Luận văn Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 6

1.1. Phát triển hàng dệt may và vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 6

1.2. Thị trường hàng dệt may ở EU; những điều kiện đảm bảo đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU 26

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU THỜI GIAN QUA 45

2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU từ 1992 đến nay 45

2.2. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU thời gian qua 60

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU THỜI KỲ ĐẾN 2010 78

3.1. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU 78

3.2. Những giải pháp cơ bản đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU đến 2010 82

KẾT LUẬN 109

NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC 116

 

 

 

 

 

 

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p định thương mại Việt - Mỹ được ký kết cũng tạo điều kiện để hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn do thâm nhập được vào Hoa Kỳ - một thị trường nhập khẩu hàng dệt may rất lớn. Cho đến trước thời điểm 1/1/2005, việc xuất khẩu hàng dệt may nước ta vào thị trường EU thực hiện theo chế độ hạn ngạch. Theo Hiệp định dệt may Việt Nam - EU năm 1992, Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU 151 chủng loại mặt hàng (cat) trong đó có 46 loại không bị hạn ngạch. Tổng số hạn ngạch theo hiệp định này là 21.298 tấn với kim ngạch khoảng 450 triệu USD. Cho đến trước thời điểm EU đồng ý không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam (1/1/2005) thì Hiệp định này đã qua 4 lần sửa đổi theo hướng tăng hạn ngạch cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Thỏa thuận sửa đổi Hiệp định Dệt may và mở cửa thị trường giữa Việt Nam và EU được tiến hành gần đây nhất là vào giữa tháng 2/2003. Theo thỏa thuận sửa đổi này, EU tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam mỗi năm lên khoảng 20%, đặc biệt một số nhóm hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam (cat nóng), có mức tăng từ 50 đến 75%. Đây là một bước tiến đáng kể đối với ngành dệt may Việt Nam trong quan hệ với EU trong thời kỳ quá độ tiến tới tự do hóa hoàn toàn việc xuất khẩu hàng dệt may vào EU. Đổi lại, Việt Nam sẽ mở cửa thêm thị trường cho một số lĩnh vực như bảo hiểm, rượu, xe máy, dược phẩm, dịch vụ vận tải biển cũng như giảm thuế nhập khẩu hàng dệt may và nguyên liệu nhập khẩu từ EU. Trong thời gian thực hiện xuất khẩu theo hạn ngạch, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU tăng nhanh, đặc biệt trong những năm đầu thực hiện Hiệp định. Tuy nhiên, những năm gần đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU không đều và không nhanh như giai đoạn đầu, trong năm 2001, 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giảm so với năm trước do các doanh nghiệp dệt may tập trung nhiều vào việc làm hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây (xem bảng 2.3). Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang hầu hết 15 nước thành viên cũ EU. Trong số các nước này, Đức là nước nhập khẩu lớn nhất với giá trị nhập khẩu hàng năm chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU, tiếp đến là Pháp, Hà Lan, Italia, Anh. Đối với các nước mới gia nhập vào Liên minh châu Âu: Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang những nước này đạt từ 30-50 triệu USD một năm. Trong số các nước thành viên mới của EU, những năm qua hàng dệt may của Việt Nam chỉ thâm nhập vào thị trường Ba Lan, Hunggari và Séc, còn các thị trường khác thì không đáng kể. Hàng dệt may Việt Nam xuất sang khu vực này chủ yếu thông qua các công ty của người Việt Nam đang sinh sống tại đây dưới hình thức buôn bán nhỏ là chủ yếu. Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (triệu USD) Số liệu hàng dệt may xuất khẩu vào EU Kim ngạch XK (triệu USD) Tăng so với năm trước (%) Tỷ lệ trong tổng kim ngạch XK hàng dệt may (%) 1993 350 259 74% 1994 550 298 15% 54,2% 1995 750 355 19% 47,3% 1996 1.150 428 21% 37,2% 1997 1.349 460 7% 34,1% 1998 1.450 508 10% 35% 1999 1.682 557 10% 33,1% 2000 1.892 609 9% 32,2% 2001 1.975 605 -1% 30,6% 2002 2.752 552 -9% 20,1% 2003 3.687 650 17% 17,6% 2004 4.319 700 7% 16,2% Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo hàng năm của Bộ Thương mại, Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Năm 2005 đánh dấu sự biến động lớn trên thị trường hàng dệt may thế giới. Hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may được dỡ bỏ hoàn toàn giữa các nước là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Mặc dù chưa là thành viên của WTO, nhưng qua những nỗ lực trong đàm phán, Việt Nam cũng được EU chấp thuận bỏ hoàn toàn chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu kể từ 1/1/2005. Đây là một thỏa thuận quan trọng, giúp Việt Nam có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may vào EU. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và khu vực EU nói riêng trong những tháng đầu năm 2005 không được khả quan như mong đợi. Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm chỉ đạt 1,32 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2004 và quá thấp so với mục tiêu tăng 18-20% năm nay. Nếu trong những tháng cuối năm, tình hình xuất khẩu không có tiến triển gì mới thì mục tiêu xuất khẩu 5,1-5,2 tỷ USD hàng dệt may trong năm 2005 sẽ khó trở thành hiện thực. Đối với thị trường EU, mặc dù chế độ hạn ngạch đã được dỡ bỏ hoàn toàn, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong những tháng đầu năm 2005 chẳng những không tăng mà còn giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các thị trường lớn lại có mức sụt giảm mạnh như Đức, Anh, Pháp. Điều đó cho thấy tính cạnh tranh gay gắt và báo động những khó khăn trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới. - Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu: Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU thời gian qua rất hạn chế về cơ cấu mặt hàng. Trước năm 2005, EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch. Việc tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm phụ thuộc rất nhiều vào việc gia tăng hạn ngạch từ phía EU và chưa phản ánh đầy đủ sức cạnh tranh của các nhóm sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU. Trong các nhóm sản phẩm và mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU những năm qua, chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng thuộc về hàng may mặc như áo Jacket, áo khoác, áo sơ mi, áo phông dệt kim, áo có mũ, váy dài và quần các loại. Các sản phẩm may xuất khẩu ăn khách của Việt Nam xuất vào thị trường EU cũng là các nhóm sản phẩm mà nhiều nước xuất khẩu khác hướng đến. Tại một số nhóm hàng (áo sơ mi nam, áo có mũ…), khối lượng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đạt được khá cao so với các đối thủ cạnh tranh như Srilanca, Bangladesh và tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng này luôn có xu hướng tăng lên so với tổng khối lượng xuất khẩu hàng dệt may vào EU. Thị trường EU nhập khẩu hàng dệt may của nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Việc hàng dệt may của nhiều nước có tiềm lực sản xuất và xuất khẩu lớn trên thế giới như Trung Quốc, ấn Độ có mặt trên thị trường EU là một khó khăn lớn đối với Việt Nam trong việc tăng thị phần trên thị trường này. Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất với một tỷ lệ rất thấp các sản phẩm dệt may có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao. So với cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu rất phong phú trên thị trường các nước EU thì hàng dệt may Việt Nam còn thiếu vắng khá nhiều nhóm hàng có lợi nhuận cao như bộ quần áo veston, comples, các sản phẩm thời trang. Đặc biệt, hàng dệt của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới do trang thiết bị lạc hậu và chủng loại hàng còn nghèo nàn. Ngành dệt nước ta hiện mới xuất khẩu được một số loại vải thô, vải cotton, dệt kim,... sang thị trường EU với kim ngạch không đáng kể. Sản phẩm dệt xuất khẩu của Việt Nam tỏ ra chưa có sự phát triển thích ứng với đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, chủng loại ngày càng cao của thị trường này. - Hình thức xuất khẩu và cách thức tiếp cận các kênh phân phối trên thị trường EU: Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU dưới hai hình thức: Bán hàng trực tiếp và thực hiện gia công cho nước ngoài. Hình thức làm hàng gia công cho nước ngoài chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm khoảng 70-80% đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Trong giai đoạn đầu của quá trình thâm nhập vào thị trường thế giới, xuất khẩu theo hình thức gia công là phương pháp phù hợp với doanh nghiệp may mặc Việt Nam vì chưa có thương hiệu nổi tiếng, chưa quen thị trường và xuất khẩu dưới hình thức này có mức độ an toàn cao, ít phải gánh chịu rủi ro khi không bán được hàng. Tuy nhiên, hình thức gia công phụ thuộc vào người đặt hàng về mẫu mã, chủng loại, số lượng, nhãn mác, nguyên phụ liệu… do vậy hiệu quả kinh tế thấp, giá trị gia tăng nhỏ, thông thường ta chỉ thu về từ 18-20% trị giá hàng hóa. Tính chất gia công trong sản xuất hàng may mặc xuất khẩu thực chất là để giải quyết việc làm, lấy công làm lãi. Hình thức gia công cho nước ngoài làm cho ngành dệt may nước ta kém tính chủ động, phải phụ thuộc nhiều vào phía người đặt hàng. Việc gia công hàng may mặc để xuất khẩu sang thị trường EU của Việt Nam lại ít khi được thực hiện trực tiếp các đơn hàng từ phía các đối tác tại EU mà trong nhiều trường hợp phải thực hiện qua trung gian. Theo tác giả Trần Thị Bích Ngọc [23, tr. 56], trong hệ thống sản xuất dệt may thế giới hiện nay đang phổ biến hình thức sản xuất tam giác với sự tham gia của người đặt hàng trực tiếp, các công ty trung gian và nơi sản xuất. Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua cũng được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức sản xuất tam giác này. Trong nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu EU không đặt hàng trực tiếp từ Việt Nam mà qua trung gian, đa số từ các nền công nghiệp mới như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Sau đó các công ty trung gian lại đặt hàng cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam thực hiện gia công xuất khẩu. Với hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có khả năng tiếp cận trực tiếp với hệ thống phân phối của thị trường EU và hạn chế trong việc quảng bá thương hiệu hàng Việt Nam ở thị trường rộng lớn này. Mạng lưới phân phối sản phẩm dệt may ở nước ngoài đều do các nhà nhập khẩu đảm nhận, sau khi đã xác định thị trường sản phẩm.Việc lựa chọn các kênh phân phối sao cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ cho các nhà doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam bởi vì các hoạt động thu thập thông tin tìm kiếm đối tác của các doanh nghiệp hoạt động chưa mấy hiệu quả. Trong tam giác sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may xuất khẩu với ba khâu chính: cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã; sản xuất; đưa sản phẩm đến tay người tiêu thụ, thì ngành dệt may Việt Nam chủ yếu mới chỉ tham gia được ở khâu sản xuất, trong khi đó phần lớn giá trị gia tăng đến trong khâu cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã và khâu đưa sản phẩm đến tay người tiêu thụ. Mặt khác, khi làm hàng gia công xuất khẩu những năm qua, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp may mặc Việt Nam là chưa tốt, luôn có sự cạnh tranh, giành giật hợp đồng giữa các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho thương gia nước ngoài ép giá nên hiệu quả xuất khẩu càng thấp. Chính vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU, thì phải thực hiện tốt các hình thức xuất khẩu theo hướng giảm dần tỷ lệ hàng gia công, tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu trực tiếp. - Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả Nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may phụ thuộc nhiều vào tính thời trang của sản phẩm, đặc biệt tại thị trường EU. Do vậy hình thức, kiểu dáng mẫu mã và chất liệu vải sợi thường là những yếu tố quan trọng hình thành nên mức độ thu hút khách hàng của sản phẩm. Trong những năm qua, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam đã có những cố gắng lớn trong việc nắm bắt và đáp ứng các sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước EU. Nhiều doanh nghiệp như Dệt kim Đông Xuân, Dệt kim Thăng Long, Dệt Thành công,... đã đầu tư chiều sâu bằng cách nhập thêm một số máy dệt kim khổ rộng, khâu hoàn tất có máy chống co cơ học, bổ sung vào dây chuyền thiết bị sẵn có để sản xuất các mặt hàng quần áo dệt kim cotton 100%. Đó là những mặt hàng phù hợp thị hiếu của nhóm khách hàng là đối tượng hướng tới của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Chất lượng hàng dệt may Việt Nam cũng được đánh giá cao hơn so với hàng dệt may giá rẻ từ các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Srilanca. Về kiểu dáng mẫu mã, hàng dệt may vốn dĩ có vòng đời sản phẩm ngắn, đặc biệt đối với thị trường EU khi mà thời trang mới luôn là tâm điểm của sự chú ý thì vòng đời sản phẩm dệt may còn ngắn hơn nữa. Tuy nhiên, trên thực tế, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống được sản xuất theo mẫu mã, kiểu dáng có sẵn chứ việc sáng tạo các mẫu mã thời trang của dệt may Việt Nam là rất hạn chế. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp may lớn như May 10, May Việt Tiến đã sử dụng công nghệ CAD-CAM (công nghệ máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất). Công nghệ mới này mang lại hiệu quả cao trong công tác thiết kế, tạo mẫu chính xác, tạo ra bản vẽ kỹ thuật hoàn hảo. Tuy nhiên, những mẫu mã sản phẩm gốc vẫn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào bên ngoài. Về giá cả: Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU hiện đang phải chịu sức ép cạnh tranh lớn về giá với hàng dệt may các nước cạnh tranh chính như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia và một số nước mới nổi trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may như Băngladesh, Campuchia, Srilanka. Trong số các đối thủ của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và các thị trường khác thì Trung Quốc là đối thủ lớn nhất. Trong may xuất khẩu, ngành dệt thường đóng vai trò khá quan trọng đối với tính cạnh tranh của ngành may, bởi vì sản phẩm của ngành dệt là nguyên liệu của ngành may và khi ngành dệt phát triển sẽ giúp ngành may hạ chi phí sản xuất. Tuy nhiên ở Việt Nam, khả năng phối hợp giữa ngành dệt và ngành may chưa cao. Phần lớn các sản phẩm ngành dệt như vải, sợi chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, do vậy Việt Nam thường phải nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu từ nước ngoài với giá cao. Trong khi đó ở Trung Quốc, các doanh nghiệp may có thể mua vải và nguyên phụ liệu ngay tại trong nước với giá vải rẻ hơn khoảng 20% so với giá vải Việt Nam nhập khẩu. Vì vậy chi phí nguyên liệu của Việt Nam cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Lợi thế lớn nhất của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam ra thị trường thế giới, trong đó có EU là ở giá nhân công thấp. Hiện nay giá nhân công trong ngành dệt may của Việt Nam đang thấp hơn so với các nước trên thế giới và trong khu vực được thể hiện trong bảng 2.4. Bảng 2.4: Giá nhân công ngành dệt may của một số quốc gia Đơn vị: (USD/ giờ) Nhật Pháp Mỹ Anh Hàn Quốc Singapore 16,31 12,63 10,33 10,16 3,6 3,16 Thái Lan Philipine ấn độ Trung Quốc Indonesia Việt Nam 0,87 0,67 0,54 0,34 0,23 0,18 Nguồn: [10, tr. 51]. Trong bối cảnh các nước ASEAN và các nước khác vẫn nhập khẩu một lượng lao động dệt may Việt Nam thì rõ ràng giá nhân công thấp vẫn đang là lợi thế của nguồn nhân lực Việt Nam. Song lợi thế này sẽ mất đi nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp như nâng cao năng suất lao động và trình độ tay nghề của công nhân để củng cố ưu thế cạnh tranh. Đội ngũ công nhân may nước ta được đánh giá là có tay nghề khá so với khu vực và thế giới nhưng đối với ngành dệt thì trình độ lao động còn bất cập, nhất là trong việc sử dụng máy móc hiện đại. Việc đào tạo lao động trong ngành dệt may còn thiếu bài bản, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động, nhất là lao động có trình độ cao. Mặt khác, trong xu thế đổi mới công nghệ sản xuất thì sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may ngày càng phụ thuộc ít hơn vào lợi thế giá nhân công thấp, mà phụ thuộc nhiều vào năng suất lao động. Việc duy trì giá nhân công thấp cũng không thể kéo dài được trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ngay trong nội bộ ngành dệt may của nước ta. Để nâng cao hiệu quả, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tìm cách để thu hút lao động có tay nghề cao về làm việc cho mình với mức trả công cao hơn trước, do vậy đã làm mặt bằng giá nhân công trong ngành dệt may tăng lên. 2.2. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU thời gian qua 2.2.1. Những nhận xét chung Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hoạt động thương mại thì thị trường EU là thị trường lớn đầu tiên được hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam khai thác. Từ những kết quả đạt được trên thị trường này đã tạo điều kiện cho những bước phát triển tiếp theo của dệt may xuất khẩu Việt Nam đối với thị trường thế giới, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Canađa, Nhật Bản. Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào EU được đánh giá cao về chất lượng. Đã có nhiều Công ty đa quốc gia đặt hàng với các doanh nghiệp Việt Nam gia công khối lượng lớn sản phẩm dệt may sau đó gắn nhãn hiệu, logo của họ để bán trên các thị trường quốc tế. Điều này chứng tỏ về chất lượng hàng dệt may Việt Nam đã phần nào được cải thiện, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng quốc tế. Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn của các hãng danh tiếng trên thế giới như Pierr Cardin, Gucci... Hàng dệt may Việt Nam đã có mặt trên hầu hết các nước thành viên EU cũ và mới. Chính sách ngoại thương của EU có tác động lớn đến kết quả xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Một số mặt hàng của Việt Nam, trong đó hàng dệt may xuất khẩu vào EU, được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường EU. Xuất khẩu hàng dệt may vào EU có những bước tăng trưởng to lớn như trên đã tạo điều kiện quan trọng cho ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên, từ thực tế việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU cho thấy sẽ có những khó khăn trong việc đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới, đó là: - EU là một trong những thị trường lớn của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, nhưng thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường dệt may EU rất nhỏ bé, chỉ chiếm trên dưới 1% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của EU. Với tương quan như trên cho thấy Việt Nam chưa phải là đối tác chính của các nước EU trong việc nhập khẩu hàng dệt may. Nếu đo mức độ phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với EU thì hàng xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào thị trường EU, còn mức độ ảnh hưởng của hàng xuất khẩu Việt Nam, trong đó có hàng dệt may đến thị trường EU là không đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU tăng mạnh kể từ khi hai bên ký kết Hiệp định dệt may (1992) có một nguyên nhân là hạn ngạch của EU dành cho hàng dệt may Việt Nam thời kỳ 1992-2004 được mở rộng cho từng giai đoạn. EU cũng nới lỏng một số quy định như cho hàng dệt may Việt Nam được khai thác các phần hạn ngạch các nước ASEAN không sử dụng hết để xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên số lượng hạn ngạch EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với tiềm năng ngành dệt may Việt Nam, đồng thời cũng quá thấp so với nhiều nước trong khu vực: chỉ bằng 5% của Trung Quốc, bằng 10% - 15% của các nước ASEAN khác. Việt Nam cũng là một trong số ít nước bị áp dụng chế độ hạn ngạch với nhiều mặt hàng và số lượng mỗi mặt hàng cũng rất hạn chế. Thái Lan có 20 nhóm hàng bị áp dụng chế độ hạn ngạch, Singapore có 8 nhóm, Indonesia có 12, trong khi đó Việt Nam giai đoạn 1993-95 có 106 nhóm, 1996-98 có 54 nhóm và đến năm 2003 vẫn còn 29 nhóm hàng dệt may của Việt Nam bị áp hạn ngạch. Những hạn chế này đã làm giảm đáng kể kết quả xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 1992-2004. - Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU những năm qua tuy có tăng về mặt kim ngạch xuất khẩu, nhưng hoạt động xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào các đối tác nước ngoài. Một tỷ lệ lớn hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU thực hiện bằng cách gia công cho nước thứ ba nên hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động xuất khẩu không cao do phần gia công cho các nước khác để xuất khẩu vào EU không được hưởng ưu đãi thuế quan giành cho Việt Nam. Sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống, quen làm như áo jacket, áo sơ mi và quần âu, rất hạn chế trong việc xuất khẩu các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao. Chính vì vậy, nhiều chủng loại (được gọi là cat nóng) luôn luôn thiếu hạn ngạch, nhưng có chủng loại lại không sử dụng hết hạn ngạch. Để tăng hiệu quả hoạt động xuất khẩu, trong những năm qua một số doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đã cố gắng gia tăng sản lượng hàng dệt may xuất khẩu dạng mua nguyên liệu, bán thành phẩm, nhưng những nỗ lực này mới chỉ dừng lại ở một số doanh nghiệp dệt may lớn như May Việt Tiến, May 10, Dệt Thành Công, May Đức Giang…còn ở các doanh nghiệp nhỏ, nhất là các doanh nghiệp tư nhân thường phải tìm kiếm các đơn hàng bằng cách gia công lại cho các doanh nghiệp lớn. - Trong xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu tính chủ động trong hoạt động bán hàng, chưa xác định được mục tiêu, biện pháp của chiến lược dài hạn để thâm nhập vào thị trường EU. Việc tiếp cận hệ thống phân phối của thị trường EU đối với các doanh nghiệp dệt may nước ta còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Hàng may mặc do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, nhưng lại mang nhãn hiệu của người khác, người sử dụng không biết được họ đang sử dụng sản phẩm do các công ty Việt Nam sản xuất, điều đó làm hạn chế cơ hội quảng bá thương hiệu của Việt Nam trên thị trường thế giới. - Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU không cao, đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn lớn trên thị trường EU. Đặc biệt từ năm 2005, khi buôn bán hàng dệt may được thực hiện tự do giữa các nước là thành viên của WTO thì hạn chế về năng lực cạnh tranh sẽ trực tiếp gây những tác động tiêu cực đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Khi EU còn sử dụng hạn ngạch để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu từ các nước thì các nước xuất khẩu đều gặp khó khăn trong việc tăng lượng hàng xuất khẩu vào thị trường này. Do vậy, nhiều nước có năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may lớn như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… không phát huy được hết lợi thế của họ khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU. Những khó khăn của các nước này cũng tạo cơ hội cho các nước yếu hơn trong lĩnh vực dệt may duy trì được thị phần nhất định trên thị trường hàng dệt may EU. Tuy nhiên, khi việc áp dụng hạn ngạch không còn tồn tại, thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nên rất gay gắt đối với các nước có tiềm lực yếu. Những nước có sản phẩm dệt may thiếu khả năng cạnh tranh sẽ đứng trước nguy cơ sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường lớn trên thế giới. Các nhà nhập khẩu có nhiều cơ hội hơn khi lựa chọn các đối tác có uy tín, giá cả rẻ, chất lượng tốt, có thể đáp ứng được các đơn hàng giá trị lớn trong thời gian ngắn. Các tiêu chuẩn chính mà các nhà nhập khẩu hàng dệt may từ các thị trường lớn như EU, Mỹ đề ra là chất lượng, sự tuân thủ các quy định về môi trường - xã hội - pháp luật, giá cả và khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu. Việc nhập khẩu hàng dệt may sẽ nghiêng về xu thế thay đơn đặt hàng trước vài tháng bằng đơn đặt hàng trước vài tuần, đầu tư lớn vào công tác kế hoạch tiêu dùng, dành nhiều bộ sưu tập hơn cho từng mùa, dùng ít nhà cung cấp hơn và cộng tác chặt chẽ với các nhà cung cấp được lựa chọn. Các nhà phân tích dự báo rằng, sau khi bỏ quota, giá bán các sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới trung bình sẽ giảm khoảng 20%. Thực tế kết quả xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU những tháng đầu năm 2005 cho thấy hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn lớn trên thị trường EU trong giai đoạn này. Bắt đầu từ khi EU dành ưu đãi thuế quan theo chế độ GSP mới cho những nước bị tổn thất nặng trong thảm họa sóng thần ở châu á, trong đó có những nước là đối thủ cạnh tranh mạnh với Việt Nam trong xuất khẩu hàng dệt may như Srilanca (được EU miễn thuế nhập khẩu), Thái Lan thì thách thức đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng lên nhiều. Khi thị trường đã được mở cửa tự do thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa là điều kiện quan trọng bậc nhất để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam vào thị trường EU. Do vậy, việc phân tích để làm rõ những nguyên nhân làm cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường EU là hết sức cần thiết, để từ đó có những giải pháp cho phù hợp. 2.2.2. Những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp của sản phẩm dệt may xuất khẩu nước ta nói chung, xuất khẩu vào thị trường EU nói riêng. Có những nguyên nhân thuộc về khâu đầu tư, sản xuất, có nguyên nhân nằm ở khâu tiêu thụ sản phẩm và cũng có cả các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước. Từ thực tế, tác giả luận văn cho rằng, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU là: Thứ nhất: Khả năng nội địa hóa của nguyên phụ liệu ngành dệt may còn rất hạn chế. Thực trạng sản xuất hàng dệt may nước ta thời gian qua cho thấy việc thiếu cơ sở nguyên liệu, phụ liệu trong nước đáp ứng được đòi hỏi cả về số lượng, chất lượng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may chưa cao. Về mặt chiến lược dài hạn, việc xây dựng và phát triển cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docMuc luc.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan