Luận văn Xây dựng mô hình và kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2002-2010

Một sốnghiên cứu định lượng vềvai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế

và ảnh hưởng của nó đến CPI, cũng đã đưa ra kết luận rằng: cùng với sựphát triển

của thịtrường vốn, sựgiao lưu kinh tếquốc tếngày càng gia tăng thì vai trò của tín

dụng ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tếsẽgiảm dần. Mặt khác, theo kết quảcủa

mô hình SVAR (“Cơchếtruyền tải CSTT qua kênh tín dụng” của Việt Hà (2006))

đánh giá tác động của cú sốc tín dụng đến sản lượng, lạm phát cho thấy, tín dụng

tăng 1,6% sẽlàm tăng mức sản lượng là 0,24%, lạm phát là 0,35% với độtrễlà 24

tháng. Nhưvậy, có thểthấy vai trò của tín dụng đối với tăng trưởng kinh tế ởViệt

Nam vẫn quan trọng, nhưng đang có xu hướng giảm dần và ảnh hưởng của tín dụng

đến lạm phát là lớn hơn đến tăng trưởng. Đây là điều rất đáng lưu tâm khi nhìn vào

tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay. Trong những năm qua, tốc độtăng trưởng

tín dụng ởViệt Nam khá cao. Năm 2009, khi nền kinh tếvừa vượt qua cơn sốc lạm

phát, lại tiếp tục đối mặt với cơn suy thoái toàn cầu, mức tăng trưởng tín dụng đã

vượt xa kếhoạch 25% đặt ra ban đầu, tăng lên đến gần 38 %.

pdf71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình và kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2002-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm. Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%. Trang 29 Trong hai năm 2007 và 2008 ta thấy rằng nguyên nhân lạm phát là do nhiều yếu tố bao gồm có chi phí đẩy (chí phí của các nguyên vật liệu tăng lên), lạm phát nhập khẩu từ nước ngoài vào, cộng với cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực tế của nền kinh tế là nguyên nhân gây ra lạm phát cao. Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Đồ thị 2.8: Tốc độ tăng cung tiền và lạm phát 1995-2008 tốc độ tăng cung tiền và lạm phát từ 1995 đến 2008 -10.000% 0.000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Lạm phát tốc độ tăng M2 Nguồn: IMF và ADB Các kiểm định thống kê cho thấy ít có mối tương quan chặt chẽ giữa lạm phát và cung tiền ngay trong chính năm đó. Hình dưới cho thấy mối tương quan này ở mức rất thấp (R2 = 0.0264). Những tham số thống kê chỉ ra rằng từ năm 1995 đến 2008, CPI tính theo năm vào cuối kỳ (tháng 12) và tăng trưởng cung tiền M2 trong năm đó gần như không có mối quan hệ nào. Đồ thị 2.9: Đồ thị phân tán của tốc độ tăng M2 và lạm phát Trang 30 Đồ thị phân tán của tốc độ tăng M2 và lạm phát y = -0.0811x + 0.0837 R2 = 0.0264 -5.000% 0.000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000% - 0 0 0 0 1 1 Nguồn: IMF và ADB Nguyên nhân là do độ trễ giữa tăng trưởng cung tiền và lạm phát ở Việt Nam thường là 5 - 7 tháng nên số liệu cuối kỳ tính vào cùng một thời điểm sẽ không phản ánh được mối quan hệ này. Đồ thị 2.10: Tăng trưởng tín dụng, cung tiền M2 và CPI từ 1996 đến 2009 Năm 2008, lạm phát tính theo cuối kỳ đã lên tới 19.89%, đây là mức cao nhất kể từ năm 1992 đến nay. Tăng trưởng cung tiền M2 lên đỉnh điểm tháng 10/2007 đến tháng 1/2008 với mức xấp xỉ 50%. Tăng trưởng tín dụng lên mức đỉnh trên 55% vào tháng 1 đến tháng 4 năm 2008 (so với cùng kỳ năm 2007, thời đoạn 12 tháng). Hậu Trang 31 quả CPI cũng lên mức cao nhất từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2008 (quanh mức 28%). Năm 2009, lạm phát ở mức thấp mặc dù tăng trưởng tín dụng và cung tiền tăng khá mạnh kể từ mức đáy hồi đầu năm. Rõ ràng tăng trưởng tín dụng và cung tiền chưa tác động ngay đến chỉ số giá tiêu dùng nhưng có thể để lại nguy cơ lạm phát cao trong những tháng tới. Vào tháng 8 năm 2009, CPI đã xuống mức thấp nhất 1.97% so với cùng kỳ năm trước, cách đó 8 tháng thì tăng trưởng tín dụng vào cung tiền M2 đều ở mức 20%. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 tháng 8 năm 2009 lần lượt là 37% và 40%. Tăng trưởng tín dụng lên cao nhất được thiết lập hồi tháng 9/2009 với mức 43.61%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao không gây ra lạm phát ngay lập tức, thường lạm phát có độ trễ từ 5-7 tháng so với tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2. Ngoài ra, trong thời kỳ suy thoái độ trễ của cung tiền đến lạm phát cũng thường kéo dài hơn. Đồ thị 2.11: Tăng trưởng tín dụng, cung tiền M2 và CPI từ 01/2007 đến 11/2009 Nhìn vào đồ thị diễn biến CPI dưới đây có thể nhận thấy sau khi lạm phát lên đến mức đỉnh điểm vào năm 2008 và suy giảm vào năm 2009 do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, thì ngay cuối năm 2009, chỉ số CPI đã bắt đầu gia tăng trở lại; tới đầu năm 2010, xu thế này vẫn tiếp tục và ngày càng rõ nét. Tuy nhiên, cũng phải tính đến tính quy luật của lạm phát trong năm. Quan sát diễn biến CPI trong đồ thị Trang 32 bên dưới có thể thấy, nếu không có gì đột biến, những tháng đầu năm, CPI thường tăng nhưng sau đó sẽ ổn định và giảm dần, rồi lại nhích lên trong những tháng cuối năm. Nói như vậy không có nghĩa là nguy cơ lạm phát cho những tháng tiếp theo của năm 2010 là không đáng lo ngại khi những yếu tố gia tăng lạm phát đang hiển hiện. Năm 2008 là một ví dụ cho thấy những diễn biến bất thường của chỉ số này và rất có thể một kịch bản tương tự sẽ xảy ra nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt lạm phát. Đồ thị 2.12: Thay đổi CPI so với cùng kỳ Nguồn: Tổng cục Thống kê Biểu đồ 2.13: Thay đổi CPI so với tháng trước Nguồn: Tổng cục Thống kê Trang 33 ™ Các yếu tố gia tăng lạm phát năm 2010 Sức ép lạm phát cho năm 2010 đến từ nhiều phía: Từ các yếu tố cầu kéo, chi phí đẩy đến các yếu tố tiền tệ và tâm lý. ¾ Yếu tố “cầu kéo” Nền kinh tế phục hồi sau ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất dần tăng trở lại. Cầu tăng giúp kích thích nền kinh tế nhưng vấn đề đáng lo ngại hơn là nhu cầu giả tạo, làm giá cả tăng cao không cần thiết. Cán cân thương mại Việt Nam chịu thâm hụt lớn kéo dài trong nhiều năm (năm 2007 thâm hụt hơn 12 tỷ USD, năm 2008 mức thâm hụt tăng lên đến trên 17 tỷ USD). Sang năm 2009, khác với các nước khác, mất cân bằng cán cân thương mại thu hẹp lại khi chịu tác động của khủng hoảng, mức thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam có giảm xuống nhưng không đáng kể, nhập siêu vẫn ở mức 12,2 tỷ USD ngang bằng với năm 2007 và cao hơn rất nhiều so với nhiều năm trước đó. Sự nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo chương trình kích thích kinh tế đã đẩy mạnh nhập khẩu, góp phần làm thâm hụt cán cân thương mại lớn quay trở lại. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại triền miên và chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do tạo tâm lý lo ngại Việt Nam đồng mất giá, tạo ra cầu giả tạo, giá cả tăng cao. Tuy nhiên, với những động thái điều chỉnh tý giá gần đây của NHNN nhằm giúp giảm chênh lệch 2 mức tỷ giá để người dân giảm tích trữ hàng hóa, vàng, đô la, hạ thấp nhu cầu giả tạo, góp phần kiểm soát giá cả. ¾ Yếu tố “chi phí đẩy” Bên cạnh đó, năm 2010, giá cả của nhiều yếu tố đầu vào như giá than, giá điện, giá xăng và giá nước đồng loạt được điều chỉnh tăng. Ngoài ra, theo lộ trình, trong năm 2010 sẽ tăng lương, cộng với tình hình kinh tế thế giới ấm lên sẽ làm giá cả các mặt hàng tăng… Tuy nhiên, không phải cứ giá đầu vào tăng bao nhiêu thì giá cả sản phẩm tăng lên bấy nhiêu nếu các doanh nghiệp có các biện pháp quản lý chi phí, tiết kiệm được chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Một nhược điểm khác của thị trường Việt Nam là yếu tố tâm lý có tác động một phần khá lớn tới giá cả hàng hóa. Về mặt lý thuyết, tiền lương tăng lên để bù đắp mức tăng của giá cả, giúp đảm bảo Trang 34 và nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, trước khi tiền lương được chính thức tăng lên, thì thông tin tăng lương cũng đã đẩy giá các mặt hàng thiết yếu lên cao. ¾ Yếu tố tiền tệ Đằng sau những nguyên nhân trực tiếp trên là vấn đề cố hữu của nền kinh tế trong nhiều năm qua. Sau những năm phát triển kinh tế bị suy giảm cuối giai đoan 90, từ năm 2000, các nhân tố lạm phát bắt đầu được nuôi dưỡng khi giải pháp kích cầu tăng trưởng thông qua gia tăng chi tiêu công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước được ưa chuộng để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, khả năng sản xuất trong nước lại không đáp ứng được sự tăng lên của nhu cầu nội địa. Chi tiêu của Nhà nước (so với GDP) đã tăng từ 5% năm 2000 lên trên 8% từ sau năm 2005. Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên đến 34% năm 2000 và đến 40% từ năm 2004 đến nay. Năm 2009, bội chi ngân sách đã lên cao, chiếm 7% GDP trong khi đó hệ số ICOR tính bình quân 5 năm cho cả 2 giai đoạn 2001 – 2005 (4,6%) và 2006 – 2010 (5,8%) của Việt Nam đều cao gấp đôi so với Malaysia hay Indonesia khi các nước này ở trong cùng giai đoạn giống Việt Nam. Thực tế, chỉ số ICOR cao cũng không phải là điều đáng lo ngại nếu nó được giải thích bởi sự gia tăng cơ sở hạ tầng, xây dựng phát triển đẩy mạnh nền tảng kinh tế nhưng tình hình Việt Nam, tổng chi đầu tư cho kết cấu hạ tầng trên GDP cao nhưng kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều bất cập. Điều này cho thấy cơ cấu đầu tư của Việt Nam có vấn đề, cơ cấu kinh tế chưa thực sự hợp lý để tạo điều kiện phát triển bền vững cho những năm sau. Việc bơm tiền ra để đầu tư kích thích tăng trưởng kinh tế, song hệ số ICOR cao, nguy cơ lạm phát là khó tránh khỏi. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2009 đã ở mức 38%, gấp 7 lần tốc độ tăng trưởng GDP, cao hơn nhiều so với mức chênh lệch 3,5 lần giữa tốc độ tăng tín dụng bình quân và tốc độ tăng GDP trong 5 năm trước. Đây là sức ép gây ra lạm phát cho năm 2010. Trong ngắn hạn tín dụng có vai trò nhất định đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng ảnh hưởng của tín dụng đối với lạm phát cũng không nhỏ và ngày càng tăng lên. Xem xét đồ thị tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng trong mối quan hệ với tín dụng Trang 35 từ những năm 90 cho đến nay có thể thấy tác động của tín dụng lên CPI ở giai đoạn 91-99 yếu hơn (khoảng cách trong tốc độ phát triển của 2 chỉ số xích lại gần nhau hơn ở giai đoạn sau) so với những năm 2000. Đồ thị 2.14: Mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế và lạm phát Một số nghiên cứu định lượng về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế và ảnh hưởng của nó đến CPI, cũng đã đưa ra kết luận rằng: cùng với sự phát triển của thị trường vốn, sự giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng thì vai trò của tín dụng ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế sẽ giảm dần. Mặt khác, theo kết quả của mô hình SVAR (“Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh tín dụng” của Việt Hà (2006)) đánh giá tác động của cú sốc tín dụng đến sản lượng, lạm phát cho thấy, tín dụng tăng 1,6% sẽ làm tăng mức sản lượng là 0,24%, lạm phát là 0,35% với độ trễ là 24 tháng. Như vậy, có thể thấy vai trò của tín dụng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vẫn quan trọng, nhưng đang có xu hướng giảm dần và ảnh hưởng của tín dụng đến lạm phát là lớn hơn đến tăng trưởng. Đây là điều rất đáng lưu tâm khi nhìn vào tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam khá cao. Năm 2009, khi nền kinh tế vừa vượt qua cơn sốc lạm phát, lại tiếp tục đối mặt với cơn suy thoái toàn cầu, mức tăng trưởng tín dụng đã vượt xa kế hoạch 25% đặt ra ban đầu, tăng lên đến gần 38 %. Tăng trưởng tín dụng là một trong những tiêu chí quan trọng để giúp vực dậy nền kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên, để tăng trưởng kinh tế bền vững, nhưng không Trang 36 phải trả cái giá quá đắt của lạm phát thì việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng tín dụng để tín dụng thực sự góp phần cải thiện và tạo điều kiện phát triển nền tảng kinh tế thực, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế là hết sức quan trọng. Từ những diễn biến thực tế giá vàng và lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua, tác giả đã xây dựng mô hình kiểm định dựa trên hai giả thuyết sau: 2.3 Giả thuyết 2.3.1 Giả thuyết 1: Giá vàng tác động đến lạm phát Giả thuyết này dựa trên luận điểm cho rằng: Thứ nhất, khi giá vàng biến động kéo theo giá nhiều loại hàng hóa đặc biệt khác biến động theo. Tác động rõ nhất là khi giá vàng tăng thì giá ngoại tệ - đặc biệt là USD trên thị trường cũng tăng. Giá vàng tăng cao ảnh hưởng đến xu hướng tăng của tất cả các loại hàng hóa thiết yếu khác, ở đây có yếu tố tâm lý rất lớn. Trong khi đó, nền kinh tế luôn trong tình trạng nhập siêu, cân đối ngoại tệ liên ngân hàng luôn căng thẳng. Hai yếu tố cộng hưởng này làm cho tâm lý người dân càng bị đẩy lên. Điều này dẫn đến người dân có xu hướng tích trữ các loại hàng hoá, tạo nên sự biến động trong nguồn cầu trong khi nguồn cung chưa kịp thời thay đổi, do đó làm giá các loại hàng hoá này tăng cao. Thứ hai, giá vàng tăng ảnh hưởng đến chỉ số CPI. Mặc dù vàng không được tính vào 572 nhóm hàng hóa và dịch vụ để tính CPI, nhưng khi giá vàng tăng, các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất, chế tác các dòng sản phẩm có liên quan đến vàng hoặc ngành vàng bạc đá quý sẽ tăng theo, dẫn đến giá bán tăng đối với nhóm hàng hóa này. Khi giá bán của các sản phẩm kim loại quý tăng, các sản phẩm này sẽ tác động gián tiếp đến 572 nhóm hàng hoá và dịch vụ chính thức nói trên. Thứ ba, một ảnh hưởng trực tiếp rõ nét khác đó là tác động đến TTTC (thị trường tiền tệ, chứng khoán và thậm chí là bất động sản). Như đã phân tích, khi giá vàng tăng gây ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số CPI, những dấu hiệu về lạm phát xuất hiện. Nếu tỷ lệ lạm phát không dao động trong vùng kiểm soát theo kỳ vọng chung của nền kinh tế, NHNN sẽ phải xem xét thực thi một số giải pháp như điều chỉnh lãi Trang 37 suất cơ bản, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và điều tiết tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế để kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán và bất động sản được coi là “sản phẩm thay thế” cho vàng của các nhà đầu tư, một khi cơ hội đầu tư tại thị trường vàng tăng cao thì thị trường chứng khoán sẽ ngay lập tức thiếu tính thanh khoản và thị trường bất động sản ít sôi động là đúng quy luật. Giá vàng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính: Khi giá vàng tăng người dân rút tiết kiệm để đầu tư vàng thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đồng thời, vốn rút ra lại loanh quanh ở thị trường vàng và ngoại tệ dẫn đến khả năng huy động vốn của các NHTM bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Giá vàng tăng khiến thị trường ngoại tệ tự do bành trướng mạnh mẽ: Tình trạng đô la hoá ở Việt Nam không chỉ biểu hiện bằng tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/Tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mà còn là khối lượng ngoại tệ lưu hành ngoài hệ thống tài chính. Khi giá vàng tăng và chênh lệch lớn với giá vàng thế giới làm cho nhu cầu mua USD trên thị trường tự do để nhập khẩu vàng lớn dẫn đến tỷ giá USD/VND tăng vọt, vượt ngoài tầm kiểm soát của NHNN. Mặc dù vàng không còn đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ thế giới, nhưng giá vàng có thể là một chỉ số dự báo tốt cho lạm phát. Lý do là nếu người ta tin rằng vàng là tài sản để bảo tồn giá trị trước lạm phát thì với sự kỳ vọng lạm phát tăng cao hơn sẽ dẫn đến một số các nhà đầu tư chuyển vốn của họ ra khỏi các tài sản tài chính với lãi suất danh nghĩa cố định thành vàng hoặc đồ trang sức. Do nguồn cung vàng là tương đối cố định, giá vàng có thể tăng mạnh với ngay cả một sự gia tăng nhỏ trong nhu cầu. Trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) không bao gồm vàng, nên giá vàng tăng không trực tiếp làm tăng lạm phát. Tuy nhiên theo truyền thống, người Việt thường neo giá hàng hóa có giá trị lớn với giá vàng, điển hình là giá bất động sản, do đó giá vàng tăng thì giá hàng hóa tăng theo. Vậy tăng giá vàng làm tăng lạm phát (CPI). 2.3.2 Giả thuyết 2: Lạm phát tác động đến giá vàng Trang 38 Về mặt lý thuyết trong một nền kinh tế có thu nhập, chỉ số giá tăng thì nhiều mặt hàng có khả năng bảo tồn giá trị, trong đó có vàng sẽ tăng giá tức thời. Lý tưởng nhất là giá cả hàng hóa tăng theo cùng một tỷ lệ theo một số mô hình nhập môn kinh tế vĩ mô. Vậy lạm phát tăng thì giá vàng tăng. Ngoài ra, khi có lạm phát, người dân tránh giữ tiền mặt, mua vàng để bảo toàn vốn là một trong số những lựa chọn hiệu quả nhất. Cầu vàng tăng thì giá sẽ tăng và mức tăng sẽ cao hơn mức tăng của lạm phát. Giả thuyết đầu cơ lập luận rằng những thay đổi trong kỳ vọng lạm phát sẽ gây ra những thay đổi ngay lập tức giá vàng . Thực tế ở Việt Nam trong những năm 70, 80 nền kinh tế thời kỳ này là nền kinh tế tập trung, bao cấp không tạo được động lực phát triển, làm suy thoái năng lực sản xuất xã hội, lạm phát gia tăng với tốc độ chóng mặt khiến cho đồng tiền mất giá. Các chủ trương, chính sách không phù hợp như: Đổi tiền, kiểm kê tài sản, kiểm tra hành chính, điều chỉnh giá bán buôn – giá bán lẻ, … khiến cho tâm lý người dân luôn hoang mang, chính vì vậy người dân không tin tưởng vào tiền đồng mà tích trữ vàng, vàng trở thành vật đảm bảo giá trị tiền đồng. Lạm phát của nước ta trong những năm 70, 80 dâng cao, rất nghiêm trọng và nguy hiểm: Giá cả hàng hoá tăng với tốc độ phi mã, đỉnh điểm vào năm 1986 với tỷ lệ lạm phát là 774.7 %. Chỉ số giá bán lẻ năm 1985 tăng 13,97 lần so với năm 1980; năm 1987 tăng 124,42 lần so với năm 1985 và năm 1988 tăng 181,48 lần so với năm 1985. Không chỉ riêng người dân, ngay cả các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng xem vàng là nơi trú ẩn tạm thời tốt nhất cho vốn lưu động khi chưa mua được nguyên liệu. Giá của tất cả các loại hàng hóa đều được người dân nhẩm tính và quy ra vàng. Lúc này, mặc dù Nhà nước không công khai thừa nhận vàng làm chức năng lưu thông, thanh toán nhưng trong thực tế người dân đã trao đổi, mua bán bằng những đơn vị “tiền vàng”. Ví dụ: Mua bán nhà cửa, xe cộ, vào những dịp lễ Tết, …nhu cầu về vàng tăng cao gây sức ép đẩy giá vàng lên. Như vậy, trong giai đoạn này vàng đã đóng vai trò lớn thay tiền đồng trong các giao dịch thanh toán. Việc giá vàng tăng cao đã gây nên hội chứng tâm lý làm nhiều người dân đổ xô đi mua vàng, một số đã rút tiền tiết kiệm để mua vàng. Trang 39 Riêng từ năm 1999 đến năm 2002 nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này đã có nhiều đổi khác, các thành phần kinh tế trong XH được khuyến khích mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhiều chính sách kinh tế thông thoáng được ban hành cùng việc thu hút đầu tư từ nhiều nguồn đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài, lượng dự trữ ngoại hối. Hành lang pháp lý dần được mở rộng đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư. Tâm lý tích trữ vàng trong dân chúng giảm đáng kể so với thời kỳ trước, người dân đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh, mở rộng hoạt động sản xuất. Thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản dần hình thành và phát triển tạo nên các kênh đầu tư hấp dẫn giúp những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có thêm nhiều lựa chọn cho nguồn vốn đầu tư của mình. Với việc kiềm giữ được tốc độ lạm phát ở mức an toàn, đồng tiền Việt Nam đã không còn bị mất giá như thời kỳ trước, dân chúng đã tin tưởng vào tiền đồng, mặc dù giá vàng trong nước có biến động do ảnh hưởng giá vàng thế giới nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thị trường trong nước như trước đây. Như vậy, với thực tế xảy ra có thể thấy rằng lạm phát có tác động đến giá vàng. 2.4 Mô hình kiểm định Chúng ta sử dụng phân tích nhân quả theo phương pháp Granger nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến lạm phát và tốc độ tăng giá vàng. Theo Granger (1969) phương pháp phân tích các mối quan hệ nhân quả thực hiện như sau: Ví dụ, nếu muốn kiểm tra quan hệ nhân quả giữa X và Y, chúng ta kiểm tra cách biểu diễn Y theo X và X theo Y. Tư tưởng như sau: Nếu biến X (Giá vàng) gây ra sự thay đổi của biến Y(lạm phát), thì sự thay đổi của X sẽ có trước sự thay đổi của Y, với hai điều kiện phải có được đó là: - Thứ nhất nếu X giúp cho việc dự đoán Y tức là trong hồi quy của Y đối với các giá trị trễ của Y và những giá trị trễ của X như là các biến độc lập, sẽ đóng góp một cách có ý nghĩa vào khả năng giải thích của hồi quy. - Thứ hai là Y không giúp cho dự đoán của X. Vì rằng nếu X giúp cho dự đoán của Y, và Y lại giúp cho dự đoán X thì điều này dường như là có một số biến khác đang gây ra sự thay đổi của cả X và Y. Trang 40 Cách này phổ biến trong thực tế để xem xét cả hai chiều tác động (X là nguyên nhân của Y, Y nguyên nhân của X). Trong khi quan hệ nhân quả theo Granger chúng ta đặt giả thuyết kiểm định X không là nguyên nhân của Y, và nếu có thể bác bỏ giả thuyết này, nó ngụ ý rằng X là nguyên nhân của Y. Để kiểm định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger giữa hai chuỗi thời gian Y và X trên Eviews, ta xây dựng hai phương trình sau: (1) tjt m j jit n i it uXYX 1 11 ++= − = − = ∑∑ βα (2) tjt m j jit n i it uXYY 2 11 ++= − = − = ∑∑ δλ Để xem các biến trễ X có giải thích cho Y (X tác động nhân quả Granger lên Y) và các biến trễ của Y có giải thích cho X (Y tác động nhân quả Granger lên X) hay không, ta kiểm định giả thuyết sau đây: Phương trình (1): 0....: 210 ==== iH ααα Phương trình (2): 0....: 210 ==== jH δδδ Để kiểm định các ràng buộc này, ta có thể sử dụng ba cách kiểm định sau: Likelihood Ratio (LR), thống kê F của kiểm định Wald, và Lagrane Multiplier (LM). Ý tưởng cơ bản của ba thủ tục kiểm định này là đánh giá sự khác biệt giữa mô hình giới hạn và mô hình không giới hạn. Nếu các ràng buộc không ảnh hưởng nhiều đến mức độ phù hợp của mô hình, thì chúng ta có thể chấp nhận các ràng buộc đó là hợp lý. Ngược lại nếu mô hình giới hạn không phù hợp bằng mô hình không giới hạn, thì chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 (bác bỏ mô hình giới hạn). Ngoài ra, LR thường được sử dụng để kiểm định có nên đưa thêm hay bỏ bớt một hoặc một số biến giải thích vào hoặc ra khỏi mô hình hay không. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đi theo hướng sử dụng kiểm định LR. Cách quyết định quan hệ nhân quả Granger như sau: - Nhân quả Granger một chiều từ X sang Y nếu các biến trễ của X có tác động lên Y, nhưng các biến trễ của Y không tác động lên X. Trang 41 - Nhân quả Granger một chiều từ Y sang X nếu các biến trễ của Y có tác động lên X, nhưng các biến trễ của X không tác động lên Y. - Nhân quả Granger hai chiều giữa X và Y nếu các biến trễ của X tác động lên Y và các biến trễ của Y tác động lên X. - Không có quan hệ nhân quả Granger giữa X và Y nếu các biến trễ của X không có tác động lên Y và các biến trễ của Y không tác động lên X. Với giả định rằng khi các yếu tố khác không đổi thì dữ liệu chuỗi thời gian là chuỗi dữ liệu duy nhất hàm chứa đầy đủ các thông tin thích hợp để giải thích cho những sự thay đổi trong mối quan hệ giữa các biến. Gujarati (2003,696) cho rằng khi hồi quy chuỗi dữ liệu thời gian thì một vấn đề quan tâm là phải kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến để xem xét trong các biến, biến nào là biến nguyên nhân và biến nào là biến kết quả. Để xem xét mối quan hệ đó, tác giả sử dụng mô hình nhân quả Granger. Theo Granger, ta sẽ tiến hành ước lượng các phương trình hồi quy giữa giá vàng và lạm phát, từ đó kiểm định có tồn tại mối quan hệ nhân quả hay không. Điều kiện cần để có thể thực hiện được kiểm định nhân quả Granger: - Các biến lạm phát, giá vàng phải là các chuỗi dừng và/hoặc đồng liên kết (không có hiện tượng tương quan giả). - Chiều hướng của mối quan hệ nhân quả có thể phụ thuộc vào số biến trong mô hình. Nói cách khác, kết quả kiểm định Granger rất nhạy cảm với việc lựa chọn độ trễ các biến. Nếu độ trễ được chọn bé hơn độ trễ thực sự, thì việc bỏ sót biến trễ thích hợp có thể làm chệch kết quả. Ngược lại, nếu lớn hơn, thì số biến trễ không thích hợp sẽ làm cho các ước lượng không hiệu quả. - Các phần dư không có hiện tượng tự tương quan. Nếu có hiện tượng tương quan cần phải thực hiện việc chuyển sang một dạng mô hình thích hợp hơn. ™ Kiểm định đồng liên kết: Gujarati (1999,460) cho rằng mặc dù các chuỗi thời gian không dừng nhưng rất có thể vẫn còn tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa chúng nếu các chuỗi thời Trang 42 gian đó đồng liên kết – nghĩa là phần dư từ phương trình hồi quy của các chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng. Giả sử hồi quy Y theo X: ttt uXY ++= 21 ββ (**) Hay ta có thể viết lại là: ttt XYu 21 ββ −−= (***) Vậy nếu như phần dư của phương trình hồi quy là một chuỗi dừng, thì kết quả hồi quy của phương trình (**) có ý nghĩa, tức không có hiện tượng tương quan giả. Trong trường hợp này, hai biến X và Y được gọi là đồng liên kết và hệ số ước lượng α2 được gọi là hệ số hồi quy đồng liên kết. Nói theo ngôn ngữ kinh tế học, hai biến đồng liên kết khi chúng có mối quan hệ dài hạn, hay ổn định với nhau. Như thế thì nếu ta kiểm định phần dư từ phương trình (**) và nhận thấy phần dư là dừng ( có phân phối chuẩn), thì các kiểm định truyền thống (Kiểm định t và F) vẫn áp dụng được cho chuỗi thời gian không dừng. Theo Granger, kiểm định đồng liên kết như cách kiểm định trên để tránh hiện tượng hồi quy tương quan giả. Mô hình này có thể được mở rộng cho trường hợp mô hình hồi quy có k biến giải thích. Để kiểm định đồng liên kết, người ta sử dụng kiểm định DF hoặc ADF theo các bước sau đây: (1) Hồi quy phương trình dạng như phương trình (**) và có được phần dư ut (2) Thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị cho phần dư ut trên. Nếu giá trị tuyệt đối |τ| tính toán lớn hơn giá trị tuyệt đối |τ| tra bảng thì phần dư là một chuỗi dừng, và vì thế phương trình (**) là phương trình hồi quy đồng liên kết. Lúc này có thể kết luận X và Y thực sự có mối quan hệ dài hạn. Vì giá vàng và lạm phát cùng tăng theo thời gian nên không thể hồi quy trực tiếp giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng với nhau để tránh việc mô hình bị hiện tượng hồi quy giả mạo (spurious regression). Từ phần này chúng ta hiểu G là tỷ lệ tăng giá vàng tháng này so với tháng trước, P là CPI tháng đang xét, USD là tỷ lệ tăng tăng giá USD tháng này so với tháng trước. Do Việt Nam và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_quan_he_giua_vang_va_lam_phat_tai_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan