Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Chính sách đổi mới của Đảng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay và nhất là từ khi có Nghị quyết số 22/TW ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị “Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi”. Quyết định số 72/HĐBT ngày 13-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) “Về một số chủ trương, biện pháp, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội miền núi”, đặc biệt là Chỉ thị số 525/TTg, ngày 15-1-1993 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội miền núi” nhằm cụ thể hoá việc phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, miền núi ngày càng đạt được nhiều thành tựu. Có thể nói, chưa bao giờ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lại có tác động mạnh mẽ đến như vậy đối với vùng cao, miền núi, vùng đồng bào dân tộc vốn yên tĩnh, quen “an phận thủ thường” với một cuộc sống có nhu cầu thấp về tiêu thụ và hưởng thụ. Cùng với sụ giải thể loại hình hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mới nhưng không mấy hiệu quả, đã làm cho nông thôn miền núi xuất hiện các hình thức hợp tác xã tự nguyện ở từng vùng, từng địa phương với các mức độ khác nhau.

Ở Tây Nguyên, xu thế phổ biến là giải thể mô hình đại gia đình (chiếc nhà dài truyền thống) để thành các đơn vị gia đình nhỏ. Các hộ gia đình này có sự thoả ước liên kết với các doanh nghiệp nhà nước trong việc kinh doanh sản phẩm của cây công nghiệp (cao su, cà phê, tiêu, lạc). Các doanh nghiệp đã quan tâm tới thu nhập, đời sống của các gia đình liên doanh, hợp lý hơn trong việc phân chia quyền lợi không nằm ngoài mục đích đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp nhờ nguồn hàng hoá do dân tạo ra.

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, một số nông lâm trường ở Phúc Tân, phổ Yên (Thái Nguyên); Đông Sơn, Yên Thế (Bắc Giang) đã đạt chất lượng trồng rừng và đạt kế hoạch 100%.

Các nông trường Đông Hiếu, Sao Vàng, Cờ Đỏ, các nông trường chè Nghĩa Lộ, Phước An, Cẩm Mỹ năm 1992 đều tăng trưởng bình quân 7,66% năm so với năm 1998.

 

doc125 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3340 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam - thực trạng và giải pháp.DOC
Tài liệu liên quan