MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 10
1.1. Phản biện xã hội: khái niệm, đặc điểm, mục đích, chủ thể, nội dung, hình thức 10
1.1.1. Khái niệm phản biện xã hội 10
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động phản biện xã hội 15
1.1.3. Mục đích của phản biện xã hội trong đời sống xã hội 17
1.1.4. Chủ thể và đối tượng của phản biện xã hội 19
1.1.5. Nội dung hoạt động phản biện xã hội 22
1.1.6. Hình thức phản biện xã hội 24
1.2. Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay 25
1.3. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật: Khái niệm, đặc điểm và các tiêu chuẩn xác định mức độ hoàn thiện 30
1.3.1. Khái niệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH 30
1.3.2. Đặc điểm của xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH 32
1.3.3. Các tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về phản biện xã hội. 34
1.4. Những điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 42
2.1. Thực trạng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay 42
2.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân 42
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân 56
2.2. Giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay 63
PHẦN KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của các chủ thể có thẩm quyền nhằm chỉnh đốn sửa đổi, bổ sung các VBQPPL – là sản phẩm của hoạt động xây dựng pháp luật, được thực hiện kể từ khi văn bản phát huy hiệu lực thi hành. Trên thực tế, các VBQPPL sau khi được xây dựng, ban hành và đi vào thực tế cuộc sống mới nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Các quy định trong văn bản có thể không điều chỉnh, hoặc điều chỉnh nhưng không đầy đủ, không phù hợp các quan hệ trong đời sống xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ của những chủ thể thực hiện hoàn thiện pháp luật chính là phát hiện những sơ hở của luật, những quy định không phù hợp, những chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản để có sự điều chỉnh kịp thời. Nếu quy định thiếu thì cần phải bổ sung, nếu quy định sai thì cần sửa đổi hoặc bãi bỏ…Trên thực tế, các nhà làm luật khi xây dựng pháp luật không thể dự liệu hết những vấn đề phức tạp có thể nảy sinh trong cuộc sống, vì vậy mà cần phải hoàn thiện pháp luật. Đây là hoạt động có vai trò rất quan trọng, cần phải được diễn ra thường xuyên và liên tục, có như vậy, pháp luật mới ngày càng toàn diện, đầy đủ, đồng bộ và thống nhất hơn.
1.3.3. Các tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về phản biện xã hội.
- Tính toàn diện
Tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên để thể hiện mức độ hoàn thiện của pháp luật về PBXH. Tính toàn diện thể hiện ở chỗ pháp luật về PBXH phải có đầy đủ các VBQPPL với giá trị pháp lý khác nhau điều chỉnh các quan hệ về PBXH. Bên cạnh đó, trong các VBQPPL này, cần thiết phải có đầy đủ các chế định, các QPPL quy định tất cả các vấn đề về chủ thể; nội dung; đối tượng; hình thức…Để đáp ứng được tiêu chí này, đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách kĩ càng, tổng thể các vấn đề đang diễn ra để đáp ứng được đòi hỏi của thực tế.
- Tính đồng bộ
Tính đồng bộ của pháp luật về PBXH thể hiện ở sự thống nhất của nó. Khi tiến hành xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, các chủ thể cần phải chú ý xem giữa các VBQPPL có hiệu lực pháp lý khác nhau, hoặc giữa các quy định trong cùng một văn bản có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn không. Sự thống nhất về mặt nội dung và hình thức giữa các VBQPPL có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo các quy định pháp luật được thực hiện hiệu quả trên thực tế. Để tạo ra được tính đồng bộ của pháp luật về PBXH đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải có một quan điểm tổng quát để thống nhất các vấn đề, mặt khác phải có quan điểm cụ thể để dự kiến chính xác các tình huống và hoàn cảnh cụ thể từ đó đề ra các quy phạm phù hợp. Các chủ thể khi tiến hành xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật.
- Tính khoa học
Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về PBXH nói riêng. Tiêu chuẩn này thể hiện ở chỗ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cần được thực hiện một cách đúng đắn. Bên cạnh đó, các vấn đề về cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, logic, chính xác và một nghĩa, cách diễn đạt phải đạt phải gọn gàng, rõ ràng… để giúp cho các chủ thể có thể nghiên cứu và theo dõi một cách dễ dàng.
- Tính thực tiễn
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cần phải đảm bảo tính thực tiễn. Điều này có nghĩa, các quy định của pháp luật về PBXH cần phải đúng tình hình thực tiễn đang diễn ra và điều chỉnh những vấn đề mà thực tiễn đời sống đòi hỏi. Bám sát và phản ánh đúng tình hình thực tiễn là điều kiện đảm bảo cho các quy định pháp luật về PBXH có khả năng thực thi cao. Để đạt được yêu cầu này, đòi hỏi các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trước khi tiến hành xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về PBXH cần phải nghiên cứu, đánh giá cụ thể, chi tiết thực trạng phản biện xã hội đang diễn ra trên thực tế, có như vậy, mới tạo ra được các QPPL điều chỉnh một cách hợp lý vấn đề này.
1.4. Những điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
Từ những phân tích ở trên, cho thấy, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu tất yếu và bức thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện hai bước cơ bản là xây dựng và hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh hoạt động PBXH không phải là một việc dễ dàng. Hoạt động này cần thiết phải được đảm bảo bởi những điều kiện nhất định về các mặt thể chế, chính trị, nhận thức…để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
- Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam .
Trong điều kiện một đảng cầm quyền, đây là yếu tố mang tính quyết định và là điều kiện đảm bảo hàng đầu cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH ở Việt Nam. Hệ thống chính trị của chúng ta hiện nay ghi nhận vai trò lãnh đạo tiên phong và toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam. Vai trò này được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó hình thức cơ bản là định hướng sự phát triển đi lên của đất nước trên tất cả các lĩnh vực, thông qua việc đề ra nhiệm vụ, chủ trương, đường lối, chính sách trong từng giai đoạn, thời kì. Những đường lối, chủ trương, chính sách này sẽ từng bước được thể chế hóa thông qua các hoạt động của Nhà nước để đến được với thực tế khách quan. Một trong những công cụ được Nhà nước sử dụng thường xuyên và chủ yếu để đưa sự chỉ đạo của Đảng vào cuộc sống chính là pháp luật.
PBXH là một hiện tượng xã hội có vai trò quan trọng và được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước khi được coi là một đối tượng điều chỉnh của pháp luật, phương hướng đối với hoạt động này cần thiết phải có sự chỉ đạo của Đảng từ trong các chủ trương chính sách. Thực tế đã chứng minh rằng, trước đây, PBXH là một khái niệm chưa được đề cập đến nhiều và hoạt động của nó diễn ra một cách hết sức mờ nhạt. Điều này một phần là do trước đây chúng ta chưa có chủ trương đẩy mạnh và coi đó là một hiện tượng xã hội, có vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng. Chính vì vậy, để đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là hết sức cần thiết. Điều đáng mừng là tại Đại hội lần thứ X của Đảng, Đảng ta đã đưa ra quan điểm xây dựng quy chế, cơ chế phản biện xã hội là “ Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân” Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, tr 125.
, “ Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, tr 305
và “ Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội” Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, tr 124
. Chủ trương này đã tạo cơ sở về mặt đường lối, tạo điều kiện cho các chủ thể có thẩm quyền tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành những quy định cụ thể điều chỉnh trực tiếp PBXH, đáp ứng nhu cầu bức thiết của thực tiễn hiện nay. Không chỉ thể hiện vai trò lãnh đạo qua việc đề ra đường lối, chính sách, Đảng còn trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH qua công tác tổ chức, hoạt động giám sát… Điều này, một lần nữa để khẳng định rằng, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện đảm bảo hàng đầu để hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH ở Việt Nam được diễn ra một cách có hiệu quả.
- Xu thế dân chủ ở trong nước và trên thế giới và yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH.
Trong bối cảnh, dân chủ hóa đang trở thành xu thế nổi trội được thực hiện ở nhiều quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH cũng nhận được những tác động tích cực từ xu thế này. Sở dĩ như vậy, vì một điểm rất quan trọng của xu thế dân chủ hóa là tạo điều kiện cho người dân được thể hiện tiếng nói nhiều hơn, phản biện nhiều hơn và đương nhiên những ý kiến phản biện đó sẽ được tôn trọng hơn từ phía các cơ quan công quyền. Khi nhận thức của người dân về các quyền của mình được nâng cao, trong đó có quyền phản biện xã hội, họ rất cần có các công cụ pháp lý mà cụ thể là các quy định của pháp luật để thực hiện một cách tốt nhất quyền của mình. Từ phía các cơ quan công quyền, pháp luật cũng là công cụ không thể thiếu để trực tiếp thực hiện và quản lý hoạt động PBXH. Xu thế dân chủ hiện nay đang được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, nó đã và đang tạo ra những quyền rộng rãi cho người dân, trong đó có quyền được thể hiện tiếng nói và tham gia các công việc chung của xã hội. Nếu như xây dựng, hoàn thiện pháp luật về PBXH được diễn ra hiệu quả thì cũng với sự tác động của xu thế này nó sẽ đưa hoạt động PBXH ở Việt Nam nâng lên một bước đáng kể.
Ngoài sự tác động từ xu thế dân chủ, thì yêu cầu, đòi hỏi từ thực tế khách quan cũng là một điều kiện đảm bảo cần thiết cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH. Thực trạng của hoạt động PBXH trong những năm gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế. Mặc dù được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực nhưng nó không đạt được hiệu quả như mong muốn. Nói cách khác, PBXH chưa phát huy được giá trị và tầm ảnh hưởng như nó vốn có. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc chúng ta chưa có được các quy định pháp luật cụ thể làm cơ sở pháp lý điều chỉnh trực tiếp hoạt động PBXH. Lỗ hổng này của pháp luật về PBXH không chỉ gây khó khăn cho người phản biện mà cho cả các chủ thể bị phản biện…Thực trạng này đưa đến đòi hỏi cấp thiết của xã hội là cần phải xây dựng và hoàn thiện được pháp luật về PBXH, trong đó có những cơ chế, cụ thể rõ ràng liên quan đến mọi phương diện. Đòi hỏi này chính là động lực để hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và chất lượng.
- Nhận thức về phản biện xã hội.
Nhận thức đúng đắn về một vấn đề cụ thể có vai trò rất quan trọng, vì có nhận thức đúng mới có thể hành động đúng. Trong những giai đoạn trước đây, PBXH được coi là một hiện tượng còn rất mới mẻ ở Việt Nam, thậm chí khái niệm này còn bị nhầm lẫn với một số khái niệm khác có nội hàm gần giống, hoặc bị hiểu sai tính chất và mục đích của nó. Hạn chế này không chỉ diễn ra đối với đa số người dân mà ngay cả đối với một bộ phận đội ngũ các cán bộ công chức nhà nước cũng không có một nhận thức hoàn chỉnh về PBXH. Những năm gần đây, khi chủ trương đẩy mạnh PBXH của Đảng dần đi vào cuộc sống thông qua nhiều hình thức khác nhau, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin, truyền thông đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để nhận thức về PBXH được nâng lên một bước. Ngày nay, PBXH không còn là một khái niệm mới mẻ và hoạt động phản biện cũng không còn xa lạ đối với mỗi người dân. Đặc biệt, đối với một số đối tượng tham gia PBXH như các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các trí thức…thì sự nhận thức này không chỉ dừng lại ở mức cơ bản mà đã được nâng lên trình độ nhận thức sâu sắc.
Sự chuyển biến nhận thức này, một mặt sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, khi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật sẽ tranh thủ được nhiều ý kiến giá trị của người dân thông qua các giai đoạn như góp ý kiến, thảo luận dự thảo…để từ đó nâng cao chất lượng và tính thực thi của văn bản. Mặt khác, sau khi các quy định có hiệu lực và được thực thi trên thực tế, thì sự hiểu biết sẵn có của người dân sẽ giúp những quy định này điều chỉnh một cách có hiệu quả các vấn đề liên quan đến PBXH. Rõ ràng, việc nâng cao nhận thức của người dân và các cơ quan tổ chức về phản biện sẽ là một đảm bảo quan trọng để các chủ thể thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
- Các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Để thực hiện có hiệu quả hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, không thể không đề cập đến vai trò của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức. Đây là đối tượng trực tiếp tiến hành việc tạo ra và hoàn thiện các quy định pháp luật về PBXH. Chính vì thế, để có thể xây dựng được những quy định pháp luật điều chỉnh một cách phù hợp, kịp thời, vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đối tượng này là hết sức cần thiết. Ở Việt Nam, những năm vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã tạo nền tảng và bước đệm kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Sự cải thiện về kinh tế đã tạo điều kiện cho Nhà nước cũng như người dân có cơ hội được nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó, việc đổi mới hệ thống chính trị, trong đó, nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã giúp cho các cơ quan nhà nước cũng như các cán bộ, công chức nhà nước có điều kiện để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, đặc biệt đối với các cơ quan và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chức năng xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Thực tế phát triển của hệ thống pháp luật ở Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy, kĩ thuật lập pháp và trình độ xây dựng pháp luật của chúng ta đã có những tiến bộ vượt bậc, đáp ứng được phần nào nhu cầu điều chỉnh của thực tiễn khách quan. Sự tiến bộ này chính là một điều kiện đảm bảo quan trọng cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về PBXH được thực hiện một cách có chất lượng.
Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về PBXH hiện nay đang trở thành một nhu cầu bức thiết được đặt ra. Vì vậy, hoạt động này hiện nay đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Ngoài những điều kiện đảm bảo ở trên, sự ủng hộ từ phía Nhà nước về cơ sở vật chất, nguồn kinh phí hoạt động, sự hỗ trợ của các phương tiện thuyền thông, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin…là những yếu tố thuận lợi để việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH được tiến hành một cách thuận lợi, có hiệu quả đáp ứng kịp thời nhu cầu, đòi hỏi của thực tế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Phản biện xã hội là một hiện tượng tồn tại đồng thời với những hiện tượng khác trong đời sống xã hội. Nó vừa là một hiện tượng xã hội đơn thuần vừa một hoạt động có ý nghĩa chính trị pháp lý với vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng. PBXH bao hàm trong nó nhiều mối quan hệ phức tạp, mang tính đặc thù, do đó, để điều chỉnh những mối quan hệ này, không thể không đặt nó trong khuôn khổ của pháp luật. Luật pháp của Nhà nước ta thể hiện ý chí của nhân dân, bảo vệ quyền lợi và quy định nghĩa vụ của nhân dân. Ở khía cạnh, vì mục đích của nhân dân thì giữa luật pháp với PBXH là thống nhất. Vì vậy, để đạt được mục đích cao nhất, pháp luật cần có những quy định cụ thể về các phương diện của hoạt động PBXH. Đòi hỏi này đã đặt các nhà làm luật trước yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, để tạo nền tảng pháp lý vững chắc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động quan trọng này ở Việt Nam. Kể từ khi chủ trương đẩy mạnh PBXH được ghi nhận trong văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH đã từng bước được triển khai và trong thời gian qua, đã thu được những kết quả nhất định.
2.1. Thực trạng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Những ưu điểm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay được thể hiện thông qua một số điểm sau đây:
Thứ nhất, sự nhận thức và tư duy pháp lý của các chủ thể thực hiện chức năng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH đã có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng tiến bộ.
Tư duy và nhận thức pháp lý đối với một vấn đề cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt đối với đối tượng tiến hành hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Chỉ khi đạt tới sự hoàn chỉnh trong nhận thức, tư duy pháp lý, người ta mới có thể xây dựng và hoàn thiện pháp luật một cách toàn diện và thống nhất. Đối với vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH, mặc dù nhận thức và tư duy pháp lý của các chủ thể có thẩm quyền ở Việt Nam chưa thể đạt tới sự hoàn chỉnh nhưng đã có những bước chuyển biến đáng kể. Trong các giai đoạn trước đây, thuật ngữ “phản biện xã hội” gần như không được nhắc đến ở Việt Nam, chính vì vậy mà nó không xuất hiện trong bất cứ một VBQPPL nào. Điều đó có nghĩa các nhà làm luật chưa có bất kì nhận thức hay tư duy pháp lý liên quan đến vấn đề PBXH. Chỉ đến khi Việt Nam hòa nhập với xu thế dân chủ hóa cùng nhiều quốc gia trên thế giới – mà PBXH là điểm quan trọng của xu thế này và khi chủ trương thực hiện PBXH chính thức được Đảng cộng sản Việt Nam ghi nhận, nhận thức về phản biện xã hội nói chung, nhận thức đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH nói riêng mới có sự thay đổi. Những diễn biến phức tạp của hoạt động này trên thực tế đã tác động tới tư duy, nhận thức của các nhà làm luật đó là cần phải đưa PBXH vào trong khuôn khổ điều chỉnh của pháp luật, giống như nhiều hiện tượng xã hội khác. Từ sự thay đổi này, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH đã từng bước được triển khai, và trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã bắt đầu xuất hiện các quy định pháp luật về PBXH.
Thứ hai, là sự thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về PBXH đã được các cơ quan chức năng và chủ thể có thẩm quyền tiến hành một cách khá kịp thời. Pháp luật thực chất là sự thể chế hóa những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Cho nên trước khi được quy định trong các VBQPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, chủ trương tạo điều kiện cho hoạt động PBXH được ghi nhận trong các văn kiện quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam. Trước năm 2000, khái niệm PBXH hầu như chưa được đề cập trong bất kì văn bản nào. Vì vậy, Hội Nghị Ban chấp hành trung ương VII khóa IX năm 2003 được xem là một sự kiện đánh dấu mốc quan trọng khi đã mở ra bước đầu chủ trương PBXH với tinh thần mở rộng vai trò tư vấn, phản biện của các Hội khoa học – kĩ thuật chuyên ngành đối với các đề án phát triển kinh tế - xã hội. Đây chưa phải là PBXH theo nghĩa đầy đủ của nó nhưng đã ghi nhận chức năng phản biện của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.Tiếp đó, trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng (4- 2006), khái niệm PBXH đã chính thức được ghi nhận: “ Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội” và “ Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”. Sự ghi nhận chức năng PBXH của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong một văn kiện chính trị có giá trị cao nhất của Đảng đã mở ra hướng đột phá để cấu trúc lại chức năng, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong tiến trình đổi mới. Đồng thời, văn kiện Đại hội X của Đảng cũng đã mở ra hướng đi cho PBXH khi chỉ rõ những vấn đề mà nhân dân và các tổ chức đoàn thể được phép phản biện. Và thực tế đã chứng minh rằng, từ khi có chủ trương này, hoạt động PBXH đã diễn ra sôi nổi và thu được những kết quả đáng mừng. Vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng của PBXH tới đời sống chính trị - xã hội của đất nước tiếp tục là cơ sở để Đảng ta ghi nhận, phát triển hoạt động phản biện xã hội trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI. Trong đó: “Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”. Chủ trương này, với việc đề ra nhiệm vụ là xây dựng cơ chế giúp các chủ thể tiến hành PBXH đã đáp ứng rất kịp thời nhu cầu bức thiết nảy sinh từ hoạt động PBXH ở Việt Nam hiện nay, đó là cần có những quy định cụ thể của pháp luật để điều chỉnh. Trên thực tế, chủ trương thực hiện PBXH và xây dựng cơ chế đối với vấn đề này của Đảng ta đã nhận được sự ủng hộ từ cả hai phía là Nhà nước và xã hội. Các cơ quan có thẩm quyền đã bắt tay ngay vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và bước đầu đáp ứng được phần nào nhu cầu điều chỉnh của thực tế.
Về môi trường pháp lý, rà soát các VBQPPL từ trước đến nay cho thấy, sự quy định điều chỉnh của pháp luật về PBXH được thể hiện trong rất nhiều văn bản có hiệu lực pháp lý khác nhau. Ngay cả từ trước khi có chủ trương của Đảng ta về PBXH đề ra tại Đại hội lần thứ X, mặc dù không đề cập một cách trực tiếp nhưng tinh thần thực hiện PBXH đã được quy định trong một số VBQPPL. Từ văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp đến những văn bản hướng dẫn thi hành, PBXH đều được đề cập đến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều đó chứng tỏ rằng, cơ sở để chúng ta tiếp tục thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH trong thời điểm hiện nay đã được hình thành trong một khoảng thời gian khá dài.
Ngay từ những năm đầu của thập niên 90, các nhà làm luật đã bắt đầu xây dựng nên các quy định pháp luật được xem là cơ sở để tiến hành hoạt động PBXH. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định các quyền của công dân, trong đó có các quyền như“…tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.” ( Điều 53); quyền “…tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” (Điều 69). Đây là hai trong số các quyền cơ bản làm cơ sở cho việc tham gia PBXH của các tầng lớp nhân dân. PBXH thực chất là việc các tổ chức, cá nhân thể hiện tiếng nói quan điểm của mình đối với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đây là một hoạt động thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện tính chất dân chủ của Nhà nước ta. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhân dân phải là trung tâm trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Vì vậy, việc ghi nhận quyền được tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quyền được thể hiện tiếng nói của mình đối với vấn đề của nhà nước là điều tất yếu. Hoạt động PBXH là một trong những hình thức để nhân dân thực hiện quyền cơ bản này. Cho nên việc quy định những quyền cơ bản nêu trên trong chế định công dân – Hiến pháp năm 1992 được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để mọi công dân tiến hành PBXH. Đồng thời, việc quy định này cũng đã chứng tỏ rằng, tinh thần xây dựng pháp luật về PBXH đã được manh nha từ cách đây nhiều năm mặc dù đó mới chỉ là những bước đi đầu tiên.
Những quy định trên của Hiến pháp đã tạo đà cho các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền tiếp tục việc xây dựng các quy định cụ thể để pháp luật về PBXH trở nên đầy đủ và thống nhất hơn. Từ các văn bản luật về tổ chức bộ máy Nhà nước, các luật chuyên ngành đến các văn bản dưới luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đã được các chủ thể có thẩm quyền tiếp tục ghi nhận một trực tiếp hoặc gián tiếp quyền được PBXH của công dân trong các lĩnh vực khác nhau đồng thời còn điều chỉnh một số vấn đề, khía cạnh liên quan đến PBXH. Những quy định trong các văn bản này phần nào đã chuyển tải được tư tưởng chỉ đạo của Đảng là đưa phản biện xã hội đến gần hơn với quần chúng nhân dân và biến nó trở thành một hoạt động quan trọng và thường xuyên trong đời sống chính trị - xã hội ở nước ta. Pháp luật ở Việt Nam hiện nay đã quy tụ khá nhiều loại văn bản với những giá trị pháp lý khác nhau điều chỉnh một cách gián tiếp các vấn đề liên quan đến hoạt động PBXH. Trong đó, bao gồm các văn bản Luật về tổ chức bộ máy như Luật tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND); Uỷ ban nhân dân (UBND); Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999, các văn bản luật chuyên ngành như Luật Báo chí năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009; Luật thanh tra năm 2004; Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 và các văn bản dưới luật như Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ năm 2000 về việc triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam; Luật khoa học và công nghệ năm 2000; Nghị định số 81 năm 2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ; Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ năm 2002 về hoạt động tư vấn, phản biện về giám định xã hội; Nghị định số 88 năm 2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lí Hội; Nghị định số 79 năm 2003 về ban hành cơ chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007; Quyết định số 97 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ...
Trong quá trình bàn bạc, thảo luận để thể chế hóa vấn đề PBXH, Đảng và Nhà nước ta đều có chung một nhận định : đây là một vấn đề mới, ở nước ta chưa có tiền lệ, vì thế nên thí điểm từng bước, rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc