Nam Định, các phòng ban tại huyện Giao Thủy; nguồn tài liệu sơ cấp đƣợc thu thập
thông qua quan sát, phỏng vấn sâu, phỏng vấn KIP 65 cán bộ quản lý và khuyến nông
cấp xã, điều tra theo bộ câu hỏi soạn thảo sẵn 150 ngƣời nông dân đại diện đang trực
tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi tại các xã ven biển huyện Giao Thủy. 215 mẫu đƣợc
lựa chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên đơn giản và ngẫu nhiên phân tầng (có xét đến
chuyên môn và nghề nghiệp chính). Phƣơng pháp thảo luận nhóm và lấy ý kiến
chuyên gia đƣợc sử dụng để phân chia các hộ theo thu nhập (giàu, trung bình, nghèo)
và theo quy mô (lớn, vừa, nhỏ); phƣơng pháp điểm (Case Study) đƣợc áp dụng để
nghiên cứu một số hộ đại diện. Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN trong
đề tài đƣợc chia theo từng lĩnh vực khác nhau: thích ứng trong trồng trọt, thích ứng
trong chăn nuôi, thích ứng trong nuôi trồng thủy sản, thích ứng trong đánh bắt hải sản,
thích ứng trong nghề làm muối và thích ứng trong lâm nghiệp. Bên cạnh các biện pháp
thích ứng, đề tài còn nêu lên các giải pháp ứng phó với BĐKH của chính quyền địa
phƣơng để đảm bảo SXNN của ngƣời dân ven biển huyện Giao Thủy.
37 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại xã Vinh quang, Tiên lãng, Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác
Sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu quá trình xây dựng dự
án ở địa phƣơng. Do đó họ có thể có những quyết định liên
quan tới các kế hoạch hành động,và thiết lập một tổ chức chính
quyền địa phƣơng mới – hay tăng cƣờng năng lực cho chính
quyền hiện tại. Nó có xu hƣớng liên quan tới phƣơng pháp
nghiên cứu mang tính liên ngành – tức là xem xét tới nhiều quan
điểm khác nhau, áp dụng quá trình nghiên cứu tổng hợp và có
12
cấu trúc. Nhóm tham gia này đại diện cho quyết định của cộng
đồng, do đó đảm bảo cộng đồng có tác động trong việc duy trì cơ
cấu tổ chức hay thực hiện chính sách.
Nguồn: Pretty (1995), adapted from Pretty (1994), Satterthwaite (1995); Adnan et al.(1992),
Hart (1992)
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của BĐKH và các mô hình thích ứng
trong lĩnh vực an ninh lƣơng thực:
1.2.1. Các nghiên cứu về giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hoan[10], trong suốt thời kỳ sinh trƣởng, phát triển,
cây lúa trải qua 3 thời kỳ lớn: thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng, thời kỳ sinh trƣởng sinh
thực, thời kỳ hình thành hạt và chín. Trong ba thời kỳ sinh trƣởng của cây lúa trải qua
10 giai đoạn phát triển:
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: 4 giai đoạn(0-3)
Giai đoạn 0: từ nứt nanh đến nảy mầm, hạt lúa hình thành rễ và mầm.
Giai đoạn 1: giai đoạn mạ, bắt đầu từ lá thật đầu tiên đến trƣớc khi nhìn thấy
nhánh thứ nhất, từ khi cây mạ có 1 lá đến khi có 4-5 lá thật.
Giai đoạn 2: giai đoạn đẻ nhánh, bắt đầu từ khi cây lúa có nhánh đầu tiên đến
khi cây lúa có nhánh tối đa là giai đoạn quyết định số nhánh và chất lƣợng nhánh.
Giai đoạn 3: giai đoạn vƣơn lóng (giai đoạn làm đốt), bắt đầu từ cuối giai
đoạn đẻ nhánh hoặc ngay trƣớc giai đoạn hình thành đòng, lóng đƣợc hình thành và
vƣơn dài.
Giai đoạn 1,2,3 thuộc thời kỳ thứ nhất của cây lúa – thời kỳ sinh trƣởng sinh
dƣỡng. Giai đoạn này dài hay ngắn khác nhau tùy theo giống.
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: gồm 3 giai đoạn (4-6)
Giai đoạn 4: phân hóa đòng đến đòng già (giai đoạn làm đòng), khi trên đỉnh
sinh trƣởng hình thành bông nguyên thủy. Từ giai đoạn bông nguyên thủy cây lúa còn
hình thành đƣợc 2 lá nữa, không kể lá đòng. Giai đoạn 4 kết thúc khi cây lúa có đòng
già, chuẩn bị trỗ bông.
Giai đoạn 5: giai đoạn trỗ bông, bắt đầu từ khi các hoa đầu tiên của bông nhô
ra khỏi đòng đến khi lóng trên cùng không dài thêm đƣợc nữa.
Giai đoạn 6: giai đoạn nở hoa (lúa phơi màu hay giai đoạn phơi màu)
13
Giai đoạn 4-6 thuộc thời kỳ thứ 2 của cây lúa. Thời kỳ này kéo dài 35 ngày và ổn
định ở tất cả các giống không phụ thuộc vào thời gian sinh trƣởng dài hay ngắn.
Thời kỳ hình thành hạt và lúa chín: gồm 3 giai đoạn (7-9)
Giai đoạn 7: chín sữa. Trong hạt lúa tích lũy dạng vật chất giống nhƣ sữa.
Giai đoạn 8: chín sáp. Hạt gạo đã hình thành rõ nhƣng vẫn mềm, vật chất tích
lũy giống nhƣ sáp.
Giai đoạn 9: chín hoàn toàn. Hạt gạo hoàn chỉnh với nội nhũ và phôi, vỏ trấu
có màu vốn có của giống (vàng, nâu, đen, tím).
Giai đoạn 7-9 thuộc thời kỳ thứ 3 của cây lúa, bắt đầu từ khi lúa phơi màu đến
khi hạt chín hoàn toàn kéo dài khoảng 30-35 ngày ở tất cả các giống.
Theo chuyên mục “kiến thức trồng lúa” do website của Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Vĩnh Phúc[33]: Mỗi một giai đoạn phát triển của cây lúa đều liên
quan mật thiết đến yếu tố cấu thành năng suất.
Năng suất hạt = Số bông/m2 X Số hạt/bông X Tỉ lệ hạt chắc/bông (%) X Khối
lƣợng 1.000 hạt
Hầu nhƣ mỗi một yếu tố cấu thành năng suất lúa đều liên quan đến một giai đoạn
phát triển cụ thể của cây lúa, mỗi một yếu tố đóng một vai trò khác nhau nhƣng đều nằm
trong một hệ quả liên hoàn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó các yếu tố đều có liên
quan mật thiết với nhau. Nhƣ vậy mỗi giai đoạn sinh trƣởng, phát triển đều liên quan và tạo
nên năng suất hạt sau này. Vì vậy, chăm sóc, quản lý tốt ở tất cả các giai đoạn phát triển của
cây lúa là điều hết sức cần thiết để nâng cao hiệu suất và năng suất cây lúa. Số nhánh lúa sẽ
quyết định số bông và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để có năng suất cao. Có thể nói số
bông đóng góp trên 70% năng suất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng
lƣợng hạt đóng góp gần 30%.
Theo Nguyêñ Hƣ̃u Tề và côṇ g sƣ ̣[6], Số bông/đơn vị diện tích hình thành bởi 3
yếu tố: mật độ cấy, số nhánh, điều kiện ngoại cảnh và yếu tố kỹ thuật (nhƣ phân bón,
nhiệt độ, ánh sáng...). Số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa
cũng nhƣ số hoa thoái hóa . Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trƣởng sinh
thực. Và số gié, số hoa phân hóa đƣ ợc quyết định ngay từ thời kỳ đầu của giai đoaṇ
làm đòng (bƣớc 1-3). Thời kỳ này bị ảnh hƣởng bởi sinh trƣởng của cây lúa và điều
kiện ngoại cảnh, các yếu tố này cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thoái hóa hoa. Thời
kỳ thoái hóa hoa thƣờng bắt đầu vào bƣớc 4 đến bƣớc 8 của giai đoạn làm đòng t ức là
khoảng 10-12 ngày trƣớc trỗ. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu dinh dƣỡng ở thời kỳ làm
14
đòng hoặc do ngoại cảnh bất thuận nhƣ trời rét, âm u, thiếu ánh sáng, bị ngập, hạn, sâu
bệnh... ngoài ra cũng có nguyên nhân do đặc điểm của một số giống.
Tỉ lệ hạt chắc/bông (%): tăng tỉ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm tỉ lệ
hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỉ lệ hạt chắc trên
bông đƣợc quyết định ở thời kỳ trƣớc và sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất thuận trong
thời kỳ này thì tỉ lệ lép sẽ cao. Tỉ lệ hạt lép/bông không chỉ bị ảnh hƣởng của các yếu
tố nói trên mà còn bị ảnh hƣởng bởi đặc điểm của giống. Thƣờng tỉ lệ hạt lép biến
động tƣơng đối lớn, trung bình từ 5-10 %, ít là 2-5 %, cũng có khi trên 30 % hoặc
thậm chí còn cao hơn nữa.
Từ những phân tích trên, ta thấy rõ những yếu tố ngoại cảnh bất thuận do thời
tiết ảnh hƣởng lớn đến năng suất lúa. Đặc biệt, những yếu tố ngoại cảnh này sẽ ảnh
hƣởng rõ rệt trong các giai đoạn phát triển của cây lúa: giai đoạn làm đòng; giai đoạn
lúa trỗ.
Theo Shouichi Yoshida [29], nhiệt độ, bức xạ mặt trời, lƣợng mƣa ảnh hƣởng
trực tiếp bằng việc tác động đến quá trình sinh lý liên quan đến sản lƣợng lƣơng thực,
và gián tiếp thông qua các bệnh và côn trùng. Các yếu tố này thƣờng khó tách biệt với
nhau.
Từ phƣơng pháp điều tra thực địa và phƣơng pháp điều tra xã hội học, tác giả thu
thập đƣợc thông tin về thời gian canh tác hai vụ sản xuất lúa chính của địa phƣơng: vụ
chiêm bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, vụ mùa từ tháng 7 đến 10.
Hình 1.3. Phân bố các vụ lúa tại 3 miền trong cả nước (Nguồn: [35])
15
Hình 1.4. So sánh 3 giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có thời gian
sinh trưởng khác nhau
(Nguồn:Nguyễn Ngọc Đệ,[7])
Theo Nguyễn Ngọc Đệ [7], quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây lúa đƣợc
chia theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn tăng trƣởng: bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi cây lúa bắt đầu
phân hóa đòng. Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều
chồi mới. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu
là do giai đoạn tăng trƣởng này dài hay ngắn.
16
Giai đoạn sinh sản: bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trỗ bông. Giai
đoạn này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay
ngắn ngày thƣờng không khác nhau nhiều.
Giai đoạn lúa chín: bắt đầu từ lúc trỗ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này
trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới.
Theo Shouichi Yoshida (1981)[29], thời gian sinh trƣởng của cây lúa chia làm 2
giai đoạn chính là sinh trƣởng dinh dƣỡng và sinh trƣởng sinh thực. Tuy nhiên, có thể
chia thành 3 giai đoạn là sinh trƣởng dinh dƣỡng, sinh thực và chín. Thời gian sinh
trƣởng của cây lúa thƣờng chiếm từ 90 – 180 ngày từ khi nảy mầm cho đến khi chín,
thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và môi trƣờng sinh trƣởng. Trong điều
kiện nhiệt đới, giai đoạn sinh trƣởng sinh thực (thời kỳ làm đòng) cần khoảng 30 ngày,
thời kỳ chín chiếm 30 ngày và thời gian còn lại dành cho giai đoạn sinh trƣởng dinh
dƣỡng.
Từ việc xác định chính xác thời vụ dựa vào quy trình sinh trƣởng phát triển của
cây lúa thông qua các tài liệu nghiên cứu khoa học đã đƣợc dẫn chứng nêu trên và điều
tra thực địa giúp tác giả xác định đƣợc các khoảng thời gian trong các giai đoạn sinh
trƣởng phát triển của cây lúa tại xã Vinh Quang nhƣ sau:
Bảng 1.2. Các giai đoạn phát triển của cây lúa trong từng vụ canh tác
Giai đoạn
gieo mạ
Giai đoạn làm
đòng
Giai đoạn lúa trỗ Giai đoạn thu
hoạch
Vụ xuân Tháng 2 Tháng 3, tháng 4 Tháng 5, tháng 6 Tháng 6
Vụ mùa Tháng 7 Tháng 8, tháng 9 Tháng 9, tháng 10 Tháng 10
Theo TS. Nguyễn Ích Tân [13], điều kiện ngoại cảnh tác động lên cây lúa bao
gồm:
Nhiệt độ: cây lúa là cây ƣa nóng nên sinh trƣởng, ra hoa, kết quả tốt trong
điều kiện nhiệt độ trên 20oC. Tuy nhiên, tùy giai đoạn sinh trƣởng, phát triển cây lúa
yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng nhiệt độ thích hợp 28-
32
o
C. Thời kỳ sinh trƣởng sinh thực nhiệt độ thích hợp là 24-28oC. khi nhiệt độ > 40oC
làm hạt phấn chết hoặc ngừng phân hóa. Nếu nhiệt độ < 20oC làm hạt lúa bị lép nhiều.
Phản ứng của cây lúa với điều kiện nhiệt độ thể hiện ở bảng sau:
17
Bảng 1.3. Phản ứng của cây lúa trong từng giai đoạn với điều kiện nhiệt độ
Giai đoạn sinh trƣởng
Nhiệt độ tới hạn (oC)
Thấp Cao Tối thích
Nảy mầm 10 45 20-35
Mọc thành cây mạ 12-13 35 25-30
Ra rễ 16 35 25-28
Vƣơn lá 7-12 45 31
Đẻ nhánh 9-16 33 25-31
Bắt đầu phân hóa đòng 15 33 25-31
Phân hóa bông 15-20 38 25-31
Nở hoa 22 35 30-33
Chín 12-18 30 20-25
Nguồn: Shouichi Yoshida -1981[29]
Ánh sáng: cƣờng độ ánh sáng thích hợp cho cây lúa 500-600 calo/cm2/ngày.
Miền Bắc tháng 4-6, tháng 8-10 là thích hợp. Chất lƣợng ánh sáng phụ thuộc vào độ
dài bƣớc sóng của ánh sáng và quần thể ruộng lúa.
Nƣớc: cây lúa yêu cầu lƣợng nƣớc lớn trong quá trình sinh trƣởng, phát triển
và tạo năng suất. Từng giai đoạn khác nhau cây lúa yêu cầu lƣợng nƣớc khác nhau.
Trong quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây lúa có 2 giai đoạn cần nhiều nƣớc: từ
khi cấy đến khi đẻ nhánh và từ phân hóa đòng đến chín sáp. Theo Nguyễn Việt Long
[9], nƣớc là thành phần chính của cây lúa, điều tiết các quá trình sinh trƣởng phát triển,
giúp quá trình vận chuyển, làm mát cây và làm cho cây cứng chắc. Một vụ lúa cần
lƣợng mƣa 900-1100mm. Việc tƣới nƣớc đủ cho lúa là một việc làm bắt buộc thƣờng
xuyên khi thâm canh. Nếu thiếu hụt nƣớc vào giai đoạn sinh trƣởng dinh dƣỡng có thể
làm giảm chiều cao cây, số nhánh và diện tích lá nhƣng năng suất không bị ảnh hƣởng
nếu nhƣ nhu cầu nƣớc đƣợc đáp ứng kịp thời; tuy nhiên, nếu thiếu nƣớc giai đoạn phân
bào giảm nhiễm đến trỗ bông (nhất là vào thời gian 11 ngày và 3 ngày trƣớc trỗ bông)
chỉ cần hạn 3 ngày đã làm giảm năng suất rất nghiêm trọng và tỷ lệ hạt lép cao.
(Shouichi Yoshida, 1981)[29].
Trong điều kiện thủy lợi chƣa hoàn chỉnh, lƣợng mƣa là một trong những yếu tố
khí hậu có tính quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ lúa trong
năm. Nếu lƣợng mƣa phân phối không đều, gây ngập úng giữa mùa mƣa ở nhiều nơi,
18
mùa khô lại không đủ nƣớc tƣới. Ngay trong mùa mƣa, đôi khi lại có khoảng thời gian
nắng kéo dài làm trở ngại cho sinh trƣởng của cây lúa. Nếu công tác thủy lợi đƣợc
thực hiện tốt, ruộng lúa chủ động nƣớc thì mƣa không có lợi cho sự gia tăng năng suất
lúa. Ngƣợc lại, mƣa nhiều, gió to, trời âm u, bão đến thất thƣờng, ít nắng, cây lúa sẽ
phát triển không thuận lợi. Mƣa kéo dài còn tạo điều kiện ẩm độ thích hợp cho sâu
bệnh phát triển làm hại lúa. Ở giai đoạn làm đòng và trỗ, gió mạnh ảnh hƣởng xấu đến
quá trình hình thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, sự thụ phấn, thụ tinh và
chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỷ lệ hạt lép, làm giảm năng suất lúa.(Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008)[7]
Bảng 1.4. Yêu cầu nước qua từng thời kỳ sinh trưởng
(Nguyễn Việt Long, 2013)[9]
Thời kỳ nảy mầm
Cần lƣợng nƣớc 25-28% so với trọng
lƣợng của hạt
Thời kỳ mạ
Sau gieo đến mũi chông giữ ẩm thƣờng
xuyên, thời kỳ 3-4 lá giữ một lớp nƣớc 4-
5 cm
Thời kỳ trên ruộng lúa
Giữ một lớp nƣớc thƣờng xuyên 5-10 cm
trên mặt ruộng
Theo Shouichi Yoshida [29], từ quan điểm là một nhà sinh lý học cây trồng,
thời vụ, năng suất và sự ổn định là những khía cạnh quan trọng trong việc trồng lúa,
yếu tố khí hậu ảnh hƣởng đến các khía cạnh đó theo những con đƣờng khác nhau.
Cũng theo Yoshida, nhiệt độ ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng phát triển của
cây lúa. Nhiệt độ lạnh làm ảnh hƣởng đến sức nảy mầm, mạ ra lá chậm, mạ lùn, lá
vàng, đỉnh bông bị thoái hóa, độ thoát cổ bông kém, chậm ra hoa, tỷ lệ lép cao và chín
không đều. Cây lúa rất mẫn cảm với nhiệt độ cao lúc trỗ bông, khi gặp nhiệt độ trên
35
oC kéo dài hơn 1 giờ vào lúc lúa nở hoa làm cho tỷ lệ hạt lép tăng rõ rệt.
1.2.2. Tổng quan về tác động của BĐKH và các mô hình thích ứng trong lĩnh vực
an ninh lương thực trên thế giới
Ngày 10/3/2016, Hội nghị lần thứ 33 của Tổ chức Lƣơng thực nông nghiệp
Liên hợp quốc (FAO) khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng tổ chức tại Trung tâm Hội
nghị quốc tế Putrajaya của Malaysia nhằm tăng cƣờng an ninh lƣơng thực, ứng phó
với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững. Phó Thủ tƣớng Malaysia
19
Ahmad Zahid Hamidi nhấn mạnh an ninh lƣơng thực cũng quan trọng nhƣ an ninh
quốc gia, đồng thời nêu ra ba biện pháp để đảm bảo an ninh lƣơng thực trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dƣơng, bao gồm kích thích đầu tƣ tƣ nhân vào nông nghiệp, giải
quyết vấn đề biến đổi khí hậu với phát triển nông nghiệp bền vững, và xóa đói giảm
nghèo bằng cách sử dụng đa dạng sinh học.Tổng Giám đốc FAO José Graziano da
Silva nêu nội dung hội nghị: phản ánh mối quan tâm chung làm thế nào để giải quyết
thách thức trong tƣơng lai hƣớng tới mục tiêu chấm dứt tình trạng đói nghèo trong 15
năm tới theo Chƣơng trình nghị sự Phát triển bền vững 2030.
Theo IPCC,2014 [27] giới thiệu kịch bản BĐKH, nƣớc biển dâng có đánh giá:
Tốc độ BĐKH gia tăng theo hƣớng cực đoan hơn so với các đánh giá trƣớc đây, đặc
biệt là các hiện tƣợng cực đoan liên quan đến nhiệt độ cao gia tăng mạnh mẽ. Nhiệt độ
trung bình toàn cầu tăng lên rõ rệt, tốc độ tăng cao lên so với trƣớc đó. Lƣợng mƣa
cũng thay đổi rõ rệt, có một số vùng lƣợng mƣa tăng, một số vùng giảm, biểu hiện rõ
rệt trong 30 năm trở lại đây. Nhƣ vậy sự thay đổi lƣợng mƣa ở quy mô toàn cầu diễn ra
mạnh mẽ hơn so với trƣớc đây. BĐKH sẽ gây ảnh hƣởng lớn đối với sản xuất nông
nghiệp ở các vùng sinh thái. Nhiều nghiên cứu đã bắt đầu từ các thành phần khí hậu và
chủ yếu xuất phát từ sự ấm lên của trái đất (Stern, 2005) [28]. Các nghiên cứu này thể
hiện ở các khía cạnh sau:
Nhiệt độ tăng sẽ ảnh hƣởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng,
vật nuôi làm cho thay đổi về năng suất và sản lƣợng;
Nhiệt độ tăng làm cho suy giảm tài nguyên nƣớc, nhiều vùng không có nƣớc
và không thể tiếp tục canh tác làm cho diện tích canh tác bị suy giảm;
Nhiệt độ tăng làm cho băng tan, dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn và ngập mặn
và không thể tiếp tục canh tác các loại cây trồng hoặc làm giảm năng suất;
Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất
cân bằng sinh thái và ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển cây trồng và phát sinh dịch
bệnh;
Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, không theo quy luật nhƣ bão sớm, muộn, mƣa
không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ và gây thiệt hại,..
Cuốn sách “Phân tích khả năng bị tổn thƣơng và năng lực thích ứng với biến
đổi khí hậu – CARE International” [22] do Do Angie Dazé, Kaia Ambrose và Charles
Ehrhart biên soạn. GS. Robert Chambers, viện sĩ thông tấn, viện Nghiên cứu Phát
20
Triển, Đại học Sussex, Vƣơng Quốc Anh đã phát biểu về cuốn sách nhƣ sau: Cuốn
sách trình bày phƣơng pháp luận mới về việc phân tích khả năng bị tổn thƣơng và
năng lực thích ứng với khí hậu. Cuốn sách nhấn mạnh cộng đồng là không đồng nhất,
những ngƣời ít có khả năng thích ứng sẽ có nguy cơ cao hơn. Cuốn sách cũng đƣa ra
phân tích khả năng bị tổn thƣơng và năng lực thích ứng của chính những thành viên
của cộng đồng. Cuốn sách áp dụng những giá trị, quy trình và phƣơng pháp có sự tham
gia để tạo điều kiện cho ngƣời dân địa phƣơng thực hành và nâng cao kiến thức và
hiểu biết của họ, và để lập kế hoạch hành động.
Cuốn sách nêu lên phƣơng pháp luận Phân tích năng lực và khả năng bị tổn
thƣơng (CVCA). Mục đích cơ bản của CVCA là để:
Phân tích khả năng bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu và năng lực thích ứng
tại cấp độ cộng đồng.
Kết hợp kiến thức cộng đồng và dữ liệu khoa học để có đƣợc sự hiểu biết
nhiều hơn về tác động của biến đổi khí hậu đến địa phƣơng nghiên cứu.
Trong CVCA có những điểm khác so với các phƣơng pháp tiếp cận cộng đồng
khác bao gồm:
Tập trung vào biến đổi khí hậu: CVCA tập trung vào sự hiểu biết bằng cách
nào biến đổi khí hậu sẽ tác động đến cuộc sống và sinh kế của nhóm đối tƣợng nghiên
cứu. Nó kiểm tra những hiểm họa, khả năng bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu và năng
lực thích ứng với góc độ xây dựng cách thích ứng cho tƣơng lai.
Phân tích điều kiện và hiểm họa: CVCA nỗ lực kết hợp những mô hình thực
tiễn điển hình (good practice) từ những phân tích cho đến những sáng kiến phát triển
theo hƣớng tập trung vào điều kiện đói nghèo và khả năng bị tổn thƣơng, và những
vấn đề đƣợc thực hiện trong bối cảnh giảm nhẹ rủi ro thiên tai (DRR), theo hƣớng tập
trung vào hiểm họa.
Nhấn mạnh phân tích các bên có liên quan, học tập và đối thoại hợp tác: điều
này thu đƣợc sự hiểu biết lớn hơn trong các cộng đồng có đủ nguồn lực để nghiên cứu
và đánh giá.
Hỗ trợ cho việc thích ứng, và có thể đẩy mạnh đối thoại giữa các bên có liên
quan về các hành động thích ứng có tính khả thi.
Tập trung vàonhững cộng đồng đã kiểm tra môi trƣờng hỗ trợ: quá trình
CVCA tập trung vào mức độ cộng đồng nhƣng kết hợp phân tích những vấn đề ở cấp
21
vùng và quốc gia trong một nỗ lực để thúc đẩy một môi trƣờng hỗ trợ cho sự thích ứng
dựa vào cộng đồng.
Trong cuốn sách cũng nêu ra các định nghĩa cụ thể về “năng lực thích ứng”,
“thích ứng với biến đổi khí hậu”, “thích ứng dựa vào cộng đồng (CBA)”
Quy trình của CBA liên quan đến 4 chiến lƣợc:
Đẩy mạnh chiến lƣợc sinh kế chống chịu với khí hậu trong sự kết hợp với đa
dạng hóa thu nhập và nâng cao năng lực cho quy hoạch và quản lý rủi ro;
Chiến lƣợc giảm nhẹ rủi ro thiên tai nhằm giảm tác động của hiểm họa, đặc
biệt lên những hộ gia đình và cá nhân có khả năng bị tổn thƣơng;
Xây dựng năng lực cho xã hội ngƣời dân địa phƣơng và các cơ quan chính
phủ sao cho họ có thể hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân trong nỗ
lực thích ứng của họ;
Tuyên truyền và vận động xã hội để đề cập đến những nguyên nhân tiềm ẩn
của khả năng bị tổn thƣơng, chẳng hạn nhƣ quản trị kém, thiếu sự kiểm soát đối với
các nguồn lực, hoặc tiếp cận hạn chế tới các dịch vụ cơ bản.
Nghiên cứu: “Adaptation strategies for agricultural water management under
climate change in Europe” của hai tác giả Ana Iglesias – khoa kinh tế nông nghiệp và
xã hội học, đại học Bách Khoa Tây Ban Nha cùng đồng tác giả Luis Garrote – Khoa
xây dựng, đại học Bách Khoa Tây Ban Nha đã đƣợc đăng trên tạp chí “Agricultural
water management,155/2015”[21] đã nêu lên tầm quan trọng của nguồn nƣớc trong sự
phát triển nông nghiệp trên thế giới nói chung cũng nhƣ Châu Âu nói riêng. Đặc biệt,
trong bối cảnh BĐKH hiện nay, việc quản lý nguồn nƣớc ngày càng trở nên phức tạp.
Những thách thức của BĐKH sẽ phải đƣợc đối phó thông qua sự thích nghi. Khi nhu
cầu nguồn nƣớc trong nông nghiệp vô cùng thiết yếu thì việc lựa chọn các biện pháp
thích nghi cũng nhƣ yêu cầu quản lý nguồn nƣớc tổng hợp các yếu tố về kỹ thuật, cơ
sở hạ tầng, kinh tế xã hội đồng bộ và toàn diện hơn. Nhu cầu nƣớc nông nghiệp phải
đƣợc cung cấp trong bối cảnh nguồn nƣớc suy giảm do tác động của môi trƣờng, tăng
trƣởng dân số, phát triển kinh tế và thay đổi toàn cầu. Sự thích nghi đƣợc thể hiện qua
việc quản lý nƣớc trong nông nghiệp liên quan không chỉ quản lý tài nguyên nƣớc
truyền thống mà còn để quản lý sản xuất lƣơng thực, phát triển nông thôn và tài
nguyên thiên nhiên.
Nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau:
22
Trình tự logic từ đánh giá về BĐKH, rủi ro và cơ hội;
Xác định các giải pháp thích ứng;
Tổng hợp đánh giá 168 các nghiên cứu, tài liệu sẵn có từ năm 1999-2014 bao
gồm các bài báo, ấn phẩm trích dẫn trong các tạp chí, báo cáo của World Bank, Liên
Hợp Quốc, Ủy Ban Châu Âu, cơ quan Môi trƣờng Châu Âu và OEDC, các dự báo về
BĐKH, tác động đến nhu cầu nƣớc trong nông nghiệp, đáp ứng tiềm năng để khắc
phục những tác động tiêu cực;
Xác định đối tƣợng thích hợp nhất để đánh giá hiệu quả tác động của BĐKH
lên đối tƣợng đã xác định.
Nghiên cứu nêu lên các giải pháp thích ứng, đặc biệt các giải pháp đƣợc áp
dụng tại Hà Lan. Xác định các khoảng thời gian cần thiết để thực hiện các biện pháp
thích ứng. Nhiều sự thích nghi có thể đƣợc thực hiện nhanh chóng một cách cá nhân
để đáp ứng tình trạng khan hiếm nƣớc nhƣ việc thay thế nguồn nƣớc. Với phƣơng
pháp này có thể thực hiện từ 1-5 năm. Ngƣợc lại, đối với các biện pháp nhƣ thay đổi
chính sách, đầu tƣ cơ sở hạ tầng quy mô lớn đòi hỏi sự hợp tác của nhiều ngành và địa
phƣơng, thời gian cho sự thích ứng này có thể tính trên 10 năm, chẳng hạn việc xây
dựng và quản lý các hồ chứa nhỏ tại khu vực đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên
cứu còn nêu lên những hạn chế khi đánh giá các phƣơng pháp thích ứng nhƣ việc sử
dụng các dữ liệu để đánh giá tác động đƣợc lấy từ một phạm vi rất rộng hoặc ở khu
vực địa phƣơng nhỏ, nguồn dữ liệu hạn chế, khó thu thập chính xác, các nguồn dữ liệu
có thể mâu thuẫn trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên, bằng cách dựa vào các phƣơng
pháp tiêu chuẩn đƣợc chấp nhận rộng rãi, sử dụng các công bố đánh giá trong các đề
tài, luận văn, nghiên cứu đã tổng hợp các thông tin hợp lệ, đánh giá sơ bộ về sự phù
hợp các biện pháp thích ứng (các thuộc tính của sự thích ứng, tiêu chí, đánh giá).
Bộ tài liệu: “Biến đổi khí hậu và an ninh lƣơng thực” do Tổ chức Lƣơng thực
và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, FAO, Rome, 2008 [24] ấn phẩm này đƣợc biên soạn
bởi nhiều thành viên của nhóm liên ngành FAO’s Interdepartmental Working Group
(IDWG) về biến đổi khí hậu, dƣới sự chủ trì của Wulf Killmann – chủ tịch nhóm công
tác liên ngành Biến Đổi Khí Hậu. Tài liệu này cung cấp các thông tin cơ bản về mối
tƣơng quan giữa BĐKH và an ninh lƣơng thực, cách đối phó với các mối đe dọa mới.
Bên cạnh đó, tài liệu còn nêu lên những cơ hội cho ngành nông nghiệp để thích ứng,
cùng việc mô tả làm thế nào có thể góp phần giảm thiểu các thách thức khí hậu.
23
Bộ tài liệu đƣợc chia làm 4 chƣơng chính với nội dung của từng chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Định nghĩa các thuật ngữ quan trọng – thảo luận mối quan hệ của
các tác động có thể có của biến đổi khí hậu với hiệu suất của hệ thống lƣơng thực, dẫn
đến kết quả của an ninh lƣơng thực.
Chƣơng 2 – chƣơng 3: Cung cấp chi tiết các lựa chọn về thích ứng và giảm
nhẹ cho các lĩnh vực lƣơng thực và nông nghiệp.
Chƣơng 4: Mô tả các thiết lập thể chế cho việc hành động để giảm thiểu và
thích ứng với BĐKH, rút ra kết luận cho hành động tiếp theo của FAO và cộng đồng
quốc tế.
Các tác động đến an ninh lƣơng thực do BĐKH trong mô hình sản xuất nông
nghiệp đƣợc chia làm hai loại:
Tác động đối với việc sản xuất lƣơng thực sẽ ảnh hƣởng đến nguồn cung cấp
lƣơng thực, thực phẩm trên toàn cầu và cho từng địa phƣơng cụ thể. Trên toàn cầu, sản
lƣợng lƣơng thực cao hơn ở các vùng ôn đới có thể bù đắp sản lƣợng thấp hơn ở các
vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp với khả năng tài chính
hạn chế và sự phụ thuộc cao vào việc sản xuất của mình để trang trải nhu cầu lƣơng
thực trong nƣớc, nó có thể không đảm bảo bù đắp đƣợc sự sụt giảm nguồn cung trong
nƣớc, làm tăng sự phụ thuộc vào viện trợ lƣơng thực. (FAO,2008)[24]
Tác động với tất cả cả loại hình sản xuất nông nghiệp sẽ ảnh hƣởng đến sinh
kế và tiếp cận lƣơng thực. Nhóm sản xuất mà ít có khả năng đối phó với BĐKH nhƣ
những ngƣời nghèo nông thôn ở các nƣớc đang phát triển, nguy cơ an toàn và phúc lợi
của họ sẽ bị tổn hại.
Tác động tiềm tàng của BĐKH đối với việc sử dụng lƣơng thực:
Giá trị dinh dƣỡng: mất an ninh lƣơng thực thƣờng gắn liền với suy dinh
dƣỡng, vì chế độ ăn của những ngƣời không có khả năng đáp ứng tất cả các thực phẩm
họ cần thƣờng chứa một tỷ lệ cao các loại lƣơng thực và thiếu sự đa dạng cần thiết để
đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng.
Tính ổn định của nguồn cung cấp: nhiều loại cây trồng có chu kỳ hàng năm, và
sản lƣợng dao động với biến đổi khí hậu, đặc biệt là lƣợng mƣa và nhiệt độ. Duy trì sự liên
tục của nguồn cun
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003451_1_6524_2002747.pdf