Luận văn Xây dựng phần mềm quản lý vốn dự án đầu tư cho sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Điện Biên

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tin học đang được áp dụng ngày càng nhiều vào đời sống thực tế và trở nên không thể thiếu được trong quá trình phát triển của xã hội nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.

Với sự đi lên không ngừng của nền kinh tế thì quản lý vốn dự án đầu tư đang ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Việc xây dựng phần mềm sẽ giúp phần giảm nhẹ công tác quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên. Các thông tin về vốn của dự án sẽ được cập nhật nhanh chóng và chính xác tại mọi thời điểm. Chính vì vậy mà Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên là một trong những Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu tiên trên cả nước đi đầu trong trong việc tin học hoá quản lý vốn dự án Đầu tư.

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng phần mềm quản lý vốn dự án đầu tư cho sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩn và định mức, cấu trúc thứ bậc, vai trò và nhiệm vụ của các thành viên, nội dung và tình trạng của thông tin vào/ra. Thông tin trên giấy tờ phản ánh quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ chức. - Sử dụng phiếu điều tra Khi cần lấy thông tin từ một số lượng lớn các đối tượng và trên một phạm vi địa lý rộng thì dùng tới phiếu điều tra. Yêu cầu các câu hỏi trên phiếu điều tra phải rõ ràng, cùng hiểu như nhau. Phiếu ghi theo cách thức dễ tổng hợp. Thường thì phiếu điều tra được thiết kế trên giấy, tuy nhiên cũng có thể dùng qua điện thoại, đĩa từ, màn hình nối mạng…Phiếu điều tra cần phải được phát thử sau đó hiệu chỉnh lại nội dung và hình thức câu hỏi. - Quan sát Việc quan sát sẽ giúp cho các phân tích viên thấy những gì không thể hiện trên tài liệu hoặc qua phỏng vấn như tài liệu để đâu, đưa cho ai…Quan sát sẽ có khi gặp khó khăn vì người bị quan sát không thực hiện giống như ngày thường. 2.3.2 Mã hoá dữ liệu Mã hoá được xem là việc xây dựng một tập hợp những hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn. Xây dựng hệ thống thông tin rất cần thiết phải mã hoá dữ liệu.Việc mã hoá dữ liệu sẽ mang lại những lợi ích sau: - Nhận diện không nhầm lẫn các đối tượng - Mô tả nhanh chóng các đối tượng - Nhận diện nhóm đối tượng nhanh hơn - Tiết kiệm không gian lưu trữ và thời gian xử lý - Thực hiện những phép kiểm tra logic hình thức hoặc thể hiện vài đặc tính của đối tượng. 2.3.3 Các công cụ mô hình hoá hệ thống thông tin - Sơ đồ luồng thông tin IFD Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin Xử lý Thủ công Giao tác người – máy Tin học hoá hoàn toàn Kho lưu trữ dữ liệu Thủ công Tin học hoá Dòng thôn g tin Tài liệu Điều khiển - Sơ đồ luồng dữ liệu DFD Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không thể quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. Các ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng bốn loại ký pháp cơ bản: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu. Nguồn hoặc đích Tên người/bộ phận phát/nhận tin Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu Tên tiến trình xử lý Tiến trình xử lý Tệp dữ liệu Kho dữ liệu Các mức của DFD Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram) thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà chỉ mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Phân rã sơ đồ: để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh, người ta phân rã ra thành sơ đồ mức 0, tiếp sau múc 0 là mức 1… 2.4 Quy trình xây dựng phần mềm ứng dụng cho hệ thống thông tin quản lý 2.4.1 Đánh giá yêu cầu Mục đích của giai đoạn này là cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống. Giai đoạn này được thực hiện tương đối nhanh và không đòi hỏi chi phí lớn. 2.4.2 Phân tích chi tiết Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Mục đích chính của giai đoạn này là hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đề đó, xác định những đòi hỏi ràng buộc áp đạt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới phải đạt được. 2.4.3 Thiết kế logic Giai đoạn này nhằm xác định tất cả các thành phần logic của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ tất cả các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ sản sinh ra (nội dung của output), nội dung của cơ sở dữ liệu (các tệp, các quan hệ giữa các tệp), các xử lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện (các xử lý) và các dữ liệu sẽ được nhập vào (các Input). Mô hình logic sẽ phải được những người sử dụng xem xét và chuẩn y. 2.4.4 Đề xuất các phương án của giải pháp Mô hình logic của hệ thống mới mô tả cái mà hệ thống này sẽ làm. Khi mô hình này được xác định và chuẩn y bởi người sử dụng, thì phân tích viên hoặc nhóm phân tích viên phải nghiêng về các phương tiện để thực hiện hệ thống này. Đó là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hoá mô hình logic. Mỗi phương án là một phác hoạ của mô hình vật lý ngoài của hệ thống nhưng chưa phải là một mô tả chi tiết. 2.4.5 Thiết kế vật lý ngoài Giai đoạn này được tiến hành sau khi một phương án giải pháp được lựa chọn. Thiết kế vật lý bao gồm hai tài liệu kết quả cần có: một tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật và tài liệu dành cho người sử dụng và nó mô tả phần thủ công và tất cả các giao diện với những phần tin học hoá. 2.4.6 Triển khai kỹ thuật hệ thống Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hoá của hệ thống thông tin, có nghĩa là phần mềm. Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp tài liệu như các bản hướng dẫn sử dụng và thao tác cũng như các tài liệu mô tả về hệ thống. 2.4.7 Cài đặt và khai thác Cài đặt hệ thống là pha trong đó việc chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới được thực hiện. Để việc chuyển đổi này được thực hiện với những va chạm ít nhất, càn phải lập kế hoạch một cách cẩn thận. 2.5 Thiết kế cơ sở dữ liệu Thiết kế cơ sở dữ liệu là xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin mới. Công việc này đôi khi rất phức tạp. Có hai cách để thiết kế cơ sở dữ liệu đó là: thiết kế cơ sở dữ liệu logic đi từ các thông tin ra và thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá. 2.5.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu logic đi từ các thông tin ra Xác định các tệp cơ sở dữ liệu trên cơ sở các thông tin đầu ra của hệ thống là phương pháp cổ điển và cơ bản của việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Các bước chi tiết khi thiết kế cơ sở dữ liệu đi từ thông tin ra: Bước 1: Xác định các đầu ra - Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra - Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận của chúng. Ví dụ để quản lý thư viện ta phải có phiếu yêu cầu của sinh viên … Bước 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra Liệt kê các phần tử thông tin đầu ra - Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin như: Số thẻ, số phiếu, họ tên, đơn vị …được gọi là các thuộc tính. Phân tích viên liệt kê toàn bộ các thuộc tính thành một danh sách. Đánh dấu các thuộc tính lặp – là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu. Ví dụ mục tên sách trên phiếu yêu cầu có thể ghi nhiều tên sách là một thuộc tính lặp. - Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính được tính toán ra hoặc suy ra từ các thuộc tính khác. Ví dụ như thành tiền (=đơn giá x số lượng ). Những thuộc tính không phải là thứ sinh thì được gọi là các thuộc tính cơ sở. - Gạch chân các thuộc tính khoá cho thông tin đầu ra. - Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách, chỉ để lại các thuộc tính cơ sở. Xem xét loại bỏ các thuộc tính không có ý nghĩa trong quản lý. Ví dụ Từ đầu ra “Phiếu yêu cầu mượn sách” ta lập được danh sách các thuộc tính: - Số phiếu - Số thẻ - Họ và tên - Đơn vị - Thứ tự - Tên sách/báo - Ký hiệu (R) - Phân loại (R) - Giá (R) - Thủ thư - Chữ ký - Ngày mượn - Ngày trả Ký hiệu (R) là đánh dấu thuộc tính lặp (Repeatable) Thực hiện việc chuẩn hoá mức 1 (1.NF) - Việc chuẩn hoá mức một (1NF) quy định rằng, trong mỗi danh sách không được chứa những thuộc tính lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó thành một danh sách con. - Gắn thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc. Ví dụ Sau khi chuẩn hoá mức một danh sách các thuộc tính của phiếu yêu cầu mượn sách trên ta tách ra được làm hai danh sách như sau: 1NF1: - Số phiếu - Số thẻ - Họ và tên - Đơn vị - Thủ thư - Chữ ký - Ngày mượn - Ngày trả 1NF2: - Số phiếu - Tên sách/báo - Ký hiệu - Phân loại - Giá Thực hiện việc chuẩn hoá mức 2 (2.NF) - Chuẩn hoá mức hai (2NF) quy định rằng trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khoá chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khoá. Nếu có sự phụ thuộc thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khoá thành một danh sách con mới. - Lấy bộ phận khoá đó làm khoá cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách. Ví dụ Sau khi chuẩn hoá mức hai các danh sách thuộc tính của 1NF2 sẽ là: 2NF1: - Tên sách/báo - Ký hiệu - Phân loại - Giá 2NF2: - Số phiếu - Ký hiệu Thực hiện việc chuẩn hoá mức 3 (3.NF) - Chuẩn hoá mức ba quy định rằng trong một danh sách không có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm vào thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng vào hai danh sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X. - Xác định khoá và tên cho mỗi danh sách mới. Sau khi chuẩn hoá mức ba danh sách thuộc tính của phiếu yêu cầu mượn sách sẽ là: Phiếu yêu cầu: Số phiếu Số thẻ Thủ thư Ngày mượn Ngày trả Chữ ký Thẻ mượn Số thẻ Họ tên Đơn vị Sách báo chí Ký hiệu Tên sách báo Phân loại Giá Phiếu yêu cầu _ tài liệu Số phiếu Ký hiệu Bước ba: Tích hợp các tên để tạo ra một cơ sở dl Phiếu yêu cầu Số phiếu Số thẻ Thủ thư Ngày mượn Ngày trả Chữ ký Thẻ mượn Số thẻ Họ tên Đơn vị Sách báo chí Ký hiệu Tên sách báo Phân loại Giá Phiếu yêu cầu _ tài liệu Số phiếu Ký hiệu 2.5.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá. - Khái niệm cơ bản Thực thể (Entity) : thực thể trong mô hình logic dữ liệu được dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong thế giới thực mà ta muốn lưu giữ thông tin về chúng. Thực thể được biểu diễn bằng một hình chữ nhật có ghi tên thực thể bên trong. CHỦ ĐẦU TƯ Liên kết(Association) : một thực thể trong thực tế không tồn tại độc lập với các thực thể khác. Có sự liên kết với qua lại giữa các thực thể với nhau. Khái niệm liên kết được dùng để trình bày, thể hiện những mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể. - Mức độ của liên kết Để thiết kế tốt các sự trợ giúp quản lý của hệ thống thông tin, ngoài việc biết thực thể này liên kết với thực thể khác ra sao, còn phải biết có bao nhiêu lần xuất của thực thể A tương tác với thực thể B và ngược lại. Mỗi CHỦ ĐẦU TƯ có nhiều DỰ ÁN Mỗi DỰ ÁN thuộc nhiều CHỦ ĐẦU TƯ 1@1 Liên kết loại Một - Một Một lần xuất của thực thể A được liên kết với chỉ một lần xuất của thực thể B và ngược lại. 1@N Liên kết loại Một - Nhiều Một lần xuất của thực thể A được liên kết với chỉ một hoặc nhiều lần xuất của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B chỉ liên kết với duy nhất một lần xuất của thực thể A N@M Liên kết loại Nhiều - Nhiều Một lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể A. - Chiều của một liên kết Chiều của một quan hệ chỉ ra số lượng các thực thể tham gia vào quan hệ đó. Có ba loại quan hệ : một chi, hai chiều và nhiều chiều. Quan hệ một chiều là quan hệ mà một lần xuất của một thực thể được quan hệ với một lần xuất của chính thực thể đó. Quan hệ hai chiều là quan hệ trong đó có hai thực thể liên kết với nhau. Quan hệ nhiều chiều là một quan hệ có nhiều hơn hai thực thể tham gia . - Thuộc tính Thuộc tính dùng để mô tả các đặc trưng của một thực thể hoặc một quan hệ. Có ba loại thuộc tính : thuộc tính mô tả, thuộc tính định danh và thuộc tính quan hệ. Thuộc tính định danh là thuộc tính dùng để xác định một cách duy nhất mỗi lần xuất của thực thể. Giá trị của thuộc tính đó là duy nhất đối với mọi lần xuất của thực thể. Thuộc tính mô tả dùng để mô tả về thực thể. Thuộc tính quan hệ dùng để chỉ đến một lần xuất nào đó trong thực thể có quan hệ. 2.6 Khái quát về dự án đầu tư 2.6.1 Khái niệm dự án đầu tư Đầu tư là một hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế. Đó là hoạt động bỏ vốn với hy vọng đạt được lợi ích tài chính, kinh tế xã hội trong tương lai. Ngày nay, nhằm tối đa hoá hiệu quả đầu tư, các hoạt động đầu tư đều được thực hiện theo dự án. Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ. Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài. Như vậy, một dự án đầu tư bao gồm bốn thành thành phần chính: - Mục tiêu của dự án được thể hiện ở hai mức: Mục tiêu phát triển và những lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiện dự án đem lại và mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. - Các kết quả: đó là những kết quả cụ thể có thể định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án. - Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. - Các nguồn lực: về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. Trong bốn thành phần trên thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi đánh giá các kết quả đạt được. Do đó quản lý vốn dự án đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng và cần phải theo dõi một cách thường xuyên. 2.6.2 Chu kỳ của dự án đầu tư Chu kỳ của dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động. Ta có thể minh hoạ chu kỳ của dự án đầu tư theo hình sau đây Ý đồ về dự án mới Ý đồ về dự án đầu tư Sản xuất kinh doanh dịch vụ Thực hiện đầu tư Chuẩn bị đầu tư Hình 2.3: Sơ đồ chu kỳ của dự án đầu tư 2.6.3 Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải quan ba giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. Các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ xung cho nhau. Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Vận hành kết quả đầu tư Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án Nghiên cứu khả thi Đánh giá và quyết định (thẩm định dự án) Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện đầu tư Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình Thi công xây lắp công trình Chạy thử và nghiệm thu sử dụng Sử dụng chưa hết công suất Sử dụng công suất ở mức cao nhất Công suất giảm dần và thanh lý 2.7 Khái quát về công cụ sử dụng để thực hiện đề tài 2.7.1 Cơ sở dữ liệu Ông Thomas Watson, Jr, nguyên chủ tịch cỉa công ty IBM đã nói: “Toàn bộ giá trị của công ty này nằm trong đội ngũ cán bộ công nhân viên và những tệp dữ liệu. Dù tất cả các nhà cửa, văn phòng của công ty bị cháy trụi nhưng vẫn giữ được những con người và những tệp dữ liệu thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ lại trở nên hùng mạnh như xưa. ” Hãy thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra đối với một ngân hàng không còn nhớ nổi những ai đã vay tiền của họ hay một công ty phần mềm máy tính đã mất hết những chương trình nguồn do họ lập ra. Các cơ quan sẽ phải có trí nhớ, đó là những kho dữ liệu lưu trữ hàng tỷ tỷ những điều chi tiết cần thiết cho kinh doanh, nghiệp vụ và ra quyết định. Nói rằng: “Dữ liệu của một tổ chức có vai trò sống còn ” là điều khẳng định hoàn toàn đúng. 2.7.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin ngày càng phát triển với nhiều ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật. Hiện nay, có nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang được sử dụng trên thế giới và trong nước: Microsoft Access, SQL, và Oracle. Trong đó Microsoft Access là một trong những bộ chương trình quan trọng thuộc tổ hợp chương trình Microsoft Office do hãng phần mềm Microsoft sản xuất. Microsoft Access hoạt động trong môi trường Windows, là một hệ điều hành giao diện đồ hoạ, do đó thiết kế cơ sở dữ liệu trên Microsoft Access rất thuận lợi với giao diện trực quan, khả năng phát triển ứng dụng mới nhanh chóng, chuyên nghiệp. Trong Microsoft Access có thể dùng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Visual Basic. 2.7.3 Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 Là một ngôn ngữ mới và mạnh, Visual Basic có rất nhiều những ưu điểm. Với Visual Basic, có thể dễ dàng tạo những chương trình hoàn hảo với giao diện đẹp và hết sức sinh động bởi vì Visual Basic không chỉ cung cấp một khối lượng lớn các công cụ cho ta tuỳ chọn sử dụng mà còn hỗ trợ trong việc lập trình xử lý mã lệnh. Hơn nữa, Visual Basic còn có thể kết nối với các cơ sở dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau giúp các lập trình viên thoải mái hơn trong việc thao tác với dữ liệu. Nói chung, Visual Basic có thể sử dụng để xây dựng nên một phần mềm hoàn thiện theo bất cứ yêu cầu nào của người sử dụng. CHƯƠNG III XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1 Phân tích hệ thống thông tin quản lý vốn dự án đầu tư 3.1.1 Thu thập thông tin hệ thống thông tin quản lý vốn dự án đầu tư Khi một dự án được đưa vào quản lý thì tuỳ theo dự án đó thuộc ngành nào thì phòng ban thuộc ngành đó sẽ quản lý. Các phòng ban khác chỉ được xem thông tin mà không được sửa thông tin về dự án đó. Sau khi dự án được đưa vào quản lý thì các thông tin về dự án sẽ được đưa lên mạng cục bộ. Ở đó mọi nhân viên thuộc sở đều có thể lấy thông tin ra. - Các thông tin về dự án bao gồm: Tên dự án Ngày khởi công Ngày kết thúc Số quyết định Ngày quyết định Nhóm dự án Chủ đầu tư Thuộc ngành Cơ quan quản lý dự án - Các thông tin về vốn của dự án Loại nguồn vốn Tiền nước ngoài Tiền đối ứng Kế hoạch vốn Dự toán Kế hoạch Thực hiện Thanh toán Các mẫu biểu thu thập được Đầu tư phát triển trên địa bàn 2006 Tỉnh Điện Biên STT Chỉ tiªu Thùc KÕ So s¸nh (%) hiÖn N¨m 2005 ho¹ch ¦íc TH KH n¨m n¨m KÕ Thùc n¨m 2005/TH 2006/ước 2.004 ho¹ch hiÖn 2006 2004 TH 2005 Tæng sè: 1.121.007 1.350.000 1.308.452 1.950.000 117 149 A Vèn ®Çu tư do ®Þa phư¬ng qu¶n lý 791.95 946.985 905.625 1.485.138 114 164 I Nguån vèn ng©n s¸ch nhµ nưíc 336.499 472.414 465.054 1.126.908 138 ####### Trong ®ã: - Vèn ®èi øng ODA 5.933 7.442 7.442 51 125 685 - ThiÕt kÕ qui ho¹ch 2.51 1.822 1.822 1.402 73 s77 - ChuÈn bÞ ®Çu tư 1 1 1 100 I.1 Vèn nưíc ngoµi (ODA) 53.438 79.542 72.182 47.36 - Vån JBIC 35.016 40.743 33.383 27.36 T. ®ã: + KÕ ho¹ch ®Çu n¨m 35.016 12.6 20 + N¨m tríc chuyÓn sang 28.143 7.36 - Vèn EU 18.422 38.799 38.799 - Vèn ODA kh¸c (KUWAIT) 20 I.2 Vèn c©n ®èi ng©n s¸ch ®Þa phư¬ng 69.675 66.48 66.48 200 95 301 Chia theo nguån vèn - Nguån vèn XDCB TT 56.394 58.492 58.492 191.5 104 327 - Vèn kÕt dư n¨m trưíc chuyÓn sang 4.882 2.098 2.098 - Vèn dù tr÷ tµi chÝnh 4.061 - Vèn thu tõ tiÒn sö dông ®Êt 4.338 5.89 5.89 8.5 136 144 Chia theo c¬ cÊu ®Çu tư 69.675 66.48 66.48 200 95 301 1 C«ng nghiÖp 2.127 872 872 3.095 41 355 2 N«ng, l©m, ngư nghiÖp 4.274 1.8 1.8 3.5 42 194 Trong ®ã: - XD C¬ së gièng n«ng nghiÖp 382 0 - Thuû lîi 3.892 1.8 1.8 3.5 - L©m nghiÖp 0 - Thuû s¶n 0 3.1.2 Mô hình hoá hệ thống thông tin quản lý vốn dự án đầu tư Sơ đồ chức năng BFD của phần mềm quản lý vốn dự án đầu tư Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh Sơ đồ IFD tổng thể của phần mềm quản lý vốn dự án đầu tư Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 0 của phần mềm quản lý vốn dự án đầu tư Phân rã xử lý 1.0 Phân rã xử lý 2.0 Phân rã xử lý 3.0 3.2 Thiết kế phần mềm quản lý vốn dự án đầu tư 3.2.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá. Mô hình quan hệ thực thể ERD - Chuyển đổi quan hệ hai chiều Quan hệ hai chiều 1@1 Đối với quan hệ như vậy cần phải tạo ra hai tệp ứng với hai thực thể Khi chuyển đổi ta thu được hai tệp sau PSDUAN(Mã dự án, Tên dự án, ……..) DUTOAN(Mã dự toán, Mã dự án, Tên dự toán, …..) Quan hệ hai chiều loại 1@N Trong trường hợp này tạo ra hai tệp, mỗi tệp ứng với một thực thể. Khoá của tệp ứng với thực thể có số mức quan hệ một được dùng như khoá quan hệ trong tệp ứng với thực thể có số mức N. PSDUAN(Mã dự án, Tên dự án, Mã chủ đầu tư…..) TD_CHUDAUTU(Mã chủ đầu tư, Tên chủ đầu tư) PSDUAN(Mã dự án, Tên dự án, Mã địa phương…..) TD_DIAPHUONG(Mã địa phương, Tên địa phương…..) PSDUAN(Mã dự án, Tên dự án, Mã ngành …..) TD_NGANH(Mã ngành, Tên ngành ……) PSDUAN(Mã dự án, Tên dự án, Mã nhóm …..) TD_NHOMDUAN(Mã nhóm, Tên nhóm, ……) PSDUAN(Mã dự án, Tên dự án,…..) KEHOACH(Mã kế hoạch, Mã dự án ….) PSDUAN(Mã dự án, Tên dự án,…..) THUCHIEN(Mã thực hiện, Mã dự án... ) PSDUAN(Mã dự án, Tên dự án,…..) THANHTOAN(Mã thanh toán, Mã dự án….. ) Quan hệ hai chiều loại N@M Trong trường hợp này ta phải tạo ra ba tệp: hai tệp mô tả hai thực thể và một tệp mô tả quan hệ. Khoá của tệp mô tả quan hệ được tạo thành bởi việc ghép khoá các thực thể tham gia vào quan hệ. PSDUAN(Mã dự án, Tên dự án,…..) TDNGUONVON(Mã nguồn vốn, Tên nguồn vốn……) NGUONVON(Mã nguồn vốn, Mã dự án……) Thiết kế các tệp dữ liệu - Tệp PSDUAN (Phát sinh dự án ) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả MaDA Text 15 Mã dự án TenDA Text 50 Tên dự án TgKhoiCong Date/time 10 Thời gian khởi công SoQuyetDinh Number 4 Số quyết định Tgketthuc Date/time 10 Thời gian kết thúc MaChuDauTu Text 20 Mã chủ đầu tư MaDiaPhuong Text 20 Mã địa phương MaNhomDA Text 20 Mã nhóm dự án MaNganh Text 20 Mã ngành - Tệp DUTOAN ( Dự toán) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả MaDuToan Text 15 Mã dự toán Tendutoan Text 50 Tên dự toán MaDA Text 15 Mã dự án SoTien Number 12 Số tiền - Tệp NGUONVON (nguồn vốn) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả MaNguonVon Text 15 Mã nguồn vốn Mada Text 15 Mã dự án SoTien Number 12 Số tiền - Tệp KEHOACH (Kế hoạch) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả MaKeHoach Text 10 Mã kế hoạch Mada Text 15 Mã dự án Manguonvon Text 15 Mã nguồn vốn Ngayqd Date/time 10 Ngày quyết định Thangnamkh Date/time 10 Tháng năm kế hoạch Sotien Number 12 Số tiền - Tệp TD_CHUDAUTU (Từ điển chủ đầu tư) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả MaChuDauTu Text 15 Mã chủ đầu tư TenChuDauTu Text 50 Tên chủ đầu tư MadvCapTren Text 15 Mã đơn vị cấp trên - Tệp TD_DIAPHUONG (Từ điển địa phương) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả MaDiaPhuong Text 15 Mã địa phương TenDiaPhuong Text 50 Tên địa phương MadvCapTren Text 15 Mã đơn vị cấp trên - Tệp TD_NGANH (Từ điển ngành) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả MaNganh Text 15 Mã ngành TenNganh Text 50 Tên ngành MadvCapTren Text 15 Mã đơn vị cấp trên - Tệp TD_NGUONVON (Từ điển nguồn vốn) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả MaNguonVon Text 15 Mã nguồn vốn MaNVMe Text 15 Mã nguồn vốn mẹ TenNguonVon Text 50 Tên nguồn vốn LoaiTien Text 10 Loại tiền - Tệp TD_NHOMDA (Từ điển nhóm dự án ) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả MaNhomDA Text 15 Mã nhóm dự án TenNhomDA Text 50 Tên nhóm dự án MadvCaptren Text 15 Mã đơn vị cấp trên - Tệp THANHTOAN (Thanh toán) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả Mathanhtoan Text 15 Mã thanh toán MaDA Text 15 Mã dự án MaNguonVon Text 15 Mã nguồn vốn Ngay Date/time 10 Ngày SoTien Number 12 Số tiền - Tệp THUCHIEN (Thực hiện) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả Mathuchien Text 15 Mã thực hiện MaDA Text 15 Mã dự án Manguonvon Text 15 Mã nguồn vốn Ngay Date/time 10 Ngày SoTien Number 12 Số tiền - Tệp DANGNHAP (Đăng nhập) Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Mô tả NguoiDung Text 15 Người dùng MatKhau Text 15 Mật khẩu 3.2.2 Mô hình quan hệ giữa các thực thể 3.3 Thiết kế giải thuật cho phần mềm quản lý vốn dự án đầu tư 3.3.1 Giải thuật đăng nhập chương trình 3.3.2 Giải thuật nhập dữ liệu 3.3.3 Giải thuật sửa dữ liệu 3.3.4 Giải thuật in báo cáo 3.4 Cài đặt phần mềm quản lý vốn dự án đầu tư Để cài đặt thành công chương trình yêu cầu máy tính phải được cài đặt các phần mềm sau: VietKey 2000. Visual Basic 6.0 TDBGrid7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32507.doc