Luận văn Xây dựng nội dung trang web hỗ trợ việc dạy học chương Vectơ trong không gian - Quan hệ vuông góc theo chương trình toán lớp 11 trường THPT

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu .2

3. Giả thuyết khoa học 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Cấu trúc của luận văn .3

Chương 1. Cơ sơ ̉ ly ́ luâ ̣ n va ̀ thư ̣ c tiê ̃ n 4

1.1. Tâm lý lứa tuổi học sinh THPT 4

1.2. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THPT 6

1.2.1 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học toán ở trường THPT 6

1.2.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THPT. 7

1.2.3 Phương pháp dạy học tích cực 8

1.3. Ứng dụng CNTT & TT trong dạy học toán ở THPT 8

1.3.1 Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông tới đổi mới phương pháp dạy học. .8

1.3.2 Các mức độ ứng dụng CNTT & TT trong dạy học toán ở THPT .14

1.4. Khái quát về nội dung trang web dạy học 17

1.4.1. Khái niệm về nội dung trang web dạy học 17

1.4.2. Đặc điểm của nội dung trang web dạy học 18

1.4.3. Một số yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng nội dung trang web dạy học. .20

1.4.4. Chức năng hỗ trợ của website dạy học. .21

1.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy h ọc

ở Viê ̣ t Nam va ̀ ca ́ c trường THPT thuô ̣ c ti ̉nh Bă ́ c giang .23

1.5.1. Tình hình ứng dụng CNTT&TT trong dạy học ở Việt Nam hiện nay.23

1.5.2. Thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học ở các trường T HPT

thuô ̣ c ti ̉nh Bă ́ c Giang .27

Kê ́ t luâ ̣ n chương 1 .33

Chương 2. Xây dư ̣ ng nô ̣ i trang web hô ̃ trơ ̣ viê ̣ c da ̣ y ho ̣ c chương “Vectơ

trong không gian . Quan hê ̣ vuông go ́ c” theo chương tri ̀ nh toa ́ n lơ ́ p 11

trươ ̀ ng THPT .34

2.1. Tổng quan về dạy học chương: “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc”. .34

2.1.1. Mục tiêu dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc”. .34

2.1.2. Nội dung chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc”. .36

2.1.3. Đặc điểm học sinh khi học chươ ng “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc”. .38

2.1.4. Một số khó khăn trong dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan

hệ vuông góc” có thể khắc phục được với website dạy học .39

2.2. Xây dựng nội dung trang web hỗ trợ dạy học chương “Vectơ trong

không gian. Quan hệ vuông góc” 42

2.2.1 Ý tưởng xây dựng nội dung trang web dạy học chương “Vectơ trong

không gian. Quan hệ vuông góc” . 42

2.2.2 Những căn cứ để xây dựng nội dung trang web dạy học chương “Vectơ

trong không gian. Quan hệ vuông góc”. 44

2.2.3 Xác định cấu trúc của nội dung trang web hỗ trợ dạy học chương “Vectơ

trong không gian. Quan hệ vuông góc” . .46

2.2.4. Hạn chế, chú ý khi sử dụng website hỗ trợ dạy học chương “Vectơ

trong không gian. Quan hệ vuông góc” 54

2.3. Tổ chức dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc”

có sự hỗ trợ của website dạy học. 57

2.3.1 Quy trình thiết kế dạy học kiến thức của chương “Vectơ trong không

gian. Quan hệ vuông góc” có sự hỗ trợ của website dạy học .57

2.3.2 Cách thức tổ chức dạy học có thể khai thác khả năng hỗ trợ của w ebsite

dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” 59

2.4. Điều kiện sử dụng nội dung website đã xây dựng có hiệu quả 75

2.4.1 Yêu câ ̀ u vê ̀ cơ sở vật chất , phần mềm: Để nô ̣ i dung trang web đa ̃ xây .75

2.4.2 Yêu cầu về kĩ năng cơ bản .76

Kết luận chương 2 .77

Chương 3. Thư ̣ c nghiê ̣ m sư pha ̣ m .79

3.1. Mục đích của thực nghiệm. 79

3.2 Đối tượng thực nghiệm .79

3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm. .80

3.4. Phương pháp thực nghiệm. 80

3.5. Kết quả thực nghiệm. .81

Kết luận chương 3 .86

Kết luận 87

Tài liệu tham khảo 89

Phụ lục .93

pdf120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng nội dung trang web hỗ trợ việc dạy học chương Vectơ trong không gian - Quan hệ vuông góc theo chương trình toán lớp 11 trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ các em . * Phương phá p học tập: Đối với HHKG đa số các em có tâm lý sợ học nên chưa có phương pháp học tập rõ ràng , kiến thức cơ bản chưa vững chắc , thiếu tính hệ thống , cách vận dụng lý thuyết vào làm bài tập còn yếu . Các mô hình minh họ a thường cồng kềnh nên dẫn tới các em có thói quen công nhận kết quả mà SGK đã đưa , chính vì thế nên khi tự mình làm bài tập HS sẽ cảm thấy lúng túng khó hiểu và không biết bắt đầu từ đâu . Nội dung kiến thức mà SGK đã đưa bao giờ cũng có tính hệ thống , liền mạch từ các tính chất đến bài tập tuy nhiên không phải HS nào cũng có thể đưa cho mình một phương pháp học phù hợp và cũng không thể áp dụng phương pháp học của người khác vào cho mình. Khi đó GV phải là người định hướng để các em có sự lựa chọn thích hợp nhất khi học nội dung chương này . 2.1.4. Một số khó khăn trong dạy học chƣơng “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” có thể khắc phục đƣợc với website dạy học. * Đối với HHKG các em đã được nghiên cứu ba phương pháp là : Phương pháp tổng hợp , phương pháp vectơ , phương pháp tọa độ . Tuy nhiên phương pháp tọa độ và phương pháp vectơ được nghiên cứu sâu ở lớp 12 còn đối với lớp 11 các em được nghiên cứu một phần phương pháp vectơ và chủ yếu là phương pháp tổng hợp . Với phương pháp này HS đã được học từ khi bước chân vào lớp 1, được dùng trong cả đại số và hình học , tuy nhiên mức độ nghiên cứu khác nhau phù hợp với từng đối tượng cụ thể . So với số học, đại số và giải tích thì hình học nói chung và HHKG nói riêng là nội dung mà đa số các em cảm thấy khó hiểu và “sợ” hơn . Do vậy để dạy tốt HHKG trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 trường phổ thông là cả một vấn đề mà không phải giáo viên nào cũ ng làm được. Qua nghiên cứu trên lý thuyết , tìm hiểu thực tế của nhiều trường để thấy được những khó khăn nói chung khi dạy HHKG lớp 11 đặc biệt là chương: ”vectơ trong không gian . Quan hệ vuông góc” . Chúng tôi thấy có một số khó khăn có thể khắc phục được với website dạy học , tất nhiên không phải khó khăn nào cũng khắc phục được nếu không có sự hợp tác nhiệt tình của GV và HS. Thƣ́ nhất : Do đặc điểm chung là kiến thức HHKG đòi hỏi khả năng tư duy tưởng tượng và lập luận lôgíc cao. Do đó các em gặp nhiều khó khăn khi học chương này là: Gặp mâu thuẫn giữa một bên là các đối tượng hình học trừu tượng và một bên là khi dạy học lại mô tả chúng bằng các hình ảnh hiện thực, hình biểu diễn. Có nhiều chứng minh dựa vào các hình vẽ trực quan nhưng nhiều khi hình vẽ không bao quát hết các trường hợp có thể xảy ra dẫn tới lập luận chứng minh bỏ sót hoặc ngộ nhận trường hợp nào đó . Cũng cần phải lưu ý một điều, tính trừu tượng càng cao, tính sáng tạo càng phát triển. Do đó, khi dạy học hình học không gian, cần tạo điều kiện để HS khám phá, phát hiện, đề xuất giả thuyết và kiểm nghiệm chúng. Tuy nhiên, tất cả những hoạt động trên đều phải chú ý đến tính vừa sức của HS. Một mặt vừa phải đảm bảo tính trực quan, mặt khác cần phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa dạy học hình học không gian và hình học phẳng. Những điều quan trọng này các lớp học truyền thống đơn thuần khó có thể làm được vì một giờ học chỉ có 45 phút sẽ không đủ đ ể một GV dùng nhiều mô minh họa cho học sinh . Các mô hình GV chuẩn bị mất nhiều thời gian nên chủ yếu lại dựa theo các hình vẽ biểu diễn mà đó là một điều có thể sẽ làm cho một số học sinh không hiểu gì về HHKG . Thứ hai: Thời gian học HHKG ngắt quãng không liền mạch và thời lượng ít , sự ngắt quãng giữa hình học không gian và hình học phẳng này dẫn tới sự ngộ nhận nhiều chi tiết, quan hệ không gian sang các chi tiết quan hệ trong mặt phẳng. Có những khó khăn , sai lầm trên là do năng lực tưởng tượng không gian còn yếu. Nếu như dạy học bằng phương pháp truyền thống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giúp các em nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành bởi một phần quan trọng vì thiếu những dụng cụ trực quan, sinh động. Tuy nhiên, việc tạo ra những dụng cụ trực quan, sinh động phục vụ cho dạy học thường tốn kém về thời gian, kinh tế, việc vận chuyển phiền phức, sử dụng không thuận lợi cho cả GV và HS. Thời gian học chương : ”Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” chỉ có 17 tiết đối với hình học nâng cao lớp 11, 15 tiết đối với hình học cơ bản lớp 11. Theo đặc điểm của hình học là trừu tượng nếu chỉ học lý thuyết mà không có nhiều thời gian làm bài tập hay các em t ự nghiên cứu thêm ở nhà thì khả năng nắm kiến thức đối với đại đa số học sinh là tương đối vất vả . Chính vì vậy, nếu dạy bằng PPDH truyền thống, GV khó có thể truyền tải hết những kiến thức mong muốn đến cho HS, và HS cũng khó khăn trong việc tiếp nhận những kiến thức từ GV do khối lượng kiến thức là rất lớn. Thứ ba: Đại đa số trong bất kỳ lớp học nào trình độ HS đều có sự chênh lệch nên việc dạy học theo hướng đổi mới PPDH ở lớp học truyền thống là tương đối khó . Mặt khác ở lứa tuổi này tư duy đã phát triển mạnh nhưng các em lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài do đặc điểm tâm sinh lý . Điều đó cũng ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận kiến thức của các em và với lớp học truyền thống thì một số em như thế sẽ không thể nắm kiến thức tốt . * Một số giải pháp khắc phục những khó khăn trên nhờ sự hỗ trợ của CNTT nhƣ sau: - Để khắc phục tình trạng mà GV mất quá nhiều thời gian cho các mô hình trong không gian , HS thì công nhận các tính chất , bài toán dựa theo các hình biểu diễn . Chúng ta có thể dùng các PMDH như : Cabri, Sketchpad...hay một website dạy học để minh họa cho một tính chất , một bài toán nào đó . Nếu có sự hỗ trợ của các yếu tố này thì hình vẽ trực quan hơn , mối liên hệ giữa các kiến thức được biểu hiện rõ ràng mạch lạc . Cộng thêm các cách biểu diễn hình vẽ đa dạng , phong phú , hấp dẫn các em , sẽ làm cho khả năng nắ m kiến thức một cách nhanh hơn và những điều đó chỉ có thể làm được với CNTT&TT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 - Để khắc sâu thêm kiến thức trong các giờ dạy do thời gian thực hành trên lớp ít , GV có thể đưa bài giảng của mình lên trên mạng internet, HS có thể học lại bài giảng của thầy cô khi cần thiết và cũng được xem lại bài giảng để biết được những phần kiến thức cần khắc sâu, nhấn mạnh của bài giảng…và cả những nội dung mà các em chưa hiểu . Ngoài các PMDH còn có website dạy học , e-learning, trong môi trường CNTT này , có rất nhiều phần mềm có khả năng tạo ra những mô hình dạy học ảo, trực quan, sinh động với độ chính xác cao như phần mềm Cabri, Sketchpad,...có khả năng khắc phục được tình trạng ngộ nhận kiến thức , tính chất từ không gian sang mặt phẳng của HS. - Vì lực học của các em trong một lớp có sự không đồng đều nên những em có lực học yếu hơn có thể về nhà xem lại kiến thức trên lớp chưa hiểu rõ từ đó tự học hỏi nâng cac trình độ phù hợp với lớp học của mình , điều này chỉ có được với CNTT &TT. Trong môi trường dạy học có sử các website dạy học, môi trường e-learning, mỗi HS sẽ được học tập theo một tiến trình riêng phù hợp với năng lực của bản thân. 2.2. Xây dựng nội dung trang web hỗ trợ việc dạy học chƣơng “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” 2.2.1 Ý tƣởng xây dựng nội dung trang web hỗ trợ dạy học chƣơng “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” . 2.2.1.1 Xây dựng nội dung trang web hỗ trợ hình thành tri thức, kỹ năng mới. Trong quá trình học tập công đoạn hình thành tri thức , kĩ năng mới là rất quan trọng do đó khi xây dựng nội dung trang web luôn phải đảm bảo tính chính xác khoa học phù hợp với năng lực của học sinh . Trong đó việc sử dụng các phần mềm toán học minh họa các tính chất hình học vừa là nguồn cung cấp tri thức, vừa là phương tiện xây dựng tri thức một cách hữu ích nhất . Nếu trong các giờ dạy v iệc phối hợp hài hòa giữa lời nói và các thao tác của GV trên các mô hình đã xây dựng sẽ giúp HS hình thành các tri thức ban đầu về vấn đề nghiên cứu. Việc minh hoạ này có thể đưa các em từ những mô hình , Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 kiến thức đơn giản dẫn dắt các em đến kiến thức tổng quát hơn từ đó hình thành kiến thức , kỹ năng mới . 2.2.1.2 Xây dựng nội dung trang web hỗ trợ củng cố, ôn tập và khắc sâu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Bất kỳ một giờ dạy, một buổi ngoại khóa hay thảo luận nào đó đều phải có sự hệ thống , ôn tập củng cố lại những nội dung đã nêu . Đây cũng là một mục tiêu quan trọng , không thể thiếu của việc xây dựng nội trang web . Có nhiều hình thức để thực hiện phương án này , tuy nhiên chúng tôi đã lựa chọn xây dựng hệ thống câu hỏi có phản hồi những sai lầm của HS và hướng dẫn tìm đến kiến thức cần thiết giúp HS có thể tự ôn tập thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm . Ngoài ra còn có nội dung ôn tập kiến thức cơ bản , các dạng bài tập cơ bản và nâng cao , phương pháp giải , một số ví dụ minh họa và bài tập tương tự . Từ đó GV có thể yêu cầu HS giải quyết nhiệm vụ ôn tập và vận dụng kiến thức đã lĩnh hội thông qua hệ thống bài tập trong nội dung trang web. Thông qua quá trình ôn tập , có thể điều khiển tiến trình tổng kết, hệ thống hoá một cách có hệ thống đảm bảo tính logic cao của nội dung. Với nội dung này các em có thể yên tâm dùng làm tài liệu tham khảo , ôn thi để bổ sung kiến thức của mình . 2.2.1.3 Xây dựng nội dung trang web để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Sau khi học sinh được học kiến thức mới , ôn tập lại toàn bộ nội dung lý thuyết và bài tập của chương các em sẽ được tham gia vào bài kiểm tra cuối chương, gồm hai đề trắc nghiệm có nội dun g tương đương (các em có thể chọn một trong hai đề ) và hai đề tự luận cũng có nội dung tương đương (các em cũng có thể chọn một trong hai đề ). Trước hết nội dung các đề này phải đảm bảo tính chính xác , khoa học mức độ câu hỏi có độ khó tăng dần phù hợp với nhiều đối tượng học sinh . Kết quả kiểm tra được xem là phương tiện kiểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 tra đánh giá kết quả học tập của HS, nó được sử dụng như một biện pháp tích cực, hữu hiệu để chỉ đạo hoạt động học, định hướng hoạt động tích cực, tự chủ của HS. Chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để HS sử dụng vào mục đích ôn luyện, kiểm tra kiến thức. Sau khi hệ thống sẽ tiến hành đánh giá và phản hồi kết quả còn đối với bài tập tự luận giáo viên sẽ là người tr ực tiếp chấm cho các em trên hệ thống sau đó phản hồi lại kết quả , từ đó giúp HS tự đánh giá khả năng của mình. Thông qua hệ thống trang web cho phép nhiều HS ở những nơi khác nhau có thể tham gia làm bài kiểm tra trong những thời gian khác nhau, phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân. Đây là một ưu điểm nổi bật của bất kỳ một website dạy học nào . 2.2.2 Những căn cứ để xây dựng nội dung trang web hỗ trợ dạy học chƣơng “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc”. 2.2.2.1 Căn cứ về mặt sư phạm. Căn cứ vào các phương pháp dạy học đã học , dạy học trên trang web , trên hệ thống E – Learning…và sự kết hợp của các phương pháp trên một cách có hiệu quả nhất chúng tôi đã xây dựng nội dung trang web theo con đường mới giúp HS tự học dựa trên cơ sở tự lực, tích cực chiếm lĩnh trí thức, phát triển tư duy của HS thông qua hai con đường sau : - HS có thể tự học ở nhà nội dung chương :”Vectơ trong không gian . Quan hệ vuông góc” ở trên mạng một cách tự lực, tích cực chiếm lĩnh kiến thức, tự lực giải quyết vấn đề thông qua việc khai thác các thông tin trên Website, tổ chức thảo luận nhóm, thảo luận trước lớp dưới sự hướng dẫn của GV, tự đánh giá và cùng GV đánh giá với sự trợ giúp của các ứng dụng kiểm tra trên Website. - GV có thể sử dụng máy tính và Website như là một công cụ hỗ trợ giảng dạy, sử dụng các mô hình ảo mô tả các tính chất hình học trong nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 dung này mà trong điều kiện dạy học bằng phương pháp truyền thống không thực hiện được. Với cách xây dựng nội dung như trên Website dạy học này sẽ thực hiện được các chức năng lí luận dạy học mà phần mềm đảm nhận, phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình dạy học, từ khâu hình thành tri thức mới, ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cho đến kiểm tra đánh giá kiến thức của HS. Có sự phối hợp giữa lý thuyết , các PPDH với sự hỗ trợ của phần mềm . Đồng thời cũng thể hiện được tính ưu việt về mặt tổ chức dạy học so với hình thức lớp học truyền thống. Tính ưu việt ở đây so với các phần mềm dạy học khác là khai thác triệt để khả năng hỗ trợ, truyền tải thông tin đa dạng, trực quan hoá các yếu tố hình học, kích thích động cơ học tập, tính tích cực và khả năng sáng tạo của HS. 2.2.2.2 Căn cứ về nội dung kiến thức cần xây dựng, vốn kiến thức, kinh nghiệm sẵn có và trình độ tư duy của học sinh… Tùy theo từng trường , từng đối tượng học sinh mà có yêu cầu nắm kiến thức ở một mức độ khác nhau . Các em theo chương trình chuẩn nội dung học sẽ đơn giản hơn khi theo chương t rình nâng cao , khi đó chúng tôi đã lựa chọn xây dựng nội dung chương này bám sát cả hai chương trình để các em theo chương trình nào thì có thể lựa chọn nội dung cần học tương đương với mình . 2.2.2.3 Căn cứ khả năng ứng dụng tin học vào dạy và học của thày và trò. Hiện nay đa số các em HS , GV từ nông thôn miền núi đến thành phố đều đã không không ngừng học tập nâng cao trình độ tin học của mình , do đó việc xây dựng nội dung trang web để hỗ trợ dạy học là cần thiết và có hiệu quả cao trong quá trình nâng cao trình độ của HS . 2.2.2.4 Căn cứ tình hình trang thiết bị, sử dụng máy tính ở trường phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Căn cứ vào tình hình hiện nay đa số các trường phổ thông đều có hệ thống máy tín h kết nối Internet để HS và GV có thể học tập và tra cứu tài liệu một cách có hiệu quả . 2.2.3 Xác định cấu trúc của nội dung trang web hỗ trợ dạy học chƣơng “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” . Chúng tôi đã thiết kế nội dung tr ang web hỗ trợ dạy học kiến thức “Quan hệ vuông góc trong không gian” tại địa chỉ toán 12. net. Với sơ đồ chức năng như sau: Sơ đồ 2.1. Mô hình cấu trúc nội dung trang web hỗ trợ dạy học chương vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc Thông tin trong nội dung : “Quan hệ vuông góc trong không gian” được đảm bảo bởi tính chính xác khoa học, bám sát nội dung cấu trúc chương trình SGK, phù hợp với kiến thức và kĩ năng sẵn có của HS. Các chức năng hỗ trợ Bài giảng điện tử Bài tập củng cố Ôn tập Các chức năng khác Đề thi trực tuyến Nội dung chương vectơ trong không gian , quan hệ vuông góc Bài tập trắc nghi ệm Bài tập tự luận Đề thi tự luận Đề thi trắc nghi ệm Ôn kiến thức cơ bản Ôn tập theo chủ đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 dạy học nội dung n ày được đưa vào theo từng bài giảng cụ thể , đan xen với các bài tập củng cố và là một khóa học trong chủ đề ôn tốt nghiệp và đại học của hệ thống dạy học trực tuyến E -Learning 12, cụ thể như sau: - Bài giảng điện tử: Các bài giảng điện tử được thiết kế gồm kiến thức cơ bản, các mô hình ảo minh hoạ cho một số tính chất hình học trong không gian. Đặc biệt các mô hình ảo trong bài giảng được xây dựng trên phần mềm Cabri3D nhúng vào trang web cho phép người sử dụng có thể tương tác trực tiếp trên mô hình đó. Nội dung này gồm 5 bài giảng của chương 3 hình học nâng cao lớp 11. Khi sử dụng , GV có thể dùng các Bài Giảng Điện Tử này để hỗ trợ giảng dạy còn HS có thể sử dụng để tự học. Tuy nhiên nội dung này khi đưa lên mạng theo cấu trúc một khóa học nên để xem được bài giảng sau thì phải hiểu được nội dung các bài giảng trước đó . Hình2.1. Giao diện Bài giảng điện tử Đặc biệt với mỗi bài giảng , sau từng phần đều có bài tập trắc nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 củng cố luôn cho kiến thức đó và cuối mỗi bài là bài tập tự luận củng cố cho toàn bài có lời giải đi kèm hoặc hướng dẫn . Bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có phản hồi những sai lầm của HS và hướng dẫn HS tìm lại kiến thức cần thiết để phát hiện ra các sai lầm đó nhằm giúp HS tự ôn tập, củng cố và nắm vững một số kiến thức cơ bản ngay trong nội dung vừa học . Trong mỗi bài học, hệ thống bài tập đựơc sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó , nó bao gồm cả bài tập củng cố lý thuyết và bài tập vận dụng lý thuyết . HS có thể sử dụng các bài tập trong bài giảng để tự học và tự củng cố , tự ôn tập kiến thức cơ bản cho mình khi học tập không có thầy cô giáo hướng dẫn, vì hệ thống bài tập trắc nghiệm trong bài giảng này được đưa ra những lựa chọn dựa trên phân tích những sai lầm phổ biến của HS khi học quan hệ vuông góc . Nếu lựa chọn sai thì HS sẽ được phản hồi là sai ở đâu, cần đọc lại kiến thức nào để thực hiện được yêu cầu của bài. Hình 2.2 .Giao diện Bài tập trắc nghiệm Bài tập tự luận yêu cầu HS tự giải quyết sau khi học xong mỗi phần lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 thuyết. Để giúp cho việc tự học, tự trình bày của HS được tốt hơn, trong các bài tập này chúng tôi đưa thêm phần lời giải của một số bài tậ p cơ bản hoặc hướng dẫn để HS tự biết cách trình bày lời giải và có hướng giải quyết bài tập khi gặp khó khăn. Những bài tập này bám sát các định lý, tính chất, định nghĩa nhằm củng cố thêm kiến thức vừa học và kĩ năng trình bày một bài tập. Hình 2.3.Giao diện Bài tập tự luận - Ôn tập chương được chia thành hai dạng là ôn tập kiến thức cơ bản và ôn tập theo chủ đề . Ôn tập kiến thức cơ bản là hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của chương để HS có thể tự xem lại mà không cần sự hướng dẫn của GV . Ôn tập theo chủ đề là ôn tập kiến thức cơ bản theo từng chủ đề. Trong đó mỗi chủ đề là một dạng bài tập mà có hệ thống phương pháp làm cụ thể để khắc sâu đơn vị kiến thức đó , một số ví dụ minh họa và bài tập tương tự . Đặc biệt các dạng bài trong ôn tập theo chủ đề sắp xếp theo trình tự kiến thức của chương nhằm giúp HS ôn tập kiến thức đã học một cách có hệ thống tạo điều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 kiện để các em tự khắc sâu, ghi nhớ mà không cần sự hướng dẫn của GV . Hình 2.4. Giao diện Ôn tập kiến thức cơ bản Hình 2.5. Giao diện Ôn tập theo chủ đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 - Kiểm tra cuối chương gồm hai dạng bài là kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tự luận . Mỗi dạng này đều có hai bài , mỗi bài đều trải hết kiến thức của chương để HS có thể lựa chọn . HS có thể tự kiểm tra kiến thức của mình với bài thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn bằng hai bài kiểm tra . Đặc biệt là các em được xem kết quả kiểm tra của mình ngay để so sánh với đáp án, từ đó sẽ biết được lực học và có hướng phấn đấu tiếp theo . Hình 2.6 .Giao diện bài kiểm tra trắc nghiệm Cuối chương còn có hai bài kiểm tra tự luận để HS có thể tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng trình bày bài của mình. Đặc biệt là các em sẽ được GV dựa vào phần mềm chấm bài như trên lớp học sau đó gửi lại kết quả cho HS, để từ đó có thể biết được lực học và có hướng phấn đấu tiếp theo . Tuy nhiên với bài này sẽ không hữu ích nhiều bởi đa số các em cho rằng việc học đánh công thức toán trên máy tính là không cần thiết nên số lượng HS biết sử dụng rất hạn chế. Mặt khác đòi hỏi GV phải thường xuyên sử dụng phần mềm để cập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 nhật chấm bài thường xuyên, liên tục mỗi khi có một HS nào đó tự học ở nhà và làm bài kiểm tra. Đây là một vấn đề khó khăn đối với một trang web truy cập miễn phí. Hình 2.7 .Giao diện bài kiểm tra tự luận - Các chức năng khác : Để làm cho nội dung này thêm đa dạng , phong phú chúng tôi thiết kế thêm một số phần nhỏ như : tìm hiểu về Kim Tự Tháp , thuật ngữ toán học liên quan và một số câu chuyện vui về toán học . Tìm hiểu về Kim Tự Tháp là nghiên cứu về sự liên quan giữa toán học và Kim Tự Tháp chứ không đi sâu tìm hiểu sự hình th ành, quá trình xây dựng của nó bởi đây là một vấn đề nan giải mà đã rất nhiều nhà khoa học còn đang tranh cãi nhưng vẫn chưa đưa ra được quan điểm chung. Tra cứu thuật ngữ toán học, nội dung này được chúng tôi liệt kê các thuật ngữ liên quan chương quan hệ vuông góc của hình học lớp 11. Để từ đó khi các em còn chưa hiểu về một thuật ngữ nào đó trong chương thì có thể tìm hiểu thêm trong mục này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Hình 2.8. Giao diện tìm hiểu Kim Tự Tháp Hình 2.9. Giao diện Thuật ngữ toán học Câu chuyện vui về toán học , ở đây chúng tôi liệt kê một số chuyện vui Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 quanh môn toán và các nhà toán học để có thể thư giãn sau mỗi giờ học . Hình 2.10 . Giao diện những câu chuyện vui toán học 2.2.4. Hạn chế, chú ý khi sử dụng website hỗ trợ dạy học chƣơng “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” . * Những hạn chế khi sử dụng website hỗ trợ dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” . Nội dung website này đã xây dựng theo chuẩn mực SGK , SGV hiện hành tuy nhiên không phải là giáo viên trực tiếp giảng dạy nên còn có một số hạn chế sau: + Về mặt kiến thức mặc dù đã được chuẩn hóa, nhưng nếu xét về góc độ sư phạm thì chưa hẳn đã có giá trị cao. Vì vậy có thể phù hợp với người này nhưng lại không thể áp đặt cho người khác. Đây là hạn chế lớn nhất khi sử dụng Website được thiết kế sẵn. Nội dung này sau khi đưa lên trang web sẽ theo một cấu trúc lớp học nghĩa là phải học theo thứ tự từng bài không thể nhảy cóc được . Do đó nếu HS độc lập sử dụng Website để xem nhanh lại kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 thức mình hiểu chưa kỹ và muốn làm bài tập củng cố thì lại mất thời gian không cần thiết . Để khắc phục hạn chế trên mà vẫn là một tài liệu để nhiều em tự học ở nhà hay các em có thể về nhà tự ôn lại kiến thức trên lớp , khi xây dựng nội dung trang web này chúng tôi đã chú ý đến một số điểm sau : - Xác định đối tượng HS. - Xác định trọng tâm , nội dung có mục đích rõ ràng . - Thiết lập các nội dung theo khóa học để nếu các em dùng nó củng cố theo từng bài sau khi học trên lớp sẽ rất thuận lợi , nghĩa là sau mỗi bài sau khi học xong các em đều về nhà tự củng cố thêm kiến thức bằng cách xem lại lý thuyết và làm bài tậ p trắc nghiệm cho bài đó . - Nguồn tài liệu ng hiên cứu là của các tác giả nổi tiếng , có kinh nghiệm lâu năm về kiến thức phổ thông . - Luôn bám sát lí luận dạy học đã học và mục đích sư phạm cần đạt được sau khi các em học xong chương này . + Vì nội dung này đưa lên các Website nên không có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh dẫn tới nhiều em không quen nên mức độ tiếp thu còn hạn chế. HS học tập độc lập với Website trên MVT sẽ hạn chế về mặt giao tiếp giữa GV và HS , GV thu nhận những kiến thức phản hồi chậm . Khi sử dụng Website dạy học với nhiều nội dung phong phú dễ dẫn HS xa rời định hướng của bài giảng mà GV đang dạy. Ngoài ra còn có nhược điểm: bảo mật dữ liệu, các kết nối bị hỏng bất thường có thể làm mất dữ liệu . Bên cạnh đó tốc độ MVT cũng như đường truyền Internet cũng ảnh hưởng đến việc tải các công thức toán học và các mô hình ảo. Đây là một vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống máy tính của trường phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 * Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Website dạy học + Mô hình xây dựng trên hệ thống này dưới dạng các mô hình động nếu dùng để minh h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_nguyenthuthuy.pdf
Tài liệu liên quan