MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận. .6
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan .6
1.1.2. Quá trình truyền thông. . .8
1.1.3. Quá trình dạy học 13
1.1.4. Mối quan hệ giữa QTTT và QTDH .28
1.2. Thực trạng dạy- học Sinh học ở các trường THPT hiện nay .35
1.2.1. Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực .35
1.2.2. Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi,
radio, máy chiếu, mạng internet. .36
1.2.3. Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học .37
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH
THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HưỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN
THÔNG ĐA PHưƠNG TIỆN
2.1. Các nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử theo hướng THTTĐPT.39
2.2. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 THPT theo hướng TH TTĐPT. .48
2.3. Một số ví dụ thể hiện phương pháp sử dụng bài giảng đã được thiết kế theo hướng
TH TTĐPT để tổ chức quá trình dạy - học trên lớp .69
Chương 3. THỰC NGHIỆM Sư PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm .80
3.2. Nội dung thực nghiệm .80
3.3. Kết quả thực nghiệm .80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận . . .89
2. Đề nghị .90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .91
PHỤ LỤC
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần sinh thái học, sinh học 12 (nâng cao) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át một QTTT, thuật ngữ “kênh” có hai nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: kênh được xem xét trong quan hệ với các phương tiện được
dùng để truyền thông.
Nghĩa thứ hai: kênh được xem xét trong quan hệ với các giác quan của con
người được gọi là “kênh cảm giác”.
- Kênh được coi như một phương tiện
Các thiết bị được dùng trong truyền thông như radio, telephone, tạp chí,
phim, băng video là phương tiện.
- Kênh cảm giác
Chúng ta có thể coi kênh như một kĩ năng của cảm giác qua đó người nhận
thu được thông điệp tốt nhất. Người phát phải chọn kênh cảm giác nào để kích thích
người thu khi anh ta phát thông điệp. Nói một cách khác, người phát muốn người
thu dùng cảm giác gì (nghe, nhìn, sờ, nếm hay ngửi) để nhận thông điệp của mình.
Trong QTDH, để truyền thông một thông điệp có hiệu quả, người phát phải
cân nhắc khi thực hiện:
- Loại thông điệp nào sẽ được truyền bằng lời hỏi đáp trong lớp?
- Loại thông điệp nào sẽ được truyền bằng nhìn?
- Loại thông điệp nào sẽ được truyền bằng các giác quan khác?
Từ những sự cân nhắc đó, người phát phải lựa chọn loại phương tiện thích
hợp để kích thích vào kênh cảm giác của người nhận.
Tiếng ồn
Để đơn giản hoá khái niệm “tiếng ồn” có định nghĩa nó như một sự “cản trở”
hay “hàng rào cản trở” QTTT.
Trong truyền thông, chúng ta có thể nhận biết các loại “hàng rào cản trở”
sau:
- Hàng rào vật lí như tiếng ồn, nhiễu sóng điện từ trong các chương trình
radio, TV, sự quá sáng hay kém sáng trong lớp học...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34
- Hàng rào tâm lí có quan hệ đến sự biến đổi của các cơ quan cảm giác của
người phát hay người thu như nghe, nhìn kém, đau đầu, các cơn đau bất chợt tại một
vùng nào đó trên cơ thể con người.
- Hàng rào ngữ nghĩa xảy ra khi người phát dùng những “mã” mà người thu
không thể hiểu được hay dùng những kí hiệu mà người thu có thể hiểu khác nghĩa.
Người thu
Một trong những phần tử chủ chốt trong lí thuyết truyền thông là nhân vật
nằm ở cuối dây chuyền truyền thông : đó là người thu.
Khi chúng ta truyền thông điệp dưới dạng chữ viết thì người thu quan trọng
nhất chính là người đọc và khi chúng ta truyền thông bằng lời nói thì đó là người
nghe.
Phân tích các đặc tính của người thu, các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả
của QTTT cũng giống như người phát :
- Kĩ năng truyền thông
Nếu người thu không có kĩ năng đọc, nghe hay nhìn... anh ta không thể nhận
và giải mã thông điệp do người phát viết, nói hay biểu diễn...
- Thái độ:
Cách mà người thu giải mã một thông điệp được xác định bằng thái độ đối
với bản thân, đối với người phát và đối với thông điệp.
- Trình độ kiến thức:
Nếu người nhận không biết “mã” mà người phát truyền đi thì anh ta không
thể hiểu được thông điệp
Nếu người nhận không có một kiến thức cơ bản nào có liên quan đến thông
điệp, anh ta cũng không thể hiểu được thông điệp.
Bởi vậy, khi lập thông điệp, người phát phải căn cứ trình độ kiến thức của
người thu thì sự truyền thông mới đạt hiệu quả.
- Hệ thống văn hoá xã hội
Phạm trù văn hoá xã hội không chỉ ảnh hưởng đến việc tiếp thu các thông
điệp mà còn là phương sách để các thông điệp được ghi nhớ. Cũng giống như người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35
phát, những giá trị văn hoá, tiêu chuẩn cuộc sống và địa vị xã hội của người thu là
các yếu tố có ảnh hưởng đến cách tiếp thu và ghi nhớ thông điệp của người nhận
Phản hồi
Phản hồi là sự tạo ra một QTTT mới theo chiều ngược lại. Thông qua sự
phản hồi có thể đánh giá mức độ thành công và nhận biết các điểm yếu của QTTT.
Trong sự truyền thông giữa các cá nhân, phản hồi là phản ứng của người thu
để người phát điều chỉnh phương pháp và nội dung truyền thông cho phù hợp.
Truyền thông dạy học là một sự trao đổi thông điệp giữa hai hay nhiều người
đồng thời phát và nhận thông điệp của nhau.Trong một quá trình điều chỉnh phương
pháp và nội dung truyền thông cho phù hợp.
Bởi vậy có thể nói truyền thông dạy học có hiệu quả khi cả người phát và
người thu đều phải có kĩ năng lập mã và giải mã các thông điệp.
1. 2. Thực trạng dạy- học Sinh học ở các trƣờng THPT hiện nay
Chúng tôi tập trung điều tra, khảo sát một số nội dung có liên quan trực tiếp
đến đề tài như:
Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực.
Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi,
radio, máy chiếu, mạng internet...
Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học.
1.2.1. Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực
Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra GV gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm về PPDH.
Mỗi câu gồm 4 đáp án tương ứng với 4 ô để cho GV đánh dấu. Với cách tính điểm
như sau: Mỗi ô trả lời đúng được 1 điểm, mỗi ô trả lời sai bị trừ 1 điểm, ô trống
không có điểm, số điểm tối đa mỗi người có thể đạt được là 60 điểm. Kết quả điều
tra ở 19 GV đang trực tiếp tham gia giảng dạy môn Sinh học cho thấy trong 19
người trả lời phiếu trắc nghiệm có 6 người đạt điểm dưới trung bình (<30%). Không
có ai đạt điểm tối đa. Điều đáng mừng là đa số các GV có hiểu biết khá tốt về
PPDH tích cực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
Qua quá trình khảo sát về PPDH mà GV hay sử dụng nhất chúng tôi nhận
thấy đa số các GV đều có cách nhìn tốt về PPDH tích cực và không có GV nào sử
dụng PP thuyết trình, tuy nhiên đa số GV đều sử dụng PPDH hỏi đáp kết hợp với
giảng giải. Các PPDH biểu diễn thí nghiệm, thực hành quan sát ít được sử dụng, GV
chỉ sử các phương pháp này trong các giờ thực hành theo phân phối chương trình,
nó không phải là PPDH mà các GV hay sử dụng nhất. Cũng có một số GV có sử
dụng những PPDH tích cực, thường những GV vừa được đào tạo đổi mới về
phương pháp. Bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy các GV còn rất hạn chế trong việc
ứng dụng CNTT vào QTDH, còn chưa khai thác được thế mạnh của CNTT, những
tiết dạy mà có ứng dụng CNTT chỉ là sử dụng bài giảng điện tử đơn thuần, chưa sưu
tầm, gia công được các thiết bị kĩ thuật dạy học khác: tranh ảnh động, thí nghiệm
mô phỏng, phim, các phần mềm dạy học khác…
1.2.2. Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD,
tivi, radio, máy chiếu, mạng internet...
Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy trong cả ba trường chúng tôi điều
tra (Trường THPT Chu Văn An, THPT Nguyễn Lương Bằng và THPT Trần Phú)
đều được trang bị các phương tiện hỗ trợ cho QTDH. Riêng trường THPT Chu Văn
An đang được đánh giá là một trong những trường mạnh nhất về công nghệ thông
tin trong toàn tỉnh. Có 2 phòng máy lớn, có mạng internet, có mạng không dây,
được trang bị 7 máy tính sách tay, 4 máy chiếu, các phòng hiệu trưởng, hiệu phó,
giáo vụ đều được trang bị máy tính nối mạng, máy in và có một máy phô tô lớn để
phô tô đề kiểm tra cho GV. Các máy chiếu được GV sử dụng tối đa khi hội giảng
còn ngoài thời gian hội giảng có rất ít GV sử dụng máy chiếu để giảng bài. Đa số là
sử dụng bảng phấn. Mặc dù có mạng internet nhưng các GV thường chỉ vào để tải
các bài giảng điện tử đã có sẵn rồi chỉnh sửa, ít người tự làm bài giảng điện tử để
phục vụ cho quá trình giảng dạy. Và cũng rất ít người vào mạng để tìm tòi, sưu tầm
hay nghiên cứu những PTDH: những thước phim, phần mềm mô phỏng, ảnh
động… Ở hai trường: THPT Nguyễn Lương Bằng và THPT Trần Phú mỗi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37
có một phòng máy đã nối mạng, 1 máy chiếu và tình hình ứng dụng CNTN vào
QTDH còn hạn chế.
1.2.3. Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học
Trước tiên chúng tôi điều tra về tình hình sử dụng của GV về các loại PTDH
kĩ thuật số (ảnh tĩnh, ảnh động, phim, phần mềm mô phỏng…) chúng tôi thấy: các
GV sử dụng các phương tiện đó rất hạn chế, có nhiều GV sưu tầm nhưng không gia
công sư phạm được, việc sử dụng thường chỉ là những ảnh tĩnh và nhiều khi không
hợp lí. Trong các bài giảng điện tử còn đơn giản, chưa thể hiện được rõ nét vai trò
của các PTDH đặc biệt là các PTDH kĩ thuật số chưa được kết hợp tốt, số lượng còn
hạn chế nên hiệu quả học tập của HS chưa cao.
Sau đó chúng tôi điều tra nhu cầu của GV về các loại PTDH kĩ thuật số trong
dạy Sinh học. Vì các GV còn hạn chế trong việc sưu tầm, gia công sư phạm các tư
liệu dạy học kĩ thuật số, chỉ một số ít GV biết thiết kế bài giảng điện tử cho quá
trình giảng dạy của mình. Chính vì vậy GV có nhu cầu cao về các PTDH kĩ thuật số
để xây dựng bài giảng điện tử nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy.
Qua quá trình điều tra chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Phương pháp giảng dạy của GV chưa hợp lí, không kích thích được thái độ
học tập tích cực của HS.
- Nhiều GV chưa thực sự nhiệt tình chuyển tải kiến thức cho HS khi lên lớp,
chỉ cần lên lớp cho hết tiết học là hoàn thành nhiệm vụ.
- Các GV chỉ áp dụng những phương pháp học tập tích cực một cách hình thức
(chủ yếu các PPDH tích cực được áp dụng sau những đợt tập huấn về đổi
mới phương pháp hay các đợt hội giảng), chưa thực sự nhiệt tình, tâm huyết
để đào sâu tìm tòi nghiên cứu để sử dụng PPDH tích cực cho từng bài có
hiệu quả nhất.
- Đa số các trường đều được trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính,
đầu đĩa DVD, tivi, radio, máy chiếu, mạng internet...,nhưng đa số các GV
chưa khai thác được hết vai trò, chức năng của các phương tiện đó. Vì vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38
mặc dù có nhiều trường được trang bị rất đầy đủ các trang thiết bị dạy học
nhưng hiệu quả học tập của HS vẫn không cao hơn bao nhiêu.
Bộ môn Sinh học có nhiều kiến thức trừu tượng, khó hiểu và cũng nhiều kiến
thức gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy để lĩnh hội tốt tri thức thì HS cần được quan sát
nhiều để chuyển từ tư duy trừu tượng của kiến thức SGK thành những tư duy gần
gũi với thực tế, với thiên nhiên. Muốn làm được điều đó thì trong QTDH, GV phải
sử dụng và gia công sư phạm nhiều mô hình, mẫu vật, hình ảnh sinh động, thí
nghiệm mô phỏng hay các đoạn phim…Tất cả những thứ đó đều hạn chế, nhà
trường thì thiếu mà GV cũng không chịu khó sưu tầm nên những giờ Sinh học còn
khô khan, không khích lệ được hứng thú học tập của HS, kết quả học tập của HS
chưa cao.
Tóm lại:
Những nghiên cứu về QTTT và QTDH, và việc xác định mối quan hệ giữa 2
quá trình này; vai trò của phương tiện và đặc biệt là phương tiện đa truyền thông
trong dạy học đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về bản chất, vị trí, ý nghĩa truyền thông
đa phương tiện trong lý luận dạy học và trong dạy học sinh học; cùng với khảo sát
thực tiễn cũng như việc phân tích cấu trúc nội dung chương trình STH 12 (NC),...
nói lên tính cấp bách của đề tài và làm cơ sở cho việc đề xuất các nguyên tắc, qui
trình thiết kế và sử dụng bài giảng theo hướng tích hợp truyền thông đa phương
tiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39
Chƣơng 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12(NC)
THEO HƢỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN
2.1. Các nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử theo hƣớng THTTĐPT
2.1.1. Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu dạy học và truyền thông
Theo quan điểm “công nghệ” thì mục tiêu là “đầu ra” là cái đích cụ thể của
một quá trình, một công đoạn sản xuất. Việc xác định mục tiêu có trúng, có cụ thể
thì mới có căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả của mỗi công đoạn, mỗi quá
trình sản xuất.
Theo quan điểm “dạy học lấy HS làm trung tâm”, phát huy vai trò tích cực
chủ động của người học thì mục tiêu đề ra là cho HS, do HS thực hiện chứ không
phải là việc mô tả những yêu cầu của nội dung chương trình quy định; nó không
phải là chủ đề của bài học mà là cái đích HS phải đạt tới; là nhiệm vụ học tập mà
HS phải hoàn thành.
Mục tiêu dạy học phải được diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, được thể hiện bằng
các từ hoặc cụm từ hành động có thể định lượng được kết quả học tập của HS (định
nghĩa, giải thích, chứng minh…)
Mục tiêu của QTTT là sự thiết lập “cái chung” giữa người phát và người thu
thông qua một thông điệp được truyền đi.
Căn cứ vào mục tiêu, khi thiết kế bài giảng theo hướng tích hợp truyền thông
đa phương tiện, mỗi mục tiêu phải được cụ thể hoá bằng hệ thống câu hỏi, các PHT
dưới các dạng khác nhau kết hợp với việc quan sát các hình ảnh, các đoạn video, các
file ảnh động để định hướng các hoạt động học và tự học cho HS. Tiến trình tổ chức
cho học sinh từng bước giải quyết được các câu hỏi, PHT đó cũng đồng thời là quá
trình thực hiện các mục tiêu dạy – học đã đề ra.
Khi thiết kế câu hỏi, PHT theo từng nội dung dạy học, phải gắn liền với việc
sưu tầm và sử dụng các hình ảnh tĩnh, file ảnh động, file phim tương ứng phù hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40
với nội dung và ý đồ về PPDH. Một kịch bản tốt là phải bám sát vào mục tiêu dạy
học, nghĩa là từ các hình ảnh trực quan cùng với những câu hỏi dẫn dắt cho phép
định hướng sự suy nghĩ, tìm tòi phát hiện ra tri thức mới trong bài học. Qua đó, rèn
luyện kỹ năng tư duy và hành động- một yếu tố quan trọng trong việc phát triển
nhân cách của học sinh.
Sau đây là ví dụ về cách xác định mục tiêu bài bài 60 “hệ sinh thái”
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Về kiến thức
- HS hiểu và trình bày được khái niệm về hệ sinh thái trên cơ sở phân tích
một số ví dụ thực tế.
- Nêu được thành phần cấu trúc và diễn giải được mối quan hệ của chúng
trong hệ sinh thái, có thể nhận biết được các hệ sinh thái trong tự nhiên.
- Phân biệt được các kiểu hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được cơ sở khoa học của việc khai thác tài nguyên một cách hợp lí và
bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững.
2. Về kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, khái quát và tổng hợp kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng làm việc độc lập với SGK, làm
việc với PHT.
3. Về thái độ
Biết cách bảo vệ môi trường sinh thái chính là bảo vệ các thành phần cấu
trúc của hệ sinh thái, biết cách khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý cho phát triển
bền vững.
Ví dụ : Để thực hiện mục tiêu kiến thức “hiểu và trình bày được khái niệm về
hệ sinh thái ” đòi hỏi trong đĩa CD- ROM tư liệu Multimedia phải có những file
phim về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái hoặc sơ đồ câm về mối liên hệ
giữa các yếu tố cấu trúc của HST để HS quan sát, theo dõi rồi trả lời theo câu hỏi
định hướng học tập để tìm ra kiến thức mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41
Cho HS quan sát đoạn phim “rừng nhiệt đới”, sơ đồ câm về “mối liên hệ
giữa các yếu tố cấu trúc của HST” và đặt ra các câu hỏi cho HS trả lời :
- Trong rừng có những sinh vật nào?
- Các sinh vật đó chịu tác động của
những nhân tố vô sinh nào?
- Hãy điền các mũi tên vào sơ đồ và giải
thích chiều mũi tên sao cho thích hợp?
- Quần xã sinh vật và môi trường có
quan hệ với nhau như thế nào?
Qua việc theo dõi, quan sát file phim, sơ đồ và trả lời câu hỏi định hướng
hoạt động học tập, HS sẽ tự mình chiếm lĩnh được kiến thức nghĩa là đạt được mục
tiêu bài học.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác của nội dung dạy học và truyền
thông
Khi thiết kế một bài giảng, chúng ta phải mã hóa các nội dung dạy học thành
các dạng câu hỏi, các hình ảnh, các đoạn phim. Trước khi thực hiện công việc này đòi
hỏi đảm bảo tính chính xác về nội dung, tính lôgíc mặt khoa học. Đồng thời, các hoạt
động mà GV đưa ra để tổ chức HS lĩnh hội kiến thức (truyền thông) cần ăn nhịp và
hợp lí. Tức là, bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT phải đảm bảo tính chính xác,
tính lôgic trong cấu trúc của nội dung và trong hoạt động tìm tòi kiến thức của HS, thì
mới có thể xác định được PPDH phù hợp nhằm đạt mục tiêu dạy học đề ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
Nội dung DH được thể hiện trong bài giảng phải được bố cục rõ ràng, đầy đủ
phù hợp với nội dung trong SGK. Sự phân chia thời gian cho mỗi đơn vị kiến thức
và nội dung kiến thức phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS và thuận lợi cho
GV trong quá trình tổ chức các hoạt động trên lớp. Bố cục các hình ảnh, các file ảnh động,
file phim kết hợp với các câu hỏi mà GV đưa ra phải hợp lý để khi HS xem xong có thể rút
ra được các kiến thức mới. Có như vậy mới kích thích được sự hứng thú của HS trong học
tập và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho
HS.
Chất lượng của giáo án kịch bản quyết định chất lượng của bài giảng điện tử.
Do vậy việc gia công sư phạm nội dung kịch bản đảm bảo tính chính xác, khoa học
là yêu cầu rất quan trọng trong qui trình thiết kế bài giảng theo hướng tích hợp
truyền thông đa phương tiện.
Trong quá trình sử dụng các câu hỏi, các hình ảnh, các đoạn video để mã hoá
các nội dung dạy – học cần phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, tính
khoa học về nội dung.
Ví dụ: Khi có một đoạn phim nói về cuộc sống của loài linh cẩu để mã hóa
thành nội dung dạy - học về quan hệ cạnh tranh cùng loài (trong bài 51, phần STH –
SH 12 NC), không được giới thiệu cả một đoạn phim dài mà nội dung lại không
trọng tâm cho HS. Cần gia công đoạn phim đó (sử dụng phần mềm cắt phim) sao
cho đảm bảo về mặt thời gian, nội dung phải thể hiện rõ mối quan hệ cạnh tranh
(cạnh tranh cùng loài của linh cẩu) để sau khi HS quan sát HS trả lời được những
câu hỏi của GV đưa ra từ đó lĩnh hội được kiến thức mới. Như vậy ngay từ khâu
sưu tầm, biên soạn tư liệu, chúng ta phải quán triệt nguyên tắc này để từ đó lựa chọn
những tư liệu phù hợp đưa vào bài giảng đảm bảo tính chính xác, tính khoa học nội
dung.
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong dạy học và truyền thông
Các tư liệu Multimedia khai thác từ trên mạng nhiều vô kể, nhưng không
phải tư liệu nào cũng có thể sử dụng hiệu quả được. Trong những tư liệu đó chúng
tôi chỉ lựa chọn những tư liệu nào có tính trực quan, khả thi và hữu dụng, nghĩa là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
có khả năng truyền tải thông tin, phù hợp với nội dung bài học mới đưa vào bài
giảng.
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của QTDH, xuất phát từ cơ sở lí
luận: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là con đường biện chứng của
nhận thức”. Đảm bảo nguyên tắc này là đảm bảo cung cấp tối đa tri thức cho HS.
Nguồn tư liệu đa truyền thông (Multimedia) đảm bảo tính trực quan trong dạy học và
truyền thông là điều kiện quan trọng của tư liệu hỗ trợ cho bài giảng. Các nguồn tư liệu
phải được gia công kỹ thuật và gia công sư phạm sao cho đẹp, rõ nét, màu sắc hài hoà để
HS có thể quan sát và tiếp thu được dễ dàng và đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Cụ thể hoá những kiến thức lý thuyết cơ bản, đơn giản hoá các kiến thức
phức tạp để HS tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc.
- Gây cho HS sự chú ý, hứng thú, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo, phát
hiện ra tri thức mới.
- Phát huy tính thích cực của HS, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, phát triển
năng lực tư duy và năng lực hành động.
- Giáo dục và làm tăng lòng ham mê nghiên cứu khoa học, hình thành thói
quen liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.
Ví dụ: Khi dạy mục II – Chu trình nước (bài 61: Các chu trình sinh địa hóa
trong hệ sinh thái), GV sưu tầm và gia công sư phạm file ảnh mô tả sự vận động của
nước trong tự nhiên. Trong quá trình sưu tầm có thể GV sưu tầm được nhiều kể cả
những file ảnh tĩnh và ảnh động. Để đảm bảo tính trực quan trong dạy học truyền
thông, khắc phục hạn chế trong SGK (hình vẽ trong SGK không phải là hình động)
GV cần lựa chọn file ảnh động, gia công kĩ thuật và gia gia công sư phạm như hình
vẽ 1.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
Hình 2.1. Chu trình sinh địa hóa của nước.
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tối đa vai trò của các giác quan trong quá
trình dạy học và quá trình truyền thông
Bài giảng được thiết kế dựa trên PPDH chủ đạo là : trực quan kết hợp vấn
đáp tìm tòi. Với mỗi đơn vị kiến thức HS sẽ được giao nhiệm vụ dưới dạng các câu
hỏi, PHT. Sau khi quan sát, theo dõi các hình ảnh kết hợp nghiên cứu SGK, thảo
luận nhóm để trả lời câu hỏi, PHT nghĩa là HS đã tự lực làm việc và chiếm lĩnh
kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV. Để hoạt động tìm tòi khám phá kiến thức của
HS có hiệu quả thì GV với vai trò là người đạo diễn, người trọng tài, người cố vấn,
tổ chức hoạt động học tập của HS đạt hiệu quả tốt nhất. Muốn thực hiện được điều
đó, một nguyên tắc không thể thiếu khi thiết kế và sử dụng bài giảng theo hướng
tích hợp truyền thông đa phương tiện là đảm bảo tương tác tối đa giữa người và
máy để phát huy tính tích cực của học sinh. Cụ thể ở khâu sử dụng bài giảng ở dạng
trình chiếu, người sử dụng phải nắm vững kịch bản giáo án, nắm vững đặc điểm thể
hiện của các file ảnh, file phim.
Để đảm bảo nguyên tắc này, bài giảng điện tử xây dựng và sử dụng theo
hướng TH TTĐPT phải thực hiện được những điểm sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
- Việc chuyển tải nội dung học tập thành các PTDH khác nhau như: dạng văn
bản (kênh chữ), kênh hình, kênh tiếng thông qua các PTDH như: ảnh tĩnh, ảnh
động, chương trình mô phỏng, đoạn phim, sơ đồ, biểu bảng, PHT, …
- Khi sử dụng các PTDH trên, mỗi PTDH sẽ tác động vào một giác quan của
người học làm cho nội dung bài học được HS tiếp thu hiệu quả nhất.
- Các tư liệu đó phải được sắp xếp một cách khoa học để GV có thể sử dụng
chúng dễ dàng khi tổ chức hoạt động nhận thức (truyền thông) cho HS.
Khi đảm bảo các nguyên tắc trên trong quá trình xây dựng và sử dụng sẽ dẫn
tới kết quả là HS có thể lĩnh hội tri thức nhanh hơn, dễ dàng hơn, sâu sắc hơn và
qua sự hỗ trợ của PTDH độ bền kiến thức được duy trì lâu dài.
Ví dụ: Khi dạy khái niệm quần thể, GV cho HS nghiên cứu SGK để có thể
đưa ra các tiêu chuẩn xác định một quần thể sinh vật. Sau đó GV cho HS quan sát
hình một lồng gà và hình về một rừng thông rồi đưa ra câu hỏi: Em hãy dựa vào các
tiêu chuẩn xác định một quần thể sinh vật để chỉ ra đâu là quần thể sinh vật? Khi đó
HS sẽ lúng túng trong câu trả lời của mình, câu trả lời của HS đi theo hai hướng:
Trường hợp 1: HS trả lời rừng thông là quần thể, lồng gà không phải là quần
thể. GV: Một lồng gà cũng đủ các tiêu chuẩn trên nhưng tại sao không phải là quần
thể? Vậy chỉ dựa vào các tiêu chuẩn trên để phân biệt quần thể đã đủ chưa?
Trường hợp 2: HS trả lời rừng thông và lồng gà đều là quần thể vì đều đáp
ứng được các tiêu chuẩn xác định một quần thể sinh vật như trong SGK.
GV gặp phải câu trả lời nào của HS cũng phân tích cho các em thấy muốn
xác định được một quần thể sinh vật mà chỉ dựa vào các tiêu chuẩn trong SGK là
chưa đủ.
GV đưa ra câu hỏi gợi ý cho các em đi tiếp: Em hãy quan sát lại hai hình vẽ
đó và cho biết môi trường sống của chúng có gì khác nhau? Khi đó HS chỉ ra được
cây thông sống trong môi trường tự nhiên còn lồng gà thì không. GV: đó là một
trong những tiêu chuẩn cần thiết nhằm xác định một quần thể.
Nhằm giúp cho HS tìm ra đầy đủ các tiêu chuẩn xác định một quần thể sinh
vật, GV tiếp tục cho HS quan sát hình vẽ một đàn chim di cư đậu trên bụi tre và hỏi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46
HS: Đàn chim này có phải là quần thể sinh vật không? HS lại bị lúng túng khi trả
lời câu hỏi đó. GV phân tích cho HS thấy đàn chim ở ví dụ trên không phải là quần
thể sinh vật bằng cách đưa ra sơ đồ về quá trình hình thành quần thể sinh vật từ tập
hợp ngẫu nhiên nhóm cá thể (hình 1.2).
Hình 2.2. sơ đồ về quá trình hình thành quần thể
sinh vật từ tập hợp ngẫu nhiên nhóm cá thể.
GV yêu cầu HS quan sát và phân tích sơ đồ thấy được quá trình hình thành
quần thể sinh vật từ tập hợp ngẫu nhiên các cá thể nhờ chọn lọc tự nhiên mà các cá
thể này tự thiết lập được mối quan hệ với nhau và với MT sống (thích nghi được với
môi trường tự nhiên mà nó sinh sống) sẽ trở thành quần thể sinh vật. Lúc này HS đã
chỉ ra được đầy đủ các tiêu chuẩn nhằm xác định một quần thể sinh vật, phân biệt
được đâu là quần thể, đâu không phải quần thể và đưa ra một khái niệm chính xác,
đầy đủ về quần thể sinh vật.
2.1.5. Nguyên tắc lấy không gian bù thời gian trong quá trình dạy học và quá
trình truyền thông
Trong kiến thức Sinh học, có nhiều kiến thức trừu tượng. Ví dụ kiến thức quá
trình tức là có mở đầu, kéo dài và kết thúc. Trong thực tế, các quá trình này có thể
diễn ra trong một hay nhiều năm thậm chí kéo dài hàng nghìn năm. Nếu sử dụng
quá trình đó trong giảng dạy để giới thiệu với HS thì chắc chắn yếu tố thời gian
không cho phép.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47
Để khắc phục vấn đề này các nhà giáo dục đã tạo ra PTDH. Trong các loại
PTDH thì PTĐTT được sử dụng rộng rãi hơn cả vì yếu tố công nghệ của PT này
cho phép trình diễn, mô phỏng lại tất cả các quá trình Sinh học một cách nhanh
chóng, tiện lợi, hiệu quả và chính xác bản chất khoa học. Điều quan trọng hơn là
thời gian cả quá trình sinh học đó được rút ngắn lại đến mức cho phép sử dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6LV09_SP_LLampPPDHDuongThanhTu.pdf