Luận văn Xây dựng website cổng thông tin tour du lịch

MỤC LỤC

 

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1

I. Lý do chọn đề tài 1

II. Tổng quan đề tài 1

III. Hướng nghiên cứu của đề tài 2

III.1. Về mặt lý thuyết 2

III.2. Công cụ xây dựng đề tài 2

IV. Dự kiến kết quả đạt được 2

V. Tổ chức luận văn 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

I. CÔNG NGHỆ .NET 3

I.1. Giới thiệu về .NET 3

I.1.1. Nguồn gốc của .NET 3

I.1.2. Tổng quan .NET Framework 3

I.1.3. Định nghĩa .NET 3

I.2. Ngôn ngữ ASP.NET 3

I.2.1. ASPX là gì ? 3

I.2.2. Khác biệt giữa ASPX và ASP 3

I.2.3. Sự thay đổi cơ bản của ASP.NET 3

I.2.4. Phương pháp làm việc trong mạng 3

I.3. Ngôn ngữ C# 2005 và .Net. 3

I.3.1. Nền tảng của .NET 3

I.3.2. Ngôn ngữ C# 3

I.4. Mô hình ba lớp trong C# 3

I.4.1. Presentation Layer 3

I.4.2. Business Logic Layer 3

I.4.3. Data Access Layer 3

II. Ngôn ngữ mô hình hóa(UML) 3

II.1. Lịch sử phát triển của UML 3

II.2. UML 3

II.2.1. Các thành phần của UML 3

II.2.2. Các qui tắc của UML 3

II.3. Phân tích HTTT theo UML 3

III. Cơ sở dữ liệu SQL Server 2000 3

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3

I. Giới thiệu bài toán 3

II. Các yêu cầu chức năng 3

III. Phân tích hệ thống thông tin 3

III.1. Sơ đồ Use Case 3

III.2. Danh sách Actor và Use Case 3

III.2.1. Danh sách các Actor của mô hình 3

III.2.2. Danh sách các Use Case của mô hình 3

III.3. Đặc tả chi tiết 3

III.3.1. Use Case “Đăng nhập” 3

III.3.2. Use Case “Đăng ký” 3

III.3.3. Use Case “Tìm kiếm” 3

III.3.4. Use Case “Xem thông tin Tour” 3

III.3.5. Use Case “Đặt Tour” 3

III.3.6. Use Case “Quản lý Tour” 3

III.3.7. Use Case “Quản lý khách hàng” 3

III.3.8. Use Case “Nhắn tin” 3

III.4. Sơ đồ tuần tự 3

III.4.1. Chức năng “Đăng nhập” 3

III.4.2. Chức năng “Đăng ký” 3

III.4.3. Chức năng “Xem thông tin tour” 3

III.4.4. Chức năng “Đặt tour” 3

III.4.5. Chức năng “Quản lý Tour” 3

III.4.6. Chức năng “Nhắn tin” 3

IV. Thiết kế hệ thống thông tin 3

IV.1. Sơ đồ lớp 3

IV.2. Cơ sở dữ liệu 3

IV.2.1. Mô tả bảng 3

IV.2.2. Sơ đồ quan hệ các bảng 3

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG 3

I. Công cụ và môi trường phát triển 3

II. Kết quả thực hiện 3

II.1. Màn hình trang chủ 3

II.2. Màn hình dành cho thành viên đã đăng ký 3

II.3. Màn hình quản lý hệ thống website 3

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 59

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 59

I.1. Về mặt lý thuyết 59

I.2. Về mặt thực nghiệm 59

II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 60

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 9257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng website cổng thông tin tour du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi các đối tượng được xây dựng trên bô khung này. - Một tập các Server Xí nghiệp .Net như SQL Server 2005, SQL . .. chúng cung cấp các chức năng cho việc lưu trữ dữ liệu quan hệ, thư điện tử, thương mại điện tử B2B, … - Các dịch vụ web thương mại miễn phí, vừa được công bố gần đậy như là dự án Hailstorm; nhà phát triển có thể dùng các dịch vụ này để xây dựng các ứng dụng đòi hỏi tri thức về định danh người dùng… - .NET cho các thiết bị không phải PC như điện thoại (cell phone), thiết bị game. Ngôn ngữ C# C# là một ngôn ngữ lập trình mới. Nó được thiết kế riêng để dùng cho Microsoft's .NET Framework (Một nền khá mạnh cho sự phát triển, triển khai, hiện thực và phân phối các ứng dụng. Nó là một ngôn ngữ hoàn toàn hướng đối tượng được thiết kế dựa trên kinh nghiệm của các ngôn ngữ hướng đối tượng khác. C# là một ngôn ngữ độc lập. Nó được thiết kế để có thể sinh ra mã đích trong môi trường .NET, nó không phải là một phần của .NET bởi vậy có một vài đặc trưng được hỗ trợ bởi .NET nhưng C# không hỗ trợ và cũng có những đặc trưng C# hỗ trợ mà .NET không hỗ trợ (chẳng hạn như quá tải toán tử) C# là một ngôn ngữ rất đơn giản, với khoảng 80 từ khoá và hơn mười kiểu dữ liệu dựng sẵn, nhưng C# có tính diễn đạt cao. C# hỗ trợ lập trình có cấu trúc, hướng đối tượng, hướng thành phần (component oriented). Trọng tâm của ngôn ngữ hướng đối tượng là lớp. Lớp định nghĩa kiểu dữ liệu mới, cho phép mở rộng ngôn ngữ theo hướng cần giải quyết. C# có những từ khoá dành cho việc khai báo lớp, phương thức, thuộc tính (property) mới. C# hỗ trợ đầy đủ khái niệm trụ cột trong lập trình hướng đối tượng: đóng gói, thừa kế, đa hình. Định nghĩa lớp trong C# không đòi hỏi tách rời tập tin tiêu đề với tập tin cài đặt như C++. Hơn thế, C# hỗ trợ kiểu sưu liệu mới, cho phép sưu liệu trực tiếp trong tập tin mã nguồn. Đến khi biên dịch sẽ tạo tập tin sưu liệu theo định dạng XML. C# hỗ trợ khái niệm giao diện, interfaces (tương tự Java). Một lớp chỉ có thể kế thừa duy nhất một lớp cha nhưng có thế cài đặt nhiều giao diện. C# có kiểu cấu trúc, struct (không giống C++). Cấu trúc là kiểu hạng nhẹ và bị giới hạn.Cấu trúc không thể thừa kế lớp hay được kế thừa nhưng có thể cài đặt giao diện. C# cung cấp những đặc trưng lập trình hướng thành phần như property, sự kiện và dẫn hướng khai báo (được gọi là attribute). Lập trình hướng component được hỗ trợ bởi CLR thông qua siêu dữ liệu (metadata). Siêu dữ liệu mô tả các lớp bao gồm các phương thức và thuộc tính, các thông tin bảo mật …. Assembly là một tập hợp các tập tin mà theo cách nhìn của lập trình viên là các thư viện liên kết động (DLL) hay tập tin thực thi (EXE). Trong .NET một assembly là một đon vị của việc tái sử dụng, xác định phiên bản, bảo mật, và phân phối. CLR cung cấp một số các lớp để thao tác với assembly. C# cũng cho truy cập trực tiếp bộ nhớ dùng con trỏ kiểu C++, nhưng vùng mã đó được xem như không an toàn. CLR sẽ không thực thi việc thu dọn rác tự động các đối tượng được tham chiếu bởi con trỏ cho đến khi lập trình viên tự giải phóng. Mô hình ba lớp trong C# Trong phát triển ứng dụng, để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành phần có cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không bị chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ trong một công ty có từng phòng ban, mỗi phòng ban sẽ chịu trách nhiệm một công việc cụ thể nào đó, phòng này không được can thiệp vào công việc nội bộ của phòng kia như Phòng tài chính thì chỉ phát lương, còn chuyện lấy tiền đâu phát cho các anh phòng Marketing thì các anh không cần biết. Trong phát triển phần mềm, người ta cũng áp dụng cách phân chia chức năng này. Những thuật ngữ kiến trúc đa tầng/nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng nào đó, trong đó mô hình 3 lớp là phổ biến nhất. 3 lớp này là Presentation, Business Logic và Data Access. Các lớp này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ(services) mà mỗi lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó mà thôi. Mô hình 3 lớp mà Microsoft đề nghị dùng cho các hệ thống phát triển trên nền .Net như sau: Mô hình ba lớp Chi tiết cho các lớp Presentation Layer Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện người sử dụng. Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp. Trong .NET có thể dùng Windows Forms, ASP.NET hay Mobile Forms để hiện thực lớp này. Trong lớp này có 2 thành phần chính là User Interface Components và User Interface rocess Components. UI Process Components: là thành phần chịu trách nhiệm quản lý các qui trình chuyển đổi giữa các UI Components. Ví dụ chịu trách nhiệm quản lý các màn hình nhập dữ liệu trong một loạt các thao tác định trước như các bước trong một Wizard... Lưu ý : lớp này không nên sử dụng trực tiếp các dịch vụ của lớp Data Access mà nên sử dụng thông qua các dịch vụ của lớp Business Logic vì khi sử dụng trực tiếp như vậy, có thể bỏ qua các ràng buộc, các logic nghiệp vụ mà ứng dụng cần phải có. Business Logic Layer Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống, sử dụng các dịch vụ do lớp Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation. Lớp này cũng có thể sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp thứ 3 (3rd parties) để thực hiện công việc của mình(ví dụ như sử dụng dịch vụ của các cổng thanh toán trực tuyến như verisign,Paypal...). Trong lớp này có các thành phần chính là Business Components, Business Entities và ServiceInterface. Service Interface là giao diện lập trình mà lớp này cung cấp cho lớp Presentation sử dụng. Lớp Presentation chỉ cần biết các dịch vụ thông qua giao diện này mà không cần phải quan tâm đến bên trong lớp này được thực hiện như thế nào. Business Entities là những thực thể mô tả những đối tượng thông tin mà hệ thống xử lý. Trong ứng dụng chúng ta các đối tượng này là các chuyên mục(Category) và bản tin(News). Các business entities này cũng được dùng để trao đổi thông tin giữa lớp Presentation và lớp DataAccess. Business Components là những thành phần chính thực hiện các dịch vụ mà Service Interface cung cấp, chịu trách nhiệm kiểm tra các ràng buộc logic(constraints), các qui tắc nghiệp vụ(business rules), sử dụng các dịch vụ bên ngoài khác để thực hiện các yêu cầu của ứng dụng. Trong ứng dụng của chúng ta, lớp này sẽ chứa các thành phần là CategoryService và NewsService làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ quản lý chuyên mục và các bản tin (thêm, xóa, sửa, xem chi tiết, lấy danh sách...). Data Access Layer Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của ứng dụng. Thường lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, Oracle,... để thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong lớp này có các thành phần chính là Data Access Logic, Data Sources, Servive Agents). Data Access Logic components (DALC) là thành phần chính chịu trách nhiệm lưu trữ vào và truy xuất dữ liệu từ các nguồn dữ liệu - Data Sources như RDMBS, XML, File systems.... Trong .NET Các DALC này thường được hiện thực bằng cách sử dụng thư viện ADO.NET để giao tiếp với các hệ cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng các O/R Mapping Frameworks để thực hiện việc ánh xạ các đối tượng trong bộ nhớ thành dữ liệu lưu trữ trong CSDL. Chúng ta sẽ tìm hiểu các thư viện O/R Mapping này trong một bài viết khác. Service Agents là những thành phần trợ giúp việc truy xuất các dịch vụ bên ngoài một cách dễ dàng và đơn giản như truy xuất các dịch vụ nội tại. Ngôn ngữ mô hình hóa(UML) Lịch sử phát triển của UML Những năm đầu của thập kỷ 90 có rất nhiều phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống hướng đối tượng và cùng với chúng là các ký hiệu riêng cho từng phương pháp. Số lượng các phương pháp trong khoảng từ 10 đã lên đến gần 50 trong những năm từ 1989 đến 1994. Ba phương pháp phổ biến nhất là OMT (Object Modeling Technique)[James Rumbaugh], Booch91 [Grady Booch] và OOSE (Object-Oriented Software Enginering)[Ivar Jacobson]. Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và yếu. Như OMT mạnh trong phân tích và yếu ở khâu thiết kế, Booch91 thì mạnh ở thiết kế và yếu ở phân tích. OOSE mạnh ở phân tích các ứng xử, đáp ứng của hệ thống mà chủ yếu trong các khâu khác. Do các phương pháp chưa hoàn thiện nên người dùng rất phân vân trong việc chọn ra một phương pháp phù hợp nhất để giải quyết bài toán của họ. Hơn nữa, việc các ký hiệu khác nhau của các phương pháp đã gây ra những sự mập mờ, nhầm lẫn khi mà một ký hiệu có thể mang những ý nghĩa khác nhau trong mỗi phương pháp. Ví dụ như một hình tròn được tô đen biểu hiện một multiplicity trong OMT lại là sự một kết hợp trong Booch. Thời kỳ này còn được biết đến với tên gọi là cuộc chiến giữa các phương pháp. Khoảng đầu năm 94, Booch đã cải tiến phương pháp của mình trong đó có ứng dụng những ưu điểm của các phương pháp của Rumbaugh và Jacobson. Tương tự Rumbaugh cũng cho đăng một loạt các bài báo được biết đến với tên gọi phương pháp OMT-2 cũng sử dụng nhiều ưu điểm của phương pháp của Booch. Các phương pháp đã bắt đầu hợp nhất, nhưng các kí hiệu sử dụng ở các phương pháp vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Cuộc chiến này chỉ kết thúc khi có sự ra đời của UML - một ngôn ngữ mô hình hóa hợp nhất. Tại sao lại là hợp nhất? Đó là do có sự hợp nhất các cách kí hiệu của Booch, OMT và Objectory cũng như các ý tưởng tốt nhất của một số phương pháp khác như hình vẽ sau: Ý tưởng phát triển UML Bằng cách hợp nhất các kí hiệu sử dụng trong khi phân tích, thiết kế của các phương pháp đó, UML cung cấp một nền tảng chuẩn trong việc phân tích thiết kế. Có nghĩa là các nhà phát triển vẫn có thể tiến hành theo phương pháp mà họ đang sử dụng hoặc là có thể tiến hành theo một phương pháp tổng hợp hơn( do thêm vào những bước ưu điểm của từng phương pháp). Nhưng điều quan trọng là các ký hiệu giờ đây đã thống nhất và mỗi ký hiệu chuẩn của tổ chức OMG (Object Management Group) vào tháng 7-1997. UML UML là một ngôn ngữ dùng để • Trực quan hóa • Cụ thể hóa • Sinh mã ở dạng nguyên mẫu • Lập và cung cấp tài liệu UML là một ngôn ngữ bao gồm một bảng từ vựng và các quy tắc để kết hợp các từ vựng đó phục vụ cho mục đích giao tiếp. Một ngôn ngữ dùng cho việc lập mô hình là ngôn ngữ mà bảng từ vựng( các ký hiệu) và các quy tắc của nó tập trung vào việc thể hiện về mặt khái niệm cũng như vật lý của một hệ thống. Mô hình hóa mang lại sự hiểu biết về một hệ thống. Một mô hình không thể giúp chúng ta hiểu rõ một hệ thống, thường là phải xây dựng một số mô hình xét từ những góc độ khác nhau. Các mô hình này có quan hệ với nhau. UML sẽ cho ta biết cách tạo ra và đọc hiểu được một mô hình được cấu trúc tốt, nhưng nó không cho ta biết những mô hình nào nên tạo ra và khi nào tạo ra chúng. Đó là nhiệm vụ của quy trình phát triển phần mềm. Các thành phần của UML - Các phần tử mang tính cấu trúc + Lớp (Class) Là một tập hợp các đối tượng có cùng một tập thuộc tính, các hành vi, các mối quan hệ với những đối tượng khác. lớp trong UML + Hợp tác (Collaboration) Thể hiện một giải pháp thi hành bên trong hệ thống, bao gồm các lớp đối tượng mối quan hệ và sự tương tác giữa chúng để đạt được một chức năng mong đợi của Use case. Hợp tác (Collaboration) UML + Giao diện (Interface) Là một tập hợp các phương thức (operation) tạo nên dịch vụ của một lớp hoặc một thành phần (component). Nó chỉ ra một tập các operation ở mức khai báo chứ không phải ở mức thực thi (implementation). Giao diện (Interface) UML + Use case Là mô tả một tập hợp của nhiều hành động tuần tự mà hệ thống thực hiện để đạt được một kết quả có thể quan sát được đối với một actor cụ thể nào đó. Actor là những gì ở bên ngoài mà tương tác với hệ thống. Use case mô tả sự tương tác giữa actor và hệ thống. Nó thể hiện chức năng mà hệ thống sẽ cung cấp cho actor. Tập hợp các Use case của hệ thống sẽ tạo nên tất cả các trường hợp mà hệ thống có thể được sử dụng. Use case UML + Lớp tích cực (Acitive class) Là một lớp mà các đối tượng của nó thực hiện các hoạt động điều khiển. Lớp tích cực cũng giống như lớp bình thường ngoại trừ việc các đối tượng của nó thể hiện các phần tử mà ứng xử của chúng có thể thực hiện đồng thời với các phần từ khác. Lớp này thường dùng để biểu diễn tiến trình(process) và luồng(thread) Lớp tích cực (Acitive class) UML + Thành phần (Component) Là biểu diễn vật lý của mã nguồn. Trong hệ thống ta sẽ thấy các kiểu khác nhau của component như các thành phần COM+ hay JavaBeans cũng như là các thành phần như các file mã nguồn, các file nhị phân tạo ra trong quá trình phát triển hệ thống. Thành phần (Component) UML + Nodes Là thể hiện một thành phần vật lý như là một máy tính hay một thiết bị phần cứng. Nodes UML Các qui tắc của UML Các thành phần của UML không thể ngẫu nhiên đặt cạnh nhau. Như bất cứ một ngôn ngữ nào, UML có những quy tắc chỉ ra rằng một mô hình tốt sẽ như thế nào. Một mô hình tốt là mô hình mang tính nhất quán và có sự kết hợp hài hòa giữa các mô hình có liên quan của nó. UML có một số quy tắc dành cho việc: Đặt tên: để có thể truy xuất các phần tử của mô hình thì phải đặt tên cho chúng như tên của các quan hệ, biểu đồ... Xác định phạm vi: ngữ cảnh mang lại một ý nghĩa cụ thể cho một cái tên Tính nhìn thấy được: để có được sự đơn giản và dễ kiểm soát thì ở những ngữ cảnh khác nhau cần chỉ ra rằng một cái tên là hiện hữu và được sử dụng bởi những đối tượng khác như thế nào. Tính toàn vẹn: mọi thứ quan hệ một cách đúng đắn và nhất quán với nhau như thế nào. Phân tích HTTT theo UML Việc phân tích thiết kế hướng đối tượng được hệ thống hóa như sau: Phân tích Use case : Tìm Actor Tìm Use case Xây dựng biểu đồ Use case Tìm lớp: Lớp Gói Xây dựng biểu đồ lớp Xây dựng biểu đồ đối tượng Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng Kịch bản Xây dựng biểu đồ trình tự Xây dựng biểu đồ hợp tác Xác định quan hệ giữa các đối tượng Quan hệ Association Quan hệ Generalization Quan hệ Dependency Quan hệ Realization Thêm vào các thuộc tính và phương thức cho các lớp Xác định ứng xử của đối tượng Xây dựng biểu đồ chuyển trạng Xây dựng biểu đồ hoạt động Xác định kiến trúc của hệ thống Xây dựng biểu đồ thành phần Xây dựng biểu đồ triển khai. Kiểm tra lại mô hình. Cơ sở dữ liệu SQL Server 2000 Ngày nay, các tổ chức luôn phải đối mặt với những khó khăn về dữ liệu: sự phát triển của dữ liệu và các hệ thống trong hoạt động kinh doanh; việc cần thiết để cung cấp cho các nhân viên, các khách hàng và các đối tác có thể truy cập dữ liệu một cách thích hợp; mong muốn trang bị cho các nhân viên có được thông tin đầy đủ hơn để đưa ra các quyết định tốt; nhiệm vụ kiểm soát chi phí mà không có ứng dụng có giá trị, bảo mật tốt và đáng tin cậy. SQL Server 2000 là giải pháp phân tích và quản trị dữ liệu thế hệ kế tiếp của Microsoft. Nó sẽ cho phép nâng cao độ bảo mật, khả năng sắp xếp, giá trị cho dữ liệu hoạt động kinh doanh và các ứng dụng phân tích, làm cho chúng dễ dàng hơn trong việc tạo dựng, triển khai và quản lý. SQL Server 2000 sẽ cung cấp một quản trị dữ liệu hợp nhất và được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG Giới thiệu bài toán Cổng thông tin tour du lịch là một website tổng hợp các thông tin về du lịch, là nơi mà các công ty du lịch giới thiệu các sản phẩm du lịch của mình đến các du khách khắp nơi trên thế giới. Tại cổng thông tin tour du lịch, các công ty du lịch muốn tham gia kinh doanh sẽ phải liên hệ, đăng ký với quản trị. Sau khi xét duyệt và đủ điều kiện, quản trị website sẽ quyết định cấp một tài khoản kinh doanh cho công ty. Các công ty du lịch sẽ được đăng các thông tin du lịch, giới thiệu các tour và các dịch vụ du lịch do công ty tổ chức. Đến với cổng thông tin du lịch, các cá nhân, tập thể nào có nhu cầu đi du lịch sẽ tìm thấy tại đây các thông tin đầy đủ về du lịch như các danh lam thắng cảnh, các thông tin về khách sạn, nhà hàng tại các điểm du lịch, với các thông tin tour đa dạng và phong phú được cung cấp đầy đủ từ các công ty du lịch khác nhau sẽ giúp cho họ dễ dàng chọn cho mình một tour phù hợp. Chúng tôi còn hỗ trợ cho các khách hàng đặt tour trực tuyến và liên hệ dễ dàng với các công ty du lịch. Các yêu cầu chức năng Ứng dụng bao gồm một số chức năng chính sau: Đối với khách hàng: Xem các thông tin về du lịch, xem và tìm kiếm các tour, các công ty du lịch. Đặt các tour : để có thể làm được như vậy thì khách hàng phải : + Điền đầy đủ các thông tin vào bản đăng kí account. + Đăng nhập vào site : Khi đã đăng kí , khách hàng có một account và khi nào muốn đặt tour khách hàng chỉ cần đăng nhập vào bằng account đó. Ngoài ra, khách hàng có thể xem và thay đổi thông tin cá nhân đã đăng kí. + Khách hàng có thể tự do lựa chọn các tour mà các công ty du lịch đã đăng trên website và tiến hành đặt tour qua mạng. Khách hàng cũng có thể gửi yêu cầu hay các câu hỏi cho các công ty và người quản trị website . Đối với công ty du lịch: Đăng ký liên hệ với quản trị website để mở một tài khoản kinh doanh. Quản lý các thông tin về du lịch: thêm, sửa, nhập, xóa, tìm kiếm các địa điểm du lịch, các tin tức du lịch, các tour do công ty mình tổ chức. Các thông tin này cần được cập nhật thường xuyên liên tục trên trang web nhằm mang cho khách hàng thông tin mới nhất về các tour, các thông tin về văn hoá của các vùng miền, các danh lam thắng cảnh… Ngoài ra, website cho phép cập nhật thông tin tour và xuất dữ liệu ra dạng excel giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu. Quản lý thông tin của doanh nghiệp: đưa ra một hoàn thiện và đầy đủ về kinh doanh và tổ chức hoạt động của công ty. Quản lý các phiếu đặt tour của các khách hàng. Phản hồi: trả lời các câu hỏi cũng như các ý kiến mà khách hàng gửi đến, liên lạc với các khách hàng đặt tour để xác nhận đơn đặt hàng. Đối với người quản trị website: Yêu cầu về chức năng member: phân cấp hệ thống thành viên, cấp quyền user mới, xem, sửa, xoá thông tin các thành viên. Yêu cầu về thông tin : xem, sửa, xoá, cập nhật thông tin trên website. Đảm bảo tính bảo mật, an toàn đối với các thông tin mang tính chất cá nhân. Hệ thống website xây dựng cần phải đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, quảng bá của công ty giúp cho các hoạt động của công ty được tổ chức một cách chuyên nghiệp. Tạo ra các liên kết, trao đổi e-mail để các đối tác như: các khách sạn, các khu du lịch, các nhà hàng… nhằm lấy được thông tin về các sản phẩm, giá cả của họ để cung cấp các thông tin về du lịch đầy đủ. Yêu cầu về phản hồi của khách hàng: trả lời các câu hỏi, giải đáp những thắc mắc, những ý kiến do khách hàng và cá công ty du lịch gửi đến. Phân tích hệ thống thông tin Dưới đây là sơ đồ Use Case và đặt tả chi tiết của sơ đồ được phân tích dựa vào các chức năng đã trình bày ở phần trên. Sơ đồ Use Case Hình bên dưới là các sơ đồ Use Case của Cổng thông tin tour du lịch. Sơ đồ Use Case tổng quát của ứng dụng Sơ đồ ca sử dụng khách hàng của ứng dụng Sơ đồ Use Case Actor Công ty của ứng dụng Sơ đồ Use Case Actor Quản trị của ứng dụng Danh sách Actor và Use Case Danh sách các Actor của mô hình Stt Actor Mô tả 1 Quantri Người quản trị hệ thống. 2 Congty Người quản trị của công ty. 3 Khachhang Khách hàng. 4 Nguoidung Người dùng chưa đăng nhập vào hệ thống. Danh sách các Actor Danh sách các Use Case của mô hình Hệ thống gồm có các Use Case sau: Stt Use Case Mô tả 1 Dang nhap Cho phép người dùng đăng nhập vào hệ thống. 2 Dang ky Cho phép người dùng đăng ký thành viên khách hàng. 3 Xem thong tin tour Cho phép người dùng xem thông tin các tour. 4 Xem thong tin du lich Cho phép người dùng xem các thông tin về du lịch. 5 Tim kiem Tìm kiếm. 6 Xem thong tin cong ty Cho phép người dùng xem thông tin về các công ty du lịch. 7 Nhan tin Cho phép người dùng gởi tin nhắn và phản hồi cho nhau. 8 Cap nhat thong tin ca nhan Quản lý các thông tin cá nhân của khách hàng. 9 Dat tour Đặt tour. 10 Quan ly thong tin cong ty Quản lý các thông tin của công ty. 11 Quan ly tour Quản lý các tour. 12 Quan ly thong tin du lich Quản lý các thông tin du lịch. 13 Quan ly phieu dat tour Quản lý các phiếu đặt tour của khách hàng. 14 Quan ly cong ty Quản lý các công ty. 15 Quan ly khach hang Quản lý các khách hàng. Danh sách các Use Case Đặc tả chi tiết Use Case “Đăng nhập” Use-case này mô tả cách đăng nhập vào hệ thống Dòng sự kiện: - Dòng sự kiện chính: + Use case này bắt đầu khi các actor: khách hàng, quản trị, công ty muốn đăng nhập vào hệ thống. + Hệ thống này sẽ yêu cầu các actor này nhập tên và mật khẩu. + Actor nhập tên và mật khẩu. + Hệ thống kiểm tra tên và mật khẩu mà actor nhập và cho phép actor đăng nhập vào hệ thống. - Dòng sự kiện khác: Nếu trong dòng sự kiện chính các actor nhập tên và mật khẩu sai thì hệ thống sẽ thông báo lỗi. Actor có thể quay trở về đầu dòng sự kiện hoặc hủy bỏ việc đăng nhập lúc này use case kết thúc. Điều kiện kiên quyết: không có. Hoạt động của chức năng này có thể mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ hoạt động “Đăng nhập” Use Case “Đăng ký” Mô tả cách đăng ký của các actor của hệ thống Dòng sự kiện: - Dòng sự kiện chính: + Use case này bắt đầu khi actor(trừ actor công ty) muốn đăng ký làm thành viên của hệ thống. + Hệ thống yêu cầu nhập đầy đủ thông tin chi tiết. + Actor nhập đầy đủ thông tin. + Hệ thống kiểm tra thông tin đúng như yêu cầu và cấp cho actor một tài khoản có thể đăng nhập vào hệ thống. - Dòng sự kiện khác Nếu trong dòng sự kiện chính, actor nhập thông tin nào đó không đúng thì hệ thống sẽ thông báo lỗi. Actor có thể quay về đầu dòng sự kiện hoặc hủy bỏ đăng ký. Lúc này use case kết thúc. Điều kiện tiên quyết: không có Điều kiện thông báo: nếu use case thành công thì người đăng ký có tài khoản để đăng nhập vào hệ thống và thực hiện chức năng tương ứng của mình. Ngược lại trạng thái của hệ thống không đổi. Hoạt động của chức năng này có thể mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ hoạt động “Đăng ký” Use Case “Tìm kiếm” Mô tả các tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của actor. Dòng sự kiện: - Dòng sự kiện chính: + Use case này bắt đầu khi actor muốn tìm kiếm thông tin. + Actor nhập từ khóa của thông tin tìm kiếm. + Hệ thống sẽ truy vấn trong cơ sở dữ liệu và hiển thị ra các thông tin tìm được phù hợp. - Dòng sự kiện khác: Nếu hệ thống không tìm được thông tin nào phù hợp thì sẽ thông báo. Hoạt động của chức năng này có thể mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ hoạt động “Tìm kiếm” Use Case “Xem thông tin Tour” Mô tả cách duyệt xem thông tin Tour được đăng trên hệ thống. Dòng sự kiện: - Dòng sự kiện chính: + Use case này bắt đầu khi actor muốn xem thông tin của Tour được đăng trên hệ thống. + Actor chọn thông tin cần xem. + Hệ thống sẽ truy vấn trong cơ sở dữ liệu và hiển thị các thông tin của tour tương ứng. - Dòng sự kiện khác: không có Điều kiện tiên quyết: không có Use Case “Đặt Tour” Mô tả cách đặt Tour. Dòng sự kiện: -Dòng sự kiện chính: + Use case này bắt đầu khi actor muốn đặt Tour có trên hệ thống. + Actor tiến hành chọn Tour và ghi lại yêu cầu cần đặt tour. + Hệ thống kiểm tra và chấp nhận cho đặt Tour. -Dòng sự kiện khác: Nếu trong dòng sự kiện chính, actor thực hiện tác vụ nào đó không hợp lệ thì hệ thống sẽ thông báo. Actor có thể quay về đầu dòng sự kiện hoặc hủy bỏ. Lúc này use case kết thúc. Điều kiện tiên quyết: phải đăng nhập với quyền của khách hàng. Điều kiện ra: Khách hàng đặt được Tour. Hoạt động của chức năng này có thể mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ hoạt động “Đặt Tour” Use Case “Quản lý Tour” Mô tả cách quản lý các Tour. Dòng sự kiện: - Dòng sự kiện chính: Use case này bắt đầu khi actor muốn xem xét, quản lý thông tin các Tour. Actor chọn các chức năng quản lý (thêm, sửa, xóa) các tour. + Chức năng thêm: Actor nhập thông tin các tour theo mẫu. Hệ thống cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu. + Chức năng sửa: Actor chọn tour cần sửa và thực hiện cập nhật thông tin cho tour. Hệ thống cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu. + Chức năng xóa: Actor chọn tour cần xóa và thực hiện thao tác xóa tour. Hệ thống cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu. - Dòng sự kiện khác: Nếu trong dòng sự kiện chính, actor thực hiện tác vụ nào đó không hợp lệ thì hệ thống sẽ thông báo. Actor có thể quay về đầu dòng sự kiện hoặc hủy bỏ tác vụ. Lúc này use case sẽ kết thúc. Điều kiện tiên quyết: phải đăng nhập với quyền của Công ty. Điều kiện ra: nếu thành công hệ thống sẽ được hoạt động theo thông tin mới cập nhật. Use Case “Quản lý khách hàng” Mô tả cách quản lý khách hàng. Dòng sự kiện: -Dòng sự kiện chính: + Use case này bắt đầu khi actor(Quản trị) muốn quản lý các thành viên khách hàng của hệ thống. + A

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTN_NguyenThiThaiThanh_NgoThiHue_07TLT.DOC
Tài liệu liên quan