MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRưỜNG. 8
1.1. Tổng quan về môi trường và bảo vệ môi trường . 8
1.1.1. Khái niệm môi trường. 8
1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường . 10
1.1.3. Sự cần thiết bảo vệ môi trường . 11
1.2. Tổng quan về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. 15
1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường . 15
1.2.2. Đặc trưng của vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. 17
1.2.3. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. 18
1.2.4. Đặc trưng của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường .19
1.3. Tổng quan về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường . 20
1.3.1. Khái niệm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường . 20
1.3.2. Đặc điểm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường . 22
1.3.3. Nội dung pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường . 23
Tiểu kết Chương 1. 36
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRưỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN
LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 37
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội.37
2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tại quận Long
Biên, thành phố Hà Nội. 39
2.3. Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tại quận
Long Biên, thành phố Hà Nội . 44
99 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Biên nhanh chóng xây dựng những quy
hoạch cụ thể, quy hoạch mới phù hợp tình hình thực tế. Nhờ thế, quận Long
Biên là đơn vị đầu tiên của Hà Nội được phân cấp quy hoạch, quận đã thông
qua các quy hoạch 1/2000 về sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi
tiết 1/500 các khu đô thị và các ô đất chức năng...
Thực hiện chủ trương xây dựng đô thị hiện đại, chỉ trong một thời gian
ngắn, quận đã thực hiện bốn dự án chỉnh trang các tuyến phố Nguyễn Văn
Cừ, Nguyễn Sơn, Ngô Gia Khảm, Ngọc Lâm thành tuyến phố văn minh đô
thị; mở rộng, xây mới một số tuyến đường như: Ngô Gia Tự, đường 40 m từ
Thạch Bàn đi Ngọc Thụy và nhiều tuyến đường khác với tổng kinh phí là
2.250 tỷ đồng. Ðúng vào dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận, ngày 26-10 vừa
qua, tuyến đường từ đường Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Sơn đến đường Ngọc
38
Thụy - Thạch Bàn, dài 2.919 m và tuyến đường từ quốc lộ 1B đến khu đô thị
Việt Hưng, dài 2.800 m chính thức được khánh thành.
Từ năm 2010 đến 2017, quận đầu tư 2.350 tỷ đồng xây dựng hệ
thống thoát nước, cải thiện vệ sinh môi trường trong các khu dân cư. Hệ
thống chiếu sáng đô thị cũng được đầu tư đồng bộ. Năm 2006, tỷ lệ tuyến
đường được lắp đặt hệ thống chiếu sáng đô thị là 42% thì đến năm 2010,
100% tuyến đường rộng từ 2 m trở lên được lắp đặt chiếu sáng. Ðối với
các khu đô thị mới, quận Long Biên tổ chức giám sát chặt chẽ các chủ đầu
tư trong việc xây dựng hạ tầng nội bộ đô thị, dành diện tích đáng kể để
xây dựng trường học, vườn hoa, cây xanh, đường giao thông..., cho nên
các khu đô thị mới tại quận Long Biên là điển hình về đô thị xanh - sạch -
đẹp, có chất lượng sống cao.
Cùng với việc phát triển đô thị, quận Long Biên chú trọng chuyển đổi
cơ cấu kinh tế sang đẩy mạnh phát triển dịch vụ - thương mại, phát triển công
nghiệp có chọn lọc, chú trọng công nghiệp công nghệ cao. Nếu năm 2003, cơ
cấu kinh tế của quận là: Công nghiệp (70%) - dịch vụ (26,7%) - nông nghiệp
(3,3%), thì đến năm 2017, cơ cấu kinh tế đã chuyển theo hướng dịch vụ -
thương mại (55,34%) - công nghiệp (43,65%) - nông nghiệp (1,01%). Trên
địa bàn quận hình thành nhiều trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của cả khu
vực như trung tâm thương mại Savico, Vincom... Năm 2016, tổng thu ngân
sách trên địa bàn quận ước đạt trên 4.000 tỷ đồng.
Quận Long Biên có tốc độ đô thị hóa nhanh. Hiện nay, trên địa bàn đã
và đang hình thành rất nhiều khu đô thị. Điển hình như khu đô thị Việt Hưng,
khu đô thị Bồ Đề, khu đô thị Ngọc Thụy, khu đô thị Thượng Thanh, khu đô
thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn cùng với một số khu đô thị sinh thái
ven sông như Vinhomes Riverside, Berriver Long Biên, Rice Home Sông
Hồng
39
Kinh tế của quận cũng ngày càng có những bước tiến nhanh chóng.
Từ khu vực trước đây phát triển về nông nghiệp, thủy sản thì nay trên địa
bàn quận có rất nhiều hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt là sự phát
triển về dịch vụ, có các trung tâm thương mại lớn được xây dựng. Hàng
hóa được vận chuyển từ các tỉnh về qua cả đường thủy và đường bộ. Quận
Long Biên là địa bàn tập trung các khu công nghiệp, tốc độ xây dựng lớn,
là địa bàn liên quan đến việc xử lý rác thải của thành phố, vì vậy, vi phạm
hành chính nói chung, vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có
điều kiện phát sinh.
2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng tại
quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Trong những năm gần đây, ở nước ta, tình hình vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tăng nhanh chóng về số lượng và tính
chất, mức độ vi phạm ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn và địa bàn
quận Long Biên cũng không phải là một ngoại lệ.
Kết quả khảo sát đánh giá cảm nhận của người dân và cán bộ, công
chức cho thấy, trong nhận thức của người dân, cán bộ, công chức, số
lượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ngày càng tăng lên.
Với 300 đối tượng được khảo sát, đa số đối tượng được khảo sát cho
rằng vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đang tăng lên với
91% ý kiến được khảo sát đồng ý. Ý kiến cho rằng vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường giữ nguyên và giảm đi chỉ bằng 1/10 ý kiến
cho rằng vi phạm hành chính tăng lên. Điều này cho thấy, trong nhận
thức, đánh giá của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức được
khảo sát, tình hình vi phạm hành chính trông lĩnh vực môi trường trên
địa bàn quận có xu hướng tăng lên.
40
Biểu 2.1. Cảm nhận về vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng
Về mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, các ý kiến
được khảo sát cho rằng các vi phạm hành chính có xu hướng nghiêm trọng
với 96,0% ý kiến được khảo sát đồng ý, đánh giá vi phạm ở mức bình thường
chỉ có 7,3% và 3,7% ý kiến được khảo sát cho rằng các vi phạm có mức độ ít
nghiêm trọng. Điều này cho thấy người dân, cán bộ, công chức thực sự lo
ngại về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường trong thời
gian qua.
Biểu 2.2. Cảm nhận về mức độ vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trƣờng
41
Điều đáng lưu ý là ý kiến đánh giá của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công
chức về mức độ nghiêm trọng của vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có
sự tương đồng. Xét về tỷ lệ, có 85% các ý kiến khảo sát từ cán bộ, công chức được
khảo sát cho rằng vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ở mức độ nghiêm
trọng. Ở khía cạnh này, người dân, doanh nghiệp có tỷ lệ đánh giá cao hơn với tỷ lệ
91,0%. Kiểm định Chi-square cho thấy, với giá trị Sig lớn hơn 0,05 cho thấy không
có sự khác biệt trong ý kiến khảo sát của cán bộ, công chức, người dân và doanh
nghiệp về mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Nói cách khác,
bản thân các cán bộ, công chức đang công tác ở các cơ quan trên địa bàn quận Long
Biên cũng như người dân và doanh nghiệp đều có chung nhận định về hiện trạng
mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn quận Long Biên,
thành phố Hà Nội hiện nay.
Bảng 2.1. Mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng
Đối tƣợng khảo sát * Mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng
Crosstabulation
Mức độ vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường
Tổng
Vi phạm
nghiêm
trọng
Vi phạm ở
mức bình
thường
Vi phạm ít
nghiêm
trọng
Đối
tượng
khảo
sát
Người
dân,
doanh
nghiệp
Cộng 191 16 8 200
Tỷ lệ % đối tượng khảo sát 88.0% 8.0% 4.0% 100.0%
Tỷ lệ % của tổng thể đối
tượng khảo sát
60.7% 3.3% 2.7% 66.7%
Cán bộ,
công
chức
Cộng 85 12 3 100
Tỷ lệ % đối tượng khảo sát 85.0% 12.0% 3.0% 100.0%
Tỷ lệ % so với tổng thể đối
tượng khảo sát
28.3% 4.0% 1.0% 33.3%
Total Cộng 267 22 11 300
Tỷ lệ % đối tượng khảo sát 89.0% 7.3% 3.7% 100.0%
Tỷ lệ % so với tổng thể đối
tượng khảo sát
89.0% 7.3% 3.7% 100.0%
42
Kiểm định Chi bình phƣơng (Chi-Square Tests)
Giá trị
Bậc tự do
(df)
Ý nghĩa tiệm cận hai chiều (Asymp.
Sig. (2-sided))
Chi bình phương Pearon (Pearson
Chi-Square)
3.231
a
2 .199
Tỷ số khả dĩ (Likelihood Ratio) 2.913 2 .233
Số lượng trường hợp có giá trị (N
of Valid Cases)
300
a.2 ô (33,3%) dự kiến đếm nhỏ hơn 5. Số lượng dự kiến tối thiểu là 1,81) (2 cells (33.3%)
have expected count less than 5. The minimum expected count is 1.81)
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn
quận Long Biên diễn ra trên một hoạt động chủ yếu như: Lĩnh vực vệ sinh an
toàn thực phẩm; Lĩnh vực môi trường đô thị; Lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên;
Lĩnh vực tài nguyên khoáng sản; Lĩnh vực hóa chất; Lĩnh vực y tế; Lĩnh vực
chất thải nguy hại; Lĩnh vực xả thải.
Kết quả thanh tra cho thấy hành vi vi phạm quy định bảo vệ môi
trường cho thấy, đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tập
trung vào nhóm đối tượng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Các hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp rất đa
dạng, nhưng chủ yếu là vi phạm trong hoạt động xả nước thải, khí thải và
chất thải nguy hại. Nhiều cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải,
nhiều cơ sở có hệ thống xử lý nước thải nhưng không vận hành hoặc hệ thống
xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường. Một hiện
tượng nữa phổ biến tại các khu công nghiệp đó là nhiều doanh nghiệp xả thải
vào môi trường mà không có giấy phép xả thải hoặc có giấy phép xả thải
nhưng lưu lượng xả thải vượt quá giới hạn cho phép ghi trong giấy phép.
Nhiều doanh nghiệp không thực hiện chế độ quan trắc chất lượng nước xả
thải trước khi thải ra môi trường, không báo cáo định kỳ tới cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
43
Đối với hoạt động thải khí thải, các hành vi vi phạm của doanh
nghiệp cũng tương tự như đối với hoạt động thải nước thải. Hệ thống xử
lý khí thải của các doanh nghiệp còn hạn chế, sơ sài, phần lớn chỉ mang tính
chất hình thức, đối phó, không có tác dụng thực sự trong việc xử lý khí thải.
Khác với nước thải, khí thải cần được xử lý tại nguồn thải không thể xử lý
tập trung. Hơn nữa, khí thải của các doanh nghiệp thường chứa nhiều chất
độc hại. Vì vậy, khí thải nếu không được kiểm soát tốt tại nơi xả thải gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe của cộng đồng xung quanh.
Đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại quá trình thu gom và vận
chuyển do doanh nghiệp trực tiếp thực hiện. Nhiều doanh nghiệp chưa có ý
thức tự giác trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về phân loại chất
thải rắn, chất thải nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp còn bị đổ lẫn với rác
thải sinh hoạt, quá trình vận chuyển chất thải nguy hại cũng chưa được thực
hiện nghiêm chỉnh theo quy định. Bên cạnh đó, tình trạng doanh nghiệp
nhập khẩu phế liệu, rác thải từ nước ngoài tuy đã được hạn chế nhưng vẫn tiếp
diễn.
Một điểm đáng lưu ý là chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường không chỉ có các tổ chức ngoài nhà nước, các cá nhân mà bản thân
một số cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm. Tháng 6 năm 2015,
chính quyền UBND phường Long Biên đã bị UBND thành phố Hà Nội kết
luận là sai phạm nghiêm trọng khi chỉ đạo cho san lấp 10 hec-ta thuộc hành
lang thoát lũ của sông Hồng, khu vực đã được UBND thành phố Hà Nội Hà
Nội phê duyệt theo quy hoạch hành lang thoát lũ do Viện Quy hoạch Thủy lợi
xây dựng từ năm 2009. Chính quyền UBND thành phố Hà Nội cũng đã có
công văn số 4939/UBND-NNNT yêu cầu UBND phường Long Biên dừng
ngay việc san lấp, trả lại hiện trạng ban đầu và nghiêm khắc kiểm điểm trách
nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm. Sự vi phạm hành chính trong lĩnh
44
vực môi trường từ phía các cơ quan nhà nước cũng ảnh hưởng đến hiệu quả
tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường đối với
người dân, doanh nghiệp.
Có thể đánh giá mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
có xu hướng ngày càng tăng lên khi số lượng vi phạm được xử lý tăng dần
qua các năm. Mức tiền phạt cũng tăng mạnh đối với các hành vi vi phạm cho
thấy mức độ nghiêm trọng của các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
môi trường cũng tăng lên theo thời gian.
2.3. Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng
tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Trong thời gian qua, quận Long Biên đã chú ý phát hiện và xử lý các
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Từ năm 2013 đến năm
2017, quận Long Biên đã xử lý 1.068 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực
môi trường liên quan đến 1.074 đối tượng là cá nhân, tổ chức.
Bảng 2.2. Thống kê kết quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng
Năm Số vụ Số đối tƣợng
2013 126 125
2014 131 132
2015 118 118
2016 285 288
2017 409 411
Tổng 1.069 1.074
(Nguồn: Báo cáo công tác xử phạt vi phạm hành chính về môi trường quận Long
Biên giai đoạn 2013-2017).
Nhìn chung xu hướng chung các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường tăng dần quan các năm trừ năm 2015 so với năm 2013 và năm
45
2014. Năm 2017 tăng 1,4 lần số vụ vi phạm hành chính được xử lý so với
năm 2016 và tăng hơn 3 lần so với số vụ được xử lý trong năm 2013. Trong
số các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được xử lý, các hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường
đô thị chiếm đa số. Bên cạnh đó, các vi phạm hành chính về y tế, hóa chất,
chất thải nguy hại, xả thải được xử lý có xu hướng tăng lên qua các năm. Điều
này một mặt cho thấy kết quả của hoạt động xử lý vi phạm hành chính, mặt
khác, cũng phản ánh xu hướng tăng lên của các hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường.
Bảng 2.3. Kết quả xử lý vi phạm hành chính theo ngành liên quan
đến môi trƣờng
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm 57 56 42 168 198
Lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên 03 04 01 02 01
Lĩnh vực tài nguyên khoáng sản 14 22 10 16 13
Lĩnh vực môi trường đô thị 48 35 50 86 142
Lĩnh vực hóa chất 04 07 10 06 11
Lĩnh vực y tế 0 02 02 04 35
Lĩnh vực chất thải nguy hại 0 01 01 03 05
Lĩnh vực xả thải 0 04 02 03 04
Tổng 126 131 118 285 411
(Nguồn: Báo cáo công tác xử phạt vi phạm hành chính về môi trường quận Long
Biên giai đoạn 2013-2017).
Về số tiền phạt vi phạm hành chính, trong những năm vừa qua, số tiền
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn quận Long
Biên, thành phố Hà Nội đang tăng lên.
46
Bảng 2.4. Số tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng
Năm Số tiền (đ)
2013 561.000.000
2014 803.250.000
2015 1.205.000.000
2016 1.514.000.000
2017 2.620.000.000
Tổng 6.703.250.000
(Nguồn: Báo cáo công tác xử phạt vi phạm hành chính về môi trường quận Long
Biên giai đoạn 2013-2017).
Có thể nhận thấy số tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội tăng lên đáng kể qua
các năm. Từ năm 2013 đến năm 2017, số tiền phạt vi phạm hành chính đã
tăng lên gần 5 lần trong khi số lượng các vụ vi phạm được xử lý chỉ tăng hơn
3 lần. Năm 2015, số lượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
được phát hiện và xử lý ít hơn năm 2013 và năm 2014, tuy nhiên, số tiền phạt
vi phạm cao hơn. Những điều này cho thấy mức độ vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường có xu hướng nghiêm trọng hơn và cần áp dụng mức xử
phạt với số tiền cao hơn.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, quận Long Biên đã duy trì thường xuyên
công tác thanh kiểm tra định kỳ và xử lý nhiều vi phạm vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước.
Từ đầu năm đến nay, quận đã tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi
trường đối với 121 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quận; 03
trạm Y tế phường và 01 phòng khám đa khoa tư nhân, 36 phòng khám chuyên
khoa. Ngoài ra, thường xuyên tiến hành kiểm tra che chắn, vận chuyển vật
liệu xây dựng, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải xây dựng đối với
các công trình xây dựng.
47
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quận đã cấp Giấy xác nhận kế hoạch
bảo vệ môi trường cho 23 dự án xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên
địa bàn quận; Cấp giấy xác nhận đề án báo vệ môi trường đơn giản cho 19 cơ
sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quận. Đồng thời, đoàn kiểm tra
liên ngành của UBND quận Long Biên đã tiến hành kiểm tra và lấy 06 mẫu
không khí xung quanh, khí thải đối với 06 cơ sở; 08 mẫu nước thải đối với 08
cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quận. Kết quả 02 mẫu nước
thải vượt quy chuẩn hiện hành, UBND quận đã phạt cảnh cáo đối với 01 cơ
sở, ban hành quyết định xử phạt đối với 01 cơ sở với số tiền phạt 25 triệu
đồng.
Qua kiểm tra, các ngành chức năng quận đã ban hành 19 quyết định xử
phạt hành chính đổi với 15 cơ sở với số tiền là 81,75 triệu đồng đối với các vi
phạm về bảo vệ môi trường trong xả thải; xử lý 30 trường hợp vi phạm, xử
phạt 60 triệu đồng đối với các vi phạm vận chuyển vật liệu xây dựng, đổ phế
thải xây dựng, không, đúng nơi quy định; 48 trường hợp trung chuyển, tập kết
vật liệu xây dựng trên vỉa hè không đúng quy định gây mất mỹ quan đô thị,
làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, xử phạt với số
tiền 40,5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra, kiểm soát chất thải y tế ngay tại nguồn
đối với: 03 trạm Y tế phường trên địa bàn quận; 01 phòng khám đa khoa tư
nhân; 36 phòng khám chuyên khoa, qua đó, ban hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với 06 cơ sở với tổng số tiền phạt 47,7 triệu đồng; xử
phạt vi phạm hành chính đối với 02 phòng khám chuyên khoa do có hành vi
vi phạm về không thực hiện xử lý chất thải y tế theo quy định đối với cơ sở
khám, chữa bệnh.
Về tổng thể, các cơ quan chức năng của quận Long Biên đã có nhiều nỗ
lực trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
48
trường nhằm xây dựng môi trường sống lành mạnh cho người dân, đảm bảo
yeu cầu phát triển bền vững của quận trong giai đoạn hiện tại và những năm
tiếp theo.
2.4. Đánh giá hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
môi trƣờng tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân
Trong những năm qua, quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã phát hiện
và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Kết quả
khảo sát người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức trên địa bàn quận
Long Biên cho thấy, các đối tượng được khảo sát đánh giá khá tích cực về kết
quả xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Ngay sau khi Nghị định 155/2016/NĐ-CP có hiệu lực, cùng với các
đơn vị có liên quan, UBND quận Long Biên đã tăng cường đào tạo nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ làm công tác xử lý vi phạm; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghị định qua các phương tiện thông
tin đại chúng để người dân hiểu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; tích cực
phối hợp, kiên quyết xử lý các vụ vi phạm về môi trường. Thời gian qua, việc
triển khai thực hiện Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quận đã phát
huy những mặt tích cực.
Cụ thể, ý thức của các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt. Việc chấp hành
pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu,
cụm công nghiệp trên địa bàn quận được thực hiện khá tốt; đa số các cơ sở
sản xuất đã lập và qua cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ môi trường;
chủ động xây dựng các công trình xử lý nước thải, khí thải trước khi đi vào
vận hành chính thức; chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại phát
49
sinh được các cơ sở thu gom, lưu giữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức
năng vận chuyển, xử lý theo quy định.
Kết quả khảo sát ý kiến của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công
chức cho thấy, các ý kiến phản hồi có những đánh giá tích cực về kết quả xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. 38% ý kiến của những
người được hỏi cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền đã chú ý hoạt động kiểm
tra nhằm phát hiện, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
33,3% ý kiến được khảo sát cho rằng, khi phát hiện vi phạm, các cơ quan có
thẩm quyền đã tiến hành thủ tục xử lý vi phạm và nỗ lực xử lý vi phạm.
Các ý kiến khảo sát cũng đánh giá cao kết quả các đợt thanh tra, kiểm
tra đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn liên
quan đến việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Các
ý kiến khảo sát cho rằng, trong những năm gần đây, tỷ lệ phát hiện các vi
phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thông qua các đợt thanh tra, kiểm
tra có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm
tra đã được thực hiện tương đối hiệu quả.
Một nội dung được người dân đánh giá tích cực là trong quá trình xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, các cơ quan có thẩm quyền đã chú
ý trong quá trình phối hợp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Những kết quả tích cực trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó, có một số
nguyên nhân cơ bản.
Thứ nhất, các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường từng bước được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý việc phát hiện và xử lý v
phạm hành chính.
Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội nỗ lực trong
thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyền các cơ
50
quan xử lý vi phạm hành chính ngày càng được xác định rõ ràng hơn góp phần
phát huy trách nhiệm của các cơ quan. Các cơ quan có sự phối hợp với nhau
trong phát hiện, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường tăng cường lắng nghe ý kiến của người dân, các tổ chức doàn
thể trên địa bàn quận nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường trên địa
bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội bên cạnh những kết quả đã đạt được còn
có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường còn chậm bị
phát hiện, xử lý kịp thời. Kết quả khảo sát người dân, doanh nghiệp và cán bộ,
công chức trên địa bàn quận Long Biên cho thấy, 62,0% số người được hỏi rằng
các vi phạm hành chính chậm bị phát hiện, 64,7% cho rằng các vi phạm chưa
được xử lý kịp thời và 67% cho rằng việc xử lý vi phạm có lúc chưa đủ sức răn
đe. Điều này cho thấy việc, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
trên địa bàn quận Long Biên còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân, cán
bộ, công chức.
Biểu 2.3. Ý kiến đánh giá về hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trƣờng trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
51
Thứ hai, trong xử lý vi phạm các cơ quan chức năng không ít trường
hợp vi phạm vẫn còn khá lúng túng như xử lý vi phạm trong việc vứt rác, vệ
sinh cá nhân bừa bãi. Người vi phạm sẽ không chấp nhận đã thực hiện hành vi
vi phạm nếu như không có người chịu đứng ra làm chứng hoặc không có các
thiết bị ghi lại hình ảnh. Một phần do lực lượng kiểm tra xử lý có hạn chế,
mặt khác, khó có thể bắt quả tang trường hợp vứt rác hoặc vệ sinh cá nhân
bừa bãi nếu không sử dụng trang thiết bị quay chụp. Trường hợp người dân
không chấp hành đóng phạt, cơ quan chính quyền cũng rất khó để tiến hành
cưỡng chế do thủ tục khá phức tạp. Về lực lượng kiểm tra giám sát hiện cũng
được cho là hạn chế trong việc phát hiện, xử lý vi phạm, vì cấp cơ quan hành
chính xã, phường, thị trấn hiện nay chỉ được biên chế một cán bộ môi trường,
trong khi địa bàn thì rộng, dân đông.
Thứ ba, trong việc xác định thẩm quyền xử lý còn nhiều lúng túng, thời
gian kéo dài gây ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng các biện pháp xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Do lĩnh vực bảo vệ môi trường rất rộng, liên quan đến nhiều ngành,
nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý vì vậy trong nhiều trường hợp một vụ vi
phạm mà có tới hai, ba cơ quan có thẩm quyền xử lý. Hệ thống văn bản
pháp luật bảo vệ môi trường nhiều, vừa thừa lại vừa thiếu, các quy định
chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho việc xác định thẩm quyền.
Thứ tư, ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người, tổ chức,
doanh nghiệp chưa cao, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa quyết liệt
trong việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Phát triển bền vững là nguyên tắc quan trọng trong luật môi trường
Việt Nam. Phát triển đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi
trường và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, ở những quốc gia còn kém phát triển
như Việt Nam, việc nhận thức nguyên tắc này còn nhiều hạn chế, nguyên
52
nhân chính là nhiều khi do áp lực phát triển kinh tế mà chúng ta phải hi sinh
lợi ích môi trường. Việc nhận thức kém này không chỉ ở phía các tổ chức, cá
nhân mà tồn tại ngay ở phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền do lo ngại ảnh hưởng đến phát triển kinh tế địa phương
mà bỏ qua vi phạm của một số doanh nghiệp, hoặc có xử phạt nhưng mà
chưa nghiêm khắc, chưa tương xứng với tính chất, mức độ nghiêm trọng của
hành vi vi phạm.
Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt vi phạm
bởi mức xử phạt so với chi phí xử lý chất thải của họ thấp hơn rất nhiều.
Hiện nay, các chế tài của pháp luật mới chỉ là phạt tiền, tạm đình chỉ hoạt
động, tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn dường như chưa
đủ mạnh để trừng trị, răn đe những chủ thể vi phạm.
Thứ năm, các chủ thể có thẩm quyền còn coi nhẹ quy định của pháp luật
về trình tự, thủ tục xử lý.
Nhiều trường hợp theo quy định của pháp luật một số hanh vi vi
phạm bị phạt cảnh cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra
hành vi sai phạm này chỉ nhắc nhở bằng lời nói, không tiến hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xu_ly_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_moi_truong.pdf