MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Giả thuyết nghiên cứu 7
6. Phương pháp nghiên cứu 7
7. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 8
8. Cấu trúc luận văn 8
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng tiêu chí dự báo
phát triển giáo dục vùng khó khăn9
1.1. Một số vấn đề về dự báo giáo dục. 9
1.2. Một số khái niêm cơ bản 28
1.3. Vai trò của giáo dục phổ thông 30
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giáo dục 34
CHƯƠNG 2. Thực trạng giáo dục vùng khó khăn của tỉnh 36
2.1. Những đặc điểm KT-XH tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay 36
2.2. Thực trạng giáo dục vùng khó khăn của tỉnh Thái Nguyên 43
2.3. Những thách thức chính đối với giáo dục - đào tạo vùng khó
khăn của tỉnh đến 201555
2.4 Xu hướng phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015.56
2.5 Nhận xét chung về thực trạng của giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên57
CHƯƠNG 3. Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn60
3.1. Những căn cứ để xây dựng khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn60
3.2 Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015.
3.3. Cấu trúc nội dung khung tiêu chí dự báo được mô tả theo sơ đồ khối 68
4.4. Xây dựng, nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 201569
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt của phát triển bằng cách thực hiện 3 chức năng: Kinh tế, khoa
học, văn hóa. Trong cơ chế thị trường giáo dục thể hiện 3 chức năng chính đối
với xã hội đó là: Chức năng phát triển xã hội ( đầu tư cho giáo dục, phát triển
nguồn lực): P1
- Chức năng phúc lợi xã hội: P2
- Chức năng phục vụ xã hội ( có hạch toán, chi phí, hiệu quả): P3
Sơ đồ 5: Chức năng của giáo dục đối với xã hội.
Bản thân giáo dục không thể trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng kinh tế
nhưng nó góp phần quyết định sự tăng trưởng đó, nâng cao chất lượng cuộc
sống, ổn định, chính trị, xã hội , phát triển văn hóa.
Giáo dục có vai trò làm nền móng cho sự phát triển kinh tế - xã hội
đem lại sự hưng thịnh cho mỗi quốc gia, giáo dục có chức năng tái sản xuất
sức lao động kỹ thuật cho nền kinh tế, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất
xã hội góp phần làm giảm bất bình đ ẳng giữa các tầng lớp dân cư. Giáo dục
có mối quan hệ khăng khít với sự phát triển kinh tế - xã hội.
P1
GD
P2 P3
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Sơ đồ 6: Mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế - xã hội.
Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã
hội, đồng thời sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng chính là điều kiện và môi
trường, định hướng cho sự phát triển.
- Giáo dục - đào tạo cung cấp nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội,
là nòng cốt trong phát triển khoa học công nghệ.
- Giáo dục vùng kinh tế khó khăn và đặc biết khó khăn có tầm quan
trọng trong việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới là điều kiện phát
huy nhân tố con người.
1.3.2. Vai trò của giáo dục phổ thông
Giáo dục phổ thông là tạo nền tảng cơ bản về tri thức văn hóa chung,
phẩm chất nền tảng của người lao động tương lai. Cấu trúc nội dung giáo dục
phổ thông tạo nên sự phát triển hài hòa về Đức - trí - thể - mỹ. Vì vậy Luật
giáo dục đã khẳng định rất rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là: Giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngư ời việt nam xã hội chủ nghĩa,
- Tổng sản phẩm xã hội
- Các giá trị tinh thần
Con người được giáo
dục - đào tạo
Các hoạt động
Kinh tế - xã hội
Giáo dục
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học
lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [
Điều 23-trang 17].
Giáo dục phổ thông có vai trò quan trọng nhằm giúp học sinh củng cố,
hoàn thiện học vấn để tiếp tục học lên cao hoặc đi vào cuộc sống lao động,
đây là một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,
góp phần giảm đói nghèo, đồng thời giúp cho mọi người có cơ hội tham gia
vào hoạt động kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài..
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô giáo dục
Theo lý thuyết hệ thống thì hệ thống giáo dục - đào tạo là một phân hệ
hay là một hệ thống con trong hệ thống kinh tế - xã hội. Vì vậy giáo dục - đào
tạo chịu tác động qua lại của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống lớn kinh
tế xã hội. Thực tiễn cho thấy các nhà nghiên cứu đã khái quát các nhân tố ảnh
hưởng tác động tới sự phát triển của cả hệ thống giáo dục - đào tạo thành 4
nhóm nhân tố sau đây:
- Nhân tố kinh tế - xã hội: Bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân
cư, tổng sản phẩm xã hội ( GNP, GDP ) bình quân /ngư ời. Việc làm và cơ cấu
việc làm, quan hệ quốc tế và kinh tế. Nhóm nhân tố này có ảnh hưởng cơ bản
và trực tiếp.
- Nhóm nhân tố về văn hóa, khoa học - công nghệ. Các diễn biến về
văn hóa, khoa học, công nghệ có thể làm thay đổi nội dung quy mô đào tạo
cũng như cơ cấu đào tạo làm ảnh hưởng tới khả năng thời gian dự báo. Sự
phát triển của khoa học, công nghệ đòi hỏi giáo dục phải thay đổi nội dung
cho phù hợp với những tiến bộ mới. Sự phát triển của khoa học, công nghệ
làm cho một số ngành nghề có thể bị thu hẹp, nhưng một số ngành nghề mới
xuất hiện chính vì vậy mà quy mô đào tạo theo thời gian cũng thay đổi theo.
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Nhóm nhân tố bên trong của hệ thống giáo dục - đào tạo.
Như cấu trúc mạng lưới, các loại hình đào t ạo, loại hình trư ờng lớp.
Việc tổ chức quá trình đào t ạo như thời gian đào tạo, chất lượng đào tạo, hiệu
quả trong và hiệu quả ngoài. Nếu các loại hình trư ờng lớp được phát triển đa
dạng, phân bố hợp lý đội ngũ giáo viên đ ủ, về số lượng đồng bộ về chủng
loại, chất lượng sẽ là điều kiện cơ bản để đáp ứng tốt với quy mô giáo dục -
đào tạo ngày càng tăng.
- Các nhân tố quốc tế về giáo dục - đào tạo.
Gồm xu thế phát triển giáo dục - đào tạo trên thế giới, xu thế phát triển
đào tạo trong khu vực.
Trong các nhóm nhân tố trên , nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội là nhân
tố ảnh hưởng cơ bản trực tiếp nhất. Bởi vì nhân tố này phản ánh nhu cầu và
khả năng đầu tư của xã hội đối với giáo dục - đào tạo. Với nhân tố quốc tế về
giáo dục - đào tạo ảnh hưởng đến giáo dục - đào tạo ở nhiều mặt, nhiều khía
cạnh khác nhau. Các xu thế phát triển của giáo dục đ ào trên thế giới ảnh
hưởng tới hệ thống các quan điểm của đảng, nhà nước, Chính phủ về giáo dục
- đào tạo làm cho các quan điểm về giáo dục đào tạo ngày càng phù hợp hơn,
thích ứng với sự phát triển khách quan của giáo dục - đào tạo để đảm bảo phù
hợp với xu thế phát triển của thế giới. Điều đó ảnh hưởng rất quan trọng đến
sự phát triển của giáo dục - đào tạo.
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÙNG KHÓ KHĂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay
2.1.1 Đặc điểm về địa lý - dân cư
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.436 km2/ dân số trunh bình năm 2006 là
1.122.152 người ( năm 2007 là 1.134.190 ). Thái nguyên có 8 dân tộc anh
em sinh sống, chủ yếu là dân tộc kinh ( 75,5% ), Tày ( 10,69%), Nùng, Sán
dìu và Dao, H’Mông, Sán Chay, Hoa. Dân số Thái Nguyên phân bố không
đều, vùng cao và vùng núi dân cư thưa thớt trong khi đó ở vùng thành thị,
đồng bằng dân cư lại rất dầy đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai
72 người/ Km2 , cao nhất là thành phố Thái Nguyên 1260 người /km2.
Các dân tộc Thái Nguyên có truyền thống yêu nước, tinh thần cách
mạng kiên cường có truyền thống văn hóa đặc sắc, phong phú đa dạng, có
tinh thần cần cù lao động.
Thái Nguyên là một tỉnh không lớn chỉ chiếm 1,33% diện tích và
1,41% dân số so với cả nước. Về mặt hành chính Thái Nguyên có 7 huyện và
một thành phố và một thị xã với 180 xã trong đó có 125 xã vùng cao và
miền núi, còn lại là xã đồng bằng và trung du.
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía tây giáp với tỉnh Vĩnh
Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang,
phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ
nền văn hóa của các dân tộc phía bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo
dục của cả vùng núi phía bắc rộng lớn với 5 trường đại học và 14 trường cao
đẳng và THCN trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh,
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đồng thời là trung tâm đào tạo khoa học và giáo dục cho các tỉnh miền núi
phía bắc.
Tóm lại vị trí địa lý đã t ạo ra các điều kiện thuân lợi mà nhiều tỉnh
miền bắc không có và điều đó đã đưa Thái nguyên có ti ềm năng trở thành
trung tâm kinh tế - văn hóa của việt bắc không chỉ nay và cả tương lai.
- Về dân số Thái Nguyên được chia theo khu vực, độ tuổi qua các bảng
sau:
Bảng số 2: Số đơn vị hành chính, diện tích và dân số các huyện, thành
thị.
Số xã
phường,
thị trấn
Diện tích
Km2
Dân số TB
năm 2006
( người)
Dân số TB
năm 2007
( người)
Mật độ DS
năm 2007
người/Km2
Tổng số 180 3.541,10 1.108.775 1.128.091 318,6
TP. Thái Nguyên 25 170,65 235.581 244.160 1430,8
TX Sông Công 9 83,64 47.178 49.447 591,2
Huyện Phú Bình 22 244,25 144.936 135.816 556,1
Huyện Phổ Yên 18 261,01 137.333 141.203 541,0
Huyện Đại Từ 31 576,18 165.920 168.807 293,0
Huyện Phú Lương 16 352,82 104.965 107.200 303,8
Huyện Đồng Hỷ 20 508,23 123.196 125.829 247,6
Huyện Định Hóa 24 500,82 89.510 90.934 181,6
Huyện Võ Nhai 15 843,50 63.156 64.695 76,7
( Nguồn: Cục thống kê năm 2007 )
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3: Dân số tỉnh Thái Nguyên chia theo độ tuổi, giới tính và khu vực
( Thời điểm 01/7/2007)
Độ tuổi Tổng
cộng
Chia theo giới tính Chia theo khu vực
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Tổng cộng 1.134.166 568.788 565.378 199.613 934.553
Từ 0-4 84.193 43.290 40.903 14.818 69.375
Từ 5-9 75.322 38.311 37.011 13.257 62.065
Từ 10-14 97.080 49.534 47.546 17.086 79.994
Từ 15-19 127.299 65.730 61.569 22.405 104.894
Từ 20-24 132.184 68.564 63.620 23.264 108.920
Từ 25-29 113.062 55.867 57.195 19.899 93.163
Từ 30-34 94.934 48.090 46.844 16.708 78.226
Từ 35-39 79.648 39.612 40.036 14.018 65.630
Từ 40-44 79.737 39.433 40.304 14.034 65.703
Từ 45-49 73.879 36.664 37.215 13.003 60.876
Từ 50-54 53.876 26.163 27.713 9.482 44.394
Từ 55-59 33.955 15.469 18.486 5.976 27.979
Từ 60 trở lên 88.997 42.061 46.936 15.663 73.334
( Nguồn: Cục thống kê năm 2007)
Dân số trong độ tuổi đến trường bậc tiểu học, THCS, THPT (xem bảng
4) phần: phụ lục 2.
Số người đang đi học phổ thông chia theo trình đ ộ văn hóa thời điểm
tháng 12/2007 xem bảng 5 - Phụ lục 3.
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Với số dân là 1.122.152 người năm 2006 sẽ tăng lên 110.405 người vào
năm 2015. Số trẻ sinh ra từ nay đến 2015 khá ổn định ( bình quân mỗi năm
sinh thêm 12.275 - 13000 trẻ. Số trẻ em dưới 15 tuổi sẽ giảm từ 298.226
năm 2006 xuống 272.012 năm nhưng đây vẫn là mức độ cao đối với tỉnh vẫn
tạo nên áp lực lớn cho gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo
dục - đào tạo như tạo công ăn việc làm cho thế hệ trẻ.
Các kết quả phân tích phân bố dân cư Thái Nguyên cho thấy:
- Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 318 người /km2 . Tuy vậy dân
cư lại phân bố không đều , tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn và những
vùng thuận lợi. Thành phố Thái Nguyên 1.430,8 người /Km2. Trong khi đó ở
các huyện vùng cao miền núi khó khăn có mật độ dân cư thưa thớt như Võ
Nhai: 76,7 người /km2 , Định Hóa: 181,6 người /km2 . Các xã vùng cao miền
núi, vùng sâu, vùng xa dân cư sống phân tán, địa bàn cư trú cách xa nhau ( do
địa hình đồi núi, sông ngòi cắt cứ ) điều này rất khó khăn cho ngành giáo dục
- đào tạo trong việc bố trí, xắp xếp hệ thống mạng lưới trường lớp và các dịch
vụ xã hội.
- Dân số theo khu vực có khoảng 82% dân số Thái Nguyên sống ở
vùng nông thôn và vùng kinh tế khó khăn. Tỷ lệ này chứng tỏ trình độ đô thị
hóa ở Thái nguyên chưa cao, quá trình công ngh ệp hóa Thái Nguyên chưa
mạnh, mặc dù Thái Nguyên có khá nhiều khu công nghiệp
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Với vị trí đặc thù của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh phát triển kinh
tế cả nước, tỉnh Thái Nguyên đang đi dần vào thế ổn định và đạt được mức
tăng trưởng kinh tế khá cao.
Mục tỉêu tổng quát đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Nguyên là xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành một trong những đầu mối giao
lưu kinh tế - văn hóa của đất nước tiến tới trở thành một trung tâm kinh tế văn
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hóa có trình đ ộ phát triển khá của miền núi Đông Bắc, có giao lưu chặt chẽ
với vùng Tây Bắc , vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng khác trong cả
nước. Mục tiêu phát triển kinh tế tạo nên sự chuyển dịch nhanh mạnh hơn về
cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là
dịch vụ văn hóa .
Nhịp độ tăng trưởng GDP của một số năm như sau
Bảng 6: Giá trị GDP ( 2005)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2010
Toàn nền kinh tế 3.368 3.809 4.405 5.150 6.062 6.577 11.500
Công nghiệp-xây dựng 1.117 1.318 1.621 1.919 2.222 2.589 5.175
Nông lâm - ngư nghiệp 1.059 1.180 1.195 1.369 1.740 1.598 2.070
Dịch vụ 1.192 1.311 1.588 1.861 2.100 2.390 4.255
(Nguồn: Báo cáo số 11 của UBND tỉnh về kế hoạch PT KT - XH 2006-2010)
Bảng 7: Thu nhập bình quân đầu người ( giá thực tế).
Năm Đơn vị GDP tính theo đầu người
2000 Tr.đồng 2,83
2001 Tr.đồng 3,14
2002 Tr.đồng 3,51
2003 Tr.đồng 4,06
2004 Tr.đồng 4,70
2005 Tr.đồng 5,24
2006 Tr.đồng 5,90
( Nguồn: Báo cáo số 11 của UBND tỉnh về kế hoạch PT KT - XH 2006-2010)
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Những năm gần đây thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế tỉnh
Thái Nguyên đã có bư ớc phát triển khá, đời sống nhân dân có sự cải thiện
đáng kể thu nhập bình quân đầu người năm 2005 ( theo giá hiện hành) đạt 5,2
triệu đồng tương đương 330 USD/ người/năm gấp 2,8 lần so với năm 2000.
Tuy nhiên mức thu này so với mức thu nhập bình quân toàn quốc vẫn còn
thấp mới đạt 57% ( bình quân toàn quốc dự báo đến năm 2005 đạt 584 USD )
Bảng 7: Cơ cấu GDP của tỉnh năm đến 2015.
Đơn vị tính: %
Loại hình 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2010
Công nghiệp và XDCB 33,2 34,6 36,8 37,3 38,3 39,4 45,0
Dịch vụ 35,4 34,4 36,1 36,1 36,2 36,3 37,0
Nông lâm nghiệp 31,4 31,0 27,1 26,6 25,5 24,3 18,0
( Nguồn: Báo cáo số 11 của UBND tỉnh về kế hoạch PT KT - XH 2006-2010)
Đánh giá những mặt đã đ ạt được và những tồn tại trong thực hiện chỉ
tiêu kinh tế năm 2005.
Mặt đạt được:
Hiện tại trong năm 2005 kinh tế tỉnh được giữ vững, ổn định, tốc độ
tăng trưởng khá đồng đều trên các ngành kinh tế .
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa. Tỷ
trọng giá trị của ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng GDP tăng từ 30,4%
năm 2000 lên 38,3% năm 2005 và dự kiến tăng 45% vào năm 2010.
- Trong sản xuất nông nghiệp nhận thức của nông dân đã t ừng bước
được thay đổi theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Môi trường đầu tư từng bước được cải thiện. Nhiều chính sách mới
của Đảng , Nhà nước và cơ chế của tỉnh đã đư ợc ban hành đã khuy ến khích
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh như chính sách miễn giảm thuế sử
dụng đất nông nghiệp, chính sách cho vay vốn.
- Các chính sách xã hội được triển khai kịp thời đã thực hiện đi vào cuộc
sống.
Những mặt chưa đạt được:
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, hạn chế việc nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Công tác quy hoạch, xác định hướng đầu tư sản xuất
sản phẩm mới, nhằm khai thác các thế mạnh địa phương thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chưa được chú ý.
- Nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng các khoản thu chi thường xuyên
hạn chế sự chủ động trong hoạt động đầu tư của tỉnh.
- Số lao động chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ cao.
- Việc triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và chính
sách pháp luật của nhà nước ở một số ngành và địa phương còn ch ậm chưa
toàn diện
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế xã hội ảnh hưởng
đến sự phát triển giáo dục.
* Những thuận lợi cơ bản:
Từ việc đánh giá các yếu tố và nguồn lực phát triển có thể rút ra một số
lợi thế so sánh trong việc phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên như
sau:
- Lợi thế có tính quyết định và lâu dài đối với sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội Thái Nguyên là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết của các
dân tộc anh em.
- Vị trí địa lý thuận lợi là lợi thế quan trọng. Nằm ở trung tâm Việt Bắc,
sát kề vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với Hà Nội.
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Thái Nguyên có 2 khu công nghiệp lớp là khu Gang thép Thái Nguyên
và khu Công nghiệp Sông Công sản xuất các sản phẩm sắt thép, kim loại mầu,
động cơ điezel, dụng cụ y tê, vòng bi. Đây là lợi thế Thái Nguyên mà các tỉnh
khác không có.
- Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch: hồ Núi cốc, hệ
thống hang đông, di tích lịch sử đặc biệt là các di tích lịch sử cách mạng.
- Thái Nguyên có nhiều trường đại học và cao đẳng THCN đứng thứ 3
toàn quốc đáp ứng đủ các ngành nghề cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.
- Là tỉnh có số dân là lực lượng lao động tương đối đông đảo, trình đ ộ
dân trí khá, nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống cách mạng cần cù
sáng tạo, đoàn kết xây dựng quê hương.
* Những khó khăn thách thức:
- Thái nguyên là tỉnh nghèo, thu không đủ chi. Nền kinh tế phát triển
chưa đồng đều và chưa vững chắc, thiếu vốn đầu tư cho phát triển. Kết cấu hạ
tầng chất lượng còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn mới.
- Mặt bằng dân trí tuy có cao hơn so với một số tỉnh miền núi nhưng
phân bố không đều. Phần lớn nông dân ở vùng nông thôn miền núi đã trải qua
hơn 10 năm đổi mới nhưng còn mang nặng nếp nghĩ và tập quán canh tác lạc
hậu, tự cung tự cấp chưa theo kịp những đòi hỏi của giai đoạn Công nghiệp
hóa - hiện đại hóa.
2.2 Thực trạng giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Đặc điểm chung của giáo dục - đào tạo Thái Nguyên
Với các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội nói trên, giáo dục và đào
tạo Thái Nguyên có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù, có sự chênh lệch về
nhu cầu cũng như điểu kiện phát triển giáo dục và đào tạo giữa Thành phố, thị
xã với các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn. Mặc dù
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vậy, với sự nỗ lực, quyết tâm cao trong những năm vừa qua, ngành giáo dục
và đào tạo Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, quy mô
trường, lớp, số người đi học ở các cấp học, ngành học đều tăng, đội ngũ giáo
viên được tăng cường về số lượng và chuẩn hóa về chất lượng. Công tác xã
hội hóa giáo dục có bước phát triển, hệ thống các trường ngoài công lập tăng
nhanh. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có sự đổi mới, từng bước gắn kết việc
đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các ngành kinh tế và thị trường sức
lao động. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục bình quân hàng năm đ ạt
trên 30% tổng chi thường xuyên của các cơ quan hành chính, sự nghiệp của
tỉnh, tỷ lệ nguồn thu xã hội hóa giáo dục đạt trên 15% ngân sách chi thường
xuyên cho giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, trước cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế đặt ra cho giáo dục và đào tạo Thái Nguyên những yêu cầu và nhiệm
vụ mang tính thực tiễn. Đó là:
Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo một
cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao dân trí,
đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục
đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đưa các nội dung giáo dục về tự
nhiên, lịch sử con người quê hương Thái Nguyên vào chương trình gi ảng dạy
ngoại khóa ở các cấp học.
Tăng cường quản lý Nhà nư ớc về giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh công
tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp,
quản lý chặt chẽ các loại hình đào tạo, cấp văn bằng, chứng chỉ. Xây dựng đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm các yêu cầu về chuẩn giáo
dục và đào tạo. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tiếp tục huy động các nguồn vốn để phấn đấu đến năm 2010 hoàn
thành mục tiêu kiên cố hóa các phòng học, trường học trong phạm vi toàn
tỉnh, ưu tiên cao tầng hóa các trường học ở những nơi khó khăn về mặt bằng
xây dựng. Nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia lên 40% vào cuối năm 2010.
Tập trung đầu tư có trọng điểm vào lĩnh v ực giáo dục và đào tạo, phát
triển các cơ sở ngoài công lập, chuyển một số cơ sở công lập sang loại hình
ngoài công lập. Từng bước, khuyến khích, mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ
hợp tác về đào tạo, nghiên cứu và thu hút đầu tư liên kết với nước ngoài đảm
bảo phù hợp với điều kiện của tỉnh và tăng thêm nguồn lực phát triển giáo
dục. Huy động, thực hiện các nguồn lực, dự án hợp tác quốc tế để trang bị,
xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông, đặc biệt ở các vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Đẩy mạnh xã hội hóa về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Củng cố và hiện
đại hóa cơ sở vật chất các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hiện có
theo hướng tập trung quy mô lớn vào một số đầu mối. Phát triển mạnh các
dịch vụ giáo dục và đào tạo, phấn đấu để Thái Nguyên trở thành một trong
những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm Đông
Bắc. Có chính sách để khuyến khích các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài có
kinh nghiệm, tiềm lực, trình đ ộ tiên tiến đầu tư, liên kết trong lĩnh v ực giáo
dục và đào tạo của tỉnh đặc biệt định hướng xây dựng các trường quốc tế và
các cơ sở giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực, tạo ra thị trường lao
động có trình đ ộ kỹ thuật mới, áp dụng công nghệ tiên tiến trong lao động,
sản xuất.
2.2.2 Hiện trạng giáo dục phổ thông vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi có 8 dân tộc bao gồm Kinh, Tày, Nùng,
Cao lan, Sán Chí, Sán Dìu, Dao, H’Mông. Đông nhất là dân tộc kinh chiếm
75,4%. Sau đó là dân tộc Tày chiếm 10,7%. Thái Nguyên có 7 huyện, một
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thành phố, một thị xã với tổng số 180 xã phường trong đó có 106 xã vùng cao
và niền núi nằm ở các huyện Võ Nhai, Đ ịnh Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại
Từ
- Về phát phát triển quy mô: Đến nay 100% các xã vùng cao, miền núi
vùng đặc biệt khó khăn có trường Tiểu học, Trung học cơ sở, và các huyện đã
có ít nhất 01 trường trường trung học phổ thông. Đáng lưu ý là đã có 2 huy ện
có trường phổ thông dân tộc nội trú bậc Trung học cơ sở (Võ Nhai, Định Hóa)
Trong đó:
+ Tiểu học có: 134 trường /226 trường với tổng số 54.362 hs/ 77.133 hs
+ THCS có: 90 trường /179 trường với tổng số 51390 hs /73.161 hs.
+ THPT có: 11 trường /30 trường với tổng số 22.504 hs /39.354hs
Bảng 8: Các loại hình trường TH, THCS và THPT năm học 2006-2007.
Vùng, miền
Tiểu học THCS THPT
Công
lập
Ngoài
công lập
Công
lập
Ngoài
công lập
Công
lập
Ngoài
công lập
Tổng cộng 226 0 178 1 27 3
Vùng TX, TP 92 0 88 1 16 3
Vùng cao, miền núi 134 0 90 0 11 0
( Nguồn: Sở giáo dục - đào tạo)
- Hệ thống trường chuẩn: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng
và chính quyền địa phương, năm học 2007-2008 giáo dục phổ thông toàn tỉnh
có 166 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 (năm học 2006 - 2007 có 129
trường), tập trung chủ yếu ở các huyện (thị xã, thành phố) có điều kiện về
kinh tế - xã hội. Trong đó:
+ Tiểu học: trường đạt chuẩn quốc gia ở vùng cao, miền núi năm học
2007-2008 tăng 3,5% so với năm học 2006-2007.
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ THCS trường đạt chuẩn quốc gia ở vùng cao, miền n ú i năm học
2007-2008 tăng 4,5% so với năm học 2006-2007.
Bảng 9. Hệ thống các trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2007-2008.
Số
TT Cấp học
2006-2007 2007-2008
Trường Tỷ lệ Trường Tỷ lệ
1 Tiểu học 113 58,8 134 59,3
Vùng thị xã, thành phố 66 29,2 79 35,0
Vùng cao, miền núi 47 20,8 55 24,3
2 Trung học cơ sở 14 7,82 29 16,2
Vùng thị xã, thành phố 9 5,02 16 8,94
Vùng cao, miền núi 5 2,8 13 7,3
3 Trung học phổ thông 2 6,7 3 10,0
Vùng thị xã, thành phố 2 6,7 3 10,0
Vùng cao , miền núi 0 0 0 0
- Về phổ cập Tiểu học, THCS:
Thái Nguyên đã đư ợc công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
và XMC vào tháng 12/1995, Tháng 11/2002 là tỉnh thứ 11 đạt chuẩn về phổ
cập Tiểu học đúng độ tuổi. Tháng 10/2004 đạt chuẩn về phổ cập Giáo dục
Trung học cơ sở.
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước ngành đã th ực hiện việc
đa dạng hóa các loại hình đào t ạo và tìm mọi giải pháp để thu hút học sinh
con em nhân dân được đi học. Một trong các giả pháp đó là bỏ trường THCS
Chuyên ở các Huyện và chuyển thành các Trung tâm giáo dục thường xuyên
huyện, đồng thời với miền núi, vùng sâu, vùng xa thực hiện tốt chính sách địa
phương trong việc hỗ trợ sách vở và thực hiện chế độ miễn giảm đóng góp
học phí và quỹ xây dựng trường lớp.
- Tỷ lệ đi học so với dân số trong độ tuổi ở các vùng cao, miền núi tại
thời điểm 2007-2008
48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Tỷ lệ huy động học sinh hết mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1 đạt 97%.
* Tỷ lệ huy động học sinh 6-10 tuổi đến trường đạt 97,1%
* Tỷ lệ huy động học sinh 11 - 15 tuổi đến trường đạt 92%.
* Tỷ lệ huy động học sinh 15-17 tuổi vào THPT, BTVH đạt 65%.
Tóm lại, thực trạng giáo dục - đào tạo vùng khó khăn tỉnh Thái nguyên
trong những năm đổi mới mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song về cơ bản có
nhiều tiến bộ và phát triển so với trước và có được các kết quả đó nhờ chính
sách của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực như:
- Cơ sở hạ tầng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8LV08_SP_QLGDNguyenQuangHoang.pdf