Luận văn Xây dựng website www.thuvienvatly.com hỗ trợ dạy và học vật lý ở trường trung học phổ thông

Đối tượng mà TVVL hướng đến phục vụchủyếu là GV giảng dạy bộmôn Vật Lý và HS ởcác

trường phổthông cho nên việc thiết kếcấu trúc tài nguyên bên trong website phải tuân theo những quy tắc nhất định. Môt mặt phải dựa trên nhu cầu của GV vềcác loại tài liệu dạy học, mặt khác phải đảm bảo dựa trên nền tảng cấu trúc chương trình Vật lý cấp độphổthông. Nghiên cứu toàn bộcấu trúc chương trình VL phổthông chính vì vậy là việc cần thiết đểxây dựng cấu trúc TVVL. Ở đây, đềtài tập trung phân tích sách giáo khoa Vật Lý chương trình nâng cao ởtrường THPT vì cấu trúc chương trình này bao hàm cảchương trình cơbản.

pdf77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng website www.thuvienvatly.com hỗ trợ dạy và học vật lý ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông phải là cái gì hoàn toàn mới mà là sự phát triển từ web hiện tại (hay còn gọi là thế hệ web 1.0), trong đó chủ yếu là phương tiện phát tin gồm các website "đóng" đơn vị sở hữu mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng một cách hiệu quả hơn, thì giờ đây Web 2.0 là phương tiện chia sẻ thông tin. Nó vẫn là web như chúng ta dùng lâu nay, chỉ có điều giờ đây người ta làm việc với web theo cách khác. Thuật ngữ User Generated Content (UGC) - người dùng tạo ra nội dung–đã toát lên được cái đặc trưng nhất của các website cộng đồng. Những website này cho phép tương tác hai chiều từ nhà cung cấp dịch vụ website với người sử dụng và ngược lại. Phía sở hữu website chỉ đóng vai trò cung cấp kho lưu trữ, tính năng và giao diện, còn phần nội dung sẽ được người sử dụng tạo nên. Xu thế website cộng đồng hiện nay không dừng lại ở các loại dịch vụ website theo mô hình này phổ biến truyền thống như: diễn đàn, webblog, website chia sẻ video, hình ảnh, âm nhạc… mà còn tạo ra một hiệu ứng tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực khác do nhìn nhận được ưu thế vượt trội của dạng website cộng đồng này. Do người dùng được cấp quyền theo từng mức độ khác nhau và thao tác để thay đổi nội dung hoặc có thực hiện các thao tác riêng để đạt được thông tin cần tìm nên có thể thu hút khách. Khi tham gia một website UGC, người sử dụng có thể sử dụng tài nguyên của rất nhiều thành viên khác cụ thể là hàng triệu video clip, bản nhạc, hình ảnh, ý kiến… Còn với nhà cung cấp là tạo lập được một cộng đồng người dùng Internet gắn bó mật thiết với website của họ. Vì hầu hết các thành viên sau khi chia sẻ tài nguyên thường quay lại xem những thành viên khác bình luận, đánh giá nội dung mình chia sẻ như thế nào. Mặt khác, qua những lần chia sẻ thì chính thành viên đó đã xây dựng được các mối quan hệ, thậm chí “thương hiệu ảo” của mình trên mạng. Vì thế mức độ trung thành của người sử dụng với các website UGC cao hơn rất nhiều so với các website tương tác một chiều. Độ lớn của cộng đồng, mức độ hoạt động và lòng trung thành của các thành viên trong cộng đồng chính là nền tảng đem lại thành công của website UGC. Việc xây dựng website rất rẻ, nhanh chóng và có tính hợp tác, cộng thêm những bạn đọc thông thái, nó có thể tạo nên một website thân thiện hơn với độc giả và tạo nên một cộng đồng độc giả cho chính website của mình. Web cộng đồng sở dĩ phát triển rất nhanh do nguồn thông tin được chính người sử dụng đưa lên thông tin phong phú, đa dạng, cập nhật, mang tính thực tế, những bài viết của độc giả thường có chất lượng cao vì họ không phải chịu những sức ép khi đăng bài. Với số lượng người tham gia rất lớn, đến mức độ nào đó, qua quá trình sàng lọc, thông tin sẽ trở nên vô cùng giá trị. Tóm lại: Với mục đích xây dựng một thư viện tư liệu điện tử để tập trung và thu hút được nguồn tư liệu từ cộng đồng thì web cộng đồng dựa trên công nghệ web 2.0 là sự lựa chọn tất yếu. 1.6 Cách thức xây dựng thư viện điện tử Cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy việc xây dựng TVVL hỗ trợ cho dạy và học Vật Lý ở trường phổ thông là một giải pháp giải quyết căn bản được vấn đề thiếu nguồn tư liệu số cho dạy học cũng như hạn chế về trình độ ngoại ngữ khiến cho việc tiếp cận các tài nguyên nước ngoài gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy. Câu hỏi đặt ra là cần phải xây dựng TVVL như thế nào để có thể đạt được mục đích tập hợp nguồn tài nguyên trong cộng đồng GV giảng dạy bộ môn Vật Lý, tập trung sức mạnh trí tuệ của cả cộng đồng GV Vật Lý để hỗ trợ phục vụ lại chính cộng đồng trong việc ứng dụng CNTT&TT? Đây là vấn đề được luận văn tập trung nghiên cứu giải quyết và sẽ được trình bày trong chương 2 “Xây dựng website www.thuvienvatly.com hỗ trợ dạy học Vật Lý ở trường phổ thông”. Kết luận chương 1 Với tư cách là một ngành đi trước sự phát triển, đào tạo lực lượng kế cận cho tương lai của xã hội, giáo dục và đào tạo nước ta phải có những biến chuyển kịp thời để không bị tụt lại so với chính nhu cầu của thời kì phát triển và hội nhập toàn cầu. Phương pháp dạy học truyền thống đã không thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội đầy biến động ngày nay, do đó ứng dụng CNTT&TT và khai thác Internet vào dạy học nhằm đẩy nhanh quá trình đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết. Ứng dụng CNTT&TT hỗ trợ rất đắc lực cho việc giảng dạy và hiệu quả của nó đã được công nhận trong các cuộc hội thảo ở phạm vi quốc tế cũng như trong nước do nó tạo được môi trường đa phương tiện trong lớp học: nội dung học tập được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động; mô phỏng được nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường; giúp giải phóng GV và HS khỏi những giai đoạn thực hiện tính toán không cần thiết, tạo điều kiện phát triển tư duy sáng tạo, độc lập suy nghĩ… Ngoài ra, những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng MVT kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu… Có thể khẳng định rằng, môi trường CNTT&TT chắc chắn có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và điều này còn có thể làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. Tuy nhiên, công cuộc ứng dụng CNTT&TT đổi mới phương pháp ở nước ta vẫn chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan căn bản mang lại như: thiếu kinh phí để trang bị cơ sở vật chất đồng bộ cho dạy học có ứng dụng CNTT&TT, kiến thức, trình độ ứng dụng tin học của GV còn yếu, bản thân GV còn ngại khó, hạn chế về ngoại ngữ là trở ngại đầy khó khăn và lâu dài, khan hiếm nguồn tài nguyên điện tử cho các môn học nói chung và cho môn học Vật Lý nói riêng…Vượt qua được những khó khăn nêu trên là một thách thức lớn cho toàn xã hội và bản thân GV tham gia giảng dạy, đòi hỏi sự nỗ lực không mệt mỏi. Trong số các trở ngại, vấn đề thiếu hụt nguồn tư liệu điện tử và hạn chế về ngoại ngữ là hai rào cản lớn nhất lâu dài nhất khiến cho công cuộc đổi mới cho dù có khắc phục được vấn đề yếu kém về thiết bị cơ sở vật chất thì vẫn kém hiệu quả. Làm thế nào để có thể đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy, trong khi đó lại cần thời gian rất lâu dài để khắc phục các trở ngại vừa nêu? Vấn đề đặt ra là cần có một giải pháp căn bản để giải quyết thấu đáo các khó khăn ấy một cách nhanh chóng. Công cuộc đổi mới bước đầy cũng đã tạo được làn sóng ứng dụng CNTT&TT trong một bộ phận cộng đồng GV nên có thể hình dung được rằng đã có một lượng lớn các tài nguyên điện tử được chính các nhà giáo sáng tạo ra trong quá trình giảng dạy của bản thân. Tuy nhiên các tư liệu ấy tồn tại một cách nhỏ lẻ, tản mạn trong cộng đồng và chỉ là “ tài sản” riêng của mỗi người, chưa có điều kiện để được phổ biến và thẩm định nội dung cũng như chất lượng. Giả sử nếu ta tập hợp được các tài liệu ấy thành một mối thì lượng tài nguyên ấy sẽ thật sự khổng lồ, đó chính là tài nguyên cần thiết cho cộng đồng GV bởi nó được chính những người tham gia giảng dạy tạo ra do nhu cầu ứng dụng CNTT&TT của bản thân. Khi đó, các tài nguyên tiếng Việt này sẽ được số đông thẩm định, sử dụng, chỉnh sửa sẽ có tính giá trị rất cao. Cùng một lúc, cả hai trở ngại về khan hiếm nguồn tài nguyên cũng như hạn chế về ngoại ngữ khi tiếp cận nguồn tư liệu nước ngoài ở GV được giải quyết. Với sự phát triển vượt trội của khoa học công nghệ, CNTT&TT và Internet thì việc tập hợp nguồn tài nguyên số và thông tin cần thiết cho dạy học VL là có thể thực hiện được. Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng TVVL như thế nào để đạt được mục đích tập hợp được nguồn tài nguyên phong phú đa dạng đang tồn tại riêng lẻ, rải rác trong cộng đồng và cơ chế như thế nào cho lượng tài nguyên ấy luôn được làm giàu thêm bằng chính công sức đóng góp của nhiều người? Chương 2 của luận văn sẽ tập trung trả lời cho câu hỏi này. Chương 2 : XÂY DỰNG WEBSITE THUVIENVATLY.COM Việc xây dựng TVVL với mục đích tập hợp nguồn tài nguyên đang tồn tại riêng rẽ, tản mạn trong cộng đồng GV, tập trung được sức mạnh trí tuệ của tập thể GV và trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học Vật Lý ở trường phổ thông. Để đạt được mục đích đó, hoạt động của TVVL đòi hỏi nó phải có những tiêu chí thực sự nghiêm túc và có những cơ chế thích đáng để khuyến khích sự đóng góp chia sẻ của những người có liên quan. Tìm hiểu nhu cầu về các loại tư liệu điện tử, đề ra tiêu chí hoạt động và cách thức xây dựng thư viện là điều cốt lõi để thu hút được sự quan tâm của người truy cập đến thư viện. 2.1. Tìm hiểu nhu cầu của giáo viên về các loại tư liệu điện tử hỗ trợ dạy học VL ở trường phổ thông Quá trình dạy học bao gồm những thành tố cơ bản đó là mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức QTDH. Các thành tố này có mối liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau và mỗi thành tố đòi hỏi có những loại tư liệu khác nhau trong quá trình giảng dạy. Công tác giảng dạy bao gồm các quá trình chuẩn bị và lên lớp. Trong đó, khâu chuẩn bị chiếm nhiều thời gian và công sức nhất, đặc biệt đối với các bài giảng có ứng dụng CNTT&TT thì thời gian chuẩn bị còn kéo dài hơn rất nhiều. Quá trình tích hợp đa phương tiện vào bài giảng đòi hỏi GV phải có được lượng tư liệu đa dạng, phong phú. Một bài giảng đòi hỏi người thầy giáo trước hết phải tập hợp được các tư liệu cần thiết và sau đó phối hợp các tư liệu ấy một cách hài hòa để đạt được hiệu quả như mong muốn. Các tư liệu ấy thay đổi theo từng yêu cầu của bài học và trong suốt năm học, nội dung các bài học luôn luôn mới. Vì vậy, quá trình tích hợp CNTT&TT bắt buộc người GV phải bỏ nhiều công sức tự thực hiện hoặc sưu tầm các tư liệu.. . mới có thể đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp. Sơ đồ 2.1: Mối liên hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học. Dựa vào kết quả hợp tác nghiên cứu của đề tài “Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng Internet trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông” của tác giả Trần Thị Bích Phượng có thể đưa ra các tư liệu rất được quan tâm như sau:  Nhu cầu tư liệu về tổ chức chương trình, nội dung bài học: cần có nguồn bài giảng điện tử, giáo án dạng văn bản word. Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do MVT tạo ra. Bài giảng điện tử là một hình thức điển hình của ứng dụng CNTT&TT vào dạy học, là sản phẩm trí tuệ thể hiện được ý tưởng tổ chức tiết học của GV, nghệ thuật sắp xếp trình tự các tài liệu, câu hỏi, phương pháp… Xây dựng kho bài giảng điện tử, giáo án văn bản sẽ tạo cơ hội rất tốt cho GV học hỏi lẫn nhau các ý tưởng sư phạm. Tùy theo tình hình và điều kiện của lớp học, GV có thể tham khảo các tài liệu mẫu để sáng tạo ra các sản phẩm của chính mình cho phù hợp với yêu cầu thực tế mà không bị mất quá nhiều thời gian.  Nhu cầu tư liệu đối với phương tiện dạy học: nhằm trực quan hóa, nâng cao hiệu quả bài giảng thì phần mềm mô phỏng, phần mềm dạy học, phim về các hiện tượng, thí nghiệm, hình ảnh (hình tĩnh, hình động…), thí nghiệm ảo là các đối tượng cần được đưa vào. Chúng là những tư liệu có thể nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học bởi có chức năng tác động lên các giác quan, đặc biệt là mức độ nghe, nhìn và tương tác cao. Ngoài ra, GV còn có nhu cầu về các phần mềm ứng dụng phục vụ quá trình chuẩn bị lên lớp như soạn thảo, phân tích, trắc nghiệm …  Nhu cầu về tư liệu hỗ trợ các phương pháp dạy và học: Tài liệu về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận hiện đại, sáng kiến kinh nghiệm, cách tổ chức hoạt động ngoài giờ, tài liệu tham khảo chuyên môn… là các tài liệu rất cần thiết. Lâu nay, phương pháp dạy học truyền thống gần như chiếm độc tôn ở trường phổ thông. Việc đổi mới phương pháp đòi hỏi GV phải có nguồn tư liệu, có kiến thức về phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận hiện đại. Cung cấp tài liệu về phương pháp dạy học là một mảng quan trọng giúp GV tìm hiểu và trau dồi phương pháp mới.  Nhu cầu tư liệu đối với khâu kiểm tra đánh giá: cần có lượng bài tập để đánh giá khả năng của HS ở các dạng tự luận, trắc nghiệm ở các mức độ bài tập ôn tập, kiểm tra, đề thi giữa kì, cuối kỳ; đề thi tốt nghiệp, thi đại học-cao đẳng; đề thi HS giỏi các cấp ( trường, thành phố, tỉnh, quốc gia, quốc tế, Olympic…). Mấy năm gần đây, do đề thi tốt nghiệp, thi đại học-cao đẳng được ra dưới dạng đề trắc nghiệm khách quan nên nhu cầu về lượng đề thi trắc nghiệm là rất lớn, đòi hỏi phải xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm ở các mức độ khác nhau.  Nhu cầu tư liệu với mục tiêu của quá trình dạy học hiện đại là hướng HS đến hiểu biết tiến trình khoa học, rèn luyện các kỹ năng tiến trình khoa học: thu thập thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ, truyền đạt thông tin, suy luận, áp dụng thực tiễn; phát triển tư duy bậc cao; rèn luyện khả năng tổ chức kiến thức; rèn luyện các kỹ năng sống: giao tiếp, hợp tác, quản lý, ra quyết định…; tạo cơ hội cho những học sinh có đặc điểm tư duy; phong cách học khác nhau tìm thấy sự thích ứng với quá trình học tập và có cơ hội phát triển trong quá trình học tập; chú trọng phát triển tính đa dạng của nhân cách; hướng tới sự phát triển hiểu biết của học sinh vượt ra khỏi khuôn khổ chương trình học; chú trọng tính thiết thực của nội dung học, chú trọng phát triển tư duy suy luận; chú trọng rèn luyện khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn đích thực; chú trọng rèn luyện những kỹ năng sống quan trọng… thì sách chuyên ngành, báo điện tử, tư liệu về danh nhân, VL vui, tin tức VL, hội thảo khoa học, chuyên đề, thiên văn, danh sách địa chỉ trang web dạy học Vật Lý, trang web Vật Lý nổi tiếng… là những tài liệu hỗ trợ tốt cho các mục tiêu trên. 2.2. Tiêu chí, mục tiêu của Thư Viện Vật Lý  Tiêu chí : Ta có thể thấy rằng không thể có một cá nhân hay tổ chức nào có thể đứng ra để sản xuất tất cả các tài nguyên phục vụ cộng đồng giáo viên do nhu cầu về tư liệu là rất lớn và thay đổi không ngừng. Chính vì vậy tiêu chí của TVVL là lấy cộng đồng phục vụ cộng đồng, lấy số đông phục vụ số đông và chính người sử dụng là người tạo ra nội dung cho website. Chỉ bằng cách đó thì kho tư liệu mới có thể được xây dựng, tồn tại và ngày càng phát triển, mới có thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn của việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học. Mọi hoạt động của người truy cập và upload tài nguyên đều hoàn toàn tự do trong giới hạn thuần phong mỹ tục của văn hóa Việt Nam.  Mục tiêu: Mục đích của việc xây dựng thư viện tài nguyên điện tử là để khắc phục tình trạng thiếu tư liệu dạy học cùa giáo viên, giải quyết hạn chế về trình độ ngoại ngữ ở GV, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực sử dụng CNTT& TT trong dạy học vật lý, Thư Viện Vật Lý cần đạt được những mục tiêu sau: - TVVL phải trở thành “sân chơi” trao đổi kiến thức kinh nghiệm và là “sàn giao dịch tư liệu” cho cộng đồng GV. Điều này có nghĩa là TVVL cần phải trở thành phương tiện cho cộng đồng GV giao lưu, trao đổi, chia sẻ tài nguyên, học tập lẫn nhau. Thông qua đó, GV có thể nắm được tình hình chung công tác giảng dạy; tự so sánh trình độ của bản thân với đồng nghiệp; trao đổi và rút kinh nghiệm để phát triển; tiếp thu những công nghệ mới. GV cũng có thể sử dụng TVVL như là một công cụ để thử nghiệm, đánh giá tài liệu qua sự góp ý, phản biện thẳng thắn từ phía đồng nghiệp và HS nhờ vào các công cụ bình luận và gửi các tin nhắn vào các email. Chính quá trình trao đổi, giao lưu học hỏi lẫn nhau đã làm giàu tư liệu cho thư viện, nên việc thiết kế phải đảm bảo tính tương tác cao và đủ tiềm năng để phát triển thành mạng xã hội. - TVVL phải quy tụ được các tài nguyên trong cộng đồng để trở thành một kho tư liệu khổng lồ ngày càng phong phú, đa dạng phục vụ hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng GV. Điều này có nghĩa là nó phải hoạt động một cách nghiêm túc, khoa học để tập trung sức mạnh trí tuệ và tư liệu dạy học từ chính những người am hiểu và trực tiếp giảng dạy, từ cộng đồng với phương châm “góp gió thành bão”. Tập hợp được càng nhiều càng tốt các nguồn tài nguyên tiềm tàng trong nước và ngoài nước, từ đó có thể hình thành được kho tư liệu điện tử bổ ích và được nghiên cứu sắp xếp thực sự khoa học, hữu ích cho việc dạy học bộ môn VL ở trường phổ thông. - Tạo kênh giao tiếp cho học sinh với giáo viên và với nguồn tư liệu học tập. Nghĩa là rộng mở thêm nhiều cơ hội hơn cho HS độc lập học tập và nghiên cứu dù ở nhà hay trên trường, tạo ra khả năng trao đổi cởi mở hơn giữa HS và GV. HS có thể đặt câu hỏi, thắc mắc và có cơ hội được những người có chuyên môn (các GV) trả lời, tạo cho HS thói quen biết đặt câu hỏi và thể hiện ý của mình cho người khác hiểu, thói quen tham gia vào cộng đồng, nhất là cộng đồng mang tính sư phạm và giáo dục. HS (và phụ huynh) dễ dàng tìm đến những trang web trong TVVL liên quan đến nguồn tài liệu học tập, khóa học, chương trình học. 2.3. Cách thức tổ chức tài nguyên trong thư viện Vật Lý 2.3.1. Cấu trúc chương trình Vật Lý ở trường trung học phổ thông Đối tượng mà TVVL hướng đến phục vụ chủ yếu là GV giảng dạy bộ môn Vật Lý và HS ở các trường phổ thông cho nên việc thiết kế cấu trúc tài nguyên bên trong website phải tuân theo những quy tắc nhất định. Môt mặt phải dựa trên nhu cầu của GV về các loại tài liệu dạy học, mặt khác phải đảm bảo dựa trên nền tảng cấu trúc chương trình Vật lý cấp độ phổ thông. Nghiên cứu toàn bộ cấu trúc chương trình VL phổ thông chính vì vậy là việc cần thiết để xây dựng cấu trúc TVVL. Ở đây, đề tài tập trung phân tích sách giáo khoa Vật Lý chương trình nâng cao ở trường THPT vì cấu trúc chương trình này bao hàm cả chương trình cơ bản. Chương trình Vật Lý cấp trung học phổ thông được chia thành 3 cấp lớp 10, 11, 12 trong đó kiến thức được phân chia cụ thể thành từng chương tập trung chủ yếu phần Vật Lý cổ điển. Phần Vật Lý hiện đại chỉ được đưa vào ở cuối chương trình lớp 12. Cụ thể chương trình được phân chia như sơ đồ 2.2: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cấu trúc chương trình VL phổ thông Do đặc điểm rất riêng của giáo dục Việt Nam, cấu trúc chương trình phổ thông ở nước ta là bắt buộc, được phân chia theo đơn vị chương, bài học nên việc tổ chức tài nguyên trong TVVL phải dựa trên cấu trúc chương trình VL phổ thông. Với cách tổ chức ấy, GV (và HS) khi truy cập có thể dễ dàng tìm thấy tài nguyên do sự tương đồng trong cấu trúc chương trình và trong cách sắp xếp tài nguyên trong TVVL. 2.3.2. Các tài nguyên và tổ chức tài nguyên trong TVVL Căn cứ vào nhu cầu về các loại tư liệu và cấu trúc chương trình Vật Lý phổ thông, các dữ liệu điện tử liên quan đến dạy học VL được thu thập, sưu tầm, phân loại, sắp xếp căn cứ vào bố cục trình bày kiến thức trong SGK hiện hành. Các tài nguyên cơ bản được tổ chức tương ứng với sự phân chia kiến thức thành chương mục trong chương trình Vật Lý phổ thông. Để thu hút được sự quan tâm ban đầu của GV, trước tiên website cần phải có một lượng dữ liệu đủ lớn cần thiết để có thể kích thích nhu cầu sử dụng tài liệu và chia sẻ từ chính những người truy cập, từ đó quá trình chia sẻ trao đổi sẽ tiếp diễn. Trong quá trình chia sẻ sẽ làm nảy sinh nhu cầu lưu trữ các tài nguyên được trao đổi. Do đó, việc tổ chức tài nguyên phải dựa trên nguồn tư liệu sẵn có và nhu cầu lưu trữ tư liệu của người truy cập trong tương lai. Không những thế, cấu trúc tư liệu có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của thư viện, theo nhu cầu của người truy cập sao cho việc truy cập tìm kiếm thông tin được dễ dàng nhất. Tất cả các tài nguyên của TVVL (sẵn có và được chia sẻ) được phân loại, sắp xếp và phân thành 2 mục lớn căn bản: tài nguyên được tải về (download) và trang tin. 2.3.2.1. Phần tư liệu Các tài nguyên trong mục này được lưu trữ dưới dạng các tập tin với dung lượng tùy biến, để sử dụng người truy cập cần phải tải về.  Mục download Các tài nguyên trong mục này được tổ chức theo sơ đồ 2.3 Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ tư liệu trong mục download Trong đó, từng mục nhỏ bao gồm các nội dung được phân chia chi tiết như sau: - Đề thi : nhằm đáp ứng nhu cầu tư liệu về kiểm tra đánh giá Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ phân loại đề thi học sinh giỏi Vật Lý Sơ đồ 2.5 : Sơ đồ phân loại tư liệu đề trắc nghiệm Sơ đồ 2.6 : Sơ đồ phân loại tư liệu đề tự luận - Giáo án : đáp ứng nhu cầu tư liệu về tổ chức nội dung giảng dạy Sơ đồ 2.7 : Sơ đồ phân loại tư liệu giáo án văn bản word Sơ đồ 2.8 : Sơ đồ phân loại tư bài giảng điện tử - Sách-báo-tài liệu: Sơ đồ 2.9 : Sơ đồ phân loại tài liệu tham khảo. Sơ đồ 2.10 : Sơ đồ phân loại sách điện tử. Sơ đồ 2.11 : Sơ đồ phân loại tin tức - Phần mềm Sơ đồ 2.12 : Sơ đồ phân loại tài nguyên phần mềm.  Video-hình ảnh Sơ đồ 2.13 : Sơ đồ phân loại tài nguyên video, hình ảnh  Các khoa học khác Sơ đồ 2.14 : Sơ đồ phân loại các khoa học khác 2.3.2.2. Trang tin Ngoài các tài nguyên được phép download, trang tin tức là một hình thức để trau dồi, mở rộng kiến thức cho người truy cập, là một cách giao tiếp khác giữa thư viện với người sử dụng. Sơ đồ 2.15 : Sơ đồ phân loại tin tức Sơ đồ 2.16 : Sơ đồ phân loại địa chỉ web. 2.3.2.3. Diễn đàn Sơ đồ 2.17 : Sơ đồ các chuyên mục trao đổi trong diễn đàn 2.3.2.4. Cấu trúc tổng thể tài nguyên TVVL Sơ đồ 2.18 : Sơ đồ tổng thể cấu trúc tổ chức tài nguyên TVVL. 2.4. Giới thiệu Thư Viện Vật Lý - thuvienvatly.com 2.4.1. Ứng dụng Joomla xây dựng website Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng trong nền công nghiệp máy tính mang tên “mạng xã hội” hay “thế hệ web 2.0” cùng hàng loạt các minh chứng hùng hồn cho sự thành công của cuộc cách mạng này cho phép ta có cơ sở để tin tưởng rằng tư duy xây dựng TVVL trên nền tảng cộng đồng cùng chia sẻ có thể đạt được thành công, bởi vì ngoài tư duy vô cùng tiến bộ thì đi kèm với nó là hàng loạt các công cụ, phần mềm được phát triển không ngừng để hỗ trợ. Để đạt được mục tiêu thứ nhất của TVVL là trở thành “sân chơi trao đổi”, “mạng xã hội” cho GV, việc ứng dụng kỹ thuật xây dựng TVVL phải đặc biệt lưu ý đến các tính năng tương tác cao do phần mềm cung cấp, cơ sở cốt lõi để có thể tạo được sự chia sẻ giữa những người dùng. Hiện nay, có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn phần mềm xây dựng thư viện với các tiêu chí kỹ thuật đề ra. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách thống nhất. Đây là loại phần mềm đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật của thư viện. Có nhiều loại CMS, trong đó một số CMS tiêu biểu như: DotNetNuke (ASP.Net+VB/C#), Drupal (PHP), Joomla/Mambo (PHP), Kentico CMS (ASP.Net + VB/C#), PHP-Nuke (PHP), Rainbow (ASP.NET +C#), Typo3 (PHP), Xoops (PHP) Trong số các CMS, Joomla! là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở CMS. Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet. Joomla! thuộc hệ thống hệ quản trị nội dung web WCMS (Web Content Management System) bởi vì nó hoàn toàn cho phép quản lý nội dung trên máy chủ [24]. Joomla! được bình chọn nội dung mã nguồn mở PHP tốt nhất do Packt Publishing trao tặng trong hai năm liền (2006, 2007). Phần mềm này là sự lựa chọn tối ưu cho thư viện bởi các ưu điểm của nó:  Là mã nguồn mở, miễn phí  Cực kì linh họat, ổn định, trực quan, dễ sử dụng.  Cộng đồng sử dụng và hỗ trợ đông đảo, các phần mở rộng rất phong phú , được nhiều sự hỗ trợ, kỹ thuật của Joomla!  Cho phép xây dựng và phát triển cộng đồng sử dụng website, có tính tương tác ở mức độ cần thiết cho mục đích của TVVL. Do quá trình cài đặt và thiết kế cần thực hiện qua nhiều giai đoạn, trong khuôn khổ luận văn này, người viết chỉ xin đề cấp đến những bước cơ bản nhất của việc xây dựng website tư liệu điện tử:  Cài đặt Joomla lên máy chủ  Cài đặt giao diện và các phần mở rộng  Thiết kế và cài đặt giao diện  Thiết lập các vùng dữ liệu, các hạng mục chứa các loại bài viết, các hạng mục chứa các dữ liệu được tải về và đưa lên  Đăng bài và tải dữ liệu lên website Với các quyền được phân cấp, người dùng trang web được cung cấp công cụ có thể tạo ra các đối tượng văn bản và xuất bản các bài viết, hay đăng tải các dữ liệu tập tin. 2.4.2. Giới thiệu website Sau khi hoàn tất các quá trình cài đặt, thiết kế giao diện và tải dữ liệu lên máy chủ, TVVL được đặt ở địa chỉ thuvienvatly.com và có giao diện như hình 2.1 sau: Hình 2.1: Giao diện trang chủ website thuvienvatly.com 2.4.2.1. Các trình đơn Hình 2.2: Cách sắp xếp trình đơn trong thư viện  G

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLPPDH024.pdf