MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 5
1.1. Quan niệm về nghèo đói và tiêu chí xác định chuẩn nghèo 5
1.2. Nội dung xoá đói giảm nghèo 20
1.3. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số địa phương và những bài học rút ra cho huyện Tân Châu 42
Chương 2: THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU 48
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tân Châu tác động đến xoá đói giảm nghèo 48
2.2. Thực trạng nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở huyện Tân Châu 52
Chương 3: MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU 76
3.1. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo 76
3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm xoá đói giảm nghèo ở huyện Tân Châu 78
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3641 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh An Giang - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi cá lớn, nước rút xuống, cá quay trở lại Biển Hồ thì đây là thời vụ thu hoạch của người dân (cá lội dày đặc, nhiều nhất là cá linh). Người dân bắt cá làm mắm, nấu dầu, làm phân bón…
Như vậy có thể nói khí hậu, tài nguyên đất, nước, thủy sản, khoáng sản... vừa có mặt thuận lợi, vừa có mặt khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cho XĐGN nói riêng. Vấn đề đặt ra là phải vừa khai thác lợi thế sẵn có, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng để đảm bảo khai thác lâu dài, đồng thời hạn chế, khắc phục khó khăn, tìm được phương thức sống chung với lũ.
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế của Tân Châu
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước huyện Tân Châu có tốc độ tăng tưởng GDP ổn định ở mức cao, bình quân 11,5% năm (giai đoạn 2001 - 2005) [6], năm 2006 là 12,5%. Cơ cấu kinh tế năm 2005 dịch vụ là 49,86%, công nghiệp là 19,48% còn nông nghiệp chiếm 30,60% trong GDP. Năm 2006 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực dịch vụ là 50,16%, công nghiệp là 18,73% còn nông nghiệp chiếm 31,11%. So với năm 2000, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người là 7.850.000 đồng tăng 68,16%, năm 2006 là 8.810.000 đồng.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp so với năm 2000 thay đổi đáng kể, diện tích cây màu tăng 30%, cây bắp lai tăng gấp 2 lần, lúa chất lượng cao tăng 61%. Tổng sản lượng cá 15.386 tấn. Tổng giá trị sản xuất 46.240.000đ/ha đất nông nghiệp/năm. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu trồng trọt chuyển biến tích cực theo hướng chất lượng. Giống lúa chất lượng cao được thay dần giống lúa thường, đến năm 2006 giống lúa chất lượng cao chiếm 91%.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều tăng, năm 2006 đạt 106 tỷ đồng, tăng 128,54% so với năm 2002. Chương trình khuyến công đã góp phần quan trọng trong việc giúp vốn các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển đổi trang thiết bị. Từ năm 2000 - 2006 đã giải ngân được 357 dự án với số tiền 67 tỷ đồng, trong đó vốn trung hạn là 7,7 tỷ đồng.
Công tác qui hoạch ngành thương mại và dịch vụ từng bước được thực hiện, trong đó khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương gồm 6 xã - thị trấn đã được quy hoạch chi tiết. Thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, năm 2004 chiếm 47,68%, năm 2006 chiếm tỉ trọng 50,16% cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 529 tỷ đồng, tăng 46,50% so với năm 2000. Công tác qui hoạch ngành thương mại - dịch vụ từng bước được tổ chức thực hiện. Toàn huyện có 24 chợ và điểm mua bán, trong đó có một trung tâm thương mại hoạt động hiệu quả.
Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện: 100% số xã - thị trấn có điện thoại với số máy bình quân trên 100 hộ là 34,21 máy/100 hộ năm 2005 và tăng lên 39,49 máy/100 máy vào năm 2006; mạng lưới điện đã phủ kín 11/11 xã - thị trấn, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 95%, tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 74%, chương trình kiên cố hóa trường lớp học được đầu tư mạnh, năm 2006 với 66 phòng học được xây dựng và đưa vào sử dụng.
Những thành tựu trong phát triển kinh tế ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày càng một tăng là tiền đề quan trọng cho công tác XĐGN ở Tân Châu có kết quả tốt. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nhất là chưa khai thác tốt kinh tế ở cửa khẩu. Công tác quy hoạch chậm, thiếu ổn định nên hạn chế tốc độ phát triển, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển lại là yếu tố không thuận lợi trong phát triển kinh tế và trong XĐGN ở Tân Châu.
2.1.3 Đặc điểm về xã hội ở Tân Châu
Dân số: Năm 2006 dân số của huyện Tân Châu là 162.574 người với 3 dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa. Dân số thành thị năm 2001 là 21,02% tăng lên 23,55% năm 2006; dân số nông thôn giảm từ 78,98% năm 2001 xuống 76,45% năm 2006. Đáng chú ý là dân tộc Chăm có 2.421 người chiếm 1,49% dân số, dân tộc Hoa có 1.336 người chiếm 0,82% dân số, còn lại là người Kinh. Mật độ dân số trung bình cả huyện khoảng 954 người/km2. Dân số tập trung nhiều nhất ở thị trấn Tân Châu và một số xã ráp ranh thị trấn. Mật độ dân cư ở thị trấn Tân Châu là 5.558 người/km2, còn ở xã biên giới Phú Lộc là 288 người/km2 và Tân Thạnh là 546 người/km2. Việc phân bố dân cư không đồng đều làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn tài nguyên về thủy sản và du lịch.
Lao động: Lao động trong độ tuổi tính đến ngày 31/12/2006 là 96.359 người (chiếm 59,27% dân số), tham gia lao động thường xuyên trong nền kinh tế 92.986 người (chiếm 96,49% số người trong độ tuổi lao động) [31]. Hàng năm có gần 2.000 người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển, tuy nhiên vấn đề việc làm cho số lao động mới ngày càng tăng từ 4.000 đến 5.000 lao động một năm [32]. Lao động trong độ tuổi bình quân/hộ là 2,7 người, trong đó thành thị 2,9 người/hộ, nông thôn 2,6 người/hộ. Hộ nghèo ở nông thôn thì cứ một lao động trong độ tuổi phải nuôi 1,5 đến 1,8 người ăn theo. Đây lại là một cản trở trong XĐGN ở huyện Tân Châu.
Trình độ dân trí: Tân Châu có số học sinh trong độ tuổi đi học là 28.606 người vào học ở các cấp học đạt 94,79%; trong đó ngành học mầm non là 4.062 học sinh (96,48%), tiểu học là 12.345 học sinh (100%), trung học sở 7.991 học sinh (85,92%), trung học phổ thông 4.208 học sinh (79,25%). Tuy nhiên tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở bậc tiểu học chiếm 2,81%, bậc trung học cơ sở chiếm 10,42%. Xu hướng học sinh bỏ học tiếp tục có bước gia tăng so với các năm học trước. Điều này sẽ cản trở rất lớn đến XĐGN mang tính bền vững.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: hiện nay có 10 xã - thị trấn có trạm y tế (có 6/10 trạm y tế có Bác sĩ), 1 phòng khám khu vực (xã Vĩnh Hòa có 3 Bác sĩ) và Bệnh viện đa khoa huyện có 44 Bác sĩ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 22,9% năm 2004 xuống còn 21,09% vào năm 2006, tỷ lệ trẻ được tiêm chủng mở rộng là 99,1%, tỷ lệ sinh giảm từ 2,178% năm 2001 xuống 1,851% năm 2006, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm từ 1,477% năm 2001 xuống 1,281% năm 2006. Các chương trình y tế quốc gia tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, công tác phòng chống các loại dịch bệnh kết hợp với các hoạt động ra quân làm sạch vệ sinh môi trường được ngành y tế và các địa phương thực hiện khá đồng bộ, khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS diễn biến phức tạp, số ca nhiễm bệnh trên địa bàn huyện tiếp tục tăng cao hơn mặt bằng chung của toàn tỉnh; lũy tích từ trước đến nay toàn huyện phát hiện 1.088 trường hợp dương tính với HIV, đã có 975 trường hợp chuyển sang AIDS và có 634 trường hợp tử vong [1].
Hậu quả chiến tranh: Chiến tranh biên giới Tây Nam đã gây thiệt hại to lớn về người và tài sản cho huyện Tân Châu. Sau chiến tranh, vùng nông thôn và phụ cận biên giới trở nên xơ xác, nhà cửa, trường học, trạm xá, chợ bị phá sạch. Hơn 50.000 dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất; nạn đói đe doạ cuộc sống hàng chục ngàn người…[7]. Hậu quả chiến tranh đã để lại gánh nặng cho XĐGN của Tân Châu.
Như vậy, tình hình văn hoá xã hội ở Tân Châu vừa có yếu tố thuận lợi vừa có yếu tố không thuận lợi cho XĐGN.
2.2 THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ XĐGN Ở HUYỆN TÂN CHÂU
2.2.1 Thực trạng nghèo đói ở huyện Tân Châu
Cùng với sự đổi mới của đất nước, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Châu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được nâng lên, công cuộc XĐGN đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên nghèo đói vẫn còn tồn tại trên cả diện rộng lẫn chiều sâu.
Năm 2001 số hộ nghèo toàn huyện là 2.985 huyện chiếm tỷ lệ 9,09%, đến năm 2004 số hộ nghèo toàn huyện là 1.094 hộ đạt tỷ lệ 3,17%, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2000 - 2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm 1% [20]. Căn cứ chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 - 2010, đến cuối năm 2005 số hộ nghèo là 2.874 hộ với tỷ lệ 8,46%, năm 2006 số hộ nghèo là 2.461 hộ với tỷ lệ 6,87%.
Nếu xem xét nghèo đói theo địa bàn thì xã có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất là xã biên giới Phú Lộc 16,4%, xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là xã Long An 4,54%. Tuy nhiên số hộ nghèo tiềm ẩn có nguy cơ tái nghèo là rất cao (Xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Số hộ nghèo ở huyện Tân Châu năm 2006
Số TT
Đơn vị (xã - thị trấn)
Hộ nghèo
Tỷ lệ (%)
1
Thị trấn Tân Châu
568
6,76
2
Xã Phú Lộc
246
16,4
3
Xã Vĩnh Xương
194
5,5
4
Xã Vĩnh Hoà
302
12,1
5
Xã Tân Thạnh
139
9,00
6
Xã Tân An
209
6,95
7
Xã Long An
144
4,54
8
Xã Long Phú
229
6,73
9
Xã Châu Phong
171
4,56
10
Xã Phú Vĩnh
137
4,70
11
Xã Lê Chánh
122
5,91
Toàn huyện
2.461
6,87
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Châu năm 2006.
Mặc khác, hộ nghèo chủ yếu của hộ gia đình huyện Tân Châu làm nghề nông. Có đến 18.383 hộ gia đình trong huyện làm nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 51,32% trong tổng số hộ. Có 8.990 hộ làm thương nghiệp (25,9%), số còn lại là các nghề khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Xem bảng 2.2.
Bảng 2.2 Ngành nghề chủ yếu của hộ gia đình Tân Châu
TT
Ngành nghề
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1
Nông nghiệp
18.383
51,32
2
Lâm nghiệp
41
0,11
3
Thuỷ sản
646
1,80
4
Công nghiệp
2.119
5,92
5
Xây dựng
1.086
3,03
6
Thương nghiệp
8.990
25,09
7
Vận tải
1.034
2,89
8
Dịch vụ khác
2.605
7,27
9
Ngành khác
914
2,56
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Châu năm 2006.
Theo bảng trên cho thấy, cuộc sống của người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính. Những người không có đất thì làm thuê mướn theo mùa vụ nên thu nhập không ổn định. Quỹ thời gian nhàn rỗi của người dân nông thôn chưa được sử dụng là rất lớn (trên 20%). Thu nhập của họ bình quân đầu người khoảng 120.000 - 230.000 đồng/người/tháng. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ nghèo đói ở Tân Châu còn cao và chủ yếu rơi vào các hộ làm nghề nông và những hộ chuyên sống bằng nghề làm thuê trong nông nghiệp.
Xem xét nghèo đói theo khu vực giữa nông thôn và thành thị cũng cho thấy chỉ có 15,36% số hộ nghèo ở thành thị, còn 84,64% số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn và chủ yếu là hộ thuần nông, thu nhập chính của các hộ này là từ sản xuất nông nghiệp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Ở một khía cạnh khác, hộ nghèo thường rơi vào hộ đông nhân khẩu, nhất là nhân khẩu phụ thuộc lao động giản đơn, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định. Bình quân mỗi hộ nghèo có từ 5 - 7 nhân khẩu, một người làm nuôi 2 - 3 người (kể cả bản thân).
Nếu xem xét hộ nghèo theo giới tính thì hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ chiếm khoảng 20 - 25% hộ nghèo. Tuy nhiên số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thường là những hộ khó khăn nhất trong các hộ nghèo. Phần nhiều chị em trong hộ nghèo là góa bụa, chồng ốm đau, không có sức lao động. Bởi ngoài nguồn lực thiếu, còn nguyên nhân quan trọng khác là quan niệm, định kiến xã hội về vai trò của phụ nữ và mặc cảm của ngay bản thân cũng là những cản trở tới hiệu quả của hoạt động XĐGN và sự tiến bộ của phụ nữ nhất là phụ nữ nghèo.
Hiện nay, huyện còn khoảng 160 hộ nghèo (chiếm 5,6%) chưa có điện và nước sinh hoạt, đa số hộ nghèo không có đất sản xuất và có khoảng 45 hộ sống nhờ trên đất người khác. Kết quả điều tra cho thấy đại đa số hộ nghèo có thu nhập rất thấp, điều kiện sinh hoạt, kiến thức hạn chế, do đó XĐGN sẽ gặp nhiều khó khăn.
2.2.2 Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Tân Châu
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, hàng loạt các chính sách XĐGN được triển khai đồng bộ ở tất cả các xã, thị trấn đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở huyện, đặc biệt là vùng biên giới và dân tộc. Những nỗ lực trên đã góp phần làm giảm nhanh tỷ lệ nghèo đói của huyện từ 9,09% năm 2001 (chuẩn cũ) xuống còn 6,87% năm 2006 (chuẩn mới). Bộ mặt các xã nghèo đã có sự thay đổi đáng kể, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên. Nhiều chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản được thực hiện như lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, huy động nguồn lực xóa nhà ở tạm bợ…
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Châu lần thứ IX năm 2005 khẳng định “XĐGN là nhiệm vụ lâu dài, là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Do đó cần tiếp tục tuyên truyền vận động cộng đồng xã hội nâng cao nhận thức, có ý chí quyết tâm không cam chịu đói nghèo, tự lực vươn lên xóa nghèo ở địa phương, cho bản thân mình để có cuộc sống ngày càng khá hơn”.
Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tân châu về đẩy mạnh công tác đào tạo nghề - giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 tiếp tục tạo sự thống nhất về nhận thức, quan điểm và tập trung huy động, phát huy các nguồn lực xã hội để thúc đẩy, nâng chất lượng công tác giảm nghèo, đặt nền tảng nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm các chính sách ưu đãi, an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, đúng đối tượng để người lao động, hộ nghèo có việc làm ổn định, giảm nghèo bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Quán triệt và thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước huyện Tân Châu đã khắc phục hậu quả lũ lụt và tạo điều kiện thuận lợi - ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt trong mùa nước nổi đảm bảo sống chung và an toàn với lũ. Đây là giải pháp có tác động rất lớn giúp XĐGN có hiệu quả và mang tính bền vững.
XĐGN là một trong những chính sách ưu tiên và là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện với các chủ trương thực hiện như sau:
- Khai thác nhiều tiềm năng thế mạnh của từng đơn vị xã - thị trấn để định hướng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm bằng việc tăng cường áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Tập trung thực hiện các chương trình quốc gia, chương trình kinh tế của huyện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng thuần nông.
- Xã hội hóa công tác XĐGN, Nhà nước tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, cộng đồng chia sẻ góp sức, bản thân người nghèo phải tự lực vươn lên thoát nghèo, phấn đấu trở thành khá giả, xóa đi ý tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Tập trung đầu tư - quy hoạch các tiểu vùng, khoa học kỹ thuật đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, nhằm tạo đà phát triển kinh tế. Song bên cạnh phát triển kinh tế phải gắn với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, từng bước cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, xây dựng cơ sở phúc lợi công cộng, nâng dần đời sống về mọi mặt cho nhân dân, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhân dân, khắc phục tình trạng nghèo, dư thừa lao động tại địa phương.
- Thực hiện chiến lược phát triển con người một cách toàn diện, đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
- Thường xuyên đề cao cảnh giác, củng cố tình hình chính trị - trật tự an toàn xã hội một cách ổn định, bền vững, phát huy thế mạnh kinh tế huyện biên giới và cửa khẩu sông Tiền.
Từ những chủ trương trên các cấp - các ngành trong toàn huyện đã thực hiện một số hoạt động để góp phần thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN trên địa bàn huyện:
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo trong những năm qua như:
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật là khâu hết sức quan trọng trong việc thực thi pháp luật và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của người dân. Huyện thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, người dân hiểu biết pháp luật thì họ sẽ tự bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của họ và phát huy quyền dân chủ của công dân để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật [11].
Sự tham gia có hiệu quả trong XĐGN của Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Châu được thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2003 đã góp phần quan trọng vào công cuộc thực hiện mục tiêu XĐGN và việc làm tại địa phương. Ngân hàng Chính sách xã hội là công cụ của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Thông qua Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên từ năm 2003 đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp được 6.696 hộ ổn định cuộc sống và 3.126 hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho khoảng 9.822 lao động (với doanh số cho vay 45.811 triệu đồng/ 12.312 lượt khách hàng vay) [18]. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách - xã hội còn kết hợp với Hội đoàn thể và ngành liên quan như Phòng Nông nghiệp dạy nghề cho nông dân, cho họ vay vốn làm ăn phát triển kinh tế và từng bước thoát nghèo một cách bền vững. Nhiều hộ nhờ có chương trình lồng ghép này mà có cuộc sống ổn định, thoát được nghèo.
Thực hiện Quyết định số 31 của Chính phủ về thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, huyện Tân Châu có 2 xã thuộc vùng khó khăn là Vĩnh Xương và Phú Lộc (2 xã biên giới) với doanh số cho vay 2.536 triệu đồng/218 hộ, nguồn vốn trên góp phần cho các hộ vay chăn nuôi cá tra giống (nghề truyền thống của xã) đã cải thiện được kinh tế gia đình cũng như tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình tại địa phương.
Việc Ngân hàng Chính sách - xã hội thực hiện ký uỷ thác với tổ chức Hội đoàn thể về quản lý vốn vay hộ nghèo đã mang lại ý nghĩa rất lớn, gắn trách nhiệm của tổ chức với công tác XĐGN. Đây là là biện pháp có hiệu quả vì các Hội ở các tổ chức đoàn thể là những người gần gũi với hộ nghèo, nắm được tâm tư nguyện vọng và điều kiện cụ thể của từng đối tượng vay vốn giúp họ vay và trả tốt hơn. Tuy nhiên ủy thác qua tổ chức Hội đoàn thể thời gian qua tuy có hiệu quả nhưng vẫn còn một số hạn chế, cán bộ hội ở cơ sở thay đổi thường xuyên, hoạt động mang tính kiêm nhiệm nên trong công tác quản lý còn hạn chế.
Ban điều hành giảm nghèo ở cơ sở xã, thị trấn thời gian qua chưa xây dựng được chương trình kế hoạch cụ thể để giảm nghèo, đa số hộ vay tự phát trong làm ăn, không có tay nghề nếu bị rủi ro họ sẽ bị tái nghèo và mất vốn của Nhà nước.
Sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội: Thực hiện mục tiêu XĐGN các đoàn thể chính trị - xã hội của huyện đã tích cực tham gia bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác XĐGN, tổ chức các lớp hướng dẫn hội viên chăn nuôi, mua bán nhỏ, mở các lớp tập huấn chương trình 3 giảm 3 tăng, các lớp dạy nghề may công nghiệp, may dân dụng, thêu, móc len, dệt, giới thiệu cho vay vốn tín chấp thông qua Ngân hàng Chính sách… Thông qua những hoạt động này đã giúp cho người dân nâng cao được nhận thức, tự lực vươn lên thoát nghèo, đặc biệt là hội viên của các Hội đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh đã được các Hội này giới thiệu vay vốn tín chấp của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hàng năm các cấp Hội giới thiệu cho trên 10 ngàn lượt hộ vay.
Đặc biệt, Hội phụ nữ huyện đã tham gia tích cực vào việc thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện Tân Châu và kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu về XĐGN của huyện những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã chủ động, sáng tạo đề ra các chương trình hành động thiết thực vận động phụ nữ trong toàn huyện tham gia tích cực vào công cuộc XĐGN đạt hiệu quả thiết thực như sau:
Phát huy nội lực từ phong trào phụ nữ và cộng đồng tham gia XĐGN: Giúp phụ nữ thực hiện XĐGN trước tiên phải huy động sự tham gia chủ động, tích cực của chính bản thân phụ nữ và các phong trào thi đua của phụ nữ. Chính vì vậy, tạo nguồn để giúp phụ nữ thực hiện XĐGN từ ngay trong nội lực phong trào phụ nữ được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện coi trọng hàng đầu. Từ rất sớm, Hội đã sáng tạo vận động cộng đồng thông qua phát động các phong trào: "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình", "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo"..., trong đó nội dung chủ yếu là vận động phụ nữ tương trợ, giúp đỡ nhau trên tinh thần "ai có gì giúp nấy, người khó ít giúp người khó nhiều", với nội dung, hình thức phù hợp, ai cũng có thể tham gia và khơi dậy truyền thống "tương thân, tương ái".
Bên cạnh hoạt động giúp đỡ nhau trong sản xuất, phong trào "Nhà tình thương" đã được các cấp Hội triển khai ở tất cả các xã - thị trấn dưới nhiều hình thức: góp tiền, công lao động, vật liệu xây dựng... Với những hoạt động đó hàng năm Hội phụ nữ huyện đã giúp cho trên 100 hộ có nhà ở, trên 500 chị vượt qua khó khăn … là món quà rất thiết thực giúp phụ nữ nghèo có mái ấm, ổn định cuộc sống để làm ăn, thực hiện XĐGN.
Huy động các nguồn vốn nhằm hỗ trợ phụ nữ thực hiện XĐGN thông qua mô hình nhóm phụ nữ vay vốn tiết kiệm: Hàng năm các cấp Hội đã tín chấp, nhận ủy thác từ Ngân hàng trên 20 tỉ đồng [12], cho hơn 5 ngàn lượt phụ nữ vay phát triển sản xuất, chăn nuôi, mua bán nhỏ. Thông qua sinh hoạt nhóm, chị em được thông tin về các nguồn vốn, điều kiện vay, hướng dẫn làm thủ tục vay và quan trọng là được Hội giới thiệu, bảo lãnh với Ngân hàng để vay vốn. Đây là những yếu tố quan trọng giúp chị em phụ nữ nghèo tự tin, nỗ lực, động viên nhau phấn đấu X ĐGN có hiệu quả.
Từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm (trên 300 triệu đồng) do Hội quản lý với mục tiêu tạo thêm việc làm có thu nhập, chuyển đổi cơ cấu kinh tế... đã giúp tạo việc làm cho gần 500 lao động nữ.
Hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, XĐGN bền vững: Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hàng năm hơn 2 ngàn lượt phụ nữ được tham gia các lớp khuyến nông, các mô hình trình diễn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. Từ áp dụng kiến thức mới, rất nhiều phụ nữ không chỉ biết cách làm ăn có hiệu quả, XĐGN thành công mà còn vươn lên thành những điển hình làm kinh tế giỏi với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Tổ chức dạy nghề, giới thiệu và tạo việc làm cho phụ nữ nghèo: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện vừa phối hợp với Trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang, vừa phối hợp với Trung tâm dạy nghề của huyện phát triển hình thức dạy nghề lưu động tại cộng đồng cùng với ưu tiên phụ nữ nghèo được học nghề và miễn giảm học phí với các nghề như may công nghiệp, may dân dụng, thêu, móc len… Hàng năm Hội đã dạy nghề cho hơn 800 phụ nữ và giới thiệu việc làm cho gần 1 ngàn phụ nữ. Đặc biệt là nghề thêu trên len và móc chỉ len Hội đã giới thiệu cho trên 200 chị học nghề và có việc làm tại chỗ.
Ưu tiên giúp phụ nữ là chủ hộ nghèo: Trong thực hiện công tác XĐGN, Hội tập trung ưu tiên giúp hộ nghèo do phụ nữ nghèo làm chủ hộ tại địa bàn dân cư, nắm nhu cầu và lập kế hoạch phân công các chi hội, cá nhân giúp đỡ cụ thể với nhiều hình thức vốn, giống, ngày công, kiến thức... Với cách làm như vậy, hàng năm, trung bình Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã giúp được hơn 200 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thực hiện XĐGN.
Bên cạnh những kết quả quan trọng đó, hoạt động XĐGN của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện còn một số khó khăn, tồn tại như: Tỷ lệ phụ nữ nghèo còn cao, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Còn nhiều phụ nữ nghèo thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Mặc dù số phụ nữ được vay vốn đã tăng lên, nhưng mới chiếm khoảng 30% trong số người vay vốn Ngân hàng. Trình độ, năng lực của phụ nữ nghèo còn lạc hậu. Tỷ lệ phụ nữ tham dự các lớp khuyến nông còn thấp, mới khoảng 25% trong những năm qua. Trình độ quản lý và tổ chức thực hiện của cán bộ Hội cơ sở một số nơi còn hạn chế. Ngoài nguồn nhân lực thiếu, còn nguyên nhân quan trọng khác là quan niệm, định kiến xã hội về vai trò của phụ nữ và mặc cảm của ngay bản thân cũng là những cản trở tới hiệu quả của hoạt động XĐGN và sự tiến bộ của phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo.
2.2.3 Những thành tựu, hạn chế trong công tác XĐGN ở Tân Châu
2.2.3.1 Những thành tựu đạt được trong công tác XĐGN ở Tân Châu
Trong những năm qua huyện Tân Châu đã thực hiện tốt một số chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân làm ăn nhất là đối với hộ nghèo, có công ăn việc làm ổn định, khắc phục khó khăn vươn lên thoát nghèo, xóa đi ý tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước:
+ Tuyên truyền định hướng và đào tạo nghề: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục, định hướng nhằm làm chuyển biến nhận thức của từng hộ nghèo, tích cực vươn lên thoát nghèo. Qua đó nắm rõ tâm tư nguyện vọng của hộ nghèo nhằm từng bước “giảm nhanh các hộ nghèo” một cách ổn định. Số lao động được giải quyết việc làm tăng lên hàng năm, năm 2001 số lao động được giải quyết việc làm là 3.213 người, đến năm 2005 tăng lên 4.230 người. Số lao động thất nghiệp cũng giảm dần hàng năm; năm 2001 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 7% giảm còn 5,6% vào năm 2005 [35]; số lao động thiếu việc làm ở nông thôn năm 2001 là 75% giảm còn 63% vào năm 2005. Công tác đào tạo nghề của huyện trong thời gian qua có nhiều chương trình - dự án cùng với các chương trình đầu tư xây dựng cơ cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất - đời sống - văn hóa xã hội và các chính sách ưu đãi đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển thu hút lao động làm việc tại địa phương. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị và thiếu việc làm nông thôn giảm dần, số lao động tự tìm việc làm có chiều hướng tăng nhanh, đặc biệt có thêm sự năng động của huyện trong việc tìm đối tác giải quyết việc làm cho địa phương.
+ Chương trình tín dụng cho người nghèo: Thông qua các chương trình lồng ghép đã hỗ trợ vốn cho hộ nghèo với mục đích chăn nuôi bò, heo, cá, vịt, mua bán nhỏ… với tổng số tiền trên 13.644 triệu đồng cho 2.666 lượt hộ nghèo. Ngoài ra địa phương cò
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN.doc
- bia ngoai.doc