Hoạt động này GV giao trước cho HS nghiên cứu trước ở nhà theo các câu hỏi có nội dung sau:
1. Quan sát hình 37.1- Các tháp tuổi của quần thể sinh vật kết hợp với kiến thức đã học, hãy điền tên cho 3 dạng tháp tuổi A, B, C, và các nhóm tuổi trong mỗi tháp tuổi?
2. Mỗi nhóm tuổi đó có ý nghĩa sinh thái như thế nào?
3. Theo em cấu trúc tuổi của quần thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
4. Theo em có loài SV nào không có nhóm tuổi sau sinh sản hay không? (Có. Những loài đẻ xong thì con mẹ chết như loài ong, loài bướm, )
5. Thời gian của mỗi nhóm tuổi trong tháp tuổi có tương đương nhau hay không? Hãy lấy ví vụ để minh họa điều đó?
6. Hãy phân biệt tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể?
7. Điều kiện nào để tuổi sinh lí và tuổi quần thể được tăng lên?
8. Quan sát hình 37.2 – Cấu trúc tuổi của quần thể cá ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau. Hãy cho biết mức độ đánh bắt cá ở các quần thể A, B, C?
- A ) Quần thể bị đánh bắt
- B) Quần thể bị đánh bắt
- C) Quần thể bị đánh bắt
Đáp án:
A) Quần thể bi đánh bắt quá mức.
B) Quần thể bị đánh bắt vừa phải.
C) Quần thể bị đánh bắt ít.
128 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng câu hỏ, bài tập trong dạy học phần Sinh thái học lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sinh thái.
Để tổng kết toàn bộ chương trình, GV cần giúp HS hệ thống hoá lại toàn bộ các khái niệm sinh thái cơ bản bằng các sơ đồ cụ thể; và đặt nó trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau trong sơ đồ cấu trúc nội dung như trên, sẽ giúp HS vừa phân biệt được sự khác nhau của các cấp độ tổ chức sống cùng với những đặc trưng cơ bản của nó; vừa thấy được lôgic phát triển hệ thống các khái niệm trong một chỉnh thể môn học. Những hiểu biết thu được như trên làm cơ sở để hình thành tri thức bảo vệ MT như sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, nông nghiệp phát triển bền vững.
Cách sắp xếp cấu trúc nội dung như trên cho phép thiết kế hệ thống CH - BT theo lôgic hợp lý; đảm bảo sự phát triển hệ thống khái niệm theo lôgic của bản thân khoa học STH.
2.2.2. Những quy tắc viết mục tiêu bài học:
* Theo Gronlund (1985), khi xác định mục tiêu cần dựa vào 5 tiêu chí sau:
- Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS, nghĩa là cần chỉ rõ học xong bài này HS phải đạt được cái gì, chứ không phải là trong bài này GV phải làm gì.
- Mục tiêu phải nói rõ đầu ra của bài học chứ không phải là tiến trình bài học.
- Mục tiêu không phải đơn thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới.
- Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc ĐG kết quả bài học. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu với mức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó.
- Mỗi đầu ra của mục tiêu nên được diễn tả bằng một động từ được lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt được bằng hành động. Những động từ như nắm được, hiểu được thường thích hợp cho những mục tiêu chung. Để xác định mục tiêu cụ thể cần dùng những động từ như phân tích, so sánh, chứng minh, áp dụng, quan sát, đo đạc,..
* Theo Mager ( 1975) khi xác định mục tiêu cần quan tâm ba thành phần:
- Nêu rõ hành động mà HS cần phải thực hiện. Phần này chứa một động từ chỉ cái đích HS cần phải đạt tới.
- Xác định những điều kiện HS cần có để thực hiện ( ví dụ: Để định hướng hành động, HS cần có những thông tin gì? Để thực hiện hành động, HS cần có những vật liệu, thiết bị gì? Để hoàn thành hoạt động, HS cần có bao nhiêu thời gian?)
- Tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu (GV phải dự kiến được mức độ thành thạo của HS. Chẳng hạn như: bài kiểm tra được hoàn thành trong bao nhiêu phút. Tỉ lệ HS đạt điểm từ trung bình trở lên? Số sai sót tối đa cho phép trong bài làm của HS?...)
Như vậy, việc xác định mục tiêu của bài học là trả lời câu hỏi: Sau khi học xong một bài, một phần nào đó thì HS phải có được những kiến thức gì, những kĩ năng gì, hoặc hình thành được thái độ gì và với mức độ đạt được như thế nào?. Do đó, mục tiêu đặt ra càng cụ thể, sát hợp với yêu cầu của nội dung và với điều kiện dạy học thì càng thuận lợi cho việc ĐG hiệu quả và điều chỉnh hợp lí quá trình dạy học để từng việc thực hiện mục đích dạy học.
2.2.3. Lập dàn ý bài học và xác định nội dung kiến thức trong bài có thể mã hoá thành CH - BT
Muốn xác định đúng đắn nội dung kiến thức để mã hoá thành CH - BT thì công việc đầu tiên của GV là phải xác định được nội dung cơ bản và trọng tâm của bài dạy như đã phân tích ở trên. Kĩ năng cần thiết của GV là phải phân chia được nội dung cơ bản, trọng tâm ra các đơn vị kiến thức, chuẩn bị cho việc mã hoá CH - BT phù hợp. Những đơn vị kiến thức trong SGK mới hiện nay rất thuận lợi cho việc tự lực nghiên cứu SGK của HS, bởi vậy dễ dàng xác định được logíc vận động của nội dung cơ bản , trọng tâm của bài học. Có như vậy thì mới có thể thiết kế được CH - BT gắn với mục tiêu bài học. Ngoài ra, người giáo viên cũng cần cập nhật chính xác hoá lại những nội dung kiến thức mà SGK không có điều kiện trình bày đầy đủ.
Trong từng bài học cụ thể, tiến hành lập dàn ý theo cấu trúc hợp lí là thuận lợi nhất cho việc thiết kế CH - BT. Dàn bài là một tổ hợp các đề mục chứa đựng những ý cơ bản của bài học. Mỗi đề mục chứa đựng một nội dung và có giới hạn tương đối với đề mục khác. Lập dàn ý cho bài học cần phải xác định mối quan hệ giữa các đề mục với nhau, giữa mục lớn với các mục nhỏ; kết hợp giữa việc tách ra ý chính và thiết lập mối quan hệ giữa các ý chính; rồi tiếp tục phân chia nội dung ra từng phần nhỏ, thành các đơn vị kiến thức làm cơ sở cho việc chuẩn bị thiết kế các CH - BT. Trong những đơn vị kiến thức đó, lại cần xác định nội dung cơ bản là trọng tâm của bài. Đây là một khâu quan trọng cho phép xác định toạ độ cần tập trung gia công sư phạm các nội dung thành các CH - BT. Đồng thời đây cũng là tiêu điểm để đối chiếu với mục tiêu bài học đã được thể hiện như thế nào, giúp cho việc đánh giá kết quả học tập của HS sau bài học.
* Yêu cầu đối với các CH - BT trong khâu nghiên cứu tài liệu mới
- Mỗi CH - BT phải định hướng và tổ chức được các hoạt động tự lực cho HS làm việc với SGK và các nguồn tài liệu khác. Cần cho việc trả lời CH hoặc giải các BT để tự lực chiếm lĩnh tri thức mới.
- Mỗi CH - BT phải hàm chứa “ một liều” kiến thức để tổ chức HS trả lời hoặc giải các BT sẽ hình thành được kiến thức mới.
- Các CH - BT phải được sắp xếp có hệ thống để tổ chức HS lần lượt trả lời CH hoặc giải các BT sẽ lĩnh hội kiến thức mới có hệ thống theo mục tiêu bài học.
2.2.4. Diễn đạt khả năng mã hoá các nội dung kiến thức đó thành CH - BT
Các CH - BT được thiết kế nhìn chung có 2 phần chính:
Phần thứ nhất là tài liệu có tính nguyên liệu để cung cấp cho phần thứ hai của BT là các câu hỏi hướng dẫn HS gia công tư liệu do phần thứ nhất cung cấp để rút ra kiến thức.
Phần thứ nhất: Tài liệu có tính chất “nguyên liệu” bao gồm:
+ Đoạn tư liệu trong SGK
+ Đoạn tư liệu trích trong các tài liệu tham khảo
+ Các tập hợp từ, cụm từ cho trước
+ Các thông tin, gợi ý cho trước
+ Các ví dụ cho trước
+ Hình vẽ cho trước
+ Các thí nghiệm và kết quả cho trước
+ Một nhận định.
- Phần thứ hai: Các CH hướng dẫn HS hoạt động tư duy, xử lí các dữ liệu đã có (thực chất là việc thực hiện các lệnh xử lí thông tin) bao gồm:
+ Tóm tắt nội dung, liệt kê sự kiện, lập sơ đồ hệ thống hoá
+ Trả lời ngắn các CH, chọn câu trả lời đúng trong tập hợp các câu cho trước
+ Điền từ, cụm từ, đoạn thông tin thích hợp vào bảng, vào ô trống, vào hình vẽ, vào bản đồ khái niệm.
+ Mô tả hình vẽ, ghi chú thích cho hình vẽ, phân tích hình vẽ
+ Phát biểu các dấu hiệu đặc trưng của một khái niệm, quy luật...
+ Lập bảng so sánh, lập bản đồ khái niệm
+ Dự đoán kết quả thí nghiệm, giải thích thí nghiệm
+ Thu thập, bố cục thông tin, viết bài, trình diễn..
Như vậy, căn cứ vào cấu trúc BT, chúng tôi đã diễn đạt khả năng mã hoá các nội dung kiến thức thành các dạng BT sau:
1. Dạng BT đọc 1 đoạn tư liệu trong SGK hoặc GV cung cấp, HS thực hiện các lệnh để tự lực rút ra kiến thức (xem ví dụ dạy khái niệm QT, QXSV,…).
2. Dạng BT lựa chọn nội dung thích hợp để điền vào bảng, vào ô trống, vào bản đồ khái niệm, vào hình vẽ… ( xem ví dụ dạy sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ; các đặc trưng cơ bản của quần thể như tỉ lệ giới tính; các dạng biến động số lượng cá thể của QT, trạng thái cân bằng của QT…).
3. Dạng BT từ các ví dụ cho trước, HS phát hiện và phát biểu thành các dấu hiệu đặc trưng của mỗi khái niệm (xem ví dụ dạy các mối quan hệ sinh thái trong quần xã hoặc từ các ví dụ cho trước, HS đối chiếu với các dấu hiệu trong SGK để phát hiện rút ra kiến thức sinh thái mà ví dụ muốn chuyển tải (xem ví dụ dạy kích thước của quần thể, ví dụ dạy quan hệ giữa các loài trong quần thể; khái niệm diễn thế sinh thái…).
4. Dạng BT học sinh sưu tầm tư liệu, bố cục nội dung, thuyết trình trên lớp (xem ví dụ dạy sự tăng trưởng của quần thể người; chu trình cácbon,…).
5. Dạng BT phân tích hình vẽ, bảng biểu, số liệu trả lời câu hỏi để tự lực phát triển kiến thức ( xem ví dụ dạy trạng thái cân bằng quần thể; chu trình sinh địa hóa các chất, hiện tượng khống chế sinh học… ).
6. Dạng BT lập bảng so sánh, lập bản đồ KN (xem ví dụ yêu cầu lập bảng phân biệt các loại DTST, lập bản đồ KN về các mối quan hệ sinh thái cơ bản giữa SV với SV, các kiểu HST…).
* Căn cứ vào việc sử dụng CH - BT ở các thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học có thể chia CH - BT chúng tôi đã thiết kế thành các dạng sau:
1. CH - BT hướng dẫn HS nghiên cứu trước tài liệu ở nhà trước khi tiếp thu kiến thức mới trên lớp.
2. CH - BT định hướng việc tiếp thu kiến thức mới cho HS ngay trên lớp.
3. CH - BT định hướng HS tự nghiên cứu một đơn vị kiến thức của bài học.
Các CH được thiết kế thành một hệ thống các CH kế tiếp logic để ứng với một đơn vị kiến thức nhất định hoặc lồng vào các bài tập tự lực, xem việc trả lời CH là một phần yêu cầu phải hoàn thành trong nội dung BT.
Những yêu cầu kĩ thuật đối với các CH - BT được thiết kế:
- CH - BT phải bảo đảm một tỉ lệ phù hợp giữa cái đã biết với cái chưa biết về đối tượng nhận thức và phù hợp với chủ đề nhận thức nhất định.
- Ngôn ngữ của CH và các lệnh trong BT phải rõ ràng để tránh việc hiểu CH theo những cách khác nhau, đảm bảo tính đơn trị của CH.
- CH - BT phải hạn chế phạm vi tìm tòi các dữ kiện để phù hợp với điều kiện trang thiết bị dạy học ở trường phổ thông.
- Cách diễn đạt CH - BT phải đa dạng, hấp dẫn được HS.
- Hệ thống CH - BT phải phù hợp với tiến trình dạy - học và với các khâu của quá trình dạy học.
2.2.5. Lựa chọn, sắp xếp các CH - BT thành hệ thống theo mục đích dạy học
Các CH – BT được sắp xếp theo nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, theo một lôgíc chặt chẽ, phù hợp với mục đích lí luận dạy học. Chúng tôi đã soạn giáo án chi tiết trong đó thể hiện rất rõ trình tự sắp xếp các CH - BT ứng với mỗi đơn vị kiến thức cho từng bài học.
2.3.Quy trình sử dụng CH - BT trong dạy học STH khâu nghiên cứu tài liệu mới
Các CH - BT được thiết kế dưới dạng các hoạt động học tập tự lực của HS, được đánh số thứ tự 1, 2, 3,… theo trình tự lôgíc của bài học và được thể hiện rõ trong giáo án. Các hoạt động học tập này được chuyển đến tay HS dưới dạng các “phiếu học tập”.
Trong mỗi tiết học, căn cứ vào cách bố trí số lượng và tính chất các đơn vị kiến thức, chúng tôi chia chúng thành 3 nhóm:
- Các kiến thức HS cần được nghiên cứu trước ở nhà trước khi lĩnh hội trên lớp bằng hệ thống bài tập cho trước dưới dạng phát phiếu học tập. Đây chủ yếu là những kiến thức khó, cần hiểu rõ bản chất như kiến thức khái niệm (Khái niệm Quần thể, Quần xã, Hệ sinh thái,…).
- Các kiến thức HS lĩnh hội ngay trên lớp bằng việc trả lời CH hay hoàn thành BT trong PHT thông qua hoạt động nhóm hoặc độc lập làm việc với SGK. Đây chủ yếu là các kiến thức về tính chất, quá trình, quy luật ( ví dụ: Các quan hệ giữa các cá thể trong quần thể; Các đặc trưng cơ bản của quần thể; Biến động số lượng cá thể của QT;…).
- Các kiến thức HS tự lực nghiên cứu cũng thông qua việc trả lời các CH hoặc hoàn thành BT trong PHT, làm ngay trên lớp hoặc làm ở nhà sau tiết học. Đây chủ yếu là các kiến thức chi tiết, mở rộng của đơn vị kiến thức lớn hơn hoặc những kiến thức có nội dung không phức tạp, hoặc nội dung liên hệ thực tế, HS có thể tự nghiên cứu SGK là có thể hiểu được và hoàn thàn được CH - BT ( ví dụ: Đặc điểm về sự phân bố cá thể trong quần thể; Quan hệ giữa các loại trong quần xã sinh vật; …).
Việc sử dụng linh hoạt các hoạt động học tập như trên cho phép GV dễ dàng giải quyết khó khăn về mặt thời gian trong mỗi tiết học (giải quyết mâu thuẫn giữa nội dung kiến thức trong bài nhiều - đối nghịch với quỹ thời gian hạn hẹp trong một tiết học); đảm bảo tính vừa sức cho HS, lại có tác dụng biến quá trình học tập của HS thành một quá trình tự học liên tục.
2.3.1.Quy trình sử dụng CH - BT để hướng dẫn HS nghiên cứu trước tài liệu ở nhà
Bước 1:
GV ra CH hoặc BT (gồm có đoạn tư liệu từ SGK hoặc tư liệu khác do GV cung cấp, hoặc HS sưu tầm tài liệu có liên quan đến nội dung bài học và các lệnh HS sẽ thực hiện) dưới dạng PHT.
Các PHT được chuyển tới tay HS vào cuối mỗi tiết học trước.
Bước 2:
HS hoàn thành BT theo các lệnh hướng dẫn.
HS thực hiện bước này ở nhà.
Thực chất, bước này giúp HS tiếp cận dần với những thông tin là cơ sở cho việc hình thành một kiến thức mới, thường là phức tạp với những dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bản chất. Đó là các khái niệm STH.
Bước 3:
Thực hiện trên lớp. HS báo cáo kết quả tự nghiên cứu của mình ở nhà, thảo luận nêu thắc mắc với HS khác và với GV.
Bước 4:
GV hướng dẫn HS tự rút ra kết luận về kiến thức mới. HS ghi những kiến thức cơ bản vào vở.
Ví dụ: Dạy khái niệm Quần xã sinh vật
Bước 1: GV ra BT sau vào PHT và phát cho HS sau bài học trước
Xét ví dụ sau: Đầu thế kỷ XIX, phía Bắc hẻm núi Colorado nổi tiếng của nước Mỹ có thảo nguyên Kaibab rộng tới 1.100km2, nơi đây có rất nhiều hươu rừng đủ cung cấp cho các tay thợ săn lão luyện. Nhưng đám thợ săn phát hiện ra một điều lạ lùng là: tuy đồng cỏ rất xanh tốt, nhưng đàn hươu rừng chỉ xấp xỉ 4000 con , dù cỏ mọc xanh tốt nữa số lượng hươu rừng cũng không tăng đáng kể. Sau này, những tay thợ săn lại phát hiện thêm điều mới nữa là ngoài hươu ra, trên thảo nguyên Kaibab còn có chó sói và sư tử.
Yêu cầu:
- Hãy liệt kê các loại sinh vật sống trên thảo nguyên Kaibab?
- Hãy dự đoán thứ tự xuất hiện các loại sinh vật sống trên thảo nguyên Kaibab? Liệu có thể thay đổi thứ tự đó được không? Vì Sao?
- Hãy nêu những mối quan hệ giữa các loài sinh vật sống trên thảo nguyên Kaibab?
- Vì sao số lượng hươu rừng chỉ xấp xỉ 4000 con?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các loại sinh vật trên bị tiêu diệt hết?
Hãy điền các cụm từ thích hợp vào các vị trí (1), (2), (3) để hoàn chỉnh định nghĩa khái niệm QXSV sau đây:
Quần xã sinh vật là một tập hợp các …(1)…thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong…(2)… nhất định. Các sinh vật trong quần xã có…(3)… với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Đáp án: (1): quần thể sinh vật
(2): một không gian và thời gian
(3): mối quan hệ gắn bó
- Hãy sưu tầm một số tranh ảnh về QXSV?
Bước 2: HS hoàn thành bài tập trên ở nhà.
Bước 3: Lên lớp GV cho HS báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà, thảo luận trên lớp, nêu thắc mắc.
Bước 4: GV và HS giải đáp thắc mắc và đưa ra đáp án đúng cho mỗi lệnh trong BT.
Từ đó, hướng dẫn HS phát biểu khái niệm QXSV.
2.3.2.Quy trình sử dụng CH - BT để dạy kiến thức mới bằng việc tổ chức các hoạt động tự lực cho HS trên lớp
Bước 1:
GV ra CH - BT (gồm có hướng dẫn nghiên cứu một mục trong SGK hoặc một đoạn tư liệu do GV cung cấp và các CH - BT tương ứng) dưới dạng PHT.
Bước 2: HS thảo luận trong nhóm, hoàn thành bài tập theo các lệnh hướng dẫn.
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả, thảo luận trên lớp.
Bước 4 GV hướng dẫn HS tự rút ra kiến thức mới. HS ghi những kiến thức cơ bản vào vở.
Ví dụ: Khi dạy bài 35 – Môi trường sống và các nhân tố sinh thái; mục 2 - Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ.
Bước 1: GV cho HS quan sát hình ảnh của 2 loài gấu: gấu trắng sống ở miền ôn đới và gấu chó sống ở miền nhiệt đới. và phát PHT có nội dung sau:
Gấu trắng ở vùng ôn đới có các đặc điểm
Gấu chó ở vùng nhiệt đới có các đặc điểm
- Kích thước cơ thể:…………………………….
- Kích thước tai, đuôi, chi:……………………..
- Tỉ số S/V:…………………………………….
- Kích thước cơ thể:……………………………
- Kích thước tai, đuôi, chi:……………………..
- Tỉ số S/V:…………………………………….
(S: diện tích bề mặt cơ thể; V: thể tích cơ thể)
Sau đó trả lời câu hỏi:
Ý nghĩa của những đặc điểm trên là gì?
Những đặc điểm trên là thường biến hay biến dị di truyền?
Hãy lấy ví dụ để chứng minh tỉ lệ S/V của vật thể nhỏ hơn thì trao đổi chất với môi trường ít hơn?
Bước 2: HS quan sát và thảo luận nhóm để hoàn thành những thông tin trong bảng và trả lời các câu hỏi kèm theo.
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả, thảo luận những chỗ chưa thống nhất.
Bước 4: GV công bố đáp án đúng và hướng dẫn HS nội dung của quy tắc Becman và quy tắc Allen và ý nghĩa của 2 quy tắc đó
Đáp án:
Gấu trắng ở vùng ôn đới có các đặc điểm
Gấu chó ở vùng nhiệt đới có các đặc điểm
- Kích thước cơ thể: lớn hơn.
- Kích thước tai, đuôi, chi: nhỏ hơn.
- Tỉ số S/V: nhỏ hơn
- Kích thước cơ thể: nhỏ hơn
- Kích thước tai, đuôi, chi: lớn hơn
- Tỉ số S/V: lớn hơn
Từ đó HS nắm được nội dung 2 quy tắc: quy tắc Becman về kích thước cơ thể và quy tắc Allen về kích thước bộ phận tai, đuôi, chi…và ý nghĩa của chúng.
2.3.3. Quy trình sử dụng CH - BT để hướng dẫn HS tự lực nghiên cứu một đơn vị kiến thức của bài học
Bước 1:
GV ra CH hoặc BT dưới dạng PHT phát cho HS, yêu cầu HS tự nghiên cứu một đoạn kiến thức trong SGK, tìm câu trả lời cho các CH hoặc làm bài tập
Bước 2:
HS nghiên cứu SGK, tìm ý để trả lời CH hoặc làm BT.
Trong một số trường hợp, việc trả lời CH - BT của HS được dựa trên căn cứ những hiểu biết hoặc những dự đoán lôgic của HS.
Tùy vào quỹ thời gian cho phép của mỗi tiết học, GV sẽ yêu cầu HS thực hiện bước này ở trên lớp hoặc về nhà.
Bước 3:
HS báo cáo kết quả, thảo luận trên lớp.
Tùy theo tiến trình ở bước 2 mà bước này sẽ được thực hiện trong tiết học đó hoặc đầu tiết học sau.
Bước 4: GV công bố đáp án. Đáp án đúng chính là nội dung kiến thức HS cần lĩnh hội.
HS tự ghi chép những kiến thức lĩnh hội được thông qua việc hoàn thành CH - BT.
Ví dụ dạy kiến thức: Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
Bước 1:
GV yêu cầu HS về nhà tự lực nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế để hoàn thành phiếu học tập sau:
Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
Hình thái
Giải phẫu
Hoạt động
Ý nghĩa
Thực vật ưa sáng
Thực vật ưa bóng
ĐV hoạt động ban ngày
ĐV hoạt động ban đêm
Và trả lời câu hỏi:
1. Dựa vào sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng thực vật và động vật ngoài chia thành 2 nhóm trên còn có thể chia thành nhóm nào nữa?
2. Những sự thich nghi đó là thích nghi kiểu hình hay thích nghi kiểu gen?
Bước 2: HS về nhà đọc SGK, tìm câu trả lời cho mỗi CH.
Bước 3: HS báo cáo kết quả, thảo luận những thắc mắc chưa thống nhất
Bước 4: GV công bố đáp án.
Sự thích nghi của thực vật ưa sáng: lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất, nhờ đó mà tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá,…(tr.152, dòng 5, 6, 7, 8)
Sự thích nghi của thực vật ưa bóng: phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang, nhờ đó thu nhận được nhiều ánh sáng tán xạ,…(tr.152, dòng 2, 3)
Sự thích nghi của động vật hoạt động ban ngày: Cơ quan tiếp nhận thị giác bình thường, thân có màu sắc sặc sỡ như những tín hiệu sinh học: nhận biết đồng loại, quyến rũ nhau trong họp đàn sinh sản, để ngụy trang tránh kẻ thù, hay để dọa nạt ,…(tr.153, dòng 1, 2, 3¯)
Sự thích nghi của động vật hoạt động ban đêm: cơ quan thị giác thường kém phát triển hoặc quá tinh; màu sắc trên thân tối xỉn, những sinh vật sống sâu thì thị giác tiêu giảm,…(tr.153, dòng 6, 7, 8¯)
Ngoài ra, thực vật còn có nhóm cây chịu bóng; động vật còn có nhóm hoạt động vào lúc chênh tối, chênh sáng (hoàng hôn hay bình minh)
Sự thích nghi đó là thích nghi kiểu gen vì được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài.
Đáp án đúng chính là nội dung kiến thức HS cần lĩnh hội.
* Bản chất của việc sử dụng CH - BT theo những quy trình trên là ở chỗ GV biết tổ chức cho HS tự học với những hoạt động như:
- Tác động lên nội dung học tập (đối tượng học): sắp xếp, chuyển dời, sưu tầm, tra cứu, quan sát, mô tả, phân tích, tổng hợp,… để làm bộc lộ bản chất của đối tượng STH.
- Diễn đạt ra giấy những sự kiện, hiện tượng sinh thái đã phát hiện được bằng từ ngữ, bằng hình vẽ, kí hiệu, hoặc sơ đồ hóa,…
- Tổng hợp, khái quát hóa hình thành khái niệm, quy luật STH.
- Vận dụng khái niệm, quy luật đã học để giải thích các hiện tượng hoặc các hoạt động thực tế trong sản xuất và bảo vệ MT (từ khái niệm trở về với hành động thực tế).
- Tự đánh giá, rút kinh nghiệm về cách hành động; tự sửa chữa sai sót đã mắc phải và tự điều chỉnh thái độ hành vi của mình ngày càng hợp lý hơn.
Rõ ràng, với việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho HS tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn thông qua sự hướng dẫn bằng hệ thống CH – BT như trên. GV đã đóng vai trò hướng dẫn – tổ chức – trọng tài, cố vấn, kết luận, KT; còn HS với vai trò chủ thể của hoạt động học đã tự nghiên cứu – tự thể hiện – tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Việc tổ chức HS tự tìm hiểu, giải quyết một vấn đề học tập bằng hệ thống CH – BT theo hướng phát huy cao độ khả năng tự học của HS như phân tích ở trên sẽ làm cho HS tự chiếm lĩnh các KN, quá trình và quy luật sinh thái một cách chính xác, làm cơ sở để tích hợp hữu cơ với giáo dục MT, dân số và các mặt giáo dục khác,…Nhưng hiệu quả tối đa và rất cơ bản là HS đã học bằng hành động của chính mình, đã “làm để học” và làm quen dần với tự học, kiến thức học được của HS trở nên vững chắc hơn và năng lực tư duy, năng lực tự học, trí thông minh, suy luận của HS cũng được phát triển. Như một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khả năng lưu giữ thông tin của con người thông qua đọc là 5%, nghe: 15%, nhìn: 20%, nghe và nhìn: 25%; thảo luận: 55%; thu nhận kinh nghiệm bằng hành động:75%; dạy lại người khác:90%.
PHẦN TRÍCH CÁC GIÁO ÁN MINH HỌA
Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật
Bài 35. Môi trường và các nhân tố sinh thái
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
Định nghĩa môi trường, các loại môi trường và phân biệt được các nhóm NTST có trong MT
Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật.
Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ.
Nêu được khái niệm ổ sinh thái, ý nghĩa của việc nghiên cứu ổ sinh thái.
Biết phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Tiến trình tổ chức bài học
GV giới thiệu nội dung chương trình sinh thái
Việc học môn sinh thái học chính là việc phải làm sáng tỏ những nội dung sau:
Môi trường sống là gì? Sinh vật trên Trái Đất tổ chức hoạt động sống theo những cấp độ nào? Mối quan hệ giữa các cấp độ ấy với nhau và với môi trường ra sao?
- Sơ lược cấu trúc nội dung chương trình STH - THPT
Nội dung bài học
- Các hoạt động 1, 2, 3, 5: thực hiện trên lớp.
- Hoạt động 4: HS tự nghiên cứu ở nhà sau tiết học
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Hoạt động 1: HS thực hiện trên lớp
Quan sát, theo dõi đời sống một cây xanh và hãy cho biết:
Có những nhân tố nào tác động lên đời sống của cây? Vai trò của chúng đối với cây xanh như thế nào? Hãy nêu một số hiện tượng để chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố đó lên đời sống của cây?
Các nhân tố đó được chia thành những nhóm nhân tố nào?
Tổ hợp tất cả các nhân tố tác động lên đời sống sinh vật được gọi là gì? Hãy phát biểu định nghĩa về khái niệm đó?
Theo em sinh vật sống trong những môi trường nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh?
Hãy nêu những hoạt động của con người ảnh hưởng đến MT tự nhiên và những biện pháp bảo vệ MT mà em biết.
HS nghiên cứu SGK đồng thời với kiến thức thực tế lần lượt trả lời các CH trên để làm sáng tỏ các khái niệm về:
- Định nghĩa môi trường: SGK
- Các loại môi trường: SGK
- Định nghĩa các NTST: SGK
- Các nhóm NTST: SGK
- Ảnh hưởng của các NTST lên đời sống sinh vật.
Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
Giới hạn sinh thái
Hoạt động 2. HS thực hiện trên lớp theo nhóm
GV phát phiếu học tập có nội dung sau:
Trong phòng ấp trứng tằm, người ta giữ nhiệt độ cực thuận 250C và cho thay đổi độ ẩm của không khí, thấy kết quả như sau:
Độ ẩm tương đối của không khí
Tỉ lệ trứng nở
74%
76%
…
86%
90%
…
94%
96%
Không nở
5% nở
90% nở
90% nở
5% nở
không nở
Tìm giá trị độ ẩm không khí gây hại thấp nhất, gây hại cao đối với việc nở của trứng tằm.
Giả thiết máy điều hoà nhiệt độ của phòng không giữ được nhiệt độ cực thuận 250C nữa, kết quả nở của trứng tằm còn như ở bảng trên nữa không? Nó sẽ như thế nào nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn?
Vẽ sơ đồ tác động của độ ẩm lên sự phát triển của trứng tằm.
HS nghiên cứu SGK để hoàn thành phiếu học tập trên theo nhóm.
GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét kết quả của nhau.
Từ đó HS rút ra được kiến thức:
Khái niệm giới hạn sinh thái: SGK
Khoảng thuận lợi: SGK
Khoảng chống chịu: SGK
Ổ sinh thái
Hoạt động 3: GV cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nơi ở là gì?
2. Ổ sinh thái là gì?
3. Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái?
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ổ sinh thái?
Qua phân tích ví dụ trên, HS nắm rõ được bản chất của HS:
Khái niệm ổ sinh thái: SGK
Phân biệt ổ sinh thái với nơi ở.
Biết được ý nghĩa thực tiễn của việc phân hoá ổ sinh thái.
Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
Hoạt động 4. Học sinh về nhà tự lực nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế để hoàn thành phiếu học tập sau:
Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
Hình thái
Giải phẫu
Hoạt động
Thực vật ưa sáng
Thực vật ưa bóng
ĐV hoạt động ban ngày
ĐV hoạt động ban đêm
Và trả lời câu hỏi:
1. Những sự thich nghi đó là thích nghi kiểu hình hay thích nghi kiểu gen?
2. Ý nghĩa của sự thích nghi đó?
3. Hãy lấy một số ví dụ đại diện cho mỗi nhóm sinh vật trên?
Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
Hoạt động 5. GV cho HS quan sát hình ảnh của 2 loài gấu: gấu trắng sống ở miền ôn đới và gấu chó sống ở miền nhiệt đới.
HS quan sát và hoàn thành những thông tin trong bảng sau:
Gấu trắng ở vùng ôn đới có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 THPT nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh.doc