MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về thương hiệu 3
2.1.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 26
2.2.1 Xây dựng và phát triển thương hiệu trên thế giới 26
2.2.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu ở Việt Nam 28
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng 34
3.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất 37
3.1.3 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý 38
3.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 41
3.1.4 Tình hình lao động 43
3.1.5 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật 44
3.1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 45
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.2.1 Phương pháp chung 48
3.2.2 Phương pháp cụ thể 48
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
4.1 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng 51
4.1.1 Môi trường sản xuất kinh doanh của doanh 51
4.1.2 Tình hình sản xuất 57
4.1.3 Tình hình tiêu thụ 61
4.2 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty Cổ phần May Chiến Thắng 62
4.2.1 Nhận thức về thương hiệu 62
4.2.2 Nhận diện các thành tố của thương hiệu May Chiến Thắng 63
4.2.3 Định vị thương hiệu may Chiến Thắng 66
4.2.4 Tình hình đầu tư cho thương hiệu tại Công ty Cổ phần May Chiến Thắng 67
4.2.5 Công tác quảng bá thương hiệu 69
4.4.2 Các giải pháp 72
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
1. Kết luận 84
2. Kiến nghị với nhà nước 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 88
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3401 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và phát triển thương hiệu may chiến thắng tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 năm xây dựng và phát triển của Xí nghiệp May Chiến Thắng. Xí nghiệp tiếp tục phát triển lớn mạnh về nhiều mặt. Sau 10 năm giá trị tổng sản lượng tăng gấp 11 lần, tổng số công nhân viên chức tăng 3 lần, cơ cấu sản phẩm ngày càng được nâng cao.
Năm 1986, đây là thời kỳ xoá bỏ bao cấp tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đòi hỏi Xí nghiệp phải vượt qua nhiều khó khăn chủ quan cũng như khách quan vì cơ chế thị trường ở nước ta mới được mở ra, các doanh nghiệp còn chưa có kinh nghiệm với cơ chế thị trường.
Năm 1990, hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ ảnh hưởng to lớn đến xuất khẩu. Từ đây một thị trường ổn định và rộng lớn không còn nữa. Xí nghiệp May Chiến Thắng rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, để tồn tại và phát triển xí nghiệp đã phải đầu tư hiện đại hoá cơ sỏ hạ tầng, máy móc thiết bị, mở rộng thị trường sang một số nước trong khu vực II như CHLB Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển, Hàn Quốc…..
Năm 1992 tại cơ sở số 10 Thành Công Ba đình Hà Nội mới xây dựng xong đã được đưa vào sử dụng kịp thời. Ngày 25 tháng 8 năm 1992 Bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định số 730/CNn - TCLĐ chuyển xí nghiệp May Chiến Thắng thành Công ty May Chiến Thắng. Đây là một sự kiến đánh dấu một bước trưởng thành về chất của Xí nghiệp, tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ qua chức năng hoạt động mới của Công ty. Từ đây cùng với việc sản xuất, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty đã được đặt lên đúng với tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế thị trường.
Ngày 25 tháng 3 năm 1994 Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng Công ty Dệt Việt Nam được sát nhập vào Công ty May Chiến Thắng theo quyết đinh số 290/QĐ - TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ.
Trước những đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước cũng như trên thế giới, Công ty May Chiến Thắng được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam phê duyệt kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 4/12/1996, Công ty May Chiến Thắng là doanh nghiệp nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty.
Năm 1997 công trình đầu tư ở 22 Thành Công đã cơ bản được hoàn thành với 3 khu, mỗi khu 5 tầng, tổng diện tích lên tới 13000m2, gồm 6 phân xưởng may, 1 phân xưởng da và một phân xưởng in thêu, 50% khu vực chế xuất đã được trang bị điều hoà không khí để đảm bảo môi trường lao động tốt cho người lao động.
Theo căn cứ nghị định số 55/2003/ND - CP ngày 28/5/2003 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ công nghiệp. Căn cứ nghị định số 64/2002/NĐ - CP ngày 19/6/2002 của chính phủ về việc cổ phần hoá Công ty may Chiến Thắng. Đến ngày 10/11/2004, Công ty may Chiến Thắng chuyển thành Công ty cổ phần may Chiến Thắng, có tên giao dịch quốc tế là: CHIENTHANG GARMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt là: CHIGAMEX
Trụ sở chính: 22 Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 04 8314342
Website: www.chigamex.com.vn
E-mail: chigamex@fpt.vn
b) Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
- Chức năng: Chức năng chủ yếu của Công ty may Chiến Thắng là sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại mặt hàng may mặc.
- Nhiệm vụ:
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và lệ phí.
Ưu tiên sử dụng lao động trong nước và đảm bảo lợi ích, quyền lợi cho người lao động theo quy định của luật lao động.
Tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, di tích văn hoá, lịch sử, trật tự an toàn xã hội.
Tiến hành ghi chép sổ sách kế toán theo quy định và chịu sự kiểm soát của cơ quan tài chính.
Doanh nghiệp luôn phải thực hiện khâu kiểm tra chất lượng, tránh tình trạng làm bừa làm ẩu, mất vệ sinh gây tổn hại đến uy tín của Công ty.
3.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng nguyên vật liệu chính được sử dụng trong sản xuất sản phẩm may mặc và thảm len là: vải, da, thảm… cùng các phụ liệu như: chun, chỉ, khuy, khoá, cúc, đạn bắn mác….Các nguyên phụ liệu này chủ yếu đều do các bên gia công cung cấp dưới dạng nhập khẩu. Ngoài ra cũng có trường hợp Công ty mua nguyên vật liệu về để sản xuất.
Sản phẩm của Công ty chủ yếu được sản xuất thông qua các đơn đặt hàng. Khi Công ty nhận được đơn đặt hàng và nguyên phụ liệu do bên đặt hàng cung cấp thì Công ty sẽ tiến hàng thiết kế sản phẩm và làm thử. Sản phẩm sau khi được làm thử được chuyển đến bộ phận duyệt mẫu để kiểm tra. Khi sản phẩm đó đạt yêu cầu, thì các sản phẩm này sẽ được đưa đến các phân xưởng để sản xuất.
Mỗi phân xưởng sản xuất là một giây chuyền khép kín phải tiến hành toàn bộ các công việc từ làm mẫu cứng, giác mẫu, khớp mẫu rồi đưa đến tổ cắt. Tổ cắt sẽ nhận vật liệu cắt theo mẫu đã giác và chuyển đến tổ may. Các tổ may được chuyên môn hoá, mỗi người may một công đoạn: may thân, tay, vào chun, khoá, thùa khuyết, đính cúc,…Kết thúc quy trình mỗi tổ sẽ có một người kiểm tra về mặt kỹ thuật và sẽ có một người thu sản phẩm ở cuối giây chuyền chuyển cho bộ phận là. Cuối cùng sản phẩm sẽ được đưa đến bộ phận KCS của phân xưởng để kiểm tra, đóng gói và chuyển xuống kho.
3.1.3 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Chiến Thắng theo dạng trực tuyến chức năng. Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc chỉ đạo trực tuyến mọi hoạt động của Công ty và được sự hỗ trợ của các phòng ban chức năng khác. Chúng ta có thể thấy rõ hơn cơ cấu tổ chức của Công ty thông qua sơ đồ 2.
3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
a) Lãnh đạo quản lý
+ Tổng giám đốc: Phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau:
Đề ra các chiến lược của Công ty nhằm đạt được mục tiêu của Công ty.
Tác động về mặt nhân sự đối với các phó tổng giám đốc, giám đốc điều hành cũng như các trưởng phòng của các đơn vị.
Phê duyệt ngân sách hoạt động và quyết toán của Công ty.
Có uỷ quyền cho người dưới quyền làm thay các công việc của mình và chịu trách nhiệm về sự uỷ quyền đó.
+ Phó tổng giám đốc và các giám đốc:
Phụ trách quản lý lĩnh vực được giao.
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về lĩnh vực mình phụ trách.
Thay mặt các giám đốc giải quyết các vấn đề cần thiết khi tổng giám đốc đi vắng.
Tập trung các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực…) hướng vào các chiến lược đã đề ra, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của Công ty.
+ Trưởng các phòng ban, phân xưởng:
Quản lý, phân công các nhân viên trong phòng, xưởng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng trước ban lãnh đạo của công tỵ.
b) Các phòng ban
+ Phòng thiết kế: Chịu trách nhiệm thiết kế mẫu sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và của Công ty.
+ Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ, chế tạo thử nghiệm sản phẩm, tổ chức ứng dụng nguyên phụ liệu mới vào sản xuất….
+ Phòng quản lý chất lượng: Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của Công ty.
+ Phòng tổ chức: Có chức năng chuyên môn về công tác tổ chức, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy của Công ty, tuyển dụng- đào tạo, bổ nhiệm cán bộ nhân viên. Quản lý nhân sự và thực hiện các chính sách nội bộ, chế độ lao động tiền lương, chế độ khen thưởng kỷ luật. Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
+ Phòng tài vụ: Tổ chức hạch toán kinh doanh toàn Công ty, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá các dự án đầu tư, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính….
+ Phòng tài chính kế toán: Là phòng chức năng giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện các mặt công tác về tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán - thống kê và hạch toán kế toán, phân tích kết quả tài chính và báo cáo, phối hợp với các phòng chức năng của Công ty và trung tam khu vực thực hiện tốt công tác tài chính kế toán theo đúng quy định của Luật kế toán và quy chế nội bộ của Công ty.
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Giám đốc sản xuất
Giám đốc điều hành kỹ thuật
Phòng kỹ thuật
Phòng quản lý chất lượng
Phòng tổ chức
Phòng kế hoạch TT
Phòng TT nội địa
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kế toán
Phòngtài vụ
Phòng thiết kế
Phòng phục vụ sản xuất
Phòng y tế
Phòng bảo vệ quân sự
XN may da
XN thêu
Lớp học may
Cửa hàng Kim Mã
Cửa hàng Thành Công
Cửa hàng Bà Triệu
Kho cơ khí
Kho thành phẩm
5
XN may
Kho đầu tấm
Kho NVL
Đội Xe
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần May Chiến Thắng
+ Phòng xuất nhập khẩu:
Giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện các công tác nhập khẩu nguyên vật liệu, thực hiện các thủ tục nhập khẩu phụ tùng và thủ tục đăng kí xe, làm giấy tờ xe cho khách trước khi giao hàng.
Giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện công tác xuất khẩu hàng hoá, thực hiện các thủ tục hải quan, các giấy tờ cần thiết để giao hàng cho khách hàng.
+ Phòng kế hoạch thị trường:
Giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện công tác kế hoạch, công tác marketing.
Xây dựng phương hướng nhiệm vụ mục tiêu và chỉ tiêu ngắn hạn, dài hạn và hàng năm của Công ty. Tổ chức mạng lưới bán hàng, các trương trình quảng cáo, khuyến mại nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
+ Phòng phục vụ sản xuất: Mua sắm các trang thiết bị sản xuất cho các phân xưởng, cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch sản xuất.
+ Phòng y tế: Có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
+ Phòng bảo vệ quân sự: Chịu trách nhiệm về trật tự trong Công ty, kiểm soát người ra vào trong Công ty. Trông giữ bảo quản tài sản trong Công ty.
+ Các của hàng: Chịu trách nhiệm giới thiệu sản phẩm của Công ty tới khách hàng cũng như là tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
3.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
Nhìn vào bảng 5 ta thấy: qua ba năm tổng tài sản giảm do cả tài sản ngắn hạn và dài hạn đều giảm. Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu có tăng nhưng lượng tăng không bằng lượng giảm của nợ phải trả nên dẫn đến tổng nguồn vốn qua 3 năm cũng giảm.
Có sự giảm qua 3 năm như thế là do một số nguyên nhân như:
+ Công ty đã thu hẹp quy mô.
+ Thị trường tiêu thụ chính của Công ty là Mỹ và EU nên trong thời gian qua sản phẩm may mặc của Công ty xuất khẩu vào thị trường này đã vấp phải những vụ kiện chống bán phá giá ở các nước này.
+ Lượng khách hàng đã giảm so với các năm trước đây.
+ Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì sản phẩm may mặc của Công ty phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm trong và ngoài nước…..
Bảng 5: Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
(Tỷ đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(Tỷ đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(Tỷ đ)
Cơ cấu
(%)
Tài sản
98.438
100
66.95
100
60.117
100
A- Tài sản ngắn hạn
53.293
54.14
27.501
41.08
22.385
37.24
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền
1.455
1.48
2.022
3.02
0.459
0.76
2. Các khoản phải thu
26.008
26.42
13.275
19.83
14.498
24.12
3.Hàng tồn kho
23.746
24.12
10.883
16.26
6.482
10.78
4. Tài sản ngắn hạn khác
2.084
2.12
1.321
1.97
0.946
1.57
B- Tài sản dài hạn
45.145
45.86
39.449
58.92
37.732
62.76
1. Tài sản cố định
40.203
40.84
34.506
51.54
32.789
54.54
2. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
4.942
5.02
4.943
7.38
4.943
8.22
Nguồn vốn
98.438
100
66.95
100
60.117
100
A- Nợ phải trả
86.438
87.81
54.662
81.65
41.345
68.77
1. Nợ ngắn hạn
60.209
61.16
41.697
62.28
38.976
64.83
2. Nợ dài hạn
26.229
26.65
12.956
19.35
2.369
3.94
B- Nguồn vốn chủ sở hữu
12
12.19
12.288
18.35
18.772
31.23
(Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ)
3.1.4 Tình hình lao động
Lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi con người là chủ thể của quá trình sản xuất. Cho dù được tranh bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến nhưng thiếu lao động có trình độ tổ chức, có tay nghề thì cũng không thực hiện sản xuất được. Nhất là đối với ngành may mặc đòi hỏi phải có nhiều lao động vì mỗi máy phải có một người điều khiển. Chúng ta có thể thấy được một số nét khái quát về tình hình lao động của Công ty qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Thống kê số lượng lao động năm 2006 - 2007
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So Sánh
SL
%
SL
%
SL
%
06/07
07/08
Tổng số lao động
1620
100
1424
100
1300
100
87.09
91.29
A. Phân theo giới tính
Lao động nữ
1120
69.1
994
69.8
949
73.0
88.75
95.47
Lao động nam
500
30.9
430
30.2
351
27.0
86.00
81.63
B. Phân theo tính chất
1. Lao động trực tiếp
1535
94.8
1356
95.2
1237
95.15
88.34
91.22
2. Lao động gián tiếp
85
5.2
68
4.8
63
4.85
80.0
92.65
(Nguồn: Phòng tổ chức)
Tổng số lao động của Công ty qua các năm liên tục giảm, năm 2007 giảm còn 87,09% so với năm 2006 tương ứng với 196 lao động, năm 2008 giảm còn 91,29% so với năm 2007 tương ứng với 124 lao động. Như vậy chỉ trong vòng 3 năm số lượng lao động của Công ty đã giảm 320 người. Có sự giảm như vậy là do trong thời gian qua do một số khó khăn nên Công ty phải thu hẹp quy mô sản xuất của mình.
Số lao động nữ trong Công ty chiếm tỷ lệ cao, cụ thể năm 2006 là 69,1%; năm 2007 là 69,8%; năm 2008 là 73%. Tỷ lệ lao động này là một điều hợp lý bởi đặc điểm sản xuất hàng may mặc là ngành cần nhiều lao động cần cù, chịu khó, khéo léo….rất thích hợp với lao động nữ.
Ngành dệt may là một ngành cần nhiều lao động mà chủ yếu là lao động trực tiếp do đó khi phân chia lao động trong Công ty theo tính chất, nhận thấy rằng lao động trực tiếp chiếm một tỷ lệ rất lớn trong Công ty. Cụ thể, năm 2006 là 1535 lao động chiếm tới 94,8%; năm 2007 là 1356 lao động chiếm tới 95,2%; năm 2008 là 1237 lao động chiếm tới 95,15%. Lực lượng lao động trực tiếp này quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm làm ra. Lực lượng lao động gián tiếp trong Công ty chiếm một tỷ lệ thấp, lần lượt qua các năm 2006, 2007, 2008 là 5,2%; 4,8%; 4,85%. Tuy chiếm một tỷ lệ thấp như vậy nhưng đây lại là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong Công ty. Họ là những người có chuyên môn được đào tạo qua các trường lớp chủ yếu thực hiện công tác hoạch định các chiến lược, vạch ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất, thu mua nguyên vật lliệu cũng như tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho hoạt động của Công ty được liên tục.
3.1.5 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
a) Kho tàng nhà xưởng
Trước năm 2008 Công ty đã có tổng diện tích khoảng 24836 m2 trong đó có khoảng 9260 m2 nhà xưởng sản xuất và 3810 m2 diện tích nhà kho. Nhưng đến năm 2008 thì cơ sở ở 114 Nguyễn Lương Bằng với tổng diện tích là 6250 m2 đã tách ra.
Khi đến Công ty chúng ta có thể thấy đặc điểm chính của kiến trúc nhà xưởng là hệ thống nhà xây 5 tầng, có thang máy để vận chuyển nguyên vật liệu cho các phân xưởng, xung quanh nhà xưởng được lắp kính tạo ra một không gian thoáng, thoải mái. Có 70% khu vực sản xuất được tranh bị hệ thống điều hoà không khí. Đường xá, sân bãi trong Công ty được đổ bê tông.
Hiện tại Công ty có 4 phân xưởng sản xuất đặt ở Hà Nội và 1 phân xưởng đặt ở Thái Nguyên.
Nhận xét: Công ty may Chiến Thắng đã tạo điều kiện làm việc tốt cho công nhân qua việc đầu tư vào nhà xưởng, nâng cấp chất lượng môi trường làm việc, vệ sinh cho các sản phẩm đầu ra. Là một Công ty chuyên suất khẩu vào các thị trường khó tính với những đòi hỏi rất cao, nên việc tạo điều kiện làm việc tốt sẽ là một trong những nhân tố giúp nâng cao nâng suất lao động cũng như là chất lượng sản phẩm của Công ty.
Nhà kho của Công ty được đặt ở tầng 1 tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển thành phẩm từ các phân xưởng xuống. Hệ thống nhà kho rộng rãi, thoáng mát đã tạo điều kiện cho Công ty dự trữ thành phẩm với số lượng lớn để cung cấp kịp thời cho các thị trường khi có nhu cầu.
b) Máy móc thiết bị
Do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty là may hàng xuất khẩu nên Công ty phải đảm bào chất lượng sản phẩm làm ra.. Chính vì vậy mà Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ của mình nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Phần lớn máy móc thiết bị của Công ty đều đều là những thiết bị hiện đại do Nhật sản xuất.
Hiện nay, Công ty có 36 loại máy chuyên dụng khác nhau để phục vụ cho sản xuất, điều này đã tạo điều kiện cho Công ty hoàn thiện các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm. Với số lượng máy móc hiện có mỗi năm Công ty có thể sản xuất được khoảng 2000000 sản phẩm may mặc (quy đổi ra sơ mi) và khoảng 1500000 sản phẩm may da.
3.1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 7: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
(VNĐ)
Năm 2007
(VNĐ)
Năm 2008
(VNĐ)
So sánh
2007/2006
(%)
2008/2007
(%)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
101,040,365,953
80,109,407,297
81,991,978,368
79.28
102.35
2
Các khoản giảm trừ
0
0
0
-
-
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
101,040,365,953
80,109,407,297
81,991,978,368
79.28
102.35
4
Giá vốn bán hàng
78,999,983,476
62,767,770,751
64,183,320,666
79.45
102.26
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
22,040,382,477
17,341,636,528
17,808,657,702
78.68
102.69
6
DT hoạt động tài chính
35,432,789
392,342,998
284,225,592
1107.29
72.44
7
Chi phí hoạt động tài chính
8,238,635,920
5,389,997,088
4,630,295,172
65.42
85.91
8
Chi phí bán hàng
2,319,540,202
3,244,952,859
3,495,278,150
139.90
107.71
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
12,051,172,999
9,539,394,899
9,482,395,250
79.16
99.40
10
Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh
-533,533,855
-440,365,320
484,914,722
82.54
-110.12
11
Thu nhập khác
1,296,126,778
1,224,770,918
1,143,227,333
94.49
93.34
12
Chi phí khác
474,002,557
252,406,077
540,121,453
53.25
213.99
13
Lợi nhuận khác
822,124,221
972,364,841
603,105,880
118.27
62.02
13
Tổng lợi nhuận trước thuế
288,590,366
531,999,521
1,088,020,602
184.34
204.52
14
Chi phí thuế TNDN
0
0
293765562.4
-
-
15
Lợi nhuận sau thuế
288,590,366
531,999,521
794,255,039
184.34
149.30
Bảng 7 cho chúng ta thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2006, 2007 và 2008.
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch năm 2007 giảm còn 79,28% so với năm 2006 chỉ đạt hơn 80 tỷ đồng, năm 2008 mức doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 82 tỷ đồng tăng 2,35% so với năm 2007. Sự giảm quá lớn của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 so với năm 2006 là do trong những năm này Công ty thu hẹp dần quy mô của mình.
+ Trong 2 năm 2006, 2007 không những doanh nghiệp không có lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ mà còn phải chịu lỗ, năm 2006 là hơn 533 triệu, năm 2007 là hơn 440 triệu. Việc lỗ này là do trong hai năm này doanh nghiệp có chi phí tài chính cũng như quản lý lớn. Mặc dù vậy nhưng nhờ một số khoản lợi nhuận khác nên trong 2 năm này Công ty vẫn có lợi nhuận sau thuế, năm 2006 là hơn 288 triệu,năm 2007 gần 532 triệu.
+ Năm 2008 nhờ giảm được 43,8% chi phí hoạt động tài chính so với năm 2006, 14,09% so với năm 2007 cũng như giảm chi phí quản lý doanh nghiệp nên trong năm này không những không bị lỗ mà Công ty còn có lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 485 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm nay cũng đạt hơn 794 triệu đồng tăng 49,3% so với năm 2007.
+ Một điều đáng chú ý nữa trong bảng 7 đó là trong hai năm 2006 và 2007 doanh nghiệp không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Có được điều này là do doanh nghiệp nhận được sự ưu đãi của nhà nước với doanh nghiệp vừa chuyển qua cổ phẩn hoá, những doanh nghiệp nhà nước chuyển qua cổ phẩn hoá trong 3 năm sau cổ phần sẽ không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chung
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đề tài sẽ nhìn nhận vấn đề trong mối quan hệ với các vấn đề khác cũng như trong thời gian nhất định.
3.2.2 Phương pháp cụ thể
a) Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được chia thành hai loại: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Trong phạm vi nghiên cứu của mình em sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp.
Số liệu thứ cấp là các số liệu có nguồn gốc từ số liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp sẽ sử dụng: sách, báo (báo viết và báo điện tử), các bản báo cáo của Công ty, các bài nghiên cứu trước đây….
b) Phương pháp phân tích tài liệu
+ Phân tích các số liệu: sử dụng các số bình quân, các cách tính phần trăm cũng như là cách tính các số tương đối. Các số liệu đã phân tích sẽ được trình bày dưới dạng các bảng biểu.
+ Phân tích các tài liệu thu thập: Các tài liệu thu thập được là những tài liệu thô, để sử dụng được trong bài thì cần phải phân tích. Trong bài của mình em sử dụng hai phương pháp chủ yếu để phân tích tích tài liệu của mình đó là phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch. Một số phần dựa vào các tài liệu có được để đưa ra quyết định cho mình, nhưng cũng có một số phần dựa vào cái mình cần để có thể tìm kiếm tài liệu để chứng minh, bổ sung cho nó.
c) Phương pháp phỏng vấn trả lời
Đây là phương pháp mà người nghiên cứu đưa ra các câu hỏi cho đối tượng cần tìm hiểu thông tin để có thể thu được những thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu của mình. Trong bài luận văn này, em đã sử dụng phương pháp này dưới hình thức nói chuyện trực tiếp với các cán bộ, nhận viên trong Công ty, với những người đã tìm hiểu nghiên cứu trước với thương hiệu, với những người xung quanh để tìm kiếm thông tin. Các thông tin thu thập được sẽ ghi chép lại để tổng hợp làm bài
d) Phân tích SWOT
Đây là một mô hình mà trận nổi tiếng mà bất cứ một nhà quản lý nào cũng biết đến và vận dụng trong quá trình phân tích để đưa ra giải pháp.
SWOT là viết tắt của bốn chữ S - Strengts: điểm mạnh, cường điểm hay ưu thế; W - Weakneses: điểm yếu, nhược điểm hay bất lợi; O - Opportunities: cơ hội, thời cơ, dịp may; T - Theats: đe doạ, rủi ro, nguy cơ. Đây là ma trận phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.
Ma trận SWOT sẽ giúp chúng ta xác định các yếu tố bên trong trước rùi mới đề cập đến các yếu tố bên ngoài.
Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp, em sẽ sử dụng ma trận SWOT này trong việc tìm kiếm những giải pháp cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty Cổ phần May Chiến Thắng. Ma trận SWOT có một trục mô tả các điểm mạnh, điểm yếu trục kia mô tả các cơ hội, nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu.
Về nguyên tắc có thể thiết lập bốn loại kết hợp như sau:
- Kết hợp điểm mạnh bên trong doanh nghiệp với cơ hội bên ngoài.
- Kết hợp điểm yếu bên trong doanh nghiệp với cơ hội bên ngoài.
- Kết hợp yếu điểm bên trong doanh nghiệp với thách thức bên ngoài.
- Kết hợp điểm mạnh bên trong doanh nghiệp với thách thức bên ngoài.
Bảng 8: Ma trận SWOT
O: Những cơ hội
1.
2.
3. Liệt kê những cơ hội
T: Những nguy cơ
1.
2.
3. Liệt kê các thách thức
S: Những điểm mạnh
1.
2.
3. Liệt kê các điểm mạnh
Các giải pháp sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội
Các giải pháp tận dụng các điểm mạnh để vượt qua các nguy cơ
W: Những yếu điểm
1.
2.
3. Liệt kê các điểm yếu
Các giải pháp lợi dụng cơ hội để hạn chế điểm yếu
Các giải pháp tối thiểu hoá các điểm yếu và nguy cơ
Thông thường người ta thường tập trung chú ý vào hai kết hợp đó là: Các điểm mạnh và nguy cơ; Các cơ hội và điểm yếu.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng
4.1.1 Môi trường sản xuất kinh doanh của doanh
4.1.1.1 Môi trường vĩ mô
a) Kinh tế
Từ khi chuyển đối nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đất nước ta đã có những thành tựu đáng kể, kinh tế đất nước không ngừng phát triển, GDP tăng đều qua các năm và đạt được những con số ấn tượng. Các kết quả đó đã chứng minh cho sự đúng đắn của con đường mà đảng và nhà nước đã chọn. Nền kinh tế thị trường tạo ra sự thông thoáng, tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
GDP (%)
7,0
7,1
7,63
8,2
?
?
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Chúng ta đã và đang tham gia các tổ chức kinh tế, chính trị và văn hoá trên thế giới, dần từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Một sự kiện quan trọng đánh dấu một sự trưởng thành của Việt Nam trên con đường hoà nhập vào nền kinh tế thế giới đó là Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển nhưng nó cũng sẽ là một “ tử địa” cho những doanh nghiệp không có khả năng, không nhạy bén với nền kinh tế thị trường.
Hiện nay. nền kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng, theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã đưa ra dự báo nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm 0.5% - 1% trong năm 2009. Sự suy thoái này đã ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các nhà dự báo kinh tế đã dự báo rằng nền kinh tế nước ta năm tới khó có thể có mức tăng trưởng trên 6% và phải đến năm 2011 thì nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi.
Trong tình trạng khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới và đất nước như vậy thì ngành dệt may cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng. Mỹ ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 49. dac dien dia ban nghien cuu 2.doc