MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Tổng quan về xuất khẩu chè và hội nhập kinh tế quốc tế 2
I. Vai trò của xuất khẩu chè đối với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta 2
1. Vị trí của chè đối với nền kinh tế quốc dân 2
1.1. Là một thức uống lý tưởng Chè và có nhiều giá trị về dược liệu. 2
1.2. Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn. 3
1.3. Chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng được mở rộng. 3
2. Tác động của xuất khẩu chè đối với việc phát triển kinh tế thị trường của nước ta. 4
II. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó tới xuất khẩu chè 6
1. Một số hiểu biết về hội nhập kinh tế quốc tế. 6
1.1. Liên kết kinh tế quốc tế là gì ? 6
1.2. Toàn cầu hóa là gì ? 7
1.4. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trên toàn thế giới. 7
2. Một số hiểu biết về WTO - tổ chức thương mại thế giới và tiến trình hội nhập của Việt Nam. 8
2.1. Quá trình hình thành WTO. 8
2.2. Nguyên tắc hoạt động của WTO 10
2.3. Tiến trình hội nhập của Việt Nam. 11
3. Ngành chè Việt Nam với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 13
3.1. Hợp tác song phương 13
3.2. Diễn đàn khu vực Asean 15
3.3. Hiệp hội chè xanh thế giới 17
4. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. 18
4.1. Tác đông của hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế. 18
4.2. Tác động đến xuất khẩu chè 20
III. Điều kiện sản xuất và xuất khẩu của ngành chè Việt Nam 22
1. Điều kiện tự nhiên của cây chè 22
2. Điều kiện sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam 23
2.1. Lợi thế sản xuất chè của Việt Nam 23
2.2. Phân bố chè 24
2.3. Các nhân tố ảnh hướng tới hoạt động xuất khẩu chè. 25
2.4. Các loại chè 29
3. Xu hướng tiêu dùng chè 30
3.1. Tiêu dùng trong nước 30
3.2. Tiêu dùng nước ngoài 31
3.3. Chè Việt Nam và người tiêu dùng nước ngoài. 31
IV. Kinh nghiệm sản xuất chè của một số quốc gia 33
1. Ấn Độ 33
2. Trung Quốc 34
Chương II: Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam trong những năm đổi mới 36
I. Tổng quan tình hình sản xuất chè Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay 36
1. Trồng chè 36
2. Diện tích trồng chè: 37
3. Sản lượng và năng suất chè: 38
4. Tình hình chế biến chè 40
II. Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam trong những năm gần đây 41
1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 41
2. Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu 44
3. Giá cả,chất lượng chè xuất khẩu 45
3.1. Giá cả 45
3.2. Chất lượng chè 46
3.3. Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam 48
III. Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu chè của Việt Nam 51
1. Những thành tựu 51
2. Những tồn tại cần khắc phục 52
3. Nguyên nhân 53
3.1. Nguyên nhân chủ quan 53
3.2. Nguyên nhân khách quan 56
3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè 57
Chuơng III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu chè của việt nam 59
I. Tác động của việc ra nhập WTO tới xuất khẩu chè của Việt Nam 59
1. Tất yếu khách quan của việc gia nhập WTO 59
2. Các quy định của WTO về hàng nông sản nói chung và chè nói riêng 61
II. Dự báo tình hình thị trường chè trên thề giới từ nay đến 2010 63
1. Dự boá xu thế cạnh tranh của các nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới 63
Bảng 6: Cung cấp chè thế giới theo thị trường 64
2. Dự báo về thị trường nhập khẩu 64
3. Các xu hướng phát triển chủ yếu 65
III. Quan đIểm định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu của ngành chè việt nam. 66
1. Quan điểm, định hướng phát triển 66
2. Một số mục tiêu tổng quát về chè đến năm 2005-2010 67
III. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu chè 68
1. Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu 69
1.1. Nâng cao chất lượng đầu vào 69
1.2 . Nâng cao kĩ thuật chế biến 71
2. Giải quyết tình trạnh bất hợp lí giữa nhà máy và vùng nguyên liệu 72
3. Giải pháp về đầu tư, thu hút vốn đầu tư và các chính sách khuyến khích phát triển chè 75
4. Giải pháp về thị trường 79
5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong nước và cả ngoài nước 81
6. Đào tạo nguồn nhân lực 82
7. Hợp tác đẩy mạnh tiêu thụ chè 83
Kết luận 84
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu chè Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường dịch vụ, quyền kinh doanh và phân phối, đặc biệt là khả năng mở rộng thị trường, tăng thị phần, tranh thủ được các nguồn tài trợ.
Hội nhập kinh tế quốc tế còn là cơ hội để ta tiếp thu khoa học công nghệ mới. Xây dựng được dây chuyền chế biến hiện đại để đưa ra thị trường thế giới những sản phẩm chè có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thế giới. Đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo cơ hội để ta tiếp thu những kiến thức mới, những kinh nghiệm quí báu về quản lý kinh tế, những ý tưởng về cải cách kĩ thuật, những ý tưởng về chiến lược phát triển, những hiểu biết về nền kinh tế tri thức
4.2.2 Thách thức
Tham gia hội nhập chúng ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khá gay gắt từ những nước xuất khẩu chè lớn như ấn Độ, Trung Quốc hay là nước Inđônexia là nước nằm trong khu vực Đông Nam á như chúng ta.Với chất lượng chè như hiện nay chúng ta sẽ phải cố gắng rât nhiều để có thể cạnh tranh với những sản phẩm chè chất lượng cao của thế giới.
III. Điều kiện sản xuất và xuất khẩu của ngành chè Việt Nam
1. Điều kiện tự nhiên của cây chè
Dựa vào các di tích khảo cổ học và điều kiện sinh thái của cây chè, căn cứ ở các vùng chè hoang dại và tập quán sử dụng chè nhiều tài liệu của Trung Quốc, Liên Xô cũ ở các vùng đã đi đến kết luận: Cây chè có nguồn gốc phát sinh ở miền núi phía Nam Trung Quốc, Bắc ấn Độ, miền bắc Việt Nam. Ngày nay, cây chè được trồng nhiều nước khác nhau do sự tiến hóa nhưng có cùng nguồn gốc chung
Những điều kiện ngoại cảnh chủ yếu của cây chè bao gồm.
Về đất đai, cây chè không yêu cầu nghiêm ngặt lắm. Song đất trồng chè thích hợp nhất phải là loại đất tốt nhiều mùn, chua tơi xốp, có tầng canh tác dày, mực nước ngầm sâu…Nói chung chè sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao thường trên các loại đất tốt có hàm lượng mùn trên 2%, N tổng số trên 0,2%; kali dễ tiêu 10-15 mg/100g đất; p2o5 : 30-32 mg/ 100g đất và có đủ các nguyên tố vi lượng như : Mn, Mg, Al, Zn…
Về địa hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến cây chè. Cây chè thường thích hợp với những sườn dốc có độ dốc từ 8-10 độ, tối đa không quá 25 độ
Về nhiệt độ : Do cây chè có nguồn gốc ở những vùng cận nhiệt đới, nên nhiệt độ thích hợp là từ 15-28 độ C với tổng tích ôn hàng năm đạt trên 4000 độ C
Về lượng mưa và độ ẩm. Nhu cầu về nước của cây chè rất cao, cần lượng mưa hàng năm lớn 1000-4000 mm, trung bình cũng từ 1500-2000mm. Ngoài ra cây chè còn yêu cầu lượng mưa hàng năm phải được phân bố đều qua các tháng, trung bình trên dưới 100mm/tháng. Độ ẩm không khí thích hợp với chè từ 75-80 %. Độ ẩm của đất cũng từ 80-85%. Do vậy cần có những biện pháp giữ ẩm đất cho chè nhất là trong mùa khô hạn
Về ánh sáng. Chè là loại cây ưa sáng, đồng thời cũng có khả năng chịu được bóng râm nhất là thời kỳ chè con. Chè thích hợp nhất với ánh sáng tán xạ
2. Điều kiện sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam
2.1. Lợi thế sản xuất chè của Việt Nam
Việt Nam là nước có lợi thế rất lớn trong việc trồng chè và phát triển chè vì không những có điều kiện tự nhiên phù hợp mà còn có lực lượng lao động dồi dào. Đồng thời được cac cơ quan nhà nước hỗ trợ và phát triển
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hằng năm lớn, ở các vùng trồng chè lớn của ta lưọng mưa trung bình hằng năm dao động trong phạm vi 1.559,9 mm (Mộc Châu – Sơn La) đến 2.542,9mm (Bảo Lộc – Lâm Đồng).Thời gian thu hái búp chè thường trùng với những tháng có lượng mưa lớn trong năm (từ tháng 4- 11 hằng năm). Nhiệt độ trung bình năm giữa các vùng trồng chè có sự chênh lệch đáng kể thấp nhất ở vùng chè Tây Bắc 18, 5 độ C, cao nhất ở vùng chè Bắc Trung Bộ 23,1 độ C.Vùng chè Tâu Nguyên có nhiệt độ trung bình giữa các tháng tương đối đồng đều, dao động lớn nhất là vùng chè Tây Bắc trong phạm vi 11,8-23 độ C. Nhiệt độ trung bình năm lớn nhất ở vùng chè Bắc Trung Bộ đạt 23,7 độ C. ẩm độ không khí trung bình năm đạt cao nhất ở vùng Trung Du Bắc Bộ và vùng chè Đông Bắc, Bắc Trung Bộ dao động 86 – 87 %.
ở Việt Nam chè được trồng ở nhiều loại đất, nhất là vùng chè Tây Nguyên có loại đất lý tưởng là loại đất đỏ bazan. ở Nước ta cũng trồng được nhiều chè ngon do có độ cao lý tưởng (Mộc Châu, Lâm Đồng có độ cao trên 800m)
Về lao động. Hiện nay lực lượng lao động ở nông thôn mới chỉ sử dụng 31,5 triệu lao động trong khi đó dân số nông thôn Việt Nam là chiếm trên 70% dân số cả nước. Đây chính là nguồn lao động dồi dào cho ngành chè Việt Nam – Một ngành cần rất nhiều lao động.
2.2. Phân bố chè
Do điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho nên cây chè được trồng trọt rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi, nhưng tập trung ở một số vùng chính sau.
Vùng chè miền núi: Gồm các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, giống chè được trồng chủ yếu ở vùng này là chè Shan (còn gọi là chè Tuyết ) có năng suất cao, phẩm chất tốt. Sản lượng chè của vùng này chiếm 25-30% tổng sản lượng 50-60%. Sản phẩm chủ yếu của vùng chè miền núi là chè lục, chè mạn. Hiện nay sản xuất chè xanh đã chiếm ưu thế.
Vùng chè trung du: Gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Giang, Bắc Giang ..Là vùng sản xuất chè chủ yếu, chiếm 70% sản lượng chè của miền Bắc. Giống chè chính được trồng trọt chủ yếu là giống Trung du ( Trung Quốc lá to ) có năng suất cao và phẩm chất tốt. Sản phẩm chủ yếu là chè đen và chè xanh để tiêu dùng và xuất khẩu.
Vùng chè tươi: Gồm các tỉnh Đồng bằng bắc bộ và khu 4 cũ, vùng này nhân dân có tập quán sử dụng lá bánh tẻ để uống tươi ( không qua chế biến) . Hiện nay vùng chè này đang giữ vị trí quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu thức uống của nhân dân.
ở miền Nam chè được trồng chủ yếu ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai .Nhiệt độ của 2 vùng này thích hợp cho việc trồng chè Shan, Chè Atxam và trung du.
Tính đến hết năm 2004 , Việt Nam có tổng diện tích chè khoảng 120 ngàn ha, diện tích chè trồng mới 5 năm trở lại đây (1999-2004) chủ yếu bằng giâm cành giống mới, giống chất lượng cao
Bảng1.2 Phân bố chè Vùng chè Việt Nam
Vùng chè
Gồm các tỉnh
Diện Tích
Sản phẩm chè
Ha
%
khô( tấn)
Tây Bắc
Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình
8,696.40
7,46
5,296.80
Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh
34,666.10
29.74
21,267.40
Đông Bắc
Yên Bái, Cao Bằng , Bắc Cạn
Trung Du
Phú Thọ , Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây
Bắc Bộ
Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Bắc Giang, Hải Dơng
35,282.40
30.26
33,068.30
Hà Nam, Hà Nội
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Bắc Trung
Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quãng Nam,
10,733.50
9.21
6,402.70
Bộ
Bình Định
Tây Nguyên
Gia Lai, Kom Tum , Đắc Lắc, Lâm Đồng
27,204.00
23.33
31,121.40
Cộng
116,582.40
100
97,156.60
Nguồn: Theo báo nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.3. Các nhân tố ảnh hướng tới hoạt động xuất khẩu chè.
2.3.1. Các nhân tố thuộc về sản xuất.
Các nhân tố thuộc về sản xuất ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu chè đó là các nhân tố như: Giống chè, đất đai, khí hậu thời tiết, kỹ thuật trong sản xuất... Các nhân tố này ảnh hưởng một cách trực tiếp tới chất lượng và năng suất chè sản xuất ra và do đó nó làm biến động thị trường xuất khẩu chè, cụ thể:
- Giống chè: Giống là tiền đề năng xuất và chất lượng. Do vậy nếu giống tốt thì sẽ cho sản phẩm có năng suất chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường kích thích hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, nếu cơ cấu, chủng loại giống chè không tốt thì sản phẩm chè sản xuất ra có chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu chung, nó sẽ cản trở hoạt động xuất khẩu.
- Đất đai: Là một nhân tố đặc biệt quan trọng, bởi vì nếu có giống tốt nhưng không phù hợp với đất thì cũng như không. Khối lượng hàng hoá xuất khẩu tuy được sản xuất từ các vùng sản xuất tập trung chuyên canh nhưng chế độ canh tác và thâm canh của các hộ không đồng đều. Trên các vùng thâm canh và chuyên canh do hạn chế đầu tư làm cho nhiều vùng vượt quá khả năng cung cấp các dịch vụ phục vụ như: Tưới tiêu nước, thu mua, chế biến...
- Khí hậu, thời tiết: Đây là nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất chè, khi gặp thời tiết xấu, hạn hán kéo dài nó sẽ gây ra sự biến động về sản xuất và xuất khẩu chè, làm cho hoạt động xuất khẩu chè gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng. Thời tiết, khí hậu nó luôn chứa đựng trong đó những bất trắc có thể chưa nhận biết được, đó là các hiện tượng Elnino và Lanino.
- Kỹ thuật trong sản xuất: Các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh sản xuất còn thiếu, không đồng bộ về các yếu tố sản xuất, kỹ thuật chưa cao, còn lại hậu nên hạn chế năng suất sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
2.3.2. Chất lượng chế biến, công nghệ sau thu hoạch.
Chất lượng chế biến và công nghệ sau thu hoạch đã được quan tâm nhưng nhìn chung còn kém phát triển.
- Trình độ công nghệ chế biến, bảo quản.
Nhìn chung công nghệ sau thu hoạch đang ở trong tình trạng cũ, lạc hậu và tổn thất sau thu hoạch khá lớn. Đặc biệt là trong khâu chế biến, tiêu hao nguyên liệu cao mà chất lượng sản phẩm chế biến thấp, chủ yếu là sơ chế. Mức độ đáp ứng thị trường còn thấp. Việc bảo quản chè còn gặp nhiều khó khăn, do máy móc trang thiết bị kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng của ngành chè còn thấp kém, do vậy nó đã làm hạn chế khả năng khai thác và phát huy các tiềm năng và lợi thế so sánh.
- Mức độ tiêu hao, giá trị tổn thất.
Tình trạng yếu kém của công nghệ chế biến các sản phẩm chè và những bất cập lệch pha giữa sản xuất và công nghệ chế biến đang là những cản trở lớn cho hoạt động xuất khẩu chè, nó làm cho giá trị tổn thất cũng như mức độ tiêu hao của sản phẩm chè là rất lớn. Do vậy mà đòi hỏi công nghệ chế biến phải giải quyết được những vấn đề như: Lựa chọn cơ hội đầu tư đúng cả về thời gian, địa điểm, loại công nghệ sản phẩm, đồng thời phải hoạch định đồng bộ từ khâu tạo nguồn nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ, các điều kiện cơ sở hạ tầng và quy mô đầu tư sản xuất.
- Chất lượng sau thu hoạch và sơ chế, chế biến thành phẩm.
Chất lượng sản phẩm chè sau thu hoạch nhìn chung còn thấp, chất lượng chưa cao chủ yếu là qua sơ chế, còn chất lưọng sản phẩm chế biến thấp. Chè xuất khẩu hầu hết là ở dạng thô, do vậy mà mức độ đáp ứng thị trường chưa cao. Dẫn đến mất cơ hội về giá và hạn chế khả năng cạnh tranh, nên hoạt động xuất khẩu chè gặp nhiều khó khăn.
- Cơ cấu mặt hàng chế biến.
Cơ cấu mặt hàng của sản phẩm chè hiện nay chậm thay đổi, vừa đơn điệu, vừa tương tự như nhiều nước trong khu vực, nên sản phẩm chè bị cạnh tranh rất quyết liệt trên thị trường.
- Sức cạnh tranh của sản phẩm.
Như phân tích ở trên chất lượng sản phẩm chè của nước ta qua chế biến chưa cao, xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, cơ cấu mặt hàng lại kém phong phú, đa dạng. Vì vậy mà sức cạnh tranh của sản phẩm chè Việt Nam không cao thị trường xuất khẩu tuy nhiều nhưng không vững chắc, nhiều loại còn phải xuất qua trung gian nên bị ép giá cấp và thua thiệt về giá dẫn đến hiệu quả không cao, mất lãi ròng, thu nhập của người sản xuất và xuất khẩu thấp.
Nhìn chung, chất lượng chế biến, công nghệ sau thu hoạch của sản phẩm chè ở nước ta hiện nay đã được quan tâm, nhưng còn kém phát triển, nên việc xuất khẩu chè của Việt Nam sang một số thị trường lớn như Anh, Mỹ... là rất khó khăn.
2.3.3. Nghiên cứu thị trường và xúc tiến xuất khẩu, tổ chức hoạt động phân phối lưu thông sản phẩm chè.
Tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu sản phẩm chè tuy đã có nhiều thay đổi, nhưng năng lực kinh doanh và tổ chức phối hợp còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém, không hiệu quả, tình trạng lưu thông chồng chéo, tranh mua, tranh bán gây tổn hại đến lợi ích chung và người sản xuất.
Việc tổ chức chưa tốt thị trường nội địa đã dẫn đến tình trạng các sản phẩm chè tuy chưa nhiều nhưng đã có hiện tượng ứ đọng, thiếu thị trường, khó tiêu thụ giá cả không ổn định, nhiều khi bị suy giảm ở mức giá quá thấp, nên giá trị gia tăng của sản phẩm chè không tương xứng với mức tăng sản lượng. Nông dân bị thua thiệt, mà Nhà nước cũng không được lợi.
Thời gian vừa qua việc mở rộng thị trường ra bên ngoài, một mặt là do thiếu sự đầu tư đúng mức đối với việc xây dựng chiến lược thị trường, mặt khác cơ chế chính sách về thị trường và chính sách quản lý vĩ mô luôn luôn thay đổi, nhiều khi thiếu tính khách quan làm cho không ít doanh nghiệp lúng túng, chuyển đổi không kịp và không định hướng được phương hướng hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, trong điều kiện môi trường thương mại hiện nay phải đổi mặt với sự cạnh tranh ngày càng găy gắt và quyết liệt. Do vậy, nghiên cứu xây dựng chiến lược xuất khẩu phải có tính hệ thống và đồng bộ về các yếu tố thị trường từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó bao gồm thiết lập các định chế yểm trợ (thông tin, xúc tiến thị trường, khuyếch trương xuất khẩu...) đến cơ chế chính sách tạo môi trường thương mại bình đẳng thuận lợi để công tác xuất khẩu phát huy tốt các lợi thế cạnh tranh.
2.3.4. Các chính sách thương mại và đầu tư, tài chính và các khuyến khích khác cho xuất khẩu chè.
Các chính sách về sản xuất, tiêu dùng và lưu thông hàng hoá trong từng thời kỳ cũng như chính sách về thuế, cho vay, xuất nhập khẩu... Đồng thời khuyến khích hoạt động xuất khẩu chè bằng các cách tổ chức các cuộc hội trợ triển lãm về chè, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm chè. Tổ chức và đưa Quỹ bảo hiểm xuất khẩu chè vào hoạt động để hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu, góp phần ổn định sản xuất và có điều kiện phát triển mới.
2.3.5. Môi trường thương mại toàn cầu.
Do xu thế hội nhập hoá toàn cầu hiện nay, cũng như do ảnh hưởng của nền kinh tế mở, do tác động của môi trường thương mại toàn cầu, mà hoạt động sản xuất kinh doanh chè còn chịu ảnh hưởng của những tác động vượt ra khỏi khả năng điều chỉnh và kiểm soát của một nước. Trên cơ sở diễn biến của xu thế phát triển thị trường theo thời gian và không gian chung, mà chưa nhìn nhận hết những biến động trên con đường đi đến mục tiêu, sự vận động không phải là tuần tự, mà luôn có những nguy cơ gây biến động sai lệch. Đó là sự ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, ảnh hưởng về các vấn đề về chính trị của các nước trong khu vực và thế giới. Nó sẽ tác động tới xuất khẩu các sản phẩm chè của Việt Nam trong những năm tới.ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm giảm một cách tương đối giá xuất khẩu, tức là làm giảm lợi thế về giá - một lợi thế cơ bản của Việt Nam, dẫn đến làm giảm khả năng cạnh tranh của xuất khẩu chè so với các nước trong khu vực. Đồng thời giá xuất khẩu giảm tương đối, các sản phẩm Việt Nam sang khu vực này cũng sẽ bị hạn chế, nhất là những sản phẩm mà các nước này đang nhập khẩu của Việt Nam để tái suất sang thị trường nước ngoài.
Việt Nam phát triển nhanh công nghiệp chế biến phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài... Do các cuộc khủng hoảng tài chính và sự biến động chính trị của các nước làm giảm đầu tư chung và đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chè nói riêng, mặt khác do điều chỉnh giảm giá trị của đồng tiền Việt Nam so với USD cũng gây nên khan hiếm, thiếu hụt vốn của các dự án đầu tư vào các ngành chế biến chè.
Như vậy, do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và sự biến động chính trị trong khu vực sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế nói chung và của ngành chè nói riêng, đồng thời xét trên góc độ phát huy lợi thế cạnh trang xuất khẩu sẽ làm chậm quá trình nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm chè xuất khẩu.
2.4. Các loại chè
Hiện nay ở nước ta đang sản xuất và xuất khẩu chủ yếu hai loại chè : Chè xanh và chè đen
Chè xanh bao gồm các loại :A,B, chè đặc biệt ,Chè vụn ,.. và các loại theo yêu cầu khác của khách hàng
Chè đen bao gồm các loại : OP.FBOP.PS, BPS , F , OPA
Nếu như trước đây, lượng sản phẩm chủ yếu được sản xuất là chè đen để xuất khẩu là chính, chiếm trên 80% tổng sản phẩm, còn lại là chè xanh và một số ít sản phẩm khác thì đến nay cơ cấu sản phẩm đã khá đa dạng, phong phú. Ngoài chè đen là sản phẩm xuất khẩu truyền thống(chiếm 58,25%) thì chè xanh và các laọi chè thành phẩm khác đã chiếm 41,72 % gồm: chè nhúng, chè hộp, chè ướp hương nhài, sen, sói, ô long, chè phổ nhĩ, chè hòa tan, chè khổ qua, chè vàng, chè dược thảo…trong đó chè xanh chiếm 20,72%. Sản lượng các loại chè ngày càng tăng lên theo sự mở rộng của thị trường mới và cả cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Chính nhờ sự chuyển hướng kịp thời nàyđã giúp ngành chè đứng vững trong suốt thời gian qua và tiếp tục phát triển mạnh sau những biến động về thị trường tiêu thụ chè thế giới năm 2003 mà Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mất thị trường Irăc
Một điều dễ nhận thấy là nếu chế biến chè xanh chỉ để phục vụ nhu cầu giải khát với sự quan tâm về lượng là chính thì chắc chắn rằng khả năng tiêu thụ sẽ không mạnh bằng chè đen do chè xanh có độ chát cao hơn. Nhưng chè xanh có ưu điểm là có hương vị độc đáo tự nhiên nên dễ hấp dẫn người tiêu dùng có nhu cầu sản xuất. Vì vậy cần có kế hoạch phát triển cân đối đồng đều cơ cấu các sản phẩm chè để đa dạng hóa các sản phẩm chè xuất khẩu.
3. Xu hướng tiêu dùng chè
3.1. Tiêu dùng trong nước
Văn hóa chè có một vai trò nổi bật trong di sản văn hóa Việt Nam, là đồ uống phổ biến nhất, “quốc thủy’’ , là chỗ dưạ tâm linh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Tuy nhiên hiện nay tiêu dùng chè trong nước lại không tăng, các sản phẩm chè của Việt Nam chưa được người tiêu dùng trong nước quan tâm và tiêu dùng nhiều do thị trường tiêu thụ trong nước ngành chè đang thả nổi, phó mặc cho các tư thương, các nhà sản xuất nhỏ lẻ. Nhiều hãng trà nổi tiếng thế giới thời cơ thâm nhập vào thị trường trong nước và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín và chất lượng. Ông Nguyễn Kim Phong, chủ tịch hiệp hội chè Việt Nam thừa nhận: Với khoảng 80 triệu người hiện nay mỗi người tiêu thụ 0,5 kg chè, thì một năm tiêu thụ được khoảng 40 ngìn tấn chè. Đã đến lúc phải quan tâm tới thị trường trong nước, coi thị trường trong nước cũng là thị trường quan trọng thì ngành chè mới ổn định và phát triển được.
3.2. Tiêu dùng nước ngoài
Tiêu thụ chè trên thế giới luôn luôn biến động với xu hướng nhu cầu ngày càng tăng, trong khi đó sức sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên hằng năm vẫn thiếu hụt. Mặt khác, các nước Châu Âu không sản xuất chè nhưng lại tiêu thụ rất lớn, như : Anh nhập 184 200 t/năm, Mỹ 88000t/ năm, Pakistan 85700t/năm, ả Rập 76100t / năm. Nếu tính theo đầu người thì nước Anh vẫn là nước có mức tiêu thụ nhiều nhất: 6,5 kg/ người trong 1 năm, trong khi đó ở các nước khác chỉ đạt trên dưới 4 kg / người/ năm.
3.3. Chè Việt Nam và người tiêu dùng nước ngoài.
Chè với rất nhiều công dụng nên hiện nay xu hướng dùng chè làm đồ uống thay cho cà phê đang hiện được mọi người ngày càng ưa chuộng. Thị trường tiêu thụ chè ngày một mở rộng. Sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường lớn nhưng chè Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng
ở ấn Độ nhiều nhà sản xuất chè của nước này cho rằng chè của Việt Nam chất lượng không tốt, chưa đủ điều kiện để nhập khẩu vào ấn Độ vì không đáp ứng được yêu cầu của PFA (quy định chống pha trộn thực phẩm – prevention of food Adulteration rule). Vì vậy nhiều lô hàng xuất khẩu của Việt Nam không được nhập khẩu dẫn đến khối lượng chè xuất khẩu giảm sút. Mặt khác đa số chè của Việt Nam nhập khẩu là dùng để tái xuất ngay sau khi đã được đóng gói mác chè ấn Độ, đặc biệt chè Orthodox. Đây chính là một thiệt thòi lớn cho ngành chè của ta, mặc dù được tiêu dùng nhiều nhưng lại không biết đến nhiều trên thị trường.
Trong chuyến khảo sát thị trường Nga vừa qua, phía Nga cho biết nhu cầu chè của Nga rất lớn khoảng trên 150000 tấn / năm. Người Nga rất thích uống chè đen của Việt Nam sản xuất. Trong khi đó từ trước tới nay chè Việt Nam xuất khẩu sang Nga với số lượng khá lớn.Vì vậy khi thấy có thị trường, các nhà doanh nghiệp chè Việt Nam cho xuất khẩu chè chính thức sang Nga nhưng người tiêu dùng Nga không mua vì họ cho rằng “ chưa bao giờ được uống chè Việt Nam’’. Nghe có vẻ lạ nhưng thực ra là do lâu nay chè của Việt Nam được đóng gói và tiêu thụ trên thị trường Nga với nhãn hiệu “made in India” hoặc “made in Srilanka” nên người tiêu dùng Nga không có khái niệm về sản phẩm chè “made in Việt Nam”
Còn đối với nhiều thị trường có qui định khắt khe như thị trường Mỹ, EU..thì chè của Việt Nam rất khó nhập khẩu vào vì sản phẩm chè của ta chưa đáp ứng được những yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh do có hàm lượng thuốc sâu quá lớn(Mỹ có cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm – FDA)
Ông Mahinda Warakaull, một nhà nhập khẩu chè Srilanka nhận định : “ Trà Việt Nam hiện nay mới chỉ được coi là “lấp chỗ trống” trên thế giới, hình thức đóng gói chè đã được cải tiến nhưng nước chè pha ra thì phải cố gắng nhiều hơn nữa”. Theo ông Việt Nam nên quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu khẩu vị, thị hiếu của người tiêu dùng ở từng thị trường đồng thời chú trọng ngiên cứu, áp dụng khoa học và qui trình công nghệ tiên tiến từ khâu trồng trọt, thu hái, ủ sao đến đóng gói, mẫu mã, bao bì, bảo quản, vận chuyển.
IV. Kinh nghiệm sản xuất chè của một số quốc gia
1. ấn Độ
ấn Độ là nước sản xuất và tiêu thụ chè lớn nhất thế giới, chè là đồ uống phổ thông của đất nước, cả ở nông thôn và thành thị. Có thể coi chè là “đồ uống Quốc Gia’’ của ấn Độ.
ấn Độ bắt đầu trồng chè vào khoảng 1834-1840. Do điều kiện khí hậu thích hợp, những năm gần đây ấn Độ đã đứng đầu thế giới về sản xuất và sản xuất chè. Chè của ấn Độ có 2 vùng rõ rệt: vùng phía Bắc (vùng sản xuất chè chủ yếu của ấn Độ) và vùng phía Nam. Đặc điểm sản xuất chè của ấn Độ là trồng tập trung giống chè lá to, trồng cây bóng râm cho lá và áp dụng phương pháp hái chừa nhiều lá. Cùng với dây chuyền sản xuất chiến lược hiện đại. ấn Độ đó cú nhiều sản phẩm chố cú thương hiệu nổi tiếng như: Orthodox. Tuy nhiờn theo đỏnh giỏ chung, ngành chố nước này cú giảm sỳt trong những năm vừa qua cả về năng suất, sản lượng và giỏ cả. Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến bị thua lỗ, mất thị trường tiờu thụ và phải đúng cửa. Hàng ngỡn người lao động mất việc làm.Trước tỡnh hỡnh đú chớnh phủ ấn Độ đó xõy dựng chiến lược phỏt triển cho ngành chố ấn Độ
+ Thành lập quỹ đặc biệt trị giỏ 1000 Crore Rupee (khoảng 220 triệu USD) để trồng mới và khụi phục cỏc vựng trồng chố. Mục tiờu là 170000 ha trồng mới trong vũng 15 năm, tức là 11500 ha mỗi năm và 420000 ha khụi phục trong vũng 15 năm tức là 28000 ha mỗi năm
+ Nõng cấp chất lượng là vấn đề mấu chốt của kế hoạch này
+ Thuế VAT sẽ ỏp dụng là 4% từ thỏng 4/2005 thay vỡ dự kiến trước đõy là 12,5%
+ Xem xột và điều chỉnh luật trồng trọt trờn cơ sở đề xuất của bộ để điều chỉnh lợi ớch cho tất cả cỏc bờn cú liờn quan: nụng dõn, chủ trang trại, cỏc cổ đụng, người chế biến và xuất khẩu.
+ Tăng cường cơ sở hạ tầng cho cỏc khu vực trồng chố tập trung. Đầu tư xõy dựng trường học, bệnh viện, khu thương mại, đường, cầu tại cỏc khu tập trung sản xuất và chế biến chố
Kế hoạch xõy dựng chiến lược chố bước đầu đó thu được những thành quả lớn. Thị trường chố ấn Độ đang dần hồi phục và ổn định. Từ thỏng 4-7/2004, ấn Độ xuất khẩu 56.000 tấn chố tăng 22% so với mức 46.000 tấn cựng kỡ năm ngoỏi. Đõy là tin vui cho ngành chố ấn Độ và cũng là tin vui đối với bà con nụng dõn trồng chố
2. Trung Quốc
Nghề trồng chố ở Trung Quốc đó cú 1 lịch sử lõu dời. Cõy chố được phõn bố rộng trờn một phạm vi địa lý rộng lớn: từ 18 đến 35 vĩ độ BẮc , từ 99 đến 122 độ kinh đông, Hiện Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về diện tích trồng chè, đứng thứ 2 về sản lượng chè, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu chè nhưng chỉ đứng thứ thứ 4 về thu nhập do chè mang lại. Nguyên nhân chủ yếu đó là do có năng suất thấp (50kg/mẫu ), thiếu thương hiệu nổi tiếng.Vấn đề quan trọng là do chất lượng.Từ cuối năm 2001, khi liên minh Châu Âu – khu vực nhập khẩu chè chủ yếu của Trung Quốc - áp dụng các tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt hơn, xuất khẩu chè của Trung Quốc đã giảm.Tình hình đã trở nên tồi tệ hơn sau khi EU lại siết chặt hạn chế hơn nữa, và Nhât Bản – một nước tiêu thụ chè lớn khác – cũng tiến hành một động thái tương tự. Xuất khẩu chè của Trung Quốc đã giảm gần 40%. Vấn đề chất lượng nổi cộm là dư lượng thuốc sâu trong một số sản phẩm chè vượt quá mức cho phép.
Trước lo ngại về dư lượng thuốc sâu ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, ngành chè Trung Quốc đã kịp thời đổi mới, cung cách sản xuất, chế biến. Đi tiên phong là công ty chè Durdas đã chú trọng mở rộng các nông trại, ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, thực hiện theo quy chuẩn hiện đại nghiêm ngặt. Lá chè thu hoạch được phân thành 14 mức độ chất lượng khác nhau, chè loại thượng hạng giá 90 USD /kg, bỏ xa loại chè cấp thấp giá 8 USD /kg.
Loại chè hảo hạng nhất Trung Quốc là chè PuEr vốn nổi tiếng từ những năm 30 được coi là đồ uống khai vị có lợi cho tiêu hóa. Chè PuEr có búp đen, to, cho hương thơm quyến rũ, vị ngọt đậm đà.Trong những năm gần đây chè PuEr đang được ưa chuộng, trở thành mốt thời thượng có giá rất cao ở Trung Quốc, Đài Loan, và Nhật Bản
Giờ đây chè Trung Quốc đang được nhiều nước ưa chuộng và tại quốc gia nổi tiếng với nghệ thuật trà đạo (Nhật Bản) cũng đang chuyển hướng sang thưởng thức chè Trung Quốc. Nhiều loại chè có giá rất cao, thậm chí cao tới 750 USD /kg.
Chuơng iii : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu chè của việt nam
I. Tác động của việc ra nhập WTO tới xuất khẩu chè của Việt Nam
1. Tất yếu khách quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 15.DOC