Luận văn Xử lý vi phạm hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI

PHẠM HỢP ĐỒNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN .7

1.1. Khái quát về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản.7

1.2. Pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản .13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI

HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG ĐẤU GIÁ TÀI

SẢN Ở TỈNH QUẢNG NAM.28

2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ở Việt

Nam hiện nay .28

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ở

tỉnh Quảng Nam .43

CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HỢP

ĐỒNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM.59

3.1. Một số định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hợp

đồng đấu giá tài sản ở Việt Nam.59

3.2. Một số kiến nghị về giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản ở Việt Nam .61

KẾT LUẬN .68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf75 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử lý vi phạm hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu giá tài sản (dịch vụ đấu giá tài sản) được ký kết giữa tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá được thực hiện theo hợp đồng đấu giá tài sản, quy định của Luật Đấu giá tài sản, quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Luật cũng quy định khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó. Tổ chức đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản. Như vậy, vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản có thể là các vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, cũng có thể là trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên vi phạm quy định của Luật Đấu giá tài sản, quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Các bên trong hợp đồng đấu giá tài sản có có thể có quyền không thực hiện nghĩa vụ hoặc nội dung của nghĩa vụ trong hợp đồng đấu giá tài sản như trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong trường hợp hợp đồng đấu giá tài sản đó không tuân thủ các điều kiện luật định như điều kiện về chủ thể, về nội dung, hình thức hợp đồng Hợp đồng không tuân thủ các điều kiện theo luật định cũng là một dạng vi phạm của hợp đồng đấu giá tài sản sẽ được phân tích chi tiết ở phần tiếp theo. Khi hợp đồng đấu giá tài sản chứa đựng dạng vi phạm về điều 30 kiện luật định này thì không thực hiện nội dung hợp đồng đấu giá tài sản lúc này không còn là vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản nữa. Thứ hai, các vi phạm quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đấu giá tài sản. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đấu giá tài sản bao gồm các điều kiện có hiệu lực nói chung của hợp đồng dân sự và điều kiện có hiệu lực đặc thù của hợp đồng đấu giá tài sản nói riêng. Một là, các bên trong quan hệ hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí nên người tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện của những người tham gia hợp đồng được đặt trên căn bản của thuyết tự do ý chí. Một số người cho rằng quan điểm này là của Kant- nhà triết học người Đức đưa ra. Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí của con người mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó. Một người chỉ bị ràng buộc theo cách mà người đó muốn. Khi bàn về vấn đề tự do ý chí, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Không thể bàn về lý luận, đạo đức và pháp quyền mà lại không đề cập đến tự do ý chí, đến quan hệ giữa tất yếu và tự do”. Để tạo cho các chủ thể thoả mãn các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần, pháp luật cho phép mọi chủ thể được quyền tự do giao kết hợp đồng. Tự do ý chí của các chủ thể trong việc xác lập quan hệ hợp đồng bao gồm các yếu tố: Tự do đề nghị giao kết hợp đồng; tự do chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị; tự do thoả thuận những điều khoản cơ bản của hợp đồng như: Đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán Người có năng lực hành vi là người có lý trí, họ nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi đồng thời có khả năng điều khiển hành vi của họ. Họ có khả năng chịu trách nhiệm về hợp đồng đã xác lập và hậu quả do việc xác lập, thực hiện hợp đồng. Nhưng ý chí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ dân sự nói riêng mà cụ thể là quan hệ hợp đồng phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. Vì vậy, ý chí đó phải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo 31 đức xã hội. Trong giới hạn bởi hành lang pháp lý các bên tham gia vào hợp đồng tự do thể hiện ý chí của mình và pháp luật, đạo đức xã hội thể hiện ý chí của Nhà nước đã hạn chế tự do ý chí của chủ thể. Sự tự do ý chỉ phải nằm trong khuôn khổ nhất định. Bộ luật Dân sự xây dựng theo hướng bảo vệ tối đa quyền tự do hợp đồng của các chủ thể trong xã hội, bảo đảm tính ổn định của các giao dịch dân sự, thông qua các quy định hạn chế việc tuyên bố vô hiệu một cách tuỳ tiện các giao dịch dân sự. Trên tinh thần đó, chỉ trong những trường hợp đặc biệt và phải có căn cứ rõ ràng chỉ Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật mới được phép can thiệp vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Hai là, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm củapháp luật và không trái đạo đức xã hội Mục đích của hợp đồng là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được”. Lợi ích hợp pháp là các hành vi mà các bên trong hợp đồng sẽ thực hiện để đem lại một kết quả nhất định. Hợp đồng lại là căn cứ phát sinh nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ chính là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Vì vậy, lợi ích hợp pháp đó có thể là vật, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Mục đích của hợp đồng là yếu tố không thể thiếu trong hợp đồng, là cơ sở xác định việc xác lập, thực hiện hợp đồng đó có hiệu lực pháp lý hay không. Mục đích của hợp đồng khác với động cơ xác lập hợp đồng. Động cơ của hợp đồng là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia hợp đồng không được coi là yếu tố đương nhiên phải có trong hợp đồng. Nếu động cơ không đạt được không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng nhưng hợp đồng không có mục đích hoặc mục đích không đạt được sẽ làm hợp đồng vô hiệu. Mục đích luôn luôn được xác định cụ thể còn động cơ có thể được xác định hoặc không. Ví dụ như trong hợp đồng mua nhà mục đích của hợp đồng là mua nhà để có quyền sở hữu nhà nhưng động cơ có thể để ở, cho thuê hay lại cho người khác. Động cơ của hợp đồng có thể được các bên thoả thuận trở thành một điều khoản của hợp đồng, một bộ phận cấu thành của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, 32 thoả thuận trong hợp đồng. Các điều khoản đó sẽ xác định quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nội dung của hợp đồng được quy định cụ thể ở Điều 402 Bộ luật Dân sự, theo đó, nội dung của hợp đồng gồm các điều khoản về đối tượng của hợp đồng; giá cả, phương thức thanh toán; số lượng, chất lượng, thời hạn, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Nhưng để hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có nghĩa là mục đích và nội dung của hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nuớc, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của nguời khác đã được khẳng định là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Ba là, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập Như đã phân tích, bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể khi tham gia hợp đồng. Ngoài ra, đối với những cá nhân tuy có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng có thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật trừ trường hợp pháp luật quy định cá nhân đó phải tự mình tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng đó. Đối với chủ thể là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Theo các quy định của Bộ luật Dân sự, pháp nhân là một thực thể độc lập thống nhất, được thành lập hợp pháp, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Hộ gia đình theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 được hình thành trên cơ sở các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất. Với quy định “người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự” chúng ta có thể hiểu năng lực hành vi của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác được xem xét thông qua vai trò của người đại diện. Bốn là, hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật nếu pháp luật có yêu cầu hợp đồng phải được xác lập bằng một hình thức nhất định. Như vậy, một hợp đồng mua hàng hóa mà vi phạm một trong bốn điều kiện 33 nói trên thì sẽ bị vô hiệu, nhưng tùy theo sự vi phạm nội dung gì mà sẽ rơi vào vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối. Tương tự như vậy, hợp đồng đấu giá tài sản để có hiệu lực cũng phải có những điều kiện nhất định. Cũng như đối với hợp đồng và hợp đồng mua hàng hóa nói chung, hợp đồng đấu giá tài sản có hiệu lực tức là có khả năng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kết ước và phù hợp (không trái) với các quy định của pháp luật. Mặc dù, trong hợp đồng đấu giá tài sản các bên có quyền thỏa thuận luật áp dụng, tuy nhiên, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lại được xác định trên cơ sở quy định của pháp luật của mỗi quốc gia mà không phụ thuộc vào luật áp dụng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tương tự như hợp đồng, hợp đồng đấu giá tài sản được coi là có hiệu lực ngoài tuân thủ các điều kiện có hiệu lực chung của hợp đồng còn phải tuânthủ các điều kiện đặc thù sau đây: (i) Chủ thể trong quan hệ hợp đồng đấu giá tài sản Chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng dịch vụ đấu giá nói riêng có thể chia ra như sau: Nếu đây là quan hệ đấu giá trực tiếp, tức là người có hàng hoá, tài sản đứng ra tự tổ chức đấu giá hàng hoá, tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ thể bao gồm: Người - người mua. Còn nếu họ không tự đứng ra và tổ chức đấu giá được mà phải thông qua trung gian, tức là các tổ chức đấu giá thì chủ thể của cuộc đấu giá bao gồm: Người - người mua và trung gian giữa họ là người tổ chức đấu giá và người điều hành đấu giá. Người có tài sản đấu giá (hay còn gọi là người ) phải là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản tức tài sản đó được cá nhân, tổ chức xác lập quyền sở hữu theo các quy định tại tiểu mục 1 Mục 3 Chương XIII Bộ luật Dân sự năm 2015; người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền đấu giá tài sản thông qua hành vi hoặc văn bản ủy quyền hợp pháp hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, người hàng hoá ở đây được phân biệt với người tổ chức đấu giá hàng hoá. Người hàng có thể chính là chủ sở hữu đứng ra ký hợp đồng dịch vụ tổ 34 chức đấu giá với người tổ chức đấu giá hoặc người hàng có thể là trung gian, làm công việc cầu nối giữa chủ sở hữu với người tổ chức đấu giá hàng hoá. Người tổ chức đấu giá và người điều hành đấu giá là tổ chức đấu giá tài sản gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản hoặc là người hàng của mình trong trường hợp người hàng tự tổ chức đấu giá. Doanh nghiệp đấu giá tài sản phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá tài sản; có ít nhất 01 đấu giá viên; có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện đấu giátài sản. Để bảo vệ cho tính trung thực và hợp pháp của cuộc đấu giá, phápluật bất kỳ quốc gia nào cũng có những điều khoản cấm một số đối tượng không được quyền tham gia trả giá. Trong pháp luật về đấu giá của ViệtNam, các đối tượng này là: Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; những người làm việc trong các tổ chức đấu giá; cha, mẹ, vợ,chồng, con của những người đó; người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá đấu giá;cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó; những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy địnhcủa pháp luật (Điều 198 Luật Thương mại năm 2005). (ii) Tài sản đem ra đấu giá Về nguyên tắc, mọi tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Đấu giá tài sản. Tuy nhiên, có một số loại tài sản không được phép đem ra đấu giá khi chỉ có một người đăng ký tham gia được quy định cụ thể tại Điều 59 Luật Đấu giá tài sản 2016, theo đó, việc đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá quy định tại Điều 49 của Luật này không áp dụng đối với các tài sản sau: "Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; tài sản khác mà pháp luật quy định không đấu giá trong 35 trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá". (iii) Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được xác lập thành văn bản Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 46 Luật Đấu giá tài sản năm 2016, hình thức của hợp đồng dịch vụ đấu giá được quy định rất rõ ràng và cụ thể, đó là phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Người có tài sản đấu giá phải ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật Đấu giá tài sản. 2.1.2. Căn cứ xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như Luật Đấu giá tài sản năm 2016 không đề cập đến căn cứ xử lý vi phạm hợp đồng khi có hành vi vi phạm xảy ra. Tuy nhiên, thông qua quy định tại Điều 70, 71 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể suy ra căn cứ xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản chỉ cần có hành vi vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản, vi phạm quy định của Luật Đấu giá tài sản, quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp không có “vi phạm” xảy ra thì không thể dẫn đến hệ quả “xử lý vi phạm” và chủ thể chịu các biện pháp xử lý vi phạm chính là bên có hành vi vi phạm đó. Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện”. Cụ thể đối với hợp đồng đấu giá tài sản thì người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 hoặc quy định khác của Luật Đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 9, khoản 2 Điều 47 hoặc quy định khác. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi vi phạm đều phải gánh chịu hậu quả.Nếu hành vi vi phạm của một bên thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm thì bên vi phạm không bị xử lý vi phạm trong trường hợp miễn trách đó. Các trường hợp miễn trách nhiệm sẽ được phân tích ở các mục sau của Luận văn. 36 2.1.3. Các hình thức xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản Thứ nhất, các biện pháp xử lý vi phạm theo hợp đồng (i) Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng: Biện pháp này bảo vệ quan hệ hợp đồng và giúp các bên đạt được những lợi ích mà họ hướng đến khi giao kết hợp đồng. Điều 352 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ: “Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ". Tuy nhiên, các quy định này chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể. Ngoài ra, Luật Thương mại năm 2005 quy định áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng cho nghĩa vụ giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng nên có phạm vi rất rộng. Để nguyên tắc này hiệu quả hơn, chúng ta nên bổ sung những quy phạm cho phép Tòa án áp dụng chế tài phạt nếu bên có nghĩa vụ vẫn không tiếp tục thực hiện hợp đồng theo quyết định của Tòa án. (ii) Yêu cầu bồi thường thiệt hại: Việc không thực hiện đúng hợp đồng thường làm phát sinh thiệt hại và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra. Pháp luật dân sự vẫn yêu cầu yếu tố “lỗi” bên cạnh ba yếu tố khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi hội đủ ba điều kiện sau (nếu không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm): (i) Có việc không thực hiện đúng hợp đồng; (ii) có thiệt hại và (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và việc không thực hiện đúng hợp đồng. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng sẽ được xác định theo Điều 419 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc 37 người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc". (iii) Hoãn thực hiện hợp đồng: Thông thường, việc hoãn hợp đồng chỉ được tiến hành khi việc không thực hiện đúng hợp đồng đã xảy ra. Nhưng theo Bộ luật Dân sự năm 2015, một bên có thể hoãn thực hiện hợp đồng khi tài sản của bên kia bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết. Trong thực tế nguy cơ không thực hiện hợp đồng có thể xảy ra khi tài sản không bị giảm sút nghiêm trọng.Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, chế định hoãn được đề cập trong phần thực hiện hợp đồng và liên quan đến hợp đồng “song vụ”. (iv) Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng: Trong pháp luật dân sự nếu các bên không có thỏa thuận thì việc đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chỉ được chấp nhận khi có quy định của pháp luật. Trong thực tế, mặc dù không có văn bản quy định cụ thể và cũng không có thỏa thuận của các bên về việc đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng, Tòa án vẫn chấp nhận cho đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng. Bộ luật Dân sự năm 2015 theo hướng đưa ra quy định có tính khái quát cao cho phép đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường. * Hủy bỏ hợp đồng: 38 - Trường hợp khác do luật quy định. Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định: "Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây: + Tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện; + Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá; + Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: Không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản; thực hiện không đúng quy định về hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá; + Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; + Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản. (v) Phạt vi phạm hợp đồng: Đối với hợp đồng dân sự thì mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận (không bị khống chế mức tối đa). Thỏa thuận phạt vi phạm được quy định tại Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Đối với mức phạt hợp đồng thương mại theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, theo đó, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này quy định về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết 39 quả giám định sai. Thứ hai, các biện pháp xử phạt hành chính Điều 70, Điều 71 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 có quy định cụ thể các hình thức xử lý vi phạm nhưng không phải riêng đối với hợp đồng đấu giá tài sản mà đối với các vi phạm pháp luật về đấu giá tài sản, tuy nhiên, xét về căn cứ vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản đã được phân tích ở trên, ngoài các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng nói chung theo quy định của pháp luật dân sự, kinh doanh, thương mại, có thể áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá tài sản thông qua các biện pháp xử lý vi phạm vẫn hoàn toàn hợp pháp. Xử phạt hành chính là hoạt động cưỡng chế của Nhà nước và do người có thẩm quyền tiến hành áp dụng các biện pháp đối với cá nhân có hành vi vi phạm cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm gây ra cho quan hệ hợp đồng đấu giá tài sản. Mục 5 Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, thi hành án dân sự về các biện pháp xử phạt hành chính gồm có hình thức xử phạt chính và các biện pháp xử phạt bổ sung đối với vi phạm về đấu giá tài sản. Bao gồm: (i) Phạt cảnh cáo: Cảnh cáo là biện pháp xử phạt chinh trong xử phạt vi phạm hành chính, được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nhỏ do sơ suất, vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, chưa gây ra thiệt hại vật chất. Việc gây thiệt hại có thể xuất phát từ nguyên nhân do thiếu hiểu biết hoặc do tác động của nguyên nhân khách quan khác. Có thể nhận thấy, trong số các hình phạt chính, thì cảnh cáo là hình phạt có tính nghiêm khắc nhẹ nhất vì nó không tước bỏ hoặc hạn chế bất cứ quyền lợi nào của người vi phạm. Do thực tiễn việc áp dụng hình phạt này so với hình thức phạt tiền rất ít cũng như do nhận thức của các chủ thể vi phạm coi nhẹ biện pháp này, cho rằng nó không đạt mục đích của chế tài nên có ý kiến muốn xóa bỏ khỏi hệ thống các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về đất đai. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại có quan điểm cho rằng, biện pháp cảnh 40 cáo áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong đấu giá tài sản là hợp lý. Bởi mục đích xử phạt vi phạm hành chính trong đấu giá tài sản không phải nhằm mục tiêu chính là trừng trị đối với người vi phạm mà mục tiêu chủ yếu là nhắc nhở, giáo dục các chủ thể tôn trọng và chấp hành trật tự quản lý của nhà nước về đất đai. Hình thức xử phạt cảnh cáo là biện pháp xử phạt thích hợp đối với những vi phạm nhỏ, vi phạm lần đầu. Việc áp dụng biện pháp này sẽ khiến cho chủ thể vi phạm nhận thấy được sự nghiêm minh cũng như độ lượng của pháp luật và sẽ có xu hướng trở nên cẩn trọng, tự giác chấp hành pháp luật về đấu giá tài sản hơn. Phạt cảnh cáo do người có thẩm quyền quyết định bằng văn bản tức quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, những hành vi vi phạm về đấu giá tài sản mà bị người có thẩm quyền xử phạt nhắc nhở bằng lời thì không được coi là phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, biện pháp xử phạt cảnh cáo chỉ áp dụng đối với đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá. (ii) Phạt tiền: Phạt tiền là biện pháp tác động mang tính tài sản thể hiện ở chỗ nó tước bỏ ở người vi phạm một khoản tiền thuộc sở hữu của họ, tức thể hiện sự hạn chế về mặt pháp luật đối với người đó. Sự hạn chế này cho thấy phạt tiền là biện pháp có tác động ở mức độ nghiêm khắc hơn biện pháp cảnh cáo. Và tương ứng với mức độ xử phạt nghiêm khắc hơn là hành vi vi phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với những hành vi bị phạt cảnh cáo. Trong dân sự cũng có chế tài phạt tiền trong quan hệ hợp đồng, nhưng mức phạt do các bên thỏa thuận. Điều đó hoàn toàn khác với xử phạt vi phạm hành chính tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_xu_ly_vi_pham_hop_dong_ban_dau_gia_tai_san_theo_pha.pdf
Tài liệu liên quan