Luận văn Xây dựng mô hình ứng dụng đặc trưng cá nhân nhằm hỗ trợ sự thích nghi trong hệ thống đào tạo trực tuyến

MỤCLỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH .5

DANH MỤC CÁCBẢNG .6

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀTỪ VIẾT TẮT .7

CHƯƠNG1 MỞ ĐẦU . 10

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .10

1.2 MỤC TIÊUCỦA ĐỀ TÀI.11

1.3 NỘI DUNG NGHIÊNCỨU .12

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓPCỦA LUẬNVĂN.12

CHƯƠNG2 ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN . 14

2.1 Đàotạo trực tuyến trên thế giớihiệnnay.14

2.1.1 Giới thiệu .14

2.1.2 Mộtsốhệ đàotạo trực tuyến phổ biến .15

2.2 Hiện trạng đàotạo trực tuyến tại Việt Nam.17

2.2.1 Giới thiệu .17

2.2.2 Hệ đàotạotừ xa Trường ĐHKHTN.19

2.3 Tình hình ứngdụng thích nghi cánhân trong đàotạo trực tuyến.23

2.3.1 Ý nghĩacủasự thích nghi cá nhân trong đàotạo trực tuyến .23

2.3.2 Sự khác biệt sovới các lãnhvực khác.23

2.3.3 Các phương pháp thích nghi trong đàotạo trực tuyến.24

2.3.4 Mộtsốhệ đàotạo trực tuyến thích nghi cá nhân .26

2.3.5 Tổngkết và nhận xét chung .27

CHƯƠNG3 HỆ THỐNG THÍCH NGHI CÁ NHÂN(ADAPTIVE

SYSTEM) . 30

3.1 GIỚI THIỆU .30

3.2 TỔ CHỨC VÀ KHỞITẠO PROFILE .31

3.2.1 Tổ chức profile .31

3.2.2 Khởitạo profile .33

3.3 CẬP NHẬT PROFILE.35

3.3.1 Phảnhồitường minh (explicit feedback) .35

3.3.2 Phảnhồi tiềm ẩn (implicit feedback) .36

3.3.3 Phương phápkếthợp .37

3.4 KHAITHÁC PROFILE .37

3.4.1 Phương pháplọc theonội dung (Content-based Filtering) .38

3.4.2 Phương pháplọccộng tác (Collaborative Filtering) .40

3.4.2.1 Tưvấndựa vàocộng đồng . 40

3.4.2.2 Tạolậpcộng đồng . 43

3.4.3 Phương pháplọc theo thông tin nhân khẩu (demographic filtering) .47

3.4.4 Phương phápkếthợp .48

3.5 TỔNGKẾT CHƯƠNG.50

CHƯƠNG4 MÔ HÌNH UMEL. 51

4.1 GIỚI THIỆUTỔNG QUAN.51

4.2 NHỮNGVẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP CHO UMeL .52

4.3 CẤU TRÚC PROFILE .54

4.3.1 Những đặc trưngvề thói quenhọctập .56

4.3.2 Đặc trưngvềkỹnăng .59

4.3.3 Thông tin nhân khẩu, kiến thứcnền, .61

4.4 CẬP NHẬT PROFILE.63

4.4.1 Các đặc trưng thói quenhọctập.64

4.4.2 Nhóm các đặc trưng cònlại.65

4.5 TỔ CHỨCCỘNG ĐỒNG .65

4.5.1 Cộng đồng theo thói quenhọctập .66

4.5.1.1 Tổ chức ma trận đánh giá . 66

4.5.1.2 Phương pháp xác định các giá trị trong ma trận đánh giá. 67

4.5.1.3 Điều kiện chotạolậpcộng đồng . 69

4.5.2 Cộng đồng theo nhóm các đặc trưng cònlại.70

4.5.2.1 Mô hình không giancộng đồng đa tiêu chuẩn . 70

4.5.2.2 Tổ chức ma trận nhị phân . 71

4.6 TÍCHHỢPKẾT QUẢTƯVẤN .73

4.6.1 Cungcấp thông tintưvấn theo mô hình không giancộng đồng đa tiêu chuẩn 73

4.6.2 Tíchhợpkết quảtưvấn sau cùng .74

4.7 TƯVẤNHỌCTẬP .75

4.7.1 Tưvấn tài nguyênhọctập .76

4.7.2 Tưvấn cách thứchọc .79

4.7.3 Tưvấn chọn mônhọc .80

CHƯƠNG5 LẬP TRÌNH CÀI ĐẶT . 82

5.1 MÔ-ĐUNCẬP NHẬT PROFILE .82

5.1.1 Xử lý logfile .83

5.1.1.1 Sơlượcvềnội dung trong logfilecủaAPS . 83

5.1.1.2 Quy trìnhxử lý logfile . 85

5.1.2 Mô hìnhdữ liệu .86

5.2 TẠOLẬPCỘNG ĐỒNG.89

5.2.1 Quy trìnhxử lý chung chovấn đềtạolậpcộng đồng .89

5.2.2 Xác định các giá trị cho ma trận đánh giá (hàm f).91

5.2.3 Tổ chức các nhómcộng đồng nhân khẩu .92

5.3 TƯVẤNHỌCTẬP .93

CHƯƠNG6 KẾTLUẬN VÀHƯỚNG PHÁTTRIỂN . 96

6.1 TỔNGKẾT .96

6.1.1 Nghiêncứu cáchệ thống thích nghi cá nhân và đàotạo trực tuyến .96

6.1.2 Mô hình ứngdụng profile trong đàotạo trực tuyến (UMeL) .96

6.1.3 Lập trình thử nghiệm mô hình .97

6.2 HƯỚNG PHÁTTRIỂN .98

6.2.1 Hướng phát triển theo chiềurộng.98

6.2.2 Hướng phát triển theo chiềusâu.98

TÀI LIỆUTHAMKHẢO . 99

PHỤLỤC . 103

Khái niệm TF-IDF . 103

Chuẩn hóa giá trị cho các thamsố thói quenhọctập. 104

Các chứcnăngcủa chương trình. 106

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình ứng dụng đặc trưng cá nhân nhằm hỗ trợ sự thích nghi trong hệ thống đào tạo trực tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay các hệ thống thích nghi cá nhân (Adaptive System hay Personalized System) đang phát triển rất mạnh và được ứng dụng trong nhiều lãnh vực như: tìm kiếm thông tin (Information Retrieval), thương mại điện tử (e-Commerce) [17]. Trong những hệ thống này, mỗi người sử dụng sở hữu một hồ sơ đặc trưng (user profile hay gọi tắt là profile1) mà tuỳ theo lãnh vực ứng dụng sẽ bao gồm những thông tin khác nhau mô tả về mình như: thông tin cá nhân (họ tên, tuổi, nghề nghiệp, …), sở thích, nhu cầu hay mục tiêu, trình độ hay nền tảng kiến thức, …. Dựa trên profile, hệ thống sẽ cung cấp thông tin/ dịch vụ phù hợp cho người dùng. Đây chính là sự thích nghi dựa trên profile. Trong lãnh vực đào tạo từ xa qua internet hay đào tạo trực tuyến (e-learning), các hệ thống thích nghi siêu truyền thông (Adaptive Hypermedia System – AHS) hay hệ thống đào tạo thích nghi siêu truyền thông (Adaptive Educational Hypermedia System – AEHS) cũng đã khai thác profile người dùng để vận dụng sự thích nghi phù hợp với kiến thức cũng như mục tiêu đào tạo của người dùng [5], [8], [14]. Các hệ thống AHS/AEHS được sử dụng cho các khoá đào tạo ngắn hạn, trong đó sự thích nghi thường tập trung vào việc cá nhân hoá nội dung bài học tuỳ vào đặc trưng của từng người học, tức là cùng một chủ đề nhưng với mỗi người học khác nhau sẽ có sự thể hiện nội dung bài học khác nhau. Do đó các hệ thống này đặc biệt quan tâm đến khía cạnh kiến thức đã có của người học và mục tiêu của người học đối với khoá học. Trong các năm gần đây đào tạo trực tuyến phát triển khá mạnh tại Việt nam. Nhiều trường đại học, cao đẳng và trung tâm đào tạo đã đưa vào sử dụng hình thức đào tạo này nhằm mục đích nâng cao trình độ cho các đối tượng không có điều kiện 1 Do thuật ngữ tiếng Việt khá dài và còn khá mới mẻ nên trong luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ tiếng Anh là profile. 11 đến lớp học tập trung. Nhìn chung trong các hệ thống này, mọi người học đều được đối xử như nhau, nghĩa là tất cả đều được cung cấp cùng chung các tài liệu và dịch vụ học tập, không phân biệt nền tảng kiến thức, mục tiêu học tập, thói quen và sở thích cũng như không thể giúp định hướng học tập riêng cho từng cá nhân. Việc thiếu tính thích nghi đối với từng cá nhân người học là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả học tập trong đào tạo trực tuyến. Một trong những điểm khác biệt rất quan trọng của đào tạo trực tuyến so với hình thức đào tạo truyền thống chính là môi trường học tập “ảo”, nơi mà điều kiện giao tiếp và sự tương tác trực tiếp giữa người học và người dạy cũng như giữa những người học với nhau phần nào bị hạn chế. Trong ngữ cảnh như vậy, người học rất dễ rơi vào tình trạng bị cô lập, lạc lõng và mất phương hướng trong một không gian vô cùng rộng lớn về tài nguyên học tập và bạn đồng học, từ đó sẽ có thái độ học tập thụ động, theo chiều hướng tự xoay xở với những tài nguyên tải về từ hệ thống máy chủ và tự tìm kiếm nhóm học tập, mà thường khi chúng lại không phù hợp với cá nhân mình (tính phù hợp có thể liên quan đến tiến độ học tập hoặc trình độ tiếp thu) [2]. 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Dựa trên hiện trạng tóm tắt ở trên, đề tài mong muốn ứng dụng profile để xây dựng một mô hình hay một môi trường học tập tích cực trong đào tạo trực tuyến dựa trên những tương tác giữa người học và tài nguyên học tập cũng như giữa những người học với nhau. Điều này sẽ góp phần làm giảm khoảng cách giữa đào tạo trực tuyến với hình thức đào tạo truyền thống (học tập trung tại lớp). Trong mô hình đề xuất của luận văn, người học sẽ được hỗ trợ một cách tích cực hơn từ những hình thức tư vấn như : v Tư vấn chọn đăng ký môn học mới hoặc thi lại, v Tư vấn cách thức học (các hình thức học tập, phân bổ thời gian,…), và v Tư vấn những tài nguyên học tập thích hợp. 12 Tất cả những hình thức tư vấn kể trên sẽ được thực hiện dựa trên việc khai thác profile của cá nhân người học cũng như của những người học “tương đồng” nhằm bảo đảm tính thích nghi và sự phong phú của kết quả tư vấn. 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những chủ đề chính như sau : a) Các hệ thống đào tạo trực tuyến : Tìm hiểu tính năng, ưu khuyết điểm của các hệ quản lý đào tạo (Learning Management System - LMS) phổ biến hiện nay (Moodle, Dokeos,…), cũng như những hệ thống AHS/ AEHS. b) Các hệ thống thích nghi: Tìm hiểu những vấn đề cơ bản liên quan đến profile như : v Thành phần cấu trúc. v Khởi tạo, cập nhật. v Khai thác với phương pháp lọc theo nội dung (Content-based Filtering) và lọc cộng tác (Collaborative Filtering). Từ các kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ đề xuất một mô hình ứng dụng profile nhằm hỗ trợ tích cực cho người học trong hệ thống đào tạo trực tuyến. 1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Với mục tiêu và nội dung nghiên cứu được đặt ra, đề tài sẽ đúc kết và giới thiệu các mô hình đặc trưng người dùng phổ biến trong các lãnh vực truy vấn thông tin và thương mại điện tử, cũng như trong lãnh vực đạo tạo từ xa. Đề tài cũng sẽ trình bày tóm tắt các phương pháp khai thác đặc trưng cá nhân trong các hệ thống thích nghi phổ biến. Đề tài sẽ đề xuất một mô hình tổ chức và khai thác profile nhằm giúp người học không còn bị lạc lõng trong không gian học tập ảo rộng lớn, luôn nhận được những hình thức tư vấn phù hợp với cá nhân, từ đó sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động học tập và đào tạo của hệ thống đào tạo trực tuyến. 13 Về mặt ứng dụng thực tiễn, kết quả của luận văn sẽ được đưa vào thử nghiệm trên hệ thống đào tạo từ xa hệ Cử nhân và Hoàn chỉnh ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Luận văn cũng được thực hiện trong khuôn khổ đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Tp.HCM “Mô hình đặc trưng người dùng (User Profile Model) phục vụ cho đào tạo trực tuyến”, mã số B2009-18- 01TĐ [2]. Luận văn được trình bày thành sáu chương như sau : Chương 1 giới thiệu tổng quan về hiện trạng, mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận văn. Chương 2 trình bày về hiện trạng đào tạo trực tuyến trên thế giới nói chung và tại Việt nam nói riêng cũng như hiện trạng ứng dụng thích nghi cá nhân vào trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến. Chương 3 trình bày tổng quan về các hệ thống thích nghi cá nhân, các phương pháp tổ chức, cập nhật và khai thác profile đang được ứng dụng trong các hệ thích nghi phổ biến. Chương 4 trình bày về mô hình tổ chức và khai thác profile trong đào tạo trực tuyến do chúng tôi đề xuất. Chương 5 trình bày phần cài đặt ứng dụng mô hình cho hệ đào tạo từ xa ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Chương 6 trình bày các kết luận và hướng phát triển của đề tài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_2.PDF
  • pdf0.PDF
  • pdf1_2.PDF
  • pdf2.PDF
  • pdf3.PDF
  • pdf5.PDF
  • pdf6.PDF
  • pdf7.PDF
  • pdf8.PDF
  • pdf9.PDF
  • pdf10.PDF
  • pdf11.PDF
  • pdf12.PDF
  • pdf13.PDF
  • pdf14.PDF