cộm mà báo chí, công luận đang đề cập là việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá còn chưa đảm bảo tính công khai và công bằng. Việc đánh giá và bán ra không theo nguyên tắc của thị trường, cổ phiếu có giá trị thì được mua bán nội bộ, thân quen, còn cổ phiếu không có giá trị thì được bán cho nhà đầu tư, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, thật sự chỉ có lợi cho một người những kẻ đầu tư trục lợi.
Thư năm, thiếu vắng sự vận hành của thị trường chứng khoán phi tập trung làm cho cơ cấu TTCK Việt Nam chưa hoàn hảo gây nên tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế xã hội. Từ những thực trạng đang diễn ra trên thị trường đòi hỏi phải gióng lên một hồi chuông về quy chuẩn đạo đức cho TTCK Việt Nam cũng như phải tiếp tục hoàn thiện các chế tài quản lý.
Thứ sáu, việc ra đời SGDCK Tp.Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội đã có tác động kích hoạt việc lưu thông các loại chứng khoán chưa niêm yết và hình thành nên một thị trường ngầm hoạt động song song với thị trường giao dịch tập trung. Thị trường này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp có thể thu hút vốn đầu tư và đáp ứng nhu cầu khá lớn về mua bán ở nước ta.
Tuy nhiên hoạt động của thị trường ngầm đã bộc lộ tính rủi ro cao xuất phát từ tình trạng thiếu thông tin giao dịch. Nếu thị trường này tiếp tục phát triển tự do sẽ gây bất bình đẳng trong môi trường đầu tư chứng khoán và làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển ổn định lành mạnh của TTCK tập trung xuất phát từ những luận giải trên, đã khẳng định việc tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trung đang trở thành một yêu cầu cấp bách đang đặt ra hiện nay ở nước ta.
Hoạt động của thị trường chứng khoán phi tập trung tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán chưa niêm yết , tạo nên sân chơi hợp pháp cho các nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán, góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cũng hạn chế những hoạt động giao dịch chứng khoán ngoài tầm quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, TTCK phi tập trung ra đời hoạt động tốt cần có sự chuẩn bị thật chu đáo, nếu gượng ép để ra đời ngay một thị trường chứng khoán phi tập trung sẽ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOI DUNG LVCH2008.doc