Luận văn Xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ 1995 đến nay - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU –NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 3

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3

1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu 3

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3

II. NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 6

1. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 6

1.1. Nghiên cứu thị trường 6

1.2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 6

1.3. Lựa chọn đối tác kinh doanh 7

1.4. Đàm phán và ký kết 7

1.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 8

2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10

2.1. Xuất khẩu trực tiếp 10

2.2. Xuất khẩu gián tiếp 11

2.3. Xuất khẩu theo nghị định thư (xuất khẩu trả nợ) 11

2.4. Xuất khẩu tại chỗ 12

2.5. Gia công quốc tế 12

2.6. Buôn bán đối lưu 12

2.7. Tạm nhập tái xuất 13

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 14

1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 14

1.1. Môi trường luật pháp 14

1.2. Môi trường chính trị 15

1.3. Môi trường kinh tế 15

1.4. Môi trường cạnh tranh 16

2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 17

2.1. Trình độ quản lý 17

2.2. Nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu 17

2.3. Hoạt động nghiên cứu thị trường 18

2.4. Các yếu tố khoa học cộng nghệ 18

IV. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 21

I. VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 21

II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN

VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 22

1. Môi trường doanh ở Nhật Bản 22

1.1. Môi trường kinh tế 22

1.2. Quy định luật pháp đối với hàng nhập khẩu 24

1.3. Hệ thống phân phối 25

1.4. Thói quen tiêu dùng một số mặt hàng của người dân Nhật Bản 26

1.5. Thuế nhập khẩu một số mặt hàng vào Nhật Bản 27

2. Thị trường thủy sản của Nhật Bản 29

2.1. Đôi nét về thủy sản Nhật Bản 29

2.2. Tình hình tiêu thụ hàng thủy sản ở Nhật Bản 31

2.3. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản 32

2.4. Hệ thống phân phối thủy sản 35

2.5. Những điều cần chú ý khi thâm nhập vào thị trường thủy sản

Nhật Bản 36

3. Tình hình xuất khẩu hàng hóa vào thị trừơng Nhật Bản 38

III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN

CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 40

1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng 40

2. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường

Nhật Bản 41

3. Phân tích cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu 45

4. Tình hình cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của hàng thủy sản

của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 47

5. Hình thức xuất khẩu 51

IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 52

1. Thành công 52

Một là, duy trì được thị trương trong tình hình khó khăn 52

Hai là, chất lượng thủy sản xuất khẩu được cải thiện 52

2. Tồn tại và những nguyên nhân cần khắc phục 53

2.1. Tồn tại 53

Một là, thiếu thông tin về thị trường thủy sản Nhật Bản 53

Hai là, cơ cấu xuất khẩu đơn giản 54

Ba là, sản phẩm của nước ta chưa có được hình ảnh tốt trên thị trường

Nhật Bản 54

Bốn là, khả năng cạnh tranh về giá giảm 55

Năm là, mặt hàng thủy sản của nước ta chưa đa dạng, giá trị sản phẩm

và giá trị gia tăng chưa cao so với các đối thủ cạnh tranh 56

2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 57

Một là, mất cân đối giữa trình độ công nghệ còn thấp và yêu cầu chất

lượng ngày càng cao của thị trường Nhật Bản 57

Hai là, nguồn cung cấp nguyên liệu bấp bênh 58

Ba là, hoạt động xúc tiến thương mại còn yếu 58

Bốn là, hình thức xuất khẩu đơn giản 58

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT

KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 60

I. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN NHẬT BẢN TỚI NĂM 2005 60

1. Dự báo về tiêu thụ 60

2. Dự báo về thị hiếu tiêu thụ 60

3. Dự báo về xu hướng nhập khẩu 61

4. Dự báo về giá 62

II. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG

NHẬT BẢN TỚI NĂM 2005 63

1. Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường

Nhật Bản 63

2. Kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản của một số công ty đã thành

công trên thị trường Nhật Bản Tăng kim ngạch xuất khẩu 64

2.1. Công ty Greenland quốc tịch Anh 64

2.2. Công ty Icicle Seafood quốc tịch Mỹ 65

2.3. Công ty American Seafood quốc tịch Mỹ 65

3. Định hướng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị

trường Nhật Bản 65

3.1. Tăng kim ngạch xuất khẩu 66

3.2. Đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu 66

3.3. Phấn đấu tăng giá bán 67

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG

THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 67

1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp 67

1.1. Tăng cường tìm hiểu về thị trường Nhật Bản 68

1.2. Tăng cường năng lực công nghệ chế biến 69

1.3. Nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến, tăng cường áp dụng

các hệ thống chất lượng ISO, HACCP 70

1.4. Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản 72

1.5. Mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp để đáp ứng các đơn hàng lớn 73

2. Một số kiến nghị với Nhà nước 74

2.1.Xúc tiến nhanh quá trình ký kết thỏa thuận về việc Chính phủ

Nhật Bản dành cho hàng hóa Việt Nam quy chế MFN đầy đủ 74

2.2. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt xa bờ và nuôi trồng

thủy sản 75

2.3. Tăng cường hỗ trợ tín dụng khuyến khích xuất khẩu thủy sản sang

Nhật Bản 75

2.4. Thu hút đầu tư từ Nhật Bản với lý do xuất khẩu trở lại 77

KẾT LUẬN 78

 

 

 

 

 

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ 1995 đến nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu vào thị trường Nhật Bản có nguồn gốc rất đa dạng. Khi vào bất kì một siêu thị nào bán hàng thuỷ sản, người ta đều choáng ngợp trước sự đa dạng về nguồn gốc của hàng thuỷ sản nhập khẩu 2.4. Hệ thống phân phối thủy sản Đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản có một hệ thống phân phối đặc trưng riêng. Biểu đồ 7: Hệ thống phân phối thuỷ sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản Nhà xuất khẩu nước ngoài Người tiêu dùng Các nhà bán lẻ, các khách sạn, các nhà hàng Các nhà chế biến Các công ty thương mại, Các nhà nhập khẩu Các nhà bán buôn Nguồn: JETRO- Sách hướng dẫn về Marketing với các sản phẩm nhập khẩu năm 2000. Hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản phải qua khá nhiều tầng lớp trung gian. Tuy nhiên, hiện nay đã có sự cách tân lớn theo hướng tăng xuất khẩu trực tiếp hàng thuỷ sản, hạn chế các khâu trung gian để đảm bảo một mức giá hấp dẫn cho người tiêu dùng. Với những sản phẩm đi thẳng đến các nhà bán lẻ hoặc các nhà hàng, khách sạn phải đảm bảo yêu cầu chất lượng rất cao. Từ những đặc trưng đã nêu trên, ta thấy rằng thị trường thủy sản Nhật Bản có nhiều thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, xu hướng nhập khẩu, kênh phân phối để phù hợp với tình trạng kinh tế sau cuộc khủng hoảng. 2.5. Những điều chú ý khi xâm nhập thị trường thuỷ sản Nhật Bản Nhật Bản là nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới và là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản các nhà sản xuất và xuất khẩu cần phải đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng đầy đủ các quy định trong Bộ Luật vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản, đặc biệt là các quy định cấm đưa sản phẩm thực phẩm bị phân hủy, chứa độc tố, chứa vi sinh vật gây bệnh, chứa tạp chất; thực phẩm công nghệ mới có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng; thực phẩm có chứa phụ gia không thuộc danh mục cho phép, thực phẩm trong bao gói chứa thành phần gây độc; thực phẩm được sản xuất trong điều kiện không đủ tiêu chuẩn quy phạm trong chế biến, bảo quản, vận chuyển .... Điều 16 - Bộ Luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản yêu cầu các nhà nhập khẩu vào Nhật Bản phải thông báo nhập khẩu theo mẫu quy định tới trạm vệ sinh phòng dịch tại cửa khẩu, tại địa danh nhập khẩu. Các thông tin trong thông báo nhập khẩu kèm theo các chứng từ như giấy chứng nhận chất lượng, các phiếu phân tích tự nguyện và các dữ liệu trước đây liên quan đến chủng loại hàng hóa và nhà sản xuất được xem xét để trạm vệ sinh phòng dịch quyết định có lấy mẫu kiểm nghiệm hay không. Thực phẩm nhập khẩu lần đầu hoặc có dấu hiệu vi phạm luật vệ sinh thực phẩm là đối tượng kiểm tra bắt buộc. Việc kiểm nghiệm được thực hiện bởi phòng kiểm nghiệm do Bộ Y tế và Phúc lợi chỉ định. Trong trường hợp thực phẩm đã được kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm của nước xuất khẩu được Bộ Y tế ủy quyền và kết quả phân tích phù hợp với các quy định thì được miễn kiểm tra. Tuy nhiên, các chỉ tiêu được xem xét đánh giá có sự thay đổi trong quá trình vận chuyển sẽ không được chấp nhận. Trong trường hợp sản phẩm được nhập khẩu liên tục vào Nhật Bản, nếu kiểm tra kết quả lần đầu không vi phạm thì việc lấy mẫu kiểm tra lại trong những lần nhập tiếp theo được áp dụng trong khoảng thời gian theo quy định. Để kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhật Bản đưa ra hệ thống tiêu chuẩn tương đối chi tiết cho từng nhóm sản phẩm bao gồm tiêu chuẩn về thành phần thực phẩm, về quá trình chế biến và bảo quản. Ví dụ: thực phẩm nói chung không được chứa dư lượng thuốc kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép, không được chiếu xạ, không dùng nước đá không an toàn để bảo quản. Thực phẩm sơ chế đông lạnh phải xử lý nhiệt trước khi ăn không chứa quá 3.000.000 tạp khuẩn/ gam, bao bì phải sạch, không ngấm nước .... Các nhà nhập khẩu cũng nên nhận thức rằng thị trường Nhật Bản rất khắt khe với chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn liên quan. Phải đảm bảo rằng hàng đáp ứng yêu cầu của thị trường cả về kích cỡ cũng như độ tươi, màu sắc của sản phẩm. Vì đây là yếu tố quan trọng để tiêu thụ được hàng, sẽ rất có hiệu quả nếu xuất sang Nhật Bản những lô hàng đa dạng về chủng loại. Với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang Nhật Bản cần hoàn tất thủ tục kiểm dịch từ khi nhập khẩu để tránh mất thời gian. Vì hàng từ Việt Nam bị coi là có nguy cơ có nạn dịch tả. Luật kiểm dịch cũng quy định hàng thuỷ sản từ nước đã có nạn dịch tả sẽ phải kiểm dịch. Nếu phát hiện có vi khuẩn sẽ bị huỷ hoặc trả lại. Bảng 5: Những nước đã có nạn dịch tả Khu vực Quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Phi Angola, Peru, Bukina Faso, Burudi, Cameroon Châu Mỹ Argentina, Bolivia, Brazil, Chile Châu á Afganistan, Blutan, Cambodia, China, India, Iran, Laos, Malayxia, Mianma, Nepan, Philippine, Srilanca, Việt Nam. Nguồn: Báo cáo của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản Luật vệ sinh thực phẩm yêu cầu sản phẩm phải có đủ các thông tin trên bao bì sản phẩm theo quy định của Chính phủ. 3. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt nam sang Nhật Bản Một thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn như thị trường Nhật Bản luôn có sức hấp dẫn với các doanh nghiệp trên thế giới. Từ năm 1990 đến nay, Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với một số sản phẩm chính như thủy sản, hàng dệt may, dầu thô, giày dép, gạo...(chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hàng năm). Từ năm 1992 đến nay, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản năm sau luôn cao hơn năm trước hơn 20%, trong đó 1995 đạt tốc độ cao nhất là 27%. Tuy nhiên, từ 1997 trở lại đây lại có nhiều biến động. Nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản dưới đây ta thấy, ba sản phẩm truyền thống Việt Nam xuất sang Nhật Bản là dầu thô, hàng dệt may, thuỷ sản. Các mặt hàng này cũng nằm trong số các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt nam. Chỉ riêng ba mặt hàng này đã thường xuyên chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Do những nguyên nhân nêu trên, năm 1997 thuỷ sản và dệt may vẫn tăng, riêng dầu thô bắt đầu có biểu hiện chững lại với kim ngạch xuất khẩu giảm 4,6%. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của cả ba mặt hàng này đều giảm đáng kể. Cụ thể, thủy sản và hàng dệt may giảm trên 13%, đáng chú ý là dầu thô giảm mạnh tới 99,7%. Nhưng năm 1999 và 2000, thuỷ sản chỉ tăng nhẹ còn hàng dệt may và dầu thô lại tăng mạnh. Cơ cấu hàng Việt Nam xuất sang Nhật Bản tương đối đơn giản, diện mặt hàng khá hẹp, trong đó trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế, chất lượng thì chưa mang tính cạnh tranh cao. Điều này lý giải cho việc giá xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thường thấp hơn một số nước khác. Tuy nhiên, một số sản phẩm Việt Nam nếu xét riêng lẻ lại chiếm tỷ lệ khá lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản –Việt Nam, là một trong số 5 nước xuất khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản như tôm đông lạnh, dưa chuột sơ chế, dầu vừng, bột quế, sợi len, dầu lạc. Tuy nhiên, đến năm 2001 xuất khẩu thủy sản lại giảm nhẹ, một mặt là do tác động của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, mặt khác nước ta chủ động đa dạng hóa thị trường nhằm giảm bớt rủi ro. Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu mười mặt hàng chính của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1998- 2001 Đơn vị: Triệu USD Năm Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 KN TT (%) KN TT (%) KN TT (%) KN TT (%) Thuỷ sản 347.103 23,4 412.378 23,1 488.021 18,6 471.000 17,3 Dệt may 320.923 21,7 417.127 23,4 619.580 23,6 623.210 24,4 Dầu thô 294.036 19,8 358.891 20,1 502.387 19,2 507.654 19,8 Than đá 46.777 3,2 41.686 2,3 34.759 1,3 37.592 1,3 Cà phê 37.922 2,6 24.469 1,4 20.946 0,8 26.578 0,9 Giày dép 27.377 1,8 32.585 1,8 78.150 3,0 80.472 3,0 Rau quả 6.571 0,4 9.365 0,5 11.729 0,4 12.483 0,5 Gạo 3.565 0,2 4.997 0,3 2.541 0,1 2.843 0,2 Cao su 2.624 0,2 2.968 0,2 5.669 0,3 4.286 0,2 Hạt điều 1.149 0,1 1.468 0,1 4.282 0,16 5.045 0,18 Tăng trưởng(%) 20,03 35,4 0,17 Tổng KN 1.088.047 1.305.934 1.768.064 1.771.163 Nguồn : Bộ Thương mại (Chú thích: KN: Kim ngạch; TT: Tỷ trọng) Tuy giá trị hàng xuất khẩu sang Nhật Bản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, song tỷ trọng của hàng Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản là rất nhỏ, thường từ 0,5 - 0,6%. Điêù này nói lên rằng Việt Nam chỉ là một bạn hàng thương mại của Nhật Bản. III. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ 1995 đến nay 1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thuỷ sản truyền thống của Việt Nam trong thời gian qua. So với thị trường Mỹ và EU thì trên thị trường này các doanh nghiệp cũng đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều bạn hàng Nhật Bản. Với phương châm là: coi thị trường là yếu tố quan trọng hàng đầu, chủ động tiếp cận thị trường để nắm bắt được sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường; các doanh nghiệp rất nỗ lực trong các hoạt động này. Trong những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng. Chưa bao giờ các doanh nghiệp lại tham gia các hội chợ quốc tế về thuỷ sản tại Nhật Bản nhiều như trong giai đoạn từ 1995 trở lại đây. Các doanh nghiệp cũng được sự hỗ trợ của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) trong các hoạt động này. Hiệp hội tập hợp trên 100 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (chiếm 90% giá trị xuất khẩu toàn ngành). VASEP đã hỗ trợ rất tốt thông tin và giới thiệu khách hàng Nhật Bản cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong các hoạt động tìm kiếm đối tác. Hiệp hội thường tổ chức các hội chợ thuỷ sản quốc tế (Viêtfish) tại Việt Nam để các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng. Trong tương lai gần hiệp hội sẽ thành lập văn phòng đại diện của mình tại Nhật Bản để cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin sát với tình hình của thị trường hơn và cũng là nơi mà các nhà nhập khẩu Nhật Bản có thể tìm đến trên chính thị trường của mình. Trong năm 2000, Hiệp hội đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển hải ngoại Nhật Bản (JODC) tổ chức hai hội chợ Viêtfish tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với sự tham gia của 50 nhà nhập khẩu thuỷ sản trực tiếp đến tham quan và tìm kiếm bạn hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng thông qua văn phòng đại diện của JETRO (Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản) tại Việt Nam. ở đây cung cấp danh sách các nhà nhập khẩu Nhật Bản và có sự trợ giúp nhất định để doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc với các nhà nhập khẩu này. Gần đây Viện nghiên cứu Thương mại – thuộc Bộ Thương mại đã tiến hành một cuộc khảo sát với 10 doanh nghiệp xuất thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản và kết quả là : 2/10 doanh nghiệp đã tham gia vào hội chợ thuỷ sản quốc tế cũng như trong nước và tìm kiếm được bạn hàng. 2/10 doanh nghiệp tìm kiếm được bạn hàng thông qua mạng lưới thương vụ của Việt Nam tại Nhật Bản. 3/10 các doanh nghiệp tìm được bạn hàng thông qua các trung tâm tư vấn về thị trường xuất khẩu. Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động nhiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, trong tương lai muốn duy trì và phát triển hơn nữa thị phần của mình, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể và đồng bộ, trên cơ sở đó tìm kiếm những bạn lớn hơn và trực tiếp nhằm giảm giá sản phẩm, bớt các chi phí trung gian. 2. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản Trong thời gian qua, Nhật Bản có một số thay đổi trong chính sách, làm xuất hiện những xu hướng mới trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản, tác động trực tiếp đến các nước cung cấp thuỷ sản cho Nhật Bản, trong đó có Việt Nam. Những biến động này tác động trực tiếp lên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - Nhật Bản. Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - Nhật Bản 1995-2001 Đơn vị: Triệu USD Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2005 * KNXKTS sang Nhật Bản 274 320 360 347 412 488 471 700 Tỷ trọng so với tổng KNXKTS Việt Nam 44 46 47 40,8 42,1 34,8 26,7 Tăng so với năm trước (%) - 16,7 12,5 -4 18,7 18,4 -3,48 Tổng KNXKTS Việt Nam 621 697 760 850 971 1.475 1.760 2500 Tăng so với năm trước (%) - 12,2 9 11,8 14,2 51,9 19,3 Nguồn : Bộ Thương Mại * : Kế hoạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản Triệu USD Biểu đồ 8: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản từ 1997- 2001 274 Tổng KNXKTSVN KNXKTS sang NB 471 488 1760 1475 850 971 760 697 621 Đơn vị : Triệu USD Năm 412 347 360 320 Cụ thể là năm 1997, 1998 kim nghạch xuất khẩu giảm mạnh, đặc biệt là 1998 tốc độ tăng trưởng là -4%. Năm 1998, xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản giảm cả về số lượng và giá trị. Đây cũng là tình hình chung của nhiều nước xuất thuỷ sản vào Nhật Bản do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Nhưng những năm 1999, 2000 kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng trở lại. Đó là do hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong nước (chỉ đáp ứng được 86% nhu cầu của thị trường). Thứ hai, là do người dân Nhật Bản bị giảm thu nhập (tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong những nước có thu nhập cao nhất thế giới) nên chuyển sang tiêu dùng các loại hải sản có giá trị trung bình hoặc thấp. Tuy nhiên, kim ngạch lại không tăng cao do giá thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản rẻ đi tương đối, do cạnh tranh về giá để bán hàng. Năm 2000, mất mùa tôm lớn ở các nước tây bán cầu, nên xảy ra hiện tượng cạnh tranh nhập khẩu giữa Mỹ và Nhật Bản, đẩy giá tôm lên cao từ 2 - 3 USD/ kg. Cũng trong năm này Việt Nam được mùa tôm lớn, nên số lượng nhập khẩu lại tăng về giá trị, do tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm này tăng lên. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản là trên 230 công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong đó, có những công ty luôn đạt doanh thu trên 10.000.000 USD/năm như : Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng Công ty thủy sản xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng Công ty chế biến xuất khẩu thủy sản Kim Anh Xí nghiệp chế biến thủy súc sản Cần Thơ ( Cafatex) Công ty phát triển kinh tế Duyên hải Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải Xí nghiệp xuất khẩu thủy sản đặc sản ( Seaspidex) Seaprodex Đà Nẵng Xí nghiệp XNK Thủy sản An Giang (Agifish) Những công ty này thường chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Nhật Bản hàng năm. Nhìn vào bảng dưới đây ta cũng thấy rằng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - Nhật Bản luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Thị trường Nhật Bản vẫn là một trong hai thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua. Bảng 8: Tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của các thị trường lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam từ 1998- 2001 (Đơn vị: %) Năm Thị trường 1998 1999 2000 2001 Nhật Bản 40,8 42,1 34,8 26,7 Mĩ 10 20 20,9 27 EU 14 9,6 6,9 8,8 Nguồn: Trung tâm thông tin Thủy sản - Bộ Thuỷ sản Như vậy, bất kỳ sự biến động nào về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - Nhật Bản cũng ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Nhưng ta cũng thấy xu hướng giảm dần tỷ trọng của thị trường này. Do Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang EU và Mỹ. Đây cũng là chiến lược của ngành thuỷ sản Việt Nam nhằm đa dạng hoá thị trường để giảm bớt rủi ro. Tuy nhiên, Nhật Bản trong tương lai vẫn là một trong những thị trường chiến lược của nước ta. Biểu đồ 9: Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên các thị trường lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam % 8,8 26,7 6,9 20,9 34,8 9,6 20 42,1 14 10 40,8 Năm 27 3. Phân tích cơ cấu hàng xuất khẩu Các mặt hàng thuỷ sản mà Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản thường được chế biến dưới dạng đông lạnh, ướp đông, tươi, tẩm ướp gia vị, một số loại ở dạng đồ hộp. Các loại mà Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản là: Tôm tươi, đông lạnh, ướp đông; cá ngừ tươi, đông lạnh, ướp đông; nhuyễn thể đông lạnh, hàng khô, ghẹ và nguyên liệu đông lạnh, bào ngư. Trong đó, các mặt hàng tôm các loại, cá ngừ các dạng, nhuyễn thể đông lạnh luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Cả ba mặt hàng chính này đều luôn chiếm tỷ trọng khá cao trên 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - Nhật Bản. Tỷ trọng của từng nhóm mặt hàng qua các năm chỉ tăng giảm nhỏ, chỉ giao động từ 1 - 2%. Như vậy, cơ cấu xuất khẩu của các nhóm mặt hàng này là ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản. Nó cũng chính là những mặt hàng mà Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu mạnh nhất. Trong đó, nhóm mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả với tỷ trọng luôn xấp xỉ 60%. Bảng 9: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản chính của Việt Nam sang Nhật Bản Đơn vị: Triệu USD Năm Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 KN TT(%) KN TT(%) KN TT(%) KN TT(%) Tôm (tươi, đông lạnh, ướp đông) 212 61 240 59 293 62 287 60 Nhuyễn thể đông lạnh 51 15 54 13 55 12 54 12 Cá ngừ (tươi, đông lạnh) 17 5 29 7 42 8,6 38 8,1 Tổng 280 81 323 79 390 82,6 379 80,1 Nguồn: Trung tâm thông tin Thủy sản - Bộ Thuỷ sản Trong đó, năm 2000, nhóm mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao nhất 62%. Vì trong năm này, như trên đã phân tích, thì kim ngạch xuất khẩu tôm của Nhật Bản tăng mạnh. Nguyên nhân là do tình hình biến động của thị trường tài chính thế giới chứ không phải do chủ quan của phía Việt Nam. Cơ cấu này cũng phản ánh rõ cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường thế giới, trong đó mặt hàng đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng lớn và đặc biệt là nhóm mặt hàng tôm luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 50%). Cơ cấu xuất khẩu này liệu có phải là một cơ cấu xuất khẩu tối ưu hay chưa? Nhìn vào bảng trên ta thấy các nhóm mặt hàng này chưa có giá trị gia tăng cao. Trong cơ cấu trên chỉ có một phần hàng tươi sống là hàng có giá trị gia tăng cao, mà thị trường Nhật Bản ưa chuộng, còn những mặt hàng có giá trị gia tăng cao khác như đồ hộp thủy sản, thủy sản ăn liền là rất ít. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có hai doanh nghiệp là Xí nghịêp chế biến Thủy súc sản xuất và xuất khẩu Cần Thơ (Cafatex) và Công ty xuất khẩu Thủy đặc sản (Seaspimex) là hai doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản có giá trị giă tăng cao nhiều nhất sang Nhật Bản (các sản phẩm tươi sống, các loại thuỷ sản đặc sản được chế biến đóng hộp) với doanh thu trung bình hàng năm khoảng 30.000.000 USD. ít có doanh nghiệp nào xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt được mức doanh thu như vậy. Với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là mới chỉ qua sơ chế, hàng thủy sản của Việt Nam thường được nhập khẩu vào Nhật Bản để làm nguyên liệu đầu vào để tiếp tục chế biến phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước hoặc để xuất khẩu tiếp, vì vậy tỷ trọng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. 4. Tình hình cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản Các nước xuất khẩu thuỷ sản nhiều nhất vào thị trường Nhật Bản theo thứ tự là Trung Quốc, Nga, Na Uy, các nước Đông Nam á. Hiện nay, các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản đều phải cạnh tranh với hàng thuỷ sản Trung Quốc do giá của Trung Quốc luôn rẻ hơn. Đây là đối thủ mới nổi lên nhưng có đầy tiềm năng. Trước đây hàng thuỷ sản của Trung Quốc chỉ tập trung vào thị trường trong nước, nhưng từ năm 1999 mục tiêu của họ là xuất khẩu với giá rẻ. Trên thị trường thuỷ sản Nhật Bản, Việt Nam phải cạnh tranh trên những mặt hàng xuất khẩu chính là nhóm mặt hàng tôm, nhóm mặt hàng nhuyễn thể và cá ngừ. Nhóm mặt hàng tôm Tôm xuất khẩu của Việt Nam rất được thị trường Nhật Bản ưa chuộng. Trong những năm qua, tôm xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng ở vị trí thứ tư trên thị trường Nhật Bản, và phải cạnh tranh với hàng thuỷ sản có nguồn gốc từ ấn Độ, Inđônêsia, Thái Lan, Australia. Công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở các nước này phát triển hơn Việt Nam rất nhiều. Đặc biệt là Thái Lan áp dụng hệ thống quản lý chất lượng khắt khe, nên chất lượng xuất khẩu, và giá xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan thường là rất cao. Bảng số liệu dưới đây có thể phản ánh tương quan tình hình cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu tôm của 5 nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Nhật Bản từ năm 1998- 2001 Đơn vị : Triệu USD Năm Thị trường 1998 1999 2000 2001 KN TT(%) KN TT(%) KN TT(%) KN TT(%) ấn Độ 665.962 21,1 570.857 21,1 623.674 25,6 649.586 29 InĐônêsia 552.259 19,9 507.869 18,8 539.482 19,2 536.500 19 Thái Lan 257.351 9,2 249.698 9,2 267.132 9,4 282.573 10,85 Việt Nam 220.224 8,0 248.817 9,2 254.958 9,1 263.749 9,6 Australia 146.738 5,1 171.720 6,3 150.293 5,4 141.593 4,6 Trung Quốc 130.478 4,6 150.673 5,5 147.759 5,0 148.972 4,8 Nguồn :+ Trung tâm xúc tiến thương mại Nhật Bản - JETRO + Trung tâm thông tin Thủy sản - Bộ Thuỷ sản (Chú thích: KN : Kim ngạch ; TT: Tỷ trọng) Riêng năm 2000, do những nguyên nhân đã phân tích ở trên, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh. Do trong năm này Việt Nam vượt lên trên Thái Lan, và đứng ở vị trí thứ 3 trong số các nước xuất khẩu tôm lớn vào Nhật Bản. Trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng, thị phần nhập khẩu tôm của các nước đều giảm, hoặc không tăng. Song thị phần của Việt Nam lại tăng lên từ 8% năm 1998 đến 9,2% năm 1999, năm 2001 đạt 9,6%. Không những vậy còn vượt lên tren Thái Lan đứng ở vị trí thứ 3 vào năm 2000. Có thể thấy rằng thị phần xuất khẩu tôm của Việt Nam đã được mở rộng. Sau cuộc khủng hoảng người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng chuyển sang tiêu dùng các loại thuỷ sản có giá trị thấp hơn. Do đó, tôm xuất khẩu của Việt Nam với kích cỡ nhỏ hơn và giá rẻ hơn lại đang là một lợi thế. Chình vì thế, thị phần tôm của Việt Nam lại tăng trong khi các nước khác lại giảm hoặc không tăng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, về lâu dài Vịêt Nam cần nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản của mình hơn nữa để đảm bảo khả năng cạnh tranh. Đến Năm 2001, ấn Độ vẫn chiếm 29%, Inđônêsia là 19%, Thái Lan là 10,85%; Việt Nam 9,6%; Trung Quốc vươn lên đứng thứ 5 với 4,8%. Những tháng đầu năm cho thấy sự phục hồi của các nước xuất khẩu tôm dẫn đầu. Đặc biệt là Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ năm. Tuy thị phần của họ chỉ bằng khoảng một nửa của Việt Nam, song Trung Quốc lại là một đối thủ cạnh tranh khá mạnh. Chất lượng không thua kém Việt Nam là mấy song giá bán lại rẻ. Do đó, hiện nay tôm xuất khẩu của Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản đang là đối thủ cạnh tranh chính không chỉ của Việt Nam mà cả các nước khác nữa, điều này lại càng bất lợi hơn khi vừa qua Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). ấn độ, Inđônêsia,Thái Lan luôn chiếm vị trí dẫn đầu là do tôm của các nước này có chất lượng cao, xuất khẩu với số lượng lớn, giá xuất cao. Giá xuất của Thái Lan, Inđônêsia luôn cao hơn Việt Nam từ 20 - 30%. Biểu đồ 10: Thị phần của 5 nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào thị trường Nhật Bản năm 2001 Các nước khác 26,75% ấn Độ 29% InĐônêsia 19% Thái Lan 10,85% Việt Nam 9,6% Trung Quốc 4,8% Bảng 11: Giá xuất khẩu tôm của 5 nước xuất khẩu nhiều nhất sang Nhật Bản 1998 - 2001 (Đơn vị :USD/ kg) Năm Thị trường 1998 1999 2001 Ân Độ 23 13,8 11,9 Inđônêsia 23 14,9 13,8 Thái Lan 28 15,47 14,8 Việt Nam 16,1 13 12,9 Australia - 19,39 18 Trung Quốc 12,5 10,4 11,7 Nguồn : Trung tâm thông tin Thủy sản - Bộ Thuỷ sản Trước đây giá xuất khẩu tôm của Việt Nam thường thấp hơn cả mức trung bình của thị trường Nhật Bản. Nhưng giai đoạn này giá xuất khẩu tôm của Việt Nam đã tăng lên đến mức trung bình của thị trường (10,4 USD ). Đạt được điều này là do kích cỡ tôm đã được cải thiện đáng kể. Nhưng vẫn chưa bằng chất lượng của các nước dẫn đầu. Nhóm mặt hàng nhuyễn thể chân đầu Nhóm mặt hàng này gồm có: bạch tuộc, mực ống, mực nang. Trên thị trường Nhật Bản bạch tuộc của Việt Nam phải cạnh tranh với bạch tuộc có nguồn gốc từ Tây Phi nơi có nguồn nguyên liệu rất dồi dào (thường xuất với khối lượng lớn và giá ngày càng giảm sang thị trường Nhật Bản). Việt Nam là nước đứng thứ hai về cung cấp mực nang cho Nhật Bản, chỉ sau Thái Lan. Giá xuất khẩu trung bình của Việt Nam là 8 USD/kg, còn Thái Lan là 10,4 USD/kg. Mặt hàng cá ngừ : Nhóm mặt hàng này Việt Nam phải cạnh tranh với Marôc, Thái Lan, Moritani, Achentina. Trong đó, Marôc thường xuất khoảng 34.000 tấn/năm, Thái lan 26.000 tấn/năm, Moritani 20.000 tấn/năm, Tây Ban Nha xuất với số lượng giảm khoảng 18.000 tấn/ năm do tuân thủ hiệp định nghề cá với EU và Marôc, Việt Nam 17000 tấn/năm. Nếu làm tốt hơn khâu bảo quản sau khai thác và mở được tuyến bay thẳng Việt Nam - Osaka hàng ngày thì chắc chắn chất l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11186.DOC
Tài liệu liên quan