MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 1
MỤC LỤC. 2
LỜI MỞ ĐẦU . 4
CHưƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN .8
1.1. Cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học . 8
1.1.1. Phương pháp dạy học truyền thống không đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay. . 8
1.1.2. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý . 9
1.2. Phát huy tính tích cực học tập của HS . 10
1.2.1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS . 10
1.2.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức vật lý của HS . 11
1.2.3. Những đặc trưng của tính tích cực hóa hoạt động nhận thức . 12
1.3. Cơ sở lí luận của phương pháp trắc nghiệm trong việc phối hợp các phương án dạy
học vật lý có hiệu quả . 13
1.3.1. Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá HS bằng trắc nghiệm tự luận . 13
1.3.2. Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá HS bằng TN khách quan . 14
CHưƠNG II: SOẠN THẢO, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC CHưƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VÀ “LưỢNG TỬ ÁNH SÁNG” LỚP 12
THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH .21
2.1. Những nội dung, kiến thức cơ bản của chương “sóng ánh sáng” và chương “lượng tử
ánh sáng” . 21
2.1.1. Cấu trúc nội dung chương “sóng ánh sáng” . 21
2.1.1.1.Sơ đồ cấu trúc chương: . 21
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương “lượng tử ánh sáng” . 23
2.2. Xây dựng phương án dạy học các bài học cụ thể cùng việc sử dụng bộ câu hỏi trắc
nghiệm phù hợp trong chương “sóng ánh sáng” và “lượng tử ánh sáng” . 25
2.2.1. Bài thứ nhất : TÁN SẮC ÁNH SÁNG . 25
2.2.2. Bài thứ hai : GIAO THOA ÁNH SÁNG . 31
2.2.3. Bài thứ ba: CÁC LOẠI QUANG PHỔ . 39
2.2.4. Bài thứ tư: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI . 47
2.2.5. Bài thứ năm: TIA X . 54
2.2.6. Bài thứ sáu:HIỆN TưỢNG QUANG ĐIỆN-THUYẾT LưỢNG TỬ . 60
2.2.7. Bài thứ bảy: HIỆN TưỢNG QUANG ĐIỆN TRONG . 69
2.2.8. Bài thứ tám: HIỆN TưỢNG QUANG – PHÁT QUANG . 77
2.2.9. Bài thứ chín: MẪU NGUYÊN TỬ BO . 84
2.2.10. Bài thứ mười: SƠ LưỢC VỀ TIA LAZE . 91
CHưƠNG 3 .98
THỰC NGHIỆM Sư PHẠM .98
2.3. Mục đích của thực nghiệm sư phạm . 98
2.4. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm . 98
2.5. Đối tượng thực nghiệm sư phạm . 98
2.6. Thực nghiệm sư phạm . 98
2.6.1. Kết quả thực nghiệm, xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm chương Sóng
Ánh Sáng: . 99
2.6.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm
chương Lượng tử ánh sáng: . 103
2.7. Kết luận chương 3. 107
KẾT LUẬN .108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .109
PHỤ LỤC .11
143 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học chương Sóng ánh sáng và Lượng tửánh sáng vật lý THPT nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rãi của tia X là:
A. Khả năng đâm xuyên. B. Làm đen kính ảnh.
C. Làm phát quang một số chất. D. Hủy diệt tế bào.
Câu 28.11: Có thể nhận biết tia Rơnghen bằng:
A. Mắt thường. B. Màn huỳnh quang. C. Màn chắn thông thường. D. Kính lúp.
Câu 28.12: Các tính chất, đặc điểm nào sau đây không phải của tia X:
A. Tác dụng lên kính ảnh. B. Xuyên qua các tấm chì dày.
C. Có khả năng ion hóa chất khí. D. Làm phát quang một số chất.
Câu 28.13: Bức xạ có bước sóng =0,6m …
A. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. B. là tia hồng ngoại.
C. là tia tử ngoại. D. là tia Rơnghen.
Câu 28.14: Bức xạ có bước sóng =1m ……
A. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. B. là tia hồng ngoại.
C. là tia tử ngoại. D. là tia Rơnghen.
Câu 28.15: Bức xạ có bước sóng =0,3m …
A. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. B. là tia hồng ngoại.
C. là tia tử ngoại. D. là tia Rơnghen.
60
2.2.6. Bài thứ sáu:
2.2.6.1. Mục tiêu bài học
a. Mục tiêu kiến thức
- Nhận biết đƣợc các dụng cụ, cách thức thực hiện và nắm đƣợc kết quả của thí
nghiệm Héc về hiện tƣợng quang điện.
- Nêu đƣợc định nghĩa hiện tƣợng quang điện.
- Nắm đƣợc tác nhân gây ra hiện tƣợng quang điện. Phát biểu đƣợc định luật về
giới hạn quang điện.
- Nêu đƣợc giả thuyết Plăng và hiểu đƣợc khái niệm lƣợng tử ánh sáng là gì, viết
đƣợc biểu thức của lƣợng tử năng lƣợng.
- Phát biểu đƣợc thuyết lƣợng tử ánh sáng và nêu đƣợc các đặc điểm của photon.
- Vận dụng thuyết photon để giải thích định luật về giới hạn quang điện.
- Nắm đƣợc lƣỡng tính sóng - hạt của ánh sáng.
b. Mục tiêu kĩ năng
- Vận dụng thuyết photon tìm điều kiện ánh sáng để xảy ra hiện tƣợng quang điện
đối với một số kim loại thông thƣờng.
- Có sự nhìn nhận tổng thể hơn về bản chất của ánh sáng : lƣỡng tính sóng-hạt.
2.2.6.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên :
- Soạn thảo giáo án powerpoint trong đó bao gồm : sơ đồ cấu tạo của thí nghiệm
Héc, hình ảnh động khi chiếu tia sáng vào bảng kim loại thì làm các electron bật
ra, bộ câu hỏi trắc nghiệm nhằm tiết kiệm thời gian.
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm dẫn dắt, tái hiện, ôn tập cho kiến thức của toàn bài.
- Hình ảnh của Plăng, Einstein và những câu chuyện lịch sử có liên quan đến kiến
thức bài học.
b. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức của tia tử ngoại, tia X, tĩnh điện kế.
- Chia nhóm nghiên cứu, thảo luận.
HIỆN TƢỢNG QUANG ĐIỆN
THUYẾT LƢỢNG TỬ ÁNH SÁNG
tHUY
61
2.2.6.3. Thiết kế phƣơng án xây dựng kiến thức
a. Lựa chọn phƣơng pháp
- Vì nội dung bài học là hoàn toàn mới mẻ và mục tiêu bài học phải nắm đƣợc khá
nhiều loại kiến thức: Một hiện tƣợng vật lý - hiện tƣợng quang điện; một định luật vật
lý - định luật về giới hạn quang điện, một thuyết vật lý - thuyết lƣợng tử ánh sáng; và
giả thiết hoàn toàn mới của Plăng; Các khái niệm vật lý – photon ánh sáng… Do đó
GV cần sử dụng phƣơng pháp thuyết trình và phƣơng pháp vấn đáp, đàm thoại là chủ
yếu. Ngoài ra dùng phƣơng pháp phát hiện và giải quyết vấn đề ở một số chỗ cần thiết
để HS nhớ kiến thức sâu hơn.
b. Phƣơng án
- Đầu tiên, mô tả thí nghiệm Héc,thông báo kết quả. Cần nhấn mạnh hai vấn đề:
+ Tĩnh điện kế cho biết lúc đầu tấm kẽm tích điệm âm, nghĩa là nó đang thừa electron.
+ Chiếu tia tử ngoại vào tấm kẽm, tĩnh điện kế cho biết tấm kẽm mất bớt điện tích âm.
- Ánh sáng hồ quang đã làm electron bật khỏi tấm kẽm, hiện tƣợng này gọi là hiện
tƣợng quang điện.
- Để kiểm chứng tia tử ngoại có phải là tác nhân gây ra hiện tƣợng quang điện hay
không. Chắn chùm ánh sáng hồ quang (là chùm phát ra tia tử ngoại) bằng một tấm
thủy tinh dày thì hiện tƣợng trên không xảy ra nữa. Vì thủy tinh hấp thụ rất mạnh tia
tử ngoại, chứng tỏ bức xạ tử ngoại gây ra hiện tƣợng quang điện ở kẽm. Còn ánh sáng
nhìn thấy thì không. Tuy nhiên có những kim loại có khả năng xảy ra hiện tƣợng
quang điện đối với cả ánh sáng khả kiến.
- Để HS nắm đƣợc nội dung của định luật quang điện, ta xây dựng định luật này
bằng thực nghiệm là không khả thi. Do đó, nên dùng phƣơng pháp kể lại con đƣờng
hình thành, cách thức xây dựng định luật này. Sau đó cho HS tham khảo giới hạn
quang điện của một số kim loại trong sách giáo khoa.
- Định hƣớng HS phát hiện mâu thuẫn về bản chất sóng điện từ của ánh sáng trong
hiện tƣợng này.
- Để HS nắm đƣợc nội dung của thuyết lƣợng tử, yêu cầu HS đọc trong SGK về
giải thuyết của Plăng, lƣợng tử năng lƣợng và nội dung của thuyết. Tuy nhiên phần
này, SGK chƣa tƣờng minh về lƣợng tử năng lƣợng. Đọc SGK, HS chỉ hiểu ở mức độ
lƣợng tử năng lƣợng có liên quan đến ánh sáng thông qua tần số của nó. Thật ra, có
62
thể hiểu một chùm sáng là một chùm hạt, mỗi hạt mang một năng lƣợng là hf. Yêu
cầu HS trả lời những câu hỏi nhằm nắm chắc hơn về nội dung của thuyết lƣợng tử.
- Định hƣớng HS hiểu công thoát là gì, suy ra hiện tƣợng quang điện xảy ra phải
thỏa mãn điều kiện gì, từ đó giải thích định luật về giới hạn quang điện.
- Cuối cùng yêu cầu một nhóm nêu bằng chứng ánh sáng có tính chất sóng, một
nhóm nêu bằng chứng ánh sáng có tính chất hạt. Dùng phƣơng pháp vấn đáp, đàm
thoại để HS thấy đƣợc lƣỡng tính sóng - hạt của ánh sáng.
- Tổng kết bài học.
2.2.6.4. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu về hiện tƣợng quang điện.
Giới thiệu lịch sử: Năm 1887, Héc làm thí
nghiệm và phát hiện khi chiếu ánh sáng thích
hợp vào kim loại, electron bị bật khỏi bề mặt
kim loại, nhiều thí nghiệm tƣơng tự cũng đƣa ra
kết quả trên. Dùng thuyết sóng ánh sáng không
giải thích đƣợc hiện tƣợng này. Khi nghiên cứu
bằng thực nghiệm, quang phổ của các nguồn
sáng, ta thu những kết quả không thể giải thích
đƣợc bằng lý thuyết sóng ánh sáng. Để giải
quyết những khó khăn này, Plăng đã đề ra giả
thuyết về sự phát xạ hay hấp thụ năng lƣợng
của các nguyên tử, phân tử. Sau đó vài năm,
dựa vào giải thuyết của Plăng, Einstein đề ra
thuyết lƣợng tử ánh sáng. Sự ra đời của thuyết
này đã giúp sự hiểu biết của chúng ta về ánh
sáng nói riêng, về thế giới vi mô nói chung
thêm sâu sắc.
Sau đó giới thiệu kiến thức cần học trong
chƣơng này.
Chú ý lắng nghe theo dõi.
63
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tƣợng quang điện.
GV trình chiếu đoạn video hoặc hiệu ứng
powerpoint mô tả các electron bật ra khỏi bề
mặt kim loại khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.
Câu 30.1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
1. Một vật tích điện âm khi ………………
2. Vật sẽ mất điện tích âm khi ………………
3. Trong thí nghiệm của Héc, ánh sáng hồ
quang đã gây ra hiện tượng gì? ………………
4. Nếu chắn ánh sáng của hồ quang điện bằng
tấm thủy tinh thì hiện tượng trên có xảy ra
không?………………
5. Hồ quang điện là nguồn phát ra những bức
xạ nào?………………
6. Thủy tinh đã đóng vai trò gì khi chắn ánh
sáng hồ quang chiếu đến tấm kẽm? …………
7. Tác nhân nào làm bật electron khỏi kim
loại?…
8. Hiện tượng bật electron ra khỏi kim loại khi
kim loại được chiếu ánh sáng thích hợp gọi là
hiện tượng ………………
Câu 30.2: Khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm
kẽm nhiễm điện dương thì điện tích của tấm kẽm
không bị thay đổi vì:
A. Tia tử ngoại không làm bật các electron ra
khỏi tấm kẽm.
B. Tia tử ngoại làm bật đồng thời electron và
ion dương khỏi tấm kẽm
C. Tia tử ngoại làm bật electron khỏi tấm kẽm
nhưng lại bị tấm kẽm nhiễm điện dương hút lại.
D. Tia tử ngoại làm bật electron ra khỏi tấm
kẽm, vì tấm kẽm đang thiếu electron nên nó tiếp
tục nhiễm điện dương.
GV chốt lại thông tin về hiện tƣợng quang điện.
HS quan sát, suy nghĩ và trả lời
câu hỏi.
1. thừa electron.
2. mất hết electron thừa.
3. làm bật electron ra khỏi kim
loại.
4. không.
5. tử ngoại, hồng ngoại, ánh
sáng khả kiến.
6. hấp thụ tia tử ngoại.
7. tia tử ngoại.
8. quang điện.
Câu 30.2: Đáp án D
64
Hoạt động 3: Tìm hiểu về giới hạn quang điện
Kể cho HS nghe cách thức xây dựng định luật
giới hạn quang điện.
Tiếp theo cung cấp cho HS nội dung định luật.
Câu 30.3: Dùng bảng 30.1 trong sách giáo khoa
để trả lời câu hỏi sau, trong các bức xạ sau, khi
chiếu bức xạ nào vào tấm đồng thì gây ra hiện
tượng quang điện:
A. Hồng ngoại.
B. Ánh sáng đỏ thật đơn sắc.
C. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn 0,3µm.
D. Tia X
Câu 30.4: Nhận định nào sau đây là sai khi nói
về giới hạn quang điện của kim loại:
A. Đặc trưng cho kim loại đó về khả năng xảy
ra hiện tượng quang điện.
B. Giới hạn quang điện càng lớn thì hiện tượng
quang điện càng dễ xảy ra.
C. Giới hạn quang điện λ0 là bước sóng của kim
loại.
D. Giới hạn quang điện càng lớn thì kim loại đó
càng dễ cho bật electron.
GV chốt lại thông tin và giải thích.
Định hƣớng để HS phát hiện mâu thuẫn khi
dùng lý thuyết bản chất sóng ánh sáng để giải
thich nội dung định luật.
GV cung cấp cho HS: chỉ có thể giải thích định
luật giới hạn quang điện bằng thuyết lƣợng tử.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
HS tham khảo bảng 30.1 sách
giáo khoa về giới hạn quang điện
λ0 của một số kim loại và trả lời
các câu hỏi.
Câu 30.3: D
Câu 30.4: C
HS thảo luận nhóm, đọc sách giáo
khoa để tự phát hiện vấn đề và
thuyết trình trƣớc lớp.
65
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung thuyết lƣợng tử ánh sáng và dùng lý thuyết
lƣợng tử ánh sáng để giải thích định luật về giới hạn quang điện.
GV cung cấp thông tin về sự ra đời của thuyết
luợng tử, yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu: giả
thuyết Plăng và nội dung thuyết lƣợng tử.
Sau đó GV bổ sung thông tin lƣợng tử năng
lƣợng đƣợc xem là năng lƣợng của một hạt ánh
sáng (một photon) nó phụ thuộc vào bƣớc sóng
ánh sáng. Bƣớc sóng càng ngắn thì năng lƣợng
photon càng lớn và ngƣợc lại. Khi chiếu ánh
sáng vào kim loại thì các photon mang năng
lƣợng chuyển động với vận tốc c=3.108m/s đến
va chạm vào electron trong kim loại. Va chạm
này xảy ra sự trao đổi năng lƣợng theo tỷ lệ một
photon truyền hết năng lƣợng cho một electron.
Lƣu ý cho HS khắc sâu tỷ lệ va chạm 1:1.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
Câu 30.5: Những phát biểu sau đây, phát biểu
nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về thuyết
lượng tử ánh sáng?
1. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt ………
2. Mỗi hạt ánh sáng được gọi là một photon ….
3. Các photon chuyển động trong chân không
với vận tốc khác nhau………………
4. Các photon chuyển động dọc theo tia sáng …
5. Mỗi photon mang một năng lượng xác định…
6. Năng lượng của một photon được tính bằng
công thức ε=hf………………
7. Năng lượng này tỷ lệ thuận với bước sóng
ánh sáng………………
8. Một chùm sáng đơn sắc bao gồm rất nhiều
photon, các photon này không giống nhau.……
9. Một nguyên tử hay phân tử vật chất có thể
HS lắng nghe và đọc sách giáo
khoa để tìm hiểu giả thuyết Plăng,
lƣợng tử năng lƣợng là gì và nội
dung của thuyết lƣợng tử ánh
sáng.
1. Đúng
2. Đúng
3. Sai
4. Đúng
5. Đúng
6. Đúng
7. Sai
8. Sai
9. Đúng
10.Sai
66
hấp thụ hoặc phát xạ ánh sáng có nghĩa rằng
chúng đang hấp thụ hoặc phát xạ một photon…
10. Khi ánh sáng đứng yên có nghĩa là photon
đang đứng yên.………………
Sau khi HS trả lời GV xác nhận lại thông tin
đúng – sai và chốt lại kiến thức cần nhớ.
Định hƣớng HS hiểu công thoát của electron:
+ Trong kim loại, electron ở trạng thái nào.
+ Vậy khi nào ánh sáng chiếu vào kim loại làm
electron bật ra khỏi bề mặt kim loại.
+ Khi electron bắn ra khỏi kim loại thì bƣớc
sóng của ánh sáng kích thích cần thỏa mãn điều
kiện gì.
+ Nêu lý do đặt λ0=
hc
A
Khái quát lại hai luận điểm chính: công thoát A
và điều kiện xảy ra hiện tƣợng quang điện.
Làm theo yêu cầu của GV
+ Trong kim loại, electron chịu
các liên kết.
+ Electron bắn ra khỏi kim loại
khi năng lƣợng mà nó nhận đƣợc
từ photon đủ cho nó thực hiện
công thắng đƣợc các liên kết. Tức
là: hf >A hay
hc
λ
> 𝐴
+ Suy ra λ <
hc
A
+ Tiếp tục suy luận rút ra đƣợc
khi λ < λ0 thì xảy ra hiện tƣợng
quang điện.
Hoạt động 5: Tìm hiểu lƣỡng tính sóng hạt của ánh sáng.
Yêu cầu HS nêu những bằng chứng chứng tỏ
ánh sáng có tính chất sóng và những bằng
chứng ánh sáng có tính chất hạt. Vậy ánh sáng
có tính chất sóng hay tính chất hạt.
Thông báo thêm: dù tính chất nào của ánh sáng
thể hiện ra thì ánh sáng vẫn có bản chất điện từ.
Những sóng điện từ có tần số càng lớn thì
photon của chúng có năng lƣợng càng lớn. Tính
chất hạt thể hiện càng rõ nét thì tính chất sóng
càng ít thể hiện, và ngƣợc lại.
HS thảo luận và trả lời, từ đó rút
ra ánh sáng vừa có bản chất sóng,
vừa có bản chất hạt.
Hoạt động 6: Củng cố, ôn tập và vận dụng
GV lựa chọn thời gian thích hợp chốt lại kiến
thức cần nắm trong bài và trả lời câu hỏi TNKQ
HS trả lời câu hỏi
67
Câu 30.6: Hiện tượng quang điện là hiện tượng:
A. chùm các electron bật ra khỏi tấm kim loại do bị nung nóng.
B. chùm các electron bật ra khỏi kim loại do bị chiếu sáng bằng bức xạ thích hợp.
C. chùm các ion dương bứt khỏi kim loại do bị chiếu bằng bức xạ năng lượng lớn.
D. xuất hiện dòng điện đồng thời phát sáng trong kim loại.
Câu 30.7: Trong thí nghiệm của Héc, khi chiếu ánh sáng hồ quang vào tấm kẽm tích
điện âm thì nó bị mất bớt điện tích âm vì:
A. ánh sáng hồ quang cung cấp ion dương vào tấm kẽm nên làm trung hòa electron.
B. ánh sáng hồ quang làm bật các electron ra khỏi tấm kẽm.
C. tấm kẽm rất dễ mất bớt electron khi để ngoài không khí.
D. ánh sáng hồ quang kích thích ion dương có trong kim loại trung hòa electron.
Câu 30.8: Chiếu ánh sáng đơn sắc vàng vào một tấm vật liệu thì hiện tượng quang
điện xảy ra. Tấm vật liệu này chắc chắn phải là:
A. Kim loại kiềm. B. Kẽm. C. Dung dịch dẫn điện. D. Nhôm.
Câu 30.9: Giới hạn quang điện phụ thuộc vào:
A. bản chất của kim loại.
B. hiệu điện thế giữa anốt và catốt của tế bào quang điện.
C. bước sóng ánh sáng kích thích.
D. cường độ chùm ánh sáng kích thích.
Câu 30.10: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm nhôm có giới hạn quang
điện là 0,36µm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ là:
A. ánh sáng tím. B. ánh sáng đỏ. C. tia hồng ngoại. D. tia tử ngoại.
Câu 30.11: Giới hạn quang điện của tấm đồng là 0,35µm. Chiếu vào nó một số bức
xạ có bước sóng λ1=0,36µm; λ2=0,35µm; λ3=0,4µm; λ4=0,45µm. Những bức xạ nào
có thể gây ra hiện tượng quang điện:
A. λ1 B. λ1 và λ2 C. λ3 và λ4 D. λ4
Câu 30.12: Theo nội dung của thuyết lượng tử, phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt là một photon có năng lượng xác định.
B. Các photon có năng lượng như nhau vì chúng chuyển động cùng vận tốc..
C. Cường độ của chùm sáng phụ thuộc vào số photon trong chùm.
D. Photon chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có photon đứng im.
68
Câu 30.13: Chỉ ra câu sai:
A. Thuyết lượng tử do Plăng đặt nền móng.
B. Einstein cho rằng ánh sáng gồm các hạt riêng biệt, mang năng lượng xác định
gọi là photon.
C. Mỗi photon bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho một electron.
D. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
Câu 30.14: Lượng tử năng lượng là:
A. năng lượng nhỏ nhất và là năng lượng của một “hạt” trong chùm bức xạ điện từ.
B. năng lượng nhỏ nhất mà một electron, một nguyên tử, phân tử có thể có được.
C. năng lượng nhỏ nhất của một photon do va chạm với electron.
D. là động năng của một photon.
Câu 30.15: Chiếu một bức xạ vào một tấm kim loại. Khi không thấy electron bật ra
khỏi tấm kim loại này, đó là vì:
A. bước sóng của bức xạ lớn hơn so với giới hạn quang điện.
B. số photon trong chùm bức xạ ít.
C. cường độ của chùm bức xạ nhỏ.
D. công thoát của electron nhỏ so với năng lượng của photon.
Câu 30.16: giới hạn quang điện của bạc là 0,26m thì công thoát của electron ra
khỏi bề mặt của bạc là:
A. 76,44.10
-19
(J) B. 0,67.10
-19
(J) C. 4,77 (eV) D. 0,53.10
-19
(J)
Câu 30.17: photon là tên gọi của:
A. một electron bứt ra từ mặt kim loại dưới tác dụng của ánh sáng.
B. một electron bứt ra từ mặt kim loại dưới tác dụng nhiệt.
C. một đơn vị năng lượng.
D. một lượng tử của bức xạ điện từ.
Câu 30.18: Ánh sáng có bước sóng =0,6m thì năng lượng của phôton là:
A. 3,3125.10
-20
(J) B. 33,125.10
-20
(J) C. 6,625.10
-20
(J) D. 66,25.10
-20
(J)
Câu 30.19: Catốt của một tế bào quang điện có công thoát 4eV. Tìm giới hạn quang
điện của kim loại dùng làm catốt này. Biết hằng số Planck h=6,625.10-34J.s; điện tích
của electron e=-1,6.10-19C; vận tốc ánh sáng c=3.108m/s.
A. 0,3105m B. 0,4028m C. 0,4969m D. 0,5214m
69
Câu 30.20: Một kim loại có công thoát là 2,62 eV. Khi chiếu vào kim loại này hai
bức xạ có bước sóng 1=0,4m và 2=0,2m thì hiện tượng quang điện :
A. xảy ra với cả hai bức xạ.
B. không xảy ra với cả hai bức xạ.
C. xảy ra với bức xạ 1 nhưng không xảy ra với bức xạ 2.
D. xảy ra với bức xạ 2 nhưng không xảy ra với bức xạ 1.
Câu 30.21: photon của bức xạ điện từ nào có năng lượng cao nhất:
A. tử ngoại. B. Hồng ngoại. C. Tia X. D. Sóng vi ba.
2.2.7. Bài thứ bảy:
2.2.7.1. Mục tiêu bài học
a. Mục tiêu kiến thức
- Nắm đƣợc chất quang dẫn là gì.
- Nêu đƣợc thế nào là hiện tƣợng quang điện trong.
- Phân biệt hiện tƣợng quang điện trong với hiện tƣợng quang điện ngoài.
- Nắm ứng dụng hiện tƣợng quang điện trong: quang điện trở, pin quang điện.
- Nêu đƣợc quang điện trở là gì, cấu tạo và khoảng thay đổi điện trở khi chiếu ánh
sáng thích hợp vào nó.
- Nắm đƣợc cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của pin quang điện.
b. Mục tiêu kĩ năng
- Vận dụng lý thuyết hiện tƣợng quang điện để giải thích hiện tƣợng quang dẫn.
- Thấy đƣợc vai trò của vật lý trong đời sống hằng ngày.
2.2.7.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên :
- Chuẩn bị thí nghiệm pin quang điện để chạy một động cơ nhỏ.
- Một máy tính bỏ túi chạy bằng pin quang điện.
- Phóng to hình vẽ 31.3 trong SGK.
- Sƣu tầm hình ảnh cận cảnh về pin quang điện.
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm dẫn dắt, tái hiện, ôn tập.
HIỆN TƢỢNG QUANG ĐIỆN TRONG
70
b. Học sinh :
- Ôn lại kiến thức hiện tƣợng quang điện ngoài, thuyết lƣợng tử ánh sáng.
- Ôn lại chất bán dẫn, dòng điện trong chất bán dẫn đã học ở lớp 11.
- Tìm hiểu trƣớc về pin quang điện.
2.2.7.3. Thiết kế phƣơng án xây dựng kiến thức
a. Lựa chọn phƣơng pháp
- Nội dung chính bài này là tìm hiểu hiện tƣợng quang điện trong và ứng dụng của
nó là quang điện trở và pin quang điện. Vì kiến thức hiện tƣợng quang điện và chất
bán dẫn đã học rồi nên GV dùng phƣơng pháp vấn đáp, đàm thoại là chủ yếu. Vừa dẫn
dắt HS nhớ lại kiến thức cũ, trên cơ sở kiến thức cũ xây dựng kiến thức mới.
b. Phƣơng án
- Để tìm hiểu về chất quang dẫn, GV đƣa ra hệ thống câu hỏi logic để định hƣớng
HS nhớ lại chất bán dẫn:
+ Kể tên các vật liệu bán dẫn đã học.
+ Đặc điểm của vật liệu bán dẫn.
+ Tác nhân gây ra khả năng dẫn điện trong chất bán dẫn.
+ Hạt tải điện trong chất bán dẫn là những hạt nào.
+ Bán dẫn loại n, loại p.
- Sau khi HS trả lời, GV thông báo cho HS, những vật liệu bán dẫn có khả năng
dẫn điện khi bị chiếu sáng gọi là chất quang dẫn.
- Để HS tìm hiểu về hiện tƣợng quang điện trong, GV định hƣớng cho HS ôn lại
về hiện tƣợng quang điện và thuyết lƣợng tử ánh sáng:
+ Hiện tƣợng quang điện là gì.
+ Điều kiện để xảy ra hiện tƣợng quang điện.
+ Dựa vào thuyết lƣợng tử giải thích hiện tƣợng quang điện.
- Sau khi HS trả lời, GV thông báo: đối với một số vật liệu (bán dẫn), ở điều kiện
bình thƣờng nó là chất điện môi không có electron tự do. Nhƣng khi chiếu bằng ánh
sáng thích hợp các electron liên kết trở thành các electron tự do bên trong và lúc này,
chất bán dẫn là chất dẫn điện. Hiện tƣợng ánh sáng giải phóng các electron liên kết
thành các electron tự do di chuyển, đồng thời tạo ra các lỗ trống mang điện tích dƣơng
cùng tham gia vào quá trình dẫn điện gọi là hiện tƣợng quang điện trong.
71
- Tiếp theo yêu cầu HS xem bảng 31.1 và trả lời C1/SGK để so sánh hiện tƣợng
quang điện ngoài và hiện tƣợng quang điện trong.
- Để tìm hiểu ứng dụng của hiện tƣợng quang điện trong, GV định hƣớng HS tự
tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập theo các ý sau:
Quang điện trở:
+ Quang điện trở là gì.
+ Cấu tạo của quang điện trở.
+ Giới hạn điện trở của nó.
Xác nhận ý kiến đúng, nếu có thời gian cung cấp cho HS ứng dụng của quang điện
trở trong kỉ thuật nhƣ: làm rơle quang điện; cảm nhận ánh sáng để điều khiển tắt mở
dòng điện; cảm nhận các bức xạ trong lò nung để điều khiển mạch điện, kiểm soát
nhiệt độ trong lò công nghiệp…
Pin quang điện:
+ Kể một số ứng dụng của pin quang điện.
+ Cấu tạo của pin quang điện.
+ Nguyên lý hoạt động của pin quang điện.
+ Nêu hoạt động của pin quang điện.
+ Nêu giới hạn về suất điện động của pin quang điện.
+ So sánh pin quang điện và pin hóa học.
- Sau mỗi phần trả lời của HS, GV xác nhận thông tin đúng và bổ sung thêm một
số thông tin: ứng dụng của pin quang điện là máy đo ánh sáng; máy tính bảo túi; cung
cấp điện cho trạm vũ trụ, khai thác đƣợc nguồn năng lƣợng sạch… và hiện nay chúng
ta cũng sử dụng pin quang điện cho máy nƣớc nóng gia đình, bệnh viện… máy nƣớc
nóng dùng bằng pin quang điện rất tiết kiệm mà có thể dùng cho cả hệ thống nƣớc
trong nhà. Một số vùng không có điện lƣới, hệ thống pin quang điện cũng có thể cung
cấp điện dân dụng.
- Cuối cùng, GV có thể tóm lƣợc lại cho HS nội dung chính cần ghi nhớ, tiếp
theo yêu cầu HS làm một loạt các câu hỏi TNKQ trong phiếu học tập để cũng cố, ôn
tập, vận dụng.
72
2.2.7.4. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chất quang dẫn và hiện tƣợng quang điện trong
Chất quang dẫn:
GV định hƣớng cho HS ôn lại chất bán dẫn
bằng cách yêu cầu HS trả lời vào phiếu học tập
những câu hỏi sau:
Câu 31.1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
1. Hãy kể tên các vật liệu bán dẫn đã học …
2. Đặc điểm của vật liệu bán dẫn là gì ………
3. Tác nhân gây ra khả năng dẫm điện là gì …
4. Hạt tải điện trong chất bán dẫn là gì ………
5. Cơ chế tạo ra hạt tải điện trong bán dẫn …
6. Phân biệt bán dẫn loại n và loại p …………
Sau khi HS trả lời, GV xác nhận thông tin đúng
cho mỗi câu trả lời và thông báo cho HS: những
vật liệu có tính chất cách điện khi ở điều kiện
bình thƣờng và trở thành chất dẫn điện khi bị
chiếu sáng. Những vật liệu này gọi là chất
quang dẫn.
Hiện trƣợng quang điện trong:
Yêu cầu HS ôn lại bài cũ bằng cách trả lời vào
phiếu học tập câu hỏi sau:
Câu 31.2: Hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Hiện tượng quang điện là gì ………………
2. Điều kiện để xảy ra hiện tượng quang điện …
3. Dựa vào thuyết lượng tử ánh sáng, hãy giải
thích hiện tượng quang điện ………………
Nhận xét kết quả trả lời của HS.
Dựa vào kiến thức đã ôn tập trƣớc
ở nhà và trả lời:
1. Bán dẫn Silic, Gemani, Asen
2. ở điều kiện bình thƣờng là
chất điện môi, nhƣng khi bị kích
thích sẽ trở thành chất dẫn điện.
3. Ánh sáng, nhiệt, ion hóa…
4. Electron âm và lỗ trống
mang điện tích dƣơng.
5. Electron nhận năng lƣợng
kích thích từ bên ngoài, trở thành
e tự do, đồng thời để lại lỗ trống
mang điện dƣơng.
6. Bán dẫn loại n chứa mật độ
electron tự do lớn hơn lỗ trống,
loại p thì ngƣợc lại.
HS lắng nghe và ghi nhớ kiến
thức.
73
Câu 31.3: Dựa vào thuyết lượng tử ánh sáng
hãy giải thích hiện tượng xảy ra khi chiếu ánh
sáng vào chất quang dẫn ………………
Xác nhận ý kiến đúng cho câu trả lời và chốt lại
kết luận.
+ Khi không bị chiếu sáng, các electron trong
chất quang dẫn liên kết với các nút mạng tinh
thể. Khi đó vật liệu là chất cách điện.
+ Khi bị chiếu sáng, mỗi photon ánh sáng kích
thích truyền toàn bộ năng lƣợng của nó cho một
electron liên kết. Năng lƣợng này đủ lớn thì
electron bị bứt khỏi liên kết trở thành electron tự
do, đồng thời sự di chuyển của electron để lại lỗ
trống. Lỗ trống cũng tham gia vào quá trình dẫn
điện. Kết quả,vật liệu trở thành chất dẫn điện.
+ Vậy, khi chiếu ánh sáng vào chất bán dẫn chỉ
làm các electron liên kết trở thành electron dẫn,
đồng thời giải phóng các lỗ trống, electron
không bị bứt ra khỏi chất bán dẫn. Hiện tƣợng
này gọi là hiện tƣợng quang điện trong.
Yêu cầu HS xem bảng 31.1 SGK và trả lời C1
để so sánh giới hạn quang điện và giới hạn
quang dẫn. Đƣa ra nhận xét.
Cuối cùng xác nhận kiến thức đúng cho HS
HS dựa vào đáp án của câu 31.1
và 31.2 để trả lời.
HS lắng nghe, khắc sâu ghi nhớ.
Thực hiện yêu cầu của GV:
+ Giới hạn quang dẫn lớn hơn
nhiều so với giới hạn quang điện.
+ Nhận xét: năng lƣợng của
photon ánh sáng kích thích cung
cấp cho hiện tƣợng quang điện
trong nhỏ hơn nhiều so với hiện
tƣợng quang điện ngoài.
74
Hoạt động 2: Tìm hiểu ừng dụng của hiện tƣợng quang điện trong.
Quang điện trở:
Đề nghị HS đọc mục 2 SGK và trả lời vào
phiếu học tập:
Câu 31.1: Hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Quang điện trở là gì ………………
2. Quang điện trở có cấu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLPPDH046.pdf