LỜI CẢM ƠN.i
LỜI CAM ĐOAN .ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ.vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.viii
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO NGHỀ . 4
1.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. 4
1.1.1. Quan niệm về chất lượng. 4
1.1.2. Những khái niệm liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. 5
1.2. Khái niệm về đào tào nghề và chất lượng đào tạo nghề . 7
1.2.1. Khái niệm về đào tạo nghề . 7
1.2.2. Khái niệm chất lượng đào tạo nghề. 9
1.3. Ý nghĩa của việc đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề . 11
1.4. Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng đào tạo nghề . 13
1.4.1. Các nguyên tắc đánh giá chất lượng đào tạo . 13
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo nghề . 14
1.5. Các mô hình kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo . 15
1.5.1. Mô hình BS5750/ISO9000 . 15
1.5.2. Mô hình chất lượng Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quanlity
Management – TQM). 15
1.5.3. Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model). 17
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. 19
1.6.1. Yếu tố chủ quan . 19
1.6.2. Yếu tố khách quan. 24
Tóm tắt nội dung chương 1. 26
97 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin 1 Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng bằng sông Hồng từ Hà Tĩnh trở ra.
- Liên kết đào tạo các hệ đại học Vừa học vừa làm và liên thông từ Cao đẳng
lên Đại học.
- Nghiên cứu, triển khai các ứng dụng khoa học và công nghệ mới cho công tác
đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Viễn thông và Bưu điện các tỉnh trong khu vực.
- Quản lý, sử dụng, khai thác có hiệu quả đội ngũ cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất
đồng thời giữ gìn, đảm bảo trật tự trị an trong trường và địa phương nơi sở tại.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của trường Trung học BCVT & CNTT I Hà Nam
Bộ máy tổ chức nhà trường thực hiện theo điều lệ Trường Trung cấp chuyên
nghiệp công lập và quyết định 114/QĐ – TCCB/HĐQT ban hành ngày 07/ 04/ 2006
của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) về việc phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt
động của Trường Trung học BCVT & CNTT I gồm có:
1. Ban giám hiệu :
+ 01Hiệu trưởng
+ 02 Phó Hiệu trưởng
2. Hội đồng Đào tạo và các hội đồng tư vấn.
3. Các phòng chức năng:
* Phòng Đào tạo.
* Phòng Hành chính - Quản trị đời sống
* Phòng Kế hoạch Kế toán Thống kê Tài chính.
* Phòng Tổng hợp.
4. Các khoa và tổ bộ môn trực thuộc:
* Khoa Kỹ thuật Viễn thông gồm 3 tổ môn.
- Tổ môn Truyền dẫn;
- Tổ môn Máy đầu cuối;
- Tổ môn Chuyển mạch.
* Khoa Quản trị Kinh doanh gồm 3 tổ môn:
- Tổ môn Kinh doanh Bưu chính Viễn thông;
- Tổ môn Quản trị Kinh doanh
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 30
- Tổ môn Kinh tế kế toán;
* Khoa Giáo dục Cơ bản gồm 3 tổ môn:
- Tổ môn Chính trị.
- Tổ môn Cơ bản.
- Tổ môn ngoại ngữ
* Khoa Kỹ thuật Điện tử và Công nghệ thông tin gồm 3 tổ môn:
- Tổ môn Cơ sở Điện tử.
- Tổ môn Công nghệ thông tin;
- Tổ môn Nguồn điện và điện lạnh.
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà trường
BAN GIÁM HIỆU
ĐẢNG UỶ
CÁC HỘI ĐỒNG CÁC TỔ CHỨC
CĐ,ĐTN
Phòng Tổng hợp
Phòng Đào tạo
Phòng Kế hoạch- Tài
chính
Phòng
Hành chính Quản trị
CÁC PHÒNG CHỨC
NĂNG
Khoa
Kỹ thuật Viễn thông
Khoa
Kỹ thuật Điện tử &
Công nghệ thông tin
Khoa
Quản trị kinh doanh
Khoa
Giáo dục cơ bản
CÁC KHOA
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 31
2.2. Một số kết quả đào tạo của trường Trung học BCVT & CNTT I Hà Nam
(2008-2012)
Nhà trường luôn quán triệt sâu sắc mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng,
nhà nước: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức,
có sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc; học
đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tế.
Với phương châm đó nhà trường luôn điều chỉnh hợp lý mục tiêu và chương trình
đào tạo, tổ chức đào tạo trong trường và gắn liền với sản xuất, củng cố nâng cấp cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo. Trong những năm gần đây học sinh sau
khi tốt nghiệp đã nhanh chóng thích ứng với sản xuất, kinh doanh, được các doanh
nghiệp sử dụng nguồn nhân lực và xã hội đánh giá cao.
2.2.1. Số lượng học sinh được đào tạo
Khu vực tuyển sinh của Trường bao gồm 13 tỉnh, thành phố khu vực Bắc
trung bộ một phần đồng bằng châu thổ sông Hồng (từ Hà Tĩnh trở ra).
* Bậc trung cấp chuyên nghiệp (tập trung chính quy)
- Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được giao 400 học sinh.
- Ngành đào tạo gồm:
+ Điện tử Viễn thông;
+ Quản trị Kinh doanh Bưu chính Viễn thông;
+ Công nghệ thông tin.
* Bậc trung cấp nghề (tập trung chính quy)
- Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được giao: 400 học sinh.
- Nghề đào tạo gồm:
+ Kỹ thuật đài trạm Viễn thông;
+ Kỹ thuật Mạng ngoại vi và thiết bị đầu cuối;
+ Kỹ thuật Lắp đặt đài trạm Viễn thông;
+ Kinh doanh Dịch vụ Bưu chính Viễn thông;
+ Kinh doanh Thiết bị Viễn thông Tin học.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 32
Tổng quy mô hệ tập trung chính quy ngành và nghề hàng năm đạt 1200
1600 học sinh.
Ngoài ra Nhà trường còn đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp hệ vừa làm
vừa học tại Trường và tại Bưu điện, Viễn thông các tỉnh thành, hàng năm tuyển sinh
được từ 60-80 sinh viên.
* Bồi dưỡng, nâng bậc nghề cho công nhân
Đáp ứng nhu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ dịch vụ về lĩnh
vực Bưu chính, Viễn thông. Hàng năm nhà Trường được Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam giao nhiệm vụ bồi dưỡng các công nghệ mới, kỹ thuật mới, dịch vụ
mới và tổ chức ôn, thi nâng bậc cho công nhân của Bưu điện, Viễn thông 13 tỉnh
thành khu vực Bắc trung bộ và một phần đồng bằng châu thổ sông Hồng đạt 4000 -
6000 lượt người/năm.
* Liên kết đào tạo
Năm 2009 nhà Trường liên kết với Học Viện Công nghệ BCVT tổ chức mở
2 lớp đại học hệ vừa làm vừa học chuyên ngành Điện tử Viễn thông và Quản trị
kinh doanh Bưu chính Viễn thông, tuyển sinh được 109 học viên.
Trong năm 2010 và những năm tiếp theo Nhà trường đã liên hệ với các
trường Đại học như đại học Kinh tế quốc dân, đại học Thương mại, Đại học Điện
lực mở các lớp Trung cấp ,Trung cấp liên thông lên Cao đẳng và các lớp Đại học
hệ Vừa làm vừa học với các ngành mới như điện tử viễn thông, quản trị kinh doanh,
liên kết với Đại học Điện lực mở 1 địa điểm đào tạo đã tuyển sinh và khai giảng
được 2 lớp đào tạo thạc sỹ.
Quy mô đào tạo của Trường Trung học BCVT & CNTT I ngày càng được
mở rộng đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thông tin và truyền
thông và cho xã hội. Trong những năm qua trường Trung học BCVT & CNTT I đã
đào tạo được nhiều lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, đào tạo ở nhiều hệ
như TCCN, Trung cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng,
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 33
Bảng 2.1: Quy mô đào tạo hệ Trung cấp nghề (2008-2012)
Năm học
Trung cấp nghề hệ chính quy
Trung cấp nghề hệ Vừa làm vừa
học, sơ cấp nghề
Tổng số học
sinh
Trong đó
Tổng số học
sinh
Trong đó
Số học sinh
Nữ
Số học sinh
tốt nghiệp
Số học sinh
Nữ
Số học sinh
tốt nghiệp
2007 - 2008 71 36 0 31 25 50
2008 - 2009 235 101 71 72 57 43
2009 - 2010 353 183 152 76 34 41
2010 - 2011 470 214 181 106 65 35
2011 - 2012 534 171 236 71 63 67
Tổng cộng 1663 705 640 356 244 236
(Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Trung cấp BCVT & CNTT I)
2.2.2. Kết quả học tập
Kết quả học tập của học sinh xác định trên cơ sở kiểm tra thường xuyên trên
lớp; thi hoặc kiểm tra hết mô đun môn học. Kết quả học tập trong kỳ học, năm học,
toàn khóa học được tính từ điểm tổng kết các môn học. Căn cứ vào quy chế thi,
kiểm tra của Bộ GD – ĐT đối với hệ Trung cấp nghề, Nhà trường tiến hành đánh
giá kết quả từng môn học thông qua hình thức: thi viết, vấn đáp, thi trắc nghiệm, thi
thực hành trên máy, thi thực hành trên thiết bị, thi thực hành trên sản phẩm. Việc áp
dụng hình thức thi nào phụ thuộc vào tính chất của từng môn học và mục tiêu đặt ra
của môn học đó.
Những môn học có số tiết từ 15 đến 30 tiết giờ thì tổ chức kiểm tra hết môn
ngay sau khi kết thúc chương trình giảng dạy môn học đó. Còn với môn học từ 45
tiết giờ trở lên thì tổ chức thi vào cuối học kỳ. Trước khi tổ chức kiểm tra hoặc thi
hết môn, giáo viên báo cáo tình hình kết quả môn học trước trưởng hoặc phó khoa
giảng dạy sau đó nộp về phòng Đào tạo để duyệt số lượng học sinh đủ hoặc không
đủ điều kiện dự thi.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 34
Bảng 2.2: Bảng kết quả học tập của học sinh Trung cấp nghề (2008 – 2012)
Năm học
Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề,
TCN hệ Vừa làm vừa học
Tổng số
học sinh
Kết quả học tập (%)
Tổng số
học sinh
Kết quả học tập (%)
Xuất
sắc,
Giỏi
Khá
TBK,
TB
Yếu
kém
Xuất
sắc,
Giỏi
Khá
TBK,
TB
Yếu
kém
2007 - 2008 71 5.6 25.4 69 0 31 25.8 48.4 25.8 0
2008 - 2009 235 5.1 41.7 49.4 3.8 72 19.4 51.4 29.2 0
2009 - 2010 353 4.82 37.1 53.3 4.8 76 19.7 46.1 34.2 0
2010 - 2011 470 4.9 39.7 52 3.4 106 24.5 44.3 31.1 0
2011 - 2012 534 4.7 42.51 50.2 2.62 71 16.8 48 35.2 0
Tổng cộng 1663 4.9 39.8 52 3.36 356 21.1 47.2 31.7 0
(Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Trung học BCVT & CNTT 1)
2.2.3. Thành tích đạt được của Nhà trường
Là một Trường Trung cấp chuyên nghiệp, trải qua 50 năm liên tục xây dựng
và phát triển, hiện nay Trường khang trang và đứng vững trong cơ chế thị trường,
đã được ngành Thông tin và Truyền thông và xã hội đánh giá cao về năng lực đào
tạo. Nhiều năm qua nhà trường đã tích cực chuẩn bị về đội ngũ giáo viên, bổ sung,
cải tạo, nâng cấp thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, đáp ứng yêu cầu chất
lượng. Sự phát triển và thành tích đào tạo của nhà trường đã được Đảng, Nhà nước,
tặng thưởng nhiều danh hiệu, huân chương cao quý:
- Danh hiệu đơn vị “Anh hùng lao động” năm 1985;
- 02 Huân chương Độc lập hạng nhì và hạng ba năm 1995 và năm 2000;
- 07 Huân chương Lao động các loại năm 1967, 1978, 1981, 1986, 1991,
1996, 2008;
- 02 Huân chương Chiến công hạng nhì và hạng ba năm 1990 và năm 1996;
- 194 Huân, Huy chương Kháng chiến các loại;
- Hàng trăm Cờ thưởng, Bằng khen, Giấy khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ
Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công đoàn
Bưu điện Việt Nam và các cấp chính quyền tỉnh Hà Nam.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 35
2.3. Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề của trường Trung học
BCVT & CNTT I Hà Nam
2.3.1. Kết quả tốt nghiệp và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp của học sinh
2.3.1.1. Kết quả thống kê số lượng tuyển sinh, nhập học qua các năm
Trường Trung học BCVT & CNTT I Hà Nam Với đặc thù trước đây chuyên
đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Bưu chính Viễn thông cho nên số học sinh là con
em trong ngành dự tuyển vào trường chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong khoảng sáu bảy năm
trở lại đây nhà trường mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực không chỉ cho
ngành mà còn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội. Tuy nhiên trong những
năm gần đây, Bưu điện và Viễn thông các tỉnh tuyển dụng nguồn nhân lực ít hơn
nên học sinh sau khi tốt nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề xin việc điều đó
có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển sinh của nhà trường.
Kết quả tuyển sinh của nhà trường trong những năm gần đây có sự giảm sút
đáng kể về số lượng đầu vào. Cụ thể: được trình bày trong bảng 2.3
Bảng 2.3: Số lượng thí sinh dự tuyển, trúng tuyển và nhập học (2008 – 2012)
Năm học
Chỉ tiêu tuyển
sinh
Số thí sinh
đăng ký dự
tuyển
Số thí sinh
trúng tuyển
Số học sinh
nhập học thực
tế
2007 – 2008 250 308 180 164
2008 – 2009 250 298 220 189
2009 – 2010 300 315 290 281
2010 – 2011 300 317 253 253
2011 – 2012 300 220 195 176
(Nguồn: Phòng Đào tạo trường Trung học BCVT & CNTTI)
Nhìn biểu thống kê số lượng tuyển sinh trên cho thấy: số thí sinh đăng ký dự
tuyển thấp do đó tiêu chí chuẩn đầu vào không cao. Đây cũng là một khó khăn
thách thức đối với nhà trường trong việc quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực, giữ vững thương hiệu đào tạo Trường Trung học BCVT & CNTT I
– đơn vị anh hùng lao động. Bên cạnh đó chất lượng đầu vào của học sinh còn hạn
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 36
chế (80-90% học sinh có kết quả học tập ở trường phổ thông là trung bình). Số liệu
này được thể hiện ở bảng 2.4.
Do đó việc tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình tuyển
sinh là vấn đề mà Lãnh đạo nhà trường rất trăn trở và quan tâm.
Bảng 2.4: Chất lượng đầu vào của hệ trung cấp nghề (2008 – 2012)
Năm học
Tổng số học sinh
được tuyển
Xếp loại trình độ theo kết quả của
trường phổ thông
Giỏi Khá Trung bình Yếu
2007 – 2008 180 0 10% 90% 0
2008 – 2009 220 0 15% 85% 0
2009 – 2010 290 0 18% 82% 0
2010 – 2011 253 0 13% 87% 0
2011 – 2012 195 0 12% 88% 0
(Nguồn: Phòng Đào tạo trường Trung học BCVT & CNTTI)
2.3.1.2. Về kết quả tốt nghiệp của học sinh thống kê qua các năm
Bảng 2.5: Kết quả tốt nghiệp hệ Trung cấp nghề (2008 – 2012)
Năm học
Loại xuất sắc
(%)
Loại giỏi (%)
Loại khá
(%)
Loại TB,
TBK (%)
Chưa đạt
(%)
2007 – 2008 0 3,6 34 61,1 1,3
2008 – 2009 0 4 35,4 59,5 1,1
2009 – 2010 0,5 3,5 34,2 61,3 0,5
2010 – 2011 0 3,8 35 59,7 1,5
2011 - 2012 0 4 33,7 61,3 1
(Nguồn: Phòng Đào tạo trường Trung học BCVT & CNTTI)
Kết quả trên cho thấy học sinh tốt nghiệp ra trường loại giỏi từ 3,5 trở lên, loại
khá từ 33% trở lên, loại trung bình 59% trở lên và còn 0,5 đến 1% học sinh không tốt
nghiệp. Mặc dù, loại bằng tốt nghiệp có thể tăng thêm cơ hội việc làm cho học sinh
nhưng vấn đề quan trọng vẫn là khả năng làm việc thực tế. Để làm tốt việc này đòi hỏi
phải rất nhiều yếu tố khác ngoài khả năng nghiên cứu và học tập.
Chất lượng đào tạo không chỉ thể hiện kết quả học tập tại trường, mà còn thể hiện
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 37
ở khả năng làm việc thực tế tại cơ sở sản xuất của học sinh sau khi tốt nghiệp. Để đánh
giá khía cạnh người học sau khi tốt nghiệp, tác giả tiến hành điều tra các đối tượng có
liên quan (người học sau khi tốt nghiệp, cơ sở tuyển dụng lao động). Phát phiếu khảo sát
trên 100 học sinh khi ra trường và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Đánh giá của người học sau khi tốt nghiệp về chất lượng đào tạo
của nhà trường
Các tiêu chí
Nghề đào tạo
KT đài
trạm VT
KT lắp
đài trạm
VT
Kinh
doanh dịch
vụ BCVT
Kinh doanh
thiết bị VT
tin học
1. Về chất lượng đào tạo
1.1 Tỷ lệ học sinh đã học được
kiến thức, kỹ năng cần thiết cho
công việc theo ngành tốt nghiệp (%)
75 72 77 70
1.2 Tỷ lệ học sinh trả lời chỉ học
được 1 phần kiến thức, kỹ năng
cần thiết cho công việc theo ngành
tốt nghiệp (%)
25
28 23 30
1.3 Tỷ lệ học sinh trả lời không
học được những kiến thức, kỹ
năng cần thiết cho công việc theo
ngành tốt nghiệp (%)
0
0 0 0
2. Về việc làm trong năm đầu tiên
sau khi tốt nghiệp
2.1 Tỷ lệ học sinh có việc làm
đúng ngành đào tạo (%)
- Sau 6 tháng tốt nghiệp
- Sau 12 tháng tốt ngiệp
47 50 60 45
75 77 80 65
2.2 Tỷ lệ học sinh có việc làm trái
ngành đào tạo (%)
25
23 20 35
2.3 Thu nhập bình quân/ tháng của
học sinh có việc làm
3.000.000 3.200.000 2.500.000 3.100.000
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 38
Nhìn chung tỷ lệ người học tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chưa
cao, số học sinh có việc làm trái ngành đào tạo còn nhiều nguyên nhân chủ yếu do
Bưu điện và Viễn thông các tỉnh tuyển dụng nguồn nhân lực ít hơn nên học sinh sau
khi tốt nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề xin việc.
2.3.2 Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua người sử dụng lao động
Để đánh giá chất lượng đào tạo hệ trung cấp nghề tại trường Trung học
BCVT & CNTTI Hà Nam trong những năm qua, ngoài việc khảo sát ý kiến đánh
giá của cán bộ quản lý, các giáo viên có kinh nghiệm, học sinh đang theo học và
học sinh đã tốt nghiệp tại trường. Đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ người sử
dụng lao động là nhằm khảo sát mức độ hài lòng của người sử dụng lao động
(doanh nghiệp) đối với người lao động được đào tạo tại trường.
Qua khảo sát ý kiến đối với các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh về
khả năng đáp ứng yêu cầu công việc tại doanh nghiệp của học sinh của trường sau
khi tốt nghiệp, đi làm. Kết quả như sau:
Bảng 2.7: Đánh giá của nhà tuyển dụng về học sinh tốt nghiệp đúng ngành đào tạo
Các tiêu chí
Nghề đào tạo
KT
đài
trạm
VT
KT lắp
đài
trạm
VT
Kinh
doanh
dịch vụ
BCVT
Kinh doanh
thiết bị VT
tin học
1. Tỷ lệ học sinh đáp ứng yêu cầu của
công việc, có thể sử dụng được ngay
(%)
73 76 80 72
2. Tỷ lệ học sinh cơ bản đáp ứng
được yêu cầu của công việc, nhưng
phải đào tạo thêm (%)
27 24 20 18
3. Tỷ lệ học sinh phải được đào tạo
lại hoặc đào tạo bổ xung ít nhất là 6
tháng (%)
15 11 10 9
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 39
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của Trường
Trung học BCVT và CNTT I Hà Nam
2.4.1 Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung của nhà trường là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng
cao đáp ứng nhu cầu của ngành thông tin truyền thông và của xã hội. Muốn vậy,
học sinh khi tốt nghiệp phải đạt được các tiêu chuẩn sau:
- Về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức:
+ Giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội từ đó xây dựng ý thức chấp
hành chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nắm
vững quyền và nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo pháp luật.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tác phong công nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ
luật và tác phong công nghiệp, làm việc với tinh thần hăng say, hiệu quả.
- Về kiến thức: có kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, có trình độ tay nghề đáp
ứng được yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng; có khả năng thích ứng với môi
trường và điều kiện làm việc mới.
- Về sức khỏe: rèn luyện để có sức khỏe tốt đáp ứng được cường độ lao động
mà công việc nhà tuyển dụng yêu cầu.
2.4.2. Nội dung và kế hoạch đào tạo
Nội dung đào tạo hệ Trung cấp nghề được xây dựng theo chương trình
khung do Bộ GD – ĐT ban hành. Căn cứ vào chương trình khung của Bộ GD – ĐT,
nhà trường xây dựng danh mục các môn học, thời lượng môn học. Sau đó xây dựng
chương trình đề cương chi tiết môn học trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên
gia, các đơn vị tuyển dụng,.. Tổng hợp các ý kiến biên soạn chương trình môn
học, Hội đồng khoa học Nhà trường họp thẩm duyệt nội dung chương trình môn
học sau đó Hiệu trưởng ký quyết định ban hành chương trình đào tạo toàn khóa.
Hằng năm, trên cơ sở ý kiến đề xuất của các khoa giảng dạy Hội đồng khoa học nhà
trường xem xét việc điều chỉnh bổ sung nội dung cần cập nhật của môn học.
Quy trình quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung đào tạo:
Hàng năm, trên cơ sở nhiệm vụ năm học do cấp trên giao, mục tiêu đào tạo
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 40
với từng ngành nghề và thực trạng của nhà trường (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật
chất, kết quả hoạt động sư phạm năm học trước) Ban giám hiệu cùng lãnh đạo
các phòng khoa của nhà trường họp, thống nhất nhiệm vụ chính của nhà trường
trong năm học và xây dựng kế hoạch năm học nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung
đào tạo. Nhà trường xây dựng các kế hoạch:
+ Kế hoạch đào tạo của nhà trường
+ Kế hoạch bố trí giáo viên
+ Kế hoạch hoạt động của Hội đồng đào tạo
+ Kế hoạch giáo dục học sinh
+ Kế hoạch hoạt động ngoại khoá
+ Kế hoạch thực tập
+ Kế hoạch tài chính
+ Kế hoạch thiết bị vật tư
+ Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất.
Để tổ chức chỉ đạo các kế hoạch trên, nhà trường đã triển khai:
- Quán triệt kế hoạch đào tạo đến toàn thể cán bộ giáo viên và giao kế hoạch
cho các phòng khoa chức năng.
- Điều chỉnh, phân phối các nguồn lực tới các đơn vị, đáp ứng nhu cầu đào
tạo.
- Xác định các mối quan hệ giữa các phòng khoa để phối hợp thực hiện kế
hoạch đào tạo có liên quan.
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch của từng bộ phận, kịp thời điều
chỉnh khi cần thiết.
Nhà trường đã nỗ lực để đạt được mục tiêu và hiện thực hoá những nội dung
đào tạo. Cùng với xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường đã khuyến
khích các giáo viên chú trọng giảng dạy theo mô đun, giảng dạy tích hợp kết hợp
giữa lý thuyết và thực hành đảm bảo hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp cho học sinh.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 41
2.4.3. Công tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh của Trường Trung học BCVT & CNTT I thực hiện theo
quy chế tuyển sinh của Bộ GD – ĐT. Tuyển sinh theo hình thức xét tuyển kết quả
điểm thi tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương, điểm thi đại học đối với hệ TCCN;
xét tuyển kết quả học tập trong học bạ PTTH, bổ túc văn hóa đối với hệ trung cấp
nghề.
Nhà trường xây dựng quy trình tuyển sinh: đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, xây
dựng phương án tiếp thị, quảng cáo để tuyển sinh, tổ chức các hoạt động hướng
nghiệp, nhằm thu hút sự quan tâm của thí sinh dự tuyển để đạt được chỉ tiêu
tuyển sinh. Tuy nhiên trong tình hình tuyển sinh hiện nay, ngành nghề mà nhà
trường đang đào tạo cũng trùng với ngành nghề đào tạo của rất nhiều trường đại
học, cao đẳng. Các trường Đại học, Cao đẳng có thế mạnh trong tuyển sinh hơn các
trường TCCN ở chỗ nhiều trường Cao đẳng, Đại học tuyển sinh từ Trung cấp rồi
liên thông lên cao đẳng, đại học nên thu hút lượng thí sinh dự tuyển nhiều hơn. Do
đó công tác tuyển sinh của nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển chọn
học sinh điều đó đồng nghĩa với chất lượng đầu vào của thí sinh dự tuyển thấp nó sẽ
tác động đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
2.4.4. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên của Nhà trường hiện nay đáp ứng được yêu cầu về quân số
và trình độ để đào tạo các chuyên ngành của nhà trường.
Bảng 2.8: Đội ngũ Giáo viên của trường (tính đến tháng 12/2012)
Chức danh
Tổng
số
Trình độ chuyên môn
Tiến
sỹ
Thạc
sỹ
ĐH
TH
và
CĐ
Tin
học
A
Ngoại
ngữ A
Tỷ lệ GV đạt
chuẩn (%)
GV biên chế 52 0 24 28 0 52 52 100%
GV hợp đồng 4 0 0 4 0 4 4 100%
GV thỉnh giảng 29 2 27 0 0 29 29 100%
Tổng cộng 85 2 51 32 0 85 85
(Nguồn phòng đào tạo trường Trung học BCVT-CNTT1)
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 42
*Công tác giảng dạy:
Căn cứ vào chương trình đào tạo, kế hoạch năm học và quy định của Bộ GD
– ĐT về việc quy định số tiết giờ chuẩn/ năm của giáo viên, Phòng Đào tạo giao
khối lượng giờ giảng cho các khoa trong kỳ học, năm học. Trên cơ sở đó Lãnh đạo
Khoa giảng dạy căn cứ vào tình hình thực tế số giáo viên hiện có của khoa, số giáo
viên đảm nhận được những môn dạy của kỳ đó, số giáo viên được giảm trừ khối
lượng giờ giảng do học tập, làm công tác quản lý, nghỉ thai sản, mà phân công số
tiết giảng, môn học cụ thể cho từng giáo viên. Lãnh đạo Khoa chịu trách nhiệm
quản lý trực tiếp giáo viên trước nhà trường về kế hoạch phân công giờ giảng, chất
lượng đào tạo. Phòng Đào tạo giám sát kế hoạch, tiến độ, lịch trình giảng dạy của
các khoa, điều tiết kế hoạch giảng dạy của các khoa.
Bên cạnh đó, các khoa chưa chủ động lên kế hoạch và phối hợp với các
phòng khoa chức năng để xây dựng kế hoạch, phân công giờ giảng cho giáo viên.
Thống kê số tiết giờ giảng thực tế của khoa chưa thực hiện một cách khoa học, còn
mang tính thủ công, mất thời gian chưa chính xác, hay phải điều chỉnh.
Qua khảo sát tình hình hoạt động giảng dạy của giáo viên, tác giả đã tiến
hành điều tra 60 cán bộ, giáo viên trong Nhà trường và đã thu được một số kết quả
đánh giá sau:
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên
STT Nội dung
Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá Trung bình Yếu
1 Công tác giảng dạy 32.5 42.2 23.8 1.5
2 Công tác chuyên môn 35.5 37.8 24.6 2.1
3 Kiểm tra dự giờ học chính 18.3 25.6 48.3 7.8
4
Công tác bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ
55.7 32.8 11.5 0
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 43
*Công tác chuyên môn:
Khâu chuẩn bị bài giảng, giáo án lên lớp, giờ giảng trên lớp, kế hoạch giờ
giảng từng tuần học. Nhà trường phân công chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ. Phòng
Đào tạo trực tiếp quản lý chất lượng chuyên môn giáo viên thông qua việc kiểm tra
thường xuyên công tác chuẩn bị giáo án, bài giảng, dự giờ giáo viên (kiểm tra, dự
giờ bất kỳ không thông báo trước) sau đó họp rút kinh nghiệm trước toàn khoa để
người dự giảng tham gia đóng góp ý kiến, bỏ phiếu đánh giá giờ giảng, kết quả
công tác kiểm tra đánh giá dự giờ giáo viên được phòng Đào tạo ra văn bản trình
Ban Giám hiệu và thông báo cho khoa giảng dạy, giáo viên đó được biết. Từ đó
khoa sẽ có phương hướng kèm cặp, động viên hoặc tuyên dương và bản thân giáo
viên biết được chuyên môn của mình đạt đến mức nào để có kế hoạch phương
hướng phấn đấu. Ngoài ra nhà trường phát phiếu thăm dò ý kiến đánh giá của học
sinh đối với công tác giảng dạy để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, chất lượng
giờ giảng của giáo viên từ phía học sinh.
Dưới đây là mẫu đánh giá về giáo viên và nội dung giảng dạy, chất lượng
khóa học ( thăm dò ý kiến đánh giá của học sinh chính quy tại trường và học viên
học các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ).
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chu Thị Hà Khóa 2011-2013 44
Bảng 2.10: Mẫu phiếu đánh giá về giáo viên và nội dung giảng dạy
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁO VIÊN VÀ NỘI DUNG GIẢNG DẠY TỪNG MODULE
Tên giáo viên: ....
Khoa giảng dạy: ....
Modul: ...
TT Nội dung đánh giá Tốt Khá TB Kém
1
Mức độ chuyên s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273034_7963_1951475.pdf