Luận văn Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN 5

1.1. Vai trò và nội dung của hoạt động xuất khẩu thủy sản 5

1.2. Đặc điểm thị trường Mỹ và những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 16

1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ 35

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY 41

2.1. Tình hình xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ thời gian qua 41

2.2. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 64

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 80

3.1. Triển vọng và phương hướng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 80

3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 89

KẾT LUẬN 116

NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 118

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2626 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam đã giành được vị trí đáng kể trong tổng nhập khẩu của Mỹ. Điều này chúng ta có thể nhận thấy khi đi sâu vào phân tích vị thế của từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ chỗ chưa được coi là nước cung cấp chính tôm đông lạnh cho thị trường Mỹ vào những năm 1997 (chiếm thị phần 1,2%) và năm 1998 (1,6%), thì kể từ 1999 đến nay lượng tôm xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã liên tục tăng nhanh. Sự tăng trưởng vượt bậc này đã giúp cho Việt Nam chiếm được một tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng tôm nhập khẩu của Mỹ. Năm 2001, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai cho thị trường Mỹ sau Thái Lan chiếm 8,3% tổng nhập khẩu tôm của thị trường Mỹ. Mặc dù hàm lượng tôm đã chế biến còn khiêm tốn nhưng mức tăng trưởng đạt khá cao, 125% so với năm 2000 Việt Nam vượt qua cả Trung Quốc và ấn Độ. Song đến cuối năm 2002, mặc dù tỷ trọng tôm xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lên mức 10,4% nhưng Việt Nam đã xuống vị trí thứ ba trong số các nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ do lượng tôm xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng vượt bậc (11,5%). Năm 2004, theo số liệu thống kê do Cục Hải quan Mỹ công bố, lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam dù giảm mạnh vẫn đứng thứ tư trong các nước nhập khẩu tôm vào Mỹ, giành được thị phần đáng kể đối với tôm bóc vỏ đông lạnh, tôm nguyên vỏ đông lạnh các cỡ to (U15 cho đến 26/30), tôm tẩm bột đông lạnh, tôm đóng hộp và một số sản phẩm chế biến tôm đông khác [52]. Mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam đã có được năng lực cạnh tranh rất cao trên thị trường Mỹ nhờ có chất lượng tốt, giá bán thấp, kênh phân phối rộng. Đối thủ cạnh tranh với việc xuất khẩu loại cá này của Việt Nam hiện nay chính là những người nuôi cá Catfish tại Mỹ, còn các nước xuất khẩu khác không phải là đối thủ vì liên tục trong những năm gần đây Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tổng lượng nhập khẩu loại cá này của Mỹ khoảng 95%. Năm 2002 Việt Nam chiếm 95,1% thị phần trong khi đó Bra xin chỉ chiếm 0,07%; Guyana chiếm 2,8%. Cá ngừ vây vàng Việt Nam hiện nay chiếm vị trí số một tại Mỹ. Theo VASEP, chỉ trong bốn tháng đầu năm 2005, sản lượng cá ngừ vây vàng ướp lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 1.544 tấn, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm 2004. Sản lượng và giá trị cá ngừ vây vàng tươi nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ vượt xa so với các nước khác như Philippin, Braxin, Costarica, Mêhicô, Xrilanca... [55]. * Về dịch vụ trước, trong và sau bán hàng Dịch vụ cung cấp thông tin, hiện nay nguồn thông tin từ trang Web của VASEP, tạp chí thương mại chuyên ngành thủy sản được phát hành hàng tuần là nguồn thông tin quan trọng đối với các doanh nghiệp XKTS về tình hình thị trường Mỹ, giá cả và là phương tiện để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xúc tiến. Để tiến hành các hoạt động dịch vụ quảng bá, xúc tiến thương mại hàng hóa tại thị trường Mỹ, Bộ Thủy sản đã tổ chức các đợt hội thảo và hội chợ về sản phẩm thủy sản được tổ chức tại Boston vào tháng 4 và tại Sanfransico vào tháng 10. Trong nước, hàng năm tổ chức hai đợt hội chợ kết hợp hội thảo chuyên ngành thủy sản. Đặc biệt thông qua thương vụ Việt Nam tại Mỹ (VINATRADEUSA) các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu thị trường Mỹ kỹ hơn như hệ thống luật pháp, tìm kiếm, lựa chọn các nhà nhập khẩu và phương pháp quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình. Dịch vụ vận tải, giao nhận, kho, vận chuyển hàng xuất khẩu nói chung, hàng TSXK nói riêng đã được cải thiện. Hiện nay, chúng ta đã mở được đường hàng không trực tiếp sang Mỹ và đang phấn đấu có một đội tàu thuyền đủ mạnh có khả năng chuyên chở được phần lớn khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu cập cảng Mỹ. Với 4.200 tổ chức dịch vụ tài chính trong đó có 10 công ty bảo hiểm, 18 công ty kiểm toán đã hỗ trợ đắc lực cho hoạt động XKTS. 2.1.2.6. Những vấn đề xung quanh hai vụ kiện của CFA và SSA Chúng ta biết rằng, ngày 28/6/2002 CFA đã khởi kiện các doanh nghiệp TSXK Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa. Kết cục của vụ kiện này là các sản phẩm phi lê cá tra và cá basa đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ phải chịu mức thuế tăng từ 36,84% lên 63,88% đã tác động tổn hại nặng nề đến hàng triệu ngư dân và người lao động Việt Nam trong lĩnh vực nuôi cá. Nghiêm trọng hơn, vụ kiện cá trên đã tạo ra một tiền lệ xấu và nguy hiểm cho các nhà sản xuất khác áp dụng thuế chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ thương mại. Tiền lệ đó đã trở nên rõ ràng khi vào ngày 31/12/2003, SSA đã chính thức đệ đơn kiện lên ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC) và Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kiện 6 nước: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, ấn Độ, Brazin và Ecuado bán phá giá tôm. Mặt hàng nhập khẩu bị kiện bao gồm hầu hết các loại sản phẩm tôm nước ấm, tôm đại dương và tôm nuôi ở trang trại. Cũng như số phận của cá tra và cá basa, tôm Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá từ 4,13% đến 25,76% Nội dung đơn kiện của CFA và SSA được khái quát như sau: Thứ nhất, họ lập luận rằng nước Việt Nam là nước không có nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế, ấn định giá cả đều có sự can thiệp của Nhà nước, sản xuất và tiêu thụ không theo quy luật cung - cầu. Thứ hai, công nhân Việt Nam bị trả lương thấp theo khung lương quy định của Nhà nước, điều đó làm giảm giá thành sản phẩm, dẫn đến sự không công bằng trong thương mại. Thứ ba, sản phẩm cá tra, cá basa và tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ ngày càng tăng, giá càng giảm, cố tình làm lẫn lộn nhãn hiệu, bán cạnh tranh vào các kênh phân phối của họ, làm cho cá Catfish và tôm của Mỹ giảm giá theo, giảm số lượng gây thiệt hại cho ngành nuôi cá và nuôi tôm của Mỹ. Ví dụ: SSA cho biết, do các nước bán phá giá vào thị trường Mỹ doanh thu của ngành tôm trong nước đã sụt giảm một nửa, từ 1,2 tỷ USD năm 2000 xuống còn 559 triệu USD năm 2002 và 40% lao động trong ngành tôm đã mất việc làm trong thời gian này [47, tr. 65]. Thứ tư, Chính phủ và các doanh nghiệp XKTS Việt Nam đang đặt ra kế hoạch phát triển sản phẩm cá tra, cá basa và tôm vào thị trường Mỹ gây đe dọa các ngành này trong tương lai. Thứ năm, lấy Bănglađét làm nước có sản phẩm đồng dạng để so sánh. Từ đó tính giá thành sản xuất và đề nghị USITC và DOC áp đặt mức thuế chống bán phá giá cho sản phẩm cá tra, cá basa phi lê Việt Nam và tôm. Sự thật cho thấy những lập luận mà CFA và SSA đưa ra là không có căn cứ vì: - Về nền kinh tế Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nuôi trồng và chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa và tôm nói riêng hoạt động theo cơ chế thị trường vì mối quan hệ kinh tế giữa người nuôi (tư nhân chiếm tới 98%) và nhà chế biến là quan hệ sòng phẳng trên cơ sở hợp đồng mua bán theo giá thỏa thuận ở từng thời điểm do người mua và người bán tự quyết định giá mua bán cá, tôm nguyên liệu trên cơ sở đảm bảo lợi nhuận cho cả đôi bên cùng có lợi và thật sự vận động theo quan hệ cung - cầu. - Về giá thành sản xuất và xuất khẩu cá tra, cá basa và tôm Sở dĩ giá cá phi lê đông lạnh và tôm giảm là do sự tiến bộ kỹ thuật, nhờ cải tiến điều kiện môi trường và chuyển đối tượng nuôi tại Việt Nam, đã làm cho chi phí nuôi, sản xuất và giá thành chế biến cá phi lê và tôm xuất khẩu giảm đi đáng kể. Điều đó phản ánh đúng giá trị thực của sản phẩm cá da trơn phi lê và tôm đông lạnh xuất khẩu, vì việc tính giá thành chế biến và xuất khẩu đều trên cơ sở tính đúng đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi, đóng đủ thuế cho Nhà nước và đảm bảo việc làm cho người lao động, bằng chứng là các doanh nghiệp xuất khẩu cá trong thời gian qua như AGIFISH, NAVICO, AFIEX... đều có lãi. Phần lớn các gia đình nông dân nuôi cá đều là những người dân nghèo hay chủ các ngư trại nhỏ. Họ có số vốn rất ít ỏi nên họ không thể có đủ tiền để chủ trương bán phá giá. - Về số lượng cá tra, cá basa, tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ tăng làm giảm giá cá nheo và tôm Mỹ và lượng tiêu thụ giảm đi. Thực tế khách quan cũng cho thấy rõ rằng, mặt hàng cá tra, cá basa và tôm Việt Nam không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào cho ngành nuôi và đánh bắt tôm, cá của Mỹ. Giá giảm ở trường hợp này chỉ là một hiện tượng kinh tế diễn biến bình thường theo chu kỳ phát triển, do các nguyên nhân của sản xuất và tiêu thụ của chính thị trường Mỹ gây ra. Cá nheo nuôi ở Mỹ chủ yếu tập trung ở 4 bang miền Nam là Missisipi, Alabama, Arkansas và Lousiana chiếm tới 90% sản lượng của toàn nước Mỹ. Năm 1990 đến nay, giá cá nheo nuôi đã giảm rất nhiều, ngay cả trước khi việc nhập khẩu cá da trơn từ Việt Nam. Giá trung bình năm 1991 là 65 cent/pound, giá trung bình năm 2001 là 55 cent/pound. Những nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm giá cá nheo nuôi trên thị trường Mỹ là: - Trong những năm gần đây, cung vượt cầu là lý do quan trọng nhất khiến cho giá cá giảm đi. Các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã tăng đầu tư nhiều khiến tốc độ sản xuất cá cung cấp cho thị trường Mỹ tăng vượt quá tốc độ tăng cầu của thị trường này. Cụ thể, diện tích nuôi cá đã tăng từ 147.000 mẫu (đơn vị đo diện tích của Mỹ) vào năm 1995 lên đến 185.000 ngàn mẫu vào năm 2001. Theo số liệu thống kê chính thức của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy: sản lượng cá nheo do những người nuôi cá Mỹ bán cho các nhà chế biến năm 2001 đạt 590 triệu pound, tăng gần 100 triệu pound so với vài năm trước đây. - Thức ăn chính của cá nheo là giá bột ngô và đậu nành giảm mạnh kéo theo giá cá nguyên liệu giảm. - Giá thịt gà giảm làm cho giá cá buộc phải giảm theo, vì thịt gà là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cá nheo nuôi giảm mạnh do giá thức ăn giảm và sản lượng tăng. - Nền kinh tế Mỹ trong những năm 2000 - 2001 đã có dấu hiệu suy thoái chung. Đặc biệt, sau sự kiện ngày 11/9/2001 nước Mỹ đã tuyên bố trong tình trạng chiến tranh chống khủng bố, các khu vực giải trí, vui chơi ở những thành phố lớn giảm mạnh, số lượng người tham gia, nhiều mặt hàng tiêu dùng khác cũng bị giảm giá, chứ không riêng mặt hàng cá da trơn phi lê. - Cá Catfish chỉ được phân phối tới một số bang nhất định, đây là sự hạn chế trong chiến lược kinh doanh, gây khó khăn cho những người sản xuất và kinh doanh cá Catfish Mỹ. Như vậy, có thể khẳng định rằng nguyên nhân làm giảm số lượng và giá cá nheo phi lê tại Mỹ là do thực trạng của chính nền kinh tế Mỹ gây ra, chứ không phải do cá tra, cá basa phi lê nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ chỉ với lượng nhỏ bé 1,7 - 2% gây ra. Nhận xét về vấn đề này, Chủ tịch Công ty Infinity Seafoods Inc - một nhà nhập khẩu sản phẩm cá từ Việt Nam cho rằng: "Đây là nguyên tắc cung và cầu đơn giản nhất. Nếu các nhà nuôi cá Mỹ sản xuất quá nhiều và có sản phẩm giá cao và nếu không ai mua cả họ sẽ phải giảm giá để bán sản phẩm" [48, tr. 6]. Ngành tôm Mỹ cũng vậy do sự bất ổn về chính trị và tình hình kinh tế suy thoái kéo dài, thời gian qua giá tôm trên thị trường Mỹ bị sụt giảm một cách nghiêm trọng. Ngành sản xuất tôm của Mỹ đang gặp nhiều khó khăn vì lý do sau: Giá tôm của Mỹ năm 2002 giảm 50% và hiện đang giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử nước Mỹ; tôm được đánh bắt từ biển Mỹ chỉ chiếm 20% thị phần và đang có nguy cơ giảm mạnh trong thời gian tới; sản lượng khai thác tôm của các chủ tàu ở Mỹ đang bị sụt giảm do thời tiết, nguồn tài nguyên biển cạn kiệt. Trong khi ngành sản xuất tôm trong nước đang gặp nhiều khó khăn, lượng tôm nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng mạnh. Không thể so sánh giá thành tôm Mỹ với tôm Việt Nam, vì tôm của Mỹ chủ yếu là tôm chì, tôm thẻ nguồn khai thác chính là đánh bắt, nên chi phí giá thành ngày càng cao. Một số ít được nuôi trong ao, cho ăn thức ăn công nghiệp nên nước ao sinh nhiều tảo, gây hôi thối, ảnh hưởng đến mùi thịt tôm, mặc dù đã sử dụng hệ thống sục khí rất đắt tiền không thể cạnh tranh được với tôm nhập khẩu, dẫn đến tất cả các trại nuôi tôm của Mỹ đều bị lỗ, trong khi đó tôm Việt Nam nguồn khai thác chủ yếu là tôm nuôi, nên chi phí giá thành thấp. Mặt khác, trong thời gian qua, các nước châu á như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin đều trúng mùa tôm, các nước này lại có nhiều biện pháp giảm chi phí giá thành từ khâu sản xuất đến khâu chế biến xuất khẩu. Do vậy tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ các nước châu á thường rẻ hơn tôm sản xuất tại Mỹ từ 10 - 20% [47, tr. 65]. - Về tiền lương công nhân trong các xí nghiệp chế biến tại Việt Nam Việc CFA cho rằng, công nhân trong các nhà máy chế biến Việt Nam bị trả lương thấp nhằm mục đích giảm giá thành là hoàn toàn không đúng sự thật, vì hiện nay trong các xí nghiệp chế biến ở Việt Nam, thu nhập công nhân dựa trên năng suất lao động do chính họ làm ra trên nguyên tắc phân phối theo lao động: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Các nhà máy chế biến không sử dụng khung lương Nhà nước quy định để trả cho công nhân, mà phải áp dụng cơ chế lương sản phẩm mới đảm bảo công bằng và thu nhập đúng thực tế. - Về vấn đề Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp XKTS Việt Nam đang có kế hoạch tăng xuất khẩu cá tra, basa và tôm vào Mỹ. Việc CFA và SSA cáo buộc Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp có kế hoạch tăng xuất khẩu cá tra, cá basa và tôm vào Mỹ đe dọa các ngành này của Mỹ gây tổn hại vật chất và thiệt hại cho CFA và SSA là không đúng. Vì quan điểm của Bộ Thủy sản và VASEP là đa dạng hóa thị trường tránh sự lệ thuộc vào một thị trường chính. Do đó, hiện tại ngoài thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang có nhiều thị trường khác của EU, Trung Đông, Nhật, Bỉ, Australia... Đặc biệt hiện nay thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu lớn và đầy triển vọng cho nghề cá Việt Nam. - Về vấn đề trợ cấp của Chính phủ cho người dân nuôi và xuất khẩu cá tra, cá basa và tôm VASEP khẳng định rằng: "Việt Nam không bán phá giá cá, tôm vào Mỹ. Khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam là do chính các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm tạo ra nhờ phát huy các lợi thế tự nhiên và kỹ thuật của doanh nghiệp, cộng với sự nỗ lực cần cù của người dân trong cơ chế thị trường, không có bất cứ khoản tài trợ nào của Chính phủ" [18, tr. 4]. Các nhà chế biến và xuất khẩu đều tổ chức từ khâu đầu đến khâu cuối như sản xuất cá, tôm giống, thức ăn nuôi, tổ chức nuôi, chế biến đến xuất khẩu sản phẩm. Họ không hề có bất cứ một sự tài trợ nào kể cả tài chính và pháp lý của Nhà nước Việt Nam cho việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Các chủ hộ nuôi cá tra, các basa và tôm đều phải tự mình xoay xở mua theo giá thị trường. Thiếu vốn họ phải vay Ngân hàng trả lãi 0,7 - 0,75%/tháng, nếu vay vốn của tư nhân với mức lãi suất cao từ 3 - 4%/tháng. Giá cá, tôm lên xuống thất thường thì các hộ đều phải tự lo liệu. Với giá bán cá tra, cá basa hiện nay khoảng 13.000 - 15.000 đ/kg các hộ nuôi cá tra, cá basa đều có lãi. Họ hoàn toàn không dựa vào bất cứ sự trợ cấp nào của Nhà nước. Giám đốc AAV - một tổ chức phi chính phủ sau khi tiến hành khảo sát một số tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long khẳng định: "Chúng tôi thấy không hề có bao cấp của Nhà nước đối với tôm xuất khẩu, vì đa số doanh nghiệp nuôi tôm tự bỏ vốn ra đầu tư. Vụ kiện tôm cũng như vụ kiện cá tra, cá basa là biểu hiện chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ, đi ngược lại quan điểm thương mại công bằng và chống lại quyền của người nghèo" [40, tr. 17] - Về lý do CFA cho rằng Việt Nam đã sử dụng tên cá "Catfish" để tạo sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng Mỹ. VASEP khẳng định rằng: Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam hoàn toàn không muốn hai loài cá da trơn của Việt Nam bị nhầm lẫn là cá nheo nuôi của Mỹ. Vì Catfish là tên tiếng Anh cho tất cả các loài cá da trơn (không có vẩy) gồm cá trê, cá nheo, cá tra, cá basa, cá lăng... Theo hệ thống phân loại ngư học, tất cả các loài cá nói trên đều thuộc về bộ cá nheo (Siluri formes) gồm khoảng 2.500 đến 3.000 loài cá khác, phân bố trong các thủy vực nước ngọt, mặn, lợ trên khắp thế giới. Về phương diện khoa học, cá da trơn của Việt Nam thuộc giống Pangasius cũng như cá nheo nuôi Ictarulus Puncatalus của Mỹ và phần lớn trong số 2.500 loài cá da trơn, thuộc 30 họ cá, phân bố khắp thế giới, đều được những người nói tiếng Anh gọi là "Catfish". Các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 178/1998/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định của Bộ Thủy sản, Bộ Thương mại về việc ghi nhãn mác hàng hóa. Trên tất cả các bao bì của sản phẩm TSXK đều ghi rõ dòng chữ tiếng Anh "Sản xuất tại Việt Nam" của "sản phẩm của Việt Nam" và ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng yêu cầu của FDA đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Cụ thể là: cá basa - tên khoa học là Pangasius Bocourti, tên thương mại: basa, Bocourti. Cá tra - tên khoa học Pangasius Hipophthalimus, tên thương mại: Swai Striped Catfish, Sutchi Catfish.. Qua hai vụ kiện của CFA và SSA ta thấy, đây là bài học thức tỉnh cho các doanh nghiệp XKTS Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế một mặt vừa tạo ra cơ hội cho phát triển, nhưng mặt khác cũng lại phải đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức. Hội nhập kinh tế quốc tế là phải chấp nhận "luật chơi", phải cam kết thực hiện những quy định trong quan hệ song phương và đa phương; chấp nhận những rủi ro do sự biến động khó lường, do tính bất ổn tiềm ẩn của thị trường thế giới. 2.2. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 2.2.1. Những thành công đạt được Từ thực trạng nêu trên, chúng ta có thể tóm tắt những thành công của hoạt động XKTS Việt Nam vào thị trường Mỹ là: Thứ nhất, trong những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã tận dụng được những lợi thế riêng của mình về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lao động dồi dào để tăng kim ngạch XKTS sang Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn thị trường Mỹ đã trở thành thị trường đứng đầu tiêu thụ hàng TSXK của Việt Nam. XKTS sang Mỹ đã giữ được một tốc độ tăng trưởng trong thời gian dài với KNXK rất cao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế thủy sản và kinh tế đất nước, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước như phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân, xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều vùng nông thôn cả nước, bước đầu làm chuyển đổi cơ cấu nông thôn ven biển. Thứ hai, hàng TSXK của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã có được một cơ cấu sản phẩm đa dạng phong phú và ngày càng dịch chuyển theo hướng có hiệu quả hơn với sự nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng thay thế dần các sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế. Thứ ba, nhờ tích cực đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, sản phẩm TSXK của Việt Nam hiện nay đã có được chất lượng, hình thức, giá cả và mẫu mã không thua kém gì so với các nước xuất khẩu khác tại châu á như Thái Lan, ấn Độ, Trung Quốc… Hàng TSXK của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đảm bảo về VSATTP theo tiêu chuẩn HACCP ngày càng cao. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của các mặt hàng XKTS Việt Nam. Cho tới nay, số lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị FDA từ chối cho phép nhập khẩu do vi phạm quy định về VSATTP ở mức thấp nhất trong các nước XKTS tới Mỹ. Điều này tạo ra một tâm lý tin tưởng rất lớn cho người tiêu dùng. Thứ tư, số lượng các doanh nghiệp XKTS quan tâm đến XKTS vào thị trường Mỹ không ngừng tăng và đã tạo lập mối quan hệ kinh doanh với các nhà nhập khẩu, các trung gian, các nhà chế biến nổi tiếng tại thị trường Mỹ. Thực hiện tốt những quy định khắt khe của pháp luật Mỹ, kể cả đối với những quy định về VSATTP và cả đối với những đạo luật liên quan đến nhập khẩu hàng thủy sản. Có thể nói, sự phát triển năng động của ngành thủy sản Việt Nam thời gian qua đã góp phần đưa nước ta trở thành một trong những nhà cung cấp chính trên thị trường Mỹ, đây là một thành quả rất đáng tự hào của ngành. Đạt được những thành tựu trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau: - Trước hết phải nói đến chủ trương, đường lối phát triển kinh tế hết sức đúng đắn của Đảng ta trong việc xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn. Cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hóa tạo môi trường pháp lý, động lực cho việc XKTS vào thị trường Mỹ. Đặc biệt là chính sách đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng nghề cá, hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xúc tiến thương mại… - Ngành thủy sản sớm gắn sản xuất với thị trường, dựa vào thị trường để giải quyết đầu vào và đầu ra cho sản xuất kinh doanh thủy sản. Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng trọng tâm. Chính nhờ coi trọng nhân tố thị trường và sự đột phá khâu xuất khẩu đã tạo ra thế và lực cho hoạt động XKTS vào Mỹ. - Nắm bắt nhanh những yêu cầu của thị trường Mỹ để đổi mới điều kiện sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và VSATTP theo tiêu chuẩn HACCP nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.2.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân 2.2.2.1. Những khó khăn, hạn chế Mặc dù kim ngạch XKTS vào Mỹ liên tục gia tăng với tốc độ cao, thị trường Mỹ trở thành thị trường lớn nhất của hàng TSXK Việt Nam nhưng hoạt động xuất khẩu vào thị trường này vẫn còn những khó khăn và hạn chế như sau: Một là, bất cập về cơ cấu mặt hàng XKTS. Các mặt hàng thủy sản của ta xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu ở dạng sơ chế, giá trị chưa cao. Cơ cấu hàng xuất khẩu chưa đa dạng và phong phú chỉ tập trung chủ yếu là tôm, cá tra, cá basa hiện đang chiếm tỷ trọng rất lớn. Ngay cả tôm là mặt hàng quan trọng nhất thì vẫn có đến 80% xuất khẩu dưới dạng cấp đông ít qua chế biến. Tiềm năng về cá ở nước ta rất lớn đặc biệt là cá biển trong khi đó chúng ta mới chỉ tập trung xuất khẩu sang Mỹ hai loại cá nước ngọt là cá tra, cá basa. Những sản phẩm thủy sản chế biến có giá trị cao còn chiếm tỷ lệ thấp trong XKTS sang Mỹ khoảng 15% giá trị xuất khẩu. Mỹ cũng coi trọng cả nhập khẩu thủy sản phi thành phẩm bao gồm: cá cảnh, ngọc trai… song trên thực tế chúng ta chỉ mới chú trọng XKTS thực phẩm. Đây là vấn đề bất cập trong cơ cấu hàng TSXK của Việt Nam. Hai là, hạn chế về năng lực cạnh tranh của hàng TSXK - Hạn chế về giá TSXK: Nhìn chung giá cả sản phẩm TSXK của Việt Nam sang Mỹ rất thấp chỉ bằng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Indonesia nhưng hàng thủy sản Việt Nam vẫn không cạnh tranh nổi với hàng thủy sản của các nước khác. Giá xuất khẩu của sản phẩm cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ ngày càng giảm và các doanh nghiệp xuất khẩu không có khả năng nâng được giá lên, gây thiệt hại lớn cho doanh thu xuất khẩu và tạo ra những phản ứng tiêu cực từ các đối thủ cạnh tranh khác. Mặt khác, chúng ta phải thấy rõ hiện nay lợi thế cạnh tranh về giá thành sản phẩm thủy sản đang giảm dần, bởi sự gia tăng về chi phí như: vận chuyển, cảng, bưu điện, viễn thông… Để thấy rõ hạn chế này, Viện Nghiên cứu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã so sánh chi phí đầu vào của sản xuất tôm đông lạnh Việt Nam và Philippin.. Bảng 2.6: Các chi phí đầu vào sản xuất tôm đông lạnh của Việt Nam và Philippin Đơn vị: USD/ tấn Các đầu vào 1998 1999 2000 Philippin Việt Nam Philippin Việt Nam Philippin Việt Nam Nguyên liệu/bán sản phẩm 5229,3 5935,39 5151,61 5743,20 5116,08 5461,76 Nhiên liệu và năng lượng 60,25 140,01 66,28 174,36 71.06 147,43 Lương 301,26 236,44 325,36 268,14 325,68 251.20 Bảo hiểm và phí hiệp hội 24,10 4,62 24,10 2,64 23,69 5,06 Khấu hao tài sản cố định 313,31 108,31 367,54 197,65 307,91 96,81 Các dịch vụ bên ngoài 18,08 32,36 18,08 80,57 17,76 194,88 Các chi phí khác 78,33 146,62 72,30 228,51 59,21 170,21 Tổng số 6025,26 6603,75 6025,27 6605,07 5921,39 6327,35 Nguồn: Viện Nghiên cứu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả điều tra doanh nghiệp 2001, Hội đồng kinh doanh Mindanao, Philippin 2002. Ghi chú: Điều tra doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho số liệu ở Việt Nam và các doanh nghiệp ở Mindanao đại diện cho Philippin. Qua bảng 2.6 chúng ta thấy, chi phí nguyên liệu ở Mindanao là tương đối rẻ, còn chi phí nguyên liệu ở Thành phố Hồ Chí Minh thì cao hơn. Chi phí nhân công ở Thành phố Hồ Chí Minh thì thấp hơn một cách đáng kể chỉ bằng khoảng 80% chi phí nhân công của Philippin. Những yếu tố đầu vào khác của Việt Nam thì rẻ hơn Philippin là phí bảo hiểm, phí hiệp hội và khấu hao tài sản cố định. Tuy nhiên, lợi thế của các yếu tố đó là không đủ để bù đắp cho sự bất lợi về chi phí của nhiên liệu và năng lượng, chi phí các dịch vụ bên ngoài và các chi phí khác. Các dịch vụ bên ngoài bao gồm cảng, vận chuyển, bưu điện và viễn thông,... ở Việt Nam cao hơn ở Philippin và chúng làm suy giảm khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản. Ngoài ra, các phí tổn cho chi phí khác cao gấp 2 đến 3 lần chi phí của Philippin. Điều này, có lẽ phản ánh thực tế rằng có quá nhiều chi phí đánh vào mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn chung, chi phí sản xuất tôm đông lạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh là đắt hơn khoảng từ 7 - 10% so với chi phí sản xuất tôm đông lạnh của Mindanao. - Hạn chế về chất lượng TSXK: So với chất lượng TSXK của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Mỹ thì chất lượng hàng thủy sản của ta là rất thấp kém cụ thể là ở trong khâu nuôi trồng và chế biến, chúng ta chưa chú trọng đến vấn đề VSATTP cũng như kiểm soát việc đưa ra các tạp chất vào nguyên liệu dẫn đến dư lượng kháng sinh trong hàng TSXK còn cao, đặc biệt là mặt hàng tôm. Chính vì vậy, nhiều lô hàng sau khi FDA kiểm tra không đạt yêu cầu về chất lượng và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van- chinh thuc.doc
  • docBia -ThS.doc
  • docMuc luc- bang.doc
  • docMuc luc.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan