LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.iv
DANH MỤC BẢNG .v
DANH MỤC HÌNH.v
MỞ ĐẦU.1
1. Lí do chọn đề tài .1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, và phạm vi nghiên cứu .2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.3
4. Quan điểm nghiên cứu.5
5. Phương pháp nghiên cứu .6
6. Những đóng góp chính của luận văn.7
7. Cấu trúc luận văn.8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI.9
1.1. Cơ sở lí luận.9
1.1.1. Một số lí luận cơ bản về nông thôn .9
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển Nông thôn mới .12
1.1.3. Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới .18
1.1.4. Các bước xây dựng nông thôn mới .20
1.2. Cơ sở thực tiễn.20
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới.20
1.2.2. Xây dựng NTM ở Việt Nam.23
1.2.3. Khái quát xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh .24
Tiểu kết Chương 1 .26
101 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng nông thôn mới huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, nghĩa địa 104,8 0,9
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 477,8 4
Đất chưa sử dụng 23 0,2
Đất bằng chưa sử dụng 23 0,2
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2017
32
2.1.2.3. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, thuộc kiểu khí
hậu nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến Bắc, nên có 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng bức,
oi ả từ tháng 5 đến tháng 8 và mùa đông lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Các tháng còn lại là thời kì chuyển tiếp nên có khí hậu ôn hòa.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm là 240C
+ Biên độ nhiệt lớn khoảng 15-160C
+ Số giờ nắng trong năm là 1.250-1.350 giờ
+ Độ ẩm tương đối cao > 80%
+ Khí hậu không có sự phân hóa theo độ cao do địa hình của huyện là đồng
bằng.
- Lượng mưa
+ Thuận Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có lượng mưa trung
bình năm khá lớn từ 1400-1600mm/năm.
+ Mưa phân theo 2 mùa: Mùa mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10,
lượng mưa trong mùa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa mưa ít từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ gió
Thuận thành chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính là: Gió mùa Đông Bắc
thổi vào mùa đông và gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè.
- Bão, sương muối
Huyện không giáp biển nên chịu rất ít ảnh hưởng của bão. Sương muối
cũng vậy, sương muối chỉ xuất hiện vào mùa đông khi nhiệt độ xuống quá thấp
đặc biệt là vào tháng 1 và tháng 2, mỗi đợt sương muối sẽ kéo dài khoảng 1-3
ngày.
Tóm lại, Thuận Thành nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có mùa đông lạnh, khí hậu ít có biến động đã tạo có điều kiện phát triển
nền nông nghiệp đa dạng và phong phú về cơ cấu cây trồng.
33
2.1.2.4. Nguồn nước
Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc nên có nguồn nước mặt tương đối dồi
dào như: sông Đuống, sông Dâu
Sông Đuống chảy qua địa phận của huyện có chiều dài 42km, tổng lượng
nước bình quân khá lớn 31,6 tỷ m3.
Sông Đuống vào mùa cạn(từ tháng 11 đến tháng 4) nước trong, ít phù sa,
mực nước thấp nhất của sông Đuống vào tháng 3 là 58cm. Còn mùa lũ có hàm
lượng phù sa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10) trung bình cứ 1m3 nước có 2,8 kg
phù sa. Tuy nhiên vào mùa lũ, lũ có thể đến sớm hoặc muộn hơn, trong mùa lũ
thì có thể lên xuống đột ngột vì thế nếu không có đê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
người dân.
2.1.2.5.Sinh vật
Huyện không giáp biển nên các sinh vật chủ yếu là sinh vật nước ngọt
được nuôi ở ao, hồ, sông như: cá lăng....
2.1.2.6. Khoáng sản
Huyện có trữ lượng khoáng sản nghèo nàn, chỉ có vật liệu xây dựng như:
đất sét làm gạch, ngói, cát với trữ lượng rất nhỏ.
2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
a. Dân cư
Thuận Thành là huyện có số dân khá đông trên 100 nghìn người được phân
bố ở 1 thị trấn và 17 xã.
* Quy mô và tốc độ gia tăng dân số
Năm 2017, Thuận Thành có số dân là 161.034 người (chiếm 13,2%) dân
số trong tỉnh Bắc Ninh, với mật độ dân số là 1.367 người/km2.
Dân số của huyện có xu hướng tăng khá nhanh từ 146.5 nghìn người
(2013) lên 161 nghìn người (2017) do tỉ suất gia tăng tự nhiên của huyện tăng.
34
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện quy mô dân số huyện Thuận Thành
giai đoạn 2010 - 2017
Bảng 2.3. Dân số trung bình phân theo đơn vị hành chính cấp xã của
huyện Thuận Thành giai đoạn 2014- 2017
ĐVT: người
STT Đơn vị xã, TT 2014 2017
Tổng số 154.410 161.034
Chia theo xã, phường, TT
1 Thị trấn Hồ 13.272 13.768
2 Xã Hoài Thượng 9.168 9.388
3 Xã Đại Đồng Thành 11.522 11.886
4 Xã Mão Điền 12.195 12.558
5 Xã Song Hồ 6.155 6.247
6 Xã Đình Tổ 11.505 12.084
7 Xã An Bình 7.831 8.165
8 Xã Trí Quả 8.351 8.579
9 Xã Gia Đông 9.585 10.562
10 Xã Thanh Khương 6.708 7.042
11 Xã Trạm Lộ 8.116 8.432
12 Xã Xuân Lâm 6.846 7.489
13 Xã Hà Mãn 5.691 5.773
14 Xã Ngũ Thái 7.415 7.663
15 Xã Nguyệt Đức 8.493 8.761
16 Xã Ninh Xá 8.959 9.405
17 Xã Nghĩa Đạo 8.424 8.928
18 Xã Song Liễu 4.174 4.304
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
2010 2013 2015 2017
Nghìn người
Năm
35
Mặc dù đã thực hiện các chính sách để giảm dân số như tuyên truyền, vận
động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình với khẩu hiệu “mỗi gia đình nên
có 2 con” nhưng dân số của huyện vẫn tăng khá nhanh do tỉ suất sinh của huyện
vẫn tăng trong khi đó tỉ suất tử lại ở mức thấp dẫn đến gia tăng tự nhiên dân số
của huyện vẫn ở mức cao.
* Cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số theo giới tính
Thuận Thành là huyện có cơ cấu dân số tương đối cân bằng. Năm 2017,
dân số nam của huyện là 76.953 người (chiếm 48,6%), dân số nữ là 84.081 người
(chiếm 51,4%).
* Phân bố dân cư
Năm 2017, mật độ dân số của huyện khá cao 1366,6 người/km2. Dân số
phân bố không đồng đều. Những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, cơ sở
vật chất kĩ thuật được đầu tư hơn dân số tập trung đông đúc như thị trấn Hồ là
nơi có mật độ dân số cao nhất (2.692,5 người/km2)) và ngược lại ở những nơi
heo hút, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế thường là những nơi thưa dân điển
hình như xã Trạm Lộ (870,3 người/km2).
Năm 2017 tỉ lệ dân thành thị thấp 13.768 người (chiếm 8,61%) thấp hơn
cả nước (34,7%) và thấp hơn của tỉnh (25,9%), trong khi đó tỉ lệ dân nông thôn
cao 147.266 người (chiếm 91,39%). Như vậy, có thể thấy quá trình đô thị hóa
của huyện diễn ra còn chậm do quá trình CNH-HĐH cũng diễn ra chậm.
b. Nguồn lao động
Nhìn chung, huyện Thuận Thành có nguồn lao động dồi dào 101.425
người (chiếm 63% dân số của toàn huyện). Nguồn lao động có xu hướng tăng từ
96.366 người (2013) lên 101.425 người (2017). Chất lượng nguồn lao động của
huyện nằm trong vùng có học vấn và dân trí khá cao.
36
Từ những số liệu và đặc điểm trên cho thấy, nguồn lao động của huyện
dồi dào, có khả năng cung cấp đủ nguồn lao động cho nền KT-XH khi cần thiết.
Tuy nhiên, nguồn lao động lớn và tăng nhanh lại đặt ra sức ép về các vấn đề xã
hội và chất lượng cuộc sống.
Bảng 2.4. Lao động trên địa bàn huyện Thuận Thành giai đoạn 2013-2017
TT Danh mục Đơn vị 2013 2017
1 Dân số người 152.719 161.034
2 Số người trong độ tuổi lao động người 96.366 101.425
3 Tỷ lệ lao động so với tổng số dân % 63,1 63,0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thuận Thành
2.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Những năm vừa qua, Đảng và nhân dân đã chú trọng đến xây dựng phát
triển hệ thống hạ tầng. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng lớn
và đa dạng. Vì thế, hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của huyện ngày
càng được tăng cường nâng cấp và hoàn thiện.
Hệ thống giao thông vận tải
- Đường ô tô:
Nhìn chung, hệ thống đường bộ của huyện đang được đầu tư và nâng cấp.
Huyện có các tuyến đường huyết mạch như: đường quốc lộ 17, quốc lộ 38 hay
tỉnh lộ 280, 281, 282, 283. Quan trọng nhất là quốc lộ 38 là tuyến giao thông nối
liền Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên - Hà Nam, chạy qua địa phận của huyện
có tổng chiều dài là 7km. Ngoài ra, quốc lộ 38 còn kết nối với Quốc lộ 5A, tỉnh
lộ 282, 280, 283,39B.
Tỉnh lộ 282 có chiều dài khoảng 10 km, đây được coi là tuyến giao thông
cửa ngõ đi vào Thủ đô, và các huyện lân cận. Đường tỉnh lộ 280 nối liền thị trấn
Hồ của huyện với thị trấn Gia Bình, và thị trấn Thứa huyện Lương Tài.
Đường trung tâm huyện lỵ có chiều dài 24,27 km đã được đầu tư xây dựng.
Các đường nhánh, đường liên xã, đường xã, thôn đã cơ bản được “cứng hóa”.
37
Hệ thống đường thôn xóm tuy đã được cứng hoá bằng nhựa, bê tông mặt
đường, nhưng việc thiết kế, thi công còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Tải
trọng thiết kế nhỏ, chưa quan tâm đến làm rãnh thoát nước, thiếu biển báo giao
thông...
- Giao thông đường thuỷ
Sông Đuống chảy qua địa phận của huyện nên tuyến đường thuỷ duy nhất
là tuyến đi qua sông Đuống. Sông Đuống có chiều dài 68 km, đoạn chảy qua Bắc
Ninh có tổng chiều dài 42 km. Đây là đường thuỷ nối cảng Hải Phòng với Hà
Nội và các tỉnh phía bắc Việt Nam.
Trên sông Đuống qua địa bàn huyện có 1 cây cầu đường bộ bắc qua sông
-được gọi là cầu Hồ. Cầu có chiều dài 619,25m, rộng 11m, khánh thành năm
2000 thay thế cho bến phà Hồ với 36 năm tồn tại.
- Mạng lưới điện
Mạng lưới điện của huyện ngày càng được nâng cấp. Đến nay, huyện có
2 trạm điện: trạm 110kV và trạm 120kV đang hoạt động, có vai trò quan trọng
trong việc cấp điện phục vụ cho nhân dân và các khu công nghiệp sử dụng. Vì
vậy, hầu hết các hộ dân được sử dụng điện theo giá nhà nước quy định với chất
lượng điện năng ngày càng được nâng cao, và tổn thất điện năng đã giảm nhiều.
- Hệ thống viễn thông
Hệ thống bưu chính được chú trọng phát triển, phủ sóng di động tại thị
trấn và 17 xã, có 9724 máy điện thoại cố định, 100% các xã và thị trấn có điểm
bưu điện và mạng lưới đài truyền thanh đã được xây dựng ở 100% xã và thị trấn.
Vì vậy, có thể cung cấp đủ loại dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt.
Nói tóm lại, hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật của huyện đã từng
bước chuyển mình rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt khó khăn nhất định như:
hệ thống đường quốc lộ đã được nâng cấp nhưng còn yếu...Vì vậy, muốn phát triển
ngành nông nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung cần phải không ngừng
tăng cường, đầu tư, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
38
2.1.3.3. Vốn đầu tư
Trong những năm qua, Thuận Thành là huyện không ngừng được Nhà
nước và các nhà đầu tư chú ý. Bằng chứng là các nguồn kinh phí, các dự án ngày
càng nhiều nên xây dựng được một số các công trình mới như: Nhà máy xử lý
rác thải Thuận Thành, mở rộng khu công nghiệp Thuận Thành II.
Về nguồn vốn, vốn đầu tư tăng liên tục. Ngoài nguồn vốn từ Nhà Nước
như: có khá nhiều các tổ chức tín dụng hỗ trợ vốn cho nhân dân trong huyện để
sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, còn có nguồn vốn được huy
động trong nhân dân.
2.1.3.4. Thị trường
Trong quá trình hội nhập và phát triển, KT - XH huyện Thuận Thành cũng
giống như các huyện khác trong tỉnh và trong nước đều chịu ảnh hưởng của thị
trường trong nước và quốc tế.
Thuận Thành là huyện có dân số khá đông, địa bàn huyện lại nằm kề với
thủ đô nên có nguồn nhân công dồi dào là điều kiện để nông nghiệp phát triển
theo hướng hàng hóa cũng như tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, hàng hóa trong
huyện chủ yếu là các mặt hàng nông sản sản xuất thủ công mang tính tự cung tự
cấp, nên chất lượng sản phẩm chưa được cao, giá thành thấp, sức cạnh tranh còn
yếu.
Bên cạnh đó, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi nên huyện nhanh chóng được
gần với thị trường dịch vụ cũng như tiếp thu khoa học kĩ thuật trong nước và trên
thế giới.
Hoạt động kinh doanh của huyện ngày càng được mở rộng, là bàn đạp để
phát huy hết các tiềm năng của huyện. Từ đó, thu hút vốn đầu tư và công nghệ
của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hoạt động xuất nhập khẩu của huyện được chú trọng phát triển như: mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng điện tử, máy móc, thiết bị... Còn tại các làng
nghề truyền thống xuất khẩu như: tranh Đông Hồ, vàng mã, đúc đồng...
39
2.1.3.5. Đường lối chính sách phát triển
Thứ nhất, Thuận Thành là huyện thuần nông, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kĩ thuật còn hạn chế nên được Nhà nước và tỉnh Bắc Ninh có những chính
sách tạo điều kiện phát triển KT - XH. Dựa trên chính sách chung của cả nước,
của tỉnh, huyện cũng có những chính sách riêng như: chính sách vay vốn hộ
nghèo, chính sách khuyến nông Tuy nhiên, mục tiêu chung của huyện phát
triển kinh tế vẫn là trọng tâm, bởi chỉ khi kinh tế phát triển mới có thể nâng cao
đời sống của nhân dân.
Thứ hai, bên cạnh phát triển kinh tế huyện cũng cố gắng phấn đấu trở thành
huyện có nền kinh tế gắn liền với môi trường bền vững như: giữ gìn và phát huy
tài nguyên thiên nhiên như: đất và nước.
Thứ ba, nhấn mạnh yếu tố con người là nguồn lực quan trọng nhất để phát
triển kinh tế. Nguồn nhân lực của huyện đông nhưng trình độ lao động còn thấp
nên cần phát huy cũng như đẩy mạnh trình độ lao động là vấn đề cấp bách.
Các chính sách và đường lối trên đã chỉ đạo đúng hướng, thể hiện đúng
thực trạng của huyện, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế huyện theo hướng
tích cực.
2.1.3.6. Khoa học - công nghệ
Áp dụng khoa học - công nghệ có vai trò lớn trong việc nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm như nhờ áp dụng khoa học - công nghệ mà năng
suất và chất lượng nông nghiệp của huyện đang ngày càng có xu hướng tăng
như khoai lang từ 83,6 tạ/ha(2013) lên 90,9 tạ/ha(2017). Đặc biệt, trong huyện
đã có cơ sở chuyên xử lí rác thải công nghiệp với công nghệ cao, do công ty Cổ
phần Môi trường Thuận Thành quản lí với năng lực xử lí 50 tấn/ ngày (năm
2012).
2.1.3.7. Tình hình phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Ninh
Theo Báo cáo của Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội trong năm
2017 đã đạt kết quả đồng bộ toàn diện với nhiều thành công nổi trội.
40
Về kinh tế: tăng trưởng kinh tế đạt cao (+19,12%); quy mô công nghiệp
đạt hơn 1.080 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành) và xuất khẩu đạt xấp xỉ 30 tỷ USD
đã tạo ra “kỳ tích mới”; thu ngân sách nhà nước đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng, giữ
vững vị trí thứ 10/63 tỉnh, thành phố; thu hút vốn đầu tư FDI cao và vốn đầu tư
phát triển lớn đã góp phần đưa Bắc Ninh trở thành điểm sáng trong cả nước về
phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế vẫn còn không ít khó khăn và thách
thức, đó là: tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp, ứng dụng
CNC trong sản xuất còn hạn chế và thiếu sự liên kết, nên hiệu quả chưa cao;
quy mô công nghiệp lớn nhưng chủ yếu là do khu vực FDI tạo ra, nên phát triển
chưa vững chắc. Một số lĩnh vực xã hội tuy ổn định nhưng tính bền vững chưa
cao, như số vụ án liên quan đến ma túy và Bắc Ninh dấu hiệu trở thành điểm
trung chuyển, tiêu thụ và sản xuất ma túy; số vụ việc khiếu kiện trong năm tăng
cao Vì thế, các ngành, các cấp, các địa phương cần tập trung khắc phục những
hạn chế, tồn tại này để hạn chế tác động đến an ninh, an toàn của nhân dân và
phát triển kinh tế. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm
tháo gỡ khó khăn cho DN, quan tâm và hỗ trợ cho doanh nghiệp dân doanh,
khuyến khích người dân khởi nghiệp, để các loại hình doanh nghiệp tư nhân
từng bước vươn lên là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
2.1.3.8. Tình hình phát triển KT-XH huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Năm 2016, huyện Thuận Thành đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,3%; tổng
sản phẩm địa phương (GRDP - giá so sánh 2010) đạt 4.049,081 tỷ đồng; cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và
giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 37
triệu đồng/ người, tăng 3,4 triệu đồng so với năm 2015; thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện đạt hơn 266,6 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt
72.598 tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.204,8 tỷ đồng; giá trị sản xuất công
nghiệp-TTCN đạt 6.132,6 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ đạt 2.267 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,3%.
41
Dưới sự chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh, trong năm 2017, Đảng bộ và
nhân dân huyện Thuận Thành đã nỗ lực khắc phục vượt qua khó khăn đạt và
vượt nhiều mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội - đảm bảo an ninh
quốc phòng. Tổng sản phẩm địa phương GRDP đạt gần 4.740 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng 9,4%, tăng 0,1% so với năm 2016. Trong đó giá trị tăng trưởng khu
vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,17%%, khu vực công nghiệp xây dựng tăng
11,1%, khu vực dịch vụ tăng 11,1%. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng,
khu vực nông, lâm thủy sản chiếm 11,3%, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm
43,4%, dịch vụ chiếm 45,3%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp đạt trên 6.272 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2016.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành,
địa phương tổ chức gieo cấy lúa và cây màu đảm bảo diện tích, cơ cấu trong
khung thời vụ. Tổng diện tích gieo trồng đạt trên 13.137 ha, đạt 99,5% kế hoạch.
Đặc biệt UBND huyện đã tập trung chỉ đạo làm tốt việc xây dựng đề án thu hút
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: Mô hình nhà lưới
sản xuất rau sạch, rau an toàn đã đi vào hoạt động tại thôn Quán Tranh xã
Nguyệt Đức; một số mô hình đang xây dựng tại các xã Ninh Xá, Hoài Thượng,
Nghĩa Đạo làm tốt việc quy vùng sản xuất lúa tập trung có năng xuất, chất
lượng cao. Toàn huyện đã quy vùng sản xuất tập trung được 117 vùng với diện
tích 5ha trở lên, trong đó có 8 mô hình trên 50ha. Thực hiện hỗ trợ xây dựng
nhà ở cho 257 hội nghèo, hộ người có công. Tích cực tuyên truyền, kiểm tra,
xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đô thị, lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành
lang ATGT. Toàn huyện đã có 2.800 hộ tự giác tháo dỡ mái che, mái vẩy lều
lán vi phạm đạt tỷ lệ 96,56%. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND
tỉnh công nhân 2 xã Ninh Xá, Mão Điền đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng
số xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới là 12 xã. Bên cạnh việc tập
trung phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có những bước phát triển
42
vượt bậc. Các hoạt động văn hóa xã hội và đảm bảo an sinh xã hội được thực
hiện tốt. Ngành y tế khám và điều trị cho trên 195 nghìn lượt người, triển khai
thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên người. Nhiều
hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức sôi nổi phục vụ tốt
đời sống tinh thần cho nhân dân như: Lễ hội Kinh Dương Vương, hội Dâu, Hội
chùa Bút Tháp, chỉ đạo hoàn thành việc tổ chức Đại hội TDTT cấp xã, Qua rà
soát, đánh giá toàn huyện có 97 làng, khu phố đạt danh hiệu làng, khu phố văn
hóa. Đã hỗ trợ 255 hộ gia đình thực hiện hỏa táng, điện táng theo nghị quyết 191
của HĐND tỉnh, đạt tỷ lệ 34,2%, tăng 5,2% so với năm 2016. Thực hiện đúng,
đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công và các đối tượng chính
sách xã hội. Giải quyết việc làm cho 2.098 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn
2,1%. Chất lượng giáo dục được nâng cao, toàn huyện có 960 học sinh trúng
tuyển đại học. Điểm bình quân thi vào khối THPT đạt 30,61 điểm, đứng trong
tốp đầu của tỉnh. Từ đầu năm đến nay đã xây dựng thêm 7 trường đạt chuẩn Quốc
gia, tăng 1 trường so với kế hoạch, trong đó có 4 trường đạt chuẩn Quốc gia mức
độ 2. Đến nay trên địa bàn huyện Thuận Thành đã có 61/69 trường đạt chuẩn
Quốc gia, trong đó có 20 trường đạt chuẩn Quốc gia mức 2. Tỷ lệ phòng học kiên
cố đạt 94,7%, tăng 1,1% so với năm học trước và đạt 99,7% so với kế hoạch.
Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường. Tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định. Đã tuyển chọn và bàn giao
260 tân binh, đạt 100% chỉ tiêu. Việc tiếp công dân, thực hiện các quyết định,
kết luận sau thanh tra được thực hiện nghiêm túc, kịp thời đúng quy định của
pháp luật. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được duy trì và thực hiện có
hiệu quả. Đã thành lập trung tâm hành chính công của huyện với các trang thiết
bị hiện đại, đội ngũ nhân lực có trình độ để năng cao hiệu quả phục vụ nhân
dân.
2.1.4. Đánh giá chung
43
2.1.4.1. Những thuận lợi
Thuận Thành là huyện có vị trí đắc lợi nằm trong vùng đồng bằng sông
Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sát thủ đô, nằm kề tỉnh Hải
Dương, Hưng Yên thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa phát triển kinh tế, mở
rộng thị trường với các huyện và các tỉnh thành xung quanh. Đồng thời dễ dàng
tiếp nhận các thành tựu của khoa học kĩ thuật trong nước, là bàn đạp thúc đẩy
nền kinh tế của huyện.
Huyện có nhiều điều kiện để sản xuất các ngành kinh tế, đặc biệt là sản
xuất nông nghiệp như: đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn
nước dồi dào nên có nhiều mặt hàng nông sản có giá trị cao.
Thuận Thành còn có thế mạnh về nguồn nhân lực, trẻ, khỏe, năng động.
Về cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật tương đối phát triển, cũng như khoa
học kĩ thuật đang ngày càng được áp dụng vào sản xuất đặc biệt là sản xuất nông
nghiệp.
2.1.4.2. Những khó khăn thách thức
Nằm trong vùng có cấu trúc bị sụt trũng của vùng sông Hồng nên trong
quá trình xây dựng các hạng mục lớn huyện còn gặp nhiều khó khăn.
Đi lên từ điểm xuất phát thấp, chủ yến nền kinh tế của huyện khai thác
theo hướng tự nhiên nên sản phẩm hàng hóa còn kém đa dạng.
Huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn tuy nhiên còn chưa được sử dụng
hết năng suất trong khi thời gian nông nhàn còn nhiều.
Trình độ dân trí thấp, chất lượng lao động chưa cao, thiếu hụt nhân tài,
thiếu đội ngũ có tay nghề cao, khả năng tiếp nhận khoa học kĩ thuật còn
hạn chế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đã có sự chuyển mình nhưng
còn chậm.
2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
44
2.2.1. Công tác chỉ đạo thực hiện chương trình XDNTM
Năm 2011 huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai Đề án XDNTM
tại 17 xã. Do vận động được sự tham gia của nhân dân mà đến năm 2017 huyện
Thuận Thành đã có 11/17 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 6 xã còn
lại đạt từ 15-18 tiêu chí. Đây thực sự là một kết quả đáng ghi nhận.
* Ở cấp huyện: Thành lập Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng
NTM huyện Thuận Thành gồm 22 thành viên do đồng chí Chủ tịch UBND huyện
làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu giúp Huyện uỷ, UBND
huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện; tham mưu giúp UBND huyện
thẩm định đề án xây dựng NTM xã; kiểm tra đôn đốc, giám sát, hỗ trợ các xã
trong quá trình xây dựng và thực hiện đề án; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ,
sơ kết, tổng kết và đột xuất khi có yêu cầu của Ban chỉ đạo tỉnh.
Thành lập Tổ chỉ đạo xã điểm xây dựng NTM huyện gồm thành viên do
đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối kinh tế làm Tổ trưởng. Tổ
chỉ đạo xã điểm có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết chỉ đạo xã điểm tổ chức
thực hiện đề án xây dựng NTM xã. Thành lập Tổ công tác giúp việc BCĐ chương
trình MTQG xây dựng NTM huyện gồm thành viên do đồng chí Trưởng phòng
Nông nghiệp và PTNT làm Tổ trưởng. Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu giúp
BCĐ
* Ở cấp xã: Đảng uỷ xã ban hành Nghị quyết chuyên đề về chương trình
xây dựng NTM xã giai đoạn 2011 - 2020. Thành lập Ban quản lý xây dựng nông
thôn mới xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban.
2.2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2011-2017 theo 19 tiêu chí
Tính đến năm 2017 toàn huyện Thuận Thành đã đạt chuẩn được hơn 330
tiêu chí NTM, mỗi xã bình quân đạt 17,4 tiêu chí. Đã có 11 xã đạt chuẩn nông
thôn mới, 6 xã còn lại đạt 15-18 tiêu chí. Dựa trên những tiềm năng và lợi thế,
45
huyện Thuận Thành đã đề ra phương hướng phấn đấu toàn huyện cán đích nông
thôn mới năm 2019.
Trước khi bước vào xây dựng NTM, huyện Thuận Thành còn đứng trước
nhiều hạn chế như: hạ tầng còn yếu kém, GDP/người thấp, hộ nghèo còn nhiều...
Nhận thấy được XDNTM có thể nâng cao được mức sống của nhân dân nên cấp
ủy Đảng và chính quyền trên địa bàn, huyện ủy đã tập trung chỉ đạo các cấp, các
ngành coi XDNTM là nhiệm vụ xuyên suốt. Vì thế, năm 2011 Thuận Thành đã
triển khai đề án XDNTM trên toàn huyện.
Với phương châm XDNTM là dân làm, dân thụ hưởng, huyện đã chỉ đạo
tốt các công tác vận động với nhiều kiểu khác nhau, lồng ghép vào đó là các cuộc
vận động như: “Phụ nữ Bắc Ninh chung sức xây dựng NTM” do Hội LHPN tỉnh
phát động. Đến nay, các cấp Hội đã vận động được gần 500 cán bộ, hội viên tự
nguyện hiến đất, hiến tài sản, với hơn 2.000m2 đất làm đường và gần 12.000
ngày công. Hay cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, chị em phụ
nữ đã thay đổi cách nghĩ, cách làm từ trong sinh hoạt gia đình đến cách nuôi dạy
con cái... đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác xây dựng thôn, xóm văn minh
sạch đẹp.
Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức
chính trị, xã hội như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên cùng sự
chung sức của người dân, nông thôn của huyện Thuận Thành tiếp tục có những
diện mạo mới, nhiều công trình được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân được
nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và
nông thôn, sớm đưa Thuận Thành đạt huyện chuẩn NTM trong thời gian không
xa.
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực I chiếm
11,3%, khu vực II chiếm 43,45 và khu vực III chiếm 45,3%. Tổng giá trị sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 6.272 tỷ đồng, tăng 12,3% so với
năm 2016. Tổng sản phẩm địa phương đạt gần 4.740 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
9,4% tăng 0,1% so với năm 2016.
46
Trong xây dựng NTM, với phương châm dễ làm trước, khó làm sau. Ưu
tiên cho các tiêu chí phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ đời sống của người dân,
huyện đã tập trung mọi nguồn lực mọi nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng. Từ
năm 2010 đến nay, toàn huyện có 385 hạng mục công trình được đầu tư tổng
kinh phí gần 2.00
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xay_dung_nong_thon_moi_huyen_thuan_thanh_tinh_bac_n.pdf