Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 6

1.1. Quan niệm về đói nghèo và các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo 6

1.2. Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 19

1.3. Kinh nghiệm quốc tế và một số tỉnh ở Lào trong xóa đói giảm nghèo 23

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HỦA PHĂN GIAI ĐOẠN TỪ 2001-2007 29

2.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên , kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn ảnh hưởng đến đói nghèo 29

2.2. Tình hình đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn 35

2.3. Đánh giá chung về công tác xóa đói giảm nghèo 49

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HỦA PHĂN THỜI GIAN TỚI 58

3.1. Phương hướng xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn 58

3.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn 64

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thiểu để duy trì cuộc sống; còn tất cả các nhu cầu thiết yếu khác, không được đáp ứng hoặc bị cắt giảm hầu hết. Vì lẽ đó, đối với người nghèo phải sống trong cảnh cực khổ, cơm ăn không đủ no, không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu; chăn không ấm, áo không đủ mặc, sức khoẻ không đảm bảo, con cái thường bị suy dinh dưỡng, thất học, nhà cửa lụp xụp, dột nát, không có gì để tích luỹ, không có dự trữ nên không có tài sản gì có giá trị cao... Vì thu nhập không đủ đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu hàng ngày của gia đình nên họ phải thường vay mượn của cộng đồng, thậm chí phải vay với lãi suất cao. Nhiều vùng sản xuất lương thực nông dân phải bán “lúc non” theo kiểu “ăn trước trả sau” ngư dân thì phải vay của “đầu nậu” sau chuyến đi đánh bắt cá phải bán lại sản phẩm với giá rẻ cho họ. Vì vậy, đã làm cho người nghèo luẩn quẩn trong vòng nghèo khổ không có lối thoát. Đó là chưa nói tới những khó khăn đột xuất như thiên tai, mất mùa, tai nạn, ốm đau... Trước những khó khăn trong cuộc sống, đối với những người khác có thể vượt qua một cách dễ dàng, nhưng đối với người nghèo lại càng làm cho họ khó khăn hơn. Mặc dù số hộ đói nghèo còn lớn, song về cơ bản các hộ này vẫn còn tư liệu sản xuất như đất đai canh tác. Điều đó cho thấy người nghèo đói ở đây không phải là người dân bị bần cùng hoá, bị tước đoạt tư liệu sản xuất, bị bóc lột như dưới chế độ cũ. Đây là điều kiện cực kỳ quan trọng để thực hiện có hiệu quả chính sách xoá đói giảm nghèo với chính sách và sự hỗ trợ phát triển của Nhà nước và vốn, vật tư, kinh nghiệm kỹ thuật... người nghèo và các hộ nghèo đều có cơ hội thoát khỏi cảnh đói nghèo bằng lao động của chính mình trong tình hình đổi mới, với chính sách đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện tượng đói nghèo ở nông thôn ở Lào nói chung và ở Hủa Phăn nói riêng vẫn đang tiếp tục có sự biến đổi, khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa cách nhau. Thực tế cho thấy việc xoá đói giảm nghèo trong thời gian qua và sắp tới còn nhiều khó khăn phức tạp và cũng là một yêu cầu cấp thiết và trách nhiệm hết sức nặng nề của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân Hủa Phăn nói chung. * Nguyên nhân đói nghèo ở tỉnh Hủa Phăn: Như chúng ta đã biết đói nghèo không chỉ ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân mà còn là nguyên nhân gây ra những vấn đề xã hội phức tạp. Đói nghèo là trái với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, trái với mục tiêu của Đảng và dân tộc ta. Chính vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển phồn thịnh và bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc và của mỗi địa phương, chúng ta phải quan tâm giải quyết vấn đề đói nghèo. Để thực hiện điều đó đòi hỏi trước hết phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Thực trạng mức sống ở Hủa Phăn rất thấp so với tình hình chung cả nước, của khu vực cũng như so với nhu cầu sinh hoạt tối của con người hiện nay. Nếu phân tích các vùng tập trung người nghèo, tình hình còn khó khăn hơn. Kinh tế kém phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư còn thấp nên rất khó huy động và tập trung nguồn lực cho công tác xoá đói giảm nghèo. Qua phân tích thực trạng đói nghèo ở tỉnh Hủa Phăn có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau: + Về nguyên nhân chủ quan: Nói đến nhóm nguyên nhân chủ quan chính là nói đến bản thân của con người nghèo như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu lao động, đông con, ốm đau, ăn tiêu lãng phí nghiện hút,... Đây là nguyên nhân cơ bản nhất có tính quyết định đến sự hình thành đói nghèo. Nhóm nguyên nhân chủ quan bao gồm các nguyên nhân sau: - Thiếu vốn sản xuất: như chúng ta đã biết vốn là một điều kiện vô cùng quan trọng để đầu tư sản xuất tạo thu nhập. Nếu không có vốn hoặc thiếu vốn thì không thể tiến hành sản xuất, hoặc có sản xuất thì kết quả và hiệu quả không cao. Vì lẽ có một số người nghèo khi cần vốn phải vay tư nhân với lãi suất cao (20-25%/tháng). Có tình trạng nhiều nông dân phải bán nông sản “non” cho tư thương. Sở dĩ có tình trạng đó, vì họ cho rằng vay ngân hàng thì phải làm thủ tục rườm rà, vả lại vay tư nhân thì kịp thời, đảm bảo tính thời vụ. Hậu của việc vay nặng lãi này đã làm cho họ không thoát được vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Một số khác nhất là vùng dân tộc không có vốn đầu tư, nhưng do tâm lý sợ mặc nợ nên không dám vay mà chỉ cam chịu theo kiểu “có gì làm nấy” và họ đã phải chấp nhận hiệu quả sản xuất thấp. - Thiếu đất và công cụ để sản xuất: cũng như cả nước, hầu hết nông dân Hủa Phăn số hộ có ruộng và có công cụ để sản xuất hàng năm chỉ chiếm 60%, còn 40% đi phá rừng trồng lúa nương với tăng năng suất thấp, thiếu ăn. Trong số hộ có ruộng làm bình quân trên 1-2ha/hộ trong đó chủ yếu chỉ sản xuất lúa mùa, năng suất thấp. Thiếu nước vì nhờ nước mưa, mùa khô chỉ sản xuất được 20% của diện tích lúa mùa, do thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu tưới nước, nhiều hộ túng thiếu, nợ nần phải cầm hoặc bán đất và lại phải đi làm thuê. - Thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hộ gia đình đã trở thành đơn vị tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhờ đó nhiều hộ đã vươn lên làm giàu bằng chính sức lực và trí trí tuệ của mình. Bên cạnh đó không ít hộ đã bộc lộ nhược điểm do thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất. Đó chính là nguyên nhân khiến cho những hộ nghèo hoặc sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Thực tế đã chứng minh nhiều gia đình không có vốn nhưng không chịu chạy vạy vì không biết để làm gì. Hoặc khi đã có vốn thì cũng không biết sản xuất, kinh doanh như thế nào cho hiệu quả. Qua điều tra, cho thấy gần 2/3 hộ đói nghèo cho rằng thiếu kinh nghiệm làm ăn là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Nhất là đối với những hộ nông dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, nguyên nhân này biểu hiện khá phổ biến. Có lẽ đây là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến đói nghèo. Khi người lao động có kiến thức và kinh nghiệm làm ăn thì bằng nhiều cách họ sẽ huy động được các yếu tố sản xuất và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó. Họ sẽ tạo được công ăn việc làm, chứ không bao giờ bó tay, chấp nhận nghèo đói, nếu có chỉ là cá biệt trong hoàn cảnh bất khả kháng. - Do đông con thiếu lao động: Đây là nguyên nhân nghèo đói của những gia đình đông con, số con còn nhỏ nhiều nên luôn ở trong trạng thái “người làm thì ít, người ăn thì nhiều”. Do thiếu lao động hay ít lao động, nguồn thu nhập không đáp ứng những nhu cầu hàng ngày của số đông người trong gia đình. Bên cạnh đó nhiều gia đình có lao động nam, lao động trẻ khoẻ... không thích đi làm, để lao động nữ hoặc người quá tuổi lao động, mà vẫn phải tiếp tục lao động để kiếm sống, tất yếu thu nhập và dễ dẫn đến đói nghèo. Hầu hết các hộ nghèo và dân tộc ít người vẫn thích sinh đẻ nhiều, không muốn hoặc sợ kế hoạch hoá gia đình. Còn rất nhiều các hộ nghèo lại luôn mang một tâm trạng tự ti trong cuộc sống, cam chịu chứ không muốn vươn lên làm giàu. Một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Ngoài các nguyên nhân nêu trên, tình trạng nghèo đói còn do sự lười biếng sản xuất, nghiện ngập, chi tiêu hoang phí, không có kế hoạch. ảnh hưởng đến đói nghèo. + Về nguyên nhân khách quan: Ngoài các nguyên nhân chủ quan nêu trên, nghèo đói ở các huyện, vùng sâu, vùng xa còn do các nguyên nhân khách quan sau đây: - Do điều kiện tự nhiên, khí hậu thay đổi thường xảy ra nhiều thiên tai như: mưa nhiều, lũ lụt, hạn hán, bão lốc, mưa đá, sâu bệnh, môi trường cạn kiệt khó kiếm sống..., gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. - Do diện tích tự nhiên của tỉnh, huyện, xã là quá rộng, mật độ dân số là quá thấp khoảng cách từ xa đến huyện, từ huyện đến tỉnh là quá xa. Có nhiều người dân chưa bao giờ được biết đến chợ, đến bưu điện, đến uỷ ban xã. Cơ sở kết cấu hạ tầng của Hủa Phăn vô cùng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn cũng rất nghèo nàn lạc hậu. Các huyện đều có đường ô tô đến trung tâm huyện, nhưng chất lượng còn thấp. - Do không theo kịp được nền sự phát triển của kinh tế thị trường. Trước khi nền kinh tế thị trường xâm nhập vào kinh tế của các hộ đồng bào dân tộc ít người ở Hủa Phăn phát triển theo hướng tự cung tự cấp, chưa hề biết đến sản xuất hàng hoá, trao đổi thị trường. Ngay cả hiện nay, ở vùng sâu, vùng xa vẫn trao đổi theo cách đổi hàng lấy hàng (H-H) vô cùng sơ khai. - Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Về tổng thể Hủa Phăn là một tỉnh nghèo nhất với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nhưng trình sản xuất rất lạc hậu, độc canh cây lúa. Các ngành nghề khác hầu như không phát triển hoặc phát triển rất yếu ớt. Thu nhập bình quân đầu người thấp. với một trình độ phát triển kinh tế thấp như vậy thì việc dẫn đến tỷ lệ nghèo đói ở Hủa Phăn cũng là một tất yếu. Như vậy, đây là nguyên nhân chính, nguyên nhân chủ yếu của nghèo đói cao ở Hủa Phăn. Do đó về lâu dài để xoá được đói giảm được nghèo ở đây thì mọi giải pháp đều phải xoay quanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy thị trường phát triển tiến tới một nền kinh tế hiện đại. - Do có nhiều khoản đóng góp, ở nhiều địa phương có thể có nhiều đóng góp khác nhau, ngoài các khoản đóng góp do pháp luật nhà nước quy định như: thuế đất nông nghiệp, thuế đất thổ cư, thuỷ lợi phí, người dân còn phải đóng góp thêm một số khoản khác cho chính quyền địa phương như: Quỹ quốc phòng, an ninh bản, hỗ trợ người giúp việc trưởng thôn, quỹ phát triển trong bản, đóng góp xây dựng, sửa chữa và bảo vệ đường, cầu, trường học, bàn ghế, hội trường bản, đóng góp những hội nghị của tỉnh, huyện, bản, hỗ trợ các thầy cô giáo ở nông thôn vùng sâu, vùng xa. - Do tệ nạn tham nhũng và quyền dân chủ của nhân dân bị vi phạm thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau như: một số cán bộ có chức có quyền biến tiền bạc của cải tài sản của Nhà nước, sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế.... thành của riêng mình; khoản tài chính được sử dụng không minh bạch, tham nhũng qua việc chi tiêu công trong việc phát triển xã hội và phúc lợi xã hội, qua việc quản lý và sử dụng đất đai, qua việc khai thác và lưu hành buôn bán tài sản tài nguyên thiên nhiên, qua việc sắp xếp học sinh đi đào tạo ngành nghề, sắp xếp công việc... ảnh hưởng rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội, làm cho công tác xoá đói giảm nghèo của nhân dân không đạt được kế hoạch đề ra. - Do một số chính sách của Lào chưa đồng bộ, hoàn thiện, đặc biệt là cách thực hiện chương trình theo chính sách xoá đói giảm nghèo cho nhân dân có một số vấn đề chưa thích hợp và thời gian tổ chức thực hiện vẫn làm theo ý muốn, chưa phù hợp với thực tiễn phong trào quần chúng ở từng vùng; trong lúc đó sự kiểm soát, quản lý của Nhà nước chưa chặt chẽ và nghiêm túc. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, trong quá trình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo còn gặp phải là các chính sách chưa đồng bộ, giải pháp thiếu cụ thể, tổ chức thực hiện chưa đến nơi đến chốn; chưa phát huy được sức mạnh cộng đồng trong việc xoá đói giảm nghèo; sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp về tiêu thụ sản phẩm... còn nhiều khiếm khuyết, thậm chí có lúc có nơi còn gây khó khăn, trở ngại, tiêu cực, bớt xén, làm nản lòng những nghèo nghèo muốn được giúp đỡ để vươn lên. Thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng, một hộ nghèo đói có thể do một nguyên nhân, nhưng phổ biến là do cùng một số nguyên nhân gây ra, có thể hai hay ba nguyên nhân và chỉ tiêu cơ sở xác định đúng nguyên nhân dẫn đến đói nghèo cho từng hộ, bản, huyện thì mới có giải pháp phù hợp để xoá đói giảm nghèo có hiệu quả. 2.2.2. Công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, từ 2001 Hủa Phăn bắt đầu thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Với những cố gắng của các cấp, các ngành các tổ chức và cá nhân những người đói nghèo, công tác xoá đói giảm nghèo bắt đầu đã đạt được những thành quả quan trọng. Trước hết là tạo được sự thống nhất về nhận thức trong toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa chính trị, kinh tế-xã hội của công tác xoá đói giảm nghèo. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân đã triển khai thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo bằng nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực; tạo ra nhiều phong trào tích cực sôi nổi nhằm phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, "tình làng nghĩa xóm” giúp nhau xoá đói giảm nghèo. Thông các cuộc vận động: “Toàn dân xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư ”, phong trào “phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “nông dân giúp nhau làm kinh tế vườn”, "thanh niên giúp nhau lập nghiệp”... Để hỗ trợ người nghèo sản xuất dịch vụ, các cấp, các ngành của tỉnh đã có nhiều quan tâm hỗ trợ về vốn, đất sản xuất, về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn.... Nguồn đầu tư để xoá đói giảm nghèo tất cả tổng vốn đầu tư 108,338 tỷ Kíp gồm 115 công trình, trong đó tỉnh đã nâng cấp các mạng lưới đường xá từ tỉnh đến các huyện, từ huyện đến nông thôn vùng sâu, vùng xa. Đến nay, đã có 674 bản có đường ôtô chiếm 91% tổng số bản. Cả tỉnh có đường dài 778,67km so với năm 2000 tăng lên 290km, trong đó đường trải nhựa đạt 139,70km với số vốn đầu tư là 77,993 tỷ Kíp, đường trải đất và cát đạt 182,36km với số vốn đầu tư là 27,218 tỷ Kíp, đường mới xây dựng (đất đỏ) 456km với số vốn đầu tư 3,127 tỷ Kíp, xây dựng cầu mới 6 cái với số vốn đầu tư 2,650 tỷ Kíp, đặc biệt là tỉnh đã xây dựng hoàn thành đường qua cửa khẩu Na Mèo thành cửa khẩu quốc tế đi qua Hủa Phăn - Thanh Hoá và đi các tỉnh ở Việt Nam [25, tr.3]. Tình hình sử dụng vốn vay của những hộ đói nghèo về cơ bản là đúng mục đích, tập trung chủ yếu vào những ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Mức độ cho vay mỗi hộ từ 5 triệu kíp thời gian cho vay từ 12-36 tháng với lãi suất ưu đãi. Đa số hộ vay vốn đều sử dụng có hiệu quả, chỉ có 1%, số hộ do điều kiện sản xuất khó khăn gặp nhiều thiên tai, bệnh tật không có khả năng trả nợ. Bên cạnh việc hỗ trợ vốn sản xuất, các địa phương đã tích cực giải quyết tốt sản xuất cho những hộ nông dân nghèo thiếu đất sản xuất từ quỹ đất địa phương và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, hoặc chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Điển hình như huyện Xốp Bâu, huyện Xiêng Khọ và huyện Mường ét. Về tín dụng ưu đãi cho người nghèo, với tài trợ cho vay ưu đãi của ngân hàng Đông Nam á, tỉnh đã mua thóc, tín dụng thóc cho người nghèo vay mượn, hết một vụ trả kho lại với lãi suất thấp, vùng khó khăn 10%, vùng đồng bằng nhiều ruộng 15%-30%, có nghĩa là 100 kg thóc khi trả kho lại là 15kg - 30kg cân thóc. Mặc dù hộ nghèo đến mấy cũng không thiếu cơm ăn suốt năm. Ngoài ra vay tiền còn phụ thuộc vào ngân hàng và lãi suất theo dịch vụ ngân hàng. Mới đây với sự chủ trì của Uỷ ban phát triển nông thôn, Chính phủ đã có chính sách tín dụng cho người nghèo với lãi suất thấp, đến nay đang hoạt động tổ chức thực hiện. Việc khuyến nông, khuyến lâm: tỉnh Hủa Phăn là tỉnh miền núi, có 3 vùng khí hậu khác nhau. Vì vậy, công tác khuyến nông, khuyến lâm được Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, lấy nông nghiệp, lâm nghiệp là công việc hàng đầu để phát triển hàng hoá nông nghiệp, nông thôn. Công tác khuyến nông, khuyến lâm tuy chưa tổ chức làm một đơn vị, nhưng tỉnh đã giao nhiệm vụ trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân ươm các loại cây con và kỹ thuật sản xuất cá con các loại, khuyến khích nông dân trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với địa phương và có hiệu quả kinh tế cao. Nhà nước cho phép tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư trồng cây công nghiệp dài hạn và ngắn hạn, cho phép tư nhân nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, các loại giống để phục vụ cho sản xuất để cho nông dân tiếp cận với khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Nhà nước chỉ tập trung vào phổ biến những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến bảo quản nông sản, phổ biến nông dân bố trí sản xuất kinh doanh. Tổ chức những hộ gia đình sản xuất kém đi học tập và rút kinh nghiệm với hộ gia đình sản xuất giỏi để nâng cao trình độ, nhận thức về hoạt động sản xuất. Dịch vụ giống, vật tư kỹ thuật để xây dựng mô hình sản xuất mới có chất lượng cao hơn. Về dịch vụ chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được mở rộng đến tận nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chất lượng chữa trị bằng phương pháp thuốc nam kết hợp với thuốc tây, chất lượng chữa trị của bệnh viện nhiều nơi có tiến bộ. Các chỉ số sức khoẻ cộng đồng được tăng lên mạng lưới y tế được che phủ và tạo điều kiện cho nhân dân đặc biệt là người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận với dịch vụ y tế chiếm 98%. Việc tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh hiểm nghèo ở trẻ em đạt 89% so với năm 2000 tăng lên 2,18%, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm đáng kể chỉ còn 4,8%, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ là 5,8%, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi năm 2001 là 2,0% đến năm 2005 là 1,3%. Tuổi thọ bình quân của nhân dân trong tỉnh là 61 tuổi, ngoài ra còn có 334 quỹ thuốc quay vòng, trong đó cấp tỉnh 1 quỹ, cấp huyện 7 quỹ và cấp bản 326 quỹ, có chính sách cho tư nhân mở 133 nhà thuốc khám chữa bệnh cho nhân dân các vùng trong tỉnh. Mạng lưới giáo dục đã tập trung phát triển trường học tiểu học để tạo điều kiện cho trẻ em trong độ tuổi, nhất là học sinh con em đồng bào các dân tộc thiểu số thiếu cơ hội, ở vùng sâu, vùng xa được học hành. Hiện nay có 784 trường học, có 1.904 phòng, học sinh mỗi năm tăng 10%, trong có 25 trường mầm non, có 691 trường tiểu học, hợp các ngành học, cấp học được củng cố và phát triển: 100% số thị trấn của các huyện có lớp mẫu giáo mầm non và trường tiểu học, xây dựng 1 trường nội trú cho con em dân tộc ít người; hàng năm số học sinh tăng 10% [25, tr.5]. - Hệ thống cung cấp nước sạch từ năm 2000 đến nay với sự giúp đỡ vốn của các tổ chức quốc tế để xoá đói giảm nghèo ở Lào, tỉnh Hủa Phăn kết hợp với Sở Y tế huy động vốn xây dựng hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường đến vùng sâu, vùng xa, miền núi bảo vệ sức khoẻ, tiết kiệm thời gian lao động cho nông dân. Bảng 2.2: Tỷ lệ nông dân sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường Chương trình 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 Bản có nước sạch Bản 213 252 308 369 411 Tỷ lệ bản có nước sạch % 24,0 28,5 36,5 43,7 52,4 Số dân sử dụng nước sạch Người 96.211 109.845 127.830 145018 173.928 Tỷ lệ dân dùng nước sạch % 35,7 40,6 47,4 53,7 62,2 Số gia đình dùng phòng vệ sinh Gia đình 7.100 8.507 10.845 13.265 19.028 Tỷ lệ dân sử dụng phòng vệ sinh % 18,4 22,1 28,2 34,5 44,2 Số trường học có phòng vệ sinh Cái 6 9 9 21 75 Tỷ lệ trường học có phòng vệ sinh % 0,8 1,2 1,2 2,91 31,6 Nguồn: Sở Y tế tỉnh Hủa Phăn (2005), Tổng kết 5 năm 2001 - 2005. Trong 8 năm việc phát triển hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn giảm được mắc bệnh, đau ốm hay căn bệnh lây lan tại bùng phát hàng năm, sức khoẻ của nhân dân được khôi phục, có sức lao động sản xuất xoá đói giảm nghèo. 2.3. Đánh giá chung về công tác xoá đói giảm nghèo Trong những năm trước thời kỳ đổi mới là những năm thực hiện cơ chế tập trung bao cấp đời sống nhân dân trong nước nói chung và tỉnh Hủa Phăn nói riêng, cực kỳ khó khăn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Nhiều nơi không có đường giao thông, trường học, trạm xã, có nhưng lại ở vùng trung tâm xã với cơ sở vật chất hầu như tạm bợ, sản xuất nông nghiệp kém phát triển. Từ khi đổi mới đến nay, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội. Trong nhiều năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao. Đất nước đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Kinh tế thị trường đã đem lại sự phát triển năng động trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Song kinh tế thị trường cũng bộc lộ mặt trái, tiêu cực của nó, đó là sự phân hoá giàu nghèo, sự đói nghèo của bộ phận dân cư tăng lên. Cùng với công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, tỉnh Hủa Phăn đã nhanh chóng chuyển đổi, bắt nhịp được những yêu cầu, mục tiêu đặt ra. Quán triệt tinh thần nghị quyết của Đảng, Chính phủ và chương trình kế hoạch đề ra, tình Hủa Phăn đã từng bước thực hiện đồng bộ kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo. Tình trạng đói nghèo đã giảm dần so với trước đây. Nhờ việc triển khai chương trình, bộ mặt kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn đã chuyển biến rõ nét. Đời sống và thu nhập được nâng lên một bước. Tình trạng đói nghèo giảm đi. Các cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trạm được xây dựng phần lớn ở các huyện. ý thức và nhu cầu tự mình xoá đói giảm nghèo đã được khơi dậy trong người dân. 2.3.1. Những kết quả đạt được Xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước, vừa là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội của mọi người dân và là của chính người nghèo. Đói nghèo còn là vấn đề chiến lược, một chương trình lớn của quốc gia, phục vụ trực tiếp cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cho việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, cho một chủ nghĩa nhân đạo cao cả “vì hạnh phúc của người dân”. Nó thể hiện sâu sắc quan điểm nhân văn tất cả vì con người của chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản "... ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, được sống vui, hạnh phúc”. Qua 7 năm thực hiện các chương trình XĐGN (2001-2007) cùng với đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, và kinh tế nông thôn, XĐGN đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, thu hút được các tầng lớp nhân dân tham gia, phát huy được cả vai trò chủ động tích cực của bản thân người nghèo. Tất cả quá trình đó đã tạo thành phong trào sôi động trong toàn tỉnh, trên các lĩnh vực, đối với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Thể hiện trên một số mặt điển hình như sau: Một số huyện đã tạo được chuyển biến tốt như: huyện Xiêng Khò đã giảm số bản nghèo từ 57 bản (2002) xuống còn 18 bản (2007); số hộ đói nghèo từ 2,337 hộ (2002) xuống còn 957 hộ (2007) (Phụ lục 1). Nhiều gia đình đã rơi vào cảnh túng thiếu do rượu chè, cờ bạc, ốm đau bệnh tật, rủi ro... Nhưng nhờ sự giúp đỡ của các hoạt động XĐGN của các cấp, các ngành, các đoàn thể hướng dẫn cách làm ăn, dắt tay chỉ việc, giúp nhau, có địa chỉ trở thành những gia đình làm ăn lương thiện, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, làm lành mạnh hoá môi trường kinh tế - xã hội ở địa phương. Một trong những thành tựu quan trọng trong công tác XĐGN thời gian qua là thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với nội dung XĐGN như: - Dự án CMICF (dự án thuỷ lợi nhỏ cộng đồng hợp tác) xây dựng thuỷ lợi được 8 công trình ở 4 huyện (huyện Mường ét, huyện Viêng Xây, huyện Săm Tở và huyện Xốp Bâu) với tổng giá trị 43,67 tỷ kíp, (trong đó vốn vay từ ngân hàng phát triển (ASEAN) 29,61 tỷ kíp, vốn của chính phủ 10,78 tỷ kíp, vốn nhân dân góp 3,28 tỷ kíp. Trong số 8 công trình. tích đất nông nghiệp được 992,9 ha, tập huấn về phương pháp trồng cây mùa khô với diện tích 5,4 ha, có 46 hộ gia đình đầu tư 16,26 triệu kíp, trong đó vốn vay 6,68 triệu kíp, vốn nhân dân góp 9,58 triệu kíp [27, tr.9]. - Dự án khuyến khích và sản xuất tơ tằm (USA) được khuyến khích trồng cây dâu, nuôi con tằm và sản xuất sợi được tổ chức ở 4 huyện như: huyện Sẩm Nưa, huyện Săm Tở, huyện Xốp Bâu và huyện Xiêng Khọ vốn trợ giúp không hoàn lại từ nước ngoài trị giá 4,98 tỷ kíp. - Dự án bể nước Nặm Nơn, vốn hỗ trợ không hoàn lại từ nước ngoài trị giá 4,27 tỷ kíp. Trong đó vốn kết hợp của Chính phủ 70 triệu kíp, dự án này khuyến khích cho nông dân trồng trọt và chăn nuôi gia súc. - Dự án hợp tác Lào - Việt để khuyến khích cho nông dân trồng trọt và chăn nuôi gia súc và xây dựng thuỷ lợi. - Dự án giúp hỗ trợ người nghèo để phát triển cơ sở hạ tầng, được tổ chức ở 7 huyện, hoàn thành được 59 dự án nhỏ trị giá đầu tư tất cả 4,69 tỷ kíp. Trong đó vốn vay 3,39 tỷ kíp, vốn cộng đồng đóng góp 1,30 tỷ kíp. Xây dựng thuỷ lợi được 20 công trình, sửa chữa thuỷ lợi cũ được 33 công trình. Vốn sản xuất sợi 1 dự án, xây dựng thị trường bán sản phẩm trồng trọt 2 thị trường [27, tr.10]. Hiện nay tất cả các huyện trong toàn tỉnh đã xây dựng nhiều chương trình XĐGN, nội dung chương trình bao gồm các phần: khảo sát thực trạng, xác định nguyên nhân, để tìm ra giải pháp, lập ban chỉ đạo từ tỉnh đến huyện và cơ sở, lập quỹ XĐGN. Người nghèo có niềm tin vào Đảng và chính quyền. Ban chỉ đạo XĐGN cũng đã có được nhiều kinh nghiệm, sức mạnh cộng đồng và các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ XĐGN được huy động tốt hơn. Sự liên kết phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội ngày càng tốt hơn, tạo nên sức mạnh cho việc XĐGN. Một số cấp Uỷ huyện, vùng đã kịp thời ra Nghị quyết để điều hành, lãnh đạo công tác XĐGN, nhờ vậy kết quả đạt được khá cao như huyện Uỷ Xiêng Khọ, Xốp Bâu, Viêng Xay... Trình độ quản lý và chỉ đạo thực hiện các hoạt động XĐGN ngày càng được nâng lên, nhất là tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN Kham Phen.doc
  • docbia muc luc.doc
Tài liệu liên quan