Luận văn Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học 10 - Trung học phổ thông

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN. 1

MỤC LỤC. 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 6

DANH MỤC CÁC BẢNG . 7

DANH MỤC CÁC HÌNH . 8

MỞ ĐẦU . 9

1. Lý do chọn đề tài.9

2. Mục đích nghiên cứu.11

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .11

4. Phạm vi nghiên cứu.11

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.11

6. Giả thuyết khoa học .12

7. Phương pháp nghiên cứu .12

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu .13

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 14

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .14

1.1.1. Trên thế giới .14

1.1.2. Trong nước .15

1.2. Dạy học phân hóa.17

1.2.1. Dạy học phân hóa .17

1.2.2. Cơ sở khoa học của dạy học phân hóa .18

1.2.3. Tư tưởng chủ đạo của DH theo quan điểm DHPH.203

1.2.4. Vai trò dạy học phân hóa trong dạy học hóa học ở trường THPT .21

1.2.5. Những yếu tố của dạy học phân hóa .22

1.2.6. Các yêu cầu để tổ chức cho dạy học phân hoá .27

1.3. Một số phương pháp dạy học theo DHPH.29

1.3.1. Dạy học theo góc .29

1.3.2. Dạy học theo hợp đồng.35

1.4. Bài tập phân hóa.43

1.4.1. Khái niệm bài tập hóa học và bài tập phân hoá.43

1.4.2. Sự phân loại bài tập phân hoá.44

1.4.3. Cơ sở sắp xếp bài tập phân hoá .44

1.5. Thực trạng dạy học môn Hóa học và sử dụng BTPH ở trường THPT .44

1.5.1. Mục đích điều tra.44

1.5.2. Nội dung – Phương pháp – Đối tượng – Địa bàn điều tra.45

1.5.3. Kết quả điều tra .45

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN

HÓA PHẦN PHI KIM HOÁ HỌC LỚP 10 – THPT . 48

2.1. Phân tích nội dung phần Phi kim Hoá học 10 – THPT.48

2.1.1.Chương “Nhóm Halogen” .48

2.1.2. Chương “Oxi – Lưu huỳnh”.49

2.2. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống BTPH phần Phi kim Hóa học 10.52

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập phân hoá .52

2.2.2. Quy trình xây dựng BTPH phần Phi kim Hóa học 10 - THPT .56

2.2.3. Cơ sở sắp xếp BTPH phần Phi kim Hóa học lớp 10 - THPT.594

2.3. Hệ thống BTPH phần Phi kim Hóa học 10 chương trình cơ bản THPT .60

2.3.1. Bài tập phân hóa theo mức độ nhận thức .60

2.3.2. Bài tập dạng mở và bài tập gắn với thực tiễn.87

2.4. Một số biện pháp sử dụng hệ thống bài tập phân hóa.102

2.4.1. Lập kế hoạch giảng dạy chi tiết cho tiết dạy .102

2.4.2. Đối xử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt.105

2.4.3. Tổ chức những pha phân hóa ngay trên lớp .106

2.4.4. Phân hóa bài tập, nhiệm vụ cho HS.108

2.4.5. Số lượng bài ra cho HS yếu có thể nhiều hơn, có độ lặp cao hơn, độ phân

bậc mịn hơn học sinh khá giỏi.108

2.4.6. GV có thể chia nhỏ vấn đề thành những bài tập nhỏ với HS có mức độ tưduy thấp .109

2.4.7. Sử dụng kết hợp với phương pháp dạy học hợp đồng.110

2.4.8. Phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.110

2.4.9. Sử dụng bài tập theo dạng mở .116

2.4.10. Đánh giá kết quả theo nhiều cách khác nhau .116

2.5. Thiết kế giáo án dạy học sử dụng hệ thống BTHH phân hóa phần Phi kim Hóahọc 10 – THPT.117

2.5.1. Giáo án bài Clo (phụ đề 3) .117

2.5.2. Giáo án bài Flo – brom – iot (phụ đề 3).117

2.5.3. Giáo án bài hiđro clorua – axit clohiđric và muối clorua (tiết 1) .117

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 131

3.1. Mục đích thực nghiệm .131

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.1315

3.3. Đối tượng thực nghiệm .131

3.4. Tiến trình thực nghiệm.132

3.4.1. Chuẩn bị trước khi thực nghiệm.132

3.4.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm .132

3.4.3. Xử lí số liệu thực nghiệm .133

3.5. Kết quả thực nghiệm .134

3.5.1. Kết quả bài kiểm tra số 1.134

3.5.2. Kết quả bài kiểm tra số 2.136

3.5.3. Kết quả bài kiểm tra số 3.139

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 144

1. Kết luận .144

2. Kiến nghị.145

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 1

pdf180 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học 10 - Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang xanh dương. Giải thích hiện tượng và viết PTHH. Bài 6: Thực hiện các thí nghiệm: - Cho H2SO4 tác dụng với tinh thể NaCl đun nóng nhẹ, khí thoát ra được hòa tan vào nước cho dd A. - Cho 1 phần dung dịch A tác dụng với MnO2, đun nóng thu được một khí, khí này sục vào nước được dd B. - Cho 1 phần còn lại của dd A tác dụng với tinh thể Na2SO3 thu được khí thứ 3, đem sục vào nước được dung dịch C. - Cho dd C tác dụng với dd B rồi nhỏ thêm BaCl2 vào. Giải thích và viết các PTHH. Dạng 5: Bài tập xác định hóa trị, tên nguyên tố MỨC ĐỘ 1 Bài 1: Cho 1,03g muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 1,88g kết tủa. Xác định tên của muối A. (Đáp số: NaBr). Bài 2: Cho 10,8g kim loại hóa trị III tác dụng với khí clo tạo thành 53,4g muối clorua. Xác định tên kim loại. (Đáp số: Al). Bài 3: Cho 3,36 lít O2 (đktc) phản ứng hoàn toàn với kim loại có hóa trị III thu được 10,2g oxit. Xác định tên kim loại. (Đáp số: Al). Bài 4: Oxit của một nguyên tố hóa trị VI có chứa 48% oxi. Xác định nguyên tố. Đáp số: CrO3. Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 13g một kim loại hóa trị II bằng dd HCl. Cô cạn dd sau phản ứng được 27,2g muối khan. Kim loại đã dùng là A. Fe. B. Zn . C. Mg. D. Ba. Bài 6: Cho 5,4g một kim loại hóa trị 3 tác dụng hết với Clo được 26,7g muối clorua. Kim loại đó là 72 A. Fe. B. Al. C. Zn . D. Mg. MỨC ĐỘ 2 Bài 1: Cho 1,03g muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi khử lại cho 1,08g Ag. Xác định tên của A. Đáp số: NaBr. Bài 2: Cho 0,8g sắt sunfat tác dụng với dd BaCl2 lấy dư thu được 1,398g chất kết tủa trắng. Xác định hóa trị của sắt trong muối sắt sunfat đã cho. Đáp số: 3. Bài 3: Cho S phản ứng hết với 16,8g kim loại A (có hóa trị II). Cho H2SO4 loãng vào sản phẩm thì thu được 6,72 lít khí (đktc). a. Xác định kim loại A. b. Tính V Cl2(đktc) cần dùng để phản ứng hết với 16,8g A. Đáp số: a. Fe b. 10,08 lít. Bài 4: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1 halogen thu được 11,7 gam Natri halogenua. Cũng lượng halogen đó tác dụng vừa đủ với nhôm tạo ra 8,9 gam nhôm halogennua. Halogennua đó là A. Flo . B. Brom. C. Clo. D. Iôt. Bài 5: Hòa tan hết một lượng kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 14,6% đủ. Thu được một dung dịch muối có nồng độ 18,19%. Kim loại đã dùng là A. Fe. B. Zn. C. Mg. D. Ca. Bài 6: Cho 12,1g hỗn hợp 2 kim loại A, B đều có hóa trị (II) tác dụng với HCl tạo ra 0,2 mol H2. Hai kim loại đó là: A. Mg, Fe. B. Mg, Ca. C. Fe, Zn. D. Ba, Fe. Bài 7: Cho 26,8g hỗn hợp 2 muối ACO3 và BCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 6,72l khí (ĐKTC). Biết A, B là 2 kim loại thuộc cùng 1 phân nhóm chính và 2 chu kỳ liên tiếp nhau. A, B có thể là: A. Be, Mg. B. Ca, Ba. C. Mg, Ca. D. Ba, Sr. MỨC ĐỘ 3 Bài 1: Cho 5,4g một KL (A) hóa trị n tác dụng hết với Clo được 26,7g muối clorua. Kim loại đó là 73 A. Fe. B. Al. C. Zn. D. Mg. Bài 2: Hòa tan 3,96g hỗn hợp Mg và kim loại R (có khối lượng lớn hơn của Mg) hóa trị III vào 300ml dung dịch HCl 2M để trung hòa hết axit dư cần 180ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại R và % khối lượng của nó trong hỗn hợp là A. Al; 78,7%. B. Cr; 80,25%. C. Al; 81,82%. D. Cr; 79,76%. Bài 3: Clo hóa hoàn toàn 1,96g kim loại A được 5,6875g muối Clorua tương ứng. Để hòa tan vừa đủ 4,6g hỗn hợp gồm kim loại A và 1 ôxit của nó cần dùng 80ml dung dịch HCl 2M, còn nếu cho luồng H2 dư đi qua 4,6g hỗn hợp trên thì sau phản ứng thu được 3,64g chất rắn X. Công thức của ôxit kim loại A là A. ZnO. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe3O4. Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 23,8g hh gồm một muối cacbonat của một KL hóa trị I và một muối cacbonat của một KL hóa trị II trong axit HCl dư thi tạo thành 4,48 lit khí ở đktc và dd X. Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam muối khan ? A. 38,0g. B. 26,0g. C. 2,60g. D. 3,8g. Bài 5: Một dung dịch chứa 3,82gam hỗn hợp 2 muối sunfat của kim loại kiềm và kim loại hoá trị 2, biết khối lượng nguyên tử của kim loại hoá trị 2 hơn kim loại kiềm là 1đvc. Thêm vào dung dịch 1 lượng BaCl2 vừa đủ thì thu được 6,99g kết tủa, khi cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Hai kim loại và m là: A. Na, Mg; 3,07g. B. Na, Ca; 4,32g. C. K, Ca; 2,64g. D. K, Mg; 3,91g. Bài 6: Cho 17,6g hỗn hợp gồm Fe và kim loại R vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc) phần không tan cho vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thì giải phóng ra 2,24 lít khí (đktc). Kim loại R là A. Mg. B. Cu. C. Pb. D. Ag. Bài 7: Trộn 13g một kim loại M hoá trị 2 (đứng trước hiđro) với lưu huỳnh rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A. Cho A phản ứng với 200ml dung dịch H2SO4 1M (vừa đủ) được hỗn hợp khí B nặng 5,2g có tỉ khối so với oxi là 0,8125 và dung dịch C. Kim loại M là A. Fe. B. Ca. C. Zn. D. Mg. 74 Bài 8: Hoà tan hoàn toàn 4,8g kim loại R trong H2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít SO2 (đktc). Lượng SO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư thu được muối A. Kim loại R và khối lượng muối A thu được là: A. Zn và 13g. B. Cu và 9,45g. C. Fe và 11,2g. D. Ag và 10,8g. Dạng 6: Bài tập thành phần hỗn hợp MỨC ĐỘ 1 Bài 1: Cho 23,3g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng và % khối lượng của mỗi kim loại trong hh đầu. Gợi ý: Cu không tác dụng với dung dịch HCl. (Đáp án: %mFe=72,1% , %mCu= 27,9%). Bài 2: Cho 36,8g hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 hòa tan vào 5 lít dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 4,48 lít CO2 (đktc). 1. Tính thành phần % khối lượng của các chất trong hỗn hợp đầu. 2. Tính CM của dd muối thu được (thể tích dd thay đổi không đáng kể). 3. Tính CM của dung dịch HCl đã dùng. Đáp án: 1. %𝑚𝐶𝐶𝐶𝑂3= 54,35% 2. CM = 0,1M 3. CM = 0,2M %mCaO = 45,65%. Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 28g một dây sắt thu được 39,2g hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4. Tính hàm lượng phần trăm của Fe đã chuyển thành Fe2O3 và Fe3O4. Đáp án: %Fe(Fe2O3)=40% %Fe(Fe3O4)=60% Bài 4: Cho 13,6g hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng với 150ml dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch A. a. Tính % m của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b. Tính CM của dd H2SO4 đã dùng. c. Cho dd A tác dụng với dd BaCl2 dư thu được bao nhiêu gam kết tủa ? Bài 5: Cho 15,5g hỗn hợp gồm Al và Cu tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư thu được 3,36 lít khí (đktc) và a gam chất rắn không tan. a. Tính giá trị của a. 75 b. Cho a gam chất rắn không tan tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng, lấy dư thì thu được bao nhiêu ml khí SO2 (đktc) ? (Đáp án: a. a=12,8g b. 4,48 lít). Bài 6: Cho 26,6g hỗn hợp KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 50g dung dịch. Cho dung dịch trên tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 57,4g kết tủa. % Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp KCl, NaCl lần lượt là: A. 45%; 55%. B. 58%; 42%. C. 56%; 44%. D. 60%; 40%. Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al vào dd HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dd tăng thêm 7,0g. Số mol axit HCl đã tham gia PƯ trên là A. 0,8mol. B. 0,08mol. C. 0,04mol. D. 0,4mol. Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 20g hh Mg và Fe vào dd axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra (đkc) và dd X. Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam muối. A. 55,5g. B. 91,0g. C. 90,0g. D. 71,0g. MỨC ĐỘ 2 Bài 1: Đun nóng 26,6g hh gồm NaCl và KCl với dd H2SO4 đặc, dư thu được khí A. Hòa tan khí A vào nước được dd B. Dd B cho tác dụng hết với Zn thì thu được 4,48 lít khí C. Xác định các chất A, B và C. Tính % khối lượng của các chất có trong hh ban đầu. Đáp án: A: HCl (khí) B: dung dịch HCl C: H2 %mNaCl = 43,98% %mKCl = 56,02% Bài 2: Hòa tan hoàn toàn hh CaO và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và 448ml khí CO2. Cô cạn dung dịch Y thu được 3,33g muối khan. 1. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. 2. Cho tất cả lượng khí CO2 nói trên hấp thụ vào 100ml dung dịch NaOH 0,25M thì thu được những muối nào? Khối lượng bao nhiêu gam ? Đáp án: 1. mCaO = 0,56g 𝑚𝐶𝐶𝐶𝑂3= 2g 2. 𝑚𝑁𝐶𝑁𝐶𝑂3= 1,26g 𝑚𝑁𝐶2𝐶𝑂3= 0,53g Bài 3: Nung nóng 17,7g hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư. Hòa tan chất rắn thu được sau phản ứng vào dung dịch H2SO4 1M (loãng) thấy có 6,72 lít khí (đktc) thoát ra. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng ? 76 Đáp án: %mZn= 36,72% %mFe= 63,28% 𝑉𝑁2𝑆𝑂4= 300ml Bài 4: Cho 100g dung dịch gồm NaCl và NaBr có nồng độ bằng nhau tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch AgNO3 8% (khối lượng riêng D = 1,0625g/ml). Nồng độ % của hai muối NaCl và NaBr là A.1,865%. B. 1,685%. C. 1,879%. D. 1,978%. Bài 5: Hỗn hợp gồm NaCl và NaBr. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì tạo ra kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của AgNO3 đã tham gia phản ứng. Thành phần % theo khối lượng của NaCl trong hỗn hợp đầu là A. 27,84%. B. 15,2%. C. 13,4%. D. 24,5%. Bài 6: Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 gam bột nhôm, 0,24 gam bột magie và bột lưu huỳnh dư. Cho sản phẩm tác dụng với H2SO4 loãng dư. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào dung dịch Pb(NO3)2 0,1M. Thể tích dung dịch Pb(NO3)2 vừa đủ để phản ứng hết với chất khí được dẫn vào là A. 400cm3. B. 300cm3. C. 200cm3. D. 100cm3. Bài 7: Cho hh gồm 11,2 gam Fe và 8,8 gam FeS tác dụng với dd HCl dư. Khí sinh ra sục qua dd Pb(NO3)2 dư thấy xuất hiện a gam kết tủa màu đen. Tìm a. A. a =11,95 gam. B. a = 23,90 gam. C. a = 57,8 gam. D. a = 71,7 gam. MỨC ĐỘ 3 Bài 1: Cho 1,92g hỗn hợp gồm Cu, Zn và Mg tác dụng vừa đủ với HCl thu được 0,03 mol khí và dung dịch A. Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được 1 kết tủa B. Đem nung kết tủa B đến khối lượng không đổi thu được 0,8g chất rắn C. 1. Xác định các chất A, B, C, viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Đáp án 1. A: H2 B: Mg(OH)2 C. MgO 2. %mCu=41,15% %mZn=33,95% %mMg=25% Bài 2: Nhiệt phân 12,25g KClO3 thu được 0,672 lít khí (đktc) và hỗn hợp chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 4,305g kết tủa. Tính % khối lượng các chất trong A. Dùng phiếu gợi ý 77 Gợi ý 1: Phản ứng nhiệt phân KClO3 xảy ra theo 2 phương trình 4KClO3 𝑡𝑜 → 3KClO4 + KCl; 2KClO3 𝑡𝑜 → 2KClO4 + 3O2 Gợi ý 2: Chất rắn A gồm: KClO4, KCl và KClO3 dư. Đáp án: hỗn hợp A gồm: KClO4: 36,8%, KCl: 19,8%, KClO3 dư: 43,4% Bài 3: Xét hỗn hợp X gồm 3 kim loại: Mg, Al và Cu. - Cho 16,6g X tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư thu được 11,2 lít H2 (đktc). - Cho 16,6g hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc, đun nóng, lấy dư thì thu được 13,44 lít SO2 (đktc). 1. Viết các PTHH. 2. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Đáp án mMg=4,8g mAl=5,4g mCu=6,4g. Bài 4: Hòa tan 4,86g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Al và Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 3,2g chất rắn. Tính khối lượng và % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Đáp án %mMg=9,88% %mAl=55,56% %mFe=34,56%. Bài 5: Trộn dd A chứa BaCl2 và NaCl vào 100ml dung dịch H2SO4 2M thu được 34,95 gam kết tủa và dung dịch B. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch B thu được 71,75 gam kết tủa AgCl . Tính khối lượng các muối trong dd A. Đáp án BaCl2: 31,2g NaCl: 11,7g Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 28,4g hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị II trong axit HCl dư thu được 6,72 lít khí ở đktc và dung dịch X. 1. Tính tổng số gam muối clorua có trong dung dịch X. 2. Xác định hai KL biết rằng hai KL thuộc 2chu kỳ liên tiếp nhóm IIA. 3. Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. Dạng 7: Bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm MỨC ĐỘ 1 Bài 1: Tính thể tích của SO2 (đktc) cần dùng trong các trường hợp sau: 1. Sục SO2 vào dd KOH dư thu được 31,6g muối trung hòa. 78 2. Sục SO2 vào dd Ba(OH)2 dư thu được 21,7g kết tủa. Đáp án: 1. V=4,48 lít 2. V=2,24 lít Bài 2: Tính khối lượng muối tạo thành trong các trường hợp sau: 1. Sục 11,2 lít SO2 (đktc) vào 250ml dung dịch KOH 2M. 2. Sục 0,448 lít SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 1,6g NaOH. 3. Sục 336ml SO2 (đktc) vào 30ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Đáp án: 1. 𝑚𝐾𝑁𝑆𝑂3=60g 2. 𝑚𝑁𝐶2𝑆𝑂3= 2,52g 3. 𝑚𝐶𝐶𝑆𝑂3= 1,8g MỨC ĐỘ 2 Bài 1: Cho 2,24 lít SO2 (đktc) tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M. Có những muối nào được tạo thành ? Tính khối lượng mỗi muối. Đáp án: mNaHSO3=5,2g mNa2SO3= 6,3g Bài 2: Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho 12,8g SO2 tác dụng với dung dịch chứa 11,1g Ca(OH)2 ? (Đáp án: 𝑚𝐶𝐶𝑆𝑂3= 12g). Bài 3: Sục 2,24 lít SO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch NaOH 0,2M. Số mol Na2SO3 và NaHSO3 là: A. 0,05 và 0,05. B. 0,06 và 0,06. C. 0,05 và 0,06. D. 0,07 và 0,05 . Bài 4: Sục V lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 21,7 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 2,24 và 4,48. B. 2,24 và 3,36. C. 3,36 và 2,24. D. 22,4 và 3,36. Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dd Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 10,85. B. 16,725. C.21,7. D.32,55. Bài 6: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04. Bài 7: Cho 112 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 400 ml dd nước vôi trong, ta thu được 0,1 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dd nước vôi trong là A. 0,0075M . B. 0,075M. C.0,025M. D.0,0025M. 79 Bài 8: Hoà tan 11,2 lít CO2 (đktc) vào 800 ml dung dịch NaOH 1M. Nồng độ mol/l của chất trong dung dịch tạo thành là A. 0,25M. B. 0,375M. C.0,625M. D.cả A và B. MỨC ĐỘ 3 Bài 1: Có 2 thí nghiệm: - Hấp thụ hết a mol CO2 vào dd chứa b mol Ca(OH)2 được 20g kết tủa. - Hấp thụ hết 2a mol CO2 vào dd chứa b mol Ca(OH)2 được 30g kết tủa. Tìm các giá trị a và b. A. 0,2 và 0,3. B. 0,2 và 0,5 . C. 0,2 và 0,6. D. 0,2 và 0,35. Bài 2: Hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,6M. Tính khối lượng kết tủa thu được. A. 17,73 gam. B. 16,69 gam. C. 22,15 gam. D. 1,779 gam. Bài 3: Dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 1M. Sục 22,4 lít khí CO2 vào 400 ml dung dịch A ta thu được một kết tủa có khối lượng là bao nhiêu ? A. 80 g. B. 10 g. C.40 g. D. 20 g. Bài 4: Hấp thụ hoàn toàn V lít SO2 (đktc) vào dd Ca(OH)2 thu được 12 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa rồi nung nóng phần còn lại thu được 6 gam kết tủa. Tính V. A. 3,36. B. 4,48. C.2,24. D.1,12. Bài 5: Nung m gam hỗn hợp A gồm 2 muối MgSO3 và CaSO3 cho đến khi không còn khí thoát ra, thu được 3,52 gam chất rắn B và khí C. Cho toàn bộ khí C hấp thụ hết bởi 2 lít dung dịch Ba(OH)2 thu được 6,86 gam kết tủa. Đun nóng tiếp dung dịch lại thấy tạo thành thêm 4,34 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng m và nồng độ mol/l của Ba(OH)2? A. 7.04 và 0,03M. B. 8,64 và 0,03M. C. 4,7 và 0,05M. D. 0,42 và 0,762. Bài 6: Hoà tan hoàn toàn m gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí A và dung dịch B. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6 gam muối. Mặt khác cô cạn dung dịch B thì thu được 120 gam muối khan. Xác định công thức của oxit sắt FexOy. A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. tất cả đều sai. 80 Dạng 8: Bài tập sử dụng sơ đồ, hình vẽ Bài 1. Một HS làm TN chứng minh tính tan mạnh trong nước của một khí không màu được điều chế từ NaCl rắn bằng dụng cụ như hình vẽ trên? Vậy khí trong bình là khí gì ? Giải thích hiện tượng ? Viết PTHH điều chế khí trên từ NaCl rắn. Bài 2. A: Chất lỏng B: Chất rắn C: Chất khí Quan sát hình vẽ bộ dụng cụ điều chế và thu khí C. Nếu bộ dụng cụ trên dùng để điều chế khí clo ( khí C ) thì: a) A, B là chất gì ? Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Nếu cho mẫu giấy quì ẩm vào bình chứa khí clo sẽ xảy ra hiện tượng gì ? Giải thích và viết PTHH (nếu có). c) Để khử khí clo dư gây ô nhiễm KK. Vậy bông tẩm dd D là chất gì ? Giải thích. d) Để chứng minh tính oxi hóa mạnh của Clo mạnh hơn Brom hoặc Iot bình C chứa hóa chất gì ? Hiện tượng xảy ra trong bình C ? Viết PTHH. e) Ở trường phổ thông dùng chất oxi hóa nào để điều chế clo ? Vì sao ? Bài 3. Cho biết hiện tượng gì sẽ xảy ra với mảnh giấy màu trong hai ống nghiệm sau ? Giải thích và viết PTHH (nếu có). Hình vẽ mô tả thí nghiệm nghiên cứu tính chất nào của khí clo ? 81 Bài 4. Bộ dụng cụ dưới đây dùng để điều chế khí hiđro clorua và thử tính tan của khí hiđro clorua trong nước. Hãy cho biết: a) A, B là chất gì ? Viết PTHH của phản ứng ? b) Trong 3 bình (1), (2), (3) bình nào thu được dd axit clohiđric đậm đặc nhất. Giải thích. c) Nếu bình (3) thay nước bằng dd NaOH và vài giọt phenolphtalein thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích và viết PTHH. Bài 5. Khí Clo điều chế từ KMnO4và HCl đặc thường lẫn HCl và hơi nước, để thu được khí Clo khô, người ta lắp thiết bị như hình vẽ dưới đây. 82 Hãy chọn chất nào trong bình A và bình B trong các chất lỏng sau:dd NaCl bão hòa, H2SO4 đặc, H2O, dd NaOH, dd KHCO3. Giải thích cách lựa chọn đó ? Vì sao lại có khí HCl lẫn trong khí Cl2 trong quá trình điều chế này ? Bài 6. Với cách thu khí Cl2 bằng cách đẩy không khí có thể xác định chính xác khí clo đãđầy bình không ? Làm thế nào để thu được một thể tích xác định của khí clo ? Có thể sử dụng bộ dụng cụ dưới đây để điều chế và thu một thể tích xác định của khí clo ? Xác định dd C được dùng trong chậu thủy tinh. Giải thích. Bài 7. Quan sát thí nghiệm dưới đây và cho biết kim cân sẽ thay đổi như thế nào khi nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. Giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết PTHH xảy ra. Bài 8. Để điều chế khí HCl, một học sinh lắp dụng cụ như sau: 83 Em hãy chọn chất nào ở phễu A và chất nào ở bình cầu B. Bài 9. Bộ dụng cụ trên nghiên cứu thí nghiệm khí Hidro cháy trong khí clo. a) Viết PTHH của phản ứng. b) Khi phản ứng kết thúc, đóng khóa A và mở khóa K sẽ có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích và viết PTHH của phản ứng (nếu có). Bài 10. a) Quan sát hình vẽ dưới đây và cho biết vị trí kim cân sẽ thay đổi như thế nào khi cho từ từ dd natri cacbonat vào dung dịch axit clohidric. Giải thích. b) Nếu tiến hành thí nghiệm trên với Na2CO3 rắn được chứa trong quả bóng cao su bịt kín miệng bình chứa dd HCl bằng dụng cụ như hình vẽ dưới đây. Khi cho Na2CO3 rắn từ quả bóng cao su rơi vào bình dd HCl thì kim thay đổi như thế nào? Giải thích. 84 Bài 11. Cho hình vẽ điều chế khí (C) a) (C )là khí gì ? Viết PTHH của phản ứng. b) Tại sao để điều chế khí C phải dùng NaCl rắn và H2SO4 đặc ? c) Nếu cho mẫu quì tím ẩm vào bình chứa khí C sẽ có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích. Bài 12. Hình vẽ sau mô tả cách lắp dụng cụ điều chế và thu khí clo trong PTN a) Có thể thay MnO2 bằng hóa chất nào ? Viết PTHH xảy ra ? b) Bình chứa dd NaCl, H2SO4 đặc, bông tẩm dd NaOH có tác dụng gì ? Nếu đổi vị trí của bình đựng H2SO4 đặc và dung dịch NaCl có được không ? Vì sao ? c) Tính khối lượng MnO2 và thể tích dd HCl 1M cần dùng để thu được 448 ml khí Cl2 (đktc). d) Khi dẫn khí clo vào ống nghiệm chứa dd KI có chứa một ít hồ tinh bột sẽ có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích và viết PTHH xảy ra (nếu có). Bài 13. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau: 85 Hiện tượng xảy ra là A. nước trong chậu tăng lên. B. nước dâng lên bình có màu đỏ. C. nước phun vào bình. . D. nước trong chậu chuyển sang màu đỏ. Bài 14. Người ta thu khí Cl2 trong phòng thí nghiệm theo mô hình sau Vì A. khí clo không tác dụng với không khí ở điều kiện nhiệt độ thường. B. khí clo nhẹ hơn không khí. C. khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng với KK ở nhiệt độ thường. D. khí clo ít tan trong nước. Bài 15. Thí nghiệm hòa tan khí HCl được mô tả bằng hình vẽ sau: 86 Sau khi nước phun vào bình (1) thì màu sắc ở (1) và chậu (2) biến đổi thế nào ? A. (2) không màu, (1) màu hồng B. (2) màu hồng, (1) màu đỏ. C. (2) màu hồng, (1) không màu. D. (2) không màu, (1) không màu. Bài 16. Bộ dụng cụ dưới đây dùng để điều chế và mô tả tính khử chất của SO2 thì C có thể là chất nào sau đây ? A. Dung dịch axit sunfuhiđric . B. Dung dịch KMnO4. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl . Bài 17. Người ta thu khí oxi khi điều chế trong PTN theo hình vẽ sau là vì A. oxi nặng hơn không khí. B. oxi nhẹ hơn không khí. C. oxi nhẹ hơn nước. D. oxi rất ít tan trong nước. Bài 18. Một học sinh pha loãng dung dịch H2SO4đặc như sau: Sau khi pha loãng, sờ tay vào ống nghiệm thì thấy nóng lên. Giải thích. A. Axit tan nhiều trong nước B. Axit tan trong nước và thu nhiệt. C. Axit tan trong nước và tỏa nhiệt. D. Axit hấp thụ nước nên tỏa nhiệt. 87 Bài 19. Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom. Hiện tượng quan sát được là A. dung dịch mất màu. B. dung dịch bị vẩn đục. C. dung dịch vẫn có màu nâu. D. dung dịch chuyển màu vàng. 2.3.2. Bài tập dạng mở và bài tập gắn với thực tiễn Bài 1. Ba bạn học sinh tranh luận với nhau sau khi học bài clo Bạn A cho rằng:Clo độc tại sao dùng khí clo để khử trùng nước sinh hoạt Bạn B cho rằng: Bạn A nói đúng , không nên dùng khí clo khử trùng nước sinh hoạt mà dùng ozon để khủ trùng vì ozon không độc. Bạn C nói phải dùng khí clo vì khí clo là chất tan được trong nước, có tính diệt trùng . Khí ozon diệt trùng được nhưng không tan trong nước. Bạn hãy bình luận về ý kiến của các bạn trên và giải thích. Hướng dẫn đáp án Bình luận đầy đủ đúng về ý kiến của các bạn Ý kiến của bạn A: Khí clo độc nhưng một lượng nhỏ khí clo ( Theo tiêu chuẩn) đủ để diệt trùng mà không không gây hại cho con người . Ý kiến của bạn B: Ozon không độc nhưng để điều chế được ozon tốn kém, đắt hơn khí clo. Ý kiến bạn C đúng nhưng chưa giải thích đầy đủ. Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Clo là một chất oxi hóa mạnh, ở bất cứ dạng nào. Khi tác dụng với nước tạo ra nhiều phân tử axit hypoclorit HClO có tác dụng khử trùng rất mạnh. Cl2 + H2O → HCl + HClO 88 Quá trình diệt vi khuẩn xảy ra qua 2 giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua lớp vỏ tế bào vi sinh, sau đó phản ứng với lớp men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn dến sự diệt vong của tế bào. Khí ozon cũng có tính khử trùng diệt khuẩn nó cũng hòa tan trong nước nhưng sản xuất khí ozon tốn điện, đắt. Bài 2. Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Lượng Clo dư còn lại chừng 1-2 g/m3 nước là đạt yêu cầu. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iôtua và hồ tinh bột. Hãy nêu cách làm , mô tả hiện tượngcủa quá trình kiểm tra này và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có). Hướng dẫn đáp án Nêu được cách làm, mô tả được hiện tượng và viết đúng PTHH - Lấy mẫu nước cho vào ống nghiệm sau đó cho dung dịch KI vào và nhỏ 1 giọt hồ tinh bột vào nếu dung dịch chuyển sang màu xanh là clo vẫn còn dư nhiều. Màu xanh nhạt là lượng clo dư ít Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 I2 làm hồ tinh bột chuyển thành màu xanh Bài 3. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng clo. Lượng clo được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m3. Nếu với dân số Hà Nội là 3 triệu, mỗi người dùng 200 lít nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg clo mỗi ngày cho việc xử lí nước ? 89 Hướng dẫn đáp án Lượng nước cần dùng cho thành phố Hà Nội mỗi ngày là: 200 lít . 3.106 = 6.108 lít = 6.105 m3 Lượng khí clo cần dùng là:6.105 m3 . 5g/m3 = 3.106 gam = 3.103 kg Bài 4. Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ mangan đioxit rắn và dd axit clohiđric đậm đặc vào ống hình trụ A có đặt một miếng giấy màu. Nếu đóng khoá K thì miếng giấy màu không mất màu. Nếu mở khoá K thì giấy mất màu.Giải thích hiện tượng. Hướng dẫn đáp án Nếu đóng khóa K thì miếng giấy không mất màu, vì khí clo ẩm đã được làm khô bới dd axit sunfuric đặc. Nếu mở khóa K thì giấy mất màu vì clo ẩm cỏ tính tẩy màu. Bài 5. Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Để loại bỏ lượng khí clo đó có thể dùng khí amôniac. Nhưng khi điều chế clo trong PTN để khử các hóa chất dư thừa và cả lượng khí clo dư trong ống nghiệm người ta lại dùng NaOH loãng hoặc nước vôi . Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra và giải thích. Hướng dẫn đáp án Để loại bỏ khí clo trong PTN có thể dùng khí amoniac nhờ PTHH sau: 3Cl2 + 8NH3→ N2 + 6NH4Cl - Nhưng khi điều chế Clo trong PTN thì hóa chất là những chất oxi hóa như: KMnO4 hoặc MnO2 .và axit HCl đồng thời có cả lượng dư khí clo trong các Khãa K GiÊy mµu 2 4 Dung dÞch H SO C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_06_2538685298_7751_1872708.pdf
Tài liệu liên quan