Luận văn Xu hướng biến động của giai cấp công nhân thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

Chương 1: GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 6

1.1. Quan điểm mácxít về giai cấp công nhân 6

1.2. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam 11

1.3. Những nhân tố tác động đến xu hướng biến động của giai cấp công nhân thành phố Hà Nội 14

Chương 2: XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI KỲ HIỆN NAY DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP 37

2.1. Xu hướng biến động của giai cấp công nhân hành phố Hà Nội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 37

2.2. Một số giải pháp để phát triển, nâng cao vai trò của giai cấp công nhân thành phố Hà Nội thời gian tới. 72

 

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xu hướng biến động của giai cấp công nhân thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trên địa bàn chiếm tỷ lệ lớn. (bảng 2.3) Bảng 2.3: Lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước trên địa bàn Hà Nội Đơn vị tính: người Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 416.181 441.996 447.568 480.340 504.800 Nguồn: [3, tr.26, 27] So sánh số công nhân, lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước của thành phố Hà Nội với một số thành phố khác cho thấy số công nhân, lao động trong khu vực nhà nước của Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ cao(12,17%) Bảng 2.4: Lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước ở Hà Nội và một số thành phố khác Đơn vị tính: nghìn người Toàn quốc Hà Nội TP.HCM Hải Phòng Dân số trung bình 82069,8 3082,8 6063,0 1772,5 LĐ đang làm việc trong khu vực Nhà nước 4141,9 504,8 133,2 111,4 Nguồn:[3, tr.35] Sở dĩ có số công nhân làm việc trong khu vực nhà nước ở Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ cao (12,17%) là vì có một số công ty của Nhà nước đóng trên địa bàn Hà Nội vẫn còn là những công ty làm ăn phát đạt, một phần vì mặt hàng mà công ty sản xuất là những mặt hàng trọng yếu đối với nền kinh tế quốc dân nên vẫn thu hút công nhân đến làm việc. Nếu so sánh số công nhân, lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước với công nhân lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác ta thấy số lượng công nhân ở các doanh nghiệp nhà nước nhiều hơn số công nhân làm ở khu vực ngoài nhà nước: 1. Doanh nghiệp nhà nước: 504.800 người. 2. Doanh nghiệp ngoài nhà nước (HTX, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân): 308.186 người. 3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 39.663 người. So sánh về số lượng và tốc độ tăng của công nhân, lao động trong các loại hình doanh nghiệp trong vòng 5 năm trở lại đây từ năm 2000 - 2004( bảng 2.5): Bảng 2.5: Số công nhân, lao động và tốc độ phát triển lao động trong các khu vực doanh nghiệp tại Hà Nội qua các năm Số lao động Tốc độ phát triển(%) 2000 2001 2002 2003 2004 2001/ 2000 2002/ 2001 2003/ 2002 2004/ 2003 Khu vực nhà nước 416181 441996 447568 480340 504800 106,2 101,2 107,3 105,0 Khu vực có vốn ĐTNN 46474 51790 54954 69599 74379 111,4 106,1 126,6 106,8 Khu vực ngoài nhà nước 130866 153840 221518 291153 308186 117,5 139,4 131,3 105,8 Nguồn:[3, tr.83, 86, 108, 121, 149] Chỉ số trên cho thấy số lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng nhưng tăng ít, thậm chí đang có có xu hướng giảm, trong khi đó, số công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. ở công ty cơ khí Hà Nội (tiền thân là Nhà máy cơ khí Hà Nội), năm 1974 có 2.570 công nhân; giai đoạn 1989 - 1993; sản xuất đình trệ, nhiều thiết bị, công cụ sản xuất ra phải bán thấp hơn giá thành sản xuất, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn, số công nhân rời khỏi nhà máy (dưới nhiều hình thức) lên tới trên 1.500 người, dẫn đến số công nhân của nhà máy chỉ còn 600 - 700 người [20, tr.10]. Công ty dệt 8-3 Hà Nội (tiền thân là Nhà máy dệt 8-3) cũng gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ chế: năm 1985, nhà máy có 7.380 công nhân (nữ chiếm 78%); đầu năm 1991, đã giảm 1730 người; từ năm 1992 đến tháng 7/1994, tiếp tục giảm 1.235 người; đến năm 1995, công ty chỉ còn 3.717 người, trong đó tuyển mới 274 người. [20, tr.10] Có nhiều nguyên nhân làm cho số lượng công nhân, lao động trong các DNNN giảm đi trong đó có nguyên nhân cơ bản là do một thời kỳ dài các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nên phải giải thể, tiến hành sắp xếp lại nên công nhân ra khỏi nhà máy, xí nghiệp nhà nước chuyển sang làm ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vì lý do đó mà số lượng công nhân liên tục có sự biến đổi - Sự chuyển dịch của công nhân, lao động theo cơ cấu ngành nghề: Nếu tính từ năm 1995 đến năm 2004, cơ cấu lao động ở Hà Nội đã có sự chuyển dịch lớn. + Sự chuyển dịch có hướng tăng lên của công nhân, lao động trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng: từ 21,92% năm 1995, lên 24,46% năm 2000 và 29,32% năm 2004. + Sự chuyển dịch của công nhân, lao động trong toàn ngành thương mại - dịch vụ tăng lên: từ 37,99% năm 1995 lên 45,36% năm 2000 và 50,62% năm 2004. + Xu hướng giảm xuống của công nhân, lao động trong nông nghiệp: từ 40,09% năm 1995 xuống còn 30,18% năm 2000 và 20,06% năm 2004 [21, tr.1]. Còn lại, công nhân, lao động đang có xu hướng giảm ở xuống ở ngành khai thác mỏ và một số ngành sản xuất trực tiếp. Một số ngành công nghiệp then chốt trước đây như: Công nghiệp khai thác, cơ khí, luyện kim, chế tạo máy…thu hút nhiều công nhân, nhưng hiện nay đang gặp khó khăn về công nghệ, thị trường tiêu thụ, vốn sản xuất. Do vậy, đội ngũ công nhân các ngành này không tăng và có xu hướng giảm xuống trong 10 - 15 năm tới. Trong khi đó, một số ngành như công nghiệp chế biến, xây dựng, dịch vụ, thương nghiệp, số lượng công nhân liên tục tăng. Chỉ tính riêng lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước ở các ngành này đã là: Công nghiệp chế biến: 111488 trong tổng số 504800 công nhân; xây dựng 144254 trong tổng số 504800 công nhân; Thương nghiệp 48655 trong tổng số 504800 công nhân. Sở dĩ số lượng công nhân ở những ngành này tăng lên là công nghiệp chế biến (sản xuất thực phẩm, đồ uống; sản xuất trang phục; đồ da, giầy, dép, chế biến gỗ…) chủ yếu phục vụ xuất khẩu, các doanh nghiệp thuộc ngành này làm ăn có hiệu quả, thu nhập của công nhân cao. Đối với ngành xây dựng, do tốc độ đô thị hoá nhanh nên yêu cầu xây dựng lớn, nhiều doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực này, nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản (nhà ở, giao thông, thoát nước, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao…). Ngoài ra, một số ngành, lĩnh vực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như: tin học, điện tử, bưu chính viễn thông…cũng phát triển mạnh. Do vậy, số công nhân trong các ngành này có tốc độ tăng tương đối nhanh. - Sự chuyển dịch về địa bàn, nghề nghiệp của công nhân. Hiện tượng thay đổi việc làm, nghề nghiệp của công nhân Hà Nội trong 5 năm qua có chiều hướng tăng, mặc dù khu vực doanh nghiệp nhà nước việc làm của công nhân Hà Nội ổn định hơn. Theo kết quả điều tra về tình hình việc làm và tiền lương của công nhân cho thấy tỷ lệ công nhân có việc làm ổn định còn thấp. Điều này cũng phản ánh xu hướng biến động về sự thay đổi nghề nghiệp, địa bàn làm việc của đội ngũ công nhân. Bảng 2.6: Tình hình việc làm và tiền lương của công nhân trong các doanh nghiệp ở Hà Nội Đơn vị tính: % Phương án trả lời Đơn vị ổn định Tương đối ổn định Theo thời vụ Trả lời Nghỉ việc thường xuyên Trả lời TCTĐT và phát triển nhà Hà Nội 45 50 5 0 TCT xây dựng công trình GT 8 44 50 5 1 Công ty VPP Hồng Hà 30 56,7 13,3 0 Công ty Thiết bị đo điện 85 15 0 0 Cty Bóng đèn phích nước Rạng Đông 82 18 0 0 Công ty may 10 58 38 4 0 Công ty cơ khí Hà Nội 18 68 10 2 Công ty Dệt may Hà Nội 46 52 4 0 Điện lực Hà Nội 46 54 0 0 Tổng số: 48 47 4,6 0,4 Nguồn:[1, tr.3] Theo báo cáo của Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội thì trong những năm từ 1998 - 2004 ở thành phố đã sắp xếp, chuyển đổi sở hữu 200 doanh nghiệp và đã có 3.013 lao động dôi dư phải nghỉ việc. Trình độ học vấn của công nhân cao thì mức độ thay đổi công việc cũng nhiều hơn. Mặt khác, kết quả trên lại chỉ giới hạn trong đội ngũ công nhân của các doanh nghiệp Nhà nước, còn đối với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sự chuyển dịch này càng mạnh mẽ hơn. Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho thấy; trong 5 năm, có 20,9% số người được hỏi trả lời đã từng thay đổi nghề ít nhất một lần và diễn ra ở mọi lứa tuổi. Cùng với sự thay đổi nghề nghiệp thì sự thay đổi nơi làm việc cũng diễn ra thường xuyên ở tất cả các thành phần kinh tế làm cho tuổi đời và tuổi nghề của công nhân thay đổi. Nếu trước đây công nhân cố xin vào biên chế nhà nước thì hiện nay xu hướng này đang giảm mạnh mà xu hướng chuyển dịch chủ yếu là làm việc cho bất kỳ một công ty nào có thu nhập cao và có điều kiện làm việc tốt hơn. Điều này tạo ra sự chuyển dịch lớn về cơ cấu ngành nghề, nơi làm việc, làm cho công nhân trở nên năng động hơn không còn thụ động như trước. Sự chuyển dịch ngành nghề diễn ra mạnh mẽ cũng đồng nghĩa với việc nguồn gốc xuất thân của công nhân cũng thay đổi. Các gia đình công nhân nhiều thế hệ gắn bó với xí nghiệp đang bị thay đổi làm cho tính ổn định trong đội ngũ công nhân cũng có biến động lớn. Độ tuổi bình quân của công nhân nước ta nhìn chung thấp. Công nhân trẻ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số công nhân cả nước. Đối với công nhân cả nước, theo số liệu thống kê năm 1997, thì công nhân từ 25 đến 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (19,8%)[25, tr.45]. Theo điều tra của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, ở các loại hình doanh nghiệp trong cả nước công nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ 36,4%; đặc biệt trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, công nhân dưới 25 tuổi chiếm 43,4%, từ 20 - 35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36 - 45 tuổi chiếm 14%[33, tr.36]. Đối với công nhân Hà Nội, theo điều tra sơ bộ của Ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội tiến hành năm 2004 thì nhân công nhân dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 22,4%, chiếm từ 30 - 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 77,6% [1, tr.18). Về tuổi nghề của công nhân: hiện nay ở Hà ]Nội, số công nhân có dưới 10 năm tuổi nghề là 39,0%, trên 10 năm tuổi nghề là 66,2%[9, tr.282]. Có thể nói, về cơ bản đội ngũ công nhân nước ta nói chung, đội ngũ công nhân Hà Nội nói riêng có tuổi đời trẻ, là một ưu thế về chất lượng của đội ngũ công nhân. Xu hướng chung là tuổi đời và tuổi nghề của công nhân càng ngày càng trẻ hoá, nhất là ở khu vực kinh tế cả vốn đầu tư nước ngoài do phải liên tục thay đổi công nghệ sản xuất đòi hỏi công nhân có trình độ ngày càng cao và số công nhân không đáp ứng được yêu cầu sẽ chuyển ngành nghề khác. Điều này cũng làm cho tuổi nghề ở trong từng ngành sẽ giảm xuống, mặc dù tuổi đời của công nhân vẫn tăng. Công nhân không chỉ làm việc ở một nhà mà nhiều nhà máy trong suốt cuộc đời của mình. - Xu hướng hình thành một kết cấu xã hội giai cấp mới trong đội ngũ công nhân Hà Nội. Qua phân tích thực trạng sự biến động, chuyển dịch của công nhân Hà Nội ở trên đã phản ánh một xu hướng biến đổi mới, đó là cơ cấu giai cấp công nhân cổ truyền có sự thay đổi. Nếu ở thời kỳ trước đổi mới lực lượng trung tâm của giai cấp công nhân là công nhân cơ khí, công nhân các ngành công nghiệp nặng, thì từ năm 1995 đến nay lực lượng công nhân ở các ngành này đang giảm xuống. Công nhân ngày càng ít gắn với sản xuất vật chất trực tiếp mà đang dịch chuyển sang các ngành dịch vụ, thương nghiệp ngân hàng. Cùng với quá trình đó, do đòi hỏi của công việc nên chất lượng của công nhân cũng có sự phân hoá ngày càng rõ rệt, nhất là ở các ngành công nghệ mới, tin học, điện tử, tự động hoá… Hiện nay, cũng đang có xu hướng những người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đang gia nhập vào các đội ngũ công nhân hình thành đội ngũ công nhân có kỹ thuật cao, lao động không phải là sử dụng cơ bắp mà có sức thần kinh, lao động chuyển từ thủ công là chính sang lao động kỹ thuật cao sử dụng máy móc là chính. Như vậy, Công nhân cổ cồn, công nhân áo xanh giảm xuống, công nhân áo trắng tăng lên. Điều này cũng thể hiện tính quy luật trong sự phát triển do kết cấu kinh tế xã hội đem lại. Nếu trước đây công nhân chủ yếu tập trung trong doanh nghiệp nhà nước ở hầu hết các ngành, thì nay xu hướng công nhân trong doanh nghiệp nhà nước đang có xu hướng giảm, công nhân ở khu vực ngoài nhà nước tăng lên. Mặt khác nếu trước đây, công nhân chỉ làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp nhà nước thì nay công nhân có mặt ở cả thành phố kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong mọi hình thức (100% vốn, liên doanh). Thời kỳ trước đổi mới, chỉ có hai hình thức sở hữu chủ yếu là tập thể và nhà nước, công nhân làm việc trong các nhà máy xí nghiệp đó có danh nghĩa là người làm chủ tư liệu sản xuất nhưng thực tế họ lại không có sinh hoạt cá nhân. Nhưng, hiện nay cùng với quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, công nhân có cổ phần trong các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn như Công ty Đại lý liên hiệp vận chuyển, trước cổ phần hoá có 56 cán bộ, công nhân, sau cổ phần hóa (năm 1994) số lao động tăng lên 156 người, đến năm 1996 tăng lên 268 người. Thu nhập của người lao động tăng từ 800.000 đồng/tháng (năm 1993) lên 1,4 triệu đồng/tháng (năm 1994) và tăng lên 2,5 triệu đồng/tháng từ năm 1995 đến nay [12, tr.99]. Đội ngũ những người có cổ phần được thu lợi từ lợi nhuận doanh nghiệp bắt đầu có sự phân hoá đối với bộ phận còn lại. Điều này đã làm cho kết cấu xã hội giai cấp của giai cấp công nhân có sự thay đổi và đang hình thành một kết cấu xã hội giai cấp mới trong đội ngũ giai cấp công nhân Hà nội. Trước yêu cầu tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại ứng dụng vào sản xuất. Quá trình đó đòi hỏi phải sắp xếp, phân công lại lao động cho phù hợp với trình độ chuyên môn tay nghề của từng công nhân. Vì vậy, mỗi công nhân sẽ được bố trí vào những vị trí sản xuất khác nhau. Nếu công nhân nào có đủ trình độ tay nghề đáp ứng được yêu cầu của sản xuất thì được tuyển dụng, còn những người không có trình độ tay nghề tất yếu bị đào thải. Điều này xảy ra phổ biến và liên tục ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính quá trình này đã tạo ra sự phân hoá mạnh mẽ trong đội ngũ công nhân. Trong đó, một bộ phận công nhân có trình độ cao sẽ được phân công vào những lĩnh vực đòi hỏi có lao động trí óc, dần dần xuất hiện một bộ phận mới trong đội ngũ giai cấp công nhân, đó là công nhân trí thức. Trước yêu cầu của CNH, HĐH thì những năm tới số công nhân Hà Nội có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn tay nghề sẽ không ngừng tăng, đẩy nhanh quá trình trí thức hoá trong đội ngũ công nhân trở thành một xu hướng cơ bản. Xu hướng này đang trở thành một xu hướng cơ bản vì nó làm cho nguồn gốc xuất thân của công nhân có sự thay đổi rõ rệt. Nếu trước đây đại bộ phận công nhân xuất thân từ nông dân thì nay số công nhân xuất thân từ nông dân giảm nhiều. Thay vào đó là thanh niên, học sinh thành thị gia nhập ngày càng nhiều vào đội ngũ công nhân. Những công nhân xuất thân từ nông dân cũng đã thay đổi rõ rệt. Họ là những người có trình độ, có đời sống văn hoá mới nên “cái chất” nông dân đã giảm nhiều, tính kỷ luật, tự giác trong lao động được nâng cao đang tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp. Tóm lại, sự biến động lớn nhất về số lượng công nhân thành phố Hà Nội thời kỳ hiện nay là xu hướng giảm về số lượng công nhân trong khu vực doanh nghiệp nhà nước do quá trình cổ phần hoá và sự phát triển mạnh khu vực ngoài nhà nước và sự tăng lên về số lượng trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực doanh nghiệp vốn có đầu tư nước ngoài(DN liên doanh với nước ngoài và 100% vốn nước ngoài), nhưng chủ yếu là khu vực kinh tế ngoài nhà nước (công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân…) còn trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài số công nhân cũng có xu hướng tăng nhanh, nhưng hiện tại số lượng còn ít. Hiện nay, số lượng công nhân làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung ở các địa phương thu hút nhiều đầu tư nước ngoài như: Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 36,7% tổng số công nhân khu vực đầu tư nước ngoài của cả nước); Đồng Nai (19,4%), Bình Dương (13,9%), Hải Phòng (3,5%); Hà Nội chỉ chiếm (3%) nhưng trong thời gian tới tỷ lệ này sẽ tăng lên đáng kể. Một điều đáng lưu ý là trong thời gian tới khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì công nhân sẽ có biến động lớn cả về số lượng và chất lượng. Theo kinh nghiệm của nhiều nước gia nhập WTO thì số lượng công nhân sẽ tiếp tục tăng do việc gia nhập WTO đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hoá và đô thị hoá. Mặt khác tỷ lệ công nhân trong các ngành cũng sẽ thay đổi. Do có sự điều chỉnh cơ cấu và nâng cấp công nghệ ngày càng nhiều công nhân chuyển sang khu vực sử dụng nhiều trí tuệ. Đặc biệt số công nhân trong các ngành dịch vụ sẽ tăng nhanh. Gia nhập WTO sẽ thu hút thêm đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, một số lớn công nhân sẽ tiếp tục chuyển từ khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế tư nhân. Khi gia nhập WTO sẽ thúc đẩy nhanh thay đổi về cơ cấu kinh tế, lao động và sự phát triển kinh tế xã hội sẽ đẩy nhanh quá trình phân cực và cơ cấu lại đội ngũ công nhân. Những đặc điểm và sự phân loại của các nhóm công nhân sẽ rõ ràng hơn và khoảng cách về lợi ích cũng như địa vị của họ cũng sẽ lớn lên. Nhu cầu và mục tiêu của từng nhóm càng khác nhau. Bên cạnh đó, sự gia nhập WTO cũng có những tác động tiêu cực tới công ăn, việc làm và công nhân, vấn đề sa thải và thất nghiệp sẽ diễn ra nghiêm trọng nhất, bởi lẽ khi gia nhập WTO, nền kinh tế sẽ có tính cạnh tranh quyết liệt nên nhà nước sẽ phải cải tổ và cắt giảm ở một số ngành và doanh nghiệp dẫn đến số lượng lớn công nhân thất nghiệp. Quá trình thay đổi công nghệ cũng diễn ra không ngừng nên những lao động không đáp ứng yêu cầu sản xuất sẽ bị sa thải. Cùng với quá trình đó các thành phố sẽ chịu sức ép về lao động từ lĩnh vực nông nghiệp chuyển ra nên tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị như Hà Nội và một số thành phố khác sẽ có thể tăng lên, nhất là ở những năm mới gia nhập WTO. Như đã phân tích, trong những năm từ 1995 trở lại đây giai cấp công nhân Hà Nội đã có sự biến động lớn về số lượng. Số công nhân, lao động liên tục tăng từ 116.200 năm 1995 lên 119.900 năm 1997. Đến năm 2001, chỉ tính riêng lao động trong các doanh nghiệp của thành phố đã có số lượng là 502.351, năm 2002: 606898, năm 2003: 690.346 [26, tr.289]. Số lượng công nhân không ngừng tăng lên do tốc độ tăng lên nhanh chóng các loại hình doanh nghiệp, nhất là sau khi có luật doanh nghiệp ra đời. Đến tháng 12/2004, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 29.408 doanh nghiệp với nhiều loại hình: DNNN, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước (công ty TNHH, công ty tư nhân). Cùng với sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp cũng được mở rộng đã thu hút số lượng lao động lớn. Năm 2003, số doanh nghiệp có quy mô từ 10 - 49 người là 4411 doanh nghiệp, 50 - 199 là 1094 doanh nghiệp; 200 - 299 là 198 doanh nghiệp; 300 - 999 là 182 doanh nghiệp; từ 500 - 999 là 190 doanh nghiệp; 1000 - 4999 là 101 doanh nghiệp. So với thành phố HCM, sự phát triển của doanh nghiệp ở Hà Nội có tốc độ cao hơn: năm 2002 so với năm 2001 ở Hà Nội có 147,65%, Thành phố HCM là 125,59%, năm 2003 so với 2002 tốc độ tương ứng là 124,87% và 119,74%. Sự tăng lên về số lượng công nhân còn do sự đa dạng hoá về cơ cấu các ngành và cơ cấu thành phần kinh tế. Công nhân hiện nay không chỉ ở một vài ngành công nghiệp truyền thống mà có mặt ở hầu hết các ngành trong nền kinh tế. Sự đa dạng hoá ngành nghề, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc đã thu hút thêm nhiều lao động ở các vùng nông thôn vào các nhà máy làm tăng nhanh về số lượng. Theo dự báo trong 10 - 15 năm nữa do nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, nên nhiều ngành nghề còn phát triển, nhiều nhà máy xí nghiệp được xây dựng kéo theo số lượng công nhân Hà Nội sẽ còn tăng lên trong những năm tới. Quá trình đổi mới nền kinh tế cũng làm cho nhiều doanh nghiệp được thành lập nên quy mô càng mở rộng. Mặc dù trong 10-15 năm tới số lượng doanh nghiệp trên địa bàn sẽ không tăng nhanh nhưng do quy mô được mở rộng, do quá trình sáp nhập, hình thành công ty mẹ, công ty con làm cho số lượng công nhân Hà Nội tiếp tục tăng và lượng công nhân sẽ dần ổn định khi các doanh nghiệp hoàn thành quá trình cải cách, sắp xếp doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà nước. Hiện nay, số công nhân, lao động thủ đô không ngừng tăng còn do cơ cấu ngành nghề đang có biến động mạnh, và quá trình này sẽ dần ổn định khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Sự biến động về số lượng công nhân còn thể hiện ở sự biến động về cơ cấu đội ngũ công nhân trong các ngành, thành phần kinh tế. Số công nhân trong khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm tương đối so với khu vực khác hiện nay sẽ giảm cả tuyệt đối và tương đối trong khoảng 10-15 năm nữa. Hiện nay, số lượng công nhân trong khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm tương đối so với các khu vực khác vì mặc dù số công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang một số khu vực khác như khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng, do quy mô của doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang tiếp tục được mở rộng nhất là sau khi thực hiện sắp xếp lại nên ở nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn thu hút thêm lao động làm cho số lượng lao động vẫn tăng hàng năm. Theo xu hướng vận động hiện nay, số lượng công nhân trong khu vực nhà nước đã và đang chuyển sang các khu vực kinh tế khác, nên trong những năm tới, lượng công nhân trong khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ xu hướng giảm xuống. Số lượng công nhân Hà Nội trong những năm tới còn biến động mạnh theo cơ cấu ngành, do một số ngành then chốt trước đây như: công nghiệp cơ khí, luyện kim, khai thác, chế tạo máy thu hút nhiều công nhân (tức công nhân áo xanh) nay lại đang có xu hướng chuyển dịch sang các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, dịch vụ…(công nhân áo trắng) tăng lên nhanh. Từ năm 1995 đến năm 2000, cơ cấu lao động của Hà Nội đã có sự chuyển dịch mạnh theo cơ cấu kinh tế. Cụ thể là: Công nhân, lao động trong nông nghiệp giảm từ 40,09%, năm 1995 xuống còn 20,06% năm 2004. Trong khi đó công nhân, lao động trong toàn ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 4,92% năm 1995 lên 29,32% năm 2004; công nhân, lao động trong ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 37,99% năm 1995 lên 50,62% năm 2004[21, tr.1]. Mặc dù số lượng công nhân của Hà Nội sẽ không ngừng tăng lên, số lao động được thu hút vào nhà máy xí nghiệp ngày càng nhiều, song cũng như các thành phố khác trong cả nước, trong khoảng 10 - 15 năm tới Hà Nội sẽ chịu sức ép lớn về lao động do sự thất nghiệp xảy ra khi nền kinh tế phải thực hiện các biện pháp cải tổ và cắt giảm ở một số ngành và doanh nghiệp nhất là những ngành sử dụng nhiều nhân công sau khi nước ta gia nhập WTO và sức ép lớn về sự dịch chuyển lao động từ các vùng nông thôn ngoại thành và các vùng lân cận để về làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội sẽ tăng cao có thể gấp rưỡi so với hiện nay. Sự biến động này sẽ dần dần ổn định khi một cơ cấu kinh tế mới được xác lập nhất là khi nền kinh tế ổn định, kinh tế tri thức phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm mới do dịch vụ công nghiệp điện tử thông tin và các dịch vụ khác phát triển, công nghệ sử dụng nhiều lao động ở thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá được xác lập. Nhưng, thời gian ổn định đó sẽ không tồn tại lâu dài như đã từng xảy ra trước đây mà nó sẽ rút ngắn chu kỳ làm cho giai cấp công nhân không ngừng biến đổi (cả về số lượng và cơ cấu). 2.1.2. Sự biến động về chất lượng của đội ngũ công nhân Hà Nội 2.1.2.1. Xu hướng thay đổi mạnh mẽ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của công nhân - Trình độ học vấn. Theo điều tra năm 2004 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, trình độ học vấn công nhân Hà Nội so với một số tỉnh, thành phố khác như sau: Bảng 2.7: Trình độ học vấn của công nhân ở một số thành phố ở nước ta Đơn vị tính: % Tỉnh, thành phố Trình độ học vấn Tiểu học (cấp 1) THCS (cấp 2) THPT (cấp 3) Hà Nội 2,5 21,10 76,40 Hải Phòng 1,02 43,80 50,20 Yên Bái 0,81 33,20 46,30 Gia Lai 6,44 40,15 62,52 Đồng Nai 4,87 19,48 38,90 Đà Nẵng 6 33,0 61,00 Sóc Trăng 12,05 25.34 62,08 Nguồn:[20, tr.22.] Cũng theo đánh giá của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, trình độ học vấn của công nhân nước ta được nâng lên một cách đáng kể. Nếu như năm 1976 chỉ 29,2% công nhân có trình độ học vấn cấp III (PTTH) thì năm 1985, tỷ lệ đó đã nâng lên 42,5%. Năm 2000, công nhân nước ta nói chung có trình độ học vấn còn thấp: mù chữ: 0,6%; tiểu học:4,85; trung học cơ sở: 21.1%; trung học phổ thông: 62%. Đến năm 2002, tình trạng trên được cải thiện rõ rệt, không còn mù chữ, trình độ tiểu học giảm xuống còn 14, 7%; trung học phổ thông tăng lên 76%[31, tr.18]. Tuy nhiên, lực lượng công nhân nước ta có trình độ học vấn cao phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Sóc Trăng…Mặt khác, tuỳ vào ngành nghề khác nhau mà trình độ học vấn cũng khác nhau. Cụ thể như: Trình độ tiểu học của công nhân ngành công nghiệp là 4,16% thì ngành dệt may là 7,75%, trình độ THPT của công nhân ngành công nghiệp là 84,1% thì công nhân ở nhiều ngành khác chỉ là 62,1%. Và hầu hết ở các ngành nghề vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ học vấn giữa nam và nữ. Đối với công nhân Hà Nội, trình độ học vấn được thống kê vào thời điểm31/12/2004(xem biểu 2.8) Bảng 2.8: Trình độ học vấn của công nhân, lao động Hà Nội Trình độ Số lượng Năm 2004 (tỷ lệ %) Năm 2002 (tỷ lệ % ) Tiểu học 4156 2 2,5 THCS 41521 17 21,1 THPT 200.801 81 76,4 Nguồn:[30, tr.2] Qua bảng thống kê cho thấy tỷ lệ công nhân mới đạt đến trình độ tiểu học vẫn còn, mặc dù có giảm dần từ năm 2002:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docmuc luc1.doc
Tài liệu liên quan