Luận văn Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông

MỤC LỤC

Lời cảm ơn.ii

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 4

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 4

1.2. Bài tập hóa học . 5

1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học. 5

1.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học đối với quá trình dạy học hóa học [4], [11], [40],

[41], [42]. 5

1.2.3. Phân loại bài tập hóa học [4], [11], [41], [42]. 6

1.2.4. Xây dựng bài tập trong dạy học hóa học . 9

1.2.4.1. Lựa chọn bài tập [11], [40], [41]. 9

1.2.4.2. Xây dựng bài tập hóa học mới . 10

1.2.4.3. Xây dựng hệ thống bài tập cho một giờ lên lớp [40], [47]. 13

1.2.4.4. Sắp xếp hệ thống bài tập hóa học [40]. 14

1.2.5. Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học [47] . 15

1.2.5.1. Sử dụng bài tập khi truyền thụ kiến thức mới [3], [40], [47] . 15

1.2.5.2. Sử dụng bài tập khi củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng [40], [42], [47]. 16

1.2.5.3. Sử dụng bài tập khi kiểm tra – đánh giá . 17

1.3. Thực trạng của việc sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường THPT . 17

1.3.1. Mục đích và phương pháp khảo sát. 17

1.3.2. Kết quả khảo sát. 18

Chương 2 : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 10. 25

2.1. Tổng quan về phần phi kim lớp 1HPT . 25

2.1.1. Chương “Nhóm Halogen”. 25

2.1.1.1. Cấu trúc chương . 252.1.1.2. Mục tiêu của chương . 25

2.1.2. Chương “Oxi – Lưu huỳnh”. 26

2.1.2.1. Cấu trúc chương . 26

2.1.2.2. Mục tiêu của chương . 27

2.2. Những nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 10 . 28

2.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 10. 28

2.4. Hệ thống bài tập phần phi kim lớp 10. 29

2.4.1. Hệ thống bài tập chương “Nhóm Halogen”. 30

2.4.2. Hệ thống bài tập chương “Oxi – Lưu huỳnh”. 44

2.4.3. Một số bài tập tổng hợp phần phi kim lớp 10. 57

2.5. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài tập trong dạy học phần phi kim lớp 10 (cơ

bản) 58

2.5.1. Xây dựng tốt hệ thống bài tập cho một giờ lên lớp. 58

2.5.2. Xây dựng và sử dụng bài tập từng dạng từ đơn giản đến phức tạp . 62

2.5.3. Xây dựng và sử dụng bài tập kết hợp nhiều yêu cầu từ dễ đến khó . 64

2.5.4. Chú ý xây dựng và sử dụng một số dạng bài tập còn ít được quan tâm. 66

2.5.5. Xây dựng và sử dụng bài tập tổng hợp. 73

2.5.6. Hướng dẫn và rèn cho học sinh thói quen và kỹ năng phân tích đề, định hướng giải

quyết vấn đề bài tập đưa ra. 74

2.5.7. Sử dụng bài tập dưới nhiều hình thức làm tăng hứng thú học tập và phát triển toàn diệnHS 77

2.5.8. Tăng cường sử dụng bài tập trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. 80

2.5.8.1. Sử dụng bài tập để mở đầu bài giảng . 81

2.5.8.2. Sử dụng bài tập trong quá trình nghiên cứu và hình thành kiến thức . 82

2.5.8.3. Sử dụng bài tập khi củng cố và rèn luyện kiến thức, kỹ năng. 84

2.5.8.4. Sử dụng bài tập khi ôn tập, hệ thống hóa kiến thức. 85

2.5.8.5. Sử dụng bài tập khi kiểm tra, đánh giá. 85

2.6. Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 10 . 88

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 91

3.1. Mục đích thực nghiệm . 91

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm . 91

3.3. Tiến hành thực nghiệm. 91

3.3.1. Chuẩn bị thực nghiệm. 91

3.3.2. Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp . 92

3.3.3. Đánh giá kết quả học tập. 92

3.4. Kết quả thực nghiệm. 93

3.4.1. Kết quả thực nghiệm chương 5 “Nhóm Halogen” . 93

3.4.1.1. Kết quả bài kiểm tra 1. 93

3.4.1.2. Kết quả bài kiểm tra 2. 95

3.4.1.3. Kết quả bài kiểm tra 3. 96

3.4.1.4. Kết quả bài kiểm tra 4. 98

3.4.1.5. Tổng hợp kết quả 4 bài kiểm tra. 99

3.4.2. Kết quả thực nghiệm chương 6 “Oxi, Lưu huỳnh”. 100

3.4.2.1. Kết quả bài kiểm tra 5. 100

3.4.2.2. Kết quả bài kiểm tra 6. 102

3.4.2.3. Kết quả bài kiểm tra 7. 103

3.4.2.4. Kết quả bài kiểm tra 8. 105

3.4.2.5. Kết quả tổng hợp 4 bài kiểm tra. 107

3.4.3. Kết quả tổng hợp các bài kiểm tra. 108

3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm . 110

3.4.4.1. Phân tích định lượng. 110

3.4.4.2. Phân tích định tính. 110

PHỤ LỤC

pdf179 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và sử dụng bài tập kết hợp nhiều yêu cầu từ dễ đến khó Việc lựa chọn, xây dựng những bài tập kết hợp một số yêu cầu từ cơ bản, dễ đến khó dần đảm bảo sự phù hợp với các đối tượng HS cũng đóng vai trò quan trọng trong dạy học. HS trung bình, yếu sẽ dần quen với các câu hỏi cơ bản, vừa sức còn HS khá giỏi dễ dàng làm các câu cơ bản và được thử sức vận dụng với những câu hỏi cao hơn, đòi hỏi khả năng tư duy tốt hơn. Những bài tập này phù hợp với các tiết luyện tập với thời gian khá ít ở lớp và khi kiểm tra, thi cử có thể phân loại HS. Tuỳ theo trình độ HS trong mỗi lớp mà GV sẽ phân bố thời gian hợp lý cho các câu hỏi. Nếu lớp có nhiều HS còn yếu, trung bình thì GV sẽ hướng dẫn, giảng giải kĩ các câu hỏi cơ bản để đảm bảo HS sẽ làm được các câu hỏi này trước. HS khá giỏi sau khi làm xong các câu dễ sẽ làm các câu tiếp theo, khó hơn và nếu không kịp thời gian thì GV sẽ hướng dẫn sơ qua để HS về nhà làm tiếp. Với HS khá, giỏi chỉ cần như vậy là các em sẽ nắm và làm tiếp được, còn HS yếu và trung bình xem như mức tối thiểu là dừng lại ở câu hỏi a hay câu a và b tuỳ bài tập mà GV chọn. UBài tập ví dụU: Hòa tan 18,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào một lượng dung dịch HCl 15 % vừa đủ. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch B. a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã phản ứng. c. So sánh lượng muối clorua tạo thành khi cho 18,6 gam hỗn hợp A tác dụng hết với khí clo với lượng muối clorua khan thu được trong dung dịch B ở trên (tính ra giá trị cụ thể). Phân tích: Câu a là câu hỏi cơ bản, HS cần làm được. n HR2R = 0,3 mol Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe, Zn có trong 18,6 g hỗn hợp Fe + 2HCl → FeClR2R + HR2 Mol: x 2x x Zn + 2HCl → ZnClR2R + HR2 Mol: y 2y y Hệ phương trình: 56x + 65y = 18,6 x = 0,1 x + y = 0,3 y = 0,2 %mRFeR = 6,18 100.56.1,0 = 30,1% ; %mRZnR = 100% - 30,1% = 69,9% Câu b cũng là câu hỏi vừa sức, cơ bản, áp dụng công thức. mRHClR = 2(0,1 + 0,2).36,5 = 21,9 g mRddHClR = 15 100.9,21 = 146 g Câu c nâng cao hơn, HS cần nhớ muối tạo thành sẽ khác nhau khi Fe phản ứng với HCl và khi Fe phản ứng với ClR2R. Một số HS sẽ tính khối lượng 2 muối clorua trong ddB, viết PTHH Fe, Zn phản ứng với Cl R2R, tính khối lượng 2 muối clorua rồi so sánh con số. Tuy nhiên HS nhanh ý chỉ cần lập luận vì Fe phản ứng với HCl tạo FeClR2R; nhưng Fe phản ứng với ClR2R tạo FeCl R3R nên lượng muối clorua tạo thành khi cho 18,6 gam hỗn hợp A tác dụng với ClR2R chắc chắn lớn hơn lượng muối clorua thu được trong ddB và với lượng là 0,1. 35,5 = 3,55 g. Câu c giúp GV tìm ra được những HS giỏi, thông minh, nhạy bén. UBài tập ví dụU: Cho 9 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch HR2RSOR4R loãng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít khí (đktc). a. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. b. Tính nồng độ mol của dung dịch HR2RSOR4R. c. Nếu cho hỗn hợp A trên tác dụng hết với HR2RSOR4R đặc, nóng thì sẽ thu được bao nhiêu gam khí sunfurơ? d. Dẫn lượng khí sunfurơ ở trên vào 25 ml dung dịch NaOH 25% (D=1,28g/ml). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối sau phản ứng. Phân tích: Câu a, b là các câu hỏi cơ bản, HS làm tương tự. mRAlR = 5,4 g, %mRAlR = 60%, %mRMgR = 40% n HR2RSOR4R = 0,45 mol, CRMRHR2RSOR4 R= 3M Câu c khó hơn vì nếu giải theo phương pháp đại số thông thường, HS phải viết và cân bằng đúng phản ứng oxi hóa khử thì mới làm được. 2Al + 6HR2RSOR4R RđặcR → ot AlR2R(SOR4R)R3R + 3SOR2R↑ + 6HR2RO Mol: 0,2 0,3 Mg + 2HR2RSOR4R RđặcR → ot MgSOR4R + SOR2R↑ + 2HR2RO Mol: 0,15 0,15 m SOR2R = 0,45.64 = 28,8 g. HS có thể làm theo phương pháp bảo toàn số mol electron. Câu d HS cần biết cách lập luận để biết muối nào tạo thành hay hỗn hợp cả 2 muối. CRM NaOH R= 8M, nRNaOH R= 0,2 mol ⇒<= 1 45,0 2,0 2SO NaOH n n muối tạo thành là NaHSO R3R, SOR2R còn dư NaOH + SOR2R → NaHSOR3 n NaHSOR3 R= n NaOH = 0,2 mol CRMR NaHSOR3 R= 8M HS có thể làm theo phương pháp khác (như bảo toàn số mol nguyên tố ). 2.5.4. 35BChú ý xây dựng và sử dụng một số dạng bài tập còn ít được quan tâm Một số dạng bài tập còn ít được sử dụng hiện nay như bài tập có sử dụng hình vẽ, bài tập dưới dạng bảng, bài tập thực nghiệm, trong khi chúng có những tác dụng to lớn nhất định trong quá trình giúp HS khám phá, lĩnh hội kiến thức và góp phần đa dạng hoá các loại hình bài tập cũng như giúp GV khai thác tốt hơn hiệu quả của BTHH. Các dạng bài tập nêu trên cũng nằm trong xu hướng xây dựng BTHH hiện nay. Chúng tôi xin minh hoạ một số bài tập đã xây dựng và khảo sát thực nghiệm. * Bài tập có sử dụng hình vẽ UVí dụ 1U: Phần phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm (phần 2.5.1) UVí dụ 2:U Phần điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm Để làm sinh động giờ học, kết hợp rèn luyện kỹ năng, thao tác thực hành cho HS, khi dạy phần điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, GV có thể tổ chức hoạt động có sự lồng ghép bài tập có sử dụng hình vẽ như sau: Thực hiện: GV nêu nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là nhiệt phân những hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt như KMnO R4R, KClOR3R (xúc tác MnOR2R), ... (GV có thể thử hỏi HS vì HS đã học nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ở lớp 8). 2KMnOR4R → ot KR2RMnOR4R + MnOR2R + OR2R↑ KClOR3  → otMnO ,2 R KCl + 3/2OR2R↑ GV đặt câu hỏi: Ta có thể thu oxi bằng các phương pháp nào? (HS đã học ở lớp 8, thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí). GV treo hình vẽ 1 và 2 lên bảng hoặc dùng máy chiếu. GV giới thiệu với HS: hai bạn An và Bình điều chế oxi từ KMnOR4 Rvà thu khí oxi bằng cách đẩy nước nhưng cách làm của 2 bạn có khác nhau một chút, đó là gì? HS: quan sát kĩ 2 hình vẽ và chỉ ra sự khác biệt trong 2 hình (cách lắp ống nghiệm). GV hỏi: Theo em sự khác nhau đó có ảnh hưởng gì không? Hay chúng ta nên lắp ống nghiệm nằm ngang? (Tóm tắt: thường khi nhiệt phân, các chất có thể không khô hoàn toàn nên có thể khi nhiệt phân, nước bốc hơi nên ta phải lắp ống nghiệm hơi chúc xuống để nước không chảy ngược lại về phía đáy ống nghiệm đang nóng sẽ làm ống nghiệm bị nứt, bể đột ngột gây nguy hiểm. Vậy cách lắp ống nghiệm như hình vẽ 1 là đúng). GV treo tiếp hình 3 và 4 lên bảng hoặc dùng máy chiếu. bông KMnO4 H2O O2 Hình 1 H2O O2 KMnO4 bông Hình 2 GV hỏi: Ta có thể thu oxi bằng cách đẩy không khí như hình 3 hay hình 4 hay cả hai kiểu đều được? Vì sao? HS: trả lời (vì oxi nặng hơn không khí nên ta đặt ngửa bình, oxi đi vào vì nặng hơn không khí nên đẩy không khí ra ngoài) Phân tích: Thực tế cho thấy rất ít HS giải thích được điều này dù đã học ở lớp 8, các em thậm chí không để ý đến thao tác lắp dụng cụ khi nhiệt phân chất và đôi khi GV chúng ta cũng chủ quan hay quên hướng dẫn HS. Kinh nghiệm bản thân và nhiều đồng nghiệp cho thấy HS còn yếu kỹ năng thực hành do nhiều nguyên nhân. HS đặc biệt lúng túng khi được yêu cầu mô tả hay lắp dụng cụ thí nghiệm để điều chế một chất nào đó. Xuất phát từ đó chúng tôi thiết kế phần này dưới dạng một bài tập nhỏ có sử dụng hình vẽ. Qua đó không những rèn luyện cho HS kỹ năng thực hành mà còn khái quát lại phương pháp thu chất khí bằng cách đẩy nước hay đẩy không khí. UVí dụ 3U: Bài tập: Quan sát hình vẽ sau Châm lửa đốt khí X sau khi đã thử độ tinh khiết rồi cắm đầu ống thuỷ tinh vào bình tam giác chứa sẵn khí Y như hình vẽ. Biết tỉ khối của Y đối với khí Heli (M = 4) là 17,75. a. Xác định hai khí X, Y. b. Nhúm bông bịt trên miệng bình tam giác thường được tẩm dung dịch gì, với mục đích gì? c. Dự đoán hiện tượng xảy ra trong bình tam giác. Viết các PTHH chứng minh. bông KMnO4 O2 Hình 3 bông KMnO4 O2 Hình 4 d. Bỏ một mẩu quỳ tím ẩm vào bình tam giác sau khi phản ứng kết thúc thì có hiện tượng gì không? (giả sử X, Y đã phản ứng hết) UĐáp ánU: X: HR2R; Y: ClR2R, A: thường là dd NaOH Phân tích: Học sinh dễ dàng xác định được khí X là HR2R: Zn + 2HCl → ZnClR2R + HR2R. 7175,17 4/ =⇒== Y Y HeY M Md , vậy Y là khí ClR2 Để ClR2R không thoát ra ngoài vì ClR2R độc thì A thường là dd NaOH (do ClR2 Rphản ứng với NaOH và khi tạo ra khí HCl, HCl cũng không thoát ra ngoài vì cũng phản ứng với NaOH) * Bài tập dưới dạng bảng UVí dụU: Bài Luyện tập chương Halogen Để chuẩn bị cho tiết luyện tập, GV có thể giao cho HS về nhà tự hệ thống hoá kiến thức trước thông qua bài tập ở dạng bảng sau đây. UBài tập 1U: Điền tóm tắt các thông tin về cấu tạo nguyên tử, phân tử và tính chất hoá học của các halogen vào các chỗ trống trong bảng sau: Các nguyên tố halogen (X) Cấu hình electron lớp ngoài cùng X có khuynh hướng nhận/nhường e → TCHH cơ bản: .. Công thức phân tử Liên kết trong phân tử . Chiều biến thiên độ âm điện Chiều biến thiên tính oxi hoá Khả năng phản ứng với: + Kim loại + Hiđro + Nước UBài tập 2U: Điền tóm tắt các thông tin về một số hợp chất của các halogen vào các chỗ trống dưới đây. 1. Axit halogenhiđric (HX) HF, HCl, HBr, HI FP-P, ClP-P, BrP-P, IP- tính axit . tính khử . 2. Hợp chất có oxi của clo Tên hợp chất Phương pháp điều chế Tính chất, ứng dụng quan trọng 1. 2. Thực hiện: Đầu giờ GV yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của tổ. Sau đó GV chiếu nội dung 2 bài tập hoàn chỉnh cho HS xem lại và rút kinh nghiệm. Phân tích: Với 2 bài tập tóm tắt ở dạng bảng HS được củng cố, hệ thống hoá kiến thức dưới một dạng bài tập mới mà kiến thức được tóm tắt cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ. HS lại được rèn kỹ năng tóm tắt, hệ thống hoá kiến thức, dần dần HS sẽ quen và tự hình thành kỹ năng này sau một số bài học hay sau mỗi chương. Ngoài ra GV cũng không mất nhiều thời gian củng cố, hệ thống hoá kiến thức cho HS trong giờ luyện tập mà dành thời gian đó để sửa bài tập cho HS. * Bài tập thực nghiệm UVí dụ 1U: Phần tìm hiểu về phương pháp điều chế axit HCl trong phòng thí nghiệm Để hướng dẫn HS tìm hiểu phần này GV không thông báo đây là phần điều chế mà sau phần TCHH, GV giao tiếp bài tập thực nghiệm như sau: (nội dung bài tập ngắn, dễ nhớ nên GV nêu ra hoặc chiếu lên cho HS xem, không cần in phiếu học tập). UBài tậpU: a. Quan sát thí nghiệm điều chế chất A từ chất rắn M và chất lỏng N do GV biểu diễn. b. Lần lượt tiến hành các thí nghiệm giữa dung dịch A với giấy quỳ tím, kim loại kẽm và dung dịch AgNO R3R. Nêu hiện tượng, viết PTHH xảy ra ở 3 ống nghiệm. c. Dựa vào các kết quả thí nghiệm, thành phần chất tham gia phản ứng cho biết dung dịch A là chất gì? Thực hiện: GV làm thí nghiệm như hình vẽ (hình 5.6/104/SGK) và HS không sử dụng SGK. bông tẩm dd NaOH H2O NaCl H2SO4 đặc GV tiến hành thí nghiệm và không thông báo tên các chất tham gia phản ứng, chỉ nói như sau: lấy một lượng chất rắn M cho vào ống nghiệm (cho HS quan sát lọ đựng chất M không dán nhãn), sau đó cho dung dịch N vào ống nghiệm, Sau đó GV rót dung dịch A thu được vào 3 ống nghiệm, cho HS thử dung dịch A như yêu cầu. Tóm tắt: HS làm thí nghiệm để tìm ra dung dịch A như sau: - Cho 1 mẩu quỳ tím vào ống nghiệm 1 thì quỳ tím đổi thành màu đỏ → dd A là axit. - Cho 1 mẩu Zn vào ống nghiệm 2, thấy sủi bọt khí không màu. - Cho vài giọt dd AgNOR3R vào ống nghiệm 3, thấy có kết tủa trắng không tan. Vậy: dựa vào các kết quả thí nghiệm, thành phần chất tham gia phản ứng ta kết luận A là axit HCl. GV hỏi tiếp vậy chất được dẫn từ ống nghiệm ban đầu qua ống nghiệm đựng nước là chất gì? Đến đây HS sẽ dễ dàng khẳng định đó là khí hiđroclorua. Sau đó GV chỉ cần thông báo đó là phương pháp điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và khái quát lại phương pháp sunfat: cho tinh thể NaCl tác dụng với HR2RSOR4R đặc sẽ thu được khí hiđro clorua, hấp thụ khí vào nước sẽ thu được dung dịch HCl. Tận dụng thí nghiệm 3, GV hỏi HS có thể nhận biết HCl bằng cách nào? Nêu hiện tượng xảy ra. HS sẽ trả lời được ngay, sau đó GV yêu cầu HS viết lại PTHH: AgNOR3R + HCl → AgCl↓ + HNOR3 Nhận xét: Bài học tăng thêm phần thú vị vì đã đưa ra một bài tập thực nghiệm vừa kết hợp giữa thí nghiệm biểu diễn của GV với việc HS tự làm thí nghiệm (nếu điều kiện cho phép có thể cho HS tự làm thí nghiệm theo nhóm). Bài tập đưa HS vào một nhiệm vụ khá thú vị, mới mẻ là tìm ra chất được điều chế dựa trên một số thí nghiệm. Đồng thời chúng ta đã kết hợp lồng ghép phần nhận biết HCl bằng dung dịch AgNO R3R nên ở tiết sau khi học đến phần này không cần làm lại thí nghiệm, chỉ cần cho HS tự nhắc lại. Bài tập này đã thực nghiệm thành công ở các lớp thực nghiệm, phần đông HS hào hứng và làm tốt. UVí dụ 2U: Phần nhận biết ion clorua HS đã biết cách nhận biết muối clorua ở lớp 9 nên khi học phần này GV có thể cho HS tự củng cố kiến thức kết hợp rèn kỹ năng thực hành qua bài tập thực nghiệm sau: UBài tậpU: a. Cho các dung dịch không màu đựng trong 4 ống nghiệm có đánh số từ (1) đến (4) gồm: NaCl, HCl, KNOR3R, NaOH. Chỉ được sử dụng 2 trong số các thuốc thử sau: quỳ tím, dd Ba(NO R3R)R2R (hoặc BaClR2R), dd AgNOR3R, dd NaR2RCOR3R; hãy nhận biết các dung dịch đã cho một cách nhanh nhất. Viết PTHH chứng minh. b. Với những thuốc thử đã cho thì còn có những cách nhận biết nào khác không? Thực hiện: GV chia nhóm (số nhóm linh hoạt tuỳ điều kiện cho phép), cho HS làm bài tập thực nghiệm (in trên PHT) trong 5 phút, ghi kết quả trực tiếp vào PHT của mỗi nhóm và nộp cho GV hoặc có thể sử dụng bảng nhóm kẻ như sau: Kết quả: Số thứ tự (1) (2) (3) (4) Dung dịch (Kết quả tuỳ vào cách đánh số của GV) Từ bài tập vừa làm GV cho HS rút ra kết luận về cách nhận biết ion clorua. HS thảo luận đề ra cách nhận biết, làm thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả vào bảng. Tóm tắt: Có thể sử dụng quỳ tím và dung dịch AgNOR3 + Dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là HCl. + Dung dịch làm quỳ tím hoá xanh là NaOH. + Cho vài giọt dung dịch AgNO R3R vào 2 ống nghiệm đựng 2 dung dịch còn lại, ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng là ống nghiệm đựng dung dịch NaCl. AgNOR3R + NaCl → AgCl↓ + NaNOR3 + Chất còn lại là KNOR3R. Nhận xét: HS đã không làm phần toán nhận biết (hoá vô cơ) một năm học (học kì II lớp 9 và học kì I lớp 10) nên một số HS đã quên kiến thức. Do đó chúng ta chỉ cần sử dụng một bài tập ở mức độ dễ như trên để vừa củng cố lại kiến thức cho HS, qua đó rèn lại kỹ năng làm toán nhận biết chất. Nếu thời gian cho phép GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu b hoặc cho HS về nhà làm, giờ sau sửa bài, UVí dụ 3U: Bài Oxi - ozon Bài tập: Nước sinh hoạt được khử trùng bằng clo thường có mùi khó chịu do lượng nhỏ clo dư gây nên. Hiện nay một số nhà máy đã sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozon để nước không có mùi vị lạ. Ozon được bơm vào trong nước với hàm lượng từ 0,5 – 5 g/mP3P. Lượng ozon dư được duy trì trong nước khoảng từ 5 đến 10 phút để diệt khuẩn. a. Vì sao ozon có tính sát trùng? b. Hãy nêu phương pháp nhận biết lượng ozon dư trong nước. c. Tính khối lượng ozon cần dùng để khử trùng nước cung cấp cho chung cư 1000 dân trong một ngày. Biết trung bình một người dùng hết 250 lít/ngày và giả sử trung bình hàm lượng ozon đưa vào nước là 2,0 g/mP3P. Đáp án: a. Vì ozon có tính oxi hoá mạnh. b. Dùng dd KI c. m OR3R = 500 g. Nhận xét: phần dẫn của bài tập đóng vai trò cung cấp kiến thức thực tế cho HS về việc khử trùng nước sinh hoạt. Câu a HS dựa vào kiến thức đã học để giải thích tính sát trùng và từ đó hiểu được tại sao ozon được ứng dụng để khử trùng nước. Câu b là cách đặt câu hỏi hơi khác thay vì dùng cách hỏi quen thuộc là nêu cách nhận biết khí ozon. Câu c không khó nhưng là bài tập định lượng mang tính thực tiễn mà HS cần tính toán được. Bài tập này giúp củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản, quan trọng về ozon nhưng thông qua cách đặt câu hỏi dưới dạng bài tập có nội dung thực tiễn vừa củng cố vừa cung cấp thêm kiến thức thực tiễn cho HS. 2.5.5. 36BXây dựng và sử dụng bài tập tổng hợp Bài tập tổng hợp giúp HS củng cố, khái quát, ôn tập, vận dụng linh hoạt kiến thức sau một số bài học hay cả chương, kiến thức liên quan đến 2 chương hay nhiều nội dung hóa học. Khi có điều kiện thường xuyên ôn tập, vận dụng kiến thức đã học HS sẽ hiểu rõ và nhớ bài lâu hơn, Bài tập tổng hợp thích hợp khi cho HS ôn tập chương, ôn thi học kì hay một phần nội dung nào đó (ví dụ ôn tập phần phi kim lớp 10, ), ra đề thi học kì, thi đại học, Thông qua một bài tập HS được củng cố, ôn tập, vận dụng nhiều nội dung kiến thức, HS vừa có cơ hội tự kiểm tra và đánh giá mức độ kiến thức của mình và GV cũng có cơ hội kiểm tra kết quả học tập của HS một cách bao quát hơn. UVí dụ 1U: Trường hợp sau đây không xảy ra phản ứng hoá học là A. cho Fe vào dung dịch HR2RSOR4R loãng, nguội. B. sục khí clo vào dung dịch FeCl R2R. C. sục khí HR2RS vào dung dịch FeClR2R. D. sục khí HR2RS vào dung dịch Cu(NOR3R)R2R. UVí dụ 2U: Dãy các chất và ion vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá là: A. FeP2+P, SOR2 R, NaR2RS, BrR2R. B. SOR4RP2-P, NOR2R, FeClR2R, NHR3R. C. FeP3+P, HR2RS, MnOR2R, NR2R. D. FeP2+P, S, SOR2R, ClR2R. UVí dụ 3U: Cho 13,6 g hỗn hợp A gồm Fe và FeR2ROR3R tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). 1. Tính % khối lượng mỗi chất có trong A. 2. Cho 13,6 g hỗn hợp A trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch HR2RSOR4R đặc, nóng thu được khí SOR2R. a. Tính thể tích khí SO R2R thu được(đktc). b. Dẫn toàn bộ lượng khí SOR2R thu được ở trên qua 75 ml dung dịch NaOH 3M. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được. Các ví dụ trên có nội dung kiến thức liên quan đến cả 2 chương 5 và 6 phần phi kim. Các dạng bài tập tổng hợp khác như sơ đồ phản ứng, nhận biết chất, Để ôn tập 2 hay nhiều chương, GV thường lồng ghép nhiều phản ứng trong một sơ đồ chung hay dạng bài tập xét các cặp chất có phản ứng không, hay dạng cho nhiều chất và đặt câu hỏi các chất nào phản ứng được với 2.5.6. 37BHướng dẫn và rèn cho học sinh thói quen và kỹ năng phân tích đề, định hướng giải quyết vấn đề bài tập đưa ra Thực tế cho thấy nhiều HS hay làm bài tập theo quán tính. Ví dụ khi đọc đề bài toán qua một lần nhiều em bắt đầu làm ngay theo các bước quen thuộc hay các em đã quen dạng nên khi thay đổi cách hỏi hay cách đặt vấn đề, nhiều HS cho là dạng bài tập mới và ít chịu suy nghĩ, tìm hướng giải quyết. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 57,4% HS gặp khó khăn khi làm BTHH do khả năng suy luận, vận dụng, phân tích đề, định hướng giải chưa tốt (bảng 1.6) và 53,6% GV gặp khó khăn này nhiều nhất từ phía HS khi sử dụng BTHH (mức 4, 5 - bảng 1.3) dù phần đông GV được khảo sát (89,3%) nhận định thường xuyên hướng dẫn HS cách phân tích yêu cầu đề bài, định hướng giải (bảng 1.4). Như vậy chúng ta cần xem xét lại cách hướng dẫn và rèn cho HS thói quen, kỹ năng phân tích đề, định hướng giải quyết vấn đề mà bài tập đưa ra cũng như động viên, hướng dẫn HS xây dựng phương pháp và kế hoạch học tập hiệu quả. Khi GV đưa ra một bài tập, quan trọng là HS biết phân tích và định hướng được cách giải chứ không phải làm theo quán tính hay do làm dạng đó nhiều nên quen. Như vậy với mỗi loại bài HS chỉ cần làm hai hoặc ba bài theo thứ tự tăng dần về mức độ, độ khó của bài tập và khi làm hiểu rõ tại sao giải như vậy, lập luận tốt thể hiện sự hiểu bài; từ đó tiết kiệm thời gian học tập. Ví dụ sau khi học về HCl, học tiếp qua HR2RSOR4R HS sẽ làm được những dạng bài tập tương tự, GV chỉ cần đặt câu hỏi xem HS cần giải quyết mỗi bài tập như thế nào, sau đó HS lần lượt tự làm. GV sẽ không còn mất nhiều thời gian hướng dẫn, giảng giải cho HS mà sẽ dành thêm thời gian cho các HS yếu hơn. Việc nhận dạng, phân tích và định hướng giải bài tập như vậy sẽ giúp ích cho HS khi học tiếp ví dụ khi học bài toán kim loại phản ứng với HNOR3R ở lớp 11 cũng có dạng bài tập hỗn hợp khác sản phẩm tạo thành. UBài tập ví dụ 1U: Cho 18,4 g hỗn hợp vôi sống và đá vôi vào 500 ml dung dịch axit clohiđric. Khi phản ứng kết thúc thì thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch A. a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b. Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng, xem như thể tích dung dịch không thay đổi. c. Tính nồng độ mol của dung dịch axit clohiđric ban đầu biết để trung hoà hết lượng axit dư cần dùng vừa đủ 50 ml dung dịch natri hiđroxit 2M. UĐáp sốU: a. m CaO = 8,4 g; m CaCOR3R = 10 g; b. CRMR ddCaClR2R = 0,5 M; c. CRMR ddHCl= 1,2M Khi gặp bài toán hỗn hợp chất cho phản ứng với chất nào đó, trước hết HS cần xác định có mấy chất phản ứng với chất đã cho hay các chất trong hỗn hợp đều phản ứng. a. Trong bài toán này, CaO và CaCOR3R đều phản ứng với HCl, nhưng chỉ có CaCO R3R phản ứng tạo ra khí COR2R do đó không cần lập hệ phương trình mà chỉ cần giải tuần tự, tính số mol CO R2R, viết PTHH CaCOR3R phản ứng với HCl, suy ra nCaCOR3R = nCOR2R, tính ra mCaCOR3R, mCaO = mRhhR - mCaCOR3R. b. Dung dịch muối thu được sau phản ứng chỉ có 1 muối CaClR2R do: CaO + 2HCl → CaClR2R + HR2RO (1) CaCOR3R+ 2HCl → CaClR2R + COR2R + HR2RO (2) Muốn tính CRM RCaClR2R phải có nCaClR2R mà CaClR2R tạo ra từ 2 phương trình. (2) nCaClR2R = nCOR2R = nCaCOR3 (1) nCaClR2R = nCaO, do đó phải tính nCaO trước (từ mCaO ở trên) c. HS cần biết được HCl ban đầu gồm một phần đã phản ứng với hỗn hợp CaO và CaCO R3R và còn dư một phần mà phần này được trung hoà hết bởi 50 ml NaOH 2M. Do đó; nHCl Rban đầuR = nHClRphản ứng R + nHClRdưR, HS cần tính nHClRphản ứng R và nHClRdưR. nHClRphản ứngR lập luận tỉ lệ số mol từ (1) và (2). HClRdư R+ NaOH → NaCl + HR2RO nHClRdưR = nNaOH UBài tập ví dụ 2U: Bài 1/106/SGK Cho 20 g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 g khí hiđro bay ra. Tính khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch. Đây là dạng bài tập đơn giản và cơ bản, GV có thể sử dụng bài tập này để hướng dẫn, rèn cho HS kỹ năng phân tích đề, định hướng giải quyết vấn đề dựa trên yêu cầu mà bài tập đưa ra. Với bài tập này, nhiều HS sẽ làm theo cách cơ bản, quen thuộc là phương pháp đại số, tính ra số mol mỗi kim loại rồi tính mMgClR2R và mFeClR2R.R UCách 1U: n HR2R = ½ = 0,5 mol Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg, Fe có trong 20 g hỗn hợp. Mg + 2HCl → MgClR2R + HR2 Mol: x x x Fe + 2HCl → FeClR2R + HR2 Mol: y y y Hệ phương trình: 24x + 56y = 20 x = 0,25 x + y = 0,5 y = 0,25 mRmuốiR = m MgClR2R + m FeClR2R = 0,25(95 + 127) = 55,5 g Tuy nhiên cách giải này khá dài, mất thời gian, chưa thể hiện khả năng suy luận tốt. Bài tập hỏi khối lượng muối clorua tạo thành trong dung dịch, có nghĩa là HS không cần tính khối lượng mỗi muối, chỉ cần tính tổng khối lượng muối, do đó GV đặt câu hỏi để làm bài tập này chúng ta có thể giải theo những cách nào khác? GV có thể dẫn dắt, gợi ý cho HS. Ví dụ nếu áp dụng định luật bảo toàn khối lượng thì ta tính khối lượng muối tạo thành như thế nào? UCách 2U: Gọi M là kim loại tương đương, đại diện cho Mg, Fe. M + 2HCl → MClR2R + HR2 nHCl = 2nHR2R = 2.0,5 = 1 mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có: mRmuối R= mRM R+ mR HCl R– mHR2R = 20 + 1.36,5 – 1 = 55,5 g Thực tế cho thấy HS chưa giải tốt phương pháp này, ngoài việc ôn lại định luật bảo toàn khối lượng, cách làm này giúp HS quen dần với cách dùng một kim loại tương đương đại diện cho 2 kim loại trong hỗn hợp. Sau đó GV hướng dẫn cho HS cách 3. UCách 3U: nClP-P = nHCl = 2nHR2R = 2.0,5 = 1 mol mRmuối R= mRh.h kim loại R+ m −Cl R R= 20 + 1.35,5 = 55,5gR (HS chưa học về sự điện li, nên có thể ghi: mRmuối R= mRh.h kim loại R+ mRanion gốc axit R) Đây là cách làm ngắn, hay đặc biệt áp dụng rất nhanh khi làm trắc nghiệm. HS lớp 10 đã học về ion do đó GV nên hướng dẫn HS cách làm này. GV nên tận dụng mở rộng cho HS, yêu cầu HS so sánh bài tập vừa làm với bài tập khi thay đổi câu hỏi, thay vì hỏi khối lượng muối thu được, GV hỏi khối lượng mỗi muối thu được hay khối lượng (hoặc phần trăm về khối lượng) mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. HS sẽ rút ra được ở bài tập vừa làm do đề chỉ yêu cầu tính khối lượng muối thu được mà không cần tính khối lượng mỗi muối nên ta giải theo cách nào cũng được, nhưng nếu bài toán hỏi riêng khối lượng từng muối tức là phải có số mol mỗi kim loại thì cần lập và giải hệ phương trình. Qua đó sẽ giúp HS nâng cao dần kỹ năng phân tích đề, vận dụng các kiến thức đã học, xác định kĩ yêu cầu của đề để định hướng giải quyết vấn đề một cách tốt nhất và nhanh nhất. 2.5.7. 38BSử dụng bài tập dưới nhiều hình thức làm tăng hứng thú học tập và phát triển toàn diện HS Hiện nay nhiều GV vẫn quen với cách đánh giá kết quả học tập của HS qua các cách kiểm tra truyền thống như kiểm tra miệng, kiểm tra giấy (15 phút, 1 tiết), bài kiểm tra học kì. Việc kiểm tra truyền thống này hầu như không phát triển được những kỹ năng mềm cần thiết khác của HS cũng như tính sáng tạo, năng động mà qua đó góp phần làm tăng hứng thú học tập của HS. Việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học theo đó số tiết thực hành tăng lên do đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_4438280609_8072_1872649.pdf
Tài liệu liên quan