Luận văn Xây dựng quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường thcs huyện Tân uyên, tỉnh Bình Dương

MỞ ĐẦU .9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO

VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ .15

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .15

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới.15

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam.16

1.2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài .18

1.2.1. Khái niệm Quản lý. 18

1.2.2. Quản lý Giáo dục. 18

1.2.3. Quản lý nhà trường .21

1.2.4. Khái niệm Bồi dưỡng.22

1.2.5. Bồi dưỡng giáo viên.23

1.2.6. Quản lý hoạt động Bồi dưỡng giáo viên.24

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường THCS.25

1.3.1. Những yêu cầu đối với người giáo viên THCS trong giai đoạn hiện nay.25

1.3.2. Vai trò của hoạt động bồi dưỡng giáo viên.27

1.3.3. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên.28

1.3.4. Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên.28

1.3.5. Nội dung bồi dưỡng giáo viên .29

1.3.6. Phương pháp bồi dưỡng giáo viên.30

1.3.7. Hình thức bồi dưỡng giáo viên.31

1.3.8. Những yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng giáo viên.32

1.4. Các nội dung của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường THCS32

1.4.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên .32

pdf116 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường thcs huyện Tân uyên, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên còn 0,4% chưa đạt chuẩn. Qua cuộc phỏng vấn với chuyên viên Phòng Giáo dục & Đào tạo được biết giáo viên chưa đạt chuẩn chuyên môn là do giáo viên này lớn tuổi sắp về hưu và bị hạn chế bởi quy định về độ tuổi đi học nên họ không tham gia học tập nâng cao trình độ. Bảng 2.12: Khảo sát về trình độ Tin học (N = 247) Trình độ Tin học CBQL Giáo viên Tổng cộng SL % SL % SL % Đại học 2 15.4 3 1.3 5 2.0 Cao đẳng 0 0 6 2.6 6 2.4 Chứng chỉ B 3 23.1 45 19.2 48 19.4 Chứng chỉ A 8 61.5 171 73.1 179 72.5 Dữ liệu mất 9 3.8 9 3.6 Tổng 13 100.0 234 100.0 247 100.0 Kết quả khảo sát cho thấy 72.5% cán bộ giáo viên có chứng chỉ A tin học, ở trình độ này cán bộ giáo viên có thể ứng dụng vào một số công tác như soạn giáo án điện tử, truy cập interet và soạn thảo văn bản, có 19.4% số cán bộ giáo viên có chứng chỉ B, ở trình độ này cán bộ giáo viên có thể ứng dụng một số phần mềm vào công việc cụ thể như phần mềm quản lý hồ sơ học sinh, quản lý nhân sự, có 4.4% cán bộ giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học tin học, qua nghiên cứu hồ sơ cho thấy hầu hết các giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học tin học đều được phân công dạy bộ môn tin học. 49 So sánh trình độ tin học giữa cán bộ quản lý và giáo viên thì thấy tất cả cán bộ quản lý đều có trình độ tin học, có thể nói đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, về giáo viên thì phần lớn giáo viên có trình độ tin học, qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý ở các trường THCS kết quả cho thấy số giáo viên có trình độ tin học đáp ứng được công tác soạn giảng bằng giáo án điện tử và nghiên cứu tài liệu trên mạng. Qua số liệu thể hiện ở Bảng 2.12, còn 9 dữ liệu mất này là của giáo viên, đồng thời tác giả tiếp tục nghiên cứu hồ sơ nhận thấy rằng có thể 9 giáo viên này chưa có trình độ tin học. Đối với trình độ ngoại ngữ, kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng sau: Bảng 2.13: Khảo sát về trình độ Ngoại ngữ (N = 247) Trình độ ngoại ngữ CBQL (N=13) Giáo viên (N=234) Tổng cộng (N=247) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Đại học 0 0 12 5.1 12 4.9 Cao đẳng 1 7.7 9 3.8 10 4.0 Chứng chỉ B 2 15.4 29 12.4 31 12.6 Chứng chỉ A 6 46.2 78 33.3 84 34.0 Dữ liệu mất 4 30.8 106 45.3 110 44.5 Tổng 13 100.0 234 100.0 137 100.0 Kết quả ở Bảng 2.13 cho thấy 36.6% cán bộ giáo viên có chứng chỉ A, B ngoại ngữ, 8.9% có trình độ cao đẳng và đại học ngoại ngữ. Qua nghiên cứu hồ sơ nhận thấy những giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học chủ yếu được phân công làm giáo viên dạy bộ môn tiếng anh và thực tế có rất ít CBQL và giáo viên sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp và nghiên cứu. Qua kết quả khảo sát cho thấy 110 dữ liệu mất nên tác giả tiếp tục nghiên cứu hồ sơ kết quả cho thấy 110 dữ liệu mất này có thể là do họ chưa có trình độ ngoại ngữ. 2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường THCS huyện Tân Uyên 2.4.1. Đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ giáo viên các trường THCS huyện Tân Uyên về sự cần thiết đối với hoạt động bồi dưỡng Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên là một trong những hoạt động quản lý của trường THCS, để thực hiện việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên có đầy đủ năng lực sư phạm để tham gia công tác có chất lượng cao đòi hỏi người cán bộ giáo viên phải có 50 nhận thức về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết về hoạt động bồi dưỡng mới có thể tham gia một cách tích cực vào hoạt động này. Bảng 2.14: Đánh giá về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng GV (N = 247). Hoạt động bồi dưỡng CBQL GV Tổng cộng SL % SL % SL % - Rất cần thiết 8 61.5 137 58.6 145 58.7 - Cần thiết 5 38.5 89 38.0 94 38.0 - Có hay không cũng được 0 0 7 3.0 7 2.9 - Không cần thiết 0 0 1 0.4 1 0.4 Tổng 13 100.0 234 100.0 247 100.0 Kết quả cho thấy cán bộ quản lý và đa số giáo viên ở các trường THCS đã nhận thức đúng về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giáo viên, đây là tín hiệu tốt cho công tác quản lý. Tuy nhiên vẫn còn số ít (3,3%) có thể chưa nhận thức sâu sắc về hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời kết quả trên cũng phản ánh ý thức của phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên thể hiện sự khao khát được tiếp tục bồi dưỡng, và số ít người (2.9%) có biểu hiện cầm chừng trong việc bồi dưỡng. So sánh kết quả đánh giá giữa CBQL và giáo viên thì nhận thức về sự cần thiết của CBQL cao hơn của giáo viên nhưng không đáng kể, điều đó cho thấy nhận thức của CBQL và GV phù hợp với nhau. Chỉ còn 7 giáo viên cho rằng hoạt động bồi dưỡng có hay không cũng được và 1 giáo viên cho rằng hoạt động bồi dưỡng là không cần thiết. Để tìm hiểu rõ hơn về 7 giáo viên có biểu hiện cầm chừng trong việc bồi dưỡng, tác giả tiếp tục so sánh giữa các trường với nhau, kết quả này được thể hiện như sau: Bảng 2.15. So sánh đánh giá về sự cần thiết hoạt động bồi dưỡng của CBQL và giáo viên giữa các trường với nhau (N=247). STT Đơn vị Hoạt động bồi dưỡng Rất cần thiết Cần thiết Có hay không cũng được Không cần thiết 1. Tân Phước Khánh 41 13 5 0 2. Lạc An 22 9 0 0 3. Khánh Bình 14 10 0 0 4. Lê Thị Trung 24 19 1 0 5. Nguyễn Quốc Phú 22 24 0 0 6. Hội Nghĩa 22 19 1 1 Tổng cộng 145 94 7 1 51 Qua kết quả được thể hiện ở Bảng 2.15 cho thấy mức độ đánh giá về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giữa các trường cũng phù hợp với nhau, còn 7 giáo viên cho rằng có hay không cũng được, trong đó có 5 giáo viên công tác tại trường THCS Tân Phước Khánh, tác giả tiến hành phỏng vấn CBQL và một số giáo viên ở đơn vị này được biết do thầy cô này lớn tuổi, điều kiện đi lại khó khăn, bản thân ngại đổi mới nên ít chú ý đến việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nghiệp vụ sư phạm, dẫn đến họ không tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng. Như vậy chỉ có một bộ phận nhỏ GV có tâm lý thờ ơ, thụ động, không phấn đấu, ngại khó trong học tập, không muốn tham gia vào hoạt động bồi dưỡng giáo viên, do đó CBQL cần quan tâm, tìm động cơ để tạo hứng thú trong việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức để giáo viên ở mọi lứa tuổi thấy được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng để họ có sự tự nguyện tham gia một cách tích cực vào hoạt động bồi dưỡng giáo viên. 2.4.2. Đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THCS huyện Tân Uyên 2.4.2.1. Đánh giá việc thực hiện nội dung bồi dưỡng Qua các phiếu khảo sát thu được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về nội dung bồi dưỡng theo Bảng 2.16 và Bảng 2.17 như sau: Bảng 2.16: Đánh giá về mức độ thực hiện 08 nội dung bồi dưỡng ( N= 247) Nội dung bồi dưỡng Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện TB (CBQ L+G V) Thứ bậc RTX TX KTX KTH Điểm TB 1. Dạy, học theo chuẩn kiến thức kỹ năng CB QL SL 1 10 2 0 2.92 3.16 1 % 7.7 76.9 15.4 0 GV SL 67 143 23 1 3.17 % 28.6 61.1 9.8 0.4 2. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực CB QL SL 3 9 1 3.15 3.12 2 % 23.1 69.2 7.7 GV SL 45 167 22 3.09 % 19.2 71.4 9.4 Nội dung bồi dưỡng Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện TB (CB QL+ GV) Thứ bậc RTX TX KTX KTH Điểm TB 3. Chuyên sâu, CB SL 2 8 3 2.92 3.07 4 52 đặc thù bộ môn QL % 15.4 61.5 23.1 GV SL 58 141 31 4 3.08 % 24.8 60.3 13.2 1.7 4. Biên soạn đề kiểm tra CB QL SL 8 5 2.61 2.91 5 % 61.5 38.5 GV SL 37 148 44 5 2.92 % 15.8 63.2 18.8 2.1 5. Hướng dẫn nghiên cứu và trình bày sáng kiến kinh nghiệm CB QL SL 1 4 8 2.46 2.48 8 % 7.7 30.8 61.5 GV SL 21 87 111 15 2.49 % 9.0 37.2 47.4 6.4 6. Công tác chủ nhiệm lớp CB QL SL 2 5 6 2.69 2.70 7 % 15.4 38.5 46.2 GV SL 47 94 70 23 2.70 % 20.1 40.2 29.9 9.8 7. Ứng dụng công nghệ thông tin CB QL SL 1 10 2 2.92 2.85 6 % 7.7 76.9 15.4 GV SL 37 129 65 3 2.85 % 15.8 55.1 27.8 1.3 8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh CB QL SL 3 8 2 3.07 3.10 3 % 23.1 61.5 15.4 GV SL 65 137 24 8 3.10 % 27.8 58.5 10.3 3.4 Trung bình chung CBQL 2.84 2.92 GV 2.93 Kết quả khảo sát ở Bảng 2.16 cho thấy, CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng được xếp theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau: - Dạy, học theo chuẩn kiến thức kỹ năng: CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên cao nhất xếp thứ bậc 1 với điểm TB = 3.16, việc thực hiện nội dung này là rất cần thiết vì đó là chuẩn mà bất cứ một GV nào khi giảng dạy cũng phải thực hiện, giáo viên phải nắm vững những nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình môn học, đảm bảo thi kết thúc năm học, học sinh phải hiểu rõ những nội dung trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, đó chính là cơ sở để học sinh đạt 53 kết quả tốt trong kỳ thi vì đề thi chủ yếu bám sát sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng. Do đó các nhà quản lý cần duy trì tổ chức bồi dưỡng nội dung này - Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực: Ở nội dung này CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên xếp thứ bậc 2 với điểm TB = 3.12, như vậy GV đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và thấy được lợi ích của phương pháp dạy học theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, do đó các cấp quản lý cần duy trì bồi dưỡng cho GV trong thời gian sắp tới. - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Nội dung này CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên được xếp thứ bậc 3 với điểm TB = 3.10, cho thấy sự quan tâm của các cấp quản lý đối với nội dung này, trong thực tế giảng dạy việc ra đề kiểm tra đúng theo các cấp độ: Biết, hiểu, vận dụng sáng tạo là hết sức quan trọng, nội dung đề kiểm tra, đánh giá phải hướng vào mục tiêu toàn diện, vận dụng thực hành lý thuyết, không ra đề mang tính lý thuyết buộc học sinh phải viết lại những điều đã học thuộc lòng, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, công bằng sẽ giúp cho GV xác định được phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp học sinh biết rõ học lực của mình như thế nào để có hướng phấn đấu tốt hơn và tạo ra tâm thế thoải mái trong học tập. - Chuyên sâu, đặc thù bộ môn: Nội dung này CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện xếp thứ bậc 4 với điểm TB = 3.07, nội dung bồi dưỡng này nhằm bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức, thông tin mới, hiện đại gắn với thực tiễn của chương trình giáo dục, không quá rộng, lý thuyết suông và thiếu chiều sâu. - Biên soạn đề kiểm tra: Nội dung này CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên xếp thứ bậc 5 với điểm TB = 2.91, nội dung này nhằm bồi dưỡng cho GV nắm được việc biên soạn đề kiểm tra sao cho phù hợp với trình độ của học sinh. - Ứng dụng công nghệ thông tin: Được CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện xếp thứ bậc 6 với điểm TB = 2.85, khi bồi dưỡng nội dung này giúp GV đổi mới phương pháp dạy học. - Công tác chủ nhiệm lớp: CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện xếp thứ bậc 7 với điểm TB = 2.70, bồi dưỡng nội dung này giúp GV nâng cao năng lực quản lý và xử lý các tình huống sư phạm và có thêm kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp. 54 - Hướng dẫn nghiên cứu và trình bày sáng kiến kinh nghiệm: Ở nội dung này CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện xếp thứ bậc 8 với điểm TB = 2.48, bồi dưỡng nội dung này giúp GV biết được quy trình viết và trình bày SKKN. So sánh mức độ đánh giá giữa CBQL và giáo viên thì mức độ thực hiện thường xuyên của CBQL thấp hơn của giáo viên nhưng không đáng kể, đối với CBQL TB chung =2.84, đối với GV TB chung = 2.93, đánh giá chung về nội dung bồi dưỡng GV được CBQL và GV các trường đánh giá 08 nội dung được thực hiện ở mức thường xuyên với giá trị TB chung = 2.92. Bảng 2.17: Đánh giá về hiệu quả thực hiện 08 nội dung bồi dưỡng ( N= 247) Nội dung bồi dưỡng Nhóm đánh giá Đánh giá hiệu quả Tốt Khá TB Yếu 1. Dạy, học theo chuẩn kiến thức kỹ năng CBQL 61.5 30.8 7.7 GV 61.1 34.6 4.3 2. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực CBQL 61.5 38.5 GV 53.8 43.6 2.6 3. Chuyên sâu, đặc thù bộ môn CBQL 46.2 46.2 7.7 GV 46.1 43.5 10.3 Nội dung bồi dưỡng Nhóm đánh giá Đánh giá hiệu quả Tốt Khá TB Yếu 4. Biên soạn đề kiểm tra CBQL 46.2 46.2 7.7 GV 51.7 41.5 6.8 5. Hướng dẫn nghiên cứu và trình bày sáng kiến kinh nghiệm CBQL 15.4 53.8 30.8 GV 25.1 52.0 22.9 6. Công tác chủ nhiệm lớp CBQL 46.2 30.8 23.1 GV 44.2 45.7 10.2 7. Ứng dụng công nghệ thông tin CBQL 69.2 30.8 GV 42.2 47.1 10.7 8. Kiểm tra, đánh giá kết quả CBQL 69.2 30.8 55 học tập của học sinh GV 58.2 36.4 5.3 Theo kết quả khảo sát ở Bảng 2.17 cho thấy CBQL và giáo viên đánh giá hiệu quả thực hiện 08 nội dung bồi dưỡng thì chỉ có nội dung “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực” hiệu quả cao nhất, có tỷ lệ 100% CBQL và 97.4% GV đánh giá khá tốt. Các nội dung bồi dưỡng khác như: “Dạy, học theo chuẩn kiến thức kỹ năng”; “Chuyên sâu đặc thù bộ môn”; “Biên soạn đề kiểm tra”; “Ứng dụng công nghệ thông tin”; “Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh” đều đạt trên 70% số ý kiến đánh giá hiệu quả khá tốt. Đồng thời qua nghiên cứu hồ sơ tác giả nhận thấy các nội dung này được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên hàng năm. Riêng 02 nội dung: 1/. “Hướng dẫn nghiên cứu trình bày sáng kiến kinh nghiệm”; 2/. “Công tác chủ nhiệm lớp”, theo thực tế hai nội dung này trong những năm qua ít được bồi dưỡng thường xuyên, chỉ bồi dưỡng rãi rác theo từng giai đoạn do đó hiệu quả còn thấp. Còn 30.8% CBQL và 22.9% GV đánh giá hiệu quả trung bình ở nội dung “Hướng dẫn nghiên cứu và trình bày sáng kiến kinh nghiệm”, theo ý kiến của một giáo viên ở trường THCS Tân Phước Khánh được trình bày ở phần câu hỏi mở cho rằng hiệu quả trung bình là do “Chưa phổ biến những sáng kiến kinh nghiệm hay cho giáo viên rút kinh nghiệm” và tiếp theo một ý kiến khác của một giáo viên cùng trường cho rằng “Chưa có nhận xét cho giáo viên biết những hạn chế trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên biết những thiếu sót ở điểm nào để sửa chữa” do đó hiệu quả bồi dưỡng chưa cao so với các nội dung khác. Như vậy, các cấp quản lý cần quan tâm, duy trì bồi dưỡng các nội dung như: “Dạy, học theo chuẩn kiến thức kỹ năng”; “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực”; “Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh”; “Chuyên sâu, đặc thù bộ môn và tăng cường hơn nữa các nội dung bồi dưỡng như: “Biên soạn đề kiểm tra”; “Ứng dụng công nghệ thông tin”; “Hướng dẫn nghiên cứu trình bày SKKN”; “Công tác chủ nhiệm lớp” để nội dung bồi dưỡng thật sự mang lại hiệu quả đáp ứng sự mong đợi của đội ngũ giáo viên trong công tác giáo dục. 2.4.2.2. Đánh giá về phương pháp bồi dưỡng Kết quả đánh giá về 05 phương pháp bồi dưỡng được trình bày ở Bảng 2.18 và 2.19, cụ thể như sau: 56 Bảng 2.18: Đánh giá về mức độ thực hiện 05 phương pháp bồi dưỡng (N= 247) Phương pháp bồi dưỡng Nhóm đánh giá RTX TX KTX KTH 1. PP Thuyết trình CBQL 23.1 69.2 7.7 GV 35.1 55.0 9.5 0.4 2. PP Chuyên gia CBQL 76.9 23.1 GV 1.3 7.3 54.3 37.1 3. PP thông qua hoạt động thực tiễn CBQL 7.7 69.2 23.1 GV 17.1 53.4 26.1 3.4 4. PP thông qua phương tiện thông tin đại chúng CBQL 69.2 30.8 GV 22.2 53.4 23.5 0.9 5. PP Tự học CBQL 7.7 69.2 23.1 GV 35.5 56.8 7.3 0.4 Bảng 2.19: Đánh giá về hiệu quả thực hiện 05 phương pháp bồi dưỡng (N= 247) Phương pháp bồi dưỡng Nhóm đánh giá Tốt Khá TB Yếu 1. PP Thuyết trình CBQL 53.8 46.2 GV 45.7 47.8 6.5 2. PP Chuyên gia CBQL 7.7 76.9 15.4 GV 11.3 66.2 21.2 1.3 3. PP thông qua hoạt động thực tiễn CBQL 53.8 46.2 GV 40.4 50.9 7.9 0.9 4. PP thông qua phương tiện thông tin đại chúng CBQL 38.5 46.2 15.4 GV 38.7 49.1 12.2 5. PP Tự học CBQL 61.5 23.1 15.4 GV 56.9 34.9 8.2 Qua các phiếu khảo sát thu được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về phương pháp bồi dưỡng theo Bảng 2.18 và Bảng 2.19 cho thấy: 57 - Phương pháp thuyết trình: Có 92.3% CBQL và 90.1% GV đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên, theo thực tế phương pháp này thường được áp dụng để bồi dưỡng cho GV các trường THCS và hiệu quả khá tốt mà CBQL và GV đánh giá đều trên 90%. - Về phương pháp tự học: Có 76.9% CBQL và 92.3% GV đánh giá phương pháp này được thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên, cho thấy hầu hết cán bộ, giáo viên đều nhận thức việc tự học, tự bồi dưỡng là để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, bổ ích, thiết thực cho công tác giáo dục do đó hiệu quả mang lại trên 80% đạt khá tốt. - Về phương pháp thông qua phương tiện thông tin đại chúng: Còn 30.8% CBQL và 23.5% GV đánh giá mức độ thực hiện không thường xuyên, tuy nhiên đạt hiệu quả khá tốt trên 80%, điều này cho thấy phương pháp này ít được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này có thể các phương tiện thông tin hiện đại cũng được sử dụng khai thác có hiệu quả vào hoạt động bồi dưỡng. - Về phương pháp thông qua hoạt động thực tiễn: Về mức độ thực hiện còn 23.1% CBQL và 26.1% GV không thường xuyên và 3,4% GV không thực hiện nhưng hiệu quả khá tốt trên 90%, điều này cho thấy mặc dù phương pháp bồi dưỡng này ít thực hiện thường xuyên tuy nhiên khi được thực hiện hiệu quả vẫn cao. - Phương pháp chuyên gia: Được đánh giá 76.9% CBQL và 54.3% GV thực hiện không thường xuyên, 23.1% CBQL và 37.1% GV đánh giá không thực hiện, có thể bởi phương pháp này chưa được quan tâm để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cấp THCS, do đó hiệu quả mang lại cũng thấp hơn các phương pháp khác. Như vậy, mặc dù không được thực hiện thường xuyên ở các lớp bồi dưỡng nhưng các phương pháp lại có hiệu quả khá tốt, do đó chúng ta tăng cường sử dụng các phương pháp trên để làm phong phú và đa dạng thêm cho hoạt động bồi dưỡng, có như thế thì mới có thể lôi cuốn GV hứng thú và tích cực tham gia học tập. 2.4.2.3. Đánh giá về hình thức bồi dưỡng Qua các phiếu khảo sát thu được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về hình thức bồi dưỡng như sau: 58 Bảng 2.20: Đánh giá về hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên ( N= 247) Hình thức bồi dưỡng Nhóm đánh giá Phù hợp Không phù hợp 1. BD tập trung (theo kế hoạch của Sở GD& ĐT) CBQL 61.5 38.5 GV 71.8 28.2 2. BD tại chỗ (Ngay tại trường thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn) CBQL 53.8 46.2 GV 35.9 64.1 3. BD Từ xa (thông qua các phương tiện thông tin, báo chí, Internet) CBQL 100.0 GV 9.4 90.6 4. Tự học CBQL 15.4 84.6 GV 16.7 83.3 Theo kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.20 thì các hình thức này rất đa dạng, linh hoạt và phong phú từ việc tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng ở trường đến việc kết hợp thực hiện với Sở Giáo dục & Đào tạo để giúp giáo viên có nhiều cơ hội học tập, song hình thức bồi dưỡng được đánh giá là phù hợp chiếm tỷ lệ cao nhất với 61.5% là hình thức “Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở Giáo dục & Đào tạo”. Kết quả phỏng vấn với CBQL và GV ở một số trường được biết hình thức “Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở GD & ĐT” được đánh giá cao vì hình thức bồi dưỡng này lâu nay thường được tổ chức và nó mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiện nay. Các hình thức còn lại tỷ lệ chọn thấp như: “Bồi dưỡng ngay tại chỗ”, đối với hình thức này cũng được quan tâm thực hiện hàng năm tuy nhiên chưa có kinh phí hỗ trợ phù hợp với hoạt động thực tế; Hình thức “Bồi dưỡng từ xa” thì chưa được thực hiện ở trường THCS, còn hình thức “tự học” thì chỉ có những giáo viên tích cực và có tinh thần cầu tiến mới có ý thức tự học, nhưng số này không nhiều, và CBQL còn cho rằng đối với hình thức “tự học” thì chỉ có khuyến khích, động viên GV tự học để nâng cao trình độ chứ chưa có biện pháp bắt buộc. Như vậy, chúng ta cần tiếp tục thực hiện hình thức “Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở GD&ĐT” như hiện nay, đặc biệt cần tăng cường tổ chức hình thức “Bồi dưỡng tại chỗ’ vì nó được CBQL quan tâm, ít tốn kém, tiện về thời gian và bồi dưỡng tại chỗ góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường. Ngoài 59 ra cần khuyến khích GV thực hiện hình thức tự học, đây là xu thế mới trong giáo dục hiện đại. Để biết được mức độ đánh giá về hình thức bồi dưỡng của CBQL và GV giữa các trường với nhau, tác giả so sánh, kết quả thu được như sau: Bảng 2.21: So sánh đánh giá về hình thức bồi dưỡng của CBQL và GV giữa các trường với nhau (N=247) Hình thức bồi dưỡng Tân Phước Khánh Lạc An Khánh Bình Lê Thị Trung Nguyễn Quốc Phú Hội Nghĩa SL SL SL SL SL SL 1. BD tập trung (theo kế hoạch của Sở GD& ĐT) Phù hợp 43 25 19 26 29 34 Không phù hợp 16 6 5 18 17 9 2. BD tại chỗ (Ngay tại trường thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn) Phù hợp 26 14 8 15 13 15 Không phù hợp 33 17 16 29 33 28 3. BD Từ xa (thông qua các phương tiện thông tin, báo chí, Internet) Phù hợp 5 4 0 7 2 4 Không phù hợp 54 27 24 37 44 39 4. Tự học Phù hợp 12 5 2 11 4 7 Không phù hợp 47 26 22 33 42 36 Kết quả được trình bày ở Bảng 2.21, cho thấy CBQL và GV giữa các trường đánh giá mức độ phù hợp và không phù hợp ở 04 hình thức bồi dưỡng tương ứng với nhau . 60 2.4.2.4. Đánh giá về thời gian bồi dưỡng Bảng 2.22: Đánh giá về thời gian bồi dưỡng ( N= 247) Đối tượng Đánh giá Thời gian bồi dưỡng Đầu năm học Theo đợt trong năm học Trong suốt năm học Trong hè CB QL Phù hợp SL 1 1 1 10 % 7.7 7.7 7.7 76.9 Không phù hợp SL 12 12 12 3 % 92.3 92.3 92.3 23.1 GV Phù hợp SL 28 26 7 177 % 12.0 11.1 3.0 75.7 Không phù hợp SL 206 208 227 57 % 88.0 88.9 97.0 24.3 Tổng cộng Phù hợp SL 29 27 8 187 % 11.7 10.9 3.2 75.7 Không phù hợp SL 218 220 239 60 % 88.3 89.1 96.8 24.3 Theo kết quả khảo sát cho thấy: - Thời gian bồi dưỡng trong hè: Được CBQL và GV đánh giá mức độ phù hợp chiếm tỷ lệ cao nhất với 75.7%, theo thực tế thì vào dịp hè rất phù hợp để giáo viên có thể tham gia hoạt động bồi dưỡng, do không có ảnh hưởng đến thời gian giảng dạy, giáo viên toàn tâm vào nhiệm vụ học tập, có 02 ý kiến liên quan đến nội dung khảo sát được trình bày ở phần câu hỏi mở đó là: 1/. Ý kiến của Hiệu trưởng trường THCS Lạc An cho rằng “Cần sắp xếp thời gian bồi dưỡng thường xuyên hợp lý, tránh tổ chức nhiều trong thời gian giáo viên đang giảng dạy trên lớp làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của trường và chất lượng dạy học”; 2/. Một ý kiến khác của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Quốc Phú cho rằng “Nên tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn trong thời gian hè, khi đã vào năm học thì không nên tổ chức nhằm đảm bảo nề nếp dạy và học trong nhà trường”. - Thời gian bồi dưỡng đầu năm học: Đối với thời gian bồi dưỡng này chỉ có 11.7% CBQL và GV đánh giá là phù hợp. Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng này tác giả phỏng vấn nhiều giáo viên được biết thời gian bồi dưỡng đầu năm học ít được đánh giá phù hợp là vì 61 không thuận tiện, thường vào đầu năm học công tác tổ chức của nhà trường chưa ổn định, khối lượng công việc nhiều, chưa đi vào nề nếp nên không phù hợp để dự bồi dưỡng trong thời gian này. - Thời gian bồi dưỡng theo từng đợt trong năm học; Thời gian bồi dưỡng trong suốt năm học: 02 nội dung này được CBQL và GV đều đánh giá ở mức phù hợp thấp, đồng thời tác giả nghiên cứu hồ sơ nhận thấy 02 thời gian này ít được thực hiện để bồi dưỡng cho đội ngũ GV trường THCS theo kế hoạch bồi dưỡng của Sở GD & ĐT. Qua đó tác giả cũng phỏng vấn chuyên viên của Phòng GD&ĐT Tân Uyên, được biết nếu phải bồi dưỡng diễn ra suốt năm học hay từng đợt trong năm học chỉ phù hợp cho hình thức bồi dưỡng tại chỗ, nếu cử GV đi bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD & ĐT thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy của GV và nhà trường, gây xáo trộn về mặt tổ chức quản lý và hoạt động dạy học cũng như các hoạt động giáo dục khác. Như vậy: Chúng ta nên duy trì việc tổ chức bồi dưỡng cho GV thời gian “trong hè” như hiện nay là thời điểm phù hợp đã được CBQL và GV đánh giá có tỷ lệ cao nhất. Thời gian bồi dưỡng vào “đầu năm học”, “trong suốt năm học” và “theo từng đợt trong năm học” chỉ áp dụng để bồi dưỡng tại chỗ, không nên áp dụng cho hình thức bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD & ĐT vì sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường. So sánh tỷ lệ giữa CBQL và giáo viên cho thấy tỷ lệ đánh giá phù hợp và không phù hợp ở các tiêu chí khảo sát tương ứng với nhau, đều có ý kiến chọn bồi dưỡng ở thời gian trong hè, để biết lý do có sự đồng thuận này tác giả tiến hành phỏng vấn một số CBQL ở các trường và phỏng vấn thêm chuyên viên của Phòng Giáo dục & Đào tạo thì được biết nếu tổ chức lớp bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD & ĐT thì nên tổ chức trong dịp giáo viên nghỉ hè chứ để khi năm học bắt đầu sẽ khó cho cơ sở vì khi vào năm học giáo viên hiện chỉ đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy cho học sinh các trường, nếu cử giáo viên đi bồi dưỡng thì học sinh sẽ phải nghỉ học. 62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_17_6234859950_4424_1871564.pdf
Tài liệu liên quan