Luận văn Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh Phú Thọ)

Mục lục

Trang

Mở đầu . . . 6

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu . . 11

1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu . . 11

1.1.1. Trên thế giới . . . 11

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam . . 13

1.2. Các khái niệm công cụ. . . 16

1.2.1. Xu hướng. . . 16

1.2.2. Nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp . . 19

1.2.3. Xu hướng nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp . 22

1.2.4. Sự phù hợp nghề . . . 26

1.2.5. Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó . 27

1.2.6. Khái niệm về KTTT và cơ chế thị trườn g. . 29

1.3. Sự tác động của nền KTTT đối với đời sống, xã hội nước ta . 30

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệpcủa HS THPT . . . 34

1.4. 1. Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách của HS THPT . 34

1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp củaHS THPT . . . 40

1.4.3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm trong việc lựa chọn nghềnghiệp của HS THPT. . . 45

Chương 2: Thực trạng xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp

12 trường THPT dưới ảnh hưởng của nền KTTT . 49

2.1. Vài nét về khách thể điều tra . . 49

2.2. Thực trạng xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 trường THPT dưới ảnh hưởng của nền KTTT (khảo sát tại tỉnhPhúThọ). . . 50

2.2.1. Thực trạng về nhận thức và xu hướng lựa chọn nghề nghiệpcủa học sinh lớp 12 . . . 50

2.2.2. ý kiến của giáo viên làm công tác hướng nghiệp về xu hướng lựa

chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 hiện nay . .76

2.2.3. ý kiến của cha mẹ đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp12 hiện nay . . . 84

2.3. Kết luận chương 2 . . . 89

Chương 3: Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp 91

cho HS lớp 12 trường THPT trong điều kiện KTTT hiện nay .

3.1. Những cơ sở có tính nguyên t ắc để xây dự ng các biện pháp. . 91

3.1.1. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính mục đích

của giáo dục hướng nghiệp. . . 91

3.1.2. Nghiên cứu xây dựng các biệ n pháp phải đảm bảo sự phù hợp với

nhữ ng đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS THPT. 91

3.1.3. Nghiên cứu xây dự ng các biện pháp phải đảm bảo sự phân hoá,

cá biệt hoá HS trong ho ạt động hướ ng nghiệp . . 92

3.1.4. Nghiên cứu xây dựng các biệ n pháp phải đảm bảo tính hệ thốngtrong hoạt động GDHN . . . 93

1.3.5. Nghiên cứu xây dự ng các biện pháp theo quan điểm tiếp cận hoạtđộng và nhân cách . . . 93

3.1.6. Nghiên cứu xây dự ng các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi . 94

3.2. Các biệ n pháp tổ chức hoạt độ ng giáo dục hướng nghiệp cho HS

l ớp 12 trường THPT trong điề u kiệ n KTTT hiện nay . 94

3.2.1. Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những lĩnh vực nghề

nghiệp cụ th ể . . . 94

3.2.2. Tổ chức buổi to ạ đàm ở lớp với chủ đề về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp . . . 96

3.2.3. Tổ chức cho HS tham quan t ại các cơ sở sản xuất . 97

3.2.4. Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề nghiệp

tương lai của con em họ. . . . 98

3.2.5. Lập hồ sơ hướ ng nghiệ p chi tiết cho mỗi HS . . 100

3.3. Khảo nghiệ m các biệ n pháp trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia . 101

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm . . . 102

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm . . 102

3.3.3. Quá trình tiến hành khảo nghiệm. . 102

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm . . . 102

3.4. Kết luận chương 3 . . . 106

Kết lu ận và khuyến nghị . . . 107

1. Kết lu ận . . . 107

2. Khuyến nghị . . . 108

Danh mục công trình khoa học đã công bố. . 110

Tài liệu tham khảo. . . . 111

Phụ l ục . . . . 116

pdf129 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh Phú Thọ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá xếp loại hạnh kiểm của các em nên sĩ số vẫn đƣợc duy trì tƣơng đối đầy đủ. Nhƣng HS tham gia không đƣợc tự nguyện và thoải mái nhƣ các môn học khác đặc biệt là các môn học có liên quan đến thi tốt nghiệp hoặc thi Đại học. Điều này chứng tỏ rằng HS có nhận thức, có hiểu biết về giáo dục hƣớng nghiệp nhƣng cũng chỉ mang tính hình thức chứ chƣa hiểu rõ bản chất của nó. Vì vậy HS tham gia phần lớn mang tính chất chống chế, bắt buộc mà đáng lẽ việc tham gia này phải là một hoạt động chủ yếu, quan trọng trong suốt quá trình HS lớp 12 lựa chọn nghề nghiệp. Những nguyên nhân trên đã góp phần không nhỏ làm cho các buổi học, buổi sinh hoạt hƣớng nghiệp diễn ra với hiệu quả thấp và cuối cùng thì HS vẫn lựa chọn nghề nghiệp một cách tự do, tự phát. Trên cơ sở tìm hiểu và nắm đƣợc những nhận thức, thái độ, hành vi của HS lớp 12 về hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp. Chúng tôi bắt đầu tìm hiểu xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của các em trong điều kiện có sự ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. * Để tìm hiểu thời điểm xuất hiện nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12. Chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 4 (Mẫu phiếu A1) và thu đƣợc những kết quả nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Có 7,5% số HS có nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp từ trƣớc khi vào học THPT (cuối cấp THCS); 57,1% số HS có nhu cầu chọn nghề trong quá trình học THPT (từ lớp 10 đến 12); 32,8% HS có nhu cầu chọn nghề khi bắt đầu làm hồ sơ thi vào các trƣờng ĐH, CĐ, THCN; và chỉ có 2,5% HS là chƣa có dự định gì cho việc lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai. Qua kết quả điều tra trên đã cho thấy: - Công tác hƣớng nghiệp ở bậc THCS thực sự chƣa đƣợc chú trọng, chƣa phát huy đƣợc vai trò phân luồng HS sau khi học xong THCS. Qua trao đổi với HS các em cho rằng, khi học lớp 9, chỉ những HS nào không có ý định học tiếp lên THPT thì mới quan tâm đến việc chọn nghề, ngƣợc lại những HS quyết định học tiếp THPT thì đa số việc quan trọng mà các em cần làm là cố gắng để vào lớp 10 ở một trƣờng đã chọn, còn việc định hƣớng nghề nghiệp hầu nhƣ các em không quan tâm cùng với ý nghĩ: “Cứ học rồi sẽ hay”. - Tỉ lệ học sinh lựa chọn nghề nghiệp trong quá trình học THPT là nhiều nhất (57,1%). Con số này phần nào phản ánh đúng mục tiêu của giáo dục THPT bởi vì, trong quá trình học tập, các em đƣợc tiếp xúc với môi trƣờng lao động sản xuất rộng lớn hơn, các môn học với nội dung có tính hƣớng nghiệp trở nên rõ ràng hơn, công tác hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng đƣợc quan tâm hơn bên cạnh đó là sự hoàn thiện về nhân cách, về mặt xã hội... điều đó đã thúc đẩy các em có nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai cho bản thân. Con số này cũng chứng tỏ HS hiện nay đã tỏ ra chủ động, độc lập trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp từ khá sớm. - 32,8% là tỉ lệ HS lớp 12 có nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp khi bắt đầu làm hồ sơ thi vào các trƣờng CĐ, ĐH. Có nghĩa là trƣớc đó các em chƣa có dự định gì hoặc phân vân chƣa biết chọn ngành nghề nào, nhƣ vậy ở những HS này là chƣa có sự định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn cho đến thời điểm đó, do vậy, việc lựa chọn ngành nghề, trƣờng để các em làm hồ sơ dự thi khó có thể nói là có sự chuẩn bị và suy nghĩ chín chắn đƣợc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Khi chúng tôi tiến hành những điều tra này thì HS lớp 12 đã hoàn thành tất cả thủ tục làm hồ sơ dự thi vào các trƣờng CĐ, ĐH. Tuy nhiên vẫn có 2,5% số HS trả lời rằng chƣa có dự định gì về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, có nghĩa là các em cũng không làm hồ sơ thi vào trƣờng nào. Những HS này đều là những HS học lực dƣới trung bình, HS cá biệt hoặc không tin vào khả năng bản thân có thể vƣợt qua kì thi tốt nghiệp sắp tới. Những dự định nghề nghiệp của HS lớp 12 chỉ có thể đƣợc thực hiện sau khi tốt nghiệp THPT. Một trong những biểu hiện tập trung nhất của xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 chính là việc thực hiện những dự định nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT. * Để khảo sát những dự định nghề nghiệp của học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (mẫu phiếu A1) và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 2.4: Dự định lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT Trườn g Nội dung THPT Hạ Hoà THPT Hùng Vương THPT Việt Trì Tổng SL % SL % SL % SL % 1 119 59,5 138 69,0 133 66,5 390 65,0 2 44 22,0 32 16,0 40 20,0 116 19,3 3 18 9,0 11 5,5 5 2,5 34 5,6 4 6 3,0 7 3,5 2 1,0 15 2,5 5 13 6,5 12 6,0 20 10,0 45 7,5 Chú thích nội dung: 1. Thi ĐH, CĐ, nếu không đỗ năm sau tiếp tục thi lại. 2. Thi ĐH, CĐ, nếu không đỗ mới xem xét việc thi THCN hoặc đi học nghề. 3. Thi THCN hoặc đi học nghề 4. Làm công nhân trong hoặc đi xuất khẩu lao động 5. Kinh doanh, buôn bán hoặc làm một việc gì đó để kiếm tiền giúp đỡ gia đình Những số liệu thu đƣợc trong bảng 2.4 cho thấy: sau khi tốt nghiệp THPT số HS quyết tâm thi vào đại học và nếu không đỗ vẫn tiếp tục ôn để thi tiếp đại học vào năm sau chiếm tỉ lệ lớn nhất 65,0%; tiếp theo là số HS thi vào Đại học sau khi tốt nghiệp THPT nhƣng nếu không đỗ thì sau đó mới xem xét lựa chọn học THCN hay học nghề chiếm 19,3%. Nhƣ vậy, số HS có nguyện vọng thi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 vào đại học ngay sau khi tốt nghiệp THPT là rất cao, nếu cộng hai tỉ lệ trên lại sẽ là 84,3%. Từ đó có thể đi đến nhận định: sau khi tốt nghiệp THPT đa số HS dự định và có nhu cầu thi vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng. Qua trò chuyện, trao đổi, chúng tôi thấy có một điều chắc chắn rằng HS lớp 12 có nhận thức đƣợc học lực của bản thân, sự khó khăn của việc thi đại học... nói chung là nhận thức đƣợc khả năng có thể hay không có thể thi đỗ vào Đại học. Tuy nhiên ngay cả những HS có học lực trung bình, yếu vẫn nộp hồ sơ thi Đại học mặc dù biết bản thân khó có thể thi đỗ, với những nhận thức hết sức sai lầm nhƣ “thi cho biết; học tài thi phận; tìm kiếm vận may, nếu không học Đại học thì không còn con đƣờng nào khác...” Điều này gây ra sự lãng phí cho gia đình và xã hội, gây ra sự phức tạp cho công tác tuyển sinh của các trƣờng Đại học và Cao đẳng. Chỉ có 5,6% HS chọn học THCN hay học nghề và 2,5% HS có dự định làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp và đi xuất khẩu lao động. Đây là những con số thật sự đáng báo động khi mà đa số HS lớp 12 - lực lƣợng lao động trẻ, chỉ muốn làm “thầy” mà không muốn làm “thợ”, trong khi đất nƣớc ta đang trong thời kì CNH - HĐH, bên cạnh việc cần những kỹ sƣ, những “thầy” giỏi thì cũng rất cần một lực lƣợng hùng hậu những ngƣời công nhân, ngƣời thợ có tay nghề. Trong thực tế thì xã hộ i ta đang rất tôn vinh những ngƣời công nhân, ngƣời thợ có tay nghề, cơ hội có việc làm cao, đƣợc trả lƣơng xứng đáng. Tuy nhiên, thái độ của HS lớp 12 rất không mặn mà với các trƣờng THCN và dạy nghề nếu không muốn nói là coi thƣờng. Với những lý do thƣờng thấy đƣợc các em đƣa ra là: Cha mẹ chỉ mong muốn con vào Đại học, làm công nhân thì thu nhập thấp, không có cơ hội tiến thân, không đƣợc xã hội coi trọng... Đây hoàn toàn là những sai lệch về nhận thức của HS, là vấn đề lớn đặt ra đồng thời là trách nhiệm của giáo dục hƣớng nghiệp không chỉ có ở bậc THPT mà còn ở bậc THCS. Cũng trong điều tra này chúng tôi cũng nhận thấy có 7,5% HS có dự định kinh doanh, buôn bán hoặc làm việc kiếm tiền sau khi học xong THPT. Con số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 này tuy không lớn nhƣng cũng nói lên một xu hƣớng mới, một nhận thức mới về vấn đề việc làm và nghề nghiệp hiện nay của HS lớp 12. Công việc kinh doanh, buôn bán, làm giàu đang ngày càng thu hút giới trẻ và đƣơng nhiên đó cũng là những nghề trong xã hội. Tuy nhiên những HS này đa số là con em gia đình buôn bán, kinh doanh nên có sự định hƣớng và giúp đỡ của cha mẹ. Các em muốn tự khẳng định mình và muốn tìm sự thành đạt trong các hoạt động kinh doanh, buôn bán. * Những nhu cầu và hứng thú cơ bản của HS lớp 12: Để nghiên cứu và tìm hiểu xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 một cách chính xác, toàn diện thì trƣớc hết phải tìm hiểu những nhu cầu và hứng thú của các em về một số vấn đề cơ bản của cuộc sống. Chúng tôi đƣa ra 10 vấn đề cơ bản và yêu cầu HS nhận định và chỉ ra vấn đề nào HS có nhu cầu và hứng thú nhất thì xếp ở mức độ 1, có nhu cầu, hứng thú thứ hai thì xếp ở mức độ 2..., cứ nhƣ vậy đến mức độ 10. (Câu hỏi số 6 - phụ lục A1). Khi xử lý các câu trả lời, chúng tôi dùng phƣơng pháp cho điểm tƣơng ứng, mức độ 1 là 10 điểm, mức độ 2 là 9 điểm..., mức độ 10 là 1 điểm. Sau đó chúng tôi tính điểm trung bình và xếp theo thứ bậc. Điểm cao nhất xếp bậc 1... điểm thấp nhất xếp bậc 10. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Bảng 2.5: Những vấn đề HS lớp 12 có nhu cầu hoặc hứng thú Trường Nội Dung THPT Hạ Hoà THPT Hùng Vương THPT Việt Trì Trung bình chung Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB chung Thứ bậc 1 8,8 2 9,3 1 9,2 1 9,1 1 2 7,3 4 8,5 2 9,1 2 8,3 3 3 6,5 6 6,9 5 7,2 4 6,8 5 4 7,0 5 6,1 6 5,8 8 6,3 6 5 4,3 8 5,9 7 6,6 6 5,6 7 6 7,4 3 7,2 4 6,8 5 7,2 4 7 3,9 9 5,1 8 5,5 9 4,8 8 8 9,2 1 8,4 3 8,6 3 8,7 2 9 2,9 10 4,1 9 6,1 7 4,3 9 10 5,2 7 2,9 10 2,5 10 3,6 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Chú thích nội dung: 1. Học Đại học trở lên hoặc đi du học 2. Giỏi tin học, ngoại ngữ 3. Làm việc ở thành phố 4. Làm việc trong biên chế nhà nước 5. Làm việc trong biên chế nhà nước 6. Sớm có cuộc sống tự lập 7. Cuộc sống hưởng thụ, ăn chơi, tụ tập bạn bè 8. Việc làm ổn định và thu nhập cao 9. Kinh doanh, buôn bán 10. Tham gia các hoạt động xã hội Bảng 2.5 cho thấy, HS lớp 12 có hứng thú rộng, với nhiều vấn đề, tuy nhiên lại ở những mức độ rất khác nhau. Mức độ của những nhu cầu và hứng thú này có ảnh hƣởng rất lớn đối với việc các em sẽ chọn một nghề nghiệp tƣơng ứng nhƣ thế nào và í t nhất đây cũng là những cơ sở có tính định hƣớng trong việc lựa chọn nghề nghiệp của các em. Khi so sánh một số kết quả của các điều tra trƣớc, chúng tôi nhận thấy có sự tƣơng đối phù hợp ở điều tra này. Cụ thể là: + Vấn đề đi học đại học, đi du học là vấn đề HS lớp 12 hứng thú nhất có điểm trung bình 9,1. Xếp ở mức độ 1 (Thứ bậc 1). + Có việc làm ổn định và thu nhập cao: điểm TB 8,7. Xếp thứ 2 + Giỏi tin học, ngoại ngữ: có điểm TB 8,3. Xếp thứ 3 + Sớm có cuộc sống tự lập: điểm TB 7,2. Xếp thứ 4 + Đƣợc làm việc ở thành phố lớn: điểm TB 6,8. Xếp thứ 5 + Đƣợc làm việc trong biên chế nhà nƣớc: điểm TB 6,3. Xếp thứ 6 + Làm việc ngoài biên chế nhà nƣớc: điểm TB 5,6. Xếp thứ 7 + Có cuộc sống hƣởng thụ, ăn chơi, tụ tập bạn bè: điểm TB 4,8. Xếp thứ 7 + Kinh doanh, buôn bán: điểm TB 4,3. Xếp thứ 9 + Tham gia các hoạt động xã hội: điểm TB 3,6. Xếp thứ 10. Nhƣ vậy, đa số HS lớp 12 hiện nay đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tri thức (nhu cầu đƣợc học Đại học trở lên) của ngoại ngữ, tin học và một cuộc sống tự lập. Mong muốn đƣợc làm việc có thu nhập cao, đƣợc sống và làm việc ở thành phố là cách để các em có thể bắt nhịp, hoà mình vào nhịp sống sôi động và đòi hỏi sự thích ứng cao nhƣ hiện nay. Nhu cầu đƣợc làm việc trong biên chế nhà nƣớc không còn đƣợc các em quá quan tâm nhƣ trƣớc đây, mà nó đƣợc đánh giá khá ngang bằng với nhu cầu làm việc ngoài biên chế nhà nƣớc. Theo dự đoán của chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 tôi thì làm việc ngoài biên chế nhà nƣớc đang ngày càng đƣợc giới trẻ quan tâm và lựa chọn ngay cả khi các em có điều kiện để làm việc trong biên chế. Điều này có nhiều nguyên nhân nhƣng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất đó là thu nhập cao và sự thoải mái, hơn nữa là giúp con ngƣời năng động hơn và có sự thích ứng tốt. Một điều đáng chú ý trong điều tra này là HS lớp 12 hiện nay có quá ít nhu cầu hoặc không có nhu cầu tham gia vào các hoạt động xã hội (xếp thứ 10). HS còn đánh giá vấn đề này thấp hơn cả nhu cầu ăn chơi, tụ tập bạn bè, kinh doanh, buôn bán hay lao động kiếm tiền. Đây thực sự là một thực trạng xấu, nó chứng tỏ thanh niên hiện nay ngày càng có lối sống ích kỷ, mải lo kiếm tiền, ít quan tâm đến các hoạt động đoàn thể, xã hội và cộng đồng. Các truyền thống văn hoá, đạo đức cộng đồng, làng xã đang bị bào mòn do ảnh hƣởng của đô thị hoá và phát triển kinh tế quá nhanh đã tác động đến lối sống của thế hệ trẻ. ở một số nội dung thì nhu cầu, hứng thú của HS ở các vùng có sự khác nhau. Ví dụ nhu cầu làm việc trong biên chế nhà nƣớc thì HS lớp 12 của trƣờng THPT Hạ Hoà có sự ƣu tiên hơn nhiều so với HS của trƣờng THPT Hùng Vƣơng và THPT Việt Trì, nhu cầu kinh doanh, buôn bán thì HS lớp 12 ở THPT Việt Trì và THPT Hùng Vƣơng lại có sự ƣu tiên hơn so với HS lớp 12 ở THPT Hạ Hoà. Điều này cũng không khó hiểu bởi vì HS của trƣờng THPT Hạ Hoà là ở miền núi, đa số là con em nông dân, cuộc sống còn nhiều khó khăn nên các em có nhu cầu có việc làm ổn định trong biên chế nhà nƣớc, ít có nhu cầu kinh doanh, buôn bán hơn HS ở hai trƣờng thuộc thành thị là điều đƣơng nhiên. HS hai trƣờng THPT Hùng Vƣơng và THPT Việt Trì, đặc biệt là THPT Việt Trì thì đa số là con em gia đình công nhân viên chức hoặc kinh doanh, đƣợc tiếp xúc với cuộc sống thị thành thƣờng xuyên thì các em lại có nhu cầu cao hơn về kinh doanh, buôn bán hay làm việc ngoài biên chế nhà nƣớc. * Những ngành nghề HS lớp 12 ưu tiên lựa chọn: Khi đứng trƣớc ngƣỡng cửa cuộc đời, bắt buộc phải chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp và với thế giới nghề nghiệp đa dạng nhƣ hiện nay đã khiến cho HS lớp 12 ít nhiều phải phân vân, cân nhắc. Trong số những nghề mà các em cho là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 mình thích hoặc phù hợp với khả năng thì sẽ có một nghề phù hợp nhất đƣợc các em lựa chọn. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đƣa ra 10 ngành nghề (hoặc nhóm nghề) và yêu cầu HS lựa chọn và sắp xếp theo sự ƣu tiên lựa chọn của các em từ 1 đến 10. (Câu hỏi số 7. Mẫu phiếu A1). Cách cho điểm và xử lý tƣơng tự nhƣ ở bảng 2.5. Chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 2.6: Mức độ ưu tiên lựa chọn các ngành nghề (nhóm nghề) của HS lớp 12 Trường Nội dung THPT Hạ Hoà THPT Hùng Vương THPT Việt Trì Trung bình chung Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc ĐTB chung Thứ bậc 1 7,7 1 6,3 4 5,5 7 6,5 4 2 6,5 5 6,9 3 7,6 2 7,0 3 3 7,2 2 5,9 8 5,6 6 6,2 5 4 7,1 3 8,3 1 8,4 1 7,9 1 5 6,0 7 6,2 5 5,9 5 6,0 6 6 5,3 8 6,1 6 6,5 4 5,9 7 7 6,9 4 7,8 2 7,5 3 7,4 2 8 5,0 9 4,7 10 4,6 10 4,7 10 9 4,2 10 6,0 7 5,4 8 5,2 9 10 6,2 6 5,3 9 5,2 9 5,5 8 Chú thích nội dung: 1. Dạy học (Sư phạm). 2. Y, Dược. 3. Nông, lâm, ngư nghiệp. 4. tài chính, ngân hàng, chứng khoán, quản trị kinh doanh. 5. Xây dựng, kiến trúc, giao thông. 6. Văn hóa, nghệ thuật và giải trí (ca nhạc, điện ảnh, thời trang). 7. Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, điện tử viễn thông. 8. Công tác xã hội. 9. Chuyên gia tư vấn. 10. . Công an, quân đội. Những số liệu thu đƣợc trong bảng 2.6 đã chỉ rõ xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 có sự tập trung vào một số nghề nhất định. Thứ bậc ƣu tiên trong lựa chọn nghề nghiệp đƣợc phản ánh khá rõ ràng. Thứ bậc đó cụ thể nhƣ sau: - Các ngành thuộc lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, chứng khoán, quản trị kinh doanh, có điểm TB 7,9. Xếp thứ nhất - Các ngành Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, điện tử viễn thông, điểm trung bình 7,4. Xếp thứ hai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 - Các ngành Y, dƣợc: điểm trung bình 7,0. Xếp thứ 3 - Ngành sƣ phạm: Điểm trung bình 6,5. Xếp thứ 4 - Ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp: điểm trung bình 6,2. Xếp thứ 5 - Ngành kiến trúc, xây dựng giao thông vận tải: điểm TB 6,0. Xếp thứ 6 - Ngành văn hoá, nghệ thuật giải trí : điểm TB 5,9. Xếp thứ 7 - Các ngành thuộc lực lƣợng vũ trang: điểm TB 5,5. Xếp thứ 8 - Chuyên gia tƣ vấn: điểm trung bình 5,2. Xếp thứ 9 - Công tác xã hội: điểm TB 4,7. Xếp thứ 10 Nhƣ vậy, rõ ràng sự ƣu tiên trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 hiện nay đang tập trung vào các nghề đang đƣợc xã hội quan tâm, đánh giá cao nhƣ: tài chính, ngân hàng, kế toán, tin học ngoại ngữ, điện tử viễn thông, y, dƣợc đồng thời cơ hội việc làm những nghề này hiện nay đang rộng mở và đem lại thu nhập cao. Bên cạnh đó, nghề dạy học - một nghề đƣợc xem là ổn định, dễ xin việc hơn, luôn đƣợc xã hội đề cao vẫn chiếm một vị trí ƣu tiên cao trong sự lựa chọn của HS lớp 12, đặc biệt là đối với HS vùng nông thôn và miền núi. Nhìn vào bảng số liệu chúng tôi thấy, nghề sƣ phạm đƣợc HS lớp 12 trƣờng THPT Hạ Hoà ƣu tiên ở vị trí số 1 (ƣu tiên nhất), trong khi ở trƣờng THPT Hùng Vƣơng nghề này xếp thứ 4 và ở trƣờng THPT Việt Trì xếp thứ 7. Càng ở thành thị và thành phố lớn thì xu hƣớng chọn nghề sƣ phạm giảm đáng kể. Qua trao đổi với HS, và giáo viên chúng tôi đƣợc biết nghề sƣ phạm không phải đóng học phí, nếu chịu khó đi vùng cao vùng sâu thì vẫn có nhiều cơ hội việc làm, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của HS ở vùng nông thôn và miền núi. HS lớp 12 ở trƣờng THPT Việt Trì khi đƣợc hỏi tại sao không chọn nghề sƣ phạm thì đa số các em cho rằng nghề này vất vả lại thu nhập thấp, cuộc sống của giáo viên hiện nay các em thấy rất khó khăn nên các em không có hứng thú, vì vậy có ít học sinh lựa chọn nghề sƣ phạm. Tƣơng tự nghề sƣ phạm, các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp và các ngành thuộc lực lƣợng vũ trang cũng đƣợc các em ở nông thôn ƣu tiên lựa chọn hơn so với HS các trƣờng thành phố mặc dù điểm đầu vào những ngành này mấy năm trở lại đây khá thấp đặc biệt là các ngành nông lâm. Các ngành thuộc lĩnh vực văn hoá nghệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 thuật, giải trí có sự lựa chọn khác tƣơng đồng giữa các trƣờng và đƣợc xếp thứ 7 tuy nhiên vẫn xếp trên các ngành thuộc lực lƣợng vũ trang, nghề tƣ vấn và hoạt động xã hội lần lƣợt xếp thứ 8,9,10. Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi đƣợc biết các ngành công an, quân đội các em cũng rất thích nhƣng quá ít chỉ tiêu trong đó còn chỉ tiêu cho con em trong ngành nên các em không dám lựa chọn. Còn các nghề tƣ vấn, hoạt động xã hội các em cũng tìm hiểu và biết là xã hội đang rất cần nhƣng các em không có sự hiểu biết nào về những lĩnh vực này cho nên dù thích cũng không dám mạo hiểm lựa chọn. Nhìn chung, sự ƣu tiên chọn nghề của HS tập trung cao vào một số nghề chứng tỏ, việc lựa chọn nghề nghiệp của các em vẫn mang tính bị động, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan của nghề nhƣ: nghề đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn, nghề có thu nhập cao, ổn định, nghề dễ xin việc... chứ các em chƣa thực sự căn cứ vào yếu tố chủ quan nhƣ năng lực sở trƣờng, nhu cầu hứng thú thật sự của bản thân với nghề. * Những lí do lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12: Mỗi HS trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp đều có sự đấu tranh động cơ đi đến một quyết định lựa chọn cuối cùng do một động cơ cụ thể nào đó thúc đẩy. Có thể nói đó cũng chính là lý do chọn nghề của các em. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 (phụ lục A1). Chúng tôi tính tỉ lệ (%) các lựa chọn trả lời của HS, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Bảng 2.7: Lí do lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 Trường Nội dung THPT Hạ Hoà THPT Hùng Vương THPT Việt Trì Tổng SL % SL % SL % SL % 1 97 48,0 84 42,0 89 44,5 270 45,0 2 0 0 9 4,5 6 3,0 15 2,5 3 12 6,0 8 4,0 9 4,5 29 4,8 4 40 20,0 39 19,5 38 19,0 117 19,5 5 22 11,0 25 12,5 20 10,0 67 11,1 6 29 14,5 35 17,5 38 19,0 102 17,0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Chú thích nội dung: 1. Thấy phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú và nhu cầu của bản thân. 2. Thấy được ý nghĩa xã hội của nghề. 3. Thấy bạn bè và nhiều người chọn ngành nghề đó nên làm theo. 4. Có thu nhập cao và có nhiều cơ hội tìm được việc làm. 5. Có điều kiện để nâng cao trình độ và thăng tiến trong nghề. 6. Do cha mẹ (gia đình) định hướng. Bảng 2.7 cho thấy có tới 45% HS chọn nghề xuất phát từ lý do cá nhân, do sở thích, hứng thú, nhu cầu của bản thân, đây là tỉ lệ rất cao so với các lý do khác. Tiếp theo là lí do thu nhập và cơ hội tìm đƣợc việc làm đối với nghề (19,5%). Lí do đƣợc HS lựa chọn nhiều thứ ba là do sự định hƣớng của gia đình, cha mẹ (17,0%). Lí do đƣợc nâng cao trình độ và thăng tiến trong nghề có 11,1% HS lựa chọn, còn lại là lí do chọn nghề theo bạn bè và số đông chiếm tỉ lệ 4,8%. 2,5% là tỉ lệ lựa chọn thấp nhất cho lí do thấy đƣợc ý nghĩa xã hội của nghề. Kết quả trên cho thấy ngay sự chênh lệch quá nhiều giữa các lí do chọn nghề của HS lớp 12. Tìm hiểu nguyên nhân này, chúng tôi đƣợc biết, trƣớc hết lí do hứng thú, năng lực sở trƣờng, nhu cầu của cá nhân có thể nói là lí do bao trùm các lí do khác. Bên cạnh đó thì các hoạt động học tập vui chơi, quan hệ bạn bè, chọn nghề của HS lớp 12 hiện nay khá tự do, thoải mái, một phần cha mẹ cho phép con cái tự quyết các công việc cá nhân của mình, một phần cha mẹ không kiểm soát đƣợc con cái khi ra khỏi nhà và phần lớn cha mẹ mải làm ăn nên không quan tâm nhiều đến con cái đã làm cho HS lớp 12 đa số là tự quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai cho mình, tỉ lệ 45% phần nào khẳng định điều đó. Điều này là cơ sở tốt để hình thành tính tự lập, độc lập trong cuộc sống của HS lớp 12 và hơn nữa là các em có điều kiện để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Tuy nhiên ở lí do: Chọn nghề do thấy đƣợc ý nghĩa xã hội của nghề lại có ít HS lựa chọn (2,5%). Xét về bản chất thì thấy nó rất mâu thuẫn với con số 45% ở trên bởi lẽ đa số HS chọn nghề do nhu cầu, hứng thú của cá nhân nhƣng hầu nhƣ lại có quá ít HS chọn nghề vì ý nghĩa xã hội của nghề. Nhƣ vậy việc lựa chọn nghề nghiệp của HS vẫn chủ yếu là dựa vào các yếu tố bề ngoài của nghề nhƣ sự hào nhoáng, thu nhập, đƣợc nhiều ngƣời chú ý... Có một tỉ lệ khá lớn (17,0%) HS Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 lựa chọn nghề do sự định hƣớng của gia đình. Điều này cũng rất quan trọng bởi vì hơn ai hết cha mẹ là những ngƣời hiểu con mình, có nhiều kinh nghiệm sống và lao động. Tuy nhiên sự định hƣớng của cha mẹ cũng chỉ nên ở một mức độ nhất định, bởi vì sự áp đặt thái quá mang tính chủ quan của cha mẹ sẽ khiến con mình chọn nghề sai lầm, không phù hợp. Qua tìm hiểu chúng tôi đƣợc biết những HS lựa chọn nghề bởi vì lí do này phần lớn là gia đình có khả năng hoặc đƣợc sắp đặt công việc “đầu ra” cho con cái mình ở một vị trí nào đó trong xã hội và định hƣớng hoặc bắt buộc các em lựa chọn ngành nghề đó. Lí do chọn nghề do có thu nhập cao và dễ kiếm việc làm sau khi ra trƣờng cũng đƣợc khá nhiều HS lựa chọn. Có thể nói đây vẫn là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 hiện nay. Trong điều kiện hiện nay để có đƣợc một công việc ổn định thì không phải HS nào, gia đình nào cũng có thể làm đƣợc ngay sau khi HS ra trƣờng (sau khi học nghề), vì vậy, lựa chọn những nghề dễ kiếm đƣợc việc làm luôn đƣợc HS lớp 12 và cả gia đình các em tính đến đầu tiên nếu thực sự gia đình không đủ khả năng tài chính và các mối quan hệ xã hội cần thiết để “xin việc” cho con em mình. Điều này hoàn toàn phù hợp với HS lớp 12 ở vùng nông thôn, miền núi gia đình còn có nhiều khó khăn về kinh tế. Đây cũng là lí do để các em bắt đầu có xu hƣớng lựa chọn những nghề cho thu nhập cao mặc dù có thể không phù hợp với năng lực, sức khoẻ và sở thích của bản thân. * Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9 (mẫu phiếu A1) và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 2.8: Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 Các yếu tố ảnh hưởng THPT Hạ Hoà THPT Hùng Vương THPT Việt Trì Tổng SL % SL % SL % SL % 1 108 54,0 90 45,0 112 56,0 310 51,6 2 3 1,5 4 2,0 6 3,0 13 2,2 3 20 10,0 13 6,5 7 3,5 40 6,6 4 28 14,0 49 24,5 35 17,5 112 18,6 5 41 20,5 44 22,0 40 20,0 125 20,8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Chú thích các yếu tố ảnh hưởng: 1. Cha mẹ ( gia đình). 2. Bạn bè và những người quen. 3. Hoạt động hướng nghiệp của nhà trường. 4. Các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, sách báo, internet...). 5. Nhu cầu, hứng thú và sự hiểu biết của bản thân đối với nghề định chọn. Qua bảng 2.8 có thể thấy việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau với mức độ rất khác nhau. Nếu xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp thì HS chọn nghề bị ảnh hƣởng nhiều nhất là từ gia đình (51,6%), thứ hai là nhu cầu, hứng thú và sự hiểu biết của bản thân đối với nghề định chọn (20,8%), thứ ba là ảnh hƣởng từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng (18,6%), thứ tƣ là ảnh hƣởng từ hoạt động hƣớng nghiệp của nhà trƣờng (6,6%) và cuối cùng là ảnh hƣởng từ bạn bè, ngƣời quen (2,2%). Trƣớc hết cần phải thống nhất rằng giữa các lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_SP_GD_TDC.pdf