MỤC LỤC
danh mục trang
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯƠNG ,Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
I. Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường
II. Cơ sở thực tiễn môi trường việt nam.
III. Quá trình xây dựng luật bảo vệ môi trường.
IV. Các nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường.
V. Luật bảo vệ môi trường với kế hoạch hoá.
VI. Những khó khăn trong công tác quản lý BVMT và kiến nghị.
VII. Chính sách bảo vệ môi trường .
VIII. Mục tiêu chiến lược BVMT và phát triển bền vững giai đoạn 1995- 2010
CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
I. Hiện trạng sản xuất công nghiệp ở nước ta.
II. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp
III. Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải môi trường ở việt nam
IV. Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý chất thải và định hướng phát triển công nghệ môi trường.
V. Tác động môi trường trong sản xuất công nghiệp ở việt nam.
CHƯƠNG III : XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
I. Phương pháp tính phí ô nhiễm môi trường.
II. Các công cụ kinh tế tronh quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm.
III. Gắn vấn đề môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
IV. Kết hợp đầu tư với bảo vệ môi trường.
V. Phương pháp tính toán định giá thuế ô nhiễm môi trường
VI. Thực nghiệm tính chi phí đơn vị cho xử lý một số loại ô nhiễm nước thải công nghiệp.
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo.
136 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng phương pháp kinh tế quản lý về ô nhiễm môi trường sản xuất công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tổng hợp của các nguồn thải ô nhiễm lại tăng lên gấp bội.
- Nguồn gây ra ô nhiễm không khí đầu tiên là khói thải từ các lò đốt. Tuy thành phần của lượng khói thải ra không đa dạng lắn, nhưng khối lượng của chúng lại rất lớn nên gây ra nhiều ô nhiễm. Nồng độ NO2 phát sinh từ nguồn này của một số nhà máy lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Mức độ ô nhiễm do khí SO2 gây ra thấp hơn nhưng ở một số nhà máy vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Lượng bụi và hơi khí độc hại phát sinh từ các công đoạn sản xuất của các nhà máy cũng là vấn đề đáng quan tâm. Lượng khói thải này tuy không lớn bằng lượng khó thải từ các lò đốt, nhưng sự đa dạng của chúng lại lớn gấp bội. Mức độ nguy hiểm của nguồn ô nhiễm này cao hơn rất nhiều so với nguồn trên. Chúng có tác hại trực tiếp, gián tiếp, trước mắt, lâu dài tới chất lượng môi trường không khí.
- Vấn đề an toàn lao động của công nhân trong các nhà máy cũng đáng quan tâm. Công nhân của các nhà máy phần lớn phải làm việc trong điều kiện vệ sinh không tốt. Các điều kiện như ánh sáng, vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) hay độ ồn phần lớn đều ở mức không đảm bảo. Công nhân không được trang bị đầy đủ các trang phục an toàn lao động như găng tay, mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ…. để tránh bụi, tránh tiếng ồn, tránh nguy hiểm trong thao tác. Để đảm bảo sự trong sạch một cách lâu dài của môi trường không khí, đồng thời để cải thiện điều kiện làm việc của người công nhân trong nhà xưởng, việc nghiên cứu đề ra biện pháp xử lý lượng khí thải từ các nguồn là hoàn toàn cần thiết.
Sự phân loại ô nhiễm không khí thải ra gây ra được trình bày với các tiêu chuẩn sau:
- Ô nhiễm nhiệt độ
- Ô nhiễm tiếng ồn
- Ô nhiễm do bụi
- Ô nhiễm do các loại khí độc hại.
6. áp dụng công nghệ môi trường để xử lý ô nhiễm công nghiệp.
6.1. Phân tích lựa chọn công nghệ.
Việc lựa chọn công nghệ hợp lý cho sản xuất cũng như xử lý ô nhiễm có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, phục vụ cho phát triển bền vững trong tương lai. Yêu cầu đặt ra ở đây là các công nghệ đề nghị phải mang tính hiện đại, tính kinh tế cao và phù hợp với các điều kiện thực tế tại Việt Nam. Dựa vào các yêu cầu đó, việc phân tích lựa chọn các công nghệ dựa trên các loại công nghệ như sau:
- Công nghệ thích hợp.
- Công nghệ thông dụng
- Công nghệ ít hoặc không chất thải
- Công nghệ sạch.
Như vậy việc chọn lựa công nghệ phải được kết hợp giữa các loại công nghệ trên, phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh sẵn có.
6.1.1. Công nghệ thích hợp.
Đối với các công nghệ sản xuất của các ngành công nghiệp thì việc lựa chọn công nghệ thích hợp đã được các chủ đầu tư xem xét kỹ lưỡng. Tuy vậy khái niệm "công nghệ thích hợp" rõ ràng là sẽ thay đổi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, một số nhà máy xí nghiệp ở nước ta (nhất là ở miền Bắc), trải qua nhiều năm tháng, công nghệ đã trở nên cũ kỹ, lạc hậu và đang là nguồn sản sinh ra những chất thải gây ra ô nhiễm đáng kể đối với môi trường. Công nghệ thích hợp còn phải xem xét đến khía cạnh nguyên liệu phục vụ cho sản xuất… vì các yếu tố này là các tác nhân có thể gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Tóm lại, theo quan điểm bảo vệ môi trường, công nghệ thích hợp được đưa ra xem xét ngoài các chỉ tiêu thích hợp về công nghệ sản xuất ra các sản phẩm của ngành mình, còn phải là công nghệ bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường, mà cụ thể là:
- ít hoặc không tạo ra chất thải ô nhiễm
- Các chất thải tạo ra không hoặc ít gây ra ô nhiễm đến môi trường
- Không sử dụng quá nhiều hoặc liên quan đến việc khai thác nguồn tài nguyên quá lớn có thể gây ra ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- ít sử dụng các nguyên liệu coh các quá trình đốt cháy
- Không sử dụng quá nhiều nhân công lao động cho các công việc chân tay.
Đối với công nghệ xử lý các chất thải ô nhiễm thì khái niệm "công nghệ thích hợp" sẽ có các nội dung chính như sau:
- Công nghệ được lựa chọn để xử lý các chất ô nhiễm (nước, không khí, chất thải rắn) phải là công nghệ xử lý triệt để hoặc phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường (các chất sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn xả thải theo như qui định của luật môi trường)
- Công nghệ xử lý ô nhiễm thích hợp còn là công nghệ phù hợp với các điều kiện thực tế như đất đai, tài chính (chi phí đầu tư xây dựng công trình xử lý, chi phí vận hành, quản lý), vận hành đơn giản ít hao tốn năng lượng…
- Ngoài ra công nghệ được gọi là thích hợp còn phải phù hợp với các yêu cầu của công nghệ thông dụng, công nghệ ít hoặc không chất thải và công nghệ sạch sẽ trình bày dưới đây.
6.1.2. Công nghệ thông dụng.
Nhìn chung công nghệ thông dụng là công nghệ đã được áp dụng ở nhiều nước, nhiều khu vực, đã được ứng dụng vào thực tế và cho hiệu suất làm việc cao. Tránh việc đầu tư các công nghệ quá mới mẻ có thể gây ra lúng túng cho người sử dụng hoặc giá thành đầu tư quá cao mà hiệu suất lại không nâng được lên bao nhiêu.
Việc áp dụng công nghệ thôngdụng trong công nghệ xử lý các chất ô nhiễm có một ý nghĩa quan trọng, nó sẽ giảm bớt được các chi phí đầu tư nghiên cứu trước khi muốn ứng dụng một công trình nào đó vào thực tế. Chính vì thế công tác nghiên cứu động học cơ bản các quá trình xử lý ô nhiễm trong điều kiện phòng thí nghiệm là hết sức quan trọng và cần thiết.
6.1.3. Công nghệ ít hoặc không chất thải.
Đây là xu hướng hiện nay của các nước đang phát triển nhằm hạn chế ô nhiễm ở các đô thị và khu công nghiệp, ở nước ta đây cũng là yêu cầu đòi hỏi cho quá trình đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
Đối với các ngành công nghiệp đang hoạt động thì phương hướng sạch hoá sản xuất, nghiên cứu tận dụng các chất thải công nghiệp và xây dựng các công nghệ không hoặc ít chất thải dang được Nhà nước quan tâm và các cơ quan chuyên ngành đầu tư nghiên cứu. Đây là một vấn đề lớn và gặp không ít khó khăn do đặc điểm công nghiệp của Việt Nam như đã trình bày ở trên.
Một số kiến nghị đã được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn với mục tiêu sạch hoá các ngành công nghiệp. Sau đây là vài ví dụ:
- Đối với ngành công nghiệp luyện kim: Cân đặt ra vấn đề khảo sát ô nhiễm do luyện cok do luyện gang, đặc biệt đánh giá chất lượng nước thải đưa vào nguồn tiếp nhận, khảo sát thêm khí quyển… để xử lý các yếu tố nguy hại nhất. Phổ biến công nghệ xử lý các chất độc hại, đề cao hơn nữa công tác an toàn và bảo hộ lao động.
- Đối với ngành công nghiệp hoá học: Tận thu khí SO2 để giải quyết ô nhiễm axit sulfuric của một số nhà máy, giải quyết chông ô nhiễm F và chuyển F thành thương phẩm, giải quyết ô nhiễm ClO…
6.1.4. Công nghệ sạch.
Thực ra không có xí nghiệp công nghiệp nào là không tạo ra chất thải, ít nhất cũng là chất thải sinh hoạt của các CBCNV trong xí nghiệp. Công nghệ sạch ở đây được xem là công nghệ hoặc không tạo ra các chất thải từ quá trình sản xuất hoặc các chất thải tạo ra không gây ô nhiễm đến môi trường và con người. Một vài ví dụ về công nghệ lắp ráp các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông…
Khái niệm công nghệ sạch trong công nghệ xử lý các chất ô nhiễm được xem xét như công nghệ ít tạo ra các chất thải từ các công trình xử lý (ví dụ như nước thải tạo ra từ hệ thống xử lý khí thải) công trình xử lý không gây mùi, không gây ra các ảnh hưởng lớn đến cho người vận hành, bảo đảm tình trạng vệ sinh, điều kiện kín…
iii. kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải môi trường ở Việt Nam
1- Kiểm soát ô nhiễm môi trường
1.1. Khái niệm chung
Trước khi hiểu thế nào là kiểm soát ô nhiễm cần phải hiểu rõ một số khái niệm như thế nào là ô nhiễm, thế nào là kiểm soát ô nhiễm và thế nào là quản lý môi trường.
Ô nhiễm môi trường theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới như sau: "Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải hoặc năng lượng đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khoẻ con người hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường".
Theo định nghĩa của tổ chức Môi trường nhiều quốc gia thì ô nhiễm môi trường là "việc làm thay đổi thành phần, tính của môi trường của một khu vực nào đó đến mức suy giảm chất lượng môi trường vốn có của khu vực".
Như vậy ô nhiễm môi trường là việc làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của bất kỳ phần nàp của môi trường dẫn đến sự nguy hại hoặc có khả năng nguy hại đến sức khoẻ, đến sự an toàn hoặc sự hưng thịnh của bất cứ giống, loài sinh vật nào.
Từ khái niệm về ô nhiễm môi trường như vậy sẽ dẫn khái niệm thế nào là kiểm soát ô nhiễm. Theo định nghĩa thông thường, từ "kiểm soát" có 3 nghĩa khác nhau như sau :
- Kiểm tra, xem xét để phát hiện và ngăn ngừa những gì trái với quy định như kiểm soát giấy tờ ...
- Điều khiển một hệ thống, một thiết bị nào đó.
- Đặt trong phạm vi quyền hành của mình, trong vùng khống chế của mình.
Như vậy, kiểm soát ô nhiễm là tổng hợp các hoạt động về luật pháp, chính sách, công nghệ nhằm phòng ngừa và xử lý ô nhiễm đến một định chuẩn cần thiết.
Kiểm soát ô nhiễm có thể chia làm hai phần : ngăn ngừa ô nhiễm hay còn gọi là kiẻm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô nhiễm hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu ra. Như vậy, ngăn ngừa ô nhiễm nghĩa là giảm hoặc loại bỏ chất ô nhiễm và các chất thải vào môi trường. Còn làm sạch ô nhiễm có nghĩa là thu gom, tái sử dụng và xử lý các chất gây ô nhiễm. Chi phí cho việc làm giảm thiểu các chất thải bao giờ cũng rẻ và dễ hơn việc thu gom và xử lý các chất thải này.
Nội dung của kiểm soát ô nhiễm có thể được thể hiện như sau :
- Kiểm soát ô nhiễm là khống chế được ô nhiễm, đặt vấn đề ô nhiễm thuộc quyền chi phối của mình bao gồm việc ngăn ngừa để môi trường không bị ô nhiễm và nếu có ô nhiễm xảy ra thì phải có các biện pháp làm sạch và phục hồi lại phần thiệt hại của môi trường do ô nhiễm gây nên. Có thể chia các lĩnh vực để việc kiểm soát ô nhiễm đạt kết quả như : kiểm soát ô nhiễm nước, kiểm soát ô nhiễm đất, kiểm soát chất thải và kiểm soát các chất thải độc hại ...
- Kiểm soát ô nhiễm là một phần quan trọng nhất trong các loại hình của quản lý môi trường.
Như vậy các công cụ sẽ trợ giúp cho công tác kiểm soát ô nhiễm đạt hiệu quả là :
- Chính sách môi trường : Tạo ra các quy định, tiêu chuẩn môi trường dựa vào đó kiểm soát ô nhiễm sẽ có các hành động thích hợp để đạt mục đích mình đưa ra.
- Quan trắc môi trường : giúp cho việc phát hiện và dự báo các vấn đề liên quan đến sự thay đổi chất lượng môi trường để có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm phù hợp.
- Công nghệ : Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch sẽ giảm thiểu thải và hạn chế khả năng gây ô nhiễm (biện pháp hữu hiệu của việc ngăn ngừa ô nhiễm).
- Kinh phí môi trường : Tạo ra các cơ sở khoa học và thực tiễn chỉ việc áp dụng các phương án kiểm soát ô nhiễm bằng các biện pháp kinh tế.
- Kỹ thuật môi trường : Đưa ra các giải pháp kỹ thuật để xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
1.2. Các nguồn gây ra ô nhiễm
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Nguồn điểm (point source): Là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng phóng thải các tác nhân gây ô nhiễm. Các nguồn điểm chủ yếu là: ống khói nhà máy, xe hơi, tàu hoả, cống xả nước thái, điểm xảy ra tai nạn tàu dầu, giàn khoan dầu khí, lò phản ứng nguyên tử ...
- Nguồn không có điểm (non point source) : Là nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng các tác nhân gây ô nhiễm.
Tuỳ thuộc vào các tác nhân gây ô nhiễm mà có thể sử dụng các thuật "ô nhiễm nước", "ô nhiễm biển", "ô nhiễm không khí", "ô nhiễm đất", ô nhiễm thực phẩm"...
1.3.Các tác nhân gây ra ô nhiễm
Các tác nhân gây ra ô nhiễm gọi tắt là tác nhân ô nhiễm là các hoá chất, tác nhân vật lý (màu, mùi, tia bức xạ, nhiệt độ...), tác nhân sinh học (vi sinh, vi trùng...) có khả năng tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người. Trong thực tế nhiều tác nhân ở nồng độ hoặc cường độ thấp có thể tốt cho sức khoẻ con người, nhưng ở nồng độ cao lại gây ô nhiễm môi trường vì có thể gây tác hại cho cơ thể con người hoặc sinh vật.
Hiện nay trong các hệ sinh thái nước người ta xác định được trên 1.500 tác nhân ô nhiễm khác nhau, trong đó có các nhóm tác nhân ô nhiễm tiêu biểu là :
- Các chất a xít và kiềm
- Các anion (sulphua, sulphit, xyanua...)
- Các chất tẩy rửa
- Nước thải sinh hoạt, nước thải từ chuồng trại chăn nuôi
- Chất thải công nghiệp
- Các khí thải (CO2, NOx, ...)
- Các chất dinh dưỡng (đặc biệt là phosphat và nitrat)
- Dầu mỡ
- Các chất thải hữu cơ có độc tính và khó phân huỷ (PCB, dioxin...)
- Các hoá chất bảo vệ thực vật
- Các chất phóng xạ
- Các tác nhân sinh học gây bệnh giun sán, động vật đơn bào...
Khi tác nhân ô nhiễm được đưa vào môi trường chúng sẽ bị biến đổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, hơi ẩm, nước...) sau đó tiếp xúc với đối tượng nhận (con người, sinh vật, thực vật...) gây tác hại đến các đối tượng nhận.
Mức độ tác động của các tác nhân ô nhiễm đến đối tượng nhận phụ thuộc vào nhiều yếu tố : bản chất hoá lý của tác nhân ô nhiễm, nồng độ ô nhiễm ban đầu của tác nhân, các yếu tố môi trường xung quanh và độ nhậy cảm của đối tượng cũng như khả năng miễn dịch của từng cá thể.
1.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay của Việt Nam
Ô nhiễm môi trường đất
Đất nông nghiệp ở một số vùng do khai thác sử dụng không hợp lý, không đảm bảo kỹ thuật canh tác dẫn đến tình trạng chung hoá, hoá mặn, phèn và thậm chí dẫn đến đất quá bạc màu phải bỏ hoang. Xu thế lạm dụng hoá chất trong nông nghiệp vẫn gia tăng nên làm đất bị ô nhiểm bởi các tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật, gây tắc hại cho cây trồng và ô nhiểm nguồn nước mặt và nước ngầm. Chính sự ô nhiễm môi trường đất do thuốc BVTV dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm và hoá chất nông nghiệp xảy ra ở nhiều nơi: ở thành phố Hà Nội gần 90 trường hợp ngộ độc do ăn rau cải. Kết quả kiểm định 256 mẫu ra lấy ngẫn nhiên tại các chợ ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy gần 60% số mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt tiêu chuẩn cho phép 50 lần.
Do hoạt động công nghiệp tăng cao nên đất cũng bị ô nhiễm bởi các hàm lượng kim loại nặng như chì, crôm, cadmi, kẽm ... và ảnh hưởng đến cây trồng và sức khoẻ con người.
Tình trạng đô thị hoá ở nước ta ngày một tăng cao. Hiện nay dân số đô thị nước ta khoảng trên 15 triệu người chiếm hơn 20% tổng dân số cả nước. Dự báo tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta đến năm 2000 lên tới 29-34%. Sự tăng trưởng dân số đô thị nhanh cùng với quá trình đô thị hoá như xây dựng các khu dân cư, đường sá ... nên vấn đề ô nhiễm môi trường càng phức tạp hơn.
Ô nhiễm môi trường nước
Nhiều sông, suối, ao, hồ của nước ta hiện nay đã trở thành nơi tiếp nhận nước thải đô thị và công nghiệp, bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải các bệnh viện, trường học, cơ quan, nước thải công nghiệp, nước mưa chảy qua các vùng nông nghiệp, đô thị và khu công nghiệp, các chất dầu rò rỉ từ các phương tiện giao thông. Nước thải chưa qua xử lý mà xả trực tiếp ra sông hồ và gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới một người hàng năm thải vào môi trường nước một lượng BOD là 16,5 kg, COD 36,8kg, chất rắn lơ lửng 20kg ... Như vậy với tổng dân số hiện nay của nước ta là khoảng 78 triệu người thì tổng lượng các chất hữu cơ cũng như các chất thải độc hại được thải ra theo đường cống rãnh sẽ rất lớn và đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước mặt ở các đô thị lớn.
Công nghiệp nước ta phát triển ở trình độ chưa cao và chưa có tính tập trung nhưng do các trang thiết bị sử dụng quá cũ, các công nghệ lạc hậu nên lại là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường. Theo tính toán hàng năm, hoạt động công nghiệp nước ta đã thải khoảng 290.000 tấn chất thải độc hại vào môi trường. Riêng Hà Nội hàng năm thải khoảng 3.600 tấn chất hữu cơ, 317 tấn dầu mỡ và hàng chục tấn kim loại nặng, dung môi và các chất thải độc hại khác.
Khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà mỗi năm thải vào môi trường 795,8 tấn dầu mỡ, 4591 tấn chất lơ lửng, 323,2 tấn dung môi, 103 tấn phênol, 65 tấn H2S, 80 tấn axít... dẫn đến ô nhiễm nặng các hệ kênh, rạch và hiện nay tình trạng ô nhiễm ở sông Thị Vải cũng đã lên đến mức báo động.
Ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí chủ yếu là do các nguồn khí thải từ sản xuất công nghiệp và các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thuỷ. Tại Hà Nội, môi trường không khí tại một số điểm công nghiệp bị ô nhiễm nặng nề về các chất độc hại và bụi khói. Hàm lượng bụi, SO2, CO tại khu công nghiệp Thượng Đình và quận Hai Bà Trưng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 10 lần.
Ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn do giao thông đường bộ gây ra ngày càng lớn. Lượng xe máy, ô tô ngày càng tăng. Hiện nay có khoảng 350.000 xe ô tô trong đó 70% là xe cũ, gần 3.600.000 xe máy trong đó 60% là cũ và gần 100.000 xe lam tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng ... Theo số liệu đo đạc của Cục Đăng kiểm cho thấy ở các tuyến đường chính của Hà Nội năm 1995 nồng độ khí CO gấp 1,5 đến 1,7 lần so với TCVN, nồng độ NO2 gấp gần 3 lần so với TCVN, bụi cao hơn TCVN gấp 60 lần.
Ngoài việc ô nhiễm không khí, ở các thành phố lớn còn bị ô nhiễm ồn cũng đang tăng cao, mức độ ồn đều vượt quá 70dBA.
Ô nhiễm môi trường nước biển
Lượng dầu chuyển tải vào vùng biển Đông ngày càng lớn nên nguy cơ bị ô nhiễm do các sự cố trang dầu ngày càng gia tăng. Trong năm 1995, ước tính khoảng 41 nghìn tấn dầu thải vào vùng biển Việt Nam và dự báo đến năm 2000 lượng dầu thải này còn tăng đến 64 nghìn tấn.
Khai thác biển và ven biển bằng các phương tiện đánh bắt hiện đại như lặn khí tài, dùng thuốc nổ, chất gây mê ... dẫn đến suy giảm nguồn lợi thuỷ sản, suy thoái đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường nước biển do tồn lưu các chất độc hại. Chất lượng nước biển cũng bị suy giảm, các kết quả quan trắc của hai năm 1995-1996 cũng chỉ ra rằng vùng biển nước ta bắt đầu có biểu hiện bị ô nhiễm bởi dầu, sắt, kẽm và các chất hữu cơ. Vùng biển Đông Nam Bộ hàm lượng dầu đã tăng từ 7 đến 20 lần trong năm 1996 so với năm 1992, hàm lượng sắt ở khu vực Trung và Nam bộ đều vượt quá giới hạn cho phép từ 5-6 lần, ở vùng biển Nam Bộ có biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ, giá trị COD vượt hơn 6 lần mức cho phép.
1.5.Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Thi hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương. Việc thi hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật về môi trường là cần thiết.
Theo Điều 10 Luật BVMT thì các cơ quan, nhà nước trong phạm vi chức năng của mình có trách nhiệm điều hành, đánh giá... xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường và thông báo cho nhân dân biết, có kế hoạch phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường...
. Nếu trong thời hạn nêu trong giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm đã qua mà cơ sở sản xuất kinh doanh nào vẫn không xử lý các chất thải của mình đạt tiêu chuẩn yêu cầu thì sẽ không được cấp giấy phép môi trường đồng thời cơ sở đó phải làm lại các thủ tục xin laị giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm.
Việc cấp giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm cũng giúp cho công tác quản lý môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm tại địa bàn quản lý của tỉnh, đồng thời cũng trợ giúp cho công tác thanh tra môi trường sau này.
Các thủ tục cần thiết để xây dựng hồ sơ xin cấp lại giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gồm :
1. Đơn xin cấp giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm.
2. Báo cáo tình hình BVMT của cơ sở từ trước đến nay và kế hoạch sắp tới trong việc thực hiện công tác này.
3. Kết quả phân tích các chỉ tiêu thải đã qua xử lý bao gồm: nước thải, khí thải tại nguồn, tiếng ồn ngoài hàng rào sản xuất, bụi, nhiệt độ ... do một cơ chuyên trách đo đạc.
4. Công văn đề nghị của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh chủ quản về việc đồng ý cấp giấy phép hay không cấp phép kiểm soát ô nhiễm gửi Cục Môi trường.
Việc cấp giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm, ngoài giấy phép theo quy định, cá sở nên có biên bản kèm theo giấy phép xác định rõ những chỉ tiêu thải nào đã đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, những vấn đề còn vướng mắc của cơ sở trong việc hoàn thiện và xử lý chất thải theo yêu cầu và thời gian quy định để cơ sở sản xuất đó phải thực hiện được (thời gian này nhiều nhất là 18 tháng).
Sau khi cấp giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm, dựa vào kết quả của biên bản đề ra và thời gian yêu cầu trong biên bản việc cấp giấy phép môi trường mới được xem xét.
Quy trình cấp phép các giấy phép về môi trường: giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm và giấy phép môi trường được thể hiện ở sơ đồ sau :
Những công việc mà Cục Môi trường đã làm trong công tác kiểm soát ô nhiễm :
- Cục Môi trường đã xây dựng các nhiệm vụ thực hiện việc đánh giá các nguồn gây ô nhiễm, các nguồn thải trên toàn quốc cũng như xác định các sự cố tràn dầu không có nguồn gốc trân phạm vi toàn quốc.
- Từ đó bước đầu xây dựng các phương án kiểm soát ô nhiêm đối với các khu vực kinh tế trọng điểm: khu vực kinh tế Bắc Bộ, khu vực kinh tế miền Trung và khu vực kinh tế phía Nam nhằm đưa ra các mô hình kiểm soát, dự báo khả năng gây ô nhiễm ở các vùng để gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Cấp giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm và hướng dẫn sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường các tỉnh trong việc xem xét cấp giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm của một số lưu vực sông như: hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, sông Thị Vải, hệ thống sông Hồng (khu vực sông Thao chảy qua Việt Trì, Vĩnh Phú...) để từ đó xây dựng các tiêu chuẩn thải hợp lý cho nước thải công nghiệp của từng lưu vực sông.
2- Quản lý chất thải
2.1. Tình hình chung về quản lý chất thải
Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cực sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng lớn chất thải rắn bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện. Các chất thải nói trên nếu không được quản lý đúng đắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ con người.
Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là chất thải) của các bộ, ngành và các địa phương hiện nay chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tế. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải đang là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước. Có thể nêu một số tồn tại chủ yếu sau đây:
Hiện nay trên phạm vi toàn quốc, lượng chất thải sản sinh hàng ngày ước tính 19.315 tấn bao gồm :
- Chất thải công nghiệp: 10.162 tấn
- Chất thải bệnh viện : 212 tấn
- Chất thải sinh hoạt : 8.665 tấn
Hà Nội mỗi ngày sản sinh 21.268 tấn chất thải trong đó có 1.175 tấn chất thải sinh hoạt, 11 tấn chất thải bệnh viện.
Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày sản sinh 2.755 tấn chất thải trong đó có 1.700 tấn chất thải sinh hoạt, 18 tấn chất thải bệnh viện.
Như vậy ước tính sơ bộ trong 20 năm qua tổng lượng chất thải có thể lên tới 130 triệu tấn.
Với tỷ lệ thu gom như hiện nay mới đạt khoảng 50% thì tổng lượng chất thải tồn đọng trong môi trường vào khoảng 70 triệu tấn. Ngoài ra còn chưa kể đến một khối lượng rất lớn phân bắc và nước thải, thải ra từ các sinh hoạt đô thị. Hiện nay chỉ có một vài thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có các cơ sở chế biến rác thành phân bón. Tuy nhiên, công suất của các nhà máy chỉ đáp ứng 12% tổng lượng chất thải của mỗi thành phố, Ngân sách Nhà nước chi cho việc thu gom xử lý chất thải còn ở mức rất thấp, bình quân một người ở Hà Nội là 1,6USD/năm (năm 1993) trong khi ở Thái Lan là 4,8 USD/năm.
- Đa số các tỉnh và thành phố chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Đặc biệt trên toàn quốc chưa có một bãi chôn lấp chất thải nào được xây dựng đúng quy cách đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Các chất thải không được phân loại, chất thảo độc hại và chất thải sinh hoạt được tập trung và chôn lấp đơn giản tại cùng một địa điểm.
- Chưa có các biện pháp, công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý các chất thải nguy hại do sản xuất công nghiệp và các bệnh viện thải ra.
- Còn thiết một hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy về quản lý chất thải, thiếu sự đầu tư ngân sách của các cấp chính quyền và các bộ, ngành trong việc quản lý chất thải.
2.2. Các biện pháp tăng cường quản lý chất thải
Chỉ thị 199/TTg của Thủ tướng chính phủ
Để khắc phục tình trạng nói trên, tiến tới mục tiêu thu gom và xử lý triệt để lượng chất thải sản sinh hàng ngày, giữ gìn môi trường đô thị xanh, sạch nhằm bảo vệ sức khoẻ con người, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngày 3/4/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 199/TTg tại Chỉ thị này, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ ngành và các địa phương phải quán triệt sâu sắc, việc thải bỏ chất thải bừa bãi, không hợp vệ sinh ở các đô thị và các khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường, làm nảy sinh các loại bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống con người, ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ mai sau. Mỗi ngành, mỗi địa phương phải kiểm điểm trách nhiệm của mình, đề ra các chương trình, và các biện pháp thiết thực, chỉ đạo sát sao và cụ thể việc quản lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28636.doc