Luận văn Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả tại các công ty bảo hiểm Việt Nam

- Về quy định pháp lý:

Lĩnh vực đầu tư của công ty bảo hiểm được quy định khá rộng nhưng còn một số quy định chưa phù hợp với thực tế đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ đang trong quá trình phát triển và hội nhập vào ngành bảo hiểm nhân thọ thế giới.

- Đánh giá về giới hạn nguồn vốn:

Việc quy định duy trì một tỷ lệ tiền mặt lớn (tối thiểu 5% của tổng dự phòng nghiệp vụ) sinh lãi thấp đối với các công ty bảo hiểm sẽ là một áp lực lớn cho việc đầu tư ngân quỹ để thu lợi nhuận tối đa. Luật pháp của một số nước trên thế giới ngược lại với quy định của Việt Nam, tức là giới hạn tối đa được đầu tư vào tiền mặt. Chẳng hạn ở Pháp trước đây các công ty bảo hiểm chỉ được đầu tư tối đa 15% quỹ dự phòng vào tiền mặt.

- Đánh giá về tỷ lệ đầu tư vốn tối đa vào các danh mục:

+ Việc quy định không hạn chế tiền gửi tại các tổ chức tín dụng tương tự danh mục trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh 1à chưa lường đến các sự cố có thể xảy ra trong thực tế. Một ngân hàng nhỏ thì mức độ an toàn tiền gởi không cao, cho dù đã có sự bảo đảm của bảo hiểm tiền gửi. Nếu công ty bảo hiểm gửi toàn bộ tiền gửi của mình vào ngân hàng này thì khó có thể đảm bảo nguyên tắc an toàn đã được luật hóa.

 

doc109 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả tại các công ty bảo hiểm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố tiền đã bồi thường là 90.7 tỷ đồng, chiếm 26.7%. Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro đặc biệt đạt doanh thu 259 tỷ đồng, tăng 24%, trong đó Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt 35 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ. Bảo hiểm hàng hóa đạt 179 tỷ đồng, giảm 15%, Bảo hiểm hàng không đạt 122 tỷ đồng, giảm 59%; Bảo hiểm máy móc thiết bị đạt 15 tỷ đồng, tăng 118%, Bảo hiểm thiết bị điện tử đạt 11.6 tỷ đồng, tăng 83%; Bảo hiểm dầu khí đạt 265 tỷ đồng, tăng 94%; Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản đạt 224 tỷ đồng, tăng 20%. Nằm trong top 10 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất là Bảo Việt 822 tỷ đồng, giảm 8.99% so với cùng kỳ; PVI đạt 709 tỷ đồng, tăng 25.74%, Bảo Minh đạt 447 tỷ đồng, giảm 13%; PJICO đạt 215 tỷ đồng, giảm 14.23%; PTI đạt 75.5 tỷ đồng, tăng 11.5%; MIC 74 tỷ đồng, tăng 293%; Viễn Đông đạt 62 tỷ đồng, giảm 1,17%; Bảo Long đạt 61.7 tỷ đồng, tăng 19.5%; Hàng không đạt 61 tỷ đồng (mới hoạt động); SVI đạt 59.5 tỷ đồng, tăng 207%. Nhìn chung, các nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu lớn chiếm tỉ trọng cao có tốc độ tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ 2008. Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao chiếm thị phần lớn đã có tốc độ tăng trưởng âm so với cùng kỳ như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO. Điều này phần nào phản ánh khó khăn của thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ giai đoạn đầu năm 2009. ò Thị trường bảo hiểm nhân thọ: Tình hình chung, trong 3 tháng đầu năm 2009, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái toàn cầu. Tăng trưởng GDP mới đạt 3.1%. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động cầm chừng, thu nhập người lao động bị giảm sút, hoạt động đầu tư vào tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản có nhiều rủi ro hoặc khả năng sinh lời không cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Chính phủ có nhiều giải pháp kích cầu giữ được kinh tế, ổn định đời sống người lao động. Các doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ đã nỗ lực tuyên truyền, giải thích, trợ giúp khách hàng để tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm. Đặc biệt các doanh nghiệp đưa ra nhiều sản phẩm bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tích lũy lớn bảo tức cao mức độ bảo vệ rủi ro cho người tham gia bảo hiểm tốt hơn nên đã tiếp tục khai thác dược nhiều hợp đồng bảo hiểm, tạo ra được doanh thu 2,514 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2008. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước và thế giới. Số lượng hợp đồng bảo hiểm: Số lượng hợp đồng khai thác mới trong 03 tháng 2009 giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lượng hợp đồng khai thác mới trong kỳ đạt 114,575 hợp đồng, trong đó Prudential khai thác được 44,130 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 32,060 hợp đồng, AIG Life là 10,092 hợp đồng. Số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực trong kỳ là 21,425 hợp đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng khôi phục cao là Prudential: 18,786 hợp đồng, Dai-ichi life là 1,299 hợp đồng, ALG Life là 526 hợp đồng Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 151,052 hợp đồng, tăng 15%. Các doanh nghiệp có số hợp đồng hết hiệu lực nhiều trên thị trường là Prudential với 61,971 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ: 52,966 hợp đồng, AIG life là 17,363 hợp đồng. Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ là 3,828,701 hợp đồng, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn là Prudential 1,566,976. Bảo Việt Nhân thọ là 1,535,125 hợp đồng. Manulife là 254,312 hợp đồng. Cơ cấu các loại hình sản phẩm khai thác mới chiếm tỷ trọng cao là sản phẩm hỗn hợp với 63.9%, sản phẩm tử kỳ chiếm 16.9%. sản phẩm liên kết đầu tư (gồm liên kết chung và liên kết đơn vị) chiếm 15.6%. Sản phẩm hỗn hợp do tính bảo vệ đa dạng, cung cấp nhiều lợi ích vẫn là dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam. Các sản phẩm đầu tư cũng là dòng sản phẩm được chú ý khi tỉ trọng khai thác tăng lên hơn 15.6% chỉ trong 02 năm kể từ khi dược phép triển khai. thể hiện sự thay đổi về nhu cầu đối với hình thức bảo hiểm - đầu tư của khách hàng. Sự kết hợp bán các sản phẩm tử kỳ bằng các kênh bán hàng phi truyền thống (bán hàng từ xa, cung cấp kèm với sản phẩm tín dụng cá nhân qua kênh ngân hàng) đang tạo ra sức bật mới đối với dòng sản phẩm này. Số tiền bảo hiểm: Tổng mức trách nhiệm mà các DNBH Nhân thọ là 273,585 ngàn tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một trong những cách thức mà các DNBH Nhân thọ đang sử dụng để vượt qua những khó khăn hiện nay: Tung ra nhiều loại hình sản phẩm có mức độ bảo vệ cao hơn, nhiều lớp bảo vệ và đa dạng hơn với phí rẻ tương đối (nếu tách rời từng lớp bảo vệ độc lập) nhằm nâng cao tính hiệu quả khai thác của hợp đồng bảo hiểm trước tinh hình khai thác mới ngày càng khó khăn. Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu trong 3 tháng đầu năm 2009 đạt 452 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, phí bảo hiểm đóng một lần là 12.1 tỷ đồng, tăng 412% khiến cho tổng phí khai thác mới trong 03 tháng đạt 461.l tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 161.7 tỷ̉ đồng. Số lượng đại lý bảo hiểm: Tính đến hết tháng 3 năm 2009 tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường là 72,988 người, tăng 5.4% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 24,637 người, Bảo Việt Nhân thọ là 15,484 người, Dai-ichi life là 10,849 người. Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong 03 tháng đầu năm 2009 là 16,410 người, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển đụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự là: Prudential. ALG Life và Dai-ichi life. 2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam 2004-2008: 2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam: Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 22/12/2000 và Nghị định số 46/2007/NĐ-CP cùng Thông tư hướng dẫn 156/2007/TT-BTC đã đưa ra các quy định về nguồn vốn đầu tư, danh mục tài sản đầu tư, giới hạn lãnh thổ và nguyên tắc đầu tư của các công ty bảo hiểm cụ thể như sau: ò Về nguyên tắc đầu tư: Việc đầu tư của công ty bảo hiểm phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm. ò Về nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: + Nguồn vốn chủ sở hữu. + Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. + Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. ò Về danh mục đầu tư, giới hạn lãnh thổ đầu tư: Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu: + Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và tính thanh khoản. + Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn. + Phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tương ứng với mức vốn pháp định của doanh nghiệp chỉ được đầu tư tại Việt Nam và không được sử dụng để đầu tư dưới hình thức là các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan trừ trường hợp là các khoản tiền gửi ngân hàng. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua uỷ thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau: Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: a) Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: a) Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Nhìn chung, các quy định trên được đưa ra bởi cơ quan quản lý nhằm đảm bảo cho các công ty bảo hiểm sử dụng một cách tối ưu nhất nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình, đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng chi trả cho các khách hàng khi phát sinh các yêu cầu trả tiền hoặc bồi thường bảo hiểm. Trên cơ sở khung pháp lý quy định cho hoạt động đầu tư, các công ty bảo hiểm đã tiến hành các hoạt động đầu tư và kết quả đạt được thể hiện qua một số nội dung sau đây: 2.2.2. Thực trạng đầu tư tại các công ty bảo hiểm Việt Nam: ò Về tăng trưởng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế: Các công ty bảo hiểm đã tái lập được nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Tổng số tiền đầu tư của toàn ngành bảo hiểm chỉ trong thời gian ngắn đã đạt được một con số khả quan. Tính đến cuối năm 2008 số vốn đầu tư trở lại nền kinh tế lên đến 57,000 tỷ đồng (kể cả Vinare), trong đó đầu tư từ bảo hiểm nhân thọ chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng vốn đầu tư, điều này càng khẳng định thêm vai trò to lớn của ngành bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ trong việc đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế. Sự tăng trưởng về nguồn vốn đầu tư có nguồn gốc chủ yếu từ tăng trưởng dự phòng nghiệp vụ thể hiện qua đồ thị 2.l: (ĐVT: Tỷ đồng) (Nguồn: Vụ Bảo hiểm - Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm 2004-2008) Đồ thị 2.1. Số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của ngành bảo hiểm Việt Nam ò Về cơ cấu đầu tư: Bảng 2.6 cho thấy cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua thiên về lĩnh vực đầu tư an toàn cao như gởi ngân hàng và trái phiếu chính phủ. Có sự thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực đầu tư này, nếu trong năm 2004 tỷ trọng vốn đầu tư vào tiền gởi là chủ yếu khoảng 45% thì đến năm 2008 tỷ trọng tiền gởi chỉ còn 18% trong khi đó tỷ trọng đầu tư vào TPCP đã thay đổi từ 49% năm 2004 lên 58% năm 2008. Tỷ trọng vốn đầu tư vào chứng khoán công ty (cổ phiếu và trái phiếu công ty) chiếm tỷ trọng hầu như không đáng kể, 3 năm gần đây chiếm khoảng 8%. Như vậy, đầu tư chủ yếu của các công ty bảo hiểm trong thời gian qua là gửi ngân hàng và TPCP gần 80%. Trong khi đó, đầu tư vào chứng khoán công ty, bất động sản, cho vay và góp vốn với các cơ sở đầu tư khác lại ở mức thấp, ở mỗi lình vực chưa đến 10%. Điều đó cho thấy các công ty bảo hiểm hiện nay chưa thực sự tìm được hướng đầu tư mới hiệu quả ngoài lĩnh vực đầu tư truyền thống. Trong khi ở các nước Anh, Pháp, Nhật Bản tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán hơn 70%, gởi ngân hàng để giữ một khả năng thanh khoản nhất định chỉ chiếm 1,5% đến 7%. Bảng 2.6. Cơ cấu đầu tư vốn trở lại nền kinh tế (ĐVT: %) Loại hình DN bảo hiểm 2004 2005 2006 2007 2008 1. Khối DN trong nước 56.2 46.3 53.13 50.4 50.7 - Gửi tại các tổ chức TD 30.2 12.2 16.9 14.2 13.15 - Trái phiếu công ty 0.03 0.04 0.37 0.4 0.27 - Trái phiếu chính phủ 22.3 28.7 19.6 19.6 22.43 - Cổ phiếu 0.015 0.7 5.16 5.1 5.52 - đầu tư khác 3.7 4.6 6.1 11.0 9.35 2. Khối DN có vốn đầu tư NN 43.8 53.7 51.87 49.6 49.3 - Gửi tại các tổ chức TD 15.6 18.5 8.1 6.8 5.02 - Trái phiếu công ty 0.7 1.8 1.4 1.4 1.94 - Trái phiếu chính phủ 26.8 30.2 35.8 33.2 35.76 - Cổ phiếu 0.2 0.8 3.4 3.4 2.38 - đầu tư khác 0.5 2.3 3.17 4.8 4.18 3. Cộng toàn thị trường 100 100 100 100 100 - Gửi tại các tổ chức TD 45.80 30.70 25.00 20.98 18.17 - Trái phiếu công ty 0.73 1.84 1.77 1.80 2.21 - Trái phiếu chính phủ 49.10 58.90 55.40 52.81 58.20 - Cổ phiếu 0.22 1.50 8.56 8.53 7.90 - đầu tư khác 4.20 6.90 9.27 15.87 13.53 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm 2004-2008) òVề hiệu quả đầu tư: Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư là tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và tỷ suất lơi nhuận tài sản đầu tư. Thông thường, tỷ suất lợi nhuận vờn đầu tư phải cao hơn lãi suất đầu tư phi rủi ro trên thị trường và tỷ lệ này phải lớn hơn lãi suất kỹ thuật khi tính phí đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, thì công ty bảo hiểm mới đảm bảo đáp ứng được các cam kết tài chính đới với người tham gia bảo hiểm. Nếu các công ty BHNT có chỉ tiêu này thấp hơn lãi suất kỹ thuật trong một thời gian dài thì có thể gặp các khó khăn về tài chính trong tương lai. Nếu tỷ suất lợi nhuận tài sản đầu tư thấp cho thấy còn nhiều tài sản chưa sinh lợi hoặc mức sinh lợi chưa cao. Bảng 2.7. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư ngành bảo hiểm Việt Nam Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Lãi ròng từ hoạt động đầu tư (tỷ đồng) 1,609 1,944 2,824 4,102 6,014 Tổng số vốn đầu tư (tỷ đồng) 21,195 25,724 30,676 42,420 57,000 Tổng tài sản toàn thị trường (tỷ đồng) 25,177 31,871 39,477 58,000 65,968 Tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư (%) 8% 8% 9% 10% 11% Tỷ suất lợi nhuận/ tài sản đầu tư (%) 6% 6% 7% 7% 9% Lãi suất trái phiếu chính phủ (%) 8.4% 8.2% 8.8% 8.0% 9.5% (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm 2004-2008) Bảng 2.7 cho thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận tài sản đầu tư của các công ty bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam còn rất khiêm tốn và thấp hơn so với lãi suất trái phiếu chính phủ cũng trong cùng thời kỳ. Điều này phản ánh một số lượng tài sản lớn không sinh lời hoặc sinh lời thấp trong tổng số tài sản của công ty. Mức sinh lời này thấp hơn so với mức tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản bình quân ở một số nước 8% - 10%. Điều này đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là sản phẩm BHNT so với các sản phẩm tài chính khác trên thị trường. Do hiệu quả hoạt động đầu tư thấp nên các công ty bảo hiểm không có nguồn tài chính để chia thêm cho các chủ hợp đồng trong khi lãi suất huy động của ngân hàng trong giai đoạn 2007-2008 gia tăng nhanh chóng (có khi lên đến trên 20%), điều này đã giải thích nguyên nhân vì sao một tỷ lệ lớn các hợp đồng BHNT bị hủy bỏ và tốc độ khai thác mới giảm sút. Trên đây là thực trạng đầu tư chung của toàn thị trường. Xét riêng về hoạt động đầu tư của trong lĩnh vực bảo hiểm, ta thấy: Hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ: Tập đoàn Bảo Việt Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt (100%) Tổng Công ty Bảo Việt nhân thọ (100%) Công ty quản lý quỹ Bảo Việt (100%) Công ty CP chứng khoán Bảo Việt (60%) Ngân hàng TMCP Bảo Việt (52%) Công ty bảo hiểm quốc tế Việt Nam (51%) Công ty CP đầu tư Bảo Việt (55%) Công ty TNHH Bảo Việt Âu Lạc (60%) Các công ty liên kết Đến cuối năm 2008, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam có 11 doanh nghiệp BHNT. Tổng số tiền đầu tư của BHNT là 39,253 tỷ đồng. Trong đó, Bảo Việt nhân thọ là công ty tham gia đầu tư trên nhiều lĩnh vực nhất với nguồn vốn đầu tư là 14,669 tỷ̉ đồng, ngày 07/03/2007 Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã hoàn tất việc bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra bên ngoài (IPO) theo quy định tại Quyết định số 945/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt phương án chuyển Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam thành công ty cổ phần hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Bằng nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ, Bảo Việt tham gia đầu tư đa dạng vào hoạt động của nền kinh tế thông qua một bộ phận với quy mô chức năng chuyên môn quản lý quỹ đầu tư vốn nội bộ của Bảo việt. Trung tâm đầu tư Bảo Việt được thành lập vào năm 2001, thay cho phòng chức năng tương ứng. Đến 01/01/2006, Trung tâm đầu tư Bảo Việt được tách lập thành Công ty quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bảo Việt (BVFMC) hạch toán độc lập trực thuộc Bảo Việt, với lĩnh vực nghiệp vụ đầu tư được chuyên môn hóa cao. Bảo Việt Nhân thọ và Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt đã ký hợp đồng ủy thác quản lý danh mục đầu tư, Bảo Việt Nhân thọ chính thức là khách hàng lớn nhất của Công ty quản lý Quỹ chứng khoán Bảo Việt với tổng số tiền ủy thác đầu tư dự kiến lên tới trên 8,000 tỷ đồng. Một hoạt động đầu tư của Bảo Việt không thể không kể đến là Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Là công ty chứng khoán đầu tiên, bắt đầu hoạt động từ 11/1999 với cổ đông sáng lập là Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam nắm giữ 60% vốn điều lệ. Hiện nay, BVSC là thành viên của Tập đoàn Tài chính Bảo Việt. Lĩnh vực kinh doanh của BVSC bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn và lưu ký chứng khoán. Trong năm 2004-2008, BVSC đã triển khai bán đấu giá cổ phần cho rất nhiều các doanh nghiệp, thu về cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng, trong đó có nhiều đợt đấu giá lớn được tiến hành qua các Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, Bảo Việt cũng tham gia kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác: Kinh doanh du lịch với Công ty Khách sạn và Du lịch Bảo Việt (Bảo Việt chiếm 55% vốn) sắp tới kinh doanh bất động sản với Công ty Bất động sản Bảo Việt, cho thuê tài chính. Đây là hai công ty cổ phần và Bảo Việt nắm giữ 50% vốn. Năm 2008, Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt được thành lập, Bảo Việt sẽ nắm giữ 50% vốn của ngân hàng này. Ngân hàng Bảo Việt ra đời phát huy thế mạnh đặc thù từ nguồn vốn mạnh tích lũy từ nguồn kinh phí bảo hiểm trưng và dài hạn khá lớn của Bảo Việt, thừa hưởng giá trị của một thương hiệu có bề dầy hơn 40 năm. Sự ra đời của ngân hàng Bảo Việt tạo điều kiện để hoạt động đầu tư trở lại nền kinh tế của Bảo Việt có hiệu quả hơn. Prudential, Manulife, AIA, Dai-ichi đầu tư chủ yếu vào trái phiếu chính phủ, lập các quỹ đầu tư và dịch vụ cho vay tín dụng thông qua các ngân hàng trung gian. Hiện nay, Công ty Manulife và Prudential đã thành lập và sở hữu Công ty Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam và Công ty Quản lý Quỹ Prudential. Công ty BHNT Prudential được cấp giấy phép thành lập Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam (PVNFMC) vào tháng 07/2005 là một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cá nhân. Bên cạnh hoạt động quản lý quỹ đầu tư cho Công ty BHNT Prudential Việt Nam, PVNFMC còn quản lý một quỹ đầu tư công chúng trong nước niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam vào tháng 12/2006 và tư vấn cho một quỹ đầu tư nước ngoài Niêm yết trên sàn chứng khoán Ai-Len. Công ty BHNT Manulife được cấp giấy phép thành lập Công ty Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam vào tháng 06/2005, bên cạnh quản lý nguồn phí bảo hiểm của Công ty BHNT Manulife Việt Nam, vào tháng 10/2007 Công ty Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý Quỹ Đầu tư tăng trưởng Manulife với số vốn huy động là 250 tỷ đồng và chứng chỉ quỹ đã được niêm yết vào năm 2007. Cùng với Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt, ngành bảo hiểm Việt Nam hiện đang có ba Công ty Quản lý Quỹ và tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư có tổ chức, nhằm chuyên hóa hoạt động đầu tư, nâng cao hiệu quả đồng thời giảm thiểu rủi ro. Bảng 2.8. Tỷ lệ đầu tư tương ứng với biên khả năng thanh toán tối thiểu năm 2008 S T T Doanh Nghiệp Mua trài phiếu CP TP doanh nghiệp có bảo lãnh Gửi tiền tại các TCTD Mua cổ phiếu Mua TP DN không bảo lãnh Góp vốn vào doanh nghiệp khác King doanh BĐS Cho Vay Tổng Cộng 1 ACE life - - 100.0% - - - - - 100% 2 AIG Life 79.7% 2.1% 10.8% - 7.5% - - - 100% 3 Bảo Việt Life - - 77.1% - - 12.4% - 10.5% 100% 4 Cathay Life - - 100.0% - - - - - 100% 5 Dai-ichi Life 12.1% - 87.9% - - - - - 100% 6 Great Eastern Life - - 100.0% - - - - - 100% 7 Korea Life - - - - - - - - - 8 Manulife 0.03% - 77.4% - - 3.0% 5.5% 14.2% 100% 9 Prevoir - - 100.0% - - - - - 100% 10 Prudential 87.2% - - 0.4% 9.8% - - 2.6% 100% 11 VCLI - - - - - - - - - (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, số liệu thị trường toàn năm 2008) Hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ: Nếu như hoạt động đầu tư của các công ty BHNT khá sôi động với nguồn vốn đầu tư lớn, tính chuyên nghiệp cao bằng cách thành lập các quỹ đầu tư thì hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khá yên lặng, với danh mục đầu tư chủ yếu vào tiền gởi và trái phiếu chính phủ rất cao thể hiện qua số liệu sau đây: Bảng 2.9. Cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam STT Tên doanh nghiệp bảo hiểm Tiền gửi, TPCP CP TPDN BĐS, cho vay, ủy thác đầu tư Tổng số 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006 Trong nước 3,000 2,555 1,997 215 455 351 603 651 1,938 3,818 3,661 4,286 Tỷ lệ 79% 70% 47% 6% 12% 8% 16% 18% 45% 100% 100% 100% 1 Bảo Việt 1,523 1,276 32 50 4 - 282 232 1,307 1,855 1,512 1,339 2 Bảo Minh 715 580 478 1 218 143 193 84 153 909 882 774 3 Petrolimex 167 94 201 46 94 37 46 74 79 259 262 317 4 PVI 206 238 568 47 48 90 34 20 121 287 306 779 5 VNPT(PTI) 200 243 269 14 14 - 48 42 60 262 299 329 6 Bảo Long 99 65 141 3 35 - - 25 19 102 125 160 7 Viễn Đông 90 - 34 54 42 66 - 174 158 144 216 258 8 AAA - 59 4 - - - - - 37 - 59 41 9 GIC - - 60 - - - - - 4 - - 64 10 BIDV - - 210 - - 15 - - - - - 225 Có vốn đầu tư NN 447 507 831 5 30 3 - - 23 453 537 857 Tỷ lệ 99% 94% 97% 1% 6% 0% 0% 0% 3% 100% 100% 100% 11 UIC 160 145 207 5 5 - - - 5 165 150 212 12 VIA 126 127 141 - 3 - - - 12 126 130 153 13 Asia Incombank 1 3 88 - - - - - 3 1 3 91 14 Samsung Vina 85 91 100 - - 3 - - - 85 91 103 15 Group Pama - 70 55 - 3 - - - 3 - 73 58 16 QBE 75 71 90 - 19 - - - - 75 90 90 17 AIG - - 150 - - - - - - - - 150 Tổng cộng 3,447 3,062 2,828 221 485 354 603 651 1,961 4,271 4,198 5,143 Tỷ lệ 81% 73% 55% 5% 12% 7% 14% 16% 38% 100% 100% 100% (Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2004, 2005, 2006 - Bộ Tài chính) (ĐVT: Tỷ đồng) Bảng số liệu cho thấy, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có cơ cấu đầu tư chuyển dần từ tỷ trọng khá lớn 81% vào tiền gởi và TPCP ở năm 2004 nhưng sang năm 2006 tỷ trọng này chỉ còn 55% trong khi đó tăng dần tỷ trọng đầu tư vào hạng mục cho vay, ủy thác đầu tư và kinh doanh bất động sản. ở hạng mục đầu tư này, Bảo Việt và công ty bảo hiểm AAA lại thiên về hoạt động ủy thác đầu tư, một số công ty khác như Viễn Đông, PJICO lại thiên về hoạt động cho vay. Một điểm đáng chú ý nữa là các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong 3 năm gần đây đã chú trọng đến hạng mục đầu tư vào cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu của các công ty niêm yết mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư còn thấp. Tất cả những điều này chứng tỏ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang cố gắng nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư của mình nhưng vẫn mong muốn bảo toàn số vốn đầu tư vì vậy kết quả đầu tư phần nào đã bị hạn chế. Để đánh giá hiệu quả đầu tư của các công ty bảo hiểm, thông thường có ba chỉ tiêu sử dụng phổ biến : Tỷ suất lợi nhuận doanh thu đầu tư, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản. Thông qua các số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của một số công ty bảo hiểm năm 2007 và 2008, có thể thấy được hiệu quả đầu tư của các công ty bảo hiểm còn hạn chế qua bảng sau : Bảng 2.10 Bảng chỉ tiêu đánh giá hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả tại các công ty bảo hiểm Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan